Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 28, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
LIÊN BANG NGA ĐÃ CHẾT VĨNH VIỄN
Webmaster
Các bài liên quan:
    NGƯỜI MỸ ĐÃ “ÁC QUỶ HÓA” NƯỚC NGA NHƯ THẾ NÀO?
    BẢN NĂNG ĐẾ QUỐC CỦA NGA
    NHỮNG ĐIỆP VIÊN VÔ VỤ LỢI CỦA NGA
    BỨC MÀN SẮT MỚI ĐANG BUÔNG XUỐNG NƯỚC NGA
    NGA MUỐN GÌ? TỪ CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN CHIẾN TRANH NÓNG.

 

(The Soviet Union is Dead for Good)

By Ghia Nodia

Trịnh Ngọc Thao dịch

Nguyễn Huy Hoàng hiệu đính

Project Syndicate

Dec 29-2016.

 

 

Đêm giao thừa năm nay đánh dấu kỷ niệm lần thứ 25 ngày Liên Xô chính thức tan rã. Nhưng, thay vì ăn mừng, nhiều người Nga – và một số người ở phương Tây – lại phân vân về kết cục đó.

 

Tổng thống Nga Vladimir Putin dẫn đầu danh sách những người nghi ngờ. Hồi năm 2005 ông đã đưa ra lập trường về việc Liên Xô tan rã, khi gọi đó là “một thảm kịch địa chính trị lớn của thế kỷ 20.” Và một số người ở phương Tây cho rằng các nhà nước mới nổi lên từ đống đổ nát – cụ thể là Ukraine và các nước cộng hòa Baltic – sẽ là nguồn cơn chính cho thái độ oán giận và chủ nghĩa trả thù của Nga trong thế giới hậu Chiến tranh Lạnh.

 

Những nghi ngại này trái ngược hoàn toàn với sự đồng thuận chiếm ưu thế nhiều năm sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu các năm 1989–1991. Người ta thừa nhận rộng rãi rằng sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh không chỉ đánh dấu sự giải phóng Trung và Đông Âu mà còn là chiến thắng của các tư tưởng tự do.

 

Nhưng sự tan rã của Liên Xô cũng có thể được xem là chiến thắng của chủ nghĩa dân tộc. Quả thật, vì lo sợ bạo lực dân tộc chủ nghĩa mà Tổng thống Mỹ khi đó là George H. W. Bush và Thủ tướng Đức Helmut Kohl đã cố gắng giúp Tổng thống cuối cùng của Liên Xô, Mikhail Gorbachev, duy trì Liên Xô (dù chỉ diễn ra sau khi Liên Xô đồng ý cho các nước Baltic ly khai). Họ đã thất bại – và sau đó tuyên bố chiến thắng về sự sụp đổ hoàn toàn của đế chế Xô Viết.

 

Trên thực tế, các Hiệp ước Belovezha, chính thức hóa việc tan rã của Liên Xô, đã hoàn thành tiến trình tan rã vốn bắt đầu từ năm 1989. Mối bất hòa giữa các nước khối Warsaw và các nước cộng hòa Xô Viết là rất quan trọng, nhưng có một sự tương đồng cốt yếu: trong tất cả các nước này, Điện Kremlin đã áp đặt chủ nghĩa cộng sản bằng nòng súng. Liên Xô có thể sống sót chừng nào Nga còn duy trì việc kiểm soát đế chế – và nếu Gorbachev sẵn sàng sử dụng vũ lực nhằm kéo dài sự kiểm soát đó.

 

Nhiều chiến lược gia và học giả phương Tây đã đưa ra đánh giá của mình dựa trên một giả định sai lầm: Liên Xô cũng có thể được tự do, nếu tên gọi của nó được sửa đổi hợp lý và một bản hiến pháp đúng đắn được soạn thảo cho nó. Nhưng điều đó là vô vọng. Các dân tộc hợp thành Liên Xô có lịch sử khác nhau từ rất lâu trước khi Nga thống trị; và, dưới chính sách dân tộc của hệ thống Xô Viết, bản sắc của họ với tư cách là thành viên của các đơn vị chính trị độc lập trên thực tế đã được củng cố. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, họ nhanh chóng thể hiện các ưu tiên chính trị và xã hội rất khác nhau. Người ta không thể tưởng tượng được ngay cả một không gian chính trị tự do một phần, như Nga đã trở thành lúc đó, mà họ có thể cùng chia sẻ.

 

Dĩ nhiên, sau khi giành được độc lập, một số quốc gia-dân tộc mới đã vật lộn để phát triển các thể chế dân chủ và các nền kinh tế khả dĩ. Các nước khác, không ngạc nhiên, đã trở thành các nền độc tài hoàn toàn. Nhưng trước khi bắt đầu những con đường đó, hai tiếng “tự do” có thể chỉ được áp dụng một cách đầy đủ với ý nghĩa rằng họ được giải phóng khỏi sự kiểm soát của Điện Kremlin.

 

Việc Liên Xô giải thể đáng được ăn mừng, bởi vì nó đã tạo ra một cơ hội mới cho sự phát triển trên khắp vùng đất rộng lớn mà Liên Xô từng kiểm soát. Nó cũng nên được ăn mừng vì quá trình giải thể này đạt được theo một cách thức tương đối trật tự và hòa bình.

 

Chắc chắn, ở một số quốc gia, đặc biệt là đất nước tôi, Gruzia, đã có một thời kỳ nội chiến và hỗn loạn. Nhưng đó là trách nhiệm của chính chúng tôi. Vào thời kỳ hoàng kim của Liên Xô, khi những người Gruzia thuộc thế hệ của tôi mơ về sự sụp đổ cuối cùng của đế chế này (bởi vì mọi đế chế cuối cùng đều tan rã), chúng tôi đã không dám tưởng tượng rằng nó sẽ xảy ra với cách thức hòa bình và trật tự như vậy.

 

Thế nhưng, bất chấp sự giải thể trong hòa bình và trật tự, Liên Xô vẫn từ chối tan rã hoàn toàn. Putin đã quyết tâm biến cay đắng của việc Nga mất kiểm soát với các láng giềng kế cận thành trọng tâm trong chính sách của ông, cả trong nước và quốc tế. Các cuộc xâm lược mà ông ra lệnh – ở Gruzia năm 2008 và Ukraine năm 2014 – đã đem lại sự hài lòng tạm thời cho những người Nga bị vây hãm cần khẳng định dân tộc mình. Nhưng hành vi hung hăng của Putin cũng gây ra nỗi sợ trong các nước láng giềng, cùng với mối lo ngại và sự bối rối rộng khắp trong cộng đồng quốc tế.

 

Chưa rõ các dự án chính trị khác mà Putin sẽ tìm cách thực hiện để khôi phục sự vĩ đại đã mất của Nga là gì. Nhưng dù ông có làm gì đi nữa thì các Hiệp ước Belovezha đã tạo ra một thực tế khó có thể đảo ngược. Hầu hết các quốc gia thuộc Liên Xô cũ đã phí phạm nhiều cơ hội trong suốt 25 năm qua; tuy nhiên, giờ đây họ đã quen với việc làm chủ số phận của chính mình. Putin rồi sẽ nhận ra việc khôi phục Liên Xô là không thể.

 

Ghia Nodia

Trịnh Ngọc Thao dịch

Nguyễn Huy Hoàng hiệu đính

 

Ghia Nodia là Viện trưởng Viện Caucasus vì Hòa bình, Dân chủ và Phát triển tại Tbilisi, Gruzia. (Theo Project Syndicate).

 

The Soviet Union is Dead for Good

By Ghia Nodia

Project Syndicate

Dec 29-2016.

 

 

MOSCOW – This New Year’s Eve marks the 25th anniversary of the formal dissolution of the Soviet Union. But, rather than celebrating, many Russians – and some people in the West – are ambivalent about that outcome.

 

Russian President Vladimir Putin tops the list of doubters. He made known his position on the USSR’s disintegration in 2005, when he called it “a major geopolitical tragedy of the twentieth century.” And some in the West consider the new states that emerged from the wreckage – Ukraine and the Baltic republics, in particular – to be the primary source of Russia’s ressentiment and revanchism in the post-Cold War world.

 

These doubts stand in sharp contrast to the consensus that prevailed for many years after the collapse of communism in Europe in 1989-1991. It was widely accepted that the end of the Cold War marked not only the liberation of Central and Eastern Europe, but also the triumph of liberal ideas.

 

But the end of the USSR could also be seen as a victory for nationalism. Indeed, it was fear of nationalist violence that led then-US President George H.W. Bush and German Chancellor Helmut Kohl to try to help the USSR’s last president, Mikhail Gorbachev, hold the Soviet Union together (though only after having allowed the Baltic States to secede). They failed – and later claimed victory for the full demise of the Soviet empire.

 

In reality, the Belovezha Accords, which formalized the break-up of the USSR, completed a process of dissolution that started in 1989. The differences between the Warsaw Bloc countries and the Soviet republics were important, but one similarity was crucial: in all of these countries, the Kremlin had imposed communism at gunpoint. The USSR could have survived only as long as Russia maintained control of the empire – and only if Gorbachev had been willing to use force to prolong that control.

 

Many Western strategists and scholars based their assessment on a false assumption: the Soviet Union could also become free, if only its name was properly edited and the right constitution drafted for it. But that was hopeless. The peoples that comprised the USSR had different histories long before Russian domination; and, under the Soviet system’s nationalities policy, their identity as members of distinct political units had actually been consolidated. After the demise of the USSR, they quickly displayed very different social and political preferences. One cannot imagine even a partly free political space, as Russia was becoming, that they could share.

 

Of course, after gaining their independence, some of these new nation-states have been struggling to develop democratic institutions and viable economies. Others, no surprise, became outright dictatorships. But before embarking on those routes, the word “freedom” could be meaningfully applied only to the idea of liberation from Kremlin control.

 

The dissolution of the Soviet Union deserves to be celebrated, because it created a new chance for development across the vast landmass that the USSR once controlled. But it should also be celebrated because this dissolution was achieved in such a relatively orderly and peaceful manner.

 

To be sure, in some countries, especially my own, Georgia, there was a period of civil war and chaos. But that was our responsibility. In the heyday of the Soviet Union, when Georgians of my generation dreamed about the eventual demise of the empire (because all empires eventually break up), we did not dare to imagine that it would happen in a peaceful and orderly manner.

 

And yet, despite its peaceful and orderly dissolution, the Soviet Union still refuses to die completely. Putin has decided to turn bitterness about Russia’s loss of control over its immediate neighbors into the centerpiece of his policies, both domestically and internationally. The invasions that he has ordered – in Georgia (2008) and Ukraine (2014) – brought temporary satisfaction to beleaguered Russians in need of national affirmation. But Putin’s aggressive behavior has also instilled fear among his neighbors, along with widespread concern and confusion within the international community.

 

What other political projects Putin will seek to implement to restore Russia’s lost greatness remain to be seen. But whatever he does, the Belovezha Accords created a new reality that can be revised only at the margins. Most of the nations of the former Soviet Union have squandered many opportunities over the past 25 years; nonetheless, they are now accustomed to being the masters of their own fate. Putin will find this almost impossible to reverse.

 

Ghia Nodia

 

 

Ghia Nodia is President of the Caucasus Institute for Peace, Democracy, and Development in Tbilisi, Georgia.  (From Project Syndicate).

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây

Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

Read related story: please click here

More in English topic: please click here

Về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh