(How America’s courts can keep the government in check?
How a Supreme Court justice is appointed?)
by S.M.
Lê Thị Hồng Loan dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
How America’s courts can keep the government in check? The Economist, 15/02/2017
& How a Supreme Court justice is appointed? The Economist 23/02/2016.
Thẩm phán John Marshall
Quyền lực của nhánh tư pháp
(How America’s courts can keep the government in check?)
Quyền lực của nhánh tư pháp trong việc hạ bệ các đạo luật và các hành động hành pháp được coi là vi hiến có từ năm 1803.
Cuối tuần qua, Stephen Miller, một cố vấn Bạch Cung đã chỉ trích các thẩm phán liên bang vì đã chặn các lệnh cấm đi lại và di trú của Donald Trump. Trên chương trình “This week” của đài ABC, Miller nói với George Stephanopoulos rằng “nhánh tư pháp không phải là tối cao”. Trên chương trình “Fox News Sunday“, ông gọi những phán quyết gần đây của các thẩm phán tòa án quận và tòa phúc thẩm liên bang là “một sự tiếm quyền của tư pháp”. Thẩm quyền của Trump trong việc hạn chế nhập cư, ông nói, là “không cần tranh cãi”.
Quan điểm quá rộng này đối với quyền hành pháp là khá mâu thuẫn với quan điểm của các thẩm phán. Trong phán quyết của mình vốn ủng hộ phán quyết của tòa án quận về việc đình chỉ sắc lệnh hành pháp [của Trump], ban thẩm phán gồm 3 người tại Tòa Phúc thẩm Liên bang số 9 đã mô tả các khiếu nại từ luật sư của Trump là vượt quá giới hạn: “Tòa án tối cao đã nhiều lần và một cách rõ ràng bác bỏ quan điểm cho rằng các nhánh chính trị có thẩm quyền không thể phủ nhận đối với vấn đề di trú hay không buộc phải tuân thủ Hiến pháp khi hoạch định chính sách trong bối cảnh đó”. Và rằng “Rõ ràng hệ thống tư pháp liên bang vẫn duy trì thẩm quyền phân xử những khiếu nại về việc vi hiến đối với các hoạt động hành pháp”.
Việc mỗi nhánh của chính phủ đều tuyên bố với phía bên kia rằng lập trường của mình là “không cần tranh cãi” đã cho thấy một sự bế tắc. Điều đáng ngạc nhiên là, nếu chỉ xem qua Hiến pháp Mỹ thì sẽ không thể đưa ra cách giải quyết: trong khi Điều VI tuyên bố rằng hiến pháp “là luật tối cao của quốc gia” và mỗi “điều trong hiến pháp hoặc luật pháp của bất kỳ tiểu bang nào mà trái [với Hiến pháp]” sẽ phải tuân thủ Hiến pháp, nhưng không có điều luật nào quy định phán quyết cuối cùng sẽ được dành cho bất kỳ thể chế cụ thể nào. Vậy, điều gì là cơ sở cho quyền lực của ngành tư pháp trong việc kiểm soát các hoạt động hành pháp của một Tổng thống?
Câu trả lời nằm trong vụ Marbury v Madison, một vụ việc từ năm 1803, trong đó John Marshall (hình trên), Chánh án thứ tư của Mỹ, đã cứu giúp – và mở rộng – một cách xuất sắc quyền lực của Tòa án tối cao. Đối mặt với một vụ việc mà trong đó các đảng viên Đảng Liên bang chống lại các đối thủ gay gắt của họ, Đảng Dân chủ – Cộng hòa của Tổng thống Thomas Jefferson, Marshall lo lắng rằng một phán quyết có lợi cho chính quyền sẽ trông giống như một sự đầu hàng nhưng một phán quyết chống lại chính quyền lại có thể dẫn đến việc Jefferson thách thức lại Tòa án Tối cao. Trong vụ Marbury, Marshall đã nỗ lực để làm giảm quyền lực của đối thủ chính trị của mình bằng cách trao cho họ một chiến thắng danh nghĩa nhưng lại trang bị cho tòa án một quyền lực mới đáng kể: thẩm quyền của ngành tư pháp trong việc xem xét lại các đạo luật. “Việc diễn giải luật pháp là gì chính là nhiệm vụ và địa phận của nhánh Tư pháp”, ông viết.
Các Tổng thống thường tôn trọng nguyên tắc này, nhưng không phải tất cả – bao gồm Andrew Jackson, Abraham Lincoln và Franklin Delano Roosevelt – đã luôn luôn tuân thủ ranh giới này của Tòa án Tối cao. Jackson, người có chân dung được Trump treo trong phòng bầu dục một vài ngày sau khi nhậm chức tổng thống, tin rằng “Tòa án tối cao không… được phép kiểm soát Quốc hội hay cơ quan hành pháp”.
Các học giả tiếp tục tranh luận về tính đúng đắn trong lập luận của Marshall trong vụ Marbury, nhưng quyền lực của ngành tư pháp trong việc bác bỏ các đạo luật và các hoạt động hành pháp do vi hiến đã trở thành một tiêu chuẩn phổ quát và lâu đời. Thậm chí Thẩm phán Clarence Thomas, người thường ít khi thể hiện sự hối hận về việc bãi bỏ các tiền lệ lâu đời khi chúng đi trệch khỏi quan điểm của ông về vai trò của hiến pháp, tin rằng các tòa án là “trọng tài cuối cùng” về việc diễn giải hiến pháp. Theo lời của Thẩm phán Joseph Story, trong một cuốn sách bình luận pháp lý từ năm 1833, “lời giải thích [của bộ máy tư pháp] … sẽ mang tính bắt buộc và chung thẩm đối với tất cả các cơ quan thuộc chính phủ liên bang”.
Bất chấp các phát biểu của Trump về “những vị gọi là thẩm phán” và phán quyết “mang tính chính trị” của Toà Phúc thẩm Liên bang số 9, ông vẫn không cố gắng đi vòng qua các quyết định của các thẩm phán. Hiện tại, Trump đang cho phép các tòa án kiểm soát quyền lực của mình.
Thẩm phán Tòa án tối cao Mỹ được bổ nhiệm thế nào?
(How a Supreme Court justice is appointed?)
Việc thẩm phán Antonin Scalia qua đời vào ngày 13/2 vừa qua đã làm trống một ghế tại Tòa án Tối cao của Mỹ lần đầu tiên kể từ năm 2010. Sáu năm trước, chỉ sáu tuần sau ngày nghỉ hưu của John Paul Stevens sau 35 năm tại chức, Elena Kagan đã tuyên thệ nhậm chức Thẩm phám (Tòa án Tối cao) thứ 112 của đất nước này. Một trận chiến lâu hơn và gây tranh cãi hơn đang chờ đợi người kế nhiệm thứ 113. Ngay sau khi có tin về cái chết của Scalia, cuộc chạy đua chính trị về vấn đề bổ nhiệm người kế nhiệm ông đã bắt đầu. Các đảng viên Cộng Hòa tại Thượng viện và trong chiến dịch chạy đua đã nhấn mạnh rằng chiếc ghế đó nên được bỏ trống cho đến khi tổng thống tiếp theo bước vào Tòa Bạch Ốc vào năm 2017.
Barack Obama bác bỏ đề xuất này một vài giờ sau đó, nói rằng ông sẽ làm tròn “bổn phận theo hiến pháp của mình để bổ nhiệm người kế nhiệm vào đúng thời điểm”. Với gần một năm còn lại trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, ông Obama nói thêm, “sẽ còn rất nhiều thời gian cho tôi để làm điều đó, và cho Thượng viện để làm tròn trách nhiệm của mình trong việc cho người đó một phiên điều trần công bằng và một cuộc bỏ phiếu kịp thời”.
Hiến pháp Mỹ quy định Tổng thống “sẽ bổ nhiệm… thẩm phán Tòa án Tối cao”, cùng với “các đại sứ, bộ trưởng và lãnh sự…cũng như tất cả các viên chức khác của Hoa Kỳ”. Nhưng để “bổ nhiệm” các cá nhân cho bất kỳ chức vụ nào nêu trên, sẽ cần phải có “sự tham vấn và đồng thuận của Thượng viện”, một nhánh của Quốc hội Hoa Kỳ. Quá trình kép này phản ánh chiến lược của các nhà lập quốc nhằm giảm bớt sức mạnh của mỗi nhánh thuộc chính phủ liên bang thông qua cơ chế kiểm soát và cân bằng: Tổng thống đề nghị, Thượng viện quyết nghị.
Trong thực tế, điều này có nghĩa là trước khi quyết định số phận của các thẩm phán, các thượng nghị sĩ sẽ mời các thẩm phán được đề cử đến để tiến hành các phiên điều trần phê chuẩn kéo dài hàng tuần, nơi mà họ sẽ được hỏi về kinh nghiệm cũng như quan điểm pháp luật. Ủy ban Tư pháp bao gồm 20 thành viên, hiện đang được dẫn đầu bởi Charles Grassley, một đảng viên Đảng Cộng Hòa từ Iowa, sẽ xem xét lý lịch các ứng viên và tổ chức một cuộc bỏ phiếu. Sau đó, trừ khi cuộc tranh luận được kéo dài nhờ thủ tục “Filibuster” (điều hầu như bất khả thi đối với 46 thượng nghị sĩ đảng Dân chủ bởi họ sẽ cần sự giúp đỡ của ít nhất 14 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa để đạt được 60 phiếu cần thiết nhằm tiến hành thủ tục chấm dứt thảo luận thông qua bỏ phiếu, hay còn gọi là cloture), toàn bộ Thượng viện sẽ bỏ phiếu. Việc phê chuẩn cần đạt được 51 phiếu thuận.
Trong lịch sử, các Tổng thống thường đưa các ứng viên yêu thích của mình vào Tòa án Tối cao một cách khá dễ dàng. Trong số 160 cái tên được gửi vào Thượng viện kể từ năm 1789, 7,5% (12 ứng viên) đã chính thức bị bác bỏ trong khi khoảng 5% (9 ứng viên) đã không được xem xét. 7,5% số ứng viên khác đã bị rút tên trước khi Thượng viện bỏ phiếu.
Nhưng kể từ năm 1987, khi Ronal Reegan đề cử Robert Bork, một người Bảo thủ thẳng thắn, nhận được phản ứng lạnh lùng từ Thượng viện do Đảng Dân Chủ kiểm soát (ông đã bị đánh bại bởi một cuộc bỏ phiếu có tỷ lệ 58-42), quá trình này đã được đốt nóng. Năm 1991, Clarence Thomas, chịu các cáo buộc quấy rối tình dục và những câu hỏi về quan điểm của ông đối với việc phá thai, cuối cùng đã trót lọt ngồi vào ghế của mình với một đa số phiếu 52-48, một trong những kết quả sít sao nhất từng có. Các ứng viên được Bill Clinton bổ nhiệm, Ruth Bader Ginsburg (tỉ lệ 96-3) và Stephen Breyer (tỉ lệ 87-9) đã nhận được mức phiếu thuyết phục hơn, trong khi những sự phê chuẩn về sau lại gây nhiều tranh cãi hơn: Chánh án John Roberts (78-22) và Samuel Alito (58-42) [các ứng viên được George W. Bush bổ nhiệm]; và Sonia Sotomayor (68-31) và Elena Kagan (63-37) [được bổ nhiệm bởi ông Obama].
Các cuộc thảo luận sôi nổi nhưng cực kỳ bí mật đang diễn ra tại Tòa Bạch Ốc để rút gọn một danh sách dài các ứng viên tiềm năng. Ông Obama sẽ sớm tiến hành phỏng vấn bí mật với một số các ứng viên. Với khả năng dễ nhận thấy rằng Đảng Cộng Hòa sẽ không chấp nhận bất cứ ai mà ông đề cử, sự lựa chọn của ông Obama sẽ phản ánh các ưu tiên pháp lý cũng như sự tính toán của ông về việc phải làm như thế nào để gây thiệt hại chính trị lớn nhất đối với Đảng Cộng Hòa nếu đảng này tiếp tục đòi để trống ghế của ông Scalia cho đến khi chính quyền tiếp theo được xác định.
Bằng cách đề cử một người trung dung được cả hai đảng ủng hộ – một người như Sri Srinivasan, được phê chuẩn bởi tỷ lệ phiếu 97-0 vào Tòa án Phúc thẩm Liên bang Quận Columbia vào năm 2013 – ông Obama có thể làm bẽ mặt Đảng Cộng Hòa bằng cách buộc họ vào vai những kẻ phá rối chính trị quá đà. Ông cũng có thể mang lại cho các ứng cử viên tranh cử tổng thống của đảng Dân Chủ một lợi thế trong chiến dịch tranh cử mùa hè này.
by S.M.
Lê Thị Hồng Loan dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
The Economist explains
How America’s courts can keep the government in check?
by S.M.
The Economist
Feb 15th 2017
The judiciary’s power to strike down laws and executive actions as unconstitutional dates from 1803
OVER the weekend, Stephen Miller, a White House adviser, lashed out at the federal judges who have put the brakes on Donald Trump’s travel and immigration bans. On ABC’s “This Week”, Mr Miller told George Stephanopoulos that “the judiciary is not supreme”. On “Fox News Sunday”, he called the recent decisions by district and circuit court judges “a judicial usurpation of power”. Mr Trump’s authority to limit immigration, he said, is “beyond question”. This sweeping view of executive power is quite at odds with the judges’ view. In its ruling upholding the district court’s freeze on the executive order, the three-judge panel at the Ninth Circuit Court of Appeals depicted Mr Trump’s lawyer’s claims as out of bounds: “[T]he Supreme Court has repeatedly and explicitly rejected the notion that the political branches have unreviewable authority over immigration or are not subject to the Constitution when policymaking in that context”. It is “beyond question that the federal judiciary retains the authority to adjudicate constitutional challenges to executive action”.
Each branch of government telling the other that its position is “beyond question” presents an impasse. Surprisingly, a glance at America’s constitution does not suggest a way out: while Article VI declares that the constitution “shall be the supreme law of the land” and every “thing in the constitution or laws of any state to the contrary” must bow before it, there is no provision granting the final word to any particular institution. What, then, is the basis for the judiciary’s power to serve as a check on a president’s executive actions?
The answer lies in Marbury v Madison, a case from 1803 in which John Marshall (pictured above), America’s fourth chief justice, brilliantly salvaged - and expanded - the power of the Supreme Court. Facing a case that pit Federalists against their bitter rivals, the Democratic-Republican party of President Thomas Jefferson, Marshall worried that a ruling in favour of the administration would look like capitulation but that deciding against it might lead Jefferson to defy the Supreme Court. In Marbury, Marshall managed to defang his political opponents with a nominal win while arming the court with a startling new power: judicial review. “It is emphatically the duty and province of the judicial department”, he wrote, “to say what the law is”.
Presidents generally respect this principle but not all - including Andrew Jackson, Abraham Lincoln and Franklin Delano Roosevelt - have always hewed to the Supreme Court’s line. Jackson, whose portrait Mr Trump hung in the oval office days after assuming the presidency, believed that “the Supreme Court must not...be permitted to control the Congress or the executive”. Scholars continue to debate the soundness of Marshall’s reasoning in Marbury, but the power of the judiciary to strike down laws and executive actions as unconstitutional has become a universal and long-lasting norm. Even Justice Clarence Thomas, who often shows little compunction about abandoning age-old precedents when they depart from his view of a constitutional rule, believes the courts are “the final arbiter” of the constitution’s meaning. In the words of Justice Joseph Story, in a book of legal commentary from 1833, the judiciary’s “interpretation...becomes obligatory and conclusive upon all the departments of the federal government”. For all of Mr Trump’s talk about “so-called judges” and the “political” ruling by the Ninth Circuit, he has not attempted to circumvent the judges’ decisions. For now, Mr Trump is permitting courts to check his power.
The Economist explains
How a Supreme Court justice is appointed?
by S.M.
The Economist
Feb 23rd 2016
Antonin Scalia’s death on February 13th emptied a seat at America’s Supreme Court for the first time since 2010. Six years ago, a mere six weeks following the retirement of John Paul Stevens after 35 years on the bench, Elena Kagan was sworn in as the nation’s 112th justice. A longer and more contentious battle awaits the 113th. Moments after news broke of Mr Scalia’s death, political jockeying began over the issue of appointing his successor. Republicans in the Senate and on the campaign trail insisted that the seat should remain vacant until the next president enters the White House in 2017. Barack Obama rejected this proposition hours later, saying he would fulfil his “constitutional responsibilities to nominate a successor in due time”. With nearly a year remaining in his second term, Mr Obama added, “there will be plenty of time for me to do so, and for the Senate to fulfil its responsibility to give that person a fair hearing and a timely vote”.
America’s constitution says presidents “shall nominate...judges of the supreme court”, along with “ambassadors, other public ministers and consuls...and all other officers of the United States”. But to “appoint” individuals to any of these offices, “the advice and consent of the Senate”, the upper house of America’s parliament, is required. The dual process reflects the framers’ strategy of curtailing the power of individual branches of the federal government through checks and balances: the president proposes, the Senate disposes. In practice, this means that before deciding their fate, senators invite potential justices to their chamber for weeks of confirmation hearings where they are quizzed about their experience and judicial philosophy. The 20-member Judiciary Committee, currently led by Charles Grassley, a Republican from Iowa, vets the nominee and holds a vote. Then, barring an extension of debate via a filibuster (which the 46 Democratic senators would find it near-impossible to fight, as they would need the help of at least 14 Republicans to reach the 60 votes required to invoke “cloture”), the full Senate votes. It takes 51 votes to confirm.
Historically, presidents have had a rather easy time getting their favoured candidates onto the highest court. Of the 160 names that have been sent to the Senate since 1789, 7.5% (12 nominees) were formally rejected while about 5% (9) were not acted upon. Another 7.5% had their names withdrawn before the Senate voted. But since 1987, when Ronald Reagan’s nomination of Robert Bork, an outspoken conservative, received a chilly reception from Senate Democrats (he was defeated by a vote of 58-42), the process has become much more heated. In 1991, Clarence Thomas, dogged by allegations of sexual harassment and questions about his stance on abortion, squeaked into his seat with a 52-48 majority, one of the the narrowest margins ever. Bill Clinton nominees Ruth Bader Ginsburg (96-3) and Stephen Breyer (87-9) commanded warmer majorities, while subsequent confirmations have been more vexed: George W. Bush nominees Chief Justice John Roberts (78-22) and Samuel Alito (58-42); and Sonia Sotomayor (68-31) and Elena Kagan (63-37), both appointed by Mr Obama.
Feverish but highly secretive discussions are underway in the White House to narrow a long list of possible nominees. Mr Obama will soon conduct covert interviews with a handful of candidates. With the distinct possibility that Republicans will refuse to move on anyone he nominates, Mr Obama’s choice will reflect both his jurisprudential priorities and his calculation of how to inflict the most political damage on the GOP should the party follow through on its promise to leave Mr Scalia’s seat vacant until the next administration is seated. By nominating a centrist with a record of bipartisan support - someone like Sri Srinivasan, confirmed by a 97-0 vote to the federal appeals court for the District of Columbia in 2013 - Mr Obama could embarrass Republicans by forcing them into the role of hyper-politicised obstructionists. He could also give the Democratic nominee for president a leg up in this summer’s campaign.
by S.M.
The Economist
* * *
Xem bài cùng một chủ đề: click vào đây
Xem trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net