(Why populism is in retreat across Latin America?)
By M. R.
Lê Thị Hồng Loan dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
The Economist
Nov 20th 2016, 23:51
Khi châu Mỹ Latinh nhìn vào Donald Trump, nhiều người nghĩ rằng họ đã nhìn thấy điều tương tự trước đây. Chỉ một vài năm trước, các nhà chủ nghĩa dân tộc – dân túy đã nắm quyền kiểm soát liên tục đối với chính trị khu vực, từ Hugo Chávez của Venezuela (ảnh) đến Cristina Fernández ở Argentina và Rafael Correa ở Ecuador. Bây giờ Chávez đã chết, Venezuela đang trong cuộc khủng hoảng; Bà Fernández đã mất quyền và phải đối mặt với các cáo buộc tham nhũng vốn có thể khiến bà phải chịu án tù; Ông Correa đã quyết định không tranh cử nhiệm kỳ thứ tư trong năm tới. Evo Morales của Bolivia, người có khuynh hướng dân túy, đã bị đánh bại trong một cuộc trưng cầu dân ý trong năm nay, một cuộc trưng cầu mà có thể đã cho phép ông tiếp tục nắm quyền cho tới năm 2025. Ngay cả khi chủ nghĩa dân túy đang gia tăng ở châu Âu và Hoa Kỳ, nó lại có bước thụt lùi ở châu Mỹ Latinh. Tại sao lại như vậy?
Các nhà cầm quyền theo chủ nghĩa dân tộc – dân túy đã luôn là một đặc trưng chính trị của khu vực kể từ khi Juan Domingo Perón lần đầu tiên lên nắm quyền ở Argentina vào năm 1940. Về danh nghĩa thì một số người thuộc cánh tả, một số khác thuộc cánh hữu. Tất cả đều tỏ ra mình là vị cứu tinh của “nhân dân” và chống lại kiểu “chính trị đầu sỏ” hoặc “chủ nghĩa đế quốc”, theo cách tương tự như các cuộc nổi dậy chính trị của Trump và Nigel Farage của Đảng Độc lập Anh quốc chống lại “giới chính thống”. Họ có xu hướng bỏ qua sự cân bằng và đối trọng đối với quyền lực của họ, và làm lu mờ sự khác biệt giữa nhà lãnh đạo, đảng, chính phủ và nhà nước. Sự xuất hiện của họ chủ yếu là nhờ vào sự bất bình đẳng lớn ở châu Mỹ Latin về thu nhập và tài sản, cũng giống như chủ nghĩa dân túy trong các nền dân chủ giàu có đã được kích thích bởi sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập. Tại một khu vực nơi các công đoàn lao động là tương đối yếu, chủ nghĩa dân túy nổi lên như là một con đường mà theo đó quần chúng đô thị ngày càng đông đúc đã được đưa đến với chính trị. Để duy trì mối liên kết với “nhân dân”, các nhà dân túy thường tỏ ra hoang phí. Khi lạm phát ăn mòn mức gia tăng của tiền lương, họ đã làm rất ít hoặc không làm gì để giảm sự bất bình đẳng thu nhập trong dài hạn.
Sự hồi sinh của chủ nghĩa dân túy ở châu Mỹ Latinh trong những năm 2000 là nhờ rất nhiều vào sự trì trệ kinh tế và khủng hoảng tài chính mà khu vực này phải đối mặt trong những năm cuối thập niên 1990. Chavez và các đồng minh đã vô cùng may mắn khi nắm quyền vào ngay giai đoạn bùng nổ giá hàng hóa cơ bản được thúc đẩy bởi sự cất cánh của nền công nghiệp Trung Quốc. Với rất nhiều các khoản doanh thu có thể phân phối, họ đã trở nên được yêu thích. Bây giờ tiền bạc đã cạn kiệt. Khi nền kinh tế Trung Quốc chững lại và tái cân bằng về phía tiêu dùng trong nước, Mỹ Latinh đang phải gánh chịu suy giảm kinh tế năm thứ sáu. Bởi vì sự vô trách nhiệm về tài chính của các nhà lãnh đạo dân túy, Venezuela, Argentina và Ecuador đều chìm trong suy thoái kinh tế. Tại nhiều quốc gia, tham nhũng đã làm gia tăng thêm mong muốn thay đổi chính trị.
Sau một thời gian dài thống trị của cánh tả, cả phía dân túy và dân chủ xã hội, ở Nam Mỹ, con lắc đã quay trở lại phía trung hữu. Chẳng hạn, các chính phủ mới ở Argentina, Brazil và Peru đang mong muốn có những mối quan hệ kinh tế gần gũi hơn với Hoa Kỳ. Đối với châu Mỹ Latinh, thời điểm chiến thắng của Trump không thể tồi tệ hơn – ít nhất là nếu ông ta thực hiện lời hứa của mình là rút lui khỏi các hiệp định thương mại và áp đặt các hình thức thuế bảo hộ. Nhưng chủ nghĩa dân túy vẫn chưa biến mất hoàn toàn khỏi Mỹ Latinh. Cơ hội của Andrés Manuel López Obrador, một nhà dân túy lâu năm, trong cuộc bầu cử tổng thống Mexico vào năm 2018 có thể gia tăng nếu Trump xé bỏ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ và xây dựng bức tường đã hứa hẹn của mình dọc theo biên giới. Nhưng ở nhiều quốc gia chủ nghĩa dân túy đang lụi tàn dần. Các nhà dân chủ tự do có cơ hội duy trì xu hướng đó, nhưng chỉ khi họ làm việc chăm chỉ để tăng hiệu quả và khả năng cạnh tranh, điều cần thiết để khôi phục tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và duy trì tiến bộ xã hội.
By M. R.
Lê Thị Hồng Loan dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
Why populism is in retreat across Latin America?
By M. R.
The Economist
Nov 20th 2016, 23:51
WHEN Latin Americans contemplate Donald Trump many think they have seen his like before. Only a few years ago populist nationalists exercised voluble sway over the region’s politics, from Venezuela’s Hugo Chávez (pictured) to Cristina Fernández in Argentina and Rafael Correa in Ecuador. Now Chávez is dead, Venezuela is in crisis; Ms Fernández is out of power and faces corruption charges that may land her in jail; Mr Correa has opted not to run for a fourth term next year. Bolivia’s Evo Morales, who has populist tendencies, was defeated in a referendum this year that might have allowed him to remain in power until 2025. Even as populism is on the rise in Europe and the United States, it is in remission in Latin America. Why?
Populist-nationalist strongmen have been a feature of the region’s politics since Argentina’s Juan Domingo Perón first came to power in the 1940s. Some have been nominally of the left, others of the right. All posed as saviours of “the people” and railed against “the oligarchy” or “imperialism”, in terms analogous to the political insurgencies of Mr Trump and Nigel Farage of Britain’s UK Independence Party against the “establishment”. They tended to ignore checks and balances on their rule, and to blur the distinction between leader, party, government and state. Their emergence owed much to Latin America’s extreme inequality of income and wealth, just as populism in the rich democracies has been stimulated by a rise in income inequality. In a region where labour unions were relatively weak, populism emerged as a route by which the swelling urban masses were brought into politics. To maintain their bond with “the people”, populists were often spendthrift. As inflation eroded wage increases, they did little or nothing to reduce income inequality in the long run.
The resurgence of populism in Latin America in the 2000s owed much to the economic stagnation and financial crises that hit the region in the late 1990s. Chávez and his ilk were extraordinarily fortunate to be in office just as the great commodity boom driven by China’s industrialisation took off. With plenty of revenues to distribute, they were popular. Now the money has run out. As China’s economy slows and rebalances towards consumption, Latin America is suffering its sixth successive year of economic deceleration. Because of the fiscal irresponsibility of their populist leaders, Venezuela, Argentina and Ecuador are all in recession. In several countries corruption has added to the desire for political change.
After a long period of domination by the left, both populist and social democratic, in South America, the pendulum has swung back to the centre-right. New governments in Argentina, Brazil and Peru, for example, are keen on closer economic ties with the United States. For Latin America, the timing of Mr Trump’s victory could not be worse—at least if he implements his promise to retreat from trade agreements and impose protective tariffs. Populism has not disappeared altogether from Latin America. The chances of Andrés Manuel López Obrador, a veteran populist, in Mexico’s presidential election in 2018 may improve if Mr Trump tears up the North American Free Trade Agreement and builds his promised wall along the border. But in many countries populism is on the wane. Liberal democrats have a chance of keeping it that way, but only if they do the hard work of boosting productivity and competitiveness that is needed to restore faster economic growth and maintain social progress.
By M. R.
The Economist
* * *
Xem bài có liên hệ với đề tài: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net