(Why doesn’t China rein in North Korea?)
by J.P. | Beijing
Lê Thị Hồng Loan dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
The Economist
April 05-2017
Sự sụp đổ chế độ ở Triều Tiên sẽ gây ra những vấn đề gai góc cho Trung Cộng.
Triều Tiên chỉ toàn gây rắc rối cho Trung Quốc, quốc gia bảo trợ chính của nước này trên trường quốc tế. Một ngày trước khi ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc, dự kiến gặp người đồng nhiệm Mỹ của mình tại hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên giữa hai bên, Kim Jong Un, lãnh đạo CHDCND Triều Tiên, đã ra lệnh tiến hành một cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo khác, thể hiện thái độ khinh thị đối với cả hai vị lãnh đạo, đồng thời trình diễn khả năng của nước mình cũng như sự sẵn sàng gây rắc rối.
Theo tuyên bố chính thức, Trung Quốc muốn bán đảo Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, Triều Tiên đã đột ngột tăng cường chương trình vũ khí của mình. Cuộc thử nghiệm tên lửa tầm trung vào ngày 5 tháng 4 đã đưa số cuộc thử nghiệm tên lửa trong năm nay của Triều Tiên lên đến con số bảy, một trong số đó đã thất bại. Quốc gia này cũng đã thử nghiệm tên lửa giai đoạn đầu tiên của của loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), có khả năng bắn đến đất liền nước Mỹ. Năm ngoái, quốc gia này đã tiến hành hai cuộc thử nghiệm hạt nhân, đưa một vệ tinh vào quỹ đạo và lần đầu tiên thử nghiệm tên lửa phóng từ tàu ngầm. Trung Quốc không được lợi gì từ việc có một nước láng giềng hung hăng, được vũ trang hạt nhân và cực kỳ khó dự đoán. Vậy tại sao Trung Quốc lại không hành động nhiều hơn để kiềm chế ông Kim?
Thực tế, Trung Quốc đã có hành động. Quốc gia này đã đồng ý tuân theo các biện pháp trừng phạt kinh tế của Liên Hợp Quốc gần đây nhất được áp đặt lên Triều Tiên, và vào tháng 2 vừa qua, Trung Quốc đã ngừng mua than của Triều Tiên trong suốt thời gian còn lại của năm. Than là nguồn ngoại hối lớn nhất cho đất nước bị cô lập này. Phần lớn người ta cho rằng ông Tập đang nổi giận với ông Kim, đổ lỗi cho ông ta về vụ ám sát người anh cùng cha khác mẹ của ông là Kim Jong Nam, người có quan hệ gần gũi với Trung Quốc và đã sống ở Macau dưới sự bảo trợ của Trung Quốc.
Vấn đề là ở chỗ, mặc dù chính sách của Trung Quốc thay đổi rất ít, thì chính sách của Mỹ dường như lại đang thay đổi rất nhiều. “Nếu Trung Quốc không giải quyết được Triều Tiên, chúng tôi sẽ làm điều đó”, Donald Trump đã phát biểu như vậy gần đây với tờ Financial Times. “Chính sách kiên nhẫn chiến lược đã kết thúc”, Rex Tillerson, Ngoại trưởng của Trump, đã phát biểu vào hồi tháng 3, và ông còn nói thêm, “Tất cả các phương án đều đang được đưa ra xem xét.” Đối với người Mỹ, mối đe dọa từ việc một tên lửa ICBM của Triều Tiên có khả năng bắn trúng California đang chứng minh là một nhân tố thay đổi cuộc chơi.
Mặc dù Trung Quốc lo ngại hành động đơn phương của Hoa Kỳ, có vẻ như quốc gia này sẽ không có những thay đổi chính sách triệt để để ngăn chặn điều này. Hai lý do xưa cũ để Trung Quốc ủng hộ chế độ Triều Tiên lại càng mang nhiều động lực hơn bao giờ hết: Trung Quốc không muốn thống nhất bán đảo Triều Tiên nếu điều đó tạo ra một đồng minh lớn hơn của Hoa Kỳ trên biên giới của mình. Và hàng triệu người Triều Tiên có thể chạy trốn sự sụp đổ của đất nước bằng cách chạy vào Trung Quốc, mang lại bất ổn cho ba tỉnh đông bắc Trung Quốc, đồng thời là ba tỉnh nằm trong số những khu vực có tình hình kinh tế trì trệ nhất nước này.
Ngoài ra còn có ba lý do mới hơn. Thứ nhất, tên lửa của Triều Tiên, vào thời điểm hiện nay, không nhắm vào Trung Quốc. Nhưng chúng sẽ nhắm vào Trung Quốc nếu Trung Quốc tấn công quốc gia mà mình bảo trợ. Thứ hai, Trung Quốc không xem ICBM của Triều Tiên như là một mối đe dọa sâu sắc theo cách nhìn của người Mỹ. Cuối cùng, Trung Quốc đang lo lắng về các kế hoạch của Hàn Quốc nhằm triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, được gọi là Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối , hay THAAD, mà Trung Quốc tuyên bố thực ra là nhằm vào các tên lửa của nước này. Vì vậy, Trung Quốc tiếp tục ủng hộ Triều Tiên chống lại Hàn Quốc. Dường như Trung Quốc quan tâm nhiều hơn đến phản ứng của các nước khác đối với sự hiếu chiến của Triều Tiên hơn là vào chính thái độ hung hăng của quốc gia này.
Đó là lý do tại sao Triều Tiên, cùng với thương mại, là nhân tố giúp kiểm chứng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ tại cuộc họp thượng đỉnh vào ngày 6 tháng 4 năm 2017. Nếu Trung Quốc chống lại nỗ lực của Mỹ nhằm đẩy lùi sự hiếu chiến của ông Kim, nó có thể khiến những hệ quả nguy hiểm nhiều khả năng xảy ra hơn – mặc dù đó vẫn còn là những khả năng xa xôi. Những hệ quả này có thể là bất cứ điều gì, từ một cuộc tấn công quân sự của Mỹ chống lại các cứ điểm tên lửa của Triều Tiên, đến quyết định của Hàn Quốc và Nhật Bản nhằm phát triển vũ khí hạt nhân cho riêng mình. Thay vì phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên, hậu quả có thể sẽ là sự phổ biến vũ khí hạt nhân tại khu vực này.
by J.P. | Beijing
Lê Thị Hồng Loan dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
The Economist explains
Why doesn’t China rein in North Korea?
by J.P. | Beijing
The Economist
April 05-2017
NORTH KOREA is nothing but trouble for China, its main international backer. The day before Xi Jinping, China’s president, was to due to meet his American counterpart for their first summit, Kim Jong Un, North Korea’s leader, ordered yet another ballistic-missile test, thumbing his nose at both presidents and putting on full display his country’s capacity and willingness to cause trouble. Officially, China wants the Korean peninsula to be free of nuclear weapons. Yet the North has dramatically stepped up its weapons programme. The trial of a medium-range missile on April 5th brought to seven the number of missiles tested this year, one of which failed. It has also tested the first-stage rocket of an intercontinental ballistic missile (ICBM) capable of hitting America. Last year it conducted two nuclear tests, put a satellite into orbit and experimented with a submarine-launched missile for the first time. China can hardly benefit from having an aggressive, nuclear-armed and extremely unpredictable neighbour. Why doesn’t it do more to rein Mr Kim in?
China has done something. It agreed to abide by the most recent round of United Nations economic sanctions on the North and in February suspended its purchases of North Korean coal for the rest of the year. Coal is the largest source of foreign exchange for the isolated country. Mr Xi is widely thought to be furious at Mr Kim, blaming him for the assassination in February of his own half-brother, Kim Jong Nam, who had close ties to China and had lived in Macau under Chinese protection. The trouble is that while Chinese policy has changed a little, American policy seems to be changing a lot. “If China is not going to solve North Korea, we will,” Donald Trump recently told the Financial Times. “The policy of strategic patience has ended,” his secretary of state, Rex Tillerson, said in March, adding, “All options are on the table.” For the Americans, the threat of a North Korean ICBM capable of hitting California is proving a game-changer.
Yet even though China fears unilateral American action, it seems unlikely to make radical policy changes to forestall it. Two old reasons for backing the regime in the North have as much force as ever: China does not want the reunification of the Korean peninsula if it creates a single, larger American ally on its border. And millions of North Koreans might flee from the collapse of their country into China, exporting instability into China’s three north-eastern provinces, which are among the most economically depressed in the country. There are also three newer reasons. First, the North’s missiles are not, for the moment, pointed at China. But they could be if China turns on its protégé. Second, China does not perceive a North Korean ICBM as a profound threat in the way that the Americans do. Lastly, China is worried about South Korea’s plans to deploy an American anti-missile system, called Terminal High-Altitude Area Defence, or THAAD, which it claims is really aimed at its own missiles. So it continues to align itself with the North against the South. China, it seems, cares more about other countries’ reaction to North Korea’s belligerence than the belligerence itself.
This is why North Korea, along with trade, will test the relationship between China and America at the summit meeting today, April 6th. If China resists an American attempt to push back against Mr Kim’s aggression, it could well make highly dangerous outcomes more likely—though they remain remote. These could be anything from an American military strike against North Korean missile sites to a decision by South Korea and Japan to develop their own nuclear weapons. Instead of denuclearisation of the Korean peninsula, the result could be proliferation there.
by J.P.
* * *
Xem bài liên hệ với đề tài, click vào đây
trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net