(Why Republicans hate Obamacare?)
By M.J.
Lê Thị Hồng Loan dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
The Economist
Dec 11th 2016, 23:00
Đạo luật cải cách y tế Obamacare đã được gọi là “đạo luật nguy hiểm nhất từng được thông qua”, “có tác động phá hoại tới các quyền tự do con người và cá nhân giống như Đạo luật Xử lý Nô lệ bỏ trốn” và một thứ giết chết phụ nữ, trẻ em và người già. Theo các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa, nguồn của các trích dẫn trên đây, Đạo luật Chăm sóc sức khỏe Hợp túi tiền (ACA), hay Obamacare, là một điều khủng khiếp. Từ khi được thông qua bởi Quốc hội do Đảng Dân Chủ kiểm soát vào năm 2009, nó được xem là đối tượng thù ghét (bête noire) của Đảng Cộng hòa. Đảng này đã thúc đẩy tiến hành hơn 60 phiên bỏ phiếu ở Quốc hội để hủy bỏ đạo luật nhưng không thành công, trong khi Tòa án tối cao đã buộc phải đưa đạo luật ra tranh luận bốn lần trong lịch sử ngắn ngủi của nó. Obamacare cũng là trọng tâm của hai tuần đóng cửa chính phủ vào năm 2013. Vậy tại sao ACA thu hút nhiều sự chỉ trích như vậy từ cánh hữu?
Sự thù ghét của Đảng Cộng hòa đối với ACA tồn tại vì các lý do tư tưởng, kinh tế và lịch sử. Bắt đầu là với lý do tư tưởng. Nguyên tắc cơ bản phía sau Obamacare – rằng những người Mỹ có đủ khả năng mua bảo hiểm trực tiếp từ nhà cung cấp phải trả phí cao hơn để giúp chi trả cho các khoản trợ cấp dành cho những người mua bảo hiểm từ các thị trường do chính phủ quản lý – là loại chính sách kinh tế mang tính tái phân phối thu nhập bị ghét cay ghét đắng bởi một đảng theo quan niệm chính phủ nên nhỏ và ít can thiệp. Nhiều người bảo thủ, trong đó có Tom Price, lựa chọn của Donald Trump cho chức Bộ trưởng Y tế, xem việc chính phủ thúc đẩy chính sách bảo hiểm toàn dân như là bằng chứng về sự can thiệp của chính phủ vào mối quan hệ riêng tư giữa bác sĩ và bệnh nhân.
Tiếp theo, họ lập luận rằng nguyên lý kinh tế đằng sau Obamacare không thực tế. Điều này gây ra nhiều tranh cãi. Một mặt, tỷ lệ người Mỹ không có bất kỳ loại bảo hiểm y tế nào đã giảm từ mức cao khoảng 16% năm 2010 xuống 11% vào năm 2016, theo Gallup, một tổ chức thăm dò ý kiến. Các con số mới cho thấy rằng số lượng người dân không có bảo hiểm trong số những người da trắng thu nhập thấp, không có bằng đại học đã giảm từ 25% năm 2013 xuống còn 15% trong năm nay. Như vậy, một nhóm lớn cử tri bỏ phiếu cho Trump cũng nằm trong nhóm những người được hưởng lợi lớn nhất từ Obamacare.
Mặt khác, phí bảo hiểm đã được dự kiến tăng lên vào năm 2017, với mức trung bình 22%. Nhiều công ty bảo hiểm đã bị thua lỗ bởi vì các khách hàng lớn tuổi và ốm đau nhiều hơn so với dự kiến. Đến lượt mình, các công ty bảo hiểm lại chuyển chi phí này sang cho những người Mỹ khá giả. Đảng Cộng hòa lập luận rằng nó đại diện cho sự khởi đầu của thất bại thị trường: phí bảo hiểm cao hơn sẽ ngăn cản những người Mỹ trẻ tuổi, khỏe mạnh tham gia bảo hiểm, điều đó có nghĩa là các công ty bảo hiểm sẽ phải chịu thua lỗ nhiều hơn nữa, phí sẽ tiếp tục tăng và cứ như vậy, cho đến khi hệ thống sụp đổ. Chính phủ (Đảng Dân chủ) cho rằng phí bảo hiểm đang ở mức mà Văn phòng Ngân sách Quốc hội dự kiến, trước khi ra mắt chương trình Obamacare.
Cuối cùng, nhiều người cánh hữu coi ACA như là vòng mới nhất trong một cuộc chiến đa thế hệ chống lại chương trình y tế do nhà nước cung cấp. Đầu nhiệm kỳ tổng thống của mình, vào năm 1945, Harry Truman đã kêu gọi “mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện tại của chúng ta” để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho mọi người dân Mỹ. Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã đứng đầu trong việc chống lại lời kêu gọi này, và công ty PR của Hiệp hội này đã đặt ra cụm từ hoàn hảo để đánh chìm nó: “thuốc xã hội hóa” (socialised medicine). Đó là liều thuốc nổ chính trị trong thời kỳ chống cộng dữ dội.
Khi đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội vào năm 1946, chính sách này đã bị bãi bỏ. Chính phủ sử dụng chính sách giảm thuế để khuyến khích các công ty cung cấp các gói bảo hiểm tư nhân. Người lao động đã tham gia và quy định về chăm sóc sức khỏe đã được gắn chặt với hợp đồng lao động. Các đời tổng thống Dân chủ tiếp theo – Lyndon Johnson, Bill Clinton, Obama – đã đẩy chính phủ tiến ngày càng gần hơn về phía cung cấp chăm sóc sức khỏe toàn dân, nhưng sự phản kháng vẫn luôn mạnh mẽ. Cái mác “thuốc xã hội hóa” bị gắn với Obamacare cũng nhanh như khi nó được gắn với kế hoạch của Truman. Ông Price cũng có thể phục hồi lại cái mác này một lần nữa vào năm 2017.
By M.J.
Lê Thị Hồng Loan dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
The Economist explains
Why Republicans hate Obamacare
By M.J.
The Economist
Dec 11th 2016, 23:00
IT HAS been called “the most dangerous piece of legislation ever passed”, “as destructive to personal and individual liberties as the Fugitive Slave Act” and a killer of women, children and old people. According to Republican lawmakers, the sources of each of these quotes, the Affordable Care Act (ACA), or Obamacare, is a terrible thing. Since it was passed by a Democratic Congress in 2009, it has been the bête noire of the Republicans. The party has pushed more than 60 unsuccessful Congressional votes to defeat it, while the Supreme Court has been forced to debate it four times in the act’s short history. Obamacare was also at the heart of the two-week government shutdown in 2013. Why does the ACA attract such opprobrium from the right?
Republican distaste exists for ideological, economic and historical reasons. Start with the ideological. The fundamental mechanism behind Obamacare - that Americans who can afford to buy insurance directly from a provider are charged higher premiums to help to pay for the subsidies provided to those who buy their coverage from government-run marketplaces - is the sort of redistributive economics that is anathema to the party of small government. Many conservatives, including Tom Price, Donald Trump's pick as health secretary, see the drive for universal insurance as evidence of government meddling in the private doctor-patient relationship.
Next, they argue that the economics of Obamacare do not stack up. This is contentious. On one hand, the proportion of Americans without any sort of health insurance has declined from a high of around 16% in 2010 to 11% in 2016, according to Gallup, a pollster. New numbers suggest that the uninsured population among low-income white people without a college degree has dropped from 25% in 2013 to 15% this year. A large group that voted for Mr Trump is also among the biggest beneficiaries of Obamacare. On the other hand, premiums are set to shoot up in 2017, by an average of 22%. Many insurers have lost money on the exchanges as customers have been older and sicker than they expected. Insurers are, in turn, passing on this cost to better-off Americans. Republicans argue that it represents the beginnings of market failure: higher prices will deter healthy, young Americans from signing up, which means insurers will make further losses, which means prices will rise again and so on, until the system collapses. The government maintains that premiums are what the Congressional Budget Office expected they would be, prior to the launch of Obamacare.
Lastly, many on the right view the ACA as the latest round in a multi-generational fight against state-proffered health care. Early in his presidency, in 1945, Harry Truman called for an “expansion of our existing compulsory social insurance system” to include health care for every American. The American Medical Association led the charge against it, and its PR firm coined the perfect phrase to sink it: “Socialised medicine”. It was political dynamite in a furiously anti-communist age. When the Republicans seized control of Congress in 1946, the policy was dropped. The government used tax breaks to encourage firms to offer private insurance plans. Workers took them up and health-care provision became entwined with employment. Subsequent Democratic presidents - Lyndon Johnson, Bill Clinton, Mr Obama - have pushed the government further and further towards universal health-care provision, but the resistance has been strong. The label of socialised medicine stuck as fast to Obamacare as it did to Truman’s plan. Mr Price may well resurrect it again in 2017.
By M.J.
The Economist
* * *
Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây
Xem trang “Kiến thức, tài liệu”: click vào đây
More: English topic, please click here
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net