(Trump the War President?)
By Ian Buruma
Phạm Nguyên Trường dịch
Project Syndicate
Apr 11-2017
Dường như Donald Trump chẳng làm được việc gì trong suốt 11 tuần đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống. Tòa án liên bang chặn đứng nỗ lực của ông trong việc cấm người dân từ sáu nước mà đa số là Hồi giáo vào Mỹ. Ông không thể bãi bỏ được đạo luật chăm sóc sức khỏe (“Obamacare”) của cựu Tổng thống Barack Obama, vì những người ôn hòa trong đảng Cộng hòa nghĩ rằng đề nghị thay thế của ông quá khắc nghiệt, còn những phần tử cực đoan thì nghĩ rằng chưa đủ khắc nghiệt như họ muốn.
Ngoài ra, cố vấn an ninh quốc gia của Trump, tướng Michael Flynn, đã phải từ chức vì những bê bối với người Nga, còn các thành viên trong nội bộ Nhà Trắng thì đang hục hặc như chó với mèo. Hai tờ báo The New York Times và Washington Post đã gọi Trump là kẻ dối trá. Tỉ lệ ủng hộ ông đã giảm còn 35%, thấp nhất từng được ghi nhận đối với một vị tổng thống mới.
Thế rồi, dường như thời điểm đã tới, Trump ra lệnh bắn 59 tên lửa Tomahawk vào một căn cứ không quân của Syria. Sau nhiều năm nằm dưới những trận mưa bom và bị lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad tra tấn, sau khi kiên quyết không cho người Syria chạy khỏi vụ tàn sát bằng cách đến Mỹ như những người tị nạn, và sau khi nói rõ, ngay trong tuần trước, rằng Mỹ sẽ không làm gì nhằm lật đổ Assad, Trump đã nhìn thấy hình ảnh những trẻ em sùi bọt mép sau một cuộc tấn công nữa bằng khí hóa học, và ông đã thay đổi ý kiến.
Đột nhiên Obamacare, sự hỗn loạn trong Nhà Trắng, những đoạn văn lộn xộn trên tweetter và sự thiếu nhất quán về chính trị; cũng như việc ông xuất hiện tại cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, mà chưa hề chuẩn bị, đã bị người ta quên hẳn. Tờ New York Times, một tờ báo rất ghét tổng thống ngay từ khi ông nắm được quyền lực, giờ đây đã dành gần như tất cả các mục để ca ngợi tính kiên định của vị tổng tư lệnh, người đã hành động để dạy cho thế giới (có nghĩa là Trung Quốc, Nga và Bắc Hàn) một bài học tuyệt vời.
Mà không chỉ New York Times. Tờ Wall Street Journal cũng ca ngợi hành động của Trump, đương nhiên rồi, nhưng Ignatius của tờ Washington Post cũng làm như thế, ông này cho rằng “khía cạnh đạo đức của ban lãnh đạo” đã tìm được đường vào Nhà Trắng của Trump. Brian Williams, người dẫn chương trình trên kênh MSNBC, tỏ ra phấn khởi trước hình ảnh của cuộc tấn công bằng tên lửa đến mức chỉ tìm được đúng một từ để mô ta: “Đẹp!”
Phải là người có trái tim sắt đá mới không khoái khi nhìn thấy Assad đổ máu mũi. Tấn công thường dân nước mình hay bất kì nước nào khác bằng khí độc là tội ác chiến tranh khủng khiếp. Nhưng cuộc tấn công một sân bay không phải là chiến lược và sẽ chẳng làm được gì nhiều để chấm dứt cuộc nội chiến ở Syria.
Tuy nhiên, cuộc tấn công bằng tên lửa Tomahawk đã làm người ta không còn chú ý tới những vấn đề chính trị của Trump nữa. Và việc đó, ít nhất cũng phải là một phần của lời giải thích cho hành động của ông ta.
Trump có thể không biết nhiều về thế giới, và ông có thể không biết gì về chính sách đối ngoại, nhưng ông là bậc thầy của môn nghệ thuật đặc biệt: Tự quảng bá bằng cách lèo lái các phương tiện truyền thông truyền thống và mạng xã hội. Ông biết cách lôi kéo tin tức. Mục tiêu của ông, như một ngôi sao truyền hình thực tế, một người quảng bá thương hiệu của mình, và một chính trị gia, là nhất quán: Công nhận mình là người vĩ đại nhất, mạnh mẽ nhất và được yêu mến nhất thế giới.
Một trong những cách lợi dụng nỗi sợ hãi và tức giận của hàng triệu người Mỹ, những người đã bị vỡ mộng vì những cuộc chiến tranh vô tận, là hứa biến nước Mỹ thành số một, bằng cách rút khỏi những rắc rối ở nước ngoài – trong lĩnh vực thương mại, trong các tổ chức đa quốc gia và đặc biệt là các cuộc xung đột quân sự. Như ông đã nói ngay trong thời gian gần đây: “Tôi không, và tôi không muốn, là tổng thống của cả thế giới”.
Nhưng bây giờ ông đã bước chân vào con đường tốt nhất để đạt mục tiêu của mình là được người ta hoan nghênh như một người cứng rắn: Hành động quân sự. Những nỗ lực của ông nhằm thể hiện mình như một vị tổng thống vĩ đại đã chùn bước, nhưng, như một vị tổng tư lệnh, dường như ông đã giành được chiến thắng lớn trong lĩnh vực thực sự quan trọng đối với ông: Các phương tiện thông tin đại chúng.
Người dân có thể mệt mỏi vì những cuộc chiến do George W. Bush phát động, nhưng phản ứng trước cuộc tấn công bằng Tomahawks của Trump, thậm chí ngay trên tờ New York Times đáng kính đã làm rõ một việc: Khi vị tổng tư lệnh đối đầu với kẻ thù ở bên ngoài, nhân dân sẽ ủng hộ, như thể đấy là nhiệm vụ xuất phát từ lòng ái quốc của họ. Và nếu việc đánh bom căn cứ không quân là dấu hiệu của sự lãnh đạo về mặt đạo đức, thì nghi ngờ nó không chỉ là không yêu nước mà còn là vô đạo đức, như thể không muốn làm cái gì đó để giúp những đứa trẻ khốn khổ đã trở thành đối tượng của những cuộc tấn công bằng khí độc của Assad.
Ngay cả khi Tomahawks của Trump không giải quyết được những cuộc xung đột ở Trung Đông, và thậm chí nếu những quả hỏa tiễn này có thực sự làm cho vấn đề tồi tệ thêm, thì ông cũng đã giành được thắng lợi quan trọng ở trong nước. Trong con mắt của nhiều người chỉ trích, bây giờ ông trông đã có dáng tổng thống. Và ông có thể đã sửa chữa, dù chỉ tạm thời, sự chia rẽ nghiêm trọng trong đảng Cộng Hòa.
Thật vậy, một số đối thủ hung tợn nhất của Trump là những người tân bảo thủ, họ cũng chính là những người tích cực ủng hộ cuộc chiến của Bush ở Iraq. Họ căm thù hứa của ông, rằng sẽ rút khỏi cuộc những cuộc xung đột ở nước ngoài. Bây giờ họ có khả năng là sẽ tập hợp lại xung quanh ông.
Trump vẫn không có chiến lược, ở cả Trung Đông lẫn châu Á, nơi Kim Jong-un, nhà cầm quyền độc tài của Bắc Triều Tiên, đang hết sức cố gắng để lôi kéo tin và kích động Trump bằng những cuộc thử vũ khí hạt nhân và hỏa tiễn tầm xa. Nhưng bây giờ Trump biết phải làm gì để được ngưỡng mộ như một nhà lãnh đạo vĩ đại. Nhóm tầu tấn công tàu (CSG) của Mỹ đang trên đường đến bán đảo Triều Tiên. Cuộc tấn công Triều Tiên, khác với cuộc tấn công sân bay ở Syria, có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân. Nhưng khía cạnh đạo đức của Trump đã được khôi phục. Sẽ đẹp.
Ian Buruma
Phạm Nguyên Trường dịch
Ian Buruma (sinh ngày 28-12-1951, người Hòa Lan, sống và làm việc tại Mỹ), là Giáo sư về dân chủ, quyền con người và báo chí ở Bard College. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có Murder in Amsterdam: The Death of Theo Van Gogh and the Limits of Tolerance and Year Zero: A History of 1945. (Theo Project Syndicate).
Trump the War President?
By Ian Buruma
Phạm Nguyên Trường dịch
Project Syndicate
Apr 11-2017
NEW YORK – Nothing seemed to be going right for Donald Trump during the first 11 weeks of his presidency. Federal courts blocked his attempts to ban citizens from six Muslim-majority countries from entering the US. He failed to repeal former President Barack Obama’s signature health-care legislation (“Obamacare”), because so-called moderates in the Republican Party thought his proposed replacement was too harsh, and extremists thought it wasn’t harsh enough.
Moreover, Trump’s national security adviser, General Michael Flynn, had to step down because of dodgy dealings with the Russians, and members of his inner circle at the White House are fighting like cats and dogs. The New York Times and the Washington Post have both called Trump a liar. His approval ratings were dipping to 35%, the lowest ever recorded for a new president.
Then, seemingly on the spur of the moment, Trump ordered an attack by 59 Tomahawk missiles on a Syrian air base. After years of horrendous bombings and torture by Syrian President Bashar al-Assad’s forces, after adamantly refusing to allow Syrians to escape the carnage by coming to the US as refugees, and after making clear only last week that the US would do nothing to topple Assad, Trump saw pictures of children foaming at the mouth after another chemical gas attack, and changed his mind. Suddenly Obamacare, chaos in the White House, wild tweets and political incoherence, as well as a summit with Chinese President Xi Jinping, for which Trump had appeared unprepared, were utterly forgotten. The same New York Times that had been in high dudgeon about the president from the moment he came to power now devoted almost every column inch to the steadfastness of the commander-in-chief, who had acted to teach the world (meaning China, Russia, and North Korea) a fine lesson.
And not just the New York Times. The Wall Street Journal hailed Trump’s move, of course, but so did the Washington Post’s David Ignatius, who claimed that “the moral dimensions of leadership” had now found its way into the Trump White House. Brian Williams, anchorman on MSNBC, was so excited by images of the missile attack that he could find only one word for them: “Beautiful!”
You would have to have a heart of stone not to enjoy seeing Assad get a bloody nose. Bombing your own civilians, or indeed anyone, with poison gas is a ghastly war crime. But striking an airfield is not a strategy and will do little to bring Syria’s civil war to an end.
Those Tomahawk strikes have, however, distracted attention from Trump’s political problems. And that, more than a heart that suddenly began bleeding, must be at least part of the explanation for his action.
Trump may not know much about the world, and his ignorance of foreign policy may be boundless, but he has been a master of one particular art: self-promotion through the manipulation of traditional and social media. He knows how to grab the news. His aim, as a reality TV star, a marketer of his brand, and a politician, has been consistent: recognition as the world’s greatest, toughest, most powerful, and most beloved man.
One way of tapping into the fears and resentments of millions of Americans, who were disillusioned by endless wars, was to promise to put America first, by withdrawing it from foreign entanglements – in trade, multinational institutions, and especially military conflicts. As he put it very recently: “I’m not, and I don’t want to be, the president of the world.”
But now he has stumbled onto the best way to achieve his goal of being applauded as a tough guy: military action. His efforts to portray himself as a great president have faltered, but as commander-in-chief he appears to have scored a big victory where it really matters to him: the mass media.
People may have grown sick of the wars unleashed by George W. Bush, but the reaction to Trump’s Tomahawks even in the august New York Times has made one thing clear: when the commander-in-chief confronts an enemy abroad, people will support him, as though it were their patriotic duty. And if bombing an air base is a mark of moral leadership, questioning it is not just unpatriotic, but also immoral, as though one does not wish to do something about those poor children subjected to Assad’s poison gas.
Even if Trump’s Tomahawks won’t solve the conflicts in the Middle East, and even if they actually make matters worse, he has achieved an important victory at home. In the eyes of many critics, he now looks presidential. And he may have repaired, if only temporarily, a serious rift among the Republicans.
Indeed, some of Trump’s fiercest opponents have been neoconservatives, the same people who promoted Bush’s war in Iraq. They hated his promises to withdraw from foreign conflicts. Now they will probably rally around him.
Trump still has no strategy, not in the Middle East, and not in Asia, where North Korea’s dictator, Kim Jong-un, is doing his best to grab the news and provoke Trump by testing nuclear devices and long-range missiles. But Trump now knows what to do to be admired as a great leader. A US aircraft carrier strike group is already on its way to the Korean Peninsula. An attack on North Korea, unlike a runway in Syria, could actually lead to nuclear war. But Trump’s moral dimension has been restored. It will be beautiful.
Ian Buruma
Ian Buruma is Professor of Democracy, Human Rights, and Journalism at Bard College. He is the author of numerous books, including Murder in Amsterdam: The Death of Theo Van Gogh and the Limits of Tolerance and Year Zero: A History of 1945. (From Project Syndicate).
Ian Buruma (born December 28, 1951) is a Dutch writer and historian who lives and works in the United States. Much of his work focuses on the culture of Asia, particularly that of China and 20th-century Japan. He has been the Paul W. Williams Professor of Human Rights and Journalism at Bard College since 2003.
Life and career: He was born in The Hague, Netherlands, to a Dutch father and British mother. He studied Chinese literature at Leiden University, and then Japanese film at Nihon University in Tokyo, Japan. He has held a number of editorial and academic positions, and has contributed numerous articles to The New York Review of Books. He has been noted as a "well-regarded European intellectual".
In 2000 he delivered the Huizinga Lecture (on "Neoromanticism of writers in exile") in the Pieterskerk in Leiden, Netherlands. He has held fellowships at the Woodrow Wilson International Center for Scholars in Washington, D.C., and St. Antony's College in Oxford, UK. In 2003 he became Luce Professor of Democracy, Human Rights & Journalism at Bard College, New York.
Buruma is a nephew of the English film director John Schlesinger, with whom he published a series of interviews in book form.
Scholarship: Buruma argues for wholehearted British participation in the European Union because they are the "strongest champions in Europe of a liberal approach to commerce and politics".
Awards: In 2008 Buruma was awarded the Erasmus Prize, which is awarded to an individual who has made "an especially important contribution to culture, society or social science in Europe".
He is among the 100 top global thinkers of 2010, as selected by the Foreign Policy magazine. Foreign Policy explained his contribution as a public intellectual: Many liberals these days seem at pains to establish their bona fides as tough-minded hawks when it comes to global threats, but the Dutch man of letters has made a career out of affirming the classic liberalism of the open-door variety. His writing in recent years has attracted the ire of critics who think he equivocates on the dangers of radical Islam, but Ian Buruma made his response this year with a typically judicious and politically relevant book, Taming the Gods, that reflects on the Western capacity for religious pluralism. According to Buruma, Western society is robust enough to embrace even illiberal practices, so long as these are not violent. "Living with values that one does not share", he wrote in a recent column on France's burqa ban, "is a price to be paid for living in a pluralist society".
In April 2012, he was awarded the Abraham Kuyper Prize for Excellence in Reformed Theology and Public Life at the Princeton Theological Seminary. (From Wikipedia, the free encyclopedia)
* * *
Xem bài liên hệ với chủ đề: click vào đây
Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
More on English topic, please click here
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net