(China’s Debt Trap Diplomacy)
By Brahma Chellaney
Trịnh Ngọc Thao dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Project Syndicate
January 23-2017.
Nếu có một thứ mà giới lãnh đạo Trung Cộng thực sự vượt trội thì đó chính là việc sử dụng công cụ kinh tế để gia tăng lợi ích địa chính trị của đất nước mình. Thông qua sáng kiến “Một vành đai, một con đường” trị giá 1 nghìn tỷ USD, Trung Cộng đang hỗ trợ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển nằm ở các vị trí chiến lược, thường là bằng cách cung cấp các khoản vay khổng lồ cho chính phủ các nước này. Từ đó, các nước ngày càng sa vào bẫy nợ khiến họ trở nên dễ bị chi phối trước ảnh hưởng của Trung Cộng.
Việc cho vay để xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng dĩ nhiên là không xấu. Nhưng các dự án mà Trung Cộng đang hỗ trợ thường không nhằm hướng đến hỗ trợ nền kinh tế địa phương, mà nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Trung Cộng tiếp cận dễ hơn với các tài nguyên thiên nhiên, hoặc để mở cửa thị trường cho các hàng hóa xuất khẩu giá rẻ, kém chất lượng của Trung Cộng. Trong nhiều trường hợp, Trung Cộng thậm chí còn đưa công nhân xây dựng của mình đến làm việc, dẫn tới thu hẹp lượng công ăn việc làm được tạo ra cho người bản địa.
Một số các dự án đã hoàn thành hiện vẫn đang thua lỗ kéo dài. Chẳng hạn như sân bay quốc tế Mattala Rajapaksa của Sri Lanka, vốn mở cửa vào năm 2013 gần Hambantota, hiện được mệnh danh là sân bay vắng khách nhất thế giới. Tương tự, Cảng Magampura Mahinda Rajapaska tại Hambantota vẫn rất vắng vẻ, giống như cảng Gwadar của Pakistan với chi phí đầu tư nhiều tỷ USD. Nhưng với Trung Cộng, các dự án này đang hoạt động đúng như mục tiêu xây dựng: Các tàu ngầm tấn công của Trung Cộng đã hai lần neo đậu ở các cảng của Srilanka, và gần đây hai tàu chiến của Trung Cộng đã được đưa vào hoạt động giúp đảm bảo an ninh cho cảng Gwadar.
Theo một nghĩa nào đó, việc các dự án đó hoạt động kém lại tốt hơn cho Trung Cộng. Rốt cuộc, gánh nặng nợ nần đè lên vai các nước nhỏ càng lớn thì ảnh hưởng của Trung Quốc với các nước đó càng tăng. Trung Cộng hiện đã sử dụng ảnh hưởng của mình để thúc đẩy Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan ngăn chặn một ASEAN đoàn kết chống lại việc Trung Cộng theo đuổi một cách hung hăng các yêu sách lãnh thổ trên Biển Đông.
Hơn nữa, một số nước ngập trong các món nợ từ Trung Cộng đang bị ép phải bán cổ phần trong các dự án do Trung Cộng hỗ trợ tài chính hoặc trao quyền quản lý chúng cho các công ty quốc doanh của Trung Cộng. Ở các quốc gia có rủi ro về tài chính, Trung Cộng hiện đang yêu cầu được sở hữu cổ phần đa số ngay từ đầu. Chẳng hạn, vào tháng 1/2017, Trung Cộng đã ký một thỏa thuận xây dựng một con đập khác phần lớn do Trung Cộng sở hữu ở đây, trong đó Tập đoàn Tam Hiệp Trung Cộng do nhà nước sở hữu nắm 75% cổ phần.
Như thể chừng đó là chưa đủ, Trung Cộng hiện đang đi thêm các bước để bảo đảm các nước này sẽ không thể thoát khỏi các món nợ của mình. Để đổi lấy việc điều chỉnh thời hạn trả nợ, Trung Cộng yêu cầu các nước giao cho mình hợp đồng xây dựng các dự án bổ sung, qua đó biến khủng hoảng nợ của họ kéo dài mãi. Tháng 10 năm ngoái, Trung Cộng xóa khoản nợ 90 triệu USD cho Campuchia, chỉ nhằm giành thêm các hợp đồng lớn mới.
Một số nền kinh tế đang phát triển đang rất hối tiếc về quyết định nhận các khoản vay của Trung Cộng. Các cuộc biểu tình đã bùng phát do tình trạng thất nghiệp tràn lan, được cho là do việc bán phá giá hàng hóa Trung Cộng, giết chết ngành sản xuất trong nước. Các cuộc biểu tình càng trở nên trầm trọng hơn do việc Trung Cộng đưa lao động Trung Cộng đến làm việc tại các dự án của mình.
Các chính phủ mới ở một số nước, từ Nigeria đến Sri Lanka, đã đề nghị điều tra các nghi án hối lộ của Trung Cộng với các nhà lãnh đạo tiền nhiệm. Tháng trước, quyền Đại sứ Trung Cộng tại Pakistan, Zhao Lijian, đã tham gia một vụ tranh cãi trên Twitter với các nhà báo Pakistan về các cáo buộc tham nhũng ở các dự án và việc sử dụng phạm nhân Trung Cộng làm công nhân ở Pakistan (không phải là điều gì mới ở Trung Cộng). Zhao gọi các cáo buộc đó là “vớ vẩn”.
Nhìn lại, chiêu bài của Trung Cộng dường như khá rõ ràng. Nhưng quyết định của nhiều nước đang phát triển chấp nhận các khoản vay của Trung Cộng là có thể hiểu được. Không được các nhà đầu tư tổ chức quan tâm, họ không tìm được nguồn vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn. Thế nên khi Trung Cộng xuất hiện, hứa hẹn các khoản đầu tư rộng lượng với tín dụng dễ dàng, tất cả họ đều nhận lời. Chỉ sau này thì mọi thứ mới trở nên rõ ràng hơn rằng mục đích thực sự của Trung Cộng chính là thâm nhập thương mại và gây ảnh hưởng chiến lược, nhưng khi đó thì mọi chuyện đã quá trễ, và các nước này bị dính vào một vòng luẩn quẩn với các món nợ từ Trung Cộng.
Sri Lanka là một trường hợp điển hình nhất. Mặc dù là một nước nhỏ, Sri Lanka lại nằm ở vị trí chiến lược giữa các cảng miền Đông của Trung Cộng và Địa Trung Hải. Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã gọi Sri Lanka là một nhân tố sống còn trong việc hoàn thành Con đường Tơ lụa trên Biển.
Trung Cộng bắt đầu đầu tư mạnh vào Sri Lanka trong suốt 9 năm cai trị gần như độc tài của Tổng thống Mahinda Rajapaksa, và Trung Cộng đã bảo vệ cho Rajapaksa tại Liên Hiệp Quốc khỏi các cáo buộc về tội phạm chiến tranh. Trung Cộng nhanh chóng trở thành nhà đầu tư và là chủ nợ hàng đầu của Sri Lanka, và là đối tác thương mại lớn thứ hai, qua đó có được ảnh hưởng ngoại giao lớn.
Đó là một hành trình thuận lợi cho Trung Cộng cho đến khi Rajapaksa bất ngờ bị đánh bại trong cuộc bầu cử đầu năm 2015 bởi Maithripala Sirisena, người đã hứa trong chiến dịch tranh cử là sẽ đưa Sri Lanka thoát khỏi bẫy nợ của Trung Cộng. Đúng như lời hứa, ông đã đình chỉ các dự án lớn của Trung Cộng.
Nhưng mọi chuyện đã quá trễ. Chính phủ Sri Lanka đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Thế nên, như một tờ báo quốc doanh của Trung Cộng đã nói, Sri Lanka không còn cách nào khác phải “quay lại và ôm lấy Trung Cộng lần nữa”. Sirisena, vốn cần thêm thời gian để trả các khoản nợ cũ cũng như cần thêm các khoản tín dụng mới, đã chấp thuận hàng loạt các yêu cầu của Trung Cộng, tái khởi động các dự án đã bị đình chỉ, như dự án Thành phố cảng Colombo trị giá 1,4 tỷ USD, và trao cho Trung Cộng các dự án mới.
Gần đây, Sirisena cũng đồng ý bán 80% cổ phần ở cảng Hambantota cho Trung Cộng với giá khoảng 1,1 tỷ USD. Theo Đại sứ Trung Cộng tại Sri Lanka, Yi Xianliang, việc bán cổ phần tại các dự án khác cũng đang được thảo luận, nhằm giúp Sri Lanka “giải quyết các vấn đề tài chính của mình”. Hiện tại, Rajapaksa đang cáo buộc Sirisena đã trao cho Trung Cộng các nhượng bộ quá đáng.
Bằng cách kết hợp các chính sách an ninh, kinh tế và đối ngoại, Trung Cộng đang thúc đẩy mục tiêu tạo nên các liên kết của một phạm vi bá quyền về thương mại, viễn thông, giao thông và an ninh. Nếu các nước vì vậy mà ngập đầu trong các món nợ thì các vấn đề tài chính của họ chỉ càng hỗ trợ thêm cho mưu đồ thực dân mới của Trung Cộng. Các nước hiện vẫn chưa rơi vào bẫy nợ của Trung Cộng nên lưu ý và làm bất cứ điều gì có thể để tránh rơi vào vòng xoáy đó.
Brahma Chellaney
Trịnh Ngọc Thao dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Brahma Chellaney, giáo sư ngành nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi và nghiên cứu viên tại Học viện Robert Bosch ở Berlin, là tác giả của 9 cuốn sách, trong đó có Asian Juggernaut, Water: Asia’s New Battleground, and Water, Peace, and War: Confronting the Global Water Crisis. (From Project Syndicate).
China’s Debt Trap Diplomacy
By Brahma Chellaney
Project Syndicate
January 23-2017.
NEW DELHI – If there is one thing at which China’s leaders truly excel, it is the use of economic tools to advance their country’s geostrategic interests. Through its $1 trillion “one belt, one road” initiative, China is supporting infrastructure projects in strategically located developing countries, often by extending huge loans to their governments. As a result, countries are becoming ensnared in a debt trap that leaves them vulnerable to China’s influence.
Of course, extending loans for infrastructure projects is not inherently bad. But the projects that China is supporting are often intended not to support the local economy, but to facilitate Chinese access to natural resources, or to open the market for its low-cost and shoddy export goods. In many cases, China even sends its own construction workers, minimizing the number of local jobs that are created.
Several of the projects that have been completed are now bleeding money. For example, Sri Lanka’s Mattala Rajapaksa International Airport, which opened in 2013 near Hambantota, has been dubbed the world’s emptiest. Likewise, Hambantota’s Magampura Mahinda Rajapaksa Port remains largely idle, as does the multibillion-dollar Gwadar port in Pakistan. For China, however, these projects are operating exactly as needed: Chinese attack submarines have twice docked at Sri Lankan ports, and two Chinese warships were recently pressed into service for Gwadar port security.
In a sense, it is even better for China that the projects don’t do well. After all, the heavier the debt burden on smaller countries, the greater China’s own leverage becomes. Already, China has used its clout to push Cambodia, Laos, Myanmar, and Thailand to block a united ASEAN stand against China’s aggressive pursuit of its territorial claims in the South China Sea.
Moreover, some countries, overwhelmed by their debts to China, are being forced to sell to it stakes in Chinese-financed projects or hand over their management to Chinese state-owned firms. In financially risky countries, China now demands majority ownership up front. For example, China clinched a deal with Nepal this month to build another largely Chinese-owned dam there, with its state-run China Three Gorges Corporation taking a 75% stake.
As if that were not enough, China is taking steps to ensure that countries will not be able to escape their debts. In exchange for rescheduling repayment, China is requiring countries to award it contracts for additional projects, thereby making their debt crises interminable. Last October, China canceled $90 million of Cambodia’s debt, only to secure major new contracts.
Some developing economies are regretting their decision to accept Chinese loans. Protests have erupted over widespread joblessness, purportedly caused by Chinese dumping of goods, which is killing off local manufacturing, and exacerbated by China’s import of workers for its own projects.
New governments in several countries, from Nigeria to Sri Lanka, have ordered investigations into alleged Chinese bribery of the previous leadership. Last month, China’s acting ambassador to Pakistan, Zhao Lijian, was involved in a Twitter spat with Pakistani journalists over accusations of project-related corruption and the use of Chinese convicts as laborers in Pakistan (not a new practice for China). Zhao described the accusations as “nonsense.”
In retrospect, China’s designs might seem obvious. But the decision by many developing countries to accept Chinese loans was, in many ways, understandable. Neglected by institutional investors, they had major unmet infrastructure needs. So when China showed up, promising benevolent investment and easy credit, they were all in. It became clear only later that China’s real objectives were commercial penetration and strategic leverage; by then, it was too late, and countries were trapped in a vicious cycle.
Sri Lanka is Exhibit A. Though small, the country is strategically located between China’s eastern ports and the Mediterranean. Chinese President Xi Jinping has called it vital to the completion of the maritime Silk Road.
China began investing heavily in Sri Lanka during the quasi-autocratic nine-year rule of President Mahinda Rajapaksa, and China shielded Rajapaksa at the United Nations from allegations of war crimes. China quickly became Sri Lanka’s leading investor and lender, and its second-largest trading partner, giving it substantial diplomatic leverage.
It was smooth sailing for China, until Rajapaksa was unexpectedly defeated in the early 2015 election by Maithripala Sirisena, who had campaigned on the promise to extricate Sri Lanka from the Chinese debt trap. True to his word, he suspended work on major Chinese projects.
But it was too late: Sri Lanka’s government was already on the brink of default. So, as a Chinese state mouthpiece crowed, Sri Lanka had no choice but “to turn around and embrace China again.” Sirisena, in need of more time to repay old loans, as well as fresh credit, acquiesced to a series of Chinese demands, restarting suspended initiatives, like the $1.4 billion Colombo Port City, and awarding China new projects.
Sirisena also recently agreed to sell an 80% stake in the Hambantota port to China for about $1.1 billion. According to China’s ambassador to Sri Lanka, Yi Xianliang, the sale of stakes in other projects is also under discussion, in order to help Sri Lanka “solve its finance problems.” Now, Rajapaksa is accusing Sirisena of granting China undue concessions.
By integrating its foreign, economic, and security policies, China is advancing its goal of fashioning a hegemonic sphere of trade, communication, transportation, and security links. If states are saddled with onerous levels of debt as a result, their financial woes only aid China’s neocolonial designs. Countries that are not yet ensnared in China’s debt trap should take note – and take whatever steps they can to avoid it.
Brahma Chellaney
Brahma Chellaney, Professor of Strategic Studies at the New Delhi-based Center for Policy Research and Fellow at the Robert Bosch Academy in Berlin, is the author of nine books, including Asian Juggernaut, Water: Asia’s New Battleground, and Water, Peace, and War: Confronting the Global Water Crisis. (From Project Syndicate).
* * *
Xem bài liên hệ cùng chủ đề tại đây
Xem trang “Kiến thức - tài liệu” tại đây
Trở về homepage www.nuiansongtra.net