(Combat Nurses and Donut Dollies)
By Heather Marie Stur
Trương Thái Tiểu Long dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
The New York Times
Jan. 31-2017.
Nữ y tá và các thương bệnh binh Mỹ tại chiến trường Việt Nam
Credit Bettman, via Getty Images.
Joyce Denke chỉ mới 19 tuổi khi vị hôn phu của cô, hạ sĩ David Ives, nhận lệnh đến Việt Nam. Khi đó là đầu năm 1967 và anh chỉ còn sáu tháng tại ngũ. Cặp đôi trẻ sống tại thành phố Temple, phía nam thành phố Waco, bang Texas, họ quyết định không để cuộc chiến làm ảnh hưởng đến niềm phấn khởi về một tương lai ở bên nhau và đã bắt đầu lên kế hoạch kết hôn khi anh trở về vào tháng 11.
Chỉ bảy tuần sau khi đến Việt Nam, Ives đã tử trận vào ngày 23/04/1967 ở tuổi 20. Denke vẫn còn giữ bức thư cuối anh viết cho cô vào ngày 19/04/1967. Anh kết thư bằng dòng chữ “mối tình sâu đậm nhất của anh, Dave.”
Cái chết của Ives đã thôi thúc Denke gia nhập Hội Hồng Thập Tự Mỹ và đến Việt Nam. Cô muốn làm một điều gì đó để vinh danh cống hiến của anh, và vào năm 1970, cô được cử đi trong biên chế Hội Hồng Thập Tự với tư cách thành viên của chương trình Các Hoạt động Giải trí Hải ngoại (Supplemental Recreational Activities Overseas – S.R.A.O.). Đó là một trong nhiều cách mà phụ nữ Mỹ tham gia vào cuộc chiến.
Câu chuyện về Chiến tranh Việt Nam là câu chuyện về các trận đánh: lính tiền phong, các cuộc phục kích, bẫy mìn, chứng kiến đồng đội tử trận, thoát chết trong gang tấc. Chúng ta thường quan niệm rằng “chiến trận” là việc của những người đàn ông – chúng ta nghĩ đến hình ảnh họ sử dụng vũ khí, lái máy bay và chấp nhận thương vong. Nhưng chúng ta lại quên mất rằng những người phụ nữ cũng đóng vai trò trung tâm trong câu chuyện đó.
Các nữ y tá thuộc biên chế của Quân đoàn Nữ (Women’s Army Corps) và các nữ nhân viên dân sự làm việc cho Hội Hồng Thập Tự thường chứng kiến những hệ quả của chiến tranh. Với các y tá và ở mức độ nào đó là với những người thuộc chương trình S.R.A.O. như cô Denke, ứng phó với chiến sự là công việc của họ. Y tá chữa vết thương thể xác, còn những người thuộc Hội Hồng Thập Tự giúp xốc dậy tinh thần của binh sĩ, tức là chữa lành những vết thương tinh thần.
Phụ nữ không bắt buộc phải tham gia quân dịch trong thời Chiến tranh Việt Nam, nhưng đã có hàng ngàn người tình nguyện. Với một số người, cuộc chiến này tạo cơ hội để họ được đi xa và tạm hoãn các nghĩa vụ kết hôn và sinh con, vốn là vai trò mà xã hội vẫn gắn cho các cô gái trẻ trong những năm 1960. Một số nữ quân nhân tình nguyện đến Việt Nam vì họ muốn tham gia vào cuộc chiến hoặc để chính mình trải nghiệm những gì thật sự diễn ra trên chiến trường. Những người còn lại ghi danh vào quân đội để vào đại học và hưởng các phúc lợi việc làm sau khi các tuyển trạch viên hứa rằng họ sẽ không được đưa đến Việt Nam.
Hội Hồng Thập Tự đã đưa nhiều nhóm phụ nữ ra nước ngoài để hỗ trợ các binh sĩ từ Thế Chiến II. Họ phục vụ cà phê và bánh donut nên họ được gọi bằng biệt danh “Búp bê Donut” (Donut Dollies). Vào năm 1965, lo sợ việc cuộc chiến kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tinh thần binh sĩ, các quan chức của Bộ Quốc phòng đã yêu cầu Hội Hồng Thập Tự thành lập chương trình S.R.A.O. tại Việt Nam. Từ năm 1965 đến năm 1972, gần 630 phụ nữ đã đến Việt Nam làm việc theo chương trình này. Một số người làm việc cho các trung tâm giải trí tại các căn cứ lớn nơi những người lính có thể chơi bida, nghe nhạc, đọc sách, chơi trò chơi, viết thư hay ngồi nói chuyện. Những người còn lại thì di chuyển, thường bằng trực thăng, tới các căn cứ hỗ trợ hỏa lực (pháo binh) ở những vùng hẻo lánh, nơi binh sĩ chờ chuẩn bị tham gia những trận đánh tiếp theo. Những cô gái S.R.A.O. đi theo cặp và mang theo các bộ trò chơi, đồ ăn nhẹ, sô đa và nước ép.
Trong khoá đào tạo trước khi khởi hành, những hướng dẫn viên đã nói với các cô rằng họ phải mang đến “cảm giác gia đình” cho các binh sĩ, để gợi họ nhớ về vợ, người yêu, mẹ hay chị em gái. Họ phải đóng vai trò như những cô bạn hàng xóm – dễ thương, thân thiện và biết quan tâm. Không phải ham muốn thể xác. Những chiếc đầm xanh nhạt vốn được thiết kế để thể hiện vẻ ngây thơ đầy sức sống nhưng lại không thực tế trong cái nóng, bụi và bùn ở Việt Nam. Hầu hết những cô gái chỉ vừa đôi mươi, chỉ lớn hơn đôi chút so với độ tuổi trung bình nhập ngũ của các binh sĩ.
Luôn tươi cười là một yêu cầu bắt buộc trong công việc của những cô Búp bê Donut, vì thế họ phải gạt những lo sợ và buồn phiền của chính mình về cuộc chiến sang một bên. Nhiều người trở nên thân thiết hơn với các binh sĩ. Emily Strange là một Búp bê Donut đóng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long cùng với Sư đoàn Bộ binh số 9 và Lực lượng Lưu động trên Sông, cô đã kết bạn với một anh lính tên Michael Stacy. Cô thân với Stacy vì họ đều chơi guitar và thường cùng nhau gảy những điệu dân ca. Nhưng sau khi anh tử nạn trong một vụ rơi trực thăng vào tháng 03/1969, cô nhận ra rằng mình phải giữ khoảng cách với các anh lính. Vì thế cô không còn cố gắng nhớ tên hay kết bạn cùng họ nữa.
Thật lâu sau cuộc chiến, cô tin rằng chắc chắn có những người cô quen biết có tên xuất hiện trên Bức tường Việt Nam. (Bức tường tưởng niệm lính Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam đặt tại thủ đô Washington D.C. – ND). Thế nhưng cô không thể đối mặt với nỗi đau khi biết chính xác họ là ai. Công việc của Strange là động viên tinh thần những người lính cô đơn, đầy lo sợ và cô phải thể hiện sự lạc quan và hoàn thành công việc mặc cho chính cô cũng cảm thấy sợ hãi và lạc lõng. Cô gọi việc làm đó là mang gương mặt “Eleanor Rigby” được cô đặt trong chiếc lọ cạnh cửa. (Trích từ lời bài hát Eleanor Rigby của nhóm The Beatles: “Waits at the window, wearing the face – That she keeps in a jar by the door” – ND)
Trong số những nữ quân nhân phục vụ trong cuộc chiến, hầu hết trong số họ với con số khoảng 5.000 người đã phục vụ trong Quân đoàn Nữ Quân y. Họ đã có mặt tại Việt Nam từ những ngày đầu tiên: Như sử gia Kara Dixon Vuic đã chỉ ra, Quân đội bắt đầu điều động y tá vào Sài Gòn vào năm 1956 để đào tạo các y tá người Việt. Khi cuộc chiến càng leo thang, họ phải làm gấp đôi công việc khi phải vừa chữa trị những vết thương thể xác cho các binh sĩ và đôi khi là thường dân Việt Nam, vừa phải xoa dịu tinh thần cho những người bị thương và sắp chết. Vài y tá ôm lấy những người lính khi họ kêu gào gọi tên cha mẹ và trút hơi thở cuối cùng. Họ làm công việc thông báo cho người lính biết là anh ta sẽ không đi lại hay nhìn được nữa. Theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, các y tá đưa những người lính bị thương qua ngưỡng cửa từ chiến tranh sang một cuộc sống đã thay đổi hoàn toàn, hoặc cái chết.
Vài y tá sử dụng nước hoa vì nó khiến bệnh nhân gợi nhớ về quê nhà. Trong một bệnh viện quân sự tại vùng chiến tranh, một chút bình thường thôi vừa là một điều hoàn toàn phi lý, vừa cũng là một nhu cầu cực kì cần thiết. Lynda Van Devanter, một nữ quân y với cuốn hồi ký “Home Before Morning” (Về nhà trước lúc trời sáng) là nguồn cảm hứng cho bộ phim truyền hình “China Beach”, từng đeo ruy băng trên tóc để khiến cô thêm nữ tính nhằm đáp ứng mong muốn và nhu cầu của các bệnh nhân. Cùng lúc đó, cô phải kìm nén cảm xúc và phải cứng rắn hơn để đối mặt với gánh nặng phải dịu dàng và xinh xắn trước mắt những người lính đang suy nhược và hấp hối.
Linda Pugsley là một y tá 22 tuổi làm việc tại Bệnh viện Thành phố Boston khi cô gia nhập Không quân vào năm 1967. Cô đã trải qua huấn luyện cơ bản, tham gia trường bay và được phong quân hàm thiếu uý. Lúc đó, cô không mang cảm xúc chính trị nào về Chiến tranh Việt Nam, nhưng cô muốn góp sức mình vào việc chăm sóc các thương binh Mỹ ở đó. Cô nhận thấy mình có thể hoàn thành mục tiêu với một lý do rất hay: Các ca trực cuối tuần ở Bệnh viện Thành phố Boston cũng thường đầy những ca bị thương do súng đạn hay đâm chém, tông xe hay các loại thương tích đẫm máu khác.
Tuy nhiên, những điều đó chẳng hề giúp cô sẵn sàng cho Việt Nam. Đủ loại thương tích, tiếng la hét khản đặc liên tục của những người lính bị thương, mất tay chân và đang hấp hối, tiếng ù ù của trực thăng chở càng nhiều người bị thương đến, có nhiều lúc trở nên quá tải. Cũng như Strange, Pugsley cuối cùng không buồn nhớ tên bệnh nhân của mình như là một cách để ứng phó với hoàn cảnh.
Xếp sau các nữ quân y trong số những người phục vụ tại ngũ là những người được điều động đến Việt Nam thông qua Quân đoàn Nữ (WAC). Cũng như y tá, WAC đầu tiên đến Việt Nam là để đào tạo nhân sự cho Quân đoàn Nữ miền Nam Việt Nam. Có khoảng 700 người thuộc WAC phục vụ trong cuộc chiến, hầu hết là công việc bàn giấy, nhưng cũng không thể tránh khỏi tham gia chiến đấu.
Linda McClenahan lớn lên tại Berkeley, bang California và gia nhập WAC sau khi chiếc xe buýt thuộc trường trung học của cô phải chuyển lộ trình vào một ngày nọ vì một cuộc biểu tình phản chiến. Cô từng làm việc ở trung tâm truyền thông của Quân đội từ năm 1969 đến năm 1970, và một trong những công việc của cô là thực hiện các báo cáo về thương vong. Cô thường là một trong những người đầu tiên đọc tên những người đã tử trận. Trung tá Janie Miller, thuộc biên chế WAC từng phục vụ tại Hàn Quốc và Việt Nam, quản lý một nhà tang lễ Quân đội tại Sài Gòn. Cô xoay vòng nhân viên mỗi ba tháng một lần để xử lý vấn đề tổn thương tâm lý do công việc. Khi Pinkie Houser, một thành viên của WAC đã từng tự nguyện đến Việt Nam vào năm 1968, chứng kiến chỉ huy của mình tử trận trên chiến trường, cô lưu giữ các ghi chép và gửi những vật dụng cá nhân của ông về gia đình. Đó là một trong những công việc khó khăn nhất mà cô từng phải làm trong cuộc chiến.
Chiến trận, hay những trải nghiệm chiến tranh đau đớn cùng cực, vẫn luôn giữ vị trí trung tâm trong hồi ức của người Mỹ về Chiến tranh Việt Nam. Số lượng những người phụ nữ phục vụ tại Việt Nam có thể rất nhỏ so với những người đàn ông nhưng chính vì như thế, kinh nghiệm chiến tranh của họ và các hệ quả lại mang tính tập trung. Họ ở đó để giảm bớt gánh nặng của những người lính, nhưng họ lại phải đóng vai trò thật lớn với thật nhiều người mà không thể giảm bớt được gánh nặng cho chính mình.
Heather Marie Stur
Trương Thái Tiểu Long dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
Heather Marie Stur là giáo sư lịch sử tại trường Đại học Southern Mississippi và là tác giả của cuốn sách được xuất bản gần đây nhất “Beyond Combat: Women and Gender in the Vietnam War Era.”
Combat Nurses and Donut Dollies
By Heather Marie Stur
The New York Times
Jan. 31-2017.
Nurses with wounded American soldiers as they prepare
to depart from Vietnam. Credit Bettman, via Getty Images.
After just seven weeks in Vietnam, Ives was killed in action on April 23, 1967, at the age of 20. Ms. Denke still has the last letter he wrote to her, dated April 19, 1967. He signed it, “my very deepest love, Dave.”
Ives’s death inspired Ms. Denke to join the American Red Cross and go to Vietnam. She wanted to do something to honor his service, and so in 1970 she deployed with the Red Cross as part of its Supplemental Recreational Activities Overseas program. It was one of several ways American women participated in the war.
The Vietnam War story is a tale of combat: walking point, ambushes, booby traps, seeing friends die, narrowly escaping death. Too often, though, our idea of “combat” is male-centered — we think about the men firing the weapons, flying the planes and taking casualties. We forget that thousands of women also played a central role in that story.
Military nurses, Women’s Army Corps personnel and civilians who served with the Red Cross regularly saw the consequences of combat. For nurses, and to some degree for S.R.A.O. women like Ms. Denke, dealing with combat was their job. Nurses treated soldiers’ physical wounds, and Red Cross women worked to boost the morale of troops, tending to their emotional wounds.
A Red Cross worker with servicemen in Vietnam.
Credit Larry Ray/American Red Cross.
Women were not subject to the Vietnam-era draft, but thousands volunteered. For some women, the war offered an opportunity to travel and postpone marriage and motherhood, still the expected roles for young women in the 1960s. Some military women offered to go to Vietnam because they wanted to support the war effort or to see for themselves what was really happening on the ground. Others enlisted in the military for college and employment benefits after recruiters promised they would not be sent to Vietnam.
The Red Cross had sent teams of women overseas to work with troops since World War II. They served coffee and donuts, which earned them the nickname “Donut Dollies.” In 1965, fearing the impact on troop morale of what was already looking to be a long war, Defense Department officials asked the Red Cross to establish an S.R.A.O. program in Vietnam. From 1965 through 1972, nearly 630 women served in Vietnam through the program. Some staffed recreation centers on large bases where servicemen could shoot pool, listen to music, read, play games, write letters, or sit and talk. Others traveled, usually by helicopter, to fire support bases in remote areas where troops waited to go into battle. S.R.A.O. women traveled in pairs and brought with them games, snacks, soda and juice.
In the pre-departure training session, Red Cross instructors told the women that they were meant to be a “touch of home” for the troops, a reminder of wives, girlfriends, mothers and sisters. They should be the girl next door — cute, friendly and caring. Not sexual. Their powder-blue dresses projected a perky innocence but were impractical in Vietnam’s heat, dust and mud. Most of the women were in their early 20s, a few years older than the average enlisted man.
Smiling was a job requirement for Donut Dollies, so they had to compartmentalize their own fear and sadness about the war. Many grew close to the men they worked with. Emily Strange, a Donut Dolly who was stationed in the Mekong Delta with the Ninth Infantry Division and Mobile Riverine Force, became friends with a soldier named Michael Stacy. She had become close with Stacy because they both played guitar, and they often strummed folk tunes together. But after he died in a helicopter crash in March 1969, she realized that she needed to put distance between herself and the guys she worked with. So she stopped learning their names, and stopped becoming their friends.
Long after the war, she says she believed that there were probably guys she had encountered whose names went onto the Vietnam Wall. But she would not have to face the pain of knowing for sure. It was Ms. Strange’s job to make lonely, frightened soldiers feel better, and she had to show up and do her job despite the fear and isolation she herself felt. She called it putting on her “Eleanor Rigby” face that she kept in a jar by the door.
Of the military women who served in the war, the majority, about 5,000, did so through the Army Nurse Corps. They were there from the beginning: As the historian Kara Dixon Vuic has shown, the Army began deploying nurses to Saigon in 1956 to train Vietnamese nurses. As the war deepened, they had the double duty of treating the physical wounds of servicemen, and sometimes Vietnamese civilians, and offering an emotional salve to injured and dying troops. Some nurses held men as they cried out for their parents and took their last breaths. They broke the news that a man would never walk or see again. Literally and figuratively, nurses carried wounded servicemen across the threshold from combat to a drastically altered life, or death.
Some nurses wore perfume because it reminded their patients of home. In a military hospital in a war zone, it was at once utterly incongruous and a desperately needed bit of normalcy. Lynda Van Devanter, a nurse whose memoir, “Home Before Morning,” was the inspiration for the television drama “China Beach,” wore ribbons in her hair to uphold the feminine image her patients expected and needed. At the same time, she suppressed her emotions and steeled herself to cope with the mental burden of being soothing and pretty to broken and dying men.
Linda Pugsley was a 22-year-old registered nurse working at Boston City Hospital when she joined the Air Force in 1967. She went through basic training and flight school and was commissioned a second lieutenant. At the time, she had no political feelings about the Vietnam War, but she wanted to help take care of American servicemen who were injured there. She figured she could handle it, with good reason: A weekend shift at Boston City Hospital usually included gunshot and stab wounds, car wrecks and other sorts of bloody trauma.
Nothing could have prepared her for Vietnam, though. The varieties of wounds, the constant low roar of injured, maimed and dying men, the thrum of helicopters bringing in still more wounded men, at times it almost became too much. Like Ms. Strange, Ms. Pugsley eventually stopped learning the names of her patients as a coping mechanism.
After nurses, the next largest number of servicewoman who went to Vietnam deployed with the Women’s Army Corps. Like nurses, the first WACs went to Vietnam to train personnel in South Vietnam’s Women’s Armed Forces Corps. About 700 WACs served in the war, mostly in clerical jobs, but that did not shield them from combat.
Recent college graduates joined the Red Cross to serve refreshments
and present recreational programs to American servicemen in Vietnam.
Credit Larry Ray/American Red Cross.
Linda McClenahan grew up in Berkeley, Calif., and joined the WAC after her high school bus was rerouted one day because of an antiwar protest. She worked in the Army’s communications center from 1969 through 1970, and one of her jobs was to process casualty reports. She often was one of the first to read the names of men who were killed in action. Lt. Col. Janie Miller, a career WAC who served in Korea and Vietnam, managed an Army mortuary in Saigon. She rotated her staff through every three months because of the work’s emotional toll. When Pinkie Houser, a WAC who volunteered for Vietnam in 1968, lost her commanding officer in battle, she processed his records and sent his personal effects to his family. It was one of the hardest things she had to do during the war.
Combat, that traumatic, life-shattering, experience of war, remains central to the American memory of the Vietnam War. Women who served in Vietnam were small in number compared with the men who served, but because of that, their exposure to combat and its consequences was concentrated. They were there to help lighten the burden of servicemen, but they had to be so much to so many, without any release for themselves.
Heather Marie Stur
Heather Stur is an associate professor of history at the University of Southern Mississippi and the author, most recently, of “Beyond Combat: Women and Gender in the Vietnam War Era.” (From The New York Times).
Heather Stur, Ph.D. Associate Professor, Department of History. Fullbright Scholar in Vietnam, 2013-14
U.S. foreign relations; women, gender, and war; global Cold war; comparative colonialisms; decolonization; Vietnam War; modern Vietnamese history; warfare and diplomacy; war and American identity; American experience in the Cold War.
Books:
- Beyond Combat: Women and Gender in the Vietnam War Era, Cambridge University Press, 2011
- After the Fall of Saigon: From Liberation to the Reunification of Vietnam (work in progress)
- Saigon Intellectuals and South Vietnam’s National Identity (work in progress)
Edited Collections
A Military Like Us: Race, Gender, and Sexual Preference in the U.S. Armed Forces since World War II (with Douglas Bristol, under contract with Johns Hopkins University Press)
Coming Home: American Veterans after Their Wars, 1607-2012 (with Kyle Zelner, work in progress)
Articles:
“Selective Service as the New Jim Crow: Racial Politics and the Vietnam Era Draft in the South,” (work in progress, intend to submit to the Journal of American History)
“‘Hiding Behind the Humanitarian Label’: Refugees, Repatriates, and the Rebuilding of America’s Benevolent Image After the Vietnam War,” accepted for publication in Diplomatic History, publication date TBA (Diplomatic History article acceptance rate: 16%)
“A Wartime City or a Colonial City? Saigon and the Nature of U.S. Intervention in Vietnam,” revising for publication in the Journal of Urban History
“Finding Meaning in Manhood After the War: Gender and the Warrior Myth in Springsteen’s Vietnam War Songs,” Dancing in the Dark: Bruce Springsteen, Cultural Studies, and the Runaway American Dream, Mark Bernhard, Kenneth Womack, and Jerry Zolten, eds. Ashgate Publishing Ltd., 2012
“The Women’s Army Corps Goes to Vietnam,” America and the Vietnam War: Re-examining the Culture and History of a Generation, edited by Andrew Wiest, Mary Kathryn Barbier, and Glenn M. Robbins, Routledge Press, 2009
“Borderless Troubadour: Bob Dylan and the Music of the Cold War World,” Highway 61 Revisited: Bob Dylan from Minnesota to the World, Minneapolis: University of Minnesota Press, 2009
“Perfume and Lipstick in the Boonies: Red Cross SRAO and the Vietnam War,” The Sixties: A Journal of History, Politics, and Culture, Vol. 1, No. 2, December 2008
“In Service and in Protest: Black Women and the Impact of the Vietnam War on American Society,” Soul Soldiers: African Americans and the Vietnam Era, edited by Samuel W. Black, Stackpole Books (Historical Society of Western Pennsylvania), November 2006
“‘Now You’re Not Playing Games’: Oral Histories of Wisconsin Veterans,” Milwaukee History, Fall 2005.
(From The University of Southern Mississippi).
Heather Marie Stur, Ph.D., is an associate professor of history at the University of Southern Mississippi and a fellow in USM’s Dale Center for the Study of War & Society. Her first book, Beyond Combat: Women and Gender in the Vietnam War Era, was published by Cambridge University Press in 2011. She is currently writing two books: Saigon at War: The Third Force and the Global Sixties in South Vietnam, forthcoming from Cambridge University Press, and Reflecting America: U.S. Military Expansion and Global Interventions, forthcoming from Praeger/ABC-CLIO. She is also co-editor of the forthcoming anthology, Integrating the U.S. Military: Race, Gender, and Sexuality Since World War II, which will be released by Johns Hopkins University Press in spring 2017. In 2013-14, Dr. Stur was a Fulbright scholar in Vietnam, where she was a visiting professor in the Faculty of International Relations at the University of Social Sciences and Humanities in Ho Chi Minh City. She is the recipient of numerous other awards and fellowships from groups and institutions such as the Society for Historians of American Foreign Relations, the Foreign Language Area Studies (FLAS) program, the Marine Corps Heritage Foundation, the Gerald R. Ford Foundation, the University of Southern Mississippi, and the University of Wisconsin. Dr. Stur teaches courses on U.S. foreign relations, women and war, the global Cold War, the U.S. since 1945, and world history. She is also the director of USM’s Vietnam Summer Studies Program, a three-week study abroad trip in which students are immersed in Vietnamese history, politics, and culture. Dr. Stur’s articles and editorials have been published in Diplomatic History, The Sixties: A Journal of History, Politics, and Culture, The National Interest, and Reflections on War &Society. She writes about foreign relations and military issues on her blog, The Year of the Cat . Dr. Stur holds a Ph.D. in history from the University of Wisconsin. (From The University of Southern Mississippi).
* * *
Xem bài liên hệ với đề tài, click vào đây
trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net