(Trump and American Populism: Old Whine, New Bottles)
By Michael Kazin
Phạm Vũ Lửa Hạ dịch
Foreign Affairs
October 6-2016
November - December 2016 issue.
Tiểu luận sau đây đăng trên tạp chí chuyên về đối ngoại Foreign Affairs, trong số tháng 11 & 12 năm 2016 (phát hành trước khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ vào ngày 8-11-2016). Tác giả phân tích lịch sử của chủ nghĩa dân túy Mỹ, và qua đó giải thích sự vươn lên của Donald Trump. Michael Kazin là giáo sư sử học tại Đại học Georgetown, Washington D.C.
Donald Trump phát biểu tại một buổi vận động tranh cử
ở Greensboro, North Carolina, tháng 6-2016.
(Ảnh: Jonathan Drake / Reuters)
Donald Trump là người dân túy ít ai ngờ. Ứng cử viên đại diện Đảng Cộng hòa tranh cử tổng thống Mỹ thừa hưởng một gia tài, khoe khoang về của cải và nhiều bất động sản của mình, đi lại như con thoi giữa những khu nghỉ dưỡng riêng và các khách sạn sang trọng của mình, và đã đưa ra một kế hoạch kinh tế mà, ngoài những tác động khác, sẽ giảm thuế suất cho những người giàu có như ông. Nhưng một chính khách không cần phải sống trong giới nghèo khó, hoặc thậm chí không cần hô hào những chính sách giúp tăng thu nhập của họ, để nói trúng phóc những nỗi bất bình của họ và giành được sự ủng hộ của họ. Dù thắng hay thua, Trump đã khoét đúng mạch và khai thác nỗi túng quẫn và phẫn nộ tột độ của hàng triệu người Mỹ da trắng thuộc tầng lớp lao động và trung lưu.
Trump không phải là chính khách đầu tiên đả phá giới chóp bu ăn trên ngồi trốc và bênh vực cho quyền lợi của thường dân. Hai truyền thống dân túy khác nhau, thường cạnh tranh lẫn nhau, đã thịnh hành ở Mỹ từ lâu. Giới bình luận thường nhắc tới hai loại dân túy “cánh tả” và “cánh hữu”. Song, hai nhãn mác này thường không lột tả được cách phân biệt có ý nghĩa nhất. Loại người dân túy Mỹ thứ nhất chỉ trút giận lên tầng lớp trên: nhắm vào giới chóp bu kinh doanh và những người trong chính quyền đưa đường dẫn lối cho họ, những người bị cho là đã phản bội các lợi ích của những người dân thực sự gánh vác công việc xây dựng đất nước. Những người dân túy kiểu này áp dụng khái niệm “nhân dân” dựa trên giai cấp và tránh tự nhận mình là ủng hộ hay chống đối một sắc tộc hay tôn giáo nào cụ thể. Họ thuộc một trào lưu nhìn chung có tư tưởng tự do trong đời sống chính trị Mỹ; họ cổ xúy một phiên bản của “chủ nghĩa dân tộc công dân”, mà nhà sử học Gary Gerstle định nghĩa là “niềm tin về sự bình đẳng căn bản của tất cả mọi người, vào các quyền bất khả xâm phạm được sống, có tự do và mưu cầu hạnh phúc của mỗi người, và vào một chính quyền dân chủ có được tính chính danh nhờ được nhân dân chấp thuận”.
Những người theo truyền thống dân túy Mỹ thứ nhì - Trump thuộc truyền thống này - cũng đổ lỗi giới chóp bu trong tầng lớp đại gia kinh doanh và trong chính quyền về việc gây phương hại cho các lợi ích kinh tế và các quyền tự do chính trị của dân đen. Nhưng định nghĩa “nhân dân” của truyền thống này hẹp hơn và có tính hạn chế hơn về sắc tộc. Trong phần lớn lịch sử Mỹ, khái niệm “nhân dân” này chỉ có nghĩa là công dân gốc Châu Âu - “những người Mỹ thực thụ” mà chỉ riêng sắc tộc của họ là đã đủ để họ có quyền hưởng phần của cải của đất nước. Thông thường, loại người dân túy này cho rằng có một liên minh ma quỷ giữa các thế lực hắc ám trên cao và tầng lớp nghèo da màu đáng khinh ở dưới - một bè lũ cấu kết gây nguy hại cho các lợi ích và giá trị của tầng lớp đa số (da trắng) yêu nước ở giữa. Sự nghi ngờ về một thỏa ước bất thành văn giữa tầng lớp thượng lưu và tầng lớp hạ đẳng xuất phát từ một niềm tin mà nhà sử học Gerstle gọi là “chủ nghĩa dân tộc [dựa trên] chủng tộc”, một khái niệm xem “nước Mỹ, xét về phương diện chủng tộc-sắc tộc, là một dân tộc được gắn kết với nhau do cùng một dòng máu và màu da và nhờ năng lực tự trị được thừa hưởng”.
Cả hai loại người dân túy Mỹ thỉnh thoảng đã ảnh hưởng chính trị. Những đợt bùng nổ của họ không phải là ngẫu nhiên. Họ trỗi dậy khi có những nỗi bất bình thực sự: một hệ thống kinh tế thiên vị giới giàu có, nỗi lo sợ di dân mới giành mất việc làm của họ, và giới chính khách chăm chút cho sự thăng tiến của mình nhiều hơn chăm lo cho hạnh phúc của đa số người dân. Suy cho cùng, cách duy nhất để giảm sức hấp dẫn của giới dân túy là nghiêm túc nhìn nhận các vấn nạn đó.
Giới dân túy xưa và nay
Chủ nghĩa dân túy từ lâu đã là một khái niệm còn tranh cãi và mơ hồ. Giới học giả tranh luận liệu nó có phải là một niềm tin, một phong cách, một chiến lược chính trị, một chiêu tiếp thị, hay là sự kết hợp của những điều trên. Giới dân túy được ca ngợi là những người bảo vệ các giá trị và nhu cầu đa số quần chúng cần cù và bị lên án là những kẻ mị dân lợi dụng sự ngu dốt của giới vô học.
Nhưng thuật ngữ “dân túy” trước kia có nghĩa chính xác hơn. Trong những năm 1890, những nhà báo biết tiếng Latin sáng chế từ này để mô tả một đảng lớn thứ ba, Đảng Dân Túy (Populist Party), tức Đảng Nhân Dân; đảng này đã thể hiện rất rõ khuynh hướng tiến bộ, theo chủ nghĩa dân tộc công dân của chủ nghĩa dân túy Mỹ. Đảng Nhân Dân mong muốn giải phóng hệ thống chính trị khỏi gọng kìm của “sức mạnh đồng tiền”. Những nhà hoạt động của đảng này, phần lớn là người miền nam và miền tây nước Mỹ, cổ xúy những lợi ích chung của tầng lớp lao động nông thôn và thành thị, và đả phá giới tư bản độc quyền trong công nghiệp và giới tài phiệt vì đã đẩy quần chúng vào cảnh bần cùng. “Chúng tôi muốn trả lại Chính quyền của nền Cộng hòa cho ‘nhân dân chất phác’ mà từ đó chính quyền đã hình thành.” Ignatius Donnelly, một nhà văn và cựu hạ nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa, đã phát biểu hùng hồn như vậy trong bài diễn văn chủ đạo tại đại hội thành lập đảng ở Omaha năm 1892. Đảng mới này muốn mở rộng quyền lực của chính phủ trung ương để phục vụ những ‘người dân chất phác’ đó và hạ bệ những kẻ bóc lột họ. Cùng năm đó, James Weaver, ứng cử viên tổng thống được Đảng Dân túy đề cử, giành được 22 phiếu đại cử tri, và đảng này dường như có cơ hội kiểm soát nhiều bang ở miền nam và vùng Đại Bình nguyên (Great Plains). Nhưng bốn năm sau, tại một đại hội toàn quốc đầy phân hóa, đa số đại biểu ủng hộ ứng cử viên do Đảng Dân chủ đề cử, William Jennings Bryan, người đồng ý với một số đề xuất chính của đảng này, ví dụ như cung tiền linh hoạt dựa trên bạc lẫn vàng. Khi Bryan, “Người bình dân Vĩ đại”, thất cử năm 1896, đảng thứ ba suy tàn nhanh chóng. Như nhà sử học Richard Hofstadter đã viết vào năm 1955, ‘Số phận của nó, giống như số phận của phần lớn các đảng thứ ba, như số phận của một con ong.’ Sau khi chích xong giới chính trị cây đa cây đề, nó chết.
Thượng nghị sĩ Bernie Sanders đã thừa hưởng truyền thống này của luận điệu dân túy. Trong chiến dịch tranh cử năm 2016 để được Đảng Dân chủ đề cử làm ứng cử viên tổng thống, ông đả kích “tầng lớp tỷ phú” vì đã phản bội lời hứa của nền dân chủ Mỹ và đòi áp dụng lương tối thiểu 15 đô-la/ giờ, Medicare cho mọi người dân [chương trình Medicare hiện chỉ cung cấp bảo hiểm y tế cho người Mỹ từ 65 tuổi trở lên đã trích lương đóng phí bảo hiểm khi đi làm, và cho những người bị khuyết tật trầm trọng, N.D.] và những cải cách kinh tế tiến bộ khác. Sanders tự nhận là người xã hội chủ nghĩa và ca ngợi giới ủng hộ mình là những người tiên phong của một “cuộc cách mạng chính trị”. Song, tất thảy những gì ông thực sự cổ xúy là một nhà nước phúc lợi mở rộng, gần giống với hình thái từ lâu đã thịnh hành ở vùng Scandinavia.
Khuynh hướng kia của chủ nghĩa dân túy - loại chủ nghĩa dân tộc chủng tộc - xuất hiện gần như cùng thời với Đảng Nhân Dân. Cả hai xuất phát từ cùng cảm giác hoảng sợ trong Thời đại Hoàng kim [cuối thế kỷ 19, khoảng từ thập niên 1870 tới năm 1900, N.D.] về tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng giữa các công ty không bị nhà nước quản lý và các hãng đầu tư với công nhân bình thường và nông dân nhỏ. Vào cuối thế kỷ mười chín và đầu thế kỷ hai mươi, những người cổ xúy dòng tư tưởng này đã dùng các những lời hô hào bài ngoại để vận động quốc hội Mỹ cấm tất cả những người lao động Trung Quốc và phần lớn người lao động Nhật nhập cư vào Mỹ. Những người Mỹ da trắng thuộc tầng lớp lao động và tầng lớp trung lưu, trong đó có một số người thuộc các nghiệp đoàn đang gặp khó khăn, đã dẫn đầu phong trào này và chiếm phần lớn trong những người ủng hộ khuynh hướng dân túy này. “Giới giàu có của nước ta... đã tập hợp dưới ngọn cờ của triệu phú, chủ ngân hàng, và nhà độc quyền đất đai, trùm tư bản hỏa xa và chính khách giả dối, để thực hiện mục đích của họ”; đó là phát biểu của Denis Kearney, một doanh nhân nhỏ ở San Francisco với khiếu tung ra luận điệu kích động và là người thành lập Đảng Người lao động California (WPC) vào năm 1877. Kearney công kích rằng một “tầng lớp quý tộc giàu sụ... lùng sục những khu ổ chuột của Châu Á để tìm được nô lệ khốn khổ nhất trần gian - cu li người Trung Quốc - và nhập khẩu hắn về đây để gặp người Mỹ tự do trong thị trường lao động, và lại càng nới rộng khoảng cách giữa kẻ giàu và người nghèo, lại càng giảm giá trị của người lao động da trắng.”
Trương khẩu hiệu “Bọn Tàu phải cút đi!” và ra yêu sách ngày làm việc 8 tiếng và đòi trao công ăn việc làm ngành công chánh cho người thất nghiệp, đảng này nhanh chóng lớn mạnh. Chỉ có một số ít những nhà hoạt động đấu tranh vì giới lao động da trắng phản đối luận điệu kỳ thị chủng tộc của đảng này. Đảng WPC giành được quyền kiểm soát San Francisco và nhiều thành phố nhỏ hơn và đóng vai trò quan trọng trong việc soạn lại hiến pháp của California để loại trừ người Trung Quốc và thành lập một ủy ban để quản lý mạng lưới Đường sắt Trung Thái Bình Dương (Central Pacific Railroad), một thế lực khổng lồ trong nền kinh tế của bang này. Tuy nhiên, chẳng mấy chốc Đảng WPC tan nát vì các xung đột nội bộ: phe của Kearney muốn tiếp tục đả phá “mối nguy” Trung Quốc, nhưng nhiều nhà hoạt động nghiệp đoàn muốn tập trung vào các yêu sách đòi ngày làm việc ngắn hơn, trao việc làm trong hệ thống nhà nước cho người thất nghiệp, và đánh thuế cao hơn đối với người giàu.
Song, những nhà hoạt động và chính khách dân túy cùng một giuộc với Kearney quả thực giành được một thắng lợi lớn. Năm 1882, họ đã thuyết phục được quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Loại trừ người Trung Quốc - luật đầu tiên trong lịch sử Mỹ cấm người có một quốc tịch cụ thể vào Mỹ. Hai chục năm sau, những nhà hoạt động trong phong trào lao động California dẫn đầu một chiến dịch mới gây áp lực buộc quốc hội Mỹ cấm tất cả người Nhật nhập cư vào Mỹ. Động cơ chính của họ giống hệt mối nguy mà Trump thấy xuất phát từ các nước Hồi giáo ngày nay: nhiều công nhân da trắng cáo buộc rằng người Nhật nhập cư là gián điệp cho Nhật hoàng đang hoạch định những cuộc tấn công nhắm vào nước Mỹ. Người Nhật “có sự khôn ngoan của loài cáo và sự hung dữ của loài linh cẩu khát máu”; Olaf Tveitmoe, một quan chức nghiệp đoàn San Francisco và bản thân là di dân từ Na Uy, đã viết như vậy vào năm 1908. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, những quan điểm như vậy đã góp phần hợp thức hóa việc chính phủ liên bang cưỡng ép di dời đối với khoảng 112.000 người Mỹ gốc Nhật, phần lớn trong số họ là công dân Mỹ.
Trong thập niên 1920, một tiền bối khác của chủ nghĩa dân túy kiểu Trump đã vươn lên, suy tàn, và để lại dấu ấn trong nền chính trị Mỹ: Ku Klux Klan (KKK). Nửa thế kỷ trước đó, chính phủ liên bang đã dập tắt hiện thân đầu tiên của KKK, tổ chức đã dùng khủng bố để ngăn cản người da đen ở các bang miền nam thời Tái thiết [thời kỳ tái thiết nhà nước và xã hội từ năm 1863 tới năm 1877 ở miền nam, theo chỉ thị của quốc hội Mỹ, N.D.] thực hiện những quyền tự do mới giành được của họ. Năm 1915, giáo sĩ William Simmons thuộc đạo Giám Lý (Methodist) khởi xướng phiên bản thứ nhì của KKK. Phiên bản KKK thứ nhì này thu hút được tín đồ từ khắp nước Mỹ. Và họ không chỉ ngăn cản người Mỹ gốc Châu Phi thực hiện các quyền hiến định của họ theo Tu chính án thứ 14 và Tu chính án thứ 15. Trong thập niên 1920, họ cũng đả kích rằng các nhóm lợi ích ngành nấu rượu hùng mạnh đang thông đồng với giới buôn lậu rượu Công giáo và Do Thái để phá hoại một phần khác của Hiến pháp: Tu chính án thứ 18 mới được phê chuẩn; tu chính án này cấm sản xuất và bán các loại đồ uống có cồn. “Băng đảng rượu kẻ thù đó - hung dữ, đầy thù oán, không yêu nước - đang tìm cách lật đổ quyền lực cao nhất của đất nước”; tờ Người quan sát Baptist, một tờ báo thân KKK ở Indiana, đã tuyên bố như vậy vào năm 1924. “Chúng có thể trông cậy vào bọn du côn, bọn lừa đảo, những ổ tệ nạn, những ngoại kiều thích whiskey, và công dân bàng quang để giúp chúng thắng... Liệu chúng có thể trông cậy vào bạn hay không?” Giống như đảng của Kearney, phiên bản KKK thứ nhì nhanh chóng sụp đổ. Nhưng với gần năm triệu thành viên vào lúc đỉnh điểm giữa thập niên 1920, KKK và các đồng minh chính trị của mình đã góp phần buộc quốc hội Mỹ thông qua các hạn ngạch hàng năm nghiêm ngặt hạn chế số di dân từ Đông Âu và Nam Âu ở mức chỉ vài trăm người từ mỗi nước vào năm 1924. Mãi tới năm 1965 quốc hội Mỹ mới hủy bỏ hệ thống kỳ thị trắng trợn này.
Giống như những kẻ mị dân trước đây, Trump cũng lên án giới chóp bu toàn cầu vì đã khuyến khích “biên giới mở”, điều bị cho là giúp cho di dân giành mất việc làm của người lao động Mỹ và giảm mức sống của họ. Trump xưa nay khá cụ thể về những nhóm gây ra mối nguy hiểm lớn nhất. Ông cáo buộc người Mexico mang tội ác, ma túy, và nạn hiếp dâm tới một quốc gia mà nếu không có họ đã là một nước thanh bình và tuân thủ pháp luật, và cáo buộc di dân Hồi giáo ủng hộ “những cuộc tấn công khủng khiếp bởi những kẻ chỉ tin vào thánh chiến, và không có ý thức gì về lý trí hay sự tôn trọng mạng sống con người” - một sự thật trần trụi mà chính quyền Obama “chỉ lo hành xử phải đạo, làm đẹp lòng thiên hạ” (politically correct) bị cho là đã phớt lờ.
Nước Mỹ trên hết
Giới dân túy Mỹ xưa nay thường chủ yếu tập trung vào chính sách đối nội. Nhưng chính sách đối ngoại cũng là một mục tiêu bị đả phá. Ví dụ, Trump đã lên án các liên minh quốc tế, chẳng hạn như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), và những người dân túy thuộc cả hai truyền thống từ lâu đã lo ngại về những ảnh hưởng ngoại quốc hiểm ác đối với nước Mỹ. Ví dụ, trong cương lĩnh năm 1892, Đảng Nhân Dân đã cảnh báo rằng một “âm mưu lớn chống lại nhân loại” ủng hộ kim bản vị đã “được tổ chức trên hai lục địa” và đang “nhanh chóng chiếm hữu thế giới”. Tuy nhiên, trong hai khuynh hướng dân túy này, truyền thống chủ nghĩa dân tộc chủng tộc luôn chống sự can dự quốc tế. Vào giữa thập niên 1930, Cha Charles Coughlin, “cha đạo trên đài phát thanh”, đã kêu gọi số thính giả đông đảo của mình chống việc phê chuẩn một hiệp định mà Tổng thống Franklin Roosevelt đã ký mà nếu được thông qua thì đã cho phép Mỹ tham gia Tòa án Thế giới ở The Hague. Coughlin công kích rằng tòa án đó là một công cụ của cùng “giới ngân hàng quốc tế” bị cho là đã kéo nước Mỹ vào cảnh máu đổ đầu rơi của Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Hoảng sợ trước lời kêu gọi đó, thính giả đã gởi thư tới tấp làm nhụt chí đủ số thượng nghị sĩ để khiến Roosevelt không đạt được tỷ lệ đa số hai phần ba mà ông cần.
Năm 1940, Ủy ban Nước Mỹ Trên hết [American First Committee], một nhóm gây sức ép theo chủ nghĩa biệt lập, đã đưa ra một khuyến cáo tương tự chống lại việc Mỹ can thiệp vào Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nhóm này có tới khoảng 800.000 thành viên và lập được một liên minh rộng lớn: những doanh nhân bảo thủ, một số người xã hội chủ nghĩa, một chi hội sinh viên học sinh có sự góp mặt của nhà văn tương lai Gore Vidal (lúc đó học trung học) và tổng thống tương lai Gerald Ford (lúc đó học Trường Luật của Đại học Yale). Nhóm này cũng nhận được sự ủng hộ của một số người Mỹ có thanh thế, trong đó có Walt Disney và kiến trúc sư Frank Lloyd Wright. Nhưng vào ngày 11 tháng 9 năm 1941, phát ngôn viên nổi tiếng nhất của nhóm, phi công lừng danh Charles Lindbergh, đã đẩy thông điệp chống chiến tranh, chống giới chóp bu đi quá xa. “Ba nhóm quan trọng nhất đã và đang gây áp lực đẩy đất nước này vào chiến tranh là người Anh, người Do Thái, và chính quyền Roosevelt”; ông đã công kích như vậy trong một bài phát biểu được phát sóng trên toàn quốc. “Mối nguy hiểm lớn nhất của họ đối với đất nước này nằm ở mức sở hữu và ảnh hưởng lớn của họ trong ngành điện ảnh của chúng ta, báo chí của chúng ta, đài phát thanh của chúng ta, và chính phủ của chúng ta.” Khi đó, việc Hitler đã chinh phục được phần lớn Châu Âu đã khiến Ủy ban Nước Mỹ Trên hết phải rút vào thế thủ; những lời lăng mạ bài Do Thái đã đẩy nhanh sự suy tàn của nhóm này. Nhóm này nhanh chóng giải tán sau khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng ba tháng sau đó.
Tuy nhiên, trong những cuộc tranh luận gần đây, nhiều nhân vật có thanh thế thuộc cánh hữu dân túy đã khôi phục kiểu luận điệu của Ủy ban Nước Mỹ Trên hết, dù phần lớn tránh tư tưởng bài Do Thái quá lộ liễu. Vào đầu thập niên 1990, Pat Robertson, sáng lập viên của Liên minh Ki Tô giáo [Christian Coalition] (một nhóm vận động hành lang cho các Ki Tô hữu bảo thủ), đã có lời cảnh báo ảm đạm về một bè đảng có tư tưởng toàn cầu đe dọa chủ quyền của Mỹ. Ông cảnh báo, “Những người chủ trương chung một thế giới của… tập đoàn độc quyền tài chính đã tài trợ cho những người chủ trương chung một thế giới của Điện Kremlin.” Vài năm sau, nhà bình luận chính trị bảo thủ Pat Buchanan đề xuất dựng một “bức tường trên biển” để ngăn cản di dân “tràn ngập biên giới phía nam của chúng ta”. Năm 2003, ông cáo buộc giới tân bảo thủ mưu tính cuộc xâm lược của Mỹ ở Iraq để lập một “trật tự thế giới mới”. Năm nay, Buchanan đã biện hộ cho danh tiếng của Ủy ban Nước Mỹ Trên hết, và hoan hô việc Trump tranh cử tổng thống. Về phần mình, trong một bài phát biểu quan trọng hồi tháng 4 vừa rồi, ứng cử viên đại diện Đảng Cộng hòa đã hứa: “‘Nước Mỹ Trên hết’ sẽ là một chủ đề quan trọng và ưu tiên hàng đầu khi tôi cầm quyền.” Ông thậm chí đã dẫn nhịp cho các đám đông quần chúng hô hào khẩu hiệu này, trong khi giả vờ không quan tâm tới nguồn gốc u ám của khẩu hiệu này.
Nhân dân chúng ta?
Dù sự vươn lên của Trump đã chứng tỏ sức hấp dẫn lâu bền của khuynh hướng chủ nghĩa dân tộc chủng tộc của chủ nghĩa dân túy Mỹ, chiến dịch tranh cử của ông thiếu một yếu tố hệ trọng. Nó thiếu một cách mô tả tương đối mạch lạc và gây cảm tình về “nhân dân” mà Trump tuyên bố đại diện.
Đây là một sự thiếu vắng gần đây trong lịch sử của chủ nghĩa dân túy Mỹ. Đảng Nhân Dân và các đồng minh của nó đã tung hô tính ưu việt đạo đức của “các giai cấp sản xuất”, những người “tạo ra mọi của cải” bằng bàn tay và khối óc của họ. Đa số lương thiện của họ bao gồm những người làm công ăn lương trong các ngành công nghiệp, những nông dân nhỏ, và những người hành nghề chuyên môn vị tha như giáo viên và bác sĩ. Đối với những người chủ trương cấm rượu ủng hộ KKK, “nhân dân” là những Ki Tô hữu chính thống da trắng kiêng rượu vốn là người có sức mạnh tinh thần để bảo vệ gia đình họ và đất nước của họ tránh khỏi tai họa “buôn lậu rượu”. Những người bảo thủ như Thượng nghị sĩ Barry Goldwater và Tổng thống Ronald Reagan khẳng định rằng họ là tiếng nói đại diện cho “người đóng thuế” - một phiên bản cập nhật của “người sản xuất” thời xưa. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1968, ứng cử viên thuộc đảng thứ ba George Wallace thậm chí mô tả nhân dân mà ông tuyên bố đại diện bằng cách gọi tên nghề nghiệp của họ: “tài xế xe buýt, tài xế xe tải, thợ làm đẹp, nhân viên cứu hỏa, cảnh sát viên, và công nhân thép, thợ ống nước, công nhân bưu chính viễn thông, và công nhân dầu khí và doanh nhân nhỏ”.
George Wallace, cựu thống đốc Alabama,
tại một cuộc họp báo năm 1968. (Ảnh: Wikimedia)
Tuy nhiên, dù hứa hẹn “khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại”, Trump chỉ đưa ra những lời sáo rỗng mơ hồ, có tính hoài niệm về việc nhóm người Mỹ nào sẽ giúp ông đạt được kỳ tích lớn lao đó. Những bài phát biểu và trang mạng tranh cử của ông dùng những thuật ngữ rập khuôn như “các gia đình [tầng lớp] lao động”, “tầng lớp trung lưu của chúng ta”, và tất nhiên cả “nhân dân Mỹ” - hoàn toàn tương phản với nét sống động trong những lời công kích của ông, bất luận là nhắm vào người Mexico và người Hồi giáo hay các đối thủ chính trị của ông (“Marco nhỏ con”, “Ted dối trá”, “Jeb thiếu sinh khí”, và “Hillary bất lương”).
Kể ra cũng oan cho Trump, ngày càng khó cho giới dân túy - hay bất cứ loại chính khách Mỹ nào - để định nghĩa một đa số lương thiện một cách chính xác hay có hình tượng hơn. Kể từ thập niên 1960, Mỹ đã trở thành một quốc gia ngày càng đa văn hóa hơn. Những người nghiêm túc hy vọng thành tổng thống không ai có thể bàn về “nhân dân” theo những cách rõ ràng loại trừ bất cứ ai không phải da trắng và Ki Tô hữu. Ngay cả Trump, trong những tháng về sau trong chiến dịch tranh cử của mình, đã cố gắng tiếp cận, theo một cách hạn chế và có phần gượng gạo, với người Mỹ gốc Châu Phi và các công dân gốc Mỹ Latin. Trong khi đó, nhóm người mà giới dân túy theo truyền thống chủ nghĩa dân tộc chủng tộc trong lịch sử đã ca ngợi là trái tim và linh hồn của nước Mỹ - tầng lớp lao động da trắng - đã trở thành một thiểu số ngày càng thu hẹp lại.
Tuy nhiên giới dân túy tiến bộ cũng không giải được bài toán khó về luận điệu này. Sanders đã có một chiến dịch tranh cử xuất sắc để giành vị trí ứng cử viên đại diện Đảng Dân chủ năm nay. Nhưng giống như Trump, ông đã nói rõ về giới chóp bu mà ông khinh bỉ - trong trường hợp của ông là “tầng lớp tỷ phú”— hơn là về những ai chính xác sẽ đóng góp cho và hưởng lợi từ cuộc cách mạng tự xưng của ông. Có lẽ một ứng cử viên đã giành được sự ủng hộ nhiệt thành nhất từ người Mỹ trẻ tuổi thuộc mọi tầng lớp và chủng tộc hẳn đã không thể định nghĩa “nhân dân” của ông một cách chính xác hơn, cho dù ông có muốn.
Trong quá khứ, những khái niệm chặt chẽ hơn của giới dân túy về thành phần ủng hộ họ đã giúp họ xây dựng được các liên minh lâu bền - những liên minh có thể cầm quyền cai trị, chứ không chỉ vận động tranh cử. Nhờ viện dẫn các bản sắc mà cử tri chấp nhận - “người sản xuất”, “người lao động da trắng”, “người Mỹ Ki Tô giáo”, hoặc “đa số thầm lặng” của Tổng thống Richard Nixon - giới dân túy khích động họ bỏ phiếu cho đảng của mình và không chỉ chống lại các đảng phái khác cùng tranh đua. Cả Đảng Dân chủ lẫn Đảng Cộng hòa đều đã không thể tạo nên được sức hấp dẫn như vậy ngày nay, và thiếu sót đó vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của tình trạng công chúng chán ghét cả hai đảng lớn. Có thể không thể nào đưa ra một định nghĩa đáng tin về “nhân dân” mà có thể vận động được đại đa số các tầng lớp, các giới, và các dân tộc hiện đang chung sống, thường không vui vẻ gì, ở nước Mỹ ngày nay. Nhưng những nhà dân túy đầy tham vọng có thể sẽ chẳng ngừng cố gắng nghĩ ra một định nghĩa.
Lợi dụng khai thác nỗi sợ
Trump sẽ chật vật để thắng cử. Bất chấp những nhược điểm rõ rệt của Hillary Clinton, ứng cử viên đại diện Đảng Dân chủ - bao gồm sự thiếu lòng tin của công chúng và phong thái phát biểu vụng về - đối thủ của bà đã nổi danh về lời hô hào ác khẩu chống lại các nhóm thiểu số và các cá nhân, cứ không phải về cách hành xử xứng với một chính khách hay các chính sách có tính sáng tạo. Trong phần lớn chiến dịch tranh cử của mình, khẩu hiệu của Trump hẳn đã rất có thể là “Khiến nước Mỹ thù oán trở lại”. Tính chất tiêu cực đó hiếm khi là một chiến lược sáng suốt để thắng cử tổng thống tại một quốc gia nơi mà đa số người dân kiêu hãnh, có lẽ một cách ngây thơ, về sự lạc quan và sự cởi mở của mình. Và chủ nghĩa dân tộc chủng tộc lộ liễu không còn chấp nhận được trong các chiến dịch tranh cử trên toàn quốc.
Tuy nhiên, họa là điên mới phớt lờ những nỗi lo và nỗi phẫn nộ của những người đã dồn sang ủng hộ Trump với một niềm say mê mà họ chưa bày tỏ với ứng cử viên tổng thống nào khác trong mấy chục năm. Theo một nghiên cứu mới đây của nhà chính trị học Justin Gest, 65 phần trăm người Mỹ da trắng - khoảng hai phần năm dân số - sẽ sẵn sàng bỏ phiếu cho một đảng ủng hộ “chấm dứt tình trạng nhập cư ồ ạt, trao việc làm Mỹ cho người lao động Mỹ, bảo tồn di sản Ki Tô giáo của nước Mỹ, và ngăn chặn mối đe dọa của Hồi giáo”. Những người này tin rằng phần lớn các chính khách phớt lờ họ hoặc lên mặt dạy đời với họ, và họ cảm thấy bị ruồng bỏ bởi một văn hóa đại chúng đề cao giới có tiền, giới chủ trương thế giới đại đồng, và giới đa dạng về chủng tộc. Họ chiếm tỷ lệ ở nước mình bằng với tỷ lệ người Pháp hiện đang ủng hộ Mặt trận Dân tộc và hiện chỉ thấp hơn 10 phần trăm so với tỷ lệ người dân Vương quốc Anh bỏ phiếu ủng hộ rời khỏi Liên hiệp Châu Âu.
Nhưng chừng nào hai đảng chính ở Mỹ chưa tìm cách giải quyết những mối quan tâm của họ một cách nghiêm túc và đồng cảm - bằng cách hạn chế nghiêm ngặt tình trạng nhập cư bất hợp pháp và tạo công ăn việc làm ổn định với mức lương đủ sống - có thể họ sẽ vẫn còn để ngỏ cho những chính khách thực sự muốn có nỗ lực như vậy, bất kể chính khách đó có thể thiếu hiểu biết đến đâu đi nữa. Nếu thua, Trump có thể sẽ chẳng bao giờ tranh cử chính trị nữa. Tuy nhiên, truyền thống dân túy mà ông lợi dụng, sẽ vẫn trường tồn.
Một điều xấu xa cần thiết
Ở khía cạnh tích cực nhất, chủ nghĩa dân túy cung cấp một ngôn ngữ mà có thể củng cố dân chủ, chứ không phải gây nguy hại cho nó. Đảng Nhân Dân đã góp phần dẫn tới nhiều cải cách tiến bộ, chẳng hạn như thuế thu nhập và quản lý điều tiết doanh nghiệp, mà đã khiến nước Mỹ trở thành một xã hội nhân văn hơn trong thế kỷ hai mươi. Đảng Dân chủ, vốn an tâm với việc sử dụng những lời hô hào dân túy, từ Bryan tới Franklin D. Roosevelt, đã góp phần lớn tạo nên một giới tư bản tự do mà, dù còn nhiều nhược điểm, hiếm có người Mỹ đương đại nào muốn phá bỏ. Ngay cả một số nhà hùng biện dân túy từng đả kích di dân cũng vận động được sự ủng hộ đối với các luật, như ngày làm việc 8 tiếng, mà rốt cuộc có ích cho tất cả những người làm công ăn lương tại Mỹ, bất kể họ sinh ra ở đâu.
Chủ nghĩa dân túy có một quá khứ hỗn loạn. Những kẻ kỳ thị chủng tộc và những kẻ muốn làm độc tài đã lợi dụng sức hấp dẫn của nó, và những kẻ thù khoan dung hơn của giới tài phiệt cũng từng lợi dụng. Nhưng người Mỹ chưa tìm ra một cách mạnh mẽ hơn để đòi hỏi giới chóp bu chính trị của họ phải thực hiện những lý tưởng về cơ hội bình đẳng và chế độ cai trị bằng dân chủ mà họ hứa suông trong các mùa tranh cử. Chủ nghĩa dân túy có thể nguy hiểm, nhưng cũng có thể là cần thiết. Như nhà sử học C. Vann Woodward đã viết vào năm 1959 để đáp lại những trí thức gièm pha chủ nghĩa dân túy, “Ta phải kỳ vọng và thậm chí hy vọng rằng sẽ có những biến động trong tương lai làm chấn động các trung tâm quyền lực và đặc quyền và cung cấp liệu pháp định kỳ mà dường như cần thiết cho sức khỏe của nền dân chủ của chúng ta.”
Michael Kazin
Phạm Vũ Lửa Hạ dịch
Trump and American Populism: Old Whine, New Bottles
By Michael Kazin
Foreign Affairs
October 6-2016
November - December 2016 issue.
Donald Trump is an unlikely populist. The Republican nominee for U.S. president inherited a fortune, boasts about his wealth and his many properties, shuttles between his exclusive resorts and luxury hotels, and has adopted an economic plan that would, among other things, slash tax rates for rich people like himself. But a politician does not have to live among people of modest means, or even tout policies that would boost their incomes, to articulate their grievances and gain their support. Win or lose, Trump has tapped into a deep vein of distress and resentment among millions of white working- and middle-class Americans.
Trump is hardly the first politician to bash elites and champion the interests of ordinary people. Two different, often competing populist traditions have long thrived in the United States. Pundits often speak of “left-wing” and “right-wing” populists. But those labels don’t capture the most meaningful distinction. The first type of American populist directs his or her ire exclusively upward: at corporate elites and their enablers in government who have allegedly betrayed the interests of the men and women who do the nation’s essential work. These populists embrace a conception of “the people” based on class and avoid identifying themselves as supporters or opponents of any particular ethnic group or religion. They belong to a broadly liberal current in American political life; they advance a version of “civic nationalism,” which the historian Gary Gerstle defines as the “belief in the fundamental equality of all human beings, in every individual’s inalienable rights to life, liberty, and the pursuit of happiness, and in a democratic government that derives its legitimacy from the people’s consent.”
Adherents of the second American populist tradition - the one to which Trump belongs - also blame elites in big business and government for undermining the common folk’s economic interests and political liberties. But this tradition’s definition of “the people” is narrower and more ethnically restrictive. For most of U.S. history, it meant only citizens of European heritage - “real Americans,” whose ethnicity alone afforded them a claim to share in the country’s bounty. Typically, this breed of populist alleges that there is a nefarious alliance between evil forces on high and the unworthy, dark-skinned poor below - a cabal that imperils the interests and values of the patriotic (white) majority in the middle. The suspicion of an unwritten pact between top and bottom derives from a belief in what Gerstle calls “racial nationalism,” a conception of “America in ethnoracial terms, as a people held together by common blood and skin color and by an inherited fitness for self-government.”
Both types of American populists have, from time to time, gained political influence. Their outbursts are not random. They arise in response to real grievances: an economic system that favors the rich, fear of losing jobs to new immigrants, and politicians who care more about their own advancement than the well-being of the majority. Ultimately, the only way to blunt their appeal is to take those problems seriously.
POPULISTS PAST AND PRESENT
Populism has long been a contested and ambiguous concept. Scholars debate whether it is a creed, a style, a political strategy, a marketing ploy, or some combination of the above. Populists are praised as defenders of the values and needs of the hard-working majority and condemned as demagogues who prey on the ignorance of the uneducated.
But the term “populist” used to have a more precise meaning. In the 1890s, journalists who knew their Latin coined the word to describe a large third party, the Populist, or People’s, Party, which powerfully articulated the progressive, civic-nationalist strain of American populism. The People’s Party sought to free the political system from the grip of “the money power.” Its activists, most of whom came from the South and the West, hailed the common interests of rural and urban labor and blasted monopolies in industry and high finance for impoverishing the masses. “We seek to restore the Government of the Republic to the hands of the ‘plain people’ with whom it originated,” thundered Ignatius Donnelly, a novelist and former Republican congressman, in his keynote speech at the party’s founding convention in Omaha in 1892. The new party sought to expand the power of the central government to serve those “plain people” and to humble their exploiters. That same year, James Weaver, the Populist nominee for president, won 22 electoral votes, and the party seemed poised to take control of several states in the South and the Great Plains. But four years later, at a divided national convention, a majority of delegates backed the Democratic nominee, William Jennings Bryan, who embraced some of the party’s main proposals, such as a flexible money supply based on silver as well as gold. When Bryan, “the Great Commoner,” lost the 1896 election, the third party declined rapidly. Its fate, like that of most third parties, was like that of a bee, as the historian Richard Hofstadter wrote in 1955. Once it had stung the political establishment, it died.
Senator Bernie Sanders has inherited this tradition of populist rhetoric. During the 2016 campaign for the Democratic presidential nomination, he railed against “the billionaire class” for betraying the promise of American democracy and demanded a $15-an-hour minimum wage, Medicare for all, and other progressive economic reforms. Sanders calls himself a socialist and has hailed his supporters as the vanguard of a “political revolution.” Yet all he actually advocated was an expanded welfare state, akin to that which has long thrived in Scandinavia.
The other strain of populism - the racial-nationalist sort - emerged at about the same time as the People’s Party. Both sprang from the same sense of alarm during the Gilded Age about widening inequality between unregulated corporations and investment houses and ordinary workers and small farmers. In the late nineteenth and early twentieth centuries, the champions of this strain of thought used xenophobic appeals to lobby Congress to bar all Chinese and most Japanese laborers from immigrating to the United States. Working- and middle-class white Americans, some of whom belonged to struggling labor unions, led this movement and made up the bulk of its adherents. “Our moneyed men... have rallied under the banner of the millionaire, the banker, and the land monopolist, the railroad king and the false politician, to effect their purpose,” proclaimed Denis Kearney, a small businessman from San Francisco with a gift for incendiary rhetoric who founded the Workingmen’s Party of California (WPC) in 1877. Kearney charged that a “bloated aristocracy... rakes the slums of Asia to find the meanest slave on earth—the Chinese coolie - and imports him here to meet the free American in the labor market, and still further widen the breach between the rich and the poor, still further to degrade white labor.”
Brandishing the slogan “The Chinese Must Go!” and demanding an eight-hour workday and public works jobs for the unemployed, the party grew rapidly. Only a few white labor activists objected to its racist rhetoric. The WPC won control of San Francisco and several smaller cities and played a major role in rewriting California’s constitution to exclude the Chinese and set up a commission to regulate the Central Pacific Railroad, a titanic force in the state’s economy. Soon, however, the WPC was torn apart by internal conflicts: Kearney’s faction wanted to keep up its attack on the Chinese “menace,” but many labor unionists wanted to focus on demands for a shorter workday, government jobs for the unemployed, and higher taxes on the rich.
Yet populist activists and politicians in Kearney’s mold did achieve a major victory. In 1882, they convinced Congress to pass the Chinese Exclusion Act - the first law in U.S. history to bar members of a specific nationality from entering the country. Two decades later, activists in the California labor movement spearheaded a fresh campaign to pressure Congress to ban all Japanese immigration. Their primary motivation echoes the threat that Trump sees coming from Muslim nations today: Japanese immigrants, many white workers alleged, were spies for their country’s emperor who were planning attacks on the United States. The Japanese “have the cunning of the fox and the ferocity of a bloodthirsty hyena,” wrote Olaf Tveitmoe, a San Francisco union official, who was himself an immigrant from Norway, in 1908. During World War II, such attitudes helped legitimize the federal government’s forced relocation of some 112,000 Japanese Americans, most of whom were U.S. citizens.
Republican presidential candidate Donald Trump speaks
at a campaign rally in Greensboro, North Carolina, Jun 2016.
Photo: Jonathan Drake / Reuters
In the 1920s, another predecessor of Trump-style populism rose, fell, and left its mark on U.S. politics: the Ku Klux Klan. Half a century earlier, the federal government had stamped out the first incarnation of the KKK, which used terror to try to stop black men and women in the Reconstruction South from exercising their newly won freedoms. In 1915, the Methodist preacher William Simmons launched the second iteration of the group. The second Klan attracted members from all over the nation. And they not only sought to stop African Americans from exercising their constitutional rights under the Fourteenth and Fifteenth Amendments. In the 1920s, they also charged that powerful liquor interests were conspiring with Catholic and Jewish bootleggers to undermine another part of the Constitution: the recently ratified Eighteenth Amendment, which prohibited the manufacture and sale of alcoholic beverages. “The enemy liquor gang - angry, vindictive, unpatriotic - is seeking the overthrow of the highest authority in the land,” claimed The Baptist Observer, a pro-Klan newspaper in Indiana, in 1924. “They can count on the hoodlums, the crooks, the vice-joints, the whiskey-loving aliens, and the indifferent citizen to help them win... Can they count on you?” Like Kearney’s party, the second KKK soon collapsed. But with nearly five million members at its peak in the mid-1920s, the Klan and its political allies helped push Congress to pass strict annual quotas limiting immigrants from eastern and southern Europe to a few hundred per nation in 1924. Congress revoked this blatantly discriminatory system only in 1965.
Like these earlier demagogues, Trump also condemns the global elite for promoting “open borders,” which supposedly allow immigrants to take jobs away from U.S. workers and drive down their living standards. The Republican nominee has been quite specific about which groups pose the greatest danger. He has accused Mexicans of bringing crime, drugs, and rape to an otherwise peaceful, law-abiding nation and Muslim immigrants of favoring “horrendous attacks by people that believe only in jihad, and have no sense of reason or respect for human life” - a stark truth that the “politically correct” Obama administration has supposedly ignored.
AMERICA FIRST
American populists have tended to focus most of their attention on domestic policy. But foreign policy is also a target. Trump, for example, has condemned international alliances, such as NATO, and populists from both traditions have long worried about nefarious foreign influences on the country. In its 1892 platform, for example, the People’s Party warned that a “vast conspiracy against mankind” in favor of the gold standard had “been organized on two continents” and was “rapidly taking possession of the world.” Of the two strains, however, populists in the racial-nationalist tradition have always been the most hostile to international engagement. In the mid-1930s, Father Charles Coughlin, “the radio priest,” urged his huge broadcast audience to defeat ratification of a treaty President Franklin Roosevelt had signed that would have allowed the United States to participate in the World Court at The Hague. That court, Coughlin charged, was a tool of the same “international bankers” who had supposedly dragged the nation into the slaughter of World War I. The resulting torrent of fear-driven mail cowed enough senators to deny Roosevelt the two-thirds majority he needed.
In 1940, the America First Committee, an isolationist pressure group, issued a similar warning against U.S. intervention in World War II. The group boasted some 800,000 members and stitched together a broad coalition: conservative businessmen, some socialists, a student detachment that included the future writer Gore Vidal (then in high school) and the future president Gerald Ford (then at Yale Law School). It also enjoyed the support of a number of prominent Americans, Walt Disney and the architect Frank Lloyd Wright among them. But on September 11, 1941, its most famous spokesperson, the celebrated aviator Charles Lindbergh, took the antiwar, anti-elitist message a step too far. “The three most important groups who have been pressing this country toward war are the British, the Jewish, and the Roosevelt administration,” he charged in a nationally broadcast speech. “Their greatest danger to this country lies in their large ownership and influence in our motion pictures, our press, our radio, and our government.” By then, Hitler’s conquest of most of Europe had put America First on the defensive; Lindbergh’s anti-Semitic slurs accelerated its downfall. The group quickly disbanded after the Japanese attack on Pearl Harbor three months later.
In recent decades, however, several prominent figures on the populist right have revived America First’s brand of rhetoric, although most avoid overt anti-Semitism. In the early 1990s, Pat Robertson, founder of the Christian Coalition (a lobbying group for conservative Christians), warned darkly of a globalist cabal that threatened American sovereignty. “The one-worlders of the... money trust,” he warned, “have financed the one-worlders of the Kremlin.” A few years later, the conservative political commentator Pat Buchanan proposed building a “sea wall” to stop immigrants from “sweeping over our southern border.” In 2003, he accused neoconservatives of plotting the U.S. invasion of Iraq in order to build a “new world order.” This year, Buchanan has defended the reputation of the America First Committee and cheered Trump’s run for the White House. For his part, the Republican nominee vowed, in a major address last April: “‘America First’ will be the major and overriding theme of my administration.” He has even led crowds in chants of the slogan, while feigning indifference toward its dark provenance.
WE THE PEOPLE?
Although Trump’s rise has demonstrated the enduring appeal of the racial-nationalist strain of American populism, his campaign is missing one crucial element. It lacks a relatively coherent, emotionally rousing description of “the people” whom Trump claims to represent.
This is a recent absence in the history of American populism. The People’s Party and its allies applauded the moral superiority of “the producing classes,” who “created all wealth” with their muscles and brains. Their virtuous majority included industrial wage earners, small farmers, and altruistic professionals such as teachers and physicians. For prohibitionists who backed the KKK, “the people” were the teetotaling white evangelical Christians who had the spiritual fortitude to protect their families and their nation from the scourge of the “liquor traffic.” Conservatives such as Senator Barry Goldwater and President Ronald Reagan asserted that they were speaking for the “taxpayers” - an updated version of the “producers” of old. In his 1968 presidential campaign, the third-party candidate George Wallace even described the people he claimed to represent by naming their occupations: “the bus driver, the truck driver, the beautician, the fireman, the policeman, and the steelworker, the plumber, and the communications worker, and the oil worker and the little businessman.”
While vowing to “make America great again,” however, Trump has offered only vague, nostalgic clichés about which Americans will help him accomplish that mighty feat. His speeches and campaign website employ such boilerplate terms as “working families,” “our middle class,” and, of course, “the American people” - a stark contrast to the vividness of his attacks, whether on Mexicans and Muslims or his political rivals (“little Marco,” “lyin’ Ted,” “low-energy Jeb,” and “crooked Hillary”).
In Trump’s defense, it has become increasingly difficult for populists - or any other breed of U.S. politician - to define a virtuous majority more precisely or evocatively. Since the 1960s, the United States has become an ever more multicultural nation. No one who seriously hopes to become president can afford to talk about “the people” in ways that clearly exclude anyone who isn’t white and Christian. Even Trump, in the later months of his campaign, has tried to reach out, in a limited and somewhat awkward fashion, to African American and Latino citizens. Meanwhile, the group that populists in the racial-nationalist tradition have historically praised as the heart and soul of the United States - the white working class - has become a shrinking minority.
Yet progressive populists have also failed to solve this rhetorical challenge. Sanders made a remarkable run for the Democratic nomination this year. But like Trump, he was much clearer about the elite he despised—in his case, “the billionaire class” - than about who exactly would contribute to and benefit from his self-proclaimed revolution. Perhaps a candidate who drew his most ardent support from young Americans of all classes and races could not have defined his “people” more precisely, even had he wanted to.
George Wallace, ex-governor of Alabama,
at a news conference, 1968. Photo: Wikimedia
In the past, populists’ more robust concepts of their base helped them build enduring coalitions - ones that could govern, not just campaign. By invoking identities that voters embraced - “producers,” “white laborers,” “Christian Americans,” or President Richard Nixon’s “silent majority” - populists roused them to vote for their party and not merely against the alternatives on offer. Neither Democrats nor Republicans have been able to formulate such an appeal today, and that failing is both a cause and an effect of the public’s distaste for both major parties. It may be impossible to come up with a credible definition of “the people” that can mobilize the dizzying plurality of classes, genders, and ethnic identities that coexist, often unhappily, in the United States today. But ambitious populists will probably not stop trying to concoct one.
PLAYING WITH FEAR
Trump will struggle to win the White House. Despite the manifest weaknesses of Hillary Clinton, the Democratic nominee - including a lack of public trust and an awkward speaking style - her opponent has earned a reputation for vicious harangues against minority groups and individuals rather than statesmanlike conduct or creative policies. For much of his campaign, his slogan might as well have been “Make America Hate Again.” Such negativity has seldom been a sound strategy for winning the presidency in a nation where most people pride themselves, perhaps naively, on their optimism and openness. And overt racial nationalism is no longer acceptable in national campaigns.
Yet it would be foolish to ignore the anxieties and anger of those who have flocked to Trump with a passion they have shown for no other presidential candidate in decades. According to a recent study by the political scientist Justin Gest, 65 percent of white Americans - about two-fifths of the population - would be open to voting for a party that stood for “stopping mass immigration, providing American jobs to American workers, preserving America’s Christian heritage, and stopping the threat of Islam.” These men and women believe that most politicians ignore or patronize them, and they feel abandoned by a mass culture that prizes the monied, the cosmopolitan, and the racially diverse. They represent roughly the same percentage of their country as do the French who currently back the National Front and only about ten percent less than the British who voted for a British exit from the EU.
But so long as neither of the two main U.S. parties addresses their concerns in a serious and empathetic way - by severely limiting undocumented immigration and providing secure employment at decent wages - they will likely remain open to politicians who do make such an effort, however ill informed he or she might be. If he loses, Trump may never run for political office again. The tradition of populism he has exploited, however, will endure.
A NECESSARY EVIL
At its best, populism provides a language that can strengthen democracy, not imperil it. The People’s Party helped usher in many of the progressive reforms, such as the income tax and corporate regulation, that made the United States a more humane society in the twentieth century. Democrats comfortable with using populist appeals, from Bryan to FDR, did much to create the liberal capitalist order that, despite its flaws, few contemporary Americans want to dismantle. Even some populist orators who railed against immigrants generated support for laws, such as the eight-hour workday, that, in the end, helped all wage earners in the country, regardless of their place of birth.
Populism has had an unruly past. Racists and would-be authoritarians have exploited its appeal, as have more tolerant foes of plutocracy. But Americans have found no more powerful way to demand that their political elites live up to the ideals of equal opportunity and democratic rule to which they pay lip service during campaign seasons. Populism can be dangerous, but it may also be necessary. As the historian C. Vann Woodward wrote in 1959 in response to intellectuals who disparaged populism, “One must expect and even hope that there will be future upheavals to shock the seats of power and privilege and furnish the periodic therapy that seems necessary to the health of our democracy.”
Michael Kazin
Foreign Affairs
Michael Kazin (born June 6, 1948) is an American historian and professor at Georgetown University. He is co-editor of Dissent magazine.
Early life: Kazin was born in New York City in 1948 and grew up in Englewood, New Jersey. He is the son of literary critic Alfred Kazin. He received a B.A. in Social Studies from Harvard University, an M.A. in History from Portland State University, and a Ph.D. in History from Stanford University. As a Harvard student he was a leader in Students for a Democratic Society and briefly a member of the Weatherman faction.
Career: Kazin's research interests are American social movements of the 19th and 20th centuries, and he has authored books on labor history (Barons of Labor: The San Francisco Building Trades and Union Power in the Progressive Era); populism (The Populist Persuasion: An American History), and William Jennings Bryan, (A Godly Hero: The Life of William Jennings Bryan).
Kazin wrote an unsympathetic review of Howard Zinn's 1980 book A People's History of the United States, with the comment: "Bad history, albeit gilded with virtuous intentions."
His latest book War Against War: The American Fight for Peace, 1914-1918 was published by Simon and Schuster on November 1, 2016. (From Wikipedia, the free encyclopedia).
* * *
Xem bài có liên hệ với đề tài: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net