Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 22, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
LỊCH SỬ HẠT NHÂN SẼ LẶP LẠI TẠI BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN?
Webmaster
Các bài liên quan:
    BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN BÊN MIỆNG HỐ CHIẾN TRANH (Lê Như Mai)
    TẠI SAO TRUNG CỘNG KHÔNG KIỀM CHẾ BẮC HÀN?
    THỜI BÁO HOÀN CẦU RĂN TRIỀU TIÊN KHÔNG ĐƯỢC THỬ HẠT NHÂN (Nguyễn Hải Hoành dịch)
    TRIỀU TIÊN CÓ TRỞ THÀNH “SYRIA TIẾP THEO” HAY KHÔNG? (Thời báo Hoàn Cầu)
    LIỆU TRUMP VÀ TẬP CÓ THỂ TRÁNH CHIẾN TRANH VÀ ĐẠT ĐƯỢC THỎA THUẬN VỚI BẮC HÀN?

 

(Will nuclear history repeat itself in Korea?)

By Michael Mandelbaum

Lê Như Mai dịch

Lê Hồng Hiệp biên tập

Project Syndicate

April 04-2017.

 

 

Trong bối cảnh cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Donald Trump diễn ra tại khu nghỉ dưỡng sang trọng Mar-a-Lago thuộc bang Florida của ông Trump, ít nhất một phần của cuộc thảo luận sẽ chắc chắn tập trung vào Triều Tiên – một trong những nơi nghèo đói nhất thế giới. Mặc cho các cuộc đàm phán đứt quãng diễn ra trong suốt hơn hai thập niên qua, chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đang đẩy thế giới vào một bước ngoặt mang tính chiến lược rất giống với tình thế mà các nước phương Tây đã đối mặt cách đây 60 năm, khi Mỹ và Liên Xô đối đầu nhau tại châu Âu.

 

Trong thế kỷ 20, Mỹ và các đồng minh của mình đã vượt qua thách thức nói trên tại châu Âu một cách thành công mà không để xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, để đạt được thành công tương tự như vậy tại Đông Á, ông Trump phải thuyết phục ông Tập lựa chọn một chính sách khác đối với Triều Tiên.

 

Khi Mỹ và Liên Xô trở thành đối thủ của nhau sau Thế Chiến II, mỗi bên đều có cách để răn đe bên còn lại không tấn công mình. Liên Xô thực sự hoặc được biết đến một cách rộng rãi là đã có một ưu thế lớn về lực lượng phi hạt nhân, một lợi thế mà Liên Xô có thể sử dụng để xâm lược Tây Âu. Trong khi đó, Mỹ lại có thể tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân từ châu Âu vào lãnh thổ Liên Xô nhờ thế độc quyền về vũ khí hạt nhân của mình.

 

Sau đó, vào năm 1957, với việc phóng vệ tinh Sputnik, Liên Xô đã cho thấy nước này sẽ sớm có khả năng tấn công hạt nhân vào lãnh thổ lục địa Mỹ. Sự kiện ấy đã đặt ra một câu hỏi về tính hiệu quả trong răn đe của nước Mỹ. Đó là, liệu có khả năng vì để đáp trả cuộc tấn công của Liên Xô vào Tây Âu, Mỹ sẽ gây chiến với Liên Xô, từ đó thách thức đối phương tấn công hạt nhân vào lãnh thổ của mình hay không? Mỹ và các nước đồng minh của mình có bốn giải pháp cho viễn cảnh và bài toán nguy cấp này: Phủ đầu, phòng vệ, phổ biến hạt nhân, và răn đe.

 

Phủ đầu, tức là một cuộc tấn công vào các vũ khí hạt nhân của Liên Xô, có thể sẽ tạo ra Thế Chiến III, một viễn cảnh rõ ràng là không mấy hấp dẫn. Và, trong bối cảnh Liên Xô ngày càng mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình, chính phủ Mỹ đã loại trừ phương án phòng vệ trước một cuộc tấn công bằng tên lửa. Bởi lẽ, giải pháp này không thể làm chệch đường đi của mọi đầu đạn hạt nhân được phóng tới. Không bên nào cố gắng xây dựng các hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ là lựa chọn an toàn hơn. Vì thế, chính quyền Tổng thống Nixon đã tiến hành đàm phán và ký Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo Xô – Mỹ (Hiệp ước ABM) năm 1972, qua đó cơ bản đã ngăn cấm những hệ thống kiểu như vậy.

 

Sự lựa chọn thứ ba, phổ biến hạt nhân, hay nói cách khác là cho phép các quốc gia có tiềm năng bị đe dọa được sở hữu các loại vũ khí hạt nhân, dựa trên giả thuyết rằng một chính phủ có thể sẵn sàng dùng những loại vũ khí này để bảo vệ đất nước của chính họ, nếu nước khác không làm điều đó. Mặc dù có nhiều lý do khác khi Pháp muốn gia nhập “câu lạc bộ” hạt nhân, Tổng thống Pháp Charles de Gaulle đã dùng logic này để biện hộ cho chương trình hạt nhân của nước mình. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào logic nói trên, Tây Đức cũng cần một kho vũ khí hạt nhân cho riêng mình; và, nếu xét lịch sử thế kỷ 20 của nước Đức, chẳng một ai, nhất là người Đức, lại thèm muốn một kết cục như vậy.

 

Vì thế, phương Tây lựa chọn củng cố nguyên trạng, trong đó Mỹ tiếp tục tăng cường tính khả tín của chính sách răn đe tại châu Âu bằng cách tuyên bố công khai và thường xuyên rằng Mỹ sẽ thực sự bảo vệ các đồng minh bất chấp rủi ro bị tấn công vào lãnh thổ của mình. Để khẳng định lập trường đó, Mỹ cho triển khai vũ khí hạt nhân đến lục địa châu Âu, đóng quân tại các tiền tuyến của nước Đức như là một cơ chế “kích hoạt”: bất kỳ một cuộc tấn công nào vào đây cũng sẽ kích hoạt sự tham gia của Mỹ vào bất cứ cuộc chiến nào mà phe cộng sản có thể khởi động. Chiến lược này đã thành công: Vì bất kỳ những lý do kết hợp nào đi nữa, thì Liên Xô không bao giờ (dám) tiến hành một cuộc tấn công về phía Tây dưới bất kỳ dạng thức nào.

 

Sáu thập niên sau, một thách thức tương tự lại đe dọa xảy ra ở bán đảo Triều Tiên. Kể từ khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953, sự hiện diện quân sự của Mỹ đã giúp răn đe Triều Tiên không dám tấn công Hàn Quốc. Trong khi đó, chính chế độ cộng sản ở Triều Tiên cũng răn đe trở lại nước Mỹ: Nước này cho triển khai quy mô lớn các loại pháo dọc khu giới tuyến phi quân sự phân chia bán đảo Triều Tiên, và có thể phá hủy thủ đô Seoul của Hàn Quốc, với số dân khoảng 10 triệu người, nhằm trả đũa bất kỳ cuộc tấn công nào của Mỹ.

 

Các vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đang đe dọa phá vỡ thế cân bằng nói trên bởi chúng giúp Triều Tiên có được năng lực tấn công bờ biển phía Tây của nước Mỹ thông qua các tên lửa đạn đạo tầm xa mà nước này đang thử nghiệm, qua đó đặt ra một phiên bản mới cho câu hỏi cũ: Mỹ có dám mạo hiểm sự an toàn của Los Angeles để bảo vệ Seoul hay không? Và nay, Mỹ và các nước đồng minh châu Á của mình lại có 4 phương án lựa chọn giống như Liên minh Đại Tây Dương 60 năm trước đây.

 

Họ có thể cố gắng sống chung với các tên lửa hạt nhân tầm xa của Triều Tiên, lệ thuộc vào năng lực răn đe. Vì thế, hòa bình cũng như sự an toàn của hàng triệu người Mỹ sẽ phụ thuộc vào sự thận trọng và lý trí của nhà độc tài 33 tuổi Kim Jong Un của Triều Tiên, một người đàn ông trẻ tuổi có sở thích hành quyết các thân nhân trong gia đình và các trợ tá thân cận của mình một cách công khai tàn bạo.

 

Trong quá khứ, các chuyên gia an ninh quốc gia của Mỹ cho rằng viễn cảnh đó là không thể chấp nhận được. Vào tháng 6 năm 2006, cựu Bộ trưởng Quốc phòng William Perry và Bộ trưởng Quốc phòng tương lai Ashton Carter lập luận trên tờ The Washington Post rằng, nếu như Triều Tiên cho triển khai trên lãnh thổ của mình một tên lửa hạt nhân có khả năng tấn công nước Mỹ, thì Mỹ nên tấn công và phá hủy tên lửa đó.

 

Tuy nhiên, giống như tình hình hiện nay, việc tấn công kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên sẽ mang đến những rủi ro khổng lồ. Một cuộc tấn công như vậy có thể dẫn đến Chiến tranh Triều Tiên lần hai. Triều Tiên chắc chắn sẽ thua, và chế độ nước này sẽ sụp đổ, nhưng cũng có thể không là như vậy cho tới khi Triều Tiên đã kịp giáng một đòn gây tổn thất kinh hoàng cho Hàn Quốc, và cũng có thể cho cả Nhật Bản nữa.

 

Sau khi rút lui khỏi Hiệp ước ABM, Mỹ đã bắt đầu triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa, với hy vọng đánh bại một cuộc tấn công hạt nhân quy mô nhỏ (mặc dù không thể đánh bại một cuộc tấn công ồ ạt mà Nga có thể tiến hành). Cũng giống như trên, lựa chọn này mang đến những rủi ro nghiêm trọng. Khi mà kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên được mở rộng, tính hiệu quả của phòng thủ tên lửa sẽ giảm đi. Chỉ cần một vụ nổ hạt nhân tại Mỹ, Hàn Quốc hay Nhật Bản cũng đủ là một thảm họa.

 

Nếu như các quốc gia Đông Á nghi ngờ về tính khả tín trong cam kết phòng vệ của Mỹ – và Trump đã nêu rõ quan điểm nghi ngờ các liên minh của mình – thì họ có thể tự phát triển vũ khí hạt nhân giống như Pháp đã làm. Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan chắc chắn có khả năng làm điều đó một cách nhanh chóng.

 

Tuy nhiên, một Đông Á có một vài nước sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ không nhất thiết sẽ ổn định. Không giống như châu Âu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Đông Á sẽ có một số cường quốc hạt nhân khác nhau, chứ không chỉ là hai; và một vài trong số họ có thể không có năng lực “hủy diệt lẫn nhau chắc chắn”, tức việc một quốc gia có khả năng sống sót sau một đòn tấn công hạt nhân và có thể gây ra tổn thất mang tính hủy diệt cho bên tấn công. Nếu không có năng lực này, một quốc gia có trang bị vũ khí hạt nhân sẽ có động lực lớn hơn nhiều trong việc tiến hành đòn tấn công hạt nhân đầu tiên so với Mỹ và Liên Xô, khi nước này nghi ngờ mình sắp bị tấn công.

 

Như vậy, không phương án nào trong bốn phương án khả dĩ nhằm đối phó với tiến triển trong chương trình hạt nhân của Triều Tiên, bao gồm răn đe, đánh đòn phủ đầu, phòng vệ và phổ biến hạt nhân, đủ tạo ra sự tự tin cho Mỹ và các nước đồng minh. Nhưng có một khác biệt quan trọng giữa Đông Á của thế kỷ 21 và châu Âu của thế kỷ 20, tạo ra cơ hội để tránh phải lựa chọn cả 4 phương án trên: Trung Quốc là bên có thể gây được sức ép mạnh mẽ lên nguồn cơn của mối đe dọa hạt nhân.

 

Hầu như tất cả lương thực và nhiên liệu của Triều Tiên đều đến từ nước láng giềng Trung Quốc. Nhưng dù phản đối chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và không mấy mặn mà với chế độ nhà họ Kim, Chính phủ Trung Quốc cho đến lúc này vẫn kiềm chế không muốn gây sức ép lên nước này bằng cách đe dọa cắt đứt nguồn sống của Triều Tiên. Mối lo lớn hơn của Trung Quốc là việc chế độ nhà họ Kim sụp đổ, dẫn đến một làn sóng người tị nạn mà Trung Quốc không hề mong muốn tràn qua biên giới nước này, và có thể hình thành một nước láng giềng mới không đáng chào đón: một quốc gia Triều Tiên thống nhất và là đồng minh của Mỹ.

 

Dù Trung Quốc có thể có những lý do hợp lý để ưu tiên giữ nguyên trạng bán đảo Triều Tiên, việc tiếp tục nuông chiều tham vọng hạt nhân của giới lãnh đạo Triều Tiên là một lựa chọn đầy rủi ro. Trung Quốc có thể sẽ bị bao quanh bởi các nước láng giềng không thân thiện được trang bị hạt nhân hay phải đối mặt với một cuộc chiến khó chịu ở ngay biên giới nước mình, hoặc có thể là cả hai viễn cảnh cùng xảy ra.

 

Trump nên nhấn mạnh điểm này với ông Tập. Ít nhất là, trừ khi Trung Quốc hành động để chặn đứng tiến triển hạt nhân của Triều Tiên, còn không nó sẽ làm cho Đông Á trở nên nguy hiểm hơn đối với tất cả, bao gồm cả chính bản thân Trung Quốc.

 

Nhà văn Mark Twain đã từng bình luận rằng, tất cả mọi người đều nói về thời tiết, nhưng chẳng ai làm gì về nó cả. Điều này đã đúng với chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên trong gần một phần tư thế kỷ qua. Và có thể điều đó không còn đúng nữa trong thời gian tới.

 

Michael Mandelbaum

Lê Như Mai dịch

Lê Hồng Hiệp biên tập

 

Michael Mandelbaum là Giáo sư hưu trí bộ môn Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ tại Trường Nghiên cứu Quốc tế chuyên sâu thuộc Đại học Johns Hopkins, và là tác giả của cuốn sách gần đây nhất Mission Failure: America and the World in the Post-Cold War Era. (Theo Project Syndicate).

 

Will nuclear history repeat itself in Korea?

By Michael Mandelbaum

Project Syndicate

April 04-2017.

 

 

WASHINGTON, DC – As Chinese President Xi Jinping’s first summit with US President Donald Trump takes place at Trump’s luxurious Florida estate Mar-a-Lago, at least part of the discussion will invariably focus on one of the world’s most impoverished places: North Korea. Despite more than two decades of on-again, off-again negotiations, North Korea’s nuclear weapons program is pushing the world toward a strategic watershed much like the one that the West faced 60 years ago, when the United States and the Soviet Union faced off against each other in Europe.

 

The US and its allies successfully navigated the challenge of Europe in the twentieth century without war. But to achieve comparable success in East Asia today, Trump must persuade Xi to adopt a different policy toward North Korea.

 

When the US and the Soviet Union became rivals after World War II, each had a way of deterring the other from attacking. The Soviet Union had – or was widely believed to have – a large advantage in non-nuclear forces, which the Kremlin could use to conquer Western Europe. The US, with its monopoly on nuclear weapons, could launch a nuclear strike from Europe on the Soviet homeland.

 

Then, in 1957, the launch of Sputnik made it clear that the Soviet Union would soon be able to deliver a nuclear strike on the US mainland, calling into question the effectiveness of American deterrence. Was it credible that, in response to an attack on Western Europe, the US would make war on the Soviet Union, thus inviting a nuclear attack on its own territory? America and its allies had four possible solutions to this novel and dangerous problem: preemption, defense, proliferation, and deterrence.

 

Preemption – an attack on the Soviet Union’s nuclear weapons – would have started WWIII, a distinctly unappealing prospect. And, as the Soviet nuclear arsenal grew, the US government ruled out defense against a missile attack: because it could not deflect every incoming nuclear explosive, it would be safer if neither side tried to build ballistic missile defenses. President Richard Nixon’s administration therefore negotiated and signed the 1972 Soviet-American Anti-Ballistic Missile (ABM) Treaty, effectively banning such systems.

 

The third option, acquisition of nuclear armaments by potentially threatened countries, was based on the assumption that a government would be willing to use such weapons to defend its own country, if not another one. French President Charles de Gaulle invoked this logic to justify his country’s nuclear weapons program, although he also had other reasons for wanting France to join the nuclear “club.” By this logic, however, West Germany, too, needed a nuclear arsenal; and, given Germany’s twentieth-century history, no one, least of all the Germans, desired such an outcome.

 

So the West opted to reinforce the status quo, with the US seeking to enhance the credibility of its policy of deterrence in Europe by stating, publicly and frequently, that it would indeed defend its allies, despite the risk that this would lead to an attack on its own territory. The US backed up its stance by deploying nuclear weapons on the European continent, and by stationing troops on the front lines in Germany as a “trip-wire”: an attack there would trigger US participation in any war the communist side might begin. This strategy worked: for whatever combination of reasons, the Soviet Union never launched a westward attack of any kind.

 

Six decades later, a similar challenge looms on the Korean Peninsula. Since the end of the Korean War in 1953, a US military presence has helped deter a North Korean attack on the South, while the communist North has deterred the US as well: its massive artillery deployments along the demilitarized zone dividing the peninsula could devastate South Korea’s capital, Seoul, with its ten million people, in retaliation for any US attack.

 

North Korea’s nuclear weapons program threatens to upset that balance, by giving its regime the capacity, through the long-range ballistic missiles it is testing, to strike the West Coast of the US, thereby raising a new version of an old question: would the US risk Los Angeles to protect Seoul? The US and its Asian allies have the same four options as the Atlantic Alliance had 60 years ago.

 

They can attempt to live with North Korean long-range nuclear missiles, relying on deterrence. Peace, and the safety of millions of Americans, would then depend on the prudence and rationality of North Korea’s 33-year-old dictator, Kim Jong-un, a young man with a taste for grotesque executions of family members and close associates.

 

In the past, such an outcome has seemed unacceptable to US national security experts. In June 2006, William Perry, a former defense secretary, and Ashton Carter, a future one, argued in The Washington Post that if North Korea deployed on its territory a nuclear-armed missile capable of hitting the US, the US should attack and destroy it.

 

But, like the status quo, attacking the North’s nuclear arsenal would carry enormous risks. Such an attack would likely trigger a second Korean War. The North would surely lose, and the regime would collapse, but probably not until it inflicted terrible damage on South Korea, and perhaps also on Japan.

 

Having withdrawn from the ABM Treaty, the US has already begun to deploy missile-defense systems, with the hope of defeating a small-scale nuclear assault (though not a massive attack of the kind Russia could launch). This option, too, carries grave risks. As the North Korean nuclear arsenal grows, the effectiveness of missile defense will diminish. Even one nuclear explosion in the US, South Korea, or Japan would be a catastrophe.

 

If East Asian countries come to doubt the credibility of the US commitment to their defense – and Trump has made clear his reservations about US alliances – they can build their own nuclear weapons, as France did. Japan, South Korea, and Taiwan are certainly capable of doing so rapidly.

 

But an East Asia in which several countries possessed nuclear weapons would not necessarily be stable. Unlike Europe during the Cold War, it would have several nuclear powers, not just two; and some of them would lack the capacity for “assured destruction” – that is, the ability to absorb a nuclear strike and still inflict devastating damage on the attacker. Without such a capacity, a nuclear-armed country has a much greater incentive than the US and the Soviet Union did to launch a first strike if it suspects that it will be attacked.

 

Deterrence, preemption, defense, and proliferation: none of the four possible responses to the progress of the North Korean nuclear program inspires confidence. But an important difference between twenty-first-century East Asia and twentieth-century Europe creates a chance to avoid all four: China is in a position to exert powerful pressure on the source of the nuclear threat.

 

Almost all of North Korea’s food and fuel comes from neighboring China. But, despite its opposition to North Korea’s nuclear weapons program and its lack of enthusiasm for the Kim dynasty, the Chinese government has thus far refrained from applying pressure by threatening to sever the North’s lifeline. China’s bigger fear is the collapse of the Kim regime, which would send a wave of unwanted refugees across its border and could create a new and unwanted neighbor: a reunified Korean state allied with the US.

 

While the Chinese may have good reasons to prefer the status quo on the Korean Peninsula, continuing to indulge the North Korean leadership’s nuclear ambitions is a risky option. China could find itself surrounded by unfriendly nuclear-armed states, or with a nasty war on its border, or perhaps both.

 

Trump should emphasize that point to Xi. At the very least, North Korea’s nuclear progress, unless China acts to stop it, will make East Asia a far more dangerous place for everyone, including the Chinese themselves.

 

Mark Twain observed that everybody talks about the weather, but nobody does anything about it. That has been true of North Korea’s nuclear weapons program for almost a quarter-century. It may not be true for much longer.

 

Michael Mandelbaum

 

 

Michael Mandelbaum is Professor Emeritus of American Foreign Policy at The Johns Hopkins University School of Advanced International Studies and the author, most recently, of Mission Failure: America and the World in the Post-Cold War Era. (From Project Syndicate).

Michael Mandelbaum (born September 23, 1946, Oakland, CA., Education: Yale University, Harvard University) is the Christian A. Herter Professor and Director of the American Foreign Policy program at the Johns Hopkins University, School of Advanced International Studies. He has written 10 books on American foreign policy and the edited 12 more. He most recently co-authored That Used to Be Us: How America Fell Behind in the World It Invented and How We Can Come Back with The New York Times columnist Thomas Friedman.

Education: Mandelbaum earned a PhD in political science from Harvard University. He was also educated at Yale University and King's College, Cambridge where he was a Marshall Scholar.

Career: Mandelbaum was named one of the top 100 Global Thinkers by Foreign Policy magazine "for teaching America how to be a hegemon on the cheap." He is on the Board of Directors of the Washington Institute for Near East Policy.

Mandelbaum worked on security issues at the US Department of State from 1982 to 1983 on a Council on Foreign Relations International Affairs Fellowship in the office of Undersecretary of State Lawrence Eagleburger. He later served as an adviser to Bill Clinton.

Speaking on behalf of the United States Information Agency for more than two decades, Mandelbaum has explained American foreign policy to groups throughout Europe, East Asia, Australia, New Zealand, India and the Middle East.

From 1986 To 2003, he was a senior fellow at the Council on Foreign Relations in New York, where he was also the director of its Project on East-West Relations. Mandelbaum was then a Carnegie Scholar (in 2004-2005) of the Carnegie Corporation of New York. From 1984 to 2005 he was the associate director of the Aspen Institute’s Congressional Program on Relations With the Former Communist World.

He has taught at Harvard University, Columbia University and the US Naval Academy. He also taught business executives at the Wharton Advanced Management Program in the Aresty Institute of Executive Education at the Wharton School of Business at the University of Pennsylvania.

Mandelbaum is a frequent commentator on American foreign policy. From 1985 to 2005, he wrote a regular foreign affairs analysis column for Newsday. His writing has also appeared in the New York Times, Wall Street Journal, the Washington Post, Time and the Los Angeles Times. He has appeared as a guest on The Daily Show with Jon Stewart, Charlie Rose (talk show), Nightline, and PBS NewsHour.

Writing: His first book The Nuclear Question: The United States and Nuclear Weapons, was published in 1979. The Economist called it “an excellent history of American nuclear policy...a clear, readable book.”

He wrote The Dawn of Peace in Europe in 1996. Walter Russell Mead in The New York Times Book Review called it a "brilliant book that combines the most lucid exposition yet of the post-cold-war order in Europe with a devastating critique of the Clinton Administration's foreign policy."

In 1988, he published The Fate of Nations: The Search for National Security in the 19th and 20th Centuries. Publishers Weekly said, "Mandelbaum's book is brilliant and enjoyable...[he] charts how nations find ways of acting together in diplomatically organized groups for defensive purposes, and he analyses certain countries' specific roles and histories. His knowledge of philosophy, politics, history and economics results in a stunning delineation of centuries of military actions, political maneuverings and cultural uprisings." In 1996, he wrote The Dawn of Peace in Europe. Walter Russell Mead in The New York Times Book Review called it a "brilliant book that combines the most lucid exposition yet of the post-cold-war order in Europe with a devastating critique of the Clinton Administration's foreign policy."

In 2002, he published The Ideas That Conquered the World: Peace, Democracy and Free Markets in the Twenty-first Century. The New York Times Book Review said it was "A formidable and thought-provoking tour d'horizon. Best of all, it gives readers something to argue about." In 2006, he wrote The Case For Goliath: How America Acts As The World's Government in the Twenty-first Century, in which he argues that United States dominance in global affairs is better than the alternatives.

In 2010, he wrote The Frugal Superpower: America's Global Leadership in a Cash-Strapped Era., in which he argued the 2008 economic crisis and United States economic obligations will redraw the boundaries of American foreign policy. Published in 2011, That Used To Be Us addresses the 4 major problems America faces today and their solution. In his view, these problems are: globalization, the revolution in information technology, the nation's chronic deficits, and its pattern of energy consumption. (From Wikipedia, the free encyclopedia).

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với đề tài, click vào đây

trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

More in English topic: please click here

Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh