Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 13, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
TÌNH CẢNH NHỮNG CỰU BINH MỸ TRỞ VỀ TỪ VIỆT NAM
Webmaster
Các bài liên quan:
    KHI CỰU CHIẾN BINH BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI CHIẾN TRANH VIỆT NAM
    CỰU CHIẾN BINH HOMELESS
    NGƯỜI MỸ GIÀ HOMELESS

 

(The Grunt’s War)

By Kyle Longley

Nguyễn Lương Sỹ dịch

Lê Hồng Hiệp hiệu đính

The New York Times

Feb. 17-2017.

 

Những khuôn mẫu lâu dài và không chính xác về cựu chiến binh Việt Nam.

 

 

Lính Mỹ và đồng đội bị thương sau một trận đánh gần Bồng Sơn,

Bình Định vào tháng 3-1967. Ảnh: Dana Stone/ Associated Press

 

Năm 1967, những người biểu tình thường xuyên tập trung ở Công viên Lafayette, đối diện Tòa Bạch Ốc. Họ cầm biểu ngữ, phát biểu và hô vang khẩu hiệu: “Hey, hey, L.B.J. How many babies did you kill today?“ (Tạm dịch: Này này, L.B.J (Lindon B. Johnson), hôm nay ông đã giết bao nhiêu đứa trẻ?)

 

Câu khẩu hiệu nhắc tới công cụ mà chính sách tàn bạo, phi nhân tính của Lyndon B. Johnson sử dụng: những người lính trẻ đang chiến đấu ở Việt Nam. Và không có gì khó khăn để nhiều người Mỹ, đặc biệt là những người phản đối chiến tranh, quả quyết rằng chính các binh sĩ Mỹ cũng là những kẻ tàn bạo và mất nhân tính – dẫn đến một làn sóng phản đối mạnh mẽ chống lại những người lính trở về từ Việt Nam. Trong một trường hợp, một thanh niên trẻ tuổi gây gổ với người cựu chiến binh bị cụt tay tại trường Cao đẳng Colorado năm 1968. Anh ta hỏi: “Bị vậy ở Việt Nam hả?” Khi người cựu binh xác nhận, gã thanh niên đáp: “Đáng đời ông đấy.”

 

Rất lâu sau khi chiến tranh kết thúc, ý tưởng về các cựu binh Việt Nam như là những kẻ mất luân lý, nghiện ngập, thậm chí là bị hội chứng thích giết trẻ em đã lan tràn văn hóa Mỹ, được dựng thành nhiều bộ phim như “Taxi Driver”, “First Blood” hay “Jacob’s Ladder”. Nhưng những hình mẫu đó là rất sai lầm. Phần lớn những người Mỹ từng nhập ngũ không bao giờ phạm phải các tội ác tàn bạo; họ đấu tranh gan dạ chống những kẻ thù đầy quyết tâm trong điều kiện khắc nghiệt, họ tái hòa nhập xã hội và tạo ra đóng góp đáng kể trong nhiều năm qua.

 

Điều này đặc biệt đúng với những người chiến đấu trong năm 1967, khi quy mô quân số lên đến hơn 480.000 người. Dù là tân binh hay cựu binh, phần lớn binh sĩ đến Việt Nam năm đó với tư cách là những cá nhân được gửi đi để thay thế cho những ai đã kết thúc kỳ hạn 1 năm của họ (hay 13 tháng đối với Thủy Quân Lục Chiến). Dù mỗi người có một câu chuyện riêng, nhưng có một trải nghiệm tương đồng giữa họ, giúp chứng minh rằng nhiều định kiến là sai lầm.

 

Có một điều rằng, giống như cha ông họ trong Thế chiến II, nhiều người đã tình nguyện nhập ngũ. Vô số người cùng chia sẻ quan điểm với một cựu binh Arizona mà tôi đã phỏng vấn: “Họ không cần phải bắt chúng tôi nhập ngũ. Đó là một phần những gì mà chúng tôi cần làm.” Và ông ấy thấy rằng, “Đó là một phần nghĩa vụ đàn ông của tôi”.

 

Những người khác thì bị bắt đi theo chế độ quân dịch. Như một cựu binh đã ghi lại, “Thanh gươm Damocles của Nghĩa vụ Quân sự đã treo lơ lửng trên đầu chúng ta vì tất cả chúng ta đều có lúc đến tuổi 18.” Tuy nhiên, đại đa số những người bị bắt quân dịch trong năm 1967 đã đáp lại lời kêu gọi của đất nước: chỉ 7.234 trong tổng số 298.559 người bị bắt quân dịch không tuân thủ nghĩa vụ trong năm đó. Một cựu binh đã kể lại với tôi “Tôi nghĩ tôi chỉ đơn giản là chấp nhận và nghĩ rằng “Này, hãy đi và thử cho biết – nỗ lực hết mình vào”“.

 

Dù người lính lên đường từ bất kỳ đâu, hoặc là họ bước lên những con tàu chở quân đông đúc (rất nhiều tàu có từ thời Thế chiến II) hoặc là rời đi bằng máy bay; trong trường hợp máy bay, chỉ chưa đầy 24 giờ sau họ đã di chuyển từ quê nhà đến vùng chiến sự. Một binh sĩ đã nói rằng khi đến Việt Nam, anh ta “cảm thấy như Alice đang bước qua tấm gương soi.” Mùi nhiên liệu máy bay nồng nặc và cảm giác giống như đang ở trong “một phòng tắm hơi bốc mùi” làm anh ta nghẹt thở. Khi anh bước xuống máy bay, người nữ tiếp viên đã nói “Chúc may mắn”. “Tôi biết rằng cuộc sống của mình đã thay đổi hoàn toàn kể từ khoảnh khắc ấy,” anh nhớ lại, “đó là sự khởi đầu một giai đoạn mới trong cuộc đời tôi.”

 

Trải nghiệm phục vụ quân ngũ ở Việt Nam thường khác nhau, phụ thuộc vào khu vực, loại nghĩa vụ, và, hơn tất thảy, là thời gian. Một vài người hiếm khi rời khỏi ranh giới khá an toàn của căn cứ chính, làm nhiệm vụ thư ký, kế toán hay thợ máy. Những người khác bị ném vào chiến trận; và năm 1967 có tới 997 binh sĩ bị giết ngay trong ngày đầu tiên của họ ở Việt Nam.

 

Mặc dù có tới 2,3 triệu nam nữ đã phục vụ tại chiến trường Việt Nam, nhiệm vụ chiến đấu khó khăn chỉ diễn ra đối với một phần khá nhỏ trong số những người đó, chủ yếu là bộ binh và lực lượng hỗ trợ cận chiến, như pháo binh, xe tăng và phi công. Và quả thực nhiều người trong số đó đã trải qua những khó khăn về cảm xúc và tâm lý. Một cựu binh thừa nhận từng khóc “bởi tổn thương, đau đớn, và bởi nỗi sợ hãi xâm lấn vì tôi không biết khi nào mình sẽ chết.” Nhưng hầu như không ai trong số họ suy sụp; phần lớn đều chinh phục được nỗi sợ hãi (và đôi khi là cả sự buồn chán) khi phải truy lùng những người lính du kích địch thoắt ẩn thoắt hiện ở miền Nam, hay chiến đấu trong những chiến hào ở khu vực chiến sự phía Bắc (Nam Việt Nam) chống lại quân đội chính quy tinh nhuệ Bắc Việt.

 

Nơi người lính đôi khi sụp đổ, và nơi mà họ nhiều khả năng phạm tội ác chiến tranh nhất, đó là ở miền Nam. Việc không lần ra manh mối quân địch tạo nên căng thẳng tột độ. Một người thợ cắt tóc hay giặt ủi ở căn cứ hoặc nông dân làm việc trên đồng ruộng vào ban ngày có thể đi đặt bẫy vào ban đêm. Điều này dẫn đến những hành động tàn bạo: Các thành viên tàn nhẫn của lực lượng chống du kích Mãnh Hổ đã sát hại hàng trăm dân thường; tháng 03/1968, các binh sĩ Mỹ đã giết thêm hàng trăm người ở ngôi làng Mỹ Lai miền Nam Việt Nam.

 

Nhưng các tội ác chiến tranh không hề phổ biến. Thực ra, cứ mỗi hành động tàn bạo thì cũng lại có nhiều hơn các hành động tốt đẹp đối với dân thường và lòng can đảm trong chiến trận. Các binh sĩ đã xây dựng lại trường học, nhà cửa và đường sá, thường xuất phát từ chính sáng kiến của họ; 244 người Mỹ được nhận Huân chương Danh dự, nhiều hơn trong Thế chiến I và Chiến tranh Triều Tiên gộp lại.

 

Phần lớn những người lính, dù ở bất kỳ đâu, đều chỉ muốn trở về nhà. Hầu như không ai nghĩ rằng chiến tranh sẽ không định hình phần còn lại cuộc đời họ, nhưng họ cũng mong mỏi sự tồn tại bình thường trước đây của mình, và sự đoàn viên với gia đình và quê hương. Hầu như không cựu binh nào có thể quên được ngày họ rời khỏi Việt Nam, phần lớn sẽ bước lên chuyến bay “Freedom Bird” (Cánh chim tự do – biệt danh gọi các chuyến bay do chính phủ Mỹ thuê để đưa lính Mỹ hồi hương – NBT) để trở về nhà. Một người nhớ lại, “Ôi trời, tất thảy mọi người đều đứng dậy và hoan hô khi phi công thông báo rằng họ đang bay vào không phận Hoa Kỳ.”

 

Nhưng những người trở về hầu như không nhận được diễn hành đón chào hay sự thừa nhận nào, và thường cảm thấy bị cô lập khỏi những người đồng hương. Một người nhớ lại rằng chị gái anh ấy đã hỏi, “Em đang chiến đấu vì ai vậy, Bắc Việt hay những kẻ khác?”. Anh ấy ca thán chua xót: “Tôi biết không ai ở đây hiểu được những gì đã xảy ra. Bởi nếu ngay chính gia đình tôi cũng không hiểu được, tôi còn trông mong gì ở những người thậm chí chỉ quen biết tôi?”

 

 

Trung Tá Robert L. Stirm trở về từ Việt Nam,

được vợ và các con đón tiếp ở phi trường

 

Việc cắt đứt kết nối và buồn chán với đời sống Mỹ đã khiến vài người tái ngũ quay lại Việt Nam. Tuy nhiên, đa số đều kiên nhẫn ở lại quê hương. Như một người đã nói: “Phần lớn cựu chiến binh trở về nhà bình an vô sự, như những cựu chiến binh trở về từ các cuộc chiến tranh trước đó. Đa số họ không phải là những kẻ nghiện ngập, không đánh đập vợ con, không tự tử, không sống bám vào Văn phòng thất nghiệp, và không chìm đắm trong sự tuyệt vọng và vô dụng.”

 

Họ che giấu những vết sẹo xúc cảm của mình, cũng như cha ông mình sau Thế chiến II, mặc dù họ phiền muộn với nỗi đau phải đối diện với một nước Mỹ giận dữ và thường thiếu tôn trọng họ. Họ bị buộc phải gánh vác gánh nặng lý giải các quyết định chính trị và quân sự, phải trả lời thay cho Johnson và William Westmoreland, dù họ có đồng tình với những người đó hay không. Điều này, ở một khía cạnh, là nơi mà định kiến về những cựu binh yếu ớt được chứng thực phần nào – không phải ở trong chiến tranh, mà là trong sự tiếp đón khi trở về quê hương. Như nhà văn Tim O’Brien đã viết, “Vài cựu binh, hơn một thập niên sau, vẫn chưa hồi phục, và vài người sẽ không bao giờ hồi phục.”

 

Tuy nhiên, các cuộc thăm dò cho thấy phần đông cựu chiến binh Việt Nam đều tự hào về sự phục vụ và hy sinh của họ.

 

Nói như vậy không có nghĩa rằng các cựu chiến binh Việt Nam không khác gì với các cựu binh của các cuộc chiến khác; những trải nghiệm khác thường từ cuộc chiến này tạo ra những thách thức khách thường ở quê hương. Hàng ngàn người chịu ảnh hưởng dài hạn của chất độc da cam; hàng ngàn người nữa, đặc biệt là những ai phục vụ vào giai đoạn sau của cuộc chiến, trở về nhà với các vấn đề về ma túy và chất có cồn, hoặc về sau sử dụng chúng như là phương thức để đối phó với cuộc sống.

 

Nhưng định kiến đó làm che mờ sức mạnh của sự ứng phó từ cộng đồng cựu chiến binh. Các nhà hoạt động vì cựu chiến binh đã cách mạng hóa hệ thống chăm sóc sức khỏe của Cơ quan đặc trách Cựu chiến binh, đòi hỏi – và đạt được – sự chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Những người khác, như Bob Kerrey, Max Cleland, Chuck Hagel và John McCain, đã tham gia chính trường, nơi họ hoạt động đại diện cho các cựu chiến binh như mình. Và họ đã xây dựng nên Bức tường (the Wall) – Đài tưởng niệm cựu chiến binh Việt Nam. Được thành lập bởi các cựu chiến binh nhờ sự đóng góp tài chính của tư nhân, bức tường đã mang lại cho các cựu chiến binh một nơi để hàn gắn, không phải chỉ cho bản thân, mà còn cho các mối quan hệ đã bị mài mòn giữa họ với các đồng hương Mỹ.

 

Trong số 298.559 người tham gia phục vụ quân ngũ năm 1967, 11.363 người đã không thể trở về từ Việt Nam. Phần lớn các cựu chiến binh đều hiểu những cảm giác của một tác giả vô danh, người đã viết rằng: “Chiến tranh đã kéo chúng ta rời xa quê hương mình trong mùa Xuân ngập nắng của tuổi trẻ. Những ai không sống sót trở về đã ở lại với mùa Xuân bất diệt, mãi mãi thanh xuân, và một phần của họ vẫn luôn bên cạnh chúng ta.”

 

Kyle Longley

Nguyễn Lương Sỹ dịch

Lê Hồng Hiệp hiệu đính

 

Kyle Longley là giáo sư sử học tại Đại học Bang Arizona và là tác giả của các cuốn sách “Grunts: The American Combat Soldier in Vietnm,” “The Morenci Marines: A Tale of Small-Town America and the Vietnam War”, và của cuốn sách sắp xuất bản “L.B.J.’s 1968: Power, Politics and Presidency in America’s Year of Upheaval.”

 

Xem thêm: Những bài khác trong chuỗi bài Vietnam 1967

 

(The Grunt’s War)

By Kyle Longley

The New York Times

Feb. 17-2017.

 

The enduring — and grossly inaccurate — stereotypes about Vietnam veterans.

 

 

American soldiers with a wounded comrade after a battle near Bong Son,

Vietnam, in March 1967. Credit Dana Stone/ Associated Press

 

By 1967, protesters were gathering regularly in Lafayette Park across the street from the White House. They’d hold signs, give speeches and chant: “Hey, hey, L.B.J. How many babies did you kill today?”

 

Implicit in the chant was the instrument of Lyndon B. Johnson’s brutal, inhuman policy: the young men fighting in Vietnam. And it didn’t take much for many Americans, especially war protesters, to decide that the soldiers were themselves brutal and inhuman — leading to an ugly backlash against returning servicemen. In one case, a young man accosted a veteran missing an arm at a Colorado college in 1968. He asked, “Get that in Vietnam?”

 

The veteran said yes.

 

“Serves you right,” the man said.

 

Long after the war ended, the idea of the Vietnam veteran as an amoral, drug-addled, even psychopathic baby killer pervaded American culture, cropping up in films like “Taxi Driver,” “First Blood” and “Jacob’s Ladder.” But those stereotypes are flawed. A vast majority of Americans who served never committed atrocities; they fought bravely against a determined enemy in harsh conditions, and they reintegrated into society and made substantial contributions over the years.

 

This was especially true of those who were fighting in 1967, when the troop level reached more than 480,000. Whether recent recruit or veteran, most of those troops went to Vietnam that year as individuals, sent to replace those finishing their one-year tours (13 months for the Marines). But while each had his own story, there was a common experience, one that belied many of the stereotypes.

 

For one thing, like their fathers in World War II, many had volunteered. Countless shared the view of an Arizona veteran I interviewed: “ They didn’t have to draft us. It was a part of what we were supposed to do.” As he saw it, “It was part of my duty as a man.”

 

Others found themselves ensnared by the draft. As one veteran noted, “The Selective Service sword of Damocles had been hanging over our head since we all turned 18.” Still, a large majority of those drafted in 1967 answered their country’s call: Only 7,234 of the 298,559 men who were drafted failed to report for duty that year. “I guess I just accepted it and figured, ‘Hey, let’s go give it a shot — make the best of it,’ ” one veteran told me.

 

Wherever the men were coming from, they either boarded crowded troop ships (many from World War II) or left on planes; in the latter case, in less than 24 hours, they went from home to a war zone. One soldier said that upon arriving in Vietnam, he “felt like Alice stepping through the looking glass.” The heavy odor of jet fuel and feeling like being in a “very smelly sauna” took his breath away. As he stepped off the plane, a stewardess mouthed “good luck.” “I knew my life would never be the same from this moment on,” he recalled. “This was the initiation into my rites of passage.”

 

The experiences of service members in Vietnam often differed depending on location, type of service and, above all, timing. Some rarely left the relatively safe confines of the major bases, working as clerks, accountants and mechanics. Others were thrown into combat; an astounding 997 men were killed on their first day in Vietnam.

 

While 2.3 million men and women served in the Vietnam theater, the hard fighting fell on a relatively small percentage of those men, primarily the infantry and close support, like artillerymen, tank crews and pilots. And it’s true that many of those men experienced psychological and emotional difficulties. A veteran admitted crying “for the suffering, the pain, and for the fear that invades you because you don’t know when you’re going to die.” But few of them broke; most conquered the fear (and often the boredom) of searching for an elusive guerrilla enemy in the South, or fighting pitched battles in the northern war zones against hardened North Vietnamese Army regulars.

 

Where men did sometimes break, and where they were most liable to commit war crimes, was in the South. Being unable to identify the enemy created overwhelming stress. A barber or laundress on base or a peasant working in the fields during the day might lay booby traps at night. This led to atrocities: Rogue members of the anti-guerrilla Tiger Force killed hundreds of civilians; in March 1968, American soldiers killed hundreds more at the South Vietnamese village of My Lai.

 

But war crimes were very far from common. Indeed, for each atrocity, there were many more acts of kindness toward civilians and bravery in combat. Soldiers rebuilt schools, homes and roads, often on their own initiative; 244 Americans received the Medal of Honor, more than in World War I and Korea combined.

 

Most men, wherever they were, just wanted to go home. Few had any illusions about how the war would shape the rest of their lives, but they also pined for their old normal existence, and a return to their families and hometowns. Few veterans can forget the day they left Vietnam, most walking up the steps of a “Freedom Bird” airliner for the trip home. One recalled, “Boy, everybody stood up and cheered when the pilot announced we were crossing into the United States.”

 

But those returning received few parades or recognition, and often felt isolated from their countrymen. One remembered his sister asking, “Who are you fighting for, the North Vietnamese or the other guys?” He lamented: “I knew that nobody back here understood what was happening. Because if my own family didn’t know, what hope did I have with somebody who even know me?”

 

The disconnection and boredom of life stateside led some to return to Vietnam for another tour. Nonetheless, the majority persevered back home. As one said: “Most of the veterans returned home reasonably whole, as whole as returning veterans from earlier wars. The majority were not dopers, did not beat their wives or children, did not commit suicide, did not haunt the unemployment offices, and did not boozily sink into despair and futility.”

 

They hid their emotional scars, just as their fathers had after World War II, though they bore the added injury of an angry, often disrespectful America. They were forced to carry the weight of political and military decisions, to answer for Johnson and William Westmoreland, whether they agreed with them or not. This, in a way, is where the stereotype of the fragile veteran finds some truth — not in the war itself, but in the reception, back home. As the writer Tim O’Brien noted, “Some vets, more than a decade later, have not yet recovered, and some never will.”

 

Still, polls show that a vast majority of Vietnam veterans are proud of their service and sacrifice.

 

This isn’t to say that Vietnam veterans were no different from those of other wars; the unique experiences of that war created unique challenges at home. Thousands suffered the long-term effects of Agent Orange; thousands more, especially those who served later in the war, came home with drug and alcohol problems, or later developed them as coping mechanisms.

 

But lost in that stereotype is the strength of the response from the veteran community. Veteran activists revolutionized the Veterans Administration health system, demanding — and winning — better care. Others, like Bob Kerrey, Max Cleland, Chuck Hagel and John McCain, moved into politics, where they worked on behalf of fellow veterans. And they built the Wall — the Vietnam Veterans Memorial. Founded by veterans and funded through private donations, the wall gave veterans a place to heal, not just themselves, but their often frayed bonds with their fellow Americans.

 

Of the 298,559 men who entered service in 1967, 11,363 did not return from Vietnam. Most veterans understand the feelings of an anonymous author who said: “War drew us from our homeland in the sunlit springtime of our youth. Those who did not come back alive remain in perpetual springtime, forever young, and a part of them is with us always.”

 

By Kyle Longley

 

 

Kyle Longley is a professor of history at Arizona State University and the author of “Grunts: The American Combat Soldier in Vietnam,” “The Morenci Marines: A Tale of Small-Town America and the Vietnam War” and the forthcoming “L.B.J.’s 1968: Power, Politics and the Presidency in America’s Year of Upheaval.” (From The New York Times).

When Kyle Longley applied to doctoral programs in history, he narrowed the choice down to two schools: the University of Kentucky and one other. But a visit to Lexington and Billy’s Bar-B-Q, where he had lunch with George Herring, the professor who would become his mentor, made UK the place to go.

“Once I met George, there was no choice,” Longley said. “He was just a very accommodating and helpful professor.”

Twenty years later, Longley is the Snell Family Dean’s Distinguished professor of history at Arizona State. He’s written four books, edited and contributed to another and is about to send his fifth to the publishers. He’s won many teaching awards and has contributed to mainstream publications like the Washington Post, the Los Angeles Times andNewsweek.

Longley attributes his success, in part, to the lessons he learned at UK from Herring, who is now retired, and other professors who mentored him. The lessons weren’t just from classes he took, but from seeing how they worked as academics and balanced the need to teach, do research and contribute to history as a discipline.

“Those mentors showed me what the expectation was to be good professors,” Longley said. “They established what it was, and I hope that I’ve replicated that in my own career.”

Some of the lessons were practical, like how to manage a class of 300 students; others were more esoteric, like how to show compassion to students. Herring taught, managed the department and published, but still had the patience to help graduate students, Longley said.

“He was very accessible despite the significant time constraints placed on him,” Longley said. “I hope to be able to replicate that, the accessibility and the patience.”

Longley’s mentor relationship with Herring continues today. Longley still speaks regularly with Herring, and Herring has read most of Longley’s books before publication. In the November issue of "Diplomatic History," Longley is one of several former students to pay tribute to Herring.

After graduating from UK, Longley taught for a year at Centre College, while he finished his dissertation and then went to the Citadel, where he was a visiting professor. In 1995, he took a job at Arizona State University, where he has been ever since.

Longley has tried to model his career on those of the professors he worked with at the University of Kentucky, balancing the need to do research and publish with the time and effort it takes to be a good teacher, both at the graduate and the undergraduate level.

His research covers several different areas. His first two books, “In the Eagle’s Shadow” and “The Sparrow and the Hawk,” dealt with U.S. - Latin American relations. His next book was a biography of Senator Albert Gore Sr., and started his exploration of Vietnam Era history. At the same time, he edited and contributed to a book on conservative mythology and Ronald Reagan. His fourth book, "Grunts," examines American Infantrymen in Vietnam. His current project, which is almost done, focuses on a small copper mining town in Arizona where nine men volunteer for the Marine Corps during Vietnam. Eight of the men are from the same high school class. Six of the nine die in combat during the course of the war.

“For a town of 5,000, that’s a devastating loss,” Longley said.

Longley plans to leave the Vietnam era for his next projects. He’s working on a book with Supreme Allied Commander Europe, James Stavridis about the America’s current foreign policy challenges. Longley hopes the book will help show how the lessons of history apply to contemporary foreign policy challenges.

What comes after that is still undecided. Longley may write a biography of Al Gore Jr., or, perhaps, a book focusing on a little-known Democratic senator, Lester Hunt, from Wyoming who, in the 1950s, committed suicide after Republicans threatened to out his homosexual son.

Longley says that he hasn’t written more than two books about the same subject. The joke in his family, Longley says, is that he’s a jack of all trades but a master of none.

Longley likes working at ASU, although it is very different from UK. The university has 56,000 students, and the campus is spread out compared to UK. It’s harder to have the kind of community the history department had at UK, just because of geography. Professors and graduate students live further away from campus, and trips across town take longer than 20 minutes. And, in a metropolitan area of 4.3 million that has a handful of professional sports teams, the university doesn’t garner the same attention.

“The university is not the same priority as it was in Lexington,” Longley said. “I miss the school spirit.” (By Sarah Vos).

I am the Snell Family Dean’s Distinguished Professor of History and Political Science. I earned his Ph.D. from the University of Kentucky in 1993 where he studied under the tutelage of the distinguished scholar, George Herring.

I am an active scholar and the author of five books and editor and contributor to another including: The Sparrow and the Hawk: Costa Rica and the United States During the Rise of José Figueres, 1942-1957 (1997) [winner of the A.B. Thomas Book Prize from the South Eastern Council on Latin American Studies], In the Eagle’s Shadow: The United States and Latin America (2002, 2nd edition, 2009), Senator Albert Gore, Sr.: Tennessee Maverick (2004), editor of Deconstructing Reagan: Conservative Mythology and America’s Fortieth President (2006), Grunts: The American Combat Soldier in Vietnam (2008), and The Morenci Marines: A Tale of a Small Town and the Vietnam War (2013). I also published articles in a variety of journals including Diplomatic History, Review of Faith and International Affairs, and the Pacific Historical Review. I am currently working on two books, In Harm's Way: A Military History of the United States (co-authored with Gene Smith and David Coffey for Oxford University Press) and The Death of LBJ: Days in the Life.

I also have helped distribute information on U.S. foreign relations and politics in the media including opinion pieces in the Los Angeles Times, the Arizona Republic, and Austin American Statesman. In addition, he has been interviewed and quoted in stories for the Washington Post, Newsweek, Time, Slate, the Boston Globe, the Associated Press, JiJi Press, Shanghai Wenhui Daily, and the Jornal do Brazil as well as ABC News.

Beyond research and writing, I have received recognition for his activities in the classroom. My most popular courses at ASU (both face-to-face and online) have been modern U.S. foreign relations, U.S.-Latin American relations, the American Experience in Vietnam War, U.S. Military History and a twelve-hour multidisciplinary freshmen Learning Community course, “War, Culture, and Memory.” I have also worked extensively with graduate students, teaching seminars on modern America and U.S. foreign relations, and mentoring eight doctoral students and serving on more than thirty-five graduate committees. My work at the undergraduate and graduate levels routinely has received recognition. In 2003, the Associated Students of Arizona State University named me the Centennial Professor as the outstanding teacher of the year. I also have received other awards including the Zebulon Pearce Award for Outstanding Teacher in the Humanities, as well as the ASU Habitat for Humanity “Making the World a Cooler Place to Live” Teaching Award, and the Preparing Future Faculty Program Mentor Appreciation Award.

In his eighteen years at ASU, I have also held a series of administrative roles ranging from the Director of Undergraduate Studies and Director of Graduate Studies in History to the Provost’s Committee on Retention and Graduation and Graduate College Diversity Fellowship Committee. He has led ASU’s participation in a Carnegie Initiative on the Doctorate for the 21st Century and been an active leader in the Preparing Future Faculty Program. Beyond being a Head of Faculty of History and an Associate Director of SHPRS, I spent a year as a Dean’s Fellow working as a special assistant to the Executive Vice President and Dean of the College of Liberal Arts and Sciences. I have also collaborated with ASU President Michael Crow’s Office and the ASU Foundation in engaging the community through the President’s Enrichment Program and bringing high profile speakers to campus including Vice President Al Gore and Admiral Jim Stavridis, former SOUTHCOM commander and Supreme Allied Commander, Europe. (From American Historical Association)

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với đề tài, click vào đây

trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

More in English topic: please click here

Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh