(Traight talk on trade)
By Dani Rodrik
Lê Hạnh Nguyên dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Project Syndicate
November 15-2016.
Liệu có phải các nhà kinh tế cũng chịu một phần trách nhiệm cho chiến thắng đầy bất ngờ của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua? Ngay cả khi không ngăn cản Trump, lẽ ra họ cũng đã có thể gây ảnh hưởng lớn hơn tới dư luận nếu cứ kiên trì với các nguyên tắc trong ngành học của mình, thay vì ủng hộ những người hô hào cho phong trào toàn cầu hóa.
Khi cuốn sách “Liệu toàn cầu hóa đã đi quá xa?” (Has Globalization gone too far?) của tôi được xuất bản gần hai thập niên trước, tôi đã đến gặp một nhà kinh tế học nổi tiếng để nhờ viết lời khen trên bìa sau của cuốn sách. Trong cuốn sách tôi có nói rằng, trong bối cảnh không có một phản ứng có phối hợp của chính phủ, toàn cầu hóa quá mức sẽ làm sâu sắc thêm sự chia rẽ xã hội, làm trầm trọng thêm các vấn đề về phân phối thu nhập, và làm yếu đi các lợi ích xã hội trong nước – những lập luận đã trở thành điều được thừa nhận phổ biến hiện nay.
Vị học giả đã phủ định. Ông nói ông không thực sự phản đối các phân tích của tôi, nhưng lo lắng rằng cuốn sách có thể sẽ “giao trứng cho ác” (ammunition for the barbarians). Những người theo chủ nghĩa bảo hộ sẽ bám vào những luận điểm của cuốn sách về hạn chế của toàn cầu hóa nhằm biện hộ cho mục tiêu chính sách hạn hẹp và ích kỷ của mình.
Tôi vẫn nhận được những phản ứng tương tự như vậy từ những đồng nghiệp của mình. Một người trong số họ sẽ ngập ngừng giơ tay lên sau khi nghe buổi nói chuyện của tôi và hỏi: Anh không sợ những luận điểm của mình sẽ bị lợi dụng để phục vụ cho những kẻ mị dân và những người theo chủ nghĩa dân túy mà chính anh đang phản đối?
Những luận điểm bị lợi dụng bởi những người mà ta phản đối là một rủi ro thường trực. Nhưng tôi vẫn không hiểu vì sao nhiều học giả kinh tế lại tin rằng điều này nghĩa là chúng ta chỉ nên đưa những quan điểm về thương mại đi theo một hướng cố định. Có vẻ như nó đã trở thành mặc định ngầm rằng “người ác” chỉ ở về một bên trong cuộc tranh luận về thương mại. Rõ ràng, những người phản đối các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới hay những hiệp định thương mại là những kẻ theo chủ nghĩa bảo hộ xấu xa, còn người ủng hộ lại ở phía những thiên thần.
Thực tế là, rất nhiều người ủng hộ thương mại không phải là không bị dẫn dắt bởi những tính toán hạn hẹp và ích kỷ như vậy. Các công ty dược đeo đuổi những quy tắc khắc nghiệt hơn về bằng sáng chế, các ngân hàng thúc đẩy quyền thâm nhập không giới hạn vào các thị trường nước ngoài, hay những công ty đa quốc gia đang tìm kiếm những tòa án trọng tài đặc biệt cũng chẳng quan tâm hơn tới lợi ích công chúng so với những người theo chủ nghĩa bảo hộ được bao nhiêu. Vì vậy, khi các nhà kinh tế học định kiến quan điểm của mình, trên thực tế họ đã ưu tiên một nhóm “người ác” này hơn một nhóm “người ác” khác.
Việc các nhà kinh tế học nên bảo vệ thương mại và không nên đào quá sâu vào các điều khoản chi tiết từ lâu đã trở thành luật bất thành văn. Điều này đã tạo ra một tình huống đáng tò mò. Mô hình tiêu chuẩn của thương mại mà các học giả kinh tế sử dụng thường gây ra những hiệu ứng về phân phối thu nhập sâu sắc: thu nhập bị mất của một số các nhóm nhà sản xuất hay công nhân nhất định là mặt trái của “lợi ích từ thương mại”. Và các nhà kinh tế học từ lâu đã biết rằng những thất bại thị trường – bao gồm sự yếu kém của thị trường lao động, sự phi hoàn hảo của thị trường tín dụng, các phí tổn ngoại ứng về kiến thức hoặc môi trường, và tình trạng độc quyền – có thể cản trở việc gặt hái những lợi ích đó.
Họ cũng biết rằng việc các lợi ích kinh tế của các hiệp định thương mại vượt ra ngoài biên giới để hình thành những quy tắc nội địa ở các nước khác – như việc thắt chặt luật về bằng sáng chế hay việc hài hòa hóa các quy định về sức khỏe và an toàn – về cơ bản là điều không rõ ràng.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế học vẫn được tin tưởng để rồi nhắc đi nhắc lại những điều kỳ diệu mà lợi thế so sánh và thương mại tự do mang lại bất cứ khi nào các hiệp định thương mại được ký kết. Họ vẫn luôn giảm thiểu những quan ngại về vấn đề phân phối thu nhập, mặc dù rõ ràng là ảnh hưởng tới phân phối thu nhập của những hiệp định như Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ hay sự gia nhập của TQ vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là rất quan trọng đối với các cộng đồng bị ảnh hưởng trực tiếp nhất tại Hoa Kỳ. Họ cũng nói quá về mức độ lợi ích tổng thể từ các hiệp định thương mại, dù cho những lợi ích đạt được là khá nhỏ, ít nhất là kể từ những năm 1990. Họ vẫn đang ủng hộ cho một chiến dịch tuyên truyền miêu tả thương mại ngày nay như những “hiệp định thương mại tự do”, mặc dù Adam Smith và David Ricardo sẽ đội mồ đứng dậy nếu họ đọc được văn bản Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Sự miễn cưỡng không muốn thành thật về thương mại đã khiến các nhà kinh tế phải đánh đổi cả sự khả tín của mình đối với công chúng. Tồi tệ hơn, nó còn làm lợi cho luận điệu của chính những đối thủ của họ. Sự thất bại của các nhà kinh tế trong việc đưa ra một bức tranh thương mại toàn cảnh, với tất cả những cảnh báo về mặt trái cần thiết, đã khiến việc bôi xấu thương mại một cách sai trái trở nên dễ dàng hơn, gây ra đủ thứ tác động tiêu cực.
Ví dụ, mặc dù thương mại gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc gia tăng tình trạng bất bình đẳng thu nhập, nhưng nó cũng chỉ là một trong những nguyên nhân dẫn tới xu hướng đó – có thể chỉ là một yếu tố nhỏ, so với yếu tố công nghệ. Nếu các học giả thẳng thắn hơn về mặt tiêu cực của thương mại ngay từ đầu, họ đã có thể có được uy tín cao hơn trong vai trò những người “môi giới chân thật” trong vấn đề này.
Tương tự như vậy, chúng ta cũng đã có thể có một cuộc thảo luận mở nhiều thông tin hơn về vấn đề phá giá lao động nếu như các nhà kinh tế sẵn lòng thừa nhận rằng nhập khẩu từ các quốc gia nơi mà quyền lợi của người lao động không được bảo vệ sẽ làm dấy lên câu hỏi về sự công bằng trong phân phối thu nhập. Nếu vậy, chúng ta cũng đã có thể phân biệt được các trường hợp khi mà mức lương thấp tại những quốc gia nghèo phản ánh năng suất thấp với những trường hợp lương thấp do quyền lợi người lao động bị xâm phạm. Và phần lớn thương mại không gây ra những lo ngại như thế có thể đã không bị đánh đồng với “thương mại bất bình đẳng”.
Cũng giống như vậy, nếu các nhà kinh tế lắng nghe những lời phản biện cảnh báo về tình trạng thao túng tiền tệ, mất cân bằng thương mại, và thực trạng mất việc làm, thay vì chỉ bám vào những mô hình vốn gạt đi những vấn đề này, thì họ đã có thể phản đối những tuyên bố quá lời về ảnh hưởng tiêu cực của các thỏa thuận thương mại lên tình trạng việc làm một cách tốt hơn.
Tóm lại, nếu các nhà kinh tế công khai những cảnh báo về mặt trái, sự thiếu chắc chắn và nghi ngờ của mình ra bên ngoài phòng hội thảo, họ có thể đã trở thành những người bảo vệ tốt hơn cho nền kinh tế thế giới. Không may, nhiệt huyết của họ nhằm bảo vệ thương mại khỏi kẻ địch đã phản tác dụng. Nếu những chính trị gia mị dân đưa ra những tuyên bố phi lý về thương mại bây giờ lại đang được lắng nghe – và, tại Mỹ hay các nơi khác, đã giành được quyền lực thật sự – thì chính các vị học giả kinh tế xứng đáng phải nhận một phần trách nhiệm.
Dani Rodrik
Lê Hạnh Nguyên dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Dani Rodrik là giáo sư ngành kinh tế chính trị quốc tế tại Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard. Ông là tác giả cuốn The Globalization Paradox: Democracy and the Future of the World Economy, và gần đây nhất là cuốn Economics Rules: The Rights and Wrongs of the Dismal Science.
Traight talk on trade
By Dani Rodrik
Project Syndicate
November 15-2016.
CAMBRIDGE – Are economists partly responsible for Donald Trump’s shocking victory in the US presidential election? Even if they may not have stopped Trump, economists would have had a greater impact on the public debate had they stuck closer to their discipline’s teaching, instead of siding with globalization’s cheerleaders.
As my book Has Globalization Gone Too Far? went to press nearly two decades ago, I approached a well-known economist to ask him if he would provide an endorsement for the back cover. I claimed in the book that, in the absence of a more concerted government response, too much globalization would deepen societal cleavages, exacerbate distributional problems, and undermine domestic social bargains – arguments that have become conventional wisdom since.
The economist demurred. He said he didn’t really disagree with any of the analysis, but worried that my book would provide “ammunition for the barbarians.” Protectionists would latch on to the book’s arguments about the downsides of globalization to provide cover for their narrow, selfish agenda.
It’s a reaction I still get from my fellow economists. One of them will hesitantly raise his hand following a talk and ask: Don’t you worry that your arguments will be abused and serve the demagogues and populists you are decrying?
There is always a risk that our arguments will be hijacked in the public debate by those with whom we disagree. But I have never understood why many economists believe this implies we should skew our argument about trade in one particular direction. The implicit premise seems to be that there are barbarians on only one side of the trade debate. Apparently, those who complain about World Trade Organization rules or trade agreements are awful protectionists, while those who support them are always on the side of the angels.
In truth, many trade enthusiasts are no less motivated by their own narrow, selfish agendas. The pharmaceutical firms pursuing tougher patent rules, the banks pushing for unfettered access to foreign markets, or the multinationals seeking special arbitration tribunals have no greater regard for the public interest than the protectionists do. So when economists shade their arguments, they effectively favor one set of barbarians over another.
It has long been an unspoken rule of public engagement for economists that they should champion trade and not dwell too much on the fine print. This has produced a curious situation. The standard models of trade with which economists work typically yield sharp distributional effects: income losses by certain groups of producers or worker categories are the flip side of the “gains from trade.” And economists have long known that market failures – including poorly functioning labor markets, credit market imperfections, knowledge or environmental externalities, and monopolies – can interfere with reaping those gains.
They have also known that the economic benefits of trade agreements that reach beyond borders to shape domestic regulations – as with the tightening of patent rules or the harmonization of health and safety requirements – are fundamentally ambiguous.
Nonetheless, economists can be counted on to parrot the wonders of comparative advantage and free trade whenever trade agreements come up. They have consistently minimized distributional concerns, even though it is now clear that the distributional impact of, say, the North American Free Trade Agreement or China’s entry into the World Trade Organization were significant for the most directly affected communities in the United States. They have overstated the magnitude of aggregate gains from trade deals, though such gains have been relatively small since at least the 1990s. They have endorsed the propaganda portraying today’s trade deals as “free trade agreements,” even though Adam Smith and David Ricardo would turn over in their graves if they read the Trans-Pacific Partnership.
This reluctance to be honest about trade has cost economists their credibility with the public. Worse still, it has fed their opponents’ narrative. Economists’ failure to provide the full picture on trade, with all of the necessary distinctions and caveats, has made it easier to tar trade, often wrongly, with all sorts of ill effects.
For example, as much as trade may have contributed to rising inequality, it is only one factor contributing to that broad trend – and in all likelihood a relatively minor one, compared to technology. Had economists been more upfront about the downside of trade, they may have had greater credibility as honest brokers in this debate.
Similarly, we might have had a more informed public discussion about social dumping if economists had been willing to recognize that imports from countries where labor rights are not protected do raise serious questions about distributive justice. It may have been possible then to distinguish cases where low wages in poor countries reflect low productivity from cases of genuine rights violations. And the bulk of trade that does not raise such concerns may have been better insulated from charges of “unfair trade.”
Likewise, if economists had listened to their critics who warned about currency manipulation, trade imbalances, and job losses, instead of sticking to models that assumed away such problems, they might have been in a better position to counter excessive claims about the adverse impact of trade deals on employment.
In short, had economists gone public with the caveats, uncertainties, and skepticism of the seminar room, they might have become better defenders of the world economy. Unfortunately, their zeal to defend trade from its enemies has backfired. If the demagogues making nonsensical claims about trade are now getting a hearing – and, in the US and elsewhere, actually winning power – it is trade’s academic boosters who deserve at least part of the blame.
Dani Rodrik
Dani Rodrik is Professor of International Political Economy at Harvard University’s John F. Kennedy School of Government. He is the author of The Globalization Paradox: Democracy and the Future of the World Economy and, most recently, Economics Rules: The Rights and Wrongs of the Dismal Science. (From Project Syndicate).
Dani Rodrik (born August 14, 1957) is a Turkish economist and Ford Foundation Professor of International Political Economy at the John F. Kennedy School of Government at Harvard University. He was formerly the Albert O. Hirschman Professor of the Social Sciences at the Institute for Advanced Study in Princeton, New Jersey. He has published widely in the areas of international economics, economic development, and political economy. The question of what constitutes good economic policy and why some governments are more successful than others at adopting it, is at the center of his research. His works include Economic Rules: The Rights and Wrongs of the Dismal Science and The Globalization Paradox: Democracy and the Future of the World Economy. He is also joint editor-in-chief of the academic journal Global Policy.
Biography: Descended from a family of Sephardic Jews, he is affiliated with the National Bureau of Economic Research, Centre for Economic Policy Research (London), Center for Global Development, Institute for International Economics, and theCouncil on Foreign Relations, and is co-editor of the Review of Economics and Statistics. He has been the recipient of research grants from the Carnegie Corporation, Ford Foundation, and Rockefeller Foundation. Among other honors, he was presented the Leontief Prize for Advancing the Frontiers of Economic Thought in 2002 from the Global Development and Environment Institute.After graduating from Robert College in Istanbul,[3] he earned an A.B. (summa cum laude) from Harvard College, followed by a Ph.D. in economics for thesis titledStudies on the Welfare Theory of Trade and Exchange-rate Policy and an MPA from Princeton University. He has also been writing for the Turkish daily Radikal since July 2009. He joined the newly created World Economics Association as a member of the executive committee in 2011. He is married to the daughter of Turkish retired General Çetin Doğan who was sentenced to aggravated life imprisonment, later reduced to 20 years, for his involvement in the alleged Sledgehammer coup plan.
Work: His 1997 book Has Globalization Gone Too Far? was called “one of the most important economics books of the decade” in Bloomberg Businessweek.
In his article, he focused on three tensions between the global market and social stability. Pointing out that the so-called "globalization" has a dilemma of promoting international equality while exposing fault lines between the nation states with the skills and capitals to success in global markets and those without that advantage, he sees the free market system as a threat to social stability and deeply domestic norms. According to his analysis, there are three categories of reasons on why these tensions arise.
First, the tension is caused via globalization because reduced barriers to trade and foreign direct investments draw a vivid line between nations and groups that can take advantage of such cross-border relations and those who cannot. Rodrik refers to the first category of groups as highly skilled workers, professionals and those who are free to take their resources where they are most in demand. The second category would include unskilled workers and semiskilled workers, who, under globalization, becomes more elastic and easily substitutive.
The second source for tension comes because globalization engenders conflicts within and between nations over domestic norms and social institutions. Technology and culture are being more standardized around the world, and different nations with different norms and values tend to show repulsion toward such collective norms diffused internationally in a standardized form.
Lastly, the third threat of globalization arises because it has made it extremely difficult for national governments to provide social insurance. (From Wikipedia, the free encyclopedia)
* * *
Xem bài có liên hệ với đề tài: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net