Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 14, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
LỊCH SỬ CHỦ NGHĨA WAHHABI VÀ SỰ TRỖI DẬY CỦA ISIS
Webmaster

 

Đề tài liên hệ:

- ISIS KHIẾN NGƯỜI HỒI GIÁO TỪ BỎ HỒI GIÁO NHƯ THẾ NÀO?

- CUỘC ĐẤU TRÍ CHỐNG LẠI ISIS

 

 

You Can’t Understand ISIS If You Don’t Know the History of Wahhabism in Saudia Arabia

By Alastair Crooke

Nguyễn Thế Phương dịch và Hiệu đính

The World Post

08/27/2014 11:56 am ET  -  Updated Jun 03, 2016

 

Phần 1: Đây là bản dịch phần 1 của bài viết có 2 phần bằng Anh ngữ đăng trên The World Post.

 

 

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Daesh (tên viết tắt bằng tiếng A-rập của Nhà nước Hồi giáo IS) ở Iraq và Syria đã gây sốc tại phương Tây. Rất nhiều người đã trở nên bối rối – và sợ hãi – trước mức độ bạo lực và sức hút rõ ràng mà tổ chức này đã tạo ra đối với các thanh niên hồi giáo dòng Sunni. Hơn thế nữa, phương Tây nhận ra sự chần chừ và mâu thuẫn của Saudi Arabia trước sự trỗi dậy của IS là hành động gây khó chịu và khó có thể giải thích. “Liệu người Saudi có hiểu được rằng chính IS cũng đang đe doạ tới họ hay không?”.

 

Cho tới hiện nay, có thể thấy rõ rằng giới tinh hoa thống trị của Saudi Arabia đang bị chia rẽ. Một số người cho rằng IS đang chiến đấu chống lại “ngọn lửa” của phe Shiite Iran bằng “ngọn lửa” của chính những người Sunni; rằng một quốc gia hồi giáo Sunni mới đang hình thành tại trung tâm của vùng đất mà họ cho là thuộc di sản lịch sử của người Sunni; và họ đã bị hấp dẫn bởi hệ tư tưởng Salafi cứng rắn của Daesh.

 

Một số người Saudi khác lại sợ hãi, gợi nhớ lại lịch sử cuộc nổi dậy chống lại Abd-alAziz của những người Ikhwan theo tư tưởng Wahhabism (Wahhabist Ikhwan). Rất nhiều người dân Saudi cảm thấy cực kỳ khó chịu trước các học thuyết cấp tiến của Daesh, và đã bắt đầu đặt vô số câu hỏi trước các định hướng chính sách của chính phủ Saudi Arabia.

 

Hai căn tính của Saudi Arabia

 

Mối bất hoà và những căng thẳng bên trong nội bộ Saudia Arabia về IS chỉ có thể được thấu hiểu bằng cách đào sâu tìm hiểu về hai căn tính cố hữu, và dai dẳng, vốn nằm sâu bên trong cốt lõi hình thành nên bản sắc tôn giáo của vương quốc này, cũng như nguồn gốc lịch sử của Saudi Arabia.

 

Một trong những xu hướng chính định hình nên bản sắc tôn giáo của Saudi Arabia có liên quan mật thiết tới nhân vật có tên Muhammad ibn ‘Abd al-Wahhab’ (người sáng lập nên phong trào Wahhabi), và việc lợi dụng những tư tưởng của phong trào tôn giáo cấp tiến, mang tư tưởng “hồi giáo thanh khiết” và bất vị tha này của Ibn Saud (một thủ lĩnh cấp thấp – một trong nhiều những lãnh đạo trong thời gian này không ngừng tấn công và cướp bóc các bộ tộc người Badouin tại những sa mạc vùng Nejd).

 

Xu hướng thứ hai hình thành nên bản sắc tôn giáo phức tạp của Saudi Arabia có liên quan tới quá trình định hình nên nhà nước Saudi Arabia hiện đại của vua Abd-al Aziz vào những năm 1920: các cố gắng “uốn nắn” phong trào Ikhwan và bản chất bạo lực của họ (với mục đích để được Anh và Mỹ công nhận là một quốc gia-dân tộc về mặt ngoại giao); việc thể chế hoá các đặc trưng căn bản của chủ thuyết Wahhabi; và sau đó là tận dụng thành công nguồn lợi có được từ khai thác dầu mỏ bùng nổ vào những năm 1970 để định hướng làn sóng Ikhwan ra nước ngoài – bằng cách lan truyền một loại cách mạng văn hoá, thay vì cách mạng bạo lực, trên khắp thế giới Hồi giáo.

 

Nhưng thứ “cách mạng văn hoá” này không phải là một hình thức cải cách có thể được kiểm soát một cách dễ dàng. Đó là một hình thức cách mạng dựa trên lòng thù hận mang hơi hướng Jacobin của Abd al-Wahhab chống lại những gì mục nát và sai lệch mà ông ta cảm nhận tồi tại ngay trong chính bản thân mình – từ đó dẫn tới lời kêu gọi thanh tẩy Hồi giáo khỏi những kẻ dị giáo và những kẻ thích sùng bái ảnh tượng.

 

Những kẻ mạo danh tín đồ Hồi giáo

 

Abd al-Wahhab là người có tính cách khắt khe và rất hay chỉ trích, và là học trò của học giả Hồi giáo sống vào thế kỷ 14 có tên Ibn Taymiyyah. Tác giả và nhà báo người Mỹ, Steven Coll, đã từng mô tả sự khinh miệt của Abd al-Wahhab đối với “các quý tộc người Ai Cập và Ottoman có vẻ ngoài lịch thiệp, với tính cách nghệ sỹ, thích hút thuốc lá và hasit (một loại thuốc lá chế bằng lá thuốc non và đọt gai dầu ở Thổ Nhĩ Kỳ hay Ấn Độ…) cũng như hay đánh trống, những người vốn thường xuyên di chuyển xuyên qua bán đảo Arabia để tới cầu nguyện tại Mecca”.

 

Trong con mắt của Abd al-Wahhab, những quý tộc như trên không phải là người Hồi giáo; họ chỉ là những kẻ lừa bịp giả danh là người Hồi giáo mà thôi. Tương tự, ông ta cũng không cho rằng những người Ả-rập Bedouin địa phương là người Hồi giáo. Họ khiến cho Abd al-Wahhab tức giận chỉ bởi vì họ tôn thờ một số vị thánh, dựng lên các ngôi mộ bằng đá, và bởi vì sự “mê tín” của họ (ví dụ như tôn thờ các ngôi mộ hay một số địa danh vốn có mối quan hệ đặc biệt thiêng liêng với các vị thánh đó).

 

Tất cả những hành động này được Abd al-Wahhab gọi là bida – bị cấm bởi Chúa trời.

 

Cũng giống như người thầy của mình là Taymiyyah, Abd al-Wahhab tin rằng khoảng thời gian nhà tiên tri Muhammad sống ở Medina là khoảng thời gian lý tưởng của một xã hội Hồi giáo chuẩn mực (the “best of times”), và vì vậy mọi tín đồ Hồi giáo đều phải khao khát hướng tới tái hiện lại một xã hội tương tự như thế (điều này cũng là một phần lý tưởng của phái Salafi).

 

Taymiyyah đã tuyên bố chiến tranh với những người theo hệ phái Shiite, những người theo phái Sufi và toàn bộ triết học Hy Lạp. Ông ta công khai phản đối việc viếng thăm ngôi mộ của nhà tiên tri và việc ăn mừng ngày sinh nhật của Ngài, tuyên bố rằng mọi hành vi như vậy chỉ là một sự bắt chước đơn thuần cách thức mà người Thiên chúa giáo tôn thờ Jesus như là Chúa (tôn thờ ảnh tượng). Abd al-Wahhab loại bỏ những lời giáo huấn như trên vốn xuất hiện trong giai đoạn đầu của Hồi giáo. Ông cho rằng bất cứ tín đồ nào “nghi ngờ hay lưỡng lự” trước lời diễn giải đặc biệt này (không được tôn thờ ảnh tượng) đều bị “tước đoạt quyền miễn trừ đối với tài sản và cả tính mạng” của bản thân tín đồ đó.

 

Một trong những giáo lý chủ đạo từ học thuyết của Abd al-Wahhab đã trở thành tư tưởng nền tảng của takfir. Dưới học thuyết takfir, Abd al-Wahhab và những tín đồ của ông ta có thể gán cho bất cứ người Hồi giáo nào tội danh ngoại đạo trong trường hợp họ thực hiện những hành động được cho là làm tổn hại đến Thẩm quyền tối thượng (ở đây là nhà Vua). Abd al-Wahhab lăng mạ tất cả những tín đồ Hồi giáo tôn thờ cái chết, các vị thánh và thiên thần. Ông ta cho rằng những hành vi như vậy sẽ làm chệch hướng sự sùng bái tối cao mà một tín đồ phải có trước Chúa và chỉ Chúa mà thôi. Hồi giáo Wahhabi vì thế cấm tất cả tín đồ của mình thờ phụng các vị thánh, cấm cả việc thờ phụng những người thân đã qua đời, cấm việc hành hương tới các ngôi mộ hay các thánh đường quan trọng, cấm các lễ hội tôn giáo tôn vinh các vị thánh, cấm việc ăn mừng ngày sinh nhật của nhà tiên tri Muhammad, và thậm chí cấm cả việc sử dụng bia mộ khi chôn cất người chết.

 

Abd al-Wahhab yêu cầu mọi tín độ phải tuân thủ – một hình thức tuân giáo biểu hiện trong mọi hình thức lý tính và hữu hình. Ông ta cho rằng tất cả các tín đồ Hồi giáo sẽ phải tuyên bố trung thành với một lãnh đạo duy nhất (chính là một Caliph – người đứng đầu nhà nước Hồi giáo nếu có). Những ai không tuân theo quan điểm trên sẽ bị giết, vợ và con gái họ bị hãm hiếp, và tài sản bị tịch thu, ông ta viết. Danh sách những kẻ bội giáo xứng đáng bị giết bao gồm người Shiite, người Sufi, và những dòng Hồi giáo khác, những người mà Abd al-Wahhab không xem là người Hồi giáo.

 

Đến đây thì chưa thể phân biệt được giữa những kẻ theo chủ thuyết Wahhabi và IS. Rạn nứt chỉ xuất hiện sau này: kể từ khi học thuyết của Muhammad ibn ‘Abd al-Wahhab’ về “Một Lãnh đạo, Một Thẩm quyền, Một Giáo đường” (One Ruler, One Authority, One Mosque) được thể chế hoá – ba trụ cột này được sử dụng để đề cập tới nhà vua Saudi Arabia, tới thẩm quyền tối thượng của chủ thuyết Wahhabi (official Wahhabism), và sự kiểm soát của nó đối với “ngôn từ” (tức giáo đường – the mosque).

 

Trong mối rạn nứt này, nhà nước Hồi giáo IS đã bác bỏ hoàn toàn ba trụ cột mà dựa trên đó toàn bộ thẩm quyền Sunni được chống đỡ, và do đó khiến IS, dựa trên các quy tắc tuân giáo Wahhabi, trở thành mối đe doạ nghiêm trọng với Saudi Arabia.

 

Lịch sử ngắn gọn từ 1741 – 1818

 

Sự ủng hộ và truyền bá các tư tưởng cực đoan này của Abd al-Wahhab đã khiến cho ông ta bị trục xuất khỏi ngôi làng nơi ông ta sinh ra – và vào năm 1741, sau một thời gian lang bạt, al-Wahhab được thu nhận và nằm dưới sự bảo vệ của Ibn Saud và bộ lạc của ông. Ibn Saud nhận ra trong các bài giảng của Abd al-Wahhab cách thức để biến đổi truyền thống và các tục lệ của người A-rập. Đó là con đường để giành lấy quyền lực.

 

Bộ lạc của Ibn Saud, dựa trên học thuyết của Abd al-Wahhab, bây giờ có thể làm những gì mà họ vốn luôn làm: tấn công các ngôi làng xung quanh và cướp bóc tài sản. Chỉ là từ bây giờ, họ không chỉ tấn công và cướp bóc dựa trên giới hạn truyền thống A-rập, mà là dưới ngọn cờ jihad. Ibn Saud và Abd al-Wahhab cũng đã tái định nghĩa lại khái niệm martyrdom (tử vì đạo) dưới danh nghĩa của jihad, bởi vì jihad cho phép những ai tử vì đạo được phép đi thẳng lên thiên đường.

 

Vào thời kỳ đầu, họ đã chinh phục được một vài cộng đồng địa phương và áp đặt sự cai trị của mình lên những cộng đồng đó. (Những người bị chinh phục có hai lựa chọn: cải đạo sang Wahhabism hay là chết.) Cho tới năm 1790, Liên minh đã kiểm soát hầu hết bản đảo A-rập và liên tục cướp bóc Medina, Syria và Iraq.

 

Chiến lược của họ – giống hệt như IS ngày ngay – là ép buộc những dân tộc bị chính phục phải phục tùng. Mục tiêu là lan truyền nỗi sợ hãi. Vào năm 1801, Liên minh tấn công thánh địa Karbala ở Iraq. Họ đã thảm sát hàng ngàn người Shiite, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em. Nhiều đền thờ Shiite bị phá huỷ, bao gồm đền thờ Imam Hussein, người cháu trai bị giết của nhà tiên tri Muhammad.

 

Một sĩ quan người Anh, Trung uý Francis Waren, người đã quan sát sự kiện vào khoảng thời gian đó, viết rằng: “Chúng cướp phá khắp thành phố [Karbala], và phá huỷ ngôi mộ của Hussein…giết chóc cả ngày, với những trường hợp đặc biệt man rợ, trên năm ngàn thường dân…”

 

Osman Ibn Bishr Najdi, sử gia của quốc gia Saudi đầu tiên, viết rằng Ibn Saud đã tiến hành một vụ thảm sát tại Karvala vào năm 1801. Ông ghi chép một cách tự hào về vụ thảm sát đó, nói rằng: “Chúng ta chiếm được Karbala, giết và bắt cư dân của thành phố (làm nô lệ), sau đó ca ngợi thánh Allah, Chúa tể của các thế giới, và chúng ta không hối lỗi về việc đó và nói rằng: ‘Đối với những kẻ vô đạo: sẽ là sự đối đãi tương tự như thế’”.

 

Vào năm 1803, Abdul Aziz tiến vào thánh địa Mecca, vốn đầu hàng trong sự sợ hãi và hỗn loạn (số phận tương tự xảy đến với Medina). Những tín đồ của Abd al-Wahhab đã đập bỏ những công trình lịch sử và tất cả các lăng mộ, đền đài. Cuối cùng, họ cũng đã phá huỷ hàng thế kỷ những công trình kiến trúc Hồi giáo được xây dựng gần Đại Thánh đường Mecca.

 

Nhưng vào tháng 11-1803, một sát thủ người Shiite đã ám sát vua Abdul Aziz (để trả thù cho vụ thảm sát Karbala). Con trai của Abdul Aziz, Saud bin Abd al Aziz, nối ngôi và tiếp tục công cuộc chinh phục bán đảo A-rập. Tuy vậy, những người đứng đầu của Đế chế Ottoman đã không còn có thể ngồi yên và chứng kiến đế quốc của mình bị gặm nhấm từng chút một. Vào năm 1812, quân đội Ottoman, bao gồm người Ai Cập, đã đẩy Liên minh ra khỏi Medina, Jeddah và Mecca. Năm 1814, Saud bin Abd al Aziz chết vì bệnh. Người con trai không may mắn của ông ta Abdullah bin Saud bị những người Ottoman bắt và mang về Istanbul. Abdullah bin Saud bị hành quyết một cách khủng khiếp (một hành khách tới Istanbul đã kể lại rằng Abdullah đã bị sỉ nhục trên đường phố Istanbul trong vòng ba ngày, sau đó bị treo cổ và chặt đầu, đầu của Abdullah sau đó bị bắn từ một chiếc đại bác, tai của ông ta bị cắt và bị đâm xuyên qua thân người).

 

Năm 1815, lực lượng Wahhabi bị nghiền nát bởi người Ai Cập (thay mặt cho đế chế Ottoman) trong một trận chiến mang tính quyết định. Năm 1818, người Ottoman chiếm và phá huỷ thủ đô của Wahhabi là Dariyah. Quốc gia Saudi đầu tiên sụp đổ. Tàn dư Wahhabi rút chạy về phía sa mạc để tái hợp, họ đã ở đó trong im lặng suốt thế kỷ 19.

 

Lịch sử quay trở lại với IS

 

Không quá khó hiểu khi sự trỗi dậy của IS tại Iraq và Syria hiện tại khiến cho nhiều người liên tưởng đến quá khứ như đã đề cập. Thật sự, những đặc trưng của chủ nghĩa Wahhabi trong thế kỷ 18 đã không biến mất tại Nejd, chúng đã quay trở lại khi Đế chế Ottoman sụp đổ cuối Thế chiến thứ nhất.

 

Nhà Al Saud – trong thời kỳ phục hưng của mình vào thế kỷ 20 – được dẫn dắt bởi Abd-al Aziz sắc sảo và khôn khéo về mặt chính trị, người đã thống nhất các bộ lạc Bedouin luôn bị chia rẽ. Ông cũng đã chính thức phát động phong trào Ikhwan Saudi theo tinh thần của Abd al-Wahhab và Ibn Saud trước đây.

 

Phong trào Ikhwan lúc này tái hiện lại bản thân phong trào Ikhwan tiên phong trước đây, một phong trào dữ dội, sôi sục, bán độc lập tập hợp những “nhà đạo đức” với tư tưởng cấp tiến cực đoan vốn đã thành công trong việc xâm chiếm toàn bộ bán đảo A-rập trong những năm đầu thế kỷ 19. Với một phương pháp tương tự, phong trào Ikhwan hiện tại đã lại một lần nữa chiếm được Mecca, Medina và Jeddah trong giai đoạn 1914 – 1926. Abd-al Aziz, tuy vậy, đã bắt đầu cảm thấy các lợi ích lớn hơn của mình bị đe doạ bởi chủ thuyết Jacobin mang tính cách mạng được Ikhwan ủng hộ. [1] Phong trào đã quyết định nổi dậy – dẫn đến một cuộc nội chiến kéo dài cho tới những năm 1930, khi nhà Vua đã dập dắt nó, ông đã thảm sát toàn bộ các thành viên phong trào bằng súng máy.

 

Với vị vua này, Abd-al Aziz, những chân lý và xúc cảm giản đơn của các thập kỷ trước đây đang bị xói mòn. Dầu mỏ được phát hiện tại bán đảo. Anh và Mỹ tìm cách ve vãn Abd-al Aziz, nhưng đồng thời vẫn tiếp tục ủng hộ Sharif Husain [2] trở thành nhà cai trị hợp pháp duy nhất của toàn bộ bán đảo A-rập. Người Saudi lúc này cần phải phát triển một phương cách ngoại giao phức tạp hơn.

 

Vì thế phong trào Wahhabi đã bị ép buộc phải thay đổi từ một phong trào cách mạng dựa trên khái niệm jihad và xu hướng thanh tẩy tôn giáo takfiri trở thành một phòng trào xã hội, chính trị và tôn giáo mang tính bảo thủ, là một lời kêu gọi mang tính tôn giáo (da’wa) để hợp thức hoá các thể chế vốn tăng cường lòng trung thành đối với gia đình hoàng gia Saudi và quyền lực tuyệt đối của nhà vua.

 

Dầu mỏ giúp lan truyền chủ thuyết Wahhabi

 

Với việc phát hiện ra dầu mỏ và sự thịnh vượng mà nó mang lại – học giả người Pháp, Giles Kepel đã viết, mục tiêu của Saudi là “truyền bá chủ nghĩa Wahhabi ra khắp thế giới Hồi giáo…để Wahhabi hoá đạo Hồi, từ đó giảm thiểu “sự đa dạng về quan điểm trong lòng tôn giáo” để biến nó thành “một tín ngưỡng đơn nhất” – một phòng trào vượt lên khỏi sự chia rẽ giữa các quốc gia. Hàng tỷ đô-la đã – và đang tiếp tục được sử dụng – để đầu tư vào hình thức quyền lực mềm này.

 

Chính quá trình triển khai quyền lực mềm mạnh mẽ – cùng với đó là khả năng của Saudi trong việc kiểm soát thế giới Hồi giáo Sunni phù hợp với lợi ích của nước Mỹ, đồng thời truyền bá chủ nghĩa Wahhabi trong các lĩnh vực giáo dục, xã hội và văn hoá trên khắp thế giới Hồi giáo – đã tạo ra sự phụ thuộc về chính sách của phương Tây đối với Saudi Arabia, một sự phụ thuộc đã ngày càng trở nên khó tách rời kể từ khi Abd-al Aziz gặp mặt Tổng thống Roosevelt trên một tàu chiến Mỹ (trên đường trở về từ Thượng đỉnh Yalta) cho tới ngày hôm nay.

 

Phương Tây nhìn vào vương quốc này, và ánh nhìn của họ bị hấp dẫn bởi sự thịnh vượng; bởi quá trình hiện đại hoá hiện hữu trước mắt, và bởi sự lãnh đạo chuyên nghiệp đối với thế giới Hồi giáo. Phương Tây đã chọn lựa giả định rằng Vương quốc Saudi đã nương theo những đòi hỏi cấp thiết của cuộc sống hiện đại – và rằng quá trình kiểm soát thế giới Hồi giáo Sunni rốt cuộc cũng sẽ biến đổi Vương quốc hướng tới phong cách sống hiện đại.

 

Thế nhưng phong trào Ikhwan Saudi và cách tiếp cận của nó đối với Hồi giáo đã không biến mất vào những năm 1930. Nó chỉ tạm thời rút lui, nhưng vẫn giữ nguyên sự kiểm soát của mình đối với nhiều bộ phận của hệ thống – và theo đó là sự xuất hiện của hai căn tính Saudi mà chúng ta đang chứng kiến hiện nay trong thái độ của nhà nước Saudi với IS.

 

Một mặt, IS là hiện thân toàn vẹn nhất của chủ nghĩa Wahhabi. Mặt khác, IS lại là một tổ chức cực đoan theo một cách khác. Tổ chức này có thể được xem như là một phong trào cải biên của chủ nghĩa Wahhabi đương thời.

 

IS là một phong trào “hậu Medina”: tổ chức này xem trọng hành động của hai vị Caliph đầu tiên, hơn là hành động của bản thân nhà tiên tri Muhammad, tổ chức này cũng bác bỏ thẩm quyền cai trị của nhà Saudi.

 

Trong khi Hoàng gia Saudi phát triển, trong thời đại dầu mỏ, trở thành môt thể chế ngày càng phình to hơn, thì sự hấp dẫn đến từ các thông điệp Ikhwan lại ngày càng phổ biến (bất chấp chiến dịch hiện đại hoá của nhà vua Faisal). “Cách tiếp cận của Ikhwan” đã nhận được sự ủng hộ của rất nhiều đàn ông, phụ nữ và các tộc trưởng A-rập (sheikh) nổi tiếng. Bằng cách đó, Osama bin Laden chính xác là một đại diện của xu hướng này.

 

Hiện tại, tính chính danh của nhà vua Saudi đang bị xói mòn bởi chính IS. Quá trình này không bị xem là gây ra rắc rối, mà thay vào đó được xem là sự quay trở lại nguồn gốc chính thống của truyền thống Saudi-Wahhabi.

 

Trong quá trình hợp tác giữa nhà Saudi và phương Tây trong việc theo đuổi một số mục tiêu của ở khu vực (chống lại chủ nghĩa xã hội, chống lại đảng Batth, chủ nghĩa Nasser, chống lại ảnh hưởng của Liên Xô và Iran), các chính trị gia phương Tây đã nhấn mạnh những lựa chọn của mình đối với Saudi Arabia (thịnh vượng, hiện đại hoá và ảnh hưởng), nhưng họ đã bỏ qua sự trỗi dậy của Wahhabi.

 

Sau cùng, các phong trào Hồi giáo cực đoan được tình báo phương Tây nhận định là công cụ quan trọng để loại bỏ sự hiện diện của Liên Xô tại Afghanistan – và trong việc chống lại những lãnh đạo hay quốc gia Trung Đông “không được ưa thích”.

 

Tại sao chúng ta phải ngạc nhiên, khi từ các chính sách của phương Tây và Saudi dưới thời Hoàng tử Bandar [3] nhằm kiểm soát các nhóm nổi dậy ở Syria chống lại Tổng thống Assad lại xuất hiện một phong trào tiên phong trong việc tạo dựng sự sợ hãi và bạo lực theo phương châm Ikhwan: nhà nước Hồi giáo IS? Tại sao chúng ta phải ngạc nhiên khi các nhóm nổi dậy “ôn hoà” ở Syria ngày càng trở nên hiếm gặp hơn? Tại sao chúng ta lại lầm tưởng rằng các học thuyết Wahhabi sẽ tạo ra những tín đồ Hồi giáo “ôn hoà”? Hay tại sao chúng ta lại lầm tưởng rằng học thuyết “Một Lãnh đạo, Một Thẩm quyền, Một Giáo đường: quy phục hay là chết” lại cuối cùng có thể dẫn tới ôn hoà hay sự khoan dung?

 

Hay có lẽ chúng ta ngay từ đầu đã không hiểu bất cứ điều gì cả.

 

Alastair Crooke

Nguyễn Thế Phương dịch và Hiệu đính

 

Alastair Crooke là cựu nhân viên của cơ quan tình báo MI6. Tác giả cuốn sách: “Resistance: The Essence of Islamic Revolution”. (Theo The World Post).

 

[1] Phong trào mang tính chất Jacobin: ám chỉ sự tương đồng của Ikhwan tới chủ nghĩa Jacobin (Jacobinism) vốn hay sử dụng những hành động cực đoan và đàn áp bạo lực. Những người Jacobin xuất hiện lần đầu tiên sau Cách mạng Pháp (1788-1789).

 

[2] Sharif Hussein: là người đứng đầu Vương quốc hồi giáo Mecca từ năm 1908 và sau đó là vua của Hejaz từ 1916 đến 1924. Lúc đó là thế lực mạnh nhất bán đảo A-rập.

 

[3] Hoàng từ Bandar hay Bandar bin Sultan, một thành viên của gia đình Hoàng gia Saudi. Ông là cựu đại sứ của Saudi Arabia tại Mỹ từ 1983 đến 2005. Ông là một trong những nhân vật quan trọng quyết định chính sách đối ngoại của Saudi Arabia và phương Tây.

 

You Can’t Understand ISIS If You Don’t Know the History of Wahhabism in Saudia Arabia

By Alastair Crooke

The World Post

08/27/2014 11:56 am ET | Updated Jun 03, 2016

 

Part 1: This article is part 1 of Alastair Crooke’s historical analysis of the roots of ISIS and its impact on the future of the Middle East.

 

 

BEIRUT — The dramatic arrival of Da’ish (ISIS) on the stage of Iraq has shocked many in the West. Many have been perplexed — and horrified — by its violence and its evident magnetism for Sunni youth. But more than this, they find Saudi Arabia’s ambivalence in the face of this manifestation both troubling and inexplicable, wondering, “Don’t the Saudis understand that ISIS threatens them, too?”

 

It appears — even now — that Saudi Arabia’s ruling elite is divided. Some applaud that ISIS is fighting Iranian Shiite “fire” with Sunni “fire”; that a new Sunni state is taking shape at the very heart of what they regard as a historical Sunni patrimony; and they are drawn by Da’ish’s strict Salafist ideology.

 

Other Saudis are more fearful, and recall the history of the revolt against Abd-al Aziz by the Wahhabist Ikhwan (Disclaimer: this Ikhwan has nothing to do with the Muslim Brotherhood Ikhwan — please note, all further references hereafter are to the Wahhabist Ikhwan, and not to the Muslim Brotherhood Ikhwan), but which nearly imploded Wahhabism and the al-Saud in the late 1920s.

 

Many Saudis are deeply disturbed by the radical doctrines of Da’ish (ISIS) — and are beginning to question some aspects of Saudi Arabia’s direction and discourse.

 

THE SAUDI DUALITY

 

Saudi Arabia’s internal discord and tensions over ISIS can only be understood by grasping the inherent (and persisting) duality that lies at the core of the Kingdom’s doctrinal makeup and its historical origins.

 

One dominant strand to the Saudi identity pertains directly to Muhammad ibn ʿAbd al-Wahhab (the founder of Wahhabism), and the use to which his radical, exclusionist puritanism was put by Ibn Saud. (The latter was then no more than a minor leader — amongst many — of continually sparring and raiding Bedouin tribes in the baking and desperately poor deserts of the Nejd.)

 

The second strand to this perplexing duality, relates precisely to King Abd-al Aziz’s subsequent shift towards statehood in the 1920s: his curbing of Ikhwani violence (in order to have diplomatic standing as a nation-state with Britain and America); his institutionalization of the original Wahhabist impulse — and the subsequent seizing of the opportunely surging petrodollar spigot in the 1970s, to channel the volatile Ikhwani current away from home towards export — by diffusing a cultural revolution, rather than violent revolution throughout the Muslim world.

 

But this “cultural revolution” was no docile reformism. It was a revolution based on Abd al-Wahhab’s Jacobin-like hatred for the putrescence and deviationism that he perceived all about him — hence his call to purge Islam of all its heresies and idolatries.

 

MUSLIM IMPOSTORS

 

The American author and journalist, Steven Coll, has written how this austere and censorious disciple of the 14th century scholar Ibn Taymiyyah, Abd al-Wahhab, despised “the decorous, arty, tobacco smoking, hashish imbibing, drum pounding Egyptian and Ottoman nobility who travelled across Arabia to pray at Mecca.”

 

In Abd al-Wahhab’s view, these were not Muslims; they were imposters masquerading as Muslims. Nor, indeed, did he find the behavior of local Bedouin Arabs much better. They aggravated Abd al-Wahhab by their honoring of saints, by their erecting of tombstones, and their “superstition” (e.g. revering graves or places that were deemed particularly imbued with the divine).

 

All this behavior, Abd al-Wahhab denounced as bida — forbidden by God.

 

Like Taymiyyah before him, Abd al-Wahhab believed that the period of the Prophet Muhammad’s stay in Medina was the ideal of Muslim society (the “best of times”), to which all Muslims should aspire to emulate (this, essentially, is Salafism).

 

Taymiyyah had declared war on Shi’ism, Sufism and Greek philosophy. He spoke out, too against visiting the grave of the prophet and the celebration of his birthday, declaring that all such behavior represented mere imitation of the Christian worship of Jesus as God (i.e. idolatry). Abd al-Wahhab assimilated all this earlier teaching, stating that “any doubt or hesitation” on the part of a believer in respect to his or her acknowledging this particular interpretation of Islam should “deprive a man of immunity of his property and his life.”

 

One of the main tenets of Abd al-Wahhab’s doctrine has become the key idea of takfir. Under the takfiri doctrine, Abd al-Wahhab and his followers could deem fellow Muslims infidels should they engage in activities that in any way could be said to encroach on the sovereignty of the absolute Authority (that is, the King). Abd al-Wahhab denounced all Muslims who honored the dead, saints, or angels. He held that such sentiments detracted from the complete subservience one must feel towards God, and only God. Wahhabi Islam thus bans any prayer to saints and dead loved ones, pilgrimages to tombs and special mosques, religious festivals celebrating saints, the honoring of the Muslim Prophet Muhammad’s birthday, and even prohibits the use of gravestones when burying the dead.

 

Abd al-Wahhab demanded conformity — a conformity that was to be demonstrated in physical and tangible ways. He argued that all Muslims must individually pledge their allegiance to a single Muslim leader (a Caliph, if there were one). Those who would not conform to this view should be killed, their wives and daughters violated, and their possessions confiscated, he wrote. The list of apostates meriting death included the Shiite, Sufis and other Muslim denominations, whom Abd al-Wahhab did not consider to be Muslim at all.

 

There is nothing here that separates Wahhabism from ISIS. The rift would emerge only later: from the subsequent institutionalization of Muhammad ibn ʿAbd al-Wahhab’s doctrine of “One Ruler, One Authority, One Mosque” — these three pillars being taken respectively to refer to the Saudi king, the absolute authority of official Wahhabism, and its control of “the word” (i.e. the mosque).

 

It is this rift — the ISIS denial of these three pillars on which the whole of Sunni authority presently rests — makes ISIS, which in all other respects conforms to Wahhabism, a deep threat to Saudi Arabia.

 

BRIEF HISTORY 1741- 1818

 

Abd al-Wahhab’s advocacy of these ultra radical views inevitably led to his expulsion from his own town — and in 1741, after some wanderings, he found refuge under the protection of Ibn Saud and his tribe. What Ibn Saud perceived in Abd al-Wahhab’s novel teaching was the means to overturn Arab tradition and convention. It was a path to seizing power.

 

Ibn Saud’s clan, seizing on Abd al-Wahhab’s doctrine, now could do what they always did, which was raiding neighboring villages and robbing them of their possessions. Only now they were doing it not within the ambit of Arab tradition, but rather under the banner of jihad. Ibn Saud and Abd al-Wahhab also reintroduced the idea of martyrdom in the name of jihad, as it granted those martyred immediate entry into paradise.

 

In the beginning, they conquered a few local communities and imposed their rule over them. (The conquered inhabitants were given a limited choice: conversion to Wahhabism or death.) By 1790, the Alliance controlled most of the Arabian Peninsula and repeatedly raided Medina, Syria and Iraq.

 

Their strategy — like that of ISIS today — was to bring the peoples whom they conquered into submission. They aimed to instill fear. In 1801, the Allies attacked the Holy City of Karbala in Iraq. They massacred thousands of Shiites, including women and children. Many Shiite shrines were destroyed, including the shrine of Imam Hussein, the murdered grandson of Prophet Muhammad.

 

A British official, Lieutenant Francis Warden, observing the situation at the time, wrote: “They pillaged the whole of it [Karbala], and plundered the Tomb of Hussein... slaying in the course of the day, with circumstances of peculiar cruelty, above five thousand of the inhabitants ...”

 

Osman Ibn Bishr Najdi, the historian of the first Saudi state, wrote that Ibn Saud committed a massacre in Karbala in 1801. He proudly documented that massacre saying, “we took Karbala and slaughtered and took its people (as slaves), then praise be to Allah, Lord of the Worlds, and we do not apologize for that and say: ‘And to the unbelievers: the same treatment.’”

 

In 1803, Abdul Aziz then entered the Holy City of Mecca, which surrendered under the impact of terror and panic (the same fate was to befall Medina, too). Abd al-Wahhab’s followers demolished historical monuments and all the tombs and shrines in their midst. By the end, they had destroyed centuries of Islamic architecture near the Grand Mosque.

 

But in November of 1803, a Shiite assassin killed King Abdul Aziz (taking revenge for the massacre at Karbala). His son, Saud bin Abd al Aziz, succeeded him and continued the conquest of Arabia. Ottoman rulers, however, could no longer just sit back and watch as their empire was devoured piece by piece. In 1812, the Ottoman army, composed of Egyptians, pushed the Alliance out from Medina, Jeddah and Mecca. In 1814, Saud bin Abd al Aziz died of fever. His unfortunate son Abdullah bin Saud, however, was taken by the Ottomans to Istanbul, where he was gruesomely executed (a visitor to Istanbul reported seeing him having been humiliated in the streets of Istanbul for three days, then hanged and beheaded, his severed head fired from a canon, and his heart cut out and impaled on his body).

 

In 1815, Wahhabi forces were crushed by the Egyptians (acting on the Ottoman’s behalf) in a decisive battle. In 1818, the Ottomans captured and destroyed the Wahhabi capital of Dariyah. The first Saudi state was no more. The few remaining Wahhabis withdrew into the desert to regroup, and there they remained, quiescent for most of the 19th century.

 

HISTORY RETURNS WITH ISIS

 

It is not hard to understand how the founding of the Islamic State by ISIS in contemporary Iraq might resonate amongst those who recall this history. Indeed, the ethos of 18th century Wahhabism did not just wither in Nejd, but it roared back into life when the Ottoman Empire collapsed amongst the chaos of World War I.

 

The Al Saud — in this 20th century renaissance — were led by the laconic and politically astute Abd-al Aziz, who, on uniting the fractious Bedouin tribes, launched the Saudi “Ikhwan” in the spirit of Abd-al Wahhab’s and Ibn Saud’s earlier fighting proselytisers.

 

The Ikhwan was a reincarnation of the early, fierce, semi-independent vanguard movement of committed armed Wahhabist “moralists” who almost had succeeded in seizing Arabia by the early 1800s. In the same manner as earlier, the Ikhwan again succeeded in capturing Mecca, Medina and Jeddah between 1914 and 1926. Abd-al Aziz, however, began to feel his wider interests to be threatened by the revolutionary “Jacobinism” exhibited by the Ikhwan. The Ikhwan revolted — leading to a civil war that lasted until the 1930s, when the King had them put down: he machine-gunned them.

 

For this king, (Abd-al Aziz), the simple verities of previous decades were eroding. Oil was being discovered in the peninsular. Britain and America were courting Abd-al Aziz, but still were inclined to support Sharif Husain as the only legitimate ruler of Arabia. The Saudis needed to develop a more sophisticated diplomatic posture.

 

So Wahhabism was forcefully changed from a movement of revolutionary jihad and theological takfiri purification, to a movement of conservative social, political, theological, and religious da’wa (Islamic call) and to justifying the institution that upholds loyalty to the royal Saudi family and the King’s absolute power.

 

OIL WEALTH SPREAD WAHHABISM

 

With the advent of the oil bonanza — as the French scholar, Giles Kepel writes, Saudi goals were to “reach out and spread Wahhabism across the Muslim world ... to “Wahhabise” Islam, thereby reducing the “multitude of voices within the religion” to a “single creed” — a movement which would transcend national divisions. Billions of dollars were — and continue to be — invested in this manifestation of soft power.

 

It was this heady mix of billion dollar soft power projection — and the Saudi willingness to manage Sunni Islam both to further America’s interests, as it concomitantly embedded Wahhabism educationally, socially and culturally throughout the lands of Islam — that brought into being a western policy dependency on Saudi Arabia, a dependency that has endured since Abd-al Aziz’s meeting with Roosevelt on a U.S. warship (returning the president from the Yalta Conference) until today.

 

Westerners looked at the Kingdom and their gaze was taken by the wealth; by the apparent modernization; by the professed leadership of the Islamic world. They chose to presume that the Kingdom was bending to the imperatives of modern life — and that the management of Sunni Islam would bend the Kingdom, too, to modern life.

 

But the Saudi Ikhwan approach to Islam did not die in the 1930s. It retreated, but it maintained its hold over parts of the system — hence the duality that we observe today in the Saudi attitude towards ISIS.

 

On the one hand, ISIS is deeply Wahhabist. On the other hand, it is ultra radical in a different way. It could be seen essentially as a corrective movement to contemporary Wahhabism.

 

ISIS is a “post-Medina” movement: it looks to the actions of the first two Caliphs, rather than the Prophet Muhammad himself, as a source of emulation, and it forcefully denies the Saudis’ claim of authority to rule.

 

As the Saudi monarchy blossomed in the oil age into an ever more inflated institution, the appeal of the Ikhwan message gained ground (despite King Faisal’s modernization campaign). The “Ikhwan approach” enjoyed — and still enjoys — the support of many prominent men and women and sheikhs. In a sense, Osama bin Laden was precisely the representative of a late flowering of this Ikhwani approach.

 

Today, ISIS’ undermining of the legitimacy of the King’s legitimacy is not seen to be problematic, but rather a return to the true origins of the Saudi-Wahhab project.

 

In the collaborative management of the region by the Saudis and the West in pursuit of the many western projects (countering socialism, Ba’athism, Nasserism, Soviet and Iranian influence), western politicians have highlighted their chosen reading of Saudi Arabia (wealth, modernization and influence), but they chose to ignore the Wahhabist impulse.

 

After all, the more radical Islamist movements were perceived by Western intelligence services as being more effective in toppling the USSR in Afghanistan — and in combatting out-of-favor Middle Eastern leaders and states.

 

Why should we be surprised then, that from Prince Bandar’s Saudi-Western mandate to manage the insurgency in Syria against President Assad should have emerged a neo-Ikhwan type of violent, fear-inducing vanguard movement: ISIS? And why should we be surprised — knowing a little about Wahhabism — that “moderate” insurgents in Syria would become rarer than a mythical unicorn? Why should we have imagined that radical Wahhabism would create moderates? Or why could we imagine that a doctrine of “One leader, One authority, One mosque: submit to it, or be killed” could ever ultimately lead to moderation or tolerance?

 

Or, perhaps, we never imagined.

 

Part 2:

 

 

This article is Part II of Alastair Crooke’s historical analysis of the roots of ISIS and its impact on the future of the Middle East.

 

BEIRUT — ISIS is indeed a veritable time bomb inserted into the heart of the Middle East. But its destructive power is not as commonly understood. It is not with the “March of the Beheaders”; it is not with the killings; the seizure of towns and villages; the harshest of “justice” — terrible though they are — that its true explosive power lies. It is yet more potent than its exponential pull on young Muslims, its huge arsenal of weapons and its hundreds of millions of dollars.

 

Its real potential for destruction lies elsewhere — in the implosion of Saudi Arabia as a foundation stone of the modern Middle East. We should understand that there is really almost nothing that the West can now do about it but sit and watch.

 

The clue to its truly explosive potential, as Saudi scholar Fouad Ibrahim has pointed out (but which has passed, almost wholly overlooked, or its significance has gone unnoticed), is ISIS’ deliberate and intentional use in its doctrine — of the language of Abd-al Wahhab, the 18th century founder, together with Ibn Saud, of Wahhabism and the Saudi project:

 

Abu Omar al-Baghdadi, the first “prince of the faithful” in the Islamic State of Iraq, in 2006 formulated, for instance, the principles of his prospective state ... Among its goals is disseminating monotheism “which is the purpose [for which humans were created] and [for which purpose they must be called] to Islam...” This language replicates exactly Abd-al Wahhab’s formulation. And, not surprisingly, the latter’s writings and Wahhabi commentaries on his works are widely distributed in the areas under ISIS’ control and are made the subject of study sessions. Baghdadi subsequently was to note approvingly, “a generation of young men [have been] trained based on the forgotten doctrine of loyalty and disavowal.”

 

And what is this “forgotten” tradition of “loyalty and disavowal?” It is Abd al-Wahhab’s doctrine that belief in a sole (for him an anthropomorphic) God — who was alone worthy of worship — was in itself insufficient to render man or woman a Muslim?

 

He or she could be no true believer, unless additionally, he or she actively denied (and destroyed) any other subject of worship. The list of such potential subjects of idolatrous worship, which al-Wahhab condemned as idolatry, was so extensive that almost all Muslims were at risk of falling under his definition of “unbelievers.” They therefore faced a choice: Either they convert to al-Wahhab’s vision of Islam — or be killed, and their wives, their children and physical property taken as the spoils of jihad. Even to express doubts about this doctrine, al-Wahhab said, should occasion execution.

 

“Through its intentional adoption of this Wahhabist language, ISIS is knowingly lighting the fuse to a bigger regional explosion — one that has a very real possibility of being ignited, and if it should succeed, will change the Middle East decisively.”

 

The point Fuad Ibrahim is making, I believe, is not merely to reemphasize the extreme reductionism of al-Wahhab’s vision, but to hint at something entirely different: That through its intentional adoption of this Wahhabist language, ISIS is knowingly lighting the fuse to a bigger regional explosion — one that has a very real possibility of being ignited, and if it should succeed, will change the Middle East decisively.

 

For it was precisely this idealistic, puritan, proselytizing formulation by al-Wahhab that was “father” to the entire Saudi “project” (one that was violently suppressed by the Ottomans in 1818, but spectacularly resurrected in the 1920s, to become the Saudi Kingdom that we know today). But since its renaissance in the 1920s, the Saudi project has always carried within it, the “gene” of its own self-destruction.

 

THE SAUDI TAIL HAS WAGGED BRITAIN AND U.S. IN THE MIDDLE EAST
 

Paradoxically, it was a maverick British official, who helped embed the gene into the new state. The British official attached to Aziz, was one Harry St. John Philby (the father of the MI6 officer who spied for the Soviet KGB, Kim Philby). He was to become King Abd al-Aziz’s close adviser, having resigned as a British official, and was until his death, a key member of the Ruler’s Court. He, like Lawrence of Arabia, was an Arabist. He was also a convert to Wahhabi Islam and known as Sheikh Abdullah.

 

St. John Philby was a man on the make: he had determined to make his friend, Abd al-Aziz, the ruler of Arabia. Indeed, it is clear that in furthering this ambition he was not acting on official instructions. When, for example, he encouraged King Aziz to expand in northern Nejd, he was ordered to desist. But (as American author, Stephen Schwartz notes), Aziz was well aware that Britain had pledged repeatedly that the defeat of the Ottomans would produce an Arab state, and this no doubt, encouraged Philby and Aziz to aspire to the latter becoming its new ruler.

 

It is not clear exactly what passed between Philby and the Ruler (the details seem somehow to have been suppressed), but it would appear that Philby’s vision was not confined to state-building in the conventional way, but rather was one of transforming the wider Islamic ummah (or community of believers) into a Wahhabist instrument that would entrench the al-Saud as Arabia’s leaders. And for this to happen, Aziz needed to win British acquiescence (and much later, American endorsement). “This was the gambit that Abd al-Aziz made his own, with advice from Philby,” notes Schwartz.

 

BRITISH GODFATHER OF SAUDI ARABIA
 

In a sense, Philby may be said to be “godfather” to this momentous pact by which the Saudi leadership would use its clout to “manage” Sunni Islam on behalf of western objectives (containing socialism, Ba’athism, Nasserism, Soviet influence, Iran, etc.) — and in return, the West would acquiesce to Saudi Arabia’s soft-power Wahhabisation of the Islamic ummah (with its concomitant destruction of Islam’s intellectual traditions and diversity and its sowing of deep divisions within the Muslim world).

 

As a result — from then until now — British and American policy has been bound to Saudi aims (as tightly as to their own ones), and has been heavily dependent on Saudi Arabia for direction in pursuing its course in the Middle East.

 

In political and financial terms, the Saud-Philby strategy has been an astonishing success (if taken on its own, cynical, self-serving terms). But it was always rooted in British and American intellectual obtuseness: the refusal to see the dangerous “gene” within the Wahhabist project, its latent potential to mutate, at any time, back into its original a bloody, puritan strain. In any event, this has just happened: ISIS is it.

 

Winning western endorsement (and continued western endorsement), however, required a change of mode: the “project” had to change from being an armed, proselytizing Islamic vanguard movement into something resembling statecraft. This was never going to be easy because of the inherent contradictions involved (puritan morality versus realpolitik and money) — and as time has progressed, the problems of accommodating the “modernity” that statehood requires, has caused “the gene” to become more active, rather than become more inert.

 

Even Abd al-Aziz himself faced an allergic reaction: in the form of a serious rebellion from his own Wahhabi militia, the Saudi Ikhwan. When the expansion of control by the Ikhwan reached the border of territories controlled by Britain, Abd al-Aziz tried to restrain his militia (Philby was urging him to seek British patronage), but the Ikwhan, already critical of his use of modern technology (the telephone, telegraph and the machine gun), “were outraged by the abandonment of jihad for reasons of worldly realpolitik ... They refused to lay down their weapons; and instead rebelled against their king ... After a series of bloody clashes, they were crushed in 1929. Ikhwan members who had remained loyal, were later absorbed into the [Saudi] National Guard.”

 

King Aziz’s son and heir, Saud, faced a different form of reaction (less bloody, but more effective). Aziz’s son was deposed from the throne by the religious establishment — in favor of his brother Faisal — because of his ostentatious and extravagant conduct. His lavish, ostentatious style, offended the religious establishment who expected the “Imam of Muslims,” to pursue a pious, proselytizing lifestyle.

 

King Faisal, Saud’s successor, in his turn, was shot by his nephew in 1975, who had appeared at Court ostensibly to make his oath of allegiance, but who instead, pulled out a pistol and shot the king in his head. The nephew had been perturbed by the encroachment of western beliefs and innovation into Wahhabi society, to the detriment of the original ideals of the Wahhabist project.

 

SEIZING THE GRAND MOSQUE IN 1979

 

Far more serious, however, was the revived Ikhwan of Juhayman al-Otaybi, which culminated in the seizure of the Grand Mosque by some 400-500 armed men and women in 1979. Juhayman was from the influential Otaybi tribe from the Nejd, which had led and been a principal element in the original Ikhwan of the 1920s.

 

Juhayman and his followers, many of whom came from the Medina seminary, had the tacit support, amongst other clerics, of Sheikh Abdel-Aziz Bin Baz, the former Mufti of Saudi Arabia. Juhayman stated that Sheikh Bin Baz never objected to his Ikhwan teachings (which were also critical of ulema laxity towards “disbelief”), but that bin Baz had blamed him mostly for harking on that “the ruling al-Saud dynasty had lost its legitimacy because it was corrupt, ostentatious and had destroyed Saudi culture by an aggressive policy of westernisation.”

 

Significantly, Juhayman’s followers preached their Ikhwani message in a number of mosques in Saudi Arabia initially without being arrested, but when Juhayman and a number of the Ikhwan finally were held for questioning in 1978. Members of the ulema (including bin Baz) cross-examined them for heresy, but then ordered their release because they saw them as being no more than traditionalists harkening back to the Ikhwan— like Juhayman grandfather — and therefore not a threat.

 

Even when the mosque seizure was defeated and over, a certain level of forbearance by the ulema for the rebels remained. When the government asked for a fatwa allowing for armed force to be used in the mosque, the language of bin Baz and other senior ulema was curiously restrained. The scholars did not declare Juhayman and his followers non-Muslims, despite their violation of the sanctity of the Grand Mosque, but only termed them al-jamaah al-musallahah (the armed group).

 

The group that Juhayman led was far from marginalized from important sources of power and wealth. In a sense, it swam in friendly, receptive waters. Juhayman’s grandfather had been one of the leaders of the the original Ikhwan, and after the rebellion against Abdel Aziz, many of his grandfather’s comrades in arms were absorbed into the National Guard — indeed Juhayman himself had served within the Guard — thus Juhayman was able to obtain weapons and military expertise from sympathizers in the National Guard, and the necessary arms and food to sustain the siege were pre-positioned, and hidden, within the Grand Mosque. Juhayman was also able to call on wealthy individuals to fund the enterprise.

 

ISIS VS. WESTERNIZED SAUDIS

 

The point of rehearsing this history is to underline how uneasy the Saudi leadership must be at the rise of ISIS in Iraq and Syria.

 

Previous Ikhwani manifestations were suppressed — but these all occurred inside the kingdom.

 

ISIS however, is a neo-Ikhwani rejectionist protest that is taking place outside the kingdom — and which, moreover, follows the Juhayman dissidence in its trenchant criticism of the al-Saud ruling family.

 

This is the deep schism we see today in Saudi Arabia, between the modernizing current of which King Abdullah is a part, and the “Juhayman” orientation of which bin Laden, and the Saudi supporters of ISIS and the Saudi religious establishment are a part. It is also a schism that exists within the Saudi royal family itself.

 

According to the Saudi-owned Al-Hayat newspaper, in July 2014 “an opinion poll of Saudis [was] released on social networking sites, claiming that 92 percent of the target group believes that ‘IS conforms to the values of Islam and Islamic law.’” The leading Saudi commentator, Jamal Khashoggi, recently warned of ISIS’ Saudi supporters who “watch from the shadows.”

 

There are angry youths with a skewed mentality and understanding of life and sharia, and they are canceling a heritage of centuries and the supposed gains of a modernization that hasn’t been completed. They turned into rebels, emirs and a caliph invading a vast area of our land. They are hijacking our children’s minds and canceling borders. They reject all rules and legislations, throwing it [a]way ... for their vision of politics, governance, life, society and economy. [For] the citizens of the self-declared “commander of the faithful,” or Caliph, you have no other choice ... They don’t care if you stand out among your people and if you are an educated man, or a lecturer, or a tribe leader, or a religious leader, or an active politician or even a judge ... You must obey the commander of the faithful and pledge the oath of allegiance to him. When their policies are questioned, Abu Obedia al-Jazrawi yells, saying: “Shut up. Our reference is the book and the Sunnah and that’s it.”

 

“What did we do wrong?” Khashoggi asks. With 3,000-4,000 Saudi fighters in the Islamic State today, he advises of the need to “look inward to explain ISIS’ rise”. Maybe it is time, he says, to admit “our political mistakes,” to “correct the mistakes of our predecessors.”

 

MODERNIZING KING THE MOST VULNERABLE
 

The present Saudi king, Abdullah, paradoxically is all the more vulnerable precisely because he has been a modernizer. The King has curbed the influence of the religious institutions and the religious police — and importantly has permitted the four Sunni schools of jurisprudence to be used, by those who adhere to them (al-Wahhab, by contrast, objected to all other schools of jurisprudence other than his own).

 

It is even possible too for Shiite residents of eastern Saudi Arabia to invoke Ja’afri jurisprudence and to turn to Ja’afari Shiite clerics for rulings. (In clear contrast, al-Wahhab held a particular animosity towards the Shiite and held them to be apostates. As recently as the 1990s, clerics such as bin Baz — the former Mufti — and Abdullah Jibrin reiterated the customary view that the Shiite were infidels).

 

Some contemporary Saudi ulema would regard such reforms as constituting almost a provocation against Wahhabist doctrines, or at the very least, another example of westernization. ISIS, for example, regards any who seek jurisdiction other than that offered by the Islamic State itself to be guilty of disbelief — since all such “other” jurisdictions embody innovation or “borrowings” from other cultures in its view.

 

The key political question is whether the simple fact of ISIS’ successes, and the full manifestation (flowering) of all the original pieties and vanguardism of the archetypal impulse, will stimulate and activate the dissenter ‘gene’ — within the Saudi kingdom.

 

If it does, and Saudi Arabia is engulfed by the ISIS fervor, the Gulf will never be the same again. Saudi Arabia will deconstruct and the Middle East will be unrecognizable.

 

“They hold up a mirror to Saudi society that seems to reflect back to them an image of ‘purity’ lost”

 

In short, this is the nature of the time bomb tossed into the Middle East. The ISIS allusions to Abd al-Wahhab and Juhayman (whose dissident writings are circulated within ISIS) present a powerful provocation: they hold up a mirror to Saudi society that seems to reflect back to them an image of “purity” lost and early beliefs and certainties displaced by shows of wealth and indulgence.

 

This is the ISIS “bomb” hurled into Saudi society. King Abdullah — and his reforms — are popular, and perhaps he can contain a new outbreak of Ikwhani dissidence. But will that option remain a possibility after his death?

 

And here is the difficulty with evolving U.S. policy, which seems to be one of “leading from behind” again — and looking to Sunni states and communities to coalesce in the fight against ISIS (as in Iraq with the Awakening Councils).

 

It is a strategy that seems highly implausible. Who would want to insert themselves into this sensitive intra-Saudi rift? And would concerted Sunni attacks on ISIS make King Abdullah’s situation better, or might it inflame and anger domestic Saudi dissidence even further? So whom precisely does ISIS threaten? It could not be clearer. It does not directly threaten the West (though westerners should remain wary, and not tread on this particular scorpion).

 

The Saudi Ikhwani history is plain: As Ibn Saud and Abd al-Wahhab made it such in the 18th century; and as the Saudi Ikhwan made it such in the 20th century. ISIS’ real target must be the Hijaz — the seizure of Mecca and Medina — and the legitimacy that this will confer on ISIS as the new Emirs of Arabia.

 

Alastair Crooke

 

Alastair Crooke is  fomer MI-6 agent; Author, “Resistance: The Essence of Islamic Revolution”. (From The World Post)

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ cùng chủ đề, click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu,
click vào đây
Read more on English topic, please click here 
Trở về trang chính: 
http://www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh