Lời giới thiệu:
Dưới đây là các bài tiểu luận trong loạt bài viết về Biến cố Syria, “điểm nóng" về chính trị, quân sự... trên thế giới trong thời gian gần đây kéo dài đến hiện tại, "lò lửa" được đốt lên bởi nhiều thế lực, phe phái, tôn giáo, lôi kéo nhiều quốc gia vào thế đối đầu nhau, tạo nên nhiều mất mát to lớn và có nguy cơ khó thể chấm dứt trong một sớm một chiều.
Xem tiếp lời giới thiệu click vào đây
Webmaster.
* * *
(Across the Red Line)
By Michael Crowley
Phạm Vũ Lửa Hạ dịch
TIME
September 9-2013.
Chính sách đối ngoại ban cho các vị tổng thống Mỹ quyền lực gần như siêu nhiên. Từ khoảng cách hàng ngàn cây số, họ có thể nổi hứng huy động các hạm đội và phi đội, có khi sát hại kẻ thù mà không tốn một mạng lính. Nhưng chính sách đối ngoại cũng có thể hóa thành tai ương, với một khả năng bí hiểm không kém hủy hoại một đời tổng thống. Barack Obama rút ra bài học này khi theo dõi vị tổng thống tiền nhiệm phát động cái mà Obama gọi bằng cụm từ nổi tiếng “cuộc chiến tranh ngu xuẩn” ở Iraq. Thái độ phản đối của ông đối với cuộc xâm lấn đó đã khởi xướng chiến dịch tranh cử tổng thống đầu tiên của thượng nghị sĩ chỉ mới một nhiệm kỳ, và ông bước vào Nhà Trắng với một tầm nhìn rõ ràng về một nước Mỹ nhún nhường hơn, chỉ tập trung vào các lợi ích cốt lõi, ví như giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội. Obama sẽ truy lùng bọn khủng bố lẩn trốn trong hang động và sa mạc, và mạnh tay hơn với quân Taliban ở Afghanistan. Nhưng ông cũng thể hiện mình là một người hòa giải, một người kiến tạo hòa bình giành được Giải Nobel Hòa bình cả trước khi ông trang hoàng lại Phòng Bầu dục.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, trong các bài diễn văn từ Washington đến Prague cho chí Cairo, Obama kêu gọi một trật tự thế giới biến đổi – “một thế giới cách mạng” trong đó ‘chúng ta có thể làm những điều khó có khả năng xảy ra, đôi khi bất khả thi”. Những người đa nghi cho rằng Obama chỉ tô hồng để quên đi thực tiễn kinh tế khó khăn: nợ nần ngập đầu và do ngành tài chính đang đảo điên, Mỹ không kham nổi chính sách đối ngoại mang tính can thiệp [quốc tế]. Nhưng Obama có vẻ thành thực khi ông nói đến chuyện bắt đầu một cuộc đối thoại “tôn trọng lẫn nhau” với Iran, và với các đối thủ khác, ông hứa “chúng tôi sẽ đưa tay ra nếu anh sẵn sàng xòe tay ra bắt”. Lý trí sẽ thay thế sức mạnh cơ bắp, và tầm nhìn tân bảo thủ sẽ bị xếp xó. Đó là hy vọng và thay đổi trên quy mô toàn cầu.
Nhưng lịch sử hóa ra chẳng thèm quan tâm.
Tay vẫn nắm chặt, chẳng chịu xòe ra, giọng điệu đối với Mỹ vẫn thiếu tôn trọng, và dù cách mạng diễn ra khắp nơi từ Cairo đến Tripoli cho chí Damascus, cách mạng thường làm bùng nổ những cơn phẫn nộ tôn giáo và sắc tộc nguy hiểm trên toàn khu vực Trung Đông. Hy vọng đã hóa thành nỗi sợ, còn thay đổi biến thành hiểm họa. Giờ đây, trong một khu vực đã khiến nhiều tổng thống [Mỹ] bẽ bàng trong mấy thập niên và là nơi cuộc cờ có phần được mất cao nhất về an ninh, Obama đối mặt với phép thử mang tính quyết định ở Syria.
Đó không phải là nơi Obama muốn có mặt. Hôm 22/8/2013, một ngày sau khi một đám mây của cái bị nghi là khí độc bao phủ một khu ngoại ô Damascus, giết chết hàng trăm người, Tổng thống rời Nhà Trắng, mặt rạng mày rỡ thực hiện chuyến vi hành bằng xe buýt lên mạn bắc tiểu bang New York, tập trung vào vấn đề khả năng trang trải phí tổn học đại học. Nhưng sáng hôm đó trong Phòng Xử lý Tình huống (Situation Room), nhóm an ninh quốc gia của Obama lượng định mức độ kinh hoàng của vụ tấn công [ở Syria] và thách thức tiềm ẩn của nó đối với sức mạnh và uy quyền của Mỹ.
Oái ăm thay, vụ tấn công này xảy ra đúng hôm kỷ niệm một năm ngày Obama cảnh cáo rằng việc chế độ Syria dùng vũ khí hóa học tạo nên một “lằn ranh đỏ” (red line) mà nếu bị vượt qua sẽ gây nên “các hậu quả to lớn”. Những đoạn phim quay được chiếu các hình ảnh ghê rợn của người chết, có cả phụ nữ và trẻ sơ sinh, có vẻ như người chết cũng còn may hơn so với kẻ sống co giật, sùi bọt mép. Khi Obama được báo cáo tình hình trên chiếc xe buýt dành riêng cho tổng thống, rõ ràng là ông cũng đang đối mặt với viễn cảnh can thiệp quân sự ở Trung Đông vì lý do vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Thế giới theo dõi để xem liệu Obama có nao núng trước vai trò cảnh sát toàn cầu. Ông đã nhiều lần để những vụ tấn công bằng vũ khí hóa học trôi qua mà chẳng chịu một hậu quả rõ ràng nào ngoài việc Mỹ ủng hộ khiêm tốn cho một phong trào phiến loạn hỗn độn.
Và cuộc khủng hoảng Syria không phải là khủng hoảng duy nhất thử thách các hạn chế của đường lối chính sách đối ngoại của Obama hay sức mạnh của đất nước ông. Iran đang xúc tiến chương trình hạt nhân của mình bất chấp những lời cảnh cáo tương tự của Obama về việc trừng phạt quân sự. Ở Ai Cập, chế độ quân sự được hậu thuẫn bằng tiền thuế của dân Mỹ tiếp tục phớt lờ những lời kêu gọi hòa bình của ông sau khi chế độ đó sát hại hơn 600 người biểu tình. Chính phủ bấp bênh của Afghanistan lo âu chuẩn bị cho viễn cảnh nội chiến khi Mỹ rốt cuộc rút quân vào năm tới, trong khi những quả bom khủng bố tiếp tục hành hạ các thành phố bất ổn của Iraq. Trong khi đó, Al-Qaeda vẫn sống khỏe ở những nơi như Yemen và Bắc Phi, dù Osama bin Laden đã đi tong. Tại quốc nội, cảm nhận của người dân về hiệu quả chính sách đối ngoại của ông đã giảm đều đặn: hiện nay chỉ còn khoảng 40% người Mỹ tán thành.
Nhà Trắng kết luận rằng thái độ thách đố của Syria, nếu không bị trừng phạt, có nguy cơ gây ra hiệu ứng domino dẫn đến những hành động thách đố khác trên toàn cầu. Brent Scowcroft, nguyên Cố vấn An ninh Quốc gia cho Tổng thống George H.W. Bush và Tổng thống Gerald Ford và từng cố vấn không chính thức cho Obama, lý giải: “Uy tín của chúng ta có nguy cơ bị ảnh hưởng”.
Đó chính là nơi Obama mong né tránh trong những bài diễn văn lạc quan khắp thế giới trong thời gian đầu: mắc kẹt ở Trung Đông điên loạn, bị nhà độc tài của Syria (một cựu bác sĩ nhãn khoa mà đa số người Mỹ có vắt óc cũng chẳng nêu tên được) buộc phải có hành động quân sự.
Đường đến Damascus
Sao lại đến nông nỗi này? Cũng có phần do xui xẻo – dù vận rủi thường đồng hành với chức tổng thống: Bush có vụ 11/9, Clinton có vụ Balkan, Carter có vụ con tin Iran. Nhưng Obama cũng phạm sai lầm. Nghệ thuật chính sách đối ngoại là ngăn ngừa không để những quyết định bất lợi xuất hiện. Mà nhìn lại, sự cẩn trọng của Obama có thể đã phản tác dụng với ông.
Ngay từ đầu, ông thận trọng giữ khoảng cách với Mùa xuân Ả Rập. Biểu hiện đầu tiên, dù lúc đó chưa hiển nhiên, là phong trào cải cách biểu tình tràn ngập đường phố Tehran hồi tháng 6/ 2009. Nếu [Obama] kêu gọi thay đổi chế độ thì có thể nghe hệt giọng điệu của Bush, và Nhà Trắng ngại đưa ra những phát biểu có thể giúp chính phủ Iran khiến những cuộc biểu tình đó trông giống như một âm mưu của nước ngoài. Rốt cuộc Obama chỉ nói rằng Mỹ “chứng kiến những sự kiện khác thường” đang diễn ra ở đó, mà chẳng tỏ vẻ ủng hộ các cuộc biểu tình. Nay nghĩ lại, cấp dưới của ông thấy dè dặt là sai lầm. Dennis Ross, người đảm trách chính sách Iran trong nhiệm kỳ thứ nhất của Obama, nói: “Tôi nghĩ chúng tôi đã quá cẩn thận. Tôi hối tiếc”. Có lẽ đó là điềm báo cho những điều sẽ xảy ra.
Khi các cuộc biểu tình nổ ra khắp Trung Đông hai năm sau, Obama tiếp tục dè dặt – chọn ổn định chứ không dám chấp nhận rủi ro của điều bất định và không chịu vạch ra một chủ thuyết thống nhất về phản ứng của Mỹ. Ben Rhodes, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia của Obama, nói: “Vấn đề chính sách đối ngoại trọng tâm của nhiệm kỳ tổng thống này là cố gắng ước lượng chúng ta cần Mỹ can dự như thế nào mà không ôm đồm quá mức”.
Obama phải mất mấy tuần mới ủng hộ các cuộc biểu tình ở Cairo năm 2011 lật đổ Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak. Khi vương quốc Bahrain, đồng minh chiến lược ở Vùng Vịnh và là nơi đóng Hạm đội thứ 5 của Mỹ, mạnh tay đàn áp một cuộc biểu tình của dân chúng, Obama chẳng có hành động gì. Ngay cả ở Libya, thoạt tiên ông chỉ đứng ngoài lề khi phiến quân chống lại các lực lượng của Muammar Gaddafi thua và tháo chạy.
Obama cuối cùng can thiệp chỉ khi quân của Gaddafi tập trung bên ngoài thành phố Benghazi, đe dọa sát hại thường dân vô tội trong khi áp lực tăng lên từ Pháp và Anh. Đảng Cộng hòa gọi thái độ này là “lãnh đạo từ phía sau”, cụm từ do một phụ tá của Obama dùng để tương phản với đường lối ngoại giao cao bồi đánh phủ đầu của George Bush, nhưng bị giới chỉ trích gọi là từ bỏ vai trò lãnh đạo thật sự.
Sự sụp đổ tương đối nhanh của Gaddafi ban đầu khiến việc can thiệp vào Libya có vẻ là thành công. Obama nói: “[Chúng ta] đã chứng tỏ hành động tập thể có thể đạt được thành tựu gì trong thế kỷ 21”. Nhưng mọi chuyện đâm ra xấu đi. Thận trọng về việc cố gắng tái thiết một quốc gia Ả Rập khác, Obama đầu tư ít ỏi vào Libya hậu Gaddafi, nơi các nhóm du kích bất hảo và chủ nghĩa cực đoan nở rộ - trong đó có đám du kích tấn công một căn cứ Mỹ không đủ lực lượng bảo vệ ở Benghazi, chính thành phố mà Obama đã cứu, giết chết Đại sứ Chris Stevens và ba người Mỹ khác.
Cuộc nổi dậy ở Syria khởi đầu quyết liệt gần cùng lúc với chiến dịch Libya của Obama. Ông theo dõi chế độ của Tổng thống Syria Bashar Assad đàn áp tàn bạo thêm sáu tháng nữa mà không có hành động gì. Khi số tử vong tăng lên, giới quan sát từng thấy “chủ thuyết Obama” trong đợt can thiệp vào Libya nay thắc mắc “Sao không can thiệp vào Syria?” Các phụ tá của Obama cho rằng so sánh như vậy là vô ích. Ông Rhodes nói: “Khái niệm về một chủ thuyết chỉ hữu ích để có một nguyên tắc tổ chức để người ta nghĩ về chính sách đối ngoại. Nhưng trong thuật trị quốc, điều đó bất khả thi trên thực tế”.
Syria rõ ràng là vấn đề nan giải hơn. Libya có hệ thống phòng không yếu kém và có chiến trường sa mạc dễ không kích. Syria có những thành phố với mật độ dân số dày đặc, và Assad có hỏa lực đáng nể. Khác với Gaddafi (không có đồng minh quốc tế thân cận nào), Syria có mấy chục năm quan hệ hợp tác quân sự và tình báo với cả Iran và Nga. Obama đợi đến tháng 8/2011 mới tuyên bố rằng “đã đến lúc Tổng thống Assad phải rút lui”. Nay nghĩ lại, đây có lẽ là sai lầm đầu tiên của ông ở Syria. Khi Assad phớt lờ lời nhắn nhủ này, nhà độc tài không gánh chịu hậu quả nào cả. Một năm sau, Obama nói với báo giới: “Ông ta chưa hiểu ra thông điệp đó”. Rất có thể, Assad thấy chẳng việc gì phải nghe theo.
Không phải là Obama đã có những lựa chọn hay. Có người cho rằng lẽ ra ông đã có thể tăng cường ủng hộ cho các phe phiến loạn ôn hòa của Syria cách đây ít nhất một năm, trước khi phe Hồi giáo cực đoan tiếm đoạt [vai trò thống lĩnh] cuộc nổi dậy. Ngay cả vào cuối năm 2012, các quan chức cấp cao của Obama, trong đó có [ngoại trưởng] Hillary Clinton và [giám đốc CIA] David Petraeus, vẫn thiên về chiều hướng này. Nhưng Obama bác bỏ các đề xuất của họ, vì e rằng Mỹ chẳng thể làm được gì để tác động đến một tình huống phức tạp như vậy. Ông cũng lo ngại về việc trao quyền cho phiến quân có liên hệ với al-Qaeda, những kẻ có thể đe dọa các lợi ích của Mỹ nhiều hơn Assad từng làm. Giờ đây, ngay cả những người từng ủng hộ các chính sách như vậy cũng cho rằng cơ hội có thể đã trôi qua. Gần đây Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey viết: “Syria ngày nay không phải là chuyện chọn lựa giữa hai bên, mà là chọn một bên trong nhiều bên”, mà không có bên nào có cùng lợi ích với Mỹ.
Thế rồi xuất hiện phát biểu “lằn ranh đỏ”. Trả lời một câu hỏi tại một buổi họp báo ở Nhà Trắng hồi tháng 8/2012, Obama nói việc sử dụng hay di chuyển các vũ khí hóa học sẽ có “những hậu quả to lớn”. Obama có thể đã hối tiếc về phát biểu đó. Assad dường như chọc tức ông bằng các vụ tấn công hóa học quy mô nhỏ – chỉ đủ để giết hàng chục người nhưng chưa đủ để thành một cuộc khủng hoảng quốc tế. Có lẽ để đáp lại, Obama hiệu chỉnh định nghĩa lằn ranh đỏ của mình hồi tháng Tư vừa rồi, nói rằng ông sẽ không dung thứ việc sử dụng “có hệ thống” các vũ khí hóa học. Đến tháng 6/2013, khi Assad đã giành thế thượng phong, chính quyền Obama cho biết rốt cuộc họ sẽ trang bị vũ khí cho phiến quân Syria. Nhưng các bản tin đáng tin cậy cho biết các đợt giao vũ khí, nếu có, hiếm khi được thực sự thực hiện; điều đó làm dấy lên nỗi nghi ngờ về quyết tâm của Obama.
Việc Syria dường như tấn công bằng khí độc ở ngoại ô Damascus hôm 21/8/2013 là giọt nước tràn ly. Đây là cực điểm của nhiều yếu tố: bằng chứng về một mẫu hình các vụ tấn công và đoạn phim quay cảnh ghê rợn các nạn nhân bị co giật. Chính “hành động xấu xa cùng cực về đạo đức” (moral obscenity) đó, theo lời của Ngoại trưởng John Kerry, đã nghiêm trọng đến mức Obam không thể phớt lờ, giải thích lấp liếm cho xong hay giao cho một ủy ban nghiên cứu.
Thời điểm [xảy ra biến cố đó] quả là hết sức bất tiện, vào lúc Obama đã có ý định chuộng sự ổn định hơn các giá trị Mỹ. Mười bảy cuộc điện đàm từ Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel gọi cho tướng Ai Cập Abdul Fattah al-Sisi đã không ngăn chặn được vụ đảo chính và cảnh đổ máu ở đó. Giờ đây, Washington chẳng còn mấy đồng minh nhiệt thành ở đất nước đông dân nhất thế giới Ả Rập. Eliot Cohen, cựu cố vấn cao cấp cho Ngoại trưởng Condoleezza Rice, nói: “Đáng nói là chúng ta đã khiến mọi người ở Ai Cập tin rằng chúng ta đã phản bội họ”.
Những giới hạn của quyền lực
Một số vấn đề của Obama nghe khá quen thuộc. Đầu nhiệm kỳ thứ nhất của mình, Bill Clinton – giống như Obama, tập trung vào các vấn đề quốc nội – cũng bị cáo buộc là dè dặt và yếu đuối. “Chúng ta chẳng có thế, chúng ta có tầm ảnh hưởng [hay] thiên hướng sử dụng vũ lực quân sự”, một quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao đã than như vậy vào năm 1993. Và cũng như Obama đang chịu áp lực trong và ngoài nước về vấn đề Syria, Clinton bị chỉ trích vì không can thiệp vào các cuộc chiến vùng Balkan. “Vị trí lãnh đạo của thế giới tự do hiện đang bỏ trống”, Tổng thống Pháp Jacques Chirac ta thán vào năm 1995.
Tương tự, Obama cũng bị đủ mọi giới phê phán: những người hoạt động nhân đạo muốn chấm dứt chiến tranh ở Syria; phe diều hâu muốn Mỹ có chính sách đối ngoại táo bạo hơn; những người cổ xúy dân chủ và nhân quyền sửng sốt vì Obama không cứng rắn hơn đối với các tướng lĩnh Ai Cập. Trong khi đó, các đồng minh của Mỹ ở Châu Âu than phiền rằng Mỹ không thể hiện vai trò lãnh đạo, và một quan chức cao cấp chính phủ Ả Rập nói với tạp chí TIME rằng các nhà nước thân thiện với Mỹ trong khu vực không cảm thấy họ có thể trông cậy vào Mỹ. Christopher Hill, một nhà ngoại giao kỳ cựu từng là đại sứ của Obama ở Iraq, nói: “Người ta không cảm thấy chúng ta can dự vào các vấn đề ở Trung Đông ngay lúc này”.
Những người ủng hộ Obama cho rằng ông đã làm hết sức mình khi thừa hưởng một gia tài độc hại – từ tâm lý bài Mỹ ở nước ngoài đến ngân sách eo hẹp và tình trạng cô lập ngày càng tăng trong nước. Và các vị tiền nhiệm của ông ở Nhà Trắng thường nghe những lời kêu ca từ nước ngoài rằng ý chí muốn thể hiện quyền lực của Mỹ đang nao núng. Nhưng quả là dân Mỹ đã ngán ngẩm chuyện trả bằng máu và của cải để giải quyết những vấn đề ở tận đâu đâu mà thường có vẻ không thể giải quyết được. Adam Smith, Hạ nghị sĩ Dân chủ hàng đầu trong Ủy ban Lực lượng Vũ trang của Hạ viện, nói: “Suy cho cùng, Mỹ không thể áp đặt ý chí của mình lên mọi vấn đề trên thế giới”.
Công cụ cùn của sức mạnh quân sự có thể hết sức vô dụng trong chuyện giải quyết những biến động xã hội của Mùa xuân Ả Rập. Mieke Eoyang, một nhà phân tích an ninh quốc gia thuộc tổ chức nghiên cứu Third Way ở Washington, nói: “Thẳng thắn mà nói, Mỹ không giỏi giải quyết chính biến của một nước khác. Có thể Mỹ chẳng có công cụ”.
Syria hẳn nhiên cần có thiết bị với độ chính xác cao. Đất nước 22 triệu dân này, tiếp giáp với Địa Trung Hải về phía tây và Iraq về phía đông, đã có chế độ độc tài từ năm 1949. Đất nước này cũng là cái gai thường trực trong mắt Mỹ, liên kết với giới giáo sĩ cầm quyền của Iran và tài trợ cho nhóm khủng bố Hizballah ở Lebanon. Trong thời kỳ Mỹ chiếm đóng Iraq, Assad mở cửa biên giới của mình để du kích Hồi giáo vượt biên vào Iraq để giết lính Mỹ. Dù vậy, năm 2009 Assad nói ông “muốn đối thoại” với Mỹ, và các nhà ngoại giao Mỹ, trong đó có Kerry (lúc đó là chủ tịch Ủy ban Quan hệ Đối ngoại của Thượng viện), đã nhiều lần đến thăm Damascus trước khi cuộc nổi dậy bắt đầu ở đó. Nhưng Mỹ chưa bao giờ hoàn toàn thuyết phục được Assad thực sự hợp tác.
Dòng họ Assad xuất thân từ giáo phái Alawite của Syria, một nhánh của Hồi giáo Shi’ite. Họ cai trị một đất nước có gần ba phần tư là người Sunni, nên luôn luôn phải đàn áp ở mức độ gợi nhớ đến nước Iraq thời Saddam Hussein. Nhưng hồi tháng 3/2011, xã hội Syria rạn nứt và ách cai trị của Assad lần đầu tiên bị công khai thách thức bằng những cuộc biểu tình về sau trở thành phong trào phiến loạn do người Sunni thống lĩnh.
Syria có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước láng giềng. Cuộc nội chiến đã tạo ra gần 2 triệu người tị nạn. Tình trạng bỏ xứ ra đi này có nguy cơ gây bất ổn cho Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ, và làm tăng thêm những căng thẳng Shi’ite-Sunni ở Lebanon và Iraq, châm ngòi một cuộc xung đột giáo phái có thể trải dài từ Vịnh Ba Tư đến Địa Trung Hải. Trong nhiều tháng, các đồng minh của Assad ở Iran và Lebanon liên tục gởi quân đến ủng hộ chế độ của ông. Đó là lý do tại sao chuyện được mất ở ván cờ Syria quá cao: nó đã trở thành một cuộc chiến tranh đại diện (proxy war), được kích thích bằng tiền và vũ khí, giữa Iran và giáo phái Sunni đối thủ của họ giống như Saudi Arabia. Với một cuộc xung đột trong đó hơn 100.000 người đã bị giết, hẳn nhiên có động cơ đạo đức buộc ta phải hành động. Rồi còn chuyện an ninh của Israel khi một nhà nước có vũ khí hóa học đang sụp đổ.
Obama không phủ nhận bất cứ điều gì trong những vấn đề dó. Hồi tháng 6, ông nói với Charlie Rose của đài PBS: “Chúng ta có những lợi ích nghiêm túc ở đó. Mà không chỉ là các lợi ích về nhân đạo. Chúng ta không thể để diễn ra tình hình hỗn loạn liên tục ở một nước lớn có biên giới với Jordan, và Jordan lại có biên giới với Israel. Và chúng ta có nhu cầu chính đáng cần tham gia và cần can dự”. Điều ông tranh cãi là ông có thể định hình kết cuộc ở Syria bằng can thiệp quân sự, với hành động trực tiếp hoặc bằng cách vũ trang cho phiến quân mà có thể có quan hệ với phe Hồi giáo cực đoan.
Vì vậy khi hoạch định phản ứng của Mỹ đối với vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 21/8, các phụ tá của Obama tập trung lượng định một phản ứng sẽ phát đi một thông điệp mà không gây hỗn loạn hơn nữa. Dùng quá nhiều vũ lực thì sẽ thay đổi cán cân chiến lược của cuộc xung đột, có thể trao quyền cho phiến quân Hồi giáo – một số trong đó có liên minh với al-Qaeda – những kẻ mà Nhà Trắng xem là còn nguy hiểm hơn cả Assad. Tuy nhiên, nếu dùng quá ít vũ lực thì trông [Mỹ] quá yếu ớt. Scowcroft cảnh báo: “Không có gì tệ hơn là có cử chỉ chẳng thay đổi được gì mà lại khiến chúng ta trông càng bất lực”.
Thông điệp cho Tehran
Ngày 10/12/2009, Obama bay đến Na Uy để nhận Giải Nobel Hòa bình, một danh dự hơi sớm mà Nhà Trắng không hoàn toàn hoan nghênh. Lúc đó Obama đã đưa thêm quân sang Afghanistan, leo thang các vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhắm vào bọn khủng bố al-Qaeda, và bị Tehran từ chối bàn tay hữu nghị của ông. Càng lúc càng thấy rõ là thế giới có thể vẫn chưa biến đổi gì cả. Vì vậy ngay cả khi Obama tán dương chính nghĩa hòa bình thế giới vào ngày hôm đó, ông công nhận rằng một thế giới nguy hiểm đôi khi đòi hỏi phải có chiến tranh, thường do vũ khí Mỹ dẫn đầu. Ông nói: “Bất luận chúng tôi đã phạm những sai lầm gì, thực tế đã rõ là Mỹ giúp bảo đảm an ninh toàn cầu trong hơn sáu thập niên bằng máu của công dân chúng tôi và sức mạnh của vũ khí của chúng tôi”.
Obama nay đang áp dụng nguyên tắc đó ở Syria. Bất luận cuộc đối đầu của Obama với Assad có kết cuộc ra sao, một cuộc đối đầu còn nguy hiểm hơn đang chờ đợi – đó là đối đầu với Iran. Nếu một vòng đàm phán nữa với Tehran thất bại, Obama có thể sớm buộc phải giữ lời hứa ngăn chặn Iran phát triển vũ khí hạt nhân. “Tôi sẽ không ngần ngại sử dụng vũ lực khi cần thiết để bảo vệ Mỹ và các lợi ích của Mỹ”, Obama phát biểu như vậy với Ủy ban Các vấn đề công cộng Israel Mỹ vào tháng 3/2012.
Nhưng theo những người phê phán ông, Obama quả thực có ngần ngại, và thế là nảy sinh rắc rối. Nhiệm kỳ tổng thống của ông còn hơn ba năm nữa, ông có cơ hội thay đổi ấn tượng đó. Thành công ở Syria rồi Iran có thể chứng tỏ giá trị của ông, còn thất bại thì có thể thân bại danh liệt. Brian Katulis, cựu cố vấn chiến dịch tranh cử của Obama và nay thuộc Trung tâm Tiến bộ Mỹ, nhận xét: “Rủi ro là nếu tình hình ở Trung Đông tiếp tục xuống dốc, điều đó sẽ trở thành di sản của ông”.
Một số tổng thống thuộc Đảng Dân chủ đã từng bị chính sách đối ngoại hủy hoại sự nghiệp: Carter bị vụ Iran, Lyndon Johnson bị vụ Việt Nam. Nhưng có một mô hình khác. Clinton dập tắt lửa chiến cuộc ở vùng Balkan và chứng tỏ tính cao quý của hành động can thiệp của Mỹ. Obama còn thời gian để tìm được con đường vượt qua tình trạng hỗn loạn hiện nay để có một di sản thành công ở nước ngoài.
Khi vạch ra đường đi của mình, ông có thể cân nhắc một tư tưởng từ một nguồn khó ngờ. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Anh vào năm 2009 với giọng điệu ôn hòa, Assad nói ông hy vọng Obama sẽ đóng vai trò tích cực trong tiến trình hòa bình Trung Đông bởi vì chỉ có Washington có làm trung gian để đạt được một giải pháp lâu dài. Ông nói: “Không có gì thay thế được Mỹ”.
Michael Crowley,
Phạm Vũ Lửa Hạ dịch
Across the Red Line
By Michael Crowley
TIME
Monday, Sept. 09-2013
Evidence of a brutal chemical attack in Syria poses a defining test to the U.S.'s reputation and to Barack Obama's foreign policy vision.
TIME Photo-illustration. Obama: Photograph by Jonathan Ernst/ Reuters
Foreign policy grants American presidents almost supernatural powers. From thousands of miles away, they can mobilize fleets and squadrons at a whim, sometimes killing without risking a single soldier's life. But foreign policy can also become a curse, with an equally mystical ability to ruin a presidency. Barack Obama learned that lesson watching his predecessor wage what Obama famously called "a dumb war" of choice in Iraq. His opposition to the invasion launched the one-term Senator's first presidential run, and he arrived in the White House with a clear vision of a humbler America narrowly focused on core interests, like healing domestic economic and social wounds. Obama would hunt down terrorists in caves and deserts and throw a harder punch at the Taliban in Afghanistan. But he also presented himself as a conciliator, a peacemaker who would land the Nobel Peace Prize before he'd even redecorated the Oval Office.
From the start of his presidency, Obama sounded his call in speeches from Washington to Prague to Cairo, describing a transformed world order--"a revolutionary world" where "we can do improbable, sometimes impossible things." Cynics said Obama was just putting a gloss on harsh economic reality: deep in debt and with its financial sector in a tailspin, the U.S. couldn't afford an interventionist foreign policy. But Obama seemed genuine enough when he spoke of starting a dialogue of "mutual respect" with Iran, and to other rivals, he vowed that "we will extend a hand if you are willing to unclench your fist." Reason would replace raw power, and the neoconservative vision would be retired. It was hope and change on a global scale.
But history, it has turned out, wasn't interested.
The fists remained clenched, the rhetoric toward the U.S. was disrespectful, and although there was revolution from Cairo to Tripoli to Damascus, it often unleashed dangerous religious and tribal passions across the Middle East. The hope has fermented into fear, the change into danger. Now, in a region that has confounded Presidents for decades and where the security stakes are highest, Obama faces a defining test in Syria.
This is not where Obama wanted to be. On Aug. 22, one day after a cloud of what is suspected to have been nerve gas descended on a Damascus suburb, killing hundreds of people, the President left the White House for an all-smiles bus tour of upstate New York, focused on college affordability. But that morning in the Situation Room, Obama's national-security team was grasping the shocking scale of the attack and its implicit challenge to American power and authority.
In a bitter irony, the attack had come on the one-year anniversary of Obama's warning that the use of chemical weapons by the Syrian regime constituted a "red line" that, if crossed, would have "enormous consequences." Video footage showed ghastly images of the dead, including women and infants, who almost seemed fortunate compared with the spasming, frothing survivors. As Obama was briefed on his presidential bus, it became clear that he too was facing the prospect of military action in the Middle East over weapons of mass destruction.
The world watched to see whether Obama would flinch from the role of global cop. He had already allowed multiple chemical-weapons attacks to come and go without any clear consequences beyond modest U.S. support for a disorderly rebel movement.
And the Syria crisis was not the only one testing the limits of Obama's foreign policy approach or the power of his country. Iran is moving forward with its nuclear program in defiance of Obama's similar warnings of military retribution. In Egypt a military regime backed by U.S. taxpayers continues to ignore his calls for peace after it killed more than 600 protesters. Afghanistan's shaky government warily prepares for the prospect of civil war when U.S. troops finally leave next year, while terrorist bombs continue to torment the unstable cities of Iraq. Al-Qaeda, meanwhile, is alive and well in places like Yemen and North Africa, even if Osama bin Laden is not. At home, the perception of his foreign policy performance has steadily declined: only about 40% of Americans now approve.
Syria's defiance, if left unpunished, risked a domino effect of further defiant actions around the globe, the White House concluded. "We have our reputation on the line," explains Brent Scowcroft, the onetime National Security Adviser to Presidents George H.W. Bush and Gerald Ford who has informally advised Obama.
It was exactly the place Obama hoped to avoid in those early optimistic speeches around the world: boxed in by the madness of the Middle East, forced into military action by Syria's dictator, a former ophthalmologist most Americans would be hard-pressed to name.
The Road to Damascus
How did it come to this? some of it is bad luck--although that often comes with the job: Bush had 9/11, Clinton had the Balkans, Carter had the Iranian hostages. But Obama has made missteps as well. The art of foreign policy is preventing no-win decisions from ever presenting themselves. And in retrospect, Obama's caution may have worked against him.
From the start, he kept a wary distance from the Arab Spring. The first incarnation, though it wasn't obvious at the time, was the reform movement that filled the streets of Tehran in June 2009. Calling for regime change might have had a Bushian ring, and the White House feared making statements that would allow Iran's government to make the protests look like a foreign plot. Obama wound up saying only that the U.S. would "bear witness to the extraordinary events" taking place there, with little support for the protests. In hindsight, his staff found fault with the timidity. "I think we were too cautious," says Dennis Ross, the point man for Iran policy in Obama's first term. "I regret it." It was, perhaps, a harbinger of things to come.
As protests ignited across the Middle East two years later, Obama continued to tread lightly--choosing stability over the risk of the unknown and refusing to lay out any unified theory of U.S. reaction. "Trying to calibrate how we need the U.S. to involve itself without overextending has been a central foreign policy question of this presidency," says Ben Rhodes, Obama's Deputy National Security Adviser.
It took Obama weeks to embrace the 2011 Cairo protests that forced Egyptian President Hosni Mubarak from power. When the Gulf kingdom of Bahrain--a strategic ally and host to the U.S. Fifth Fleet--violently repressed a popular uprising, Obama took no action. Even in Libya, he at first stood by as rebels fighting Muammar Gaddafi's forces found themselves outgunned and on the run.
Obama finally intervened only when Gaddafi's forces massed outside the city of Benghazi, threatening a slaughter of innocents while pressure mounted from France and Britain. Republicans latched onto this as "leading from behind," a phrase uttered by an Obama aide to draw a contrast with George Bush's pre-emptive cowboy diplomacy but which critics called an abdication of real leadership.
Gaddafi's relatively quick downfall initially made the intervention in Libya appear a success. "[We've] demonstrated what collective action can achieve in the 21st century," Obama said. But the story would sour. Wary of trying to rebuild another Arab nation, Obama invested little in post-Gaddafi Libya, where rogue militias and radicalism flourished--including the militants who attacked an underguarded U.S. compound in Benghazi, the very city Obama had saved, killing Ambassador Chris Stevens and three other Americans.
The Syrian uprising began in earnest around the same time as Obama's Libya operation. He watched Syrian President Bashar Assad's regime brutally respond for another six months but took no action. As the death toll mounted, observers who saw an "Obama doctrine" in the Libya intervention wondered, Why not Syria? Obama's aides say the comparison is futile. "The notion of a doctrine is good as an organizing principle for people thinking about foreign policy," Rhodes says. "But in government, it's impossible in practice."
Syria was clearly a harder problem. Libya had shabby air defenses and offered a desert battlefield that made air strikes easy. Syria has densely populated cities, and Assad has serious firepower. Unlike Gaddafi, who had no close international allies, Syria boasts decades of military and intelligence partnerships with both Iran and Russia. Obama waited until August 2011 to declare that "the time has come for President Assad to step aside." In hindsight, this may have been his first misstep in Syria. When Assad ignored the advice, the dictator faced no consequences. "He hasn't gotten the message," Obama told reporters a year later. More likely, Assad saw no reason to heed it.
Not that Obama had great choices. Some argue that he could have escalated support for Syria's moderate rebel factions a year or more ago, before radical Islamists hijacked the uprising. Even at the end of 2012, top Obama officials, including Hillary Clinton and David Petraeus, were still arguing for this course. But Obama rejected their proposals, fearing the U.S. could do little to influence such a complex situation. He also worried about empowering al-Qaeda-affiliated rebels who could threaten U.S. interests more than Assad ever did. Now, even onetime supporters of such policies say the window has likely closed. "Syria today is not about choosing between two sides but rather about choosing one among many sides," none of whom share U.S. interests, Joint Chiefs of Staff Chairman Martin Dempsey recently wrote.
Then there was the "red line" statement. In response to a question at a White House press briefing in August 2012, Obama said the use or movement of chemical weapons would have "enormous consequences." Obama likely came to regret that remark. Assad seemed to taunt him with small-scale chemical attacks--large enough to kill dozens but not quite enough to precipitate an international crisis. Perhaps in response, Obama fine-tuned his red-line definition last April, saying it was the "systematic" use of chemical arms he would not tolerate. By June 2013, with Assad gaining a clear upper hand, the Administration said it would finally arm Syria's rebels. But credible reports that few, if any, arms have actually been delivered again cast doubt on Obama's resolve.
The apparent nerve-gas attack outside Damascus on Aug. 21 became the final straw. Here was a culmination of factors: evidence of a pattern of attacks and grotesque footage of victims suffering convulsions. It was a "moral obscenity," as Secretary of State John Kerry put it, that was too much for Obama to ignore, explain away or refer to a committee for study.
The timing was perfectly terrible, at a moment when Obama already appeared intent on favoring stability over American values. Seventeen phone calls from Defense Secretary Chuck Hagel to Egyptian General Abdul Fattah al-Sisi had failed to stop the coup and bloodshed there. Now Washington is left with few vocal allies in the Arab world's most populous country. "It is pretty remarkable," says Eliot Cohen, a former senior adviser to Secretary of State Condoleezza Rice, "that we've managed to convince everybody in Egypt we've betrayed them."
Limits of Power
Some of Obama's problems have a familiar ring. Early in his first term, Bill Clinton--who, like Obama, focused on domestic matters--also faced charges of timidity and weakness. "We simply don't have the leverage, we don't have the influence [or] the inclination to use military force," a senior State Department official complained in 1993. And much as Obama is facing pressure at home and abroad over Syria, Clinton was castigated for not intervening in the Balkan wars. "The position of leader of the free world is vacant," French President Jacques Chirac lamented in 1995.
Obama has likewise developed a strangely broad coalition of critics: humanitarians who want to stop the war in Syria; hawks who want a bolder U.S. foreign policy; democracy and human-rights advocates appalled that Obama isn't tougher on Egypt's generals. Meanwhile, U.S. allies in Europe complain that America isn't showing leadership, and a senior Arab government official tells TIME that friendly states in the region don't feel they can count on the U.S. "There's no perception that we're engaged in issues in the Middle East right now," says Christopher Hill, a veteran diplomat who served as Obama's ambassador to Iraq.
Obama's defenders say he has done the best with a poisoned inheritance--from anti-Americanism abroad to tight budgets and rising isolationism at home. And his White House predecessors have often heard cries from overseas that the U.S.'s will to power was faltering. But it's also true that the public is tired of paying in blood and treasure to solve faraway problems that often look unsolvable. "At the end of the day, the U.S. cannot impose its will on every problem in the world," says Adam Smith, the top Democrat on the House Armed Services Committee.
The blunt instrument of military power may be especially useless when it comes to untangling the Arab Spring's social upheavals. "Frankly, the U.S. is not good at resolving another country's political implosion," says Mieke Eoyang, a national-security analyst at Third Way, a Washington think tank. "It may be that the U.S. just doesn't have the tools."
Syria would certainly require high-precision equipment. The country of 22 million, bordered by the Mediterranean to the west and Iraq to the east, has been a dictatorship since 1949. It has also been a constant thorn in the U.S.'s side, aligning with Iran's ruling mullahs and sponsoring the Lebanese terrorist group Hizballah. During the U.S. occupation of Iraq, Assad left his border open to Islamist fighters crossing into Iraq to kill American soldiers. Even so, Assad said in 2009 he "would like to have a dialogue" with the U.S., and American diplomats including Kerry, then chairman of the Senate Foreign Relations Committee, paid several visits to Damascus before the uprising began there. But Assad could never quite be coaxed into real cooperation.
The Assad family comes from Syria's Alawite sect, an offshoot of Shi'ite Islam. Their rule over a country that is roughly three-quarters Sunni has always required repression of a degree reminiscent of Saddam Hussein's Iraq. But in March 2011, Syrian society fractured and Assad's rule was openly challenged in the streets for the first time by what would become a Sunni-dominated rebellion.
Syria matters a lot to its neighbors. The civil war has already produced nearly 2 million refugees, an exodus that threatens to destabilize Jordan and Turkey, and has heightened Shi'ite-Sunni tensions in Lebanon and Iraq, inflaming a sectarian conflict that could stretch from the Persian Gulf to the Mediterranean. For months, Assad's allies in Iran and Lebanon have been sending fighters to support his regime. That's one reason the stakes in Syria are so high: it has become a proxy war, fueled by cash and arms, between Iran and its Sunni rivals like Saudi Arabia. There is the obvious moral imperative with regard to a conflict in which more than 100,000 people have been killed. And there is the matter of Israel's security when a chemical-armed state is collapsing.
Obama doesn't deny any of this. "We've got serious interests there," he told PBS's Charlie Rose in June. "And not only humanitarian interests. We can't have the situation of ongoing chaos in a major country that borders a country like Jordan, which in turn borders Israel. And we have a legitimate need to be engaged and to be involved." What he disputes is that he can shape the outcome in Syria through military intervention, either with direct action or by arming rebels who may have radical Islamist ties.
So as they planned their response to the Aug. 21 chemical-weapons attack, Obama's aides focused on calibrating a response that would send a message without causing wider chaos. Too much force could alter the strategic balance of the conflict, possibly empowering Islamist rebels--some of whom are allied with al-Qaeda--whom the White House considers more dangerous than Assad himself. Use too little force, however, and you look feckless. Warns Scowcroft: "Nothing would be worse than to make a gesture which changed nothing and made us look even more impotent."
A Message to Tehran
On Dec. 10, 2009, Obama flew to Norway to accept the Nobel Peace Prize, a premature honor that was not entirely welcomed by the White House. By then Obama had already sent more troops to Afghanistan, escalated drone strikes against al-Qaeda terrorists and seen his hand of friendship rejected by Tehran. It was growing clear that the world might not transform after all. So even as Obama celebrated the cause of world peace that day, he acknowledged that a dangerous world sometimes calls for war, usually led by American arms. "Whatever mistakes we have made, the plain fact is this: the United States of America has helped underwrite global security for more than six decades with the blood of our citizens and the strength of our arms," he said.
Obama is applying that principle now in Syria. Whatever comes of Obama's confrontation with Assad, an even more dangerous confrontation lies in wait--the one with Iran. If another round of negotiations with Tehran should fail, Obama may soon be obliged to make good on his vow to stop Iran from developing a nuclear weapon. "I will not hesitate to use force when it is necessary to defend the United States and its interests," Obama told the American Israel Public Affairs Committee in March 2012.
But to his critics, Obama does hesitate, and trouble follows as a result. With more than three years left in his presidency, he has the opportunity to reverse that impression. Success in Syria and then Iran could vindicate him, and failure could be crushing. "The risk is that, if things in the Middle East continue to spiral, that will become his legacy," says Brian Katulis, a former Obama campaign adviser now with the Center for American Progress.
Some Democratic Presidents have been crippled by foreign policy: Carter by Iran, L Johnson by Vietnam. But there is another model. Clinton doused the fires in the Balkans and demonstrated the nobility of American intervention. Obama has time to find a path through the current chaos to a successful legacy abroad.
As he charts his course, he might consider a thought from an unlikely source. In a 2009 British newspaper interview that struck a moderate tone, Assad said he hoped Obama would take an active role in the Middle East peace process because only Washington could broker a lasting solution. He said, "There is no substitute for the United States."
Michael Crowley
* * *
Xem bài liên hệ với chủ đề: click vào đây
Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
More on English topic, please click here
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net