(The Age of Hyper-Uncertainty)
By Barry Eichengreen
Nguyễn Văn Đáp dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Project Syndicate
Dec. 14-2016.
Năm 2017 sẽ đánh dấu kỉ niệm 40 năm ngày xuất bản cuốn Kỷ nguyên Bất định (The Age of Uncertainty) của Kenneth Galbraith. Bốn mươi năm là một khoảng thời gian dài, nhưng đáng để nhìn lại xem Galbraith và những độc giả của ông đã thấy bất định như thế nào.
Năm 1977, khi Galbraith đang viết cuốn sách, thế giới vẫn đang chao đảo do ảnh hưởng của cú sốc giá dầu OPEC lần thứ nhất và lo ngại liệu có một cú sốc khác hay không (và đúng là như vậy). Nước Mỹ đang phải đối mặt với tăng trưởng chậm lại kết hợp với lạm phát tăng nhanh, hay còn gọi là hiện tượng đình lạm (stagflation), một vấn đề mới đã đặt ra những câu hỏi về khả năng của các nhà hoạch định chính sách và sự thích hợp trong mô hình kinh tế của họ. Trong khi đó, những nỗ lực để tái lập hệ thống tiền tệ quốc tế Bretton Woods bị đổ vỡ, phủ bóng đen lên triển vọng thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Vì tất cả những lý do đó, thời đại hoàng kim của sự ổn định và dễ dự báo vốn kéo dài 25 năm sau Thế chiến II dường như kết thúc một cách đột ngột, và được thay bằng một thời kì của sự bất định tăng cao đáng kể.
Tóm lại, đó là những gì được nhìn nhận vào năm 1977. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ của năm 2017 thì sự bất định vào năm 1977 dường như vẫn còn là điều đáng mơ ước. Vào năm 1977, không có Tổng thống Donald Trump. Jimmy Carter có thể không đi vào lịch sử như là một trong những tổng thống Mỹ tốt nhất, nhưng ông cũng không đe dọa có những hành động sẽ đặt toàn bộ hệ thống toàn cầu vào sự nguy hiểm. Ông không quay lưng lại với các cam kết quốc tế của nước Mỹ như là NATO và Tổ chức Thương mại Thế giới.
Carter cũng không gây chiến với Cục Dự trữ Liên bang (Fed) hay bổ nhiệm vào ban lãnh đạo của Fed những người có cảm tình vốn sẵn sàng hy sinh chính sách tiền tệ tốt để phục vụ cho triển vọng tái đắc cử của ông. Ngược lại, Carter chỉ định Paul Vlocker, một người chủ trương ổn định tiền tệ, làm chủ tịch của Hội đồng các Thống đốc. Và mặc dù Carter cũng không thành công trong việc cân bằng ngân sách liên bang, thì ông cũng không làm nó phình to ra.
Việc Trump áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc, từ bỏ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ, đưa người vào Hội đồng Dự trữ Liên bang (Federal Reserve Board), [*] hay làm suy yếu sự ổn định tài chính vẫn còn chưa chắc chắn.
Những kết quả có thể xảy ra nằm trong phạm vi từ mức yên tâm một chút cho đến hoàn toàn nghiêm trọng. Ai biết được điều gì sẽ xảy ra? Nhưng theo tiêu chuẩn hiện nay, Carter là hiện thân của việc có thể dự đoán được.
Hơn nữa, vào năm 1977, viễn cảnh cho sự hội nhập châu Âu rất sáng sủa. Đan Mạch, Ireland, và đáng chú ý nhất, nước Anh cũng vừa gia nhập một Cộng đồng châu Âu (EC) đang mở rộng nhanh chóng. EC đang thu hút các thành viên, chứ không đánh mất họ. Đó là một câu lạc bộ mà các nước tìm cách tham gia một cách đúng đắn để đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh hơn.
Hơn nữa, để chống đỡ cho thị trường chung, EC đã thành lập một hệ thống tiền tệ khu vực, được đặt tên một cách gợi tưởng là “con rắn trong đường hầm.” Trong khi điều này vẫn còn xa mới là một hệ thống tiền tệ hoàn hảo, thì nó đã có một đặc điểm tích cực: các nước có thể rời khỏi hệ thống lúc khó khăn về kinh tế, và gia nhập lại nếu và khi viễn cảnh tươi sáng hơn.
Vào năm 2017 thì ngược lại, các cuộc đàm phán về Brexit sẽ tiếp tục phủ mây đen bất định lên khắp Liên minh châu Âu. Các cuộc đàm phán diễn ra như thế nào và mất bao lâu không ai biết. Hơn nữa, câu hỏi chính sau quyết định rời đi của nước Anh – rằng liệu các nước khác có theo sau và, thực sự là, liệu chính EU có tương lai hay không – vẫn còn lâu mới được trả lời.
Trong khi đó ngôi nhà tiền tệ của châu Âu mới xây được một nửa. Khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) không đủ hấp dẫn để thu hút các thành viên mới cũng như không đủ linh hoạt để cho phép các thành viên hiện tại có được một sự “nghỉ ngơi” (tức ngừng tham gia) tạm thời, giống như thời kỳ “con rắn tiền tệ.” Đồng euro có thể sẽ sống sót, nhưng chỉ là sự trì trệ. Ngoài ra, rất khó có thể nói được điều gì hơn.
Vào năm 1977, những sự bất định bắt nguồn từ những thị trường đang nổi lên không nằm trong tầm theo dõi của các nhà bình luận. Các nước đang phát triển ở Mỹ Latinh và Đông Á đang tăng trưởng, dù cho họ ngày càng phụ thuộc vào các khoản nợ nước ngoài nhỏ giọt từ các ngân hàng của các trung tâm tiền. Trung Quốc, vẫn cách biệt với thế giới, không nằm trong những thảo luận này. Và thậm chí nếu điều gì xấu đi ở Thế giới thứ Ba, thì các nước đang phát triển cũng đơn giản là quá nhỏ để có thể kéo kinh tế toàn cầu đi xuống.
Tình hình hiện nay chắc chắn là khác rất nhiều. Những gì xảy ra ở Trung Quốc, Brazil, hay Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ dừng lại ở các nước này. Ngược lại, những sự phát triển ở những nước này có những tác động lớn đến kinh tế thế giới bởi các thị trường mới nổi đã chiếm phần lớn trong tăng trưởng toàn cầu những năm gần đây. Trung Quốc có vấn đề nợ doanh nghiệp không thể quản lý và một chính phủ với những cam kết để tái cấu trúc nền kinh tế không chắc chắn. Thổ Nhĩ Kỳ có tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai khổng lồ, một vị tổng thống tính khí thất thường, và một nước láng giềng không ổn định về địa chính trị. Và nếu các vụ bê bối chính trị là hàng hóa có thể xuất khẩu, thì Brazil sẽ có một lợi thế so sánh rõ ràng.
Mặc dù cuốn Kỷ nguyên Bất định không chỉ nói về năm 1977, nhưng nó đã nắm bắt được xu hướng của thời kỳ bấy giờ. Nhưng nếu Galbraith đang viết một cuốn tương tự vào năm 2017, ông chắc chắn sẽ gọi thập niên 1970 là Kỷ nguyên Ổn định.
Barry Eichengreen
Nguyễn Văn Đáp dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Barry Eichengreen là Giáo sư Kinh tế tại Đại học California, Berkeley, và là một cựu cố vấn chính sách cao cấp tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Cuốn sách mới nhất của ông là Phòng Gương: Cuộc Đại Suy thoái, Đại Suy giảm, và việc Sử dụng – và Sử dụng Sai – Lịch sử Hall of Mirrors: The Great Depression, the Great Recession, and the Uses – and Misuses – of History. (Theo Project Syndicate)
[*] Hội đồng Dự trữ Liên Bang (Federal Reserve Board – FRB) là tên thường gọi của Hội đồng các Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Board of Governors of the Federal Reserve System) là một hội đồng 12 thành viên, có nhiệm kì 14 năm, chịu trách nhiệm điều hành Cục Dự trữ Liên Bang (Federal Reserve System – Fed). Các thành viên của Hội đồng do Tổng thống bổ nhiệm nhưng phải được Thượng viện thông qua. Trong nhiệm kì sắp tới của mình, Trump có thể có cơ hội đưa người của mình vào Hội đồng khi Chủ tịch Janet Yellen cũng như Phó Chủ tịch Stanley Fischer sẽ hết nhiệm kì vào năm 2018 (nhiệm kì 4 năm, lệch một năm so với kì bầu cử Tổng thống).
The Age of Hyper-Uncertainty
By Barry Eichengreen
Project Syndicate
Dec. 14-2016.
BERLIN – The year 2017 will mark the 40th anniversary of the publication of John Kenneth Galbraith’s The Age of Uncertainty. Forty years is a long time, but it is worth looking back and reminding ourselves of how much Galbraith and his readers had to be uncertain about.
In 1977, as Galbraith was writing, the world was still reeling from the effects of the first OPEC oil-price shock and wondering whether another one was in the pipeline (as it were). The United States was confronting slowing growth and accelerating inflation, or stagflation, a novel problem that raised questions about policymakers’ competence and the adequacy of their economic models. Meanwhile, efforts to rebuild the Bretton Woods international monetary system had collapsed, casting a shadow over prospects for international trade and global economic growth.
For all these reasons, the golden age of stability and predictability that was the third quarter of the twentieth century seemed to have abruptly drawn to a close, to be succeeded by a period of greatly heightened uncertainty.
That’s how things looked in 1977, anyway. Viewed from the perspective of 2017, however, the uncertainty of 1977 seems almost enviable. In 1977, there was no President Donald Trump. Jimmy Carter may not go down in history as one of the best US presidents, but he did not threaten actions that placed the entire global system at risk. He did not turn his back on America’s international commitments such as NATO and the World Trade Organization.
Nor did Carter go to war with the Federal Reserve or pack its board with sympathetic appointees willing to sacrifice sound money to his reelection prospects. On the contrary, he appointed Paul Volcker, a towering pillar of monetary stability, as chairman of the Board of Governors. And although Carter did not succeed in balancing the federal budget, he didn’t blow it up, either.
Whether Trump slaps a tariff on Chinese goods, repudiates the North American Free Trade Agreement, packs the Federal Reserve Board, or undermines fiscal sustainability remains to be seen. Conceivable outcomes range from mildly reassuring to utterly catastrophic. Who knows what will happen? By today’s standards, Carter was the embodiment of predictability.
In 1977, moreover, the prospects for European integration were rosy. Denmark, Ireland, and, most notably, the United Kingdom had recently joined a rapidly growing European Community. The EC was attracting members, not losing them. It was a club that countries sought to join precisely in order to achieve faster economic growth.
Moreover, to buttress its common market, the EC had just established a regional monetary system, the suggestively named “snake in the tunnel.” While this was far from a perfect monetary system, it had one very positive attribute: countries could leave in hard economic times, and rejoin if and when the outlook brightened.
In 2017, in contrast, negotiations over Brexit will continue to cast a dark cloud of uncertainty over the European Union. How those negotiations will proceed and how long they will take are anyone’s guess. Moreover, the main questions raised by Britain’s decision to leave – whether other countries will follow and, indeed, whether the EU itself has a future – remain far from resolved.
Meanwhile Europe’s monetary house remains half built. The eurozone is neither appealing enough to attract additional members nor flexible enough to grant troubled incumbents a temporary holiday, in the manner of the currency snake. The euro will likely survive the year, inertia being what it is. Beyond that, it is difficult to say.
In 1977, uncertainties emanating from emerging markets were not on commentators’ radar screens. Developing countries in Latin America and East Asia were growing, although they depended increasingly on a drip feed of foreign loans from money-center banks. China, still largely cut off from the world, did not figure in this discussion. And even if something went wrong in the Third World, developing countries were simply too small to drag down the global economy.
The situation today couldn’t be more different. What happens in China, Brazil, or Turkey doesn’t stay in China, Brazil, or Turkey. On the contrary, developments in these countries have first-order implications for the world economy, given how emerging markets have accounted for the majority of global growth in recent years. China has an unmanageable corporate-debt problem and a government whose commitment to restructuring the economy is uncertain. Turkey has a massive current-account deficit, an erratic president, and an unstable geopolitical neighborhood. And if political scandals were export goods, Brazil would have a clear comparative advantage.
Although The Age of Uncertainty was about much more than the year 1977, it captured the tenor of the times. But if Galbraith were writing the same book in 2017, he probably would call the 1970s The Age of Assurance.
Barry Eichengreen
Barry Eichengreen is Professor of Economics at the University of California, Berkeley, and a former senior policy adviser at the International Monetary Fund. His latest book is Hall of Mirrors: The Great Depression, the Great Recession, and the Uses – and Misuses – of History. (From Project Syndicate).
Barry Eichengreen (born 1952) is an American economist who holds the title of George C. Pardee and Helen N. Pardee Professor of Economics and Political Science at the University of California, Berkeley, where he has taught since 1987. Eichengreen's mother is Lucille Eichengreen, a Holocaust survivor and author.
He has done research and published widely on the history and current operation of the international monetary and financial system. He received his BA from UC Santa Cruz and his Ph.D. from Yale University in 1979. He was a senior policy advisor to the International Monetary Fund in 1997 and 1998, although he has since been critical of the IMF.
His best known work is the book Golden Fetters: The Gold Standard and the Great Depression, 1919–1939, Oxford University Press, 1992. In his own book on the Great Depression, Ben Bernanke summarized Eichengreen's thesis as follows:
... The proximate cause of the world depression was a structurally flawed and poorly managed international gold standard... For a variety of reasons, including among others a desire of the Federal Reserve to curb the US stock market boom, monetary policy in several major countries turned contractionary in the late 1920's—a contraction that was transmitted worldwide by the gold standard. What was initially a mild deflationary process began to snowball when the banking and currency crises of 1931 instigated an international "scramble for gold". Sterilization of gold inflows by surplus countries [the USA and France], substitution of gold for foreign exchange reserves, and runs on commercial banks all led to increases in the gold backing of money, and consequently to sharp unintended declines in national money supplies. Monetary contractions in turn were strongly associated with falling prices, output and employment. Effective international cooperation could in principle have permitted a worldwide monetary expansion despite gold standard constraints, but disputes over World War I reparations and war debts, and the insularity and inexperience of the Federal Reserve, among other factors, prevented this outcome. As a result, individual countries were able to escape the deflationary vortex only by unilaterally abandoning the gold standard and re-establishing domestic monetary stability, a process that dragged on in a halting and uncoordinated manner until France and the other Gold Bloc countries finally left gold in 1936.
The main evidence Eichengreen adduces in support of this view is the fact that countries that abandoned the gold standard earlier saw their economies recover more quickly.
His recent books include Global Imbalances and the Lessons of Bretton Woods, MIT Press, September 2006, The European Economy Since 1945: Co-ordinated Capitalism and Beyond, Princeton University Press 2007, and Exorbitant Privilege: The Rise and Fall of the Dollar and the Future of the International Monetary System, Oxford University Press, 2011.
His most recent work is Hall of Mirrors: The Great Depression, The Great Recession, Oxford University Press, December 2014
He has been President of the Economic History Association (2010–2011). (From Wikipedia, the free encyclopedia).
* * *
Xem bài liên hệ cùng chủ đề, click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu, click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net