Phần 8: VIỆT NAM VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ
Nguyễn Phượng Hoàng.
Thống Kê Cho Thấy Sinh Viên Ngày Nay Bất Đồng Ý Với Những Kẻ Phản Chiến Của Thập Niên 60 Đã Bị "Bản Tin Hàng Ngày" Ngăn Chận.
Từ bài diễn văn "Gửi Các Cựu Chiến Binh" của Giáo Sư Magruder đọc trong buổi tập hợp đầu tiên ở học đường trên đất Mỹ để vinh danh những cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam với hơn 400 người tham gia. (Trong buổi tập hợp này ông Magruder đã từ nhiệm để "phản đối những thiệt hại gây ra cho các cựu chiến binh bởi những quan điểm sai lầm của những người khuynh tả/cấp tiến trong giới truyền thông và các viện đại học trong thập niên 60 và trên những quan điểm dài lâu này của họ. Mặc dù một phóng viên từ tờ "Tin Hàng Ngày - Newsday" đã hiện diện nhưng tờ báo đã không đăng bài về buổi tổ chức này." (Tờ 'The Compass', một tờ báo của viện đại học, (11 tháng 5,1981) "Rõ ràng tin thì đáng giá, nhưng vì sự thiên vị của họ, không một cơ sở nào ở New York muốn đụng đến câu chuyện như thế." (Lời của một người đọc tin tức Bill Jorgenson - NBC-TV)
Từ bài diễn văn:
"Như Arthur Egendorf, một cựu chiến binh và là tác giả cầm đầu cuộc nghiên cứu của Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Sách về các vấn đề của cựu chiến binh tham chiến ở Việt Nam nói "Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của nước chúng ta ngày trở về thì khó khăn như là, nếu không khó khăn hơn, chính trận chiến." Một loại y khoa tâm lý mới, "dấu hiệu lao tâm khất lại" đã trở nên cần thiết để miêu tả những chấn động trên các binh sĩ Hoa Kỳ khi trở về, bởi những thái độ hậu phương dựa trên những dối trá được kể về cuộc chiến qua giới truyền thông và học đường. "Chương Trình Lãnh Đạo Các Cựu Chiến Binh Tham Chiến ở Việt Nam" ở Houston, trong một cuốn sách nhỏ được phát hành để thách thức những lời dối trá này viết "Sự thông tin sai lạc hiện tại loan truyền về cuộc chiến Việt Nam phản ảnh trên những động lực, những niềm tin, những giá trị, và lòng trung trực của những người tham chiến... đó là sự khẩn thiết những dữ kiện phải được sửa lại cho đúng."
"Tiếp theo một khóa học về cuộc chiến Việt Nam năm vừa rồi, 240 sinh viên của tôi, sau khi đã được xếp hạng và vì thế sự bỏ phiếu được khách quan, đã bỏ phiếu đa số (85%) là theo ý kiến của họ thì cuộc chiến có lý, chẳng có điều gì sai trái khi cố giúp Miền Nam Việt Nam từ những người bạo tàn Cộng Sản. Họ đồng ý không phải chính phủ Hoa Kỳ đã dẫn dắt sai lạc mọi người trên quốc gia. Phong trào "hòa bình" ở học đường nói rằng cuộc chiến là "vô đạo đức", động lực là "đế quốc", chủ thuyết Domino là "vô tưởng", cuộc chiến chỉ là một cuộc "nội chiến", Hồ Chí Minh chỉ là một người "Quốc Gia", Hoa Kỳ đã đang dính vào việc "xâm lược" và "diệt chủng", họ mới chính là người dẫn dắt quốc gia một cách sai lạc.
Điều khó hiểu tại sao những sinh viên của thế hệ này đã có thể thấy sự thật rõ ràng, trong khi những người ở thập niên 60 lại không thấy được, các sinh viên kết luận rằng ban giáo huấn, rất đông, để phục vụ ý thức hệ khuynh tả và Marxist của chính họ, đã thông tin sai lạc với các sinh viên của họ và những người này đã dùng những thông tin sai lạc này để phục vụ cho chính mục đích của họ, chính là để trốn lính.
Phong trào "hòa bình", các sinh viên quyết định, chẳng bao giờ thật sự quan tâm đến hòa bình. Mặc dầu phong trào choàng cho chính nó một hào quang với mục đích đạo đức vĩ đại, phong trào thật ra đã giúp đỡ và làm yên lòng quân thù, đi dưới lá cờ của Việt Cộng, để Hà Nội soạn đường lối của phong trào, và đã quay lưng lại với những người lính Hoa Kỳ. Khi những người lính trở về, phong trào đã cố biến họ, với sự trợ giúp từ giới truyền thông, thành những kẻ bị bịp hay những tên nghiện ngập "giết con nít". Và những người đã bị tất cả đau khổ ở Việt Nam khi trở về nước phải bị đau đớn thêm dưới bàn tay của tất cả mọi người đã phản bội họ, mà theo các sinh viên kết luận, thật quá vô lương tâm."
Theo ông Magruder, hiện là Chủ Tịch hội Vietnam Veterans for Academic Reform tại viện đại học Kansas ở Lawrence, "Tôi chắc chắn rằng nếu cuộc thử nghiệm này được làm một lần nữa, với các sinh viên không bị những áp lực đã có trong thập niên 60, kết quả sẽ không thay đổi." Về sự việc giới truyền thông đã không đăng bài về cuộc tập hợp và thử nghiệm này, ông ta nói "Việc ngăn chận cuộc tổ chức và thí nghiệm này của giới truyền thông đã được tiên đoán trên quan điểm lập trường của các sinh viên. Giới truyền thông (các phóng viên từ tờ "Newsday" và tờ "The New York Times" đã có mặt) từ chối không tường trình về buổi tổ chức này ngày hôm đó, phần nhiều do bởi những tấm bảng mà các sinh viên mang theo được viết những hàng như "Abbie Hoffman Đã Sai Lầm", "Những Người Phản Chiến Đã Sai", "Phe Tân Tả Và S.D.S Đã Sai." Những tấm bảng khác viết Dave Dellinger, Tom Hayden, Jerry Rubin, jane Fonda, Daniel Ellsberg, William Sloan Coffin và những người khác đã "Sai".
Như tôi đã nói trong bài diễn văn hôm đó, ngay cho dù những người chống đối cuộc chiến tranh đó đã không có một cái gì khả dĩ có thể chứng minh được vị thế của họ, đó là điều cấp bách cho họ để tiếp tục thúc đẩy toàn quốc quên đi những sự kết luận đúng về lịch sử. Để nhận là mình đã sai họ sẽ phải đối diện, chẳng những mặc cảm tội lỗi, mà còn loại bỏ những giả định ý thức hệ của họ và mất những đặc sủng và quyền lực. Họ phải bắt buộc, theo tâm lý, lựa một vị thế là họ đúng, chuyện đã xong rồi, không còn gì để mà bàn cãi, vì vậy bỏ mặc những người cựu chiến binh chịu những sự đau khổ lâu dài bởi những lời dối trá của họ.
Sự kiện là câu chuyện chưa ngã ngũ, hãy còn rất nhiều điều để bàn cãi như đã được thấy trong bài bình luận vừa rồi về vụ ông Kerry. Ellem Goodman viết "Thời gian tiếp tục trôi, "cuộc chiến của chúng ta" quay trở lại với nhịp độ ít hơn, nhưng cũng vẫn dữ dằn như vậy. Mỗi khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã có được chữ huyền thoại của y khoa "lành lặn" thì lại có điều gì đó xẩy ra để nhắc nhở chúng ta rằng vết thẹo là một cái khóa răng (zipper), sẵn sàng phơi bầy những vết thương hãy còn nằm sát trên mặt da." Nhà bình luận Mark Shields viết "Thật là mâu thuẫn về những hành động của họ là tất cả những người đàn ông trung niên trên chuyến xe bus báo chí hay ở những địa vị lãnh đạo công quyền và tư nhân, là những người qua lời khai của những vị tiến sĩ thân thiết hay theo học các trường cao học để đời, lại tránh né một cách tài tình lời hiệu triệu quân dịch của đất nước?" Vấn đề là các học đường và những người truyền thông nhất định không muốn đả động, nhắc nhở gì đến vấn đề. Cho một thí dụ, bài viết 10 phần tiếp nối hiện tại của tôi về Việt Nam được gửi bằng e-mail tới 40 vị giáo sư ở viện đại học Kansas. Chưa gì đã có 14 người đã gửi lại e-mail bảo bỏ tên họ ra khỏi danh sách người nhận của tôi. Họ nói những điều như "Tôi không muốn nghe những gì ông muốn nói." Đó là vấn đề. Những người chống chiến tranh không bao giờ có lòng can đảm để chống đỡ lập luận của họ với những cựu chiến binh. Cho đến khi họ tìm được lòng can đảm đó thì những điều mà cựu chiến binh Milt Copulos nói vừa rồi trong tờ "Tạp Chí VFW" chắc chắn tiếp tục là sự thật "Có một bức tường cao 10 dặm và dầy 50 dặm giữa chúng tôi, những người tham chiến và những người không tham chiến, và bức tường đó thì sẽ không bao giờ vỡ đổ." Vì vậy có 1 đường ranh giới giữa những người đi lính và những người không đi lính, rất nhiều người thuộc loại thứ hai sau đó đào hào xung quanh ở các viện đại học của chúng ta, đã đưa đến một sự phân cực khác, còn nguy hiểm hơn trước khi cuộc chiến tranh hiện giờ với khủng bố đang tiếp diễn. Như đã được nói trong bản Công Bố của V.V.A.R, được trưng bầy trong Tòa Bạch Ốc ở cuối thập niên 80 như sau: "Một bài học lớn về Việt Nam là chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ nên chú ý đến những viện đại học và giới truyền thông cấp tiến, phần nhiều những kẻ chủ nghĩa hòa bình theo chủ thuyết thế nhân và vì vậy có tư tưởng thù địch với những giá trị truyền thống của đa số người Hoa Kỳ, đã tạo nên trong xã hội của chúng ta một mối thiếu vắng to lớn và nguy hiểm về những căn bản đạo đức mô phạm cần thiết để chống đỡ cho nền tự do. Bài học Việt Nam đã được cô đọng lại trong một cuốn sách viết bởi cựu Dân Biểu John LeBoutiellier với nhan đề "Havard ghét Nước Mỹ". Hay nhà xã hội học nổi tiếng Paul Hollander của viện đại học University of Massachusetts viết "Đại học là một cái hồ chứa một văn hóa thù địch".
Khoa tâm lý hoàn toàn mà những người trong ngành truyền thông và giới học đường phải tiếp tục dối trá về Việt Nam dựa rõ ràng trên mặc cảm tội lỗi của họ qua việc quay lưng lại với việc đấu tranh cho tự do. Chỉ có một giải pháp là sự chấp nhận lớn lao về đổ vỡ, phản bội và tội lỗi bởi những nhà trí thức của chúng ta, nhất là trong khoa học nhân văn và xã hội, và lập tức vạch trần những giả định căn bản của họ về đời sống và tính tình con người để xem xét lại trong một cuộc tranh luận với các triết gia và nhất là những nhà thần học. Bởi vì trong bản phân tích chung kết cuộc xung đột ở Hoa Kỳ về Việt Nam là ý thức hệ.
Để nói nên sự thật về Việt Nam trong lúc này thì, qua sự định nghĩa, đòi hỏi một sự cải cách của các viện đại học của chúng ta vì căn bệnh giả dối mà họ đã nói trong thập niên 60 làm vỡ đổ hoàn toàn nền văn hóa của chúng ta.
(Xem tiếp Phần 9)