Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 22, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
CHÍNH SÁCH TÁI CÂN BẰNG CHÂU Á CỦA MỸ ĐANG BỊ ĐE DỌA
Webmaster
Các bài liên quan:
    CHÍNH SÁCH XOAY TRỤC SANG ĐÔNG Á CỦA MỸ: VỀ PHƯƠNG DIỆN HẢI QUÂN
    CHÍNH SÁCH “XOAY TRỤC” SANG CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG: NHIỀU HỎA MÙ HƠN HỎA LỰC
    NHỮNG KHÍA CẠNH QUÂN SỰ TRONG CHIẾN LƯỢC “XOAY TRỤC” CỦA MỸ SANG CHÂU Á
    BÊN NGOÀI VIỆC CHUYỂN TRỤC CHIẾN LƯỢC: MỘT LỘ ĐỒ MỚI CHO QUAN HỆ MỸ-HOA.
    MỸ HƯỚNG VỀ CHÂU Á: NÓI DỄ HƠN LÀM

 

(US presidential debate suggests Asia rebalance under threat)

By Jeremy Au Yong

Straits Times

Oct. 1, 2016, 5:00 AM SGT

 

 

Dân chúng xem cuộc tranh luận trên TV giữa 2 ứng viên TT Mỹ

 

Bất cứ ai mong chờ sự bảo đảm về việc Mỹ tiếp tục những cam kết ở châu Á qua cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên tổng thống Mỹ có thể cảm thấy ít lạc quan. Thậm chí ngay cả những kỳ vọng ở mức thấp rằng ông Donald Trump hay bà Hillary Clinton sẽ dành nhiều thời gian cho chính sách đối ngoại cũng vẫn gây thất vọng qua những gì mà hai ứng cử viên thể hiện.

 

Trong số những dịp ít ỏi mà châu Á được đề cập đến trong 90 phút tranh luận, gần như tất cả những nội dung đưa ra đều liên quan đến việc Mỹ cần làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc tận dụng lợi thế của mình. Ông Trump cáo buộc Bắc Kinh thao túng tiền tệ và không hành động đủ mạnh để ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Triều Tiên, trong khi cả hai ứng cử viên đều nêu lên lo ngại về Trung Quốc, coi đó là một mối đe dọa đối với không gian mạng.

 

Ứng cử viên Đảng Cộng hòa cũng nhắc lại phát ngôn trước đây của ông, phần lớn là sai, cho rằng Nhật Bản và Hàn Quốc đang nhận được sự bảo vệ quốc phòng từ Mỹ mà không phải chi trả bất kỳ khoản phí nào. Ông nói: “Họ không trả tiền cho chúng ta. Nhưng họ cần phải trả tiền cho chúng ta, vì chúng ta đang cung cấp dịch vụ rất lớn và chúng ta đang mất đi tiền bạc. Chúng ta không thể bảo vệ Nhật Bản, một người khổng lồ bán xe cho chúng ta với giá hàng triệu USD”.

 

Không ngạc nhiên, cả hai ứng viên đều chỉ trách mạnh mẽ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thỏa thuận được cho là sẽ trở thành trụ cột của chính sách “xoay trục” của Mỹ. Và với sự phản đối mạnh mẽ một cách công khai như vậy, có lẽ bây giờ là lúc giả định chắc chắn rằng thỏa thuận này sẽ chết nếu nó không được Quốc hội Mỹ thông qua trong những tháng cuối cùng nhiệm kỳ tổng thống của Barack Obama.

 

Nếu những áp lực trong nước nghe như một mối đe dọa nghiêm trọng đối với chính sách tái cân bằng châu Á, các chuyên gia chính sách đối ngoại của Mỹ cho rằng vẫn còn có lý do để hy vọng rằng các nhà lãnh đạo Mỹ sẽ tiếp tục những cam kết trong khu vực một khi mà tác động bóp méo của cuộc bầu cử mất dần.

 

Tuy nhiên, điều khiến họ trăn trở là những nỗ lực bên ngoài dần làm suy yếu những trụ cột chính sách của Mỹ. Trong năm qua, khi Mỹ có những thay đổi chính trị bởi cuộc bầu cử tổng thống, chính sách tái cân bằng châu Á đã bắt đầu giống như một sự thất bại.

 

Năm nguy cơ đối với chính sách tái cân bằng

 

Châu Á sẽ là một khu vực quan trọng nhất trên thế giới trong những thập kỷ tới và Mỹ cần phải có sự hiện diện ở đó. Việc duy trì tái cân bằng cũng không yêu cầu những loại chi phí quân sự như đòi hỏi ở các khu vực khác mà Mỹ can dự. Đó là chi phí tương đối thấp, lợi nhuận cao, chính sách hợp lý mà vẫn nhận được sự ủng hộ chính trị chủ đạo của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ. Nhưng lôgích đó có thể không đủ mạnh nếu những nỗ lực của Chính quyền Obama bắt đầu có vẻ không mang lại kết quả. Vị tổng thống tương lai có thể không khuyến khích đầu tư vào chính sách này nếu người đó nhận thấy việc cố gắng duy trì ảnh hưởng ở châu Á là nỗ lực vô ích.

 

Trong một bài viết năm 2014, chuyên gia Tập đoàn Rand Corporation China Scoott Harold liệt kê 5 luận điểm có thể phá hủy chính sách tái cân bằng.

 

Thứ nhất và thứ hai là rút bỏ “tài sản” của Mỹ trong khu vực, do mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc hoặc Triều Tiên hay yêu cầu từ một trong những đồng minh của Mỹ bởi những vấn đề trong quan hệ song phương. Thứ ba là Mỹ ngấm ngầm hay công khai từ bỏ quyền lãnh đạo trong khu vực cho Trung Quốc. Thứ tư là sự sụp đổ của TPP, và thứ năm là một thất bại trong việc giữ lại đầy đủ các cam kết nguồn lực quốc phòng để hỗ trợ chính sách tái cân bằng.

 

Nếu như trước đó hầu hết các mối đe dọa đó dường như không có khả năng xảy ra, thì bây giờ nó không còn như vậy. Ít nhất ba trong số đó – sự thất bại của TPP, việc từ bỏ quyền lãnh đạo khu vực và mối quan hệ không tốt đẹp với một đồng minh – đã trở thành khả năng thực tế.

 

Về TPP, nếu Quốc hội Mỹ phê chuẩn thỏa thuận trước khi hết năm, thì chính sách tái cân bằng sẽ có một trụ cột kinh tế mạnh mẽ. Nếu việc này không xảy ra, sau đó, ngay cả trong những kịch bản tối ưu nhất trên tất cả các mặt, tổng thống tiếp theo sẽ thừa hưởng một chính sách châu Á suy yếu đáng kể.

 

Việc chúng ta sẽ thấy kết quả nào vào tháng 12 hiện phụ thuộc nhiều vào sức thuyết phục của ông Obama. Vào thời điểm khi chính trị làm cho các thỏa thuận như vậy không được chào đón, Tổng thống đang tiến hành một cuộc chiến đơn độc để ủng hộ nó. Lạc quan thì ông Obama hiện đang có tỷ lệ tán thành cao và có vốn chính trị để sử dụng.

 

Tuy nhiên, những người bi quan có thể chỉ ra sự hoàn toàn không thể tiên đoán của Quốc hội Mỹ và mức độ ảnh hưởng của Tổng thống đối với các nhà lập pháp. Ba tháng trước khi kết thúc 8 năm cầm quyền của ông, lần đầu tiên các nhà lập pháp quyết định gạt sang một bên quyền phủ quyết của ông. (Ông Obama đã phủ quyết dự luật cho phép các gia đình nạn nhân ngày 11/9 khởi kiện Saudi Arabia, nhưng Quốc hội với số phiếu áp đảo đã bác bỏ quyền phủ quyết đó).

 

Về vấn đề lãnh đạo khu vực, sự phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á trong vài tháng qua là rất đang lo ngại đối với Washington.

 

Chậm nhưng chắc, một số bạn bè và đồng minh của Mỹ đã bắt đầu chuẩn bị các phương án dự phòng trong lúc Bắc Kinh phô trương sức mạnh. Ví dụ rõ ràng nhất gần đây là Philippines. Tại Philippines, tất cả nỗi sợ hãi về sự tái cân bằng sang châu Á của chính quyền đang trở thành hiện thực: đã có một sự dịch chuyển rõ ràng về sự phục tùng Trung Quốc và thậm chí là lời yêu cầu liên quan đến việc rút “tài sản” của Mỹ. Không có câu hỏi nào về việc bầu chính khách phi đảng phái Rodrigo Duterte lên làm tổng thống làm gia tăng áp lực đối với Washington hồi đầu năm nay, nhưng hầu như không ai có thể dự đoán mối quan hệ song phương sẽ trở nên khó khăn như thế nào.

 

Giai đoạn trầm lắng diễn ra hồi tháng trước khi ông Obama bất ngờ hoãn một cuộc họp với nhà lãnh đạo Philippines vì một sự xúc phạm thô lỗ. Sau đó, ông Duterte có vẻ đưa ra yêu cầu các lực lượng đặc biệt của Mỹ rút khỏi Mindanao và sau đó tuyên bố chấm dứt các cuộc tập trận quân sự Mỹ – Philippines trong tương lai. Đây rõ ràng là động thái để xoa dịu Trung Quốc. Một số quan chức sau đó biện hộ cho Tổng thống Duterte nhưng rõ ràng Manila hiện đang nghiêng về phía Bắc Kinh và ông Duterte thậm chí đã phát tín hiệu về sự cởi mở của ông với một số kiểu thỏa thuận nào đó về vấn đề Biển Đông với Bắc Kinh.

 

Ở những nơi khác, Việt Nam đang cố gắng bồi đắp quan hệ với Ấn Độ và Nga, và mối quan ngại rõ ràng về sức mạnh của Mỹ trong khu vực. Điều này diễn ra trong khi Washington cố gắng tăng cường hợp tác quân sự.

 

Và khi ảnh hưởng của Mỹ suy yếu, thì ảnh hưởng đòn bẩy của Trung Quốc gia tăng. Ví dụ, cách tiếp cận “chia để trị” của Bắc Kinh đối với ASEAN và vấn đề Biển Đông đã có hiệu quả đáng kể trong việc tạo ra những rạn nứt trong nhóm các nước Đông Nam Á. Mặc dù ASEAN đã có thể đưa ra một mặt trận thống nhất kể từ khi thất bại trong việc đưa ra thông cáo chung tại Hội nghị ngoại trưởng năm 2012, những rạn nứt đã xuất hiện trở lại vào năm nay – do áp lực chiến lược từ Trung Quốc.

 

Vào tháng Tư, Trung Quốc thông báo rằng họ đã đạt được sự đồng thuận bốn điểm với Brunei, Campuchia và Lào về vấn đề Biển Đông. Một trong những điểm này bao gồm việc xem xét vấn đề này chỉ là vấn đề song phương giữa các nước tuyên bố chủ quyền và “không phải là một vấn đề giữa Trung Quốc và toàn bộ ASEAN”.

 

Sau đó, vào tháng Sáu, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã đưa ra một tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về những diễn biến ở Biển Đông – nhưng tuyên bố này không bao giờ được công bố chính thức, được cho rằng do sức ép của Trung Quốc gây ra cho các quốc gia thành viên như Lào.

 

Vẫn còn phải đợi xem Bắc Kinh sẵn sàng thúc ép vấn đề Biển Đông nhiều đến mức nào trong những tháng tới khi Washington ngày càng phân tâm.

 

Tất cả điều đó nêu lên về việc chính sách tái cân bằng châu Á còn lại gì khi vị Tổng thống Mỹ tiếp theo nhậm chức.

 

Các mối quan hệ với Nhật, Ấn Độ, Singapore và Myanmar có khả năng sẽ là những điểm mạnh, nhưng khi nói đến các tác động trên ảnh hưởng tổng thể và uy tín ở Thái Bình Dương, có khả năng Tổng thống Mỹ tiếp theo sẽ không có nhiều việc để làm.

 

Jeremy Au Yong

Straits Times (Singapore)

 

US presidential debate suggests Asia rebalance under threat

By Jeremy Au Yong

Straits Times

Oct. 1, 2016, 5:00 AM SGT

 

Scant time was devoted to Asia in the debate between candidates Donald Trump and Hillary Clinton. If current trends continue, the next president may not have much of an Asia rebalance policy left to work with.

 

 

Of the few occasions that Asia got a mention in the 90-minute

presidential debate, nearly all were in reference to how the US

needed to stop letting China take advantage of it. Photo: Reuters

 

WASHINGTON• Anyone looking for reassurances about America's continued commitment to Asia at the first US presidential debate would have found little cheer.

 

Even taking into account the low expectations that either Mr Donald Trump or Mrs Hillary Clinton would spend much time on foreign policy, what actually emerged was still discouraging.

 

Unsurprisingly, both candidates jostled to hammer the Trans-Pacific Partnership (TPP) free trade deal, the agreement that is supposed to become the linchpin of the US pivot.

 

Of the few occasions that Asia got a mention in the 90-minute forum, nearly all were in reference to how the United States needed to stop letting China take advantage of it. Mr Trump accused Beijing of currency manipulation and of not doing enough to stem North Korea's nuclear ambitions, while both candidates raised concerns about China as a cyber threat.

 

The Republican nominee also reiterated his previous, largely false, claim that Japan and South Korea are getting a free ride from the US in terms of defence.

 

"They do not pay us. But they should be paying us, because we are providing tremendous service and we're losing a fortune," he said. "We can't defend Japan, a behemoth selling us cars by the million."

 

And with such forceful public denunciations, it is now probably safe to assume that the deal will die if it doesn't get through Congress during the final months of President Barack Obama's tenure.

 

If the domestic pressures sound like a serious threat to the Asia rebalance, foreign policy experts in the US say there is still reason to be hopeful that American leaders will stay the course in the region once the distortionary effect of the election fades.

 

What keeps them up at night, however, is the external efforts to chip away at the pillars of that US policy. In the past year, as the US has had its head turned by presidential politics, the Asia rebalance has gradually started to look like a failure.

 

FIVE THREATS TO THE REBALANCE

 

One reason experts are optimistic that US support for engagement in Asia will likely survive the nativist election is that the logic for doing so is unassailable. Asia will be the most important region in the world in the coming decades and the US needs to be a player there. The maintenance of the rebalance also doesn't require the sort of military expenditure that US involvement in other regions demands.

 

It is a relatively low-cost, high-return, logical policy that continues to enjoy the support of the political mainstream of both sides. But that logic might not hold as strongly if the efforts of the Obama administration start looking fruitless. A future president might be discouraged from investing in the policy if he or she sees the bid to maintain influence in Asia as a futile effort.

 

In a 2014 essay, Rand Corporation China expert Scott Harold listed five developments that could do just that - roll back and undermine the rebalance.

 

The first and second are a withdrawal of US assets in the region, either because of a military threat from China or North Korea or a request from one of its allies because of problems in the bilateral relationship.

 

The third is the US implicitly or explicitly ceding leadership in the region to China. The fourth is a collapse of the TPP, and the fifth a failure to retain sufficient defence resource commitments to support the rebalance.

 

While most of those threats seemed unlikely before, they don't any more. At least three of them - a collapse of the TPP, the ceding of regional leadership and a souring of ties with an ally - have become very real possibilities.

 

On the TPP, if Congress ratifies the agreement before the year is up, then the rebalance will have a strong economic pillar in place. If it doesn't happen, then, even in the best-case scenarios on all other fronts, the next president inherits a significantly weakened Asia policy.

 

Which outcome we will see in December now relies heavily on Mr Obama's persuasive power. At a time when politics has rendered such agreements persona non grata, the President has been waging a lonely solo battle to advocate for it.

 

On the bright side, Mr Obama currently has high approval ratings and has political capital to spend.

 

Yet pessimists might point to the sheer unpredictability of Congress and the level of influence the President still has with lawmakers. Three months before the end of his eight years in office, lawmakers decided to override his veto for the first time. (Mr Obama had vetoed a Bill that allowed families of Sept 11 victims to sue Saudi Arabia, but Congress overwhelmingly voted to overturn that veto.)

 

On the matter of regional leadership, the developments in East and South-east Asia in the past few months are of great concern in Washington.

 

Slowly but surely, some US friends and allies have started hedging their bets, as Beijing simultaneously flexes its muscles. The most obvious recent example is the Philippines.

 

Here, in one small archipelago, all the administration's Asia rebalance fears are coming true: there has been an apparent shifting of allegiances to China and even a request regarding the withdrawal of US assets.

 

There was no question the election of maverick Rodrigo Duterte as president raised the blood pressure in Washington earlier this year, but few could have predicted how rough it would have been on bilateral ties.

 

A low point came last month when Mr Obama abruptly called off a meeting with the Philippine leader because of a crude insult. Later, Mr Duterte appeared to first ask for US special forces to be withdrawn from Mindanao and then declared an end to future US-Philippine military exercises.

 

"I am serving notice now to the Americans, this will be the last military exercise," he said, casting the longstanding alliance into uncertainty in what was an apparent move to appease China. There was some backtracking by officials later but it is clear Manila is now tilting towards Beijing and Mr Duterte has even signalled he is open to some sort of deal on the South China Sea issue with Beijing.

 

Elsewhere, Vietnam is trying to cultivate ties with India and Russia , in apparent concern about the strength of the US in the region. This while Washington tries to shore up military cooperation.

 

And as US influence wanes, China's leverage grows.

 

Beijing's divide-and-conquer approach on Asean and the South China Sea, for instance, has been remarkably effective in creating cracks in the South-east Asian grouping. Though Asean has been able to put up a united front since failing to produce a joint communique at a foreign ministers' summit in 2012, fissures reappeared again this year - due to strategic pressure from China.

 

In April, China announced that it had reached a four-point consensus with Brunei, Cambodia and Laos over the South China Sea. One of the points included treating the issue as one only between claimant countries and "not an issue between China and Asean as a whole".

 

Then in June, Asean foreign ministers worked on a joint statement expressing concerns about developments in the South China Sea - but the statement was never issued officially, reportedly due to pressure China exerted on member states like Laos.

 

It remains to be seen how much more Beijing is willing to press the South China Sea issue in the coming months as Washington becomes increasingly distracted.

 

All that raises the question of what will be left of the Asia rebalance when the next president comes into the Oval Office.

 

Ties with Japan, India, Singapore and Myanmar will likely be strong points, but when it comes to the impact on the overall clout and credibility in the Pacific, there is a possibility the next president won't have very much to work with.

 

Jeremy Au Yong

 

A version of this article appeared in the print edition of The Straits Times on October 01, 2016, with the headline 'US presidential debate suggests Asia rebalance under threat'. 

 

 

Jeremy was appointed the US bureau chief in November 2013 after nine years working in various desks in The Straits Times. He had spent the previous six years at the political desk. As political correspondent and subsequently assistant political editor, he covered general elections in Singapore and Malaysia, and wrote features on topics like terrorism, technology, immigration and diplomacy. He is part of the team that set up the politics and current affairs website Singapolitics.sg. He was named the Singapore Press Holdings EMND Young Journalist of the Year in 2005.  Jeremy has a bachelor's in computer engineering from the University of New South Wales in Sydney and a master's in Public Administration from the Harvard Kennedy School.

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây
Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Xem các bài trên trang Anh ngữ: click vào đây

Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net  

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh