Đề tài liên hệ:
VIỆT NAM VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ (Phần 1)
(Vietnam: The War That Killed Trust).
By Karl Marlantes
Nguyễn Thị Kim Phụng dịch
The New York Times
January 07-2017.
Quân nhân Mỹ nhìn trực thăng đáp xuống trong cuộc hành quân
Persing tại Nam VN năm 1967. Credit Patrick Christain/ Getty Images
Một ngày đầu mùa xuân năm 1967, tôi đang tham gia một cuộc tranh luận sôi nổi lúc 2 giờ sáng với các bạn học tại Đại học Yale về Chiến tranh Việt Nam. Tôi đến từ một thị trấn nhỏ ở Oregon, và đã từng tham gia Lực lượng dự bị Thủy quân lục chiến (Marine Corps Reserve). Còn bạn bè tôi chủ yếu đến từ các trường dự bị ở Bờ Đông. Một người trong số họ nói rằng Lyndon B. Johnson đã nói dối về cuộc chiến. Tôi thốt lên: “Nhưng … nhưng một Tổng thống Mỹ sẽ không nói dối người Mỹ!” Và tất cả họ đều bật cười.
Khi tôi kể câu chuyện đó cho các con tôi, chúng cũng cười phá lên. Dĩ nhiên là Tổng thống cũng nói dối. Tất cả các chính trị gia đều nói dối. “Lạy Chúa, Bố đến từ hành tinh nào vậy?”
Trước chiến tranh Việt Nam, hầu hết người Mỹ đều giống như tôi. Sau chiến tranh Việt Nam, hầu hết người Mỹ đều giống như các con tôi.
Mỹ không chỉ thua cuộc, và trả giá bằng mạng sống của 58.000 thanh niên nam nữ. Chiến tranh Việt Nam còn thay đổi chúng ta trên tư cách một quốc gia, theo nhiều cách tồi tệ hơn: Nó khiến chúng ta hoài nghi và mất lòng tin vào các thể chế, đặc biệt là vào chính phủ. Đối với nhiều người, nó đã xóa mờ một suy nghĩ, đã từng gần như phổ quát – rằng một phần của việc làm công dân Mỹ là phục vụ đất nước mình.
Nhưng không phải mọi thứ về Chiến tranh Việt Nam đều tiêu cực. Là một trung úy Thủy quân lục chiến tại Việt Nam, tôi đã chứng kiến cách mà cuộc chiến đã tập hợp những người đàn ông trẻ tuổi từ nhiều sắc tộc và chủng tộc khác nhau, và buộc họ phải tin tưởng lẫn nhau vì mạng sống của mình. Chính tình huống thử thách chủng tộc này đã đóng một vai trò to lớn, nhưng thường bị đánh giá thấp, trong việc thay đổi nước Mỹ theo hướng tiến tới sự hòa nhập thực sự.
Và ngay cả khi chiến tranh Việt Nam tiếp tục định hình đất nước chúng ta, vị trí của nó trong ý thức quốc gia lại đang dần biến mất. Khoảng 65% dân số Mỹ hiện dưới 45 tuổi và do đó họ không thể nhớ về cuộc chiến. Trong khi đó, chiến tranh tại Iraq và Afghanistan, sự can dự của chúng ta vào Syria, cuộc chiến của chúng ta với chủ nghĩa khủng bố – những xung đột này đang đẩy chiến tranh Việt Nam lùi xa hơn vào quá khứ.
Đó lại càng là những lý do tất cả chúng ta phải nhớ về Chiến tranh Việt Nam và hậu quả của nó đối với ngày nay. Bài tiểu luận này sẽ mở đầu cho một loạt bài mới của The New York Times, “Vietnam’ 67”, nhằm xem xét cách các sự kiện năm 1967 và đầu năm 1968 đã định hình Việt Nam, Mỹ và thế giới. Hy vọng rằng nó sẽ làm mới cuộc trò chuyện về một sự kiện lịch sử vốn đã trôi qua nửa thế kỷ.
Những gì độc giả nhận được từ cuộc trò chuyện đó là một vấn đề khác. Nếu tất cả những gì chúng ta làm là tranh luận tại sao ta lại thua, hoặc tại sao ta lại đặt chân tới đó ngay từ đầu, chúng ta sẽ bỏ qua câu hỏi thực sự quan trọng: Chiến tranh Việt Nam đã có tác động gì lên người Mỹ chúng ta?
CHỦ NGHĨA HOÀI NGHI
Chiến tranh Việt Nam đã thay đổi cách chúng ta nhìn nhận chính trị. Chúng ta đã quen thuộc với việc các nhà lãnh đạo nói dối về cuộc chiến: bịa đặt Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, số lượng “các tỉnh được bình định” (mà chính xác thì “bình định” là gì?), và số thương vong (của quân địch) bị thổi phồng.
Người ta nói về “khoảng trống tín nhiệm” (credibility gap) của Johnson. Đây là một cách nói lịch sự rằng Tổng thống đã nói dối. Nhưng ở thời đó, khoảng trống tín nhiệm bị coi là bất thường và xấu xa. Đến cuối cuộc chiến, nó vẫn bị xem là xấu, nhưng đã không còn là bất thường nữa. Ngày nay, khi các chính trị gia nói dối, những người kiểm tra sự thật có thể chỉ ra điều gì là đúng, nhưng sau đó mọi người lại quên nó đi và tiếp tục sống.
Chúng ta đã chuyển từ ngây thơ sang hoài nghi. Người khác có thể lập luận rằng hai điều ấy đối lập, nhưng tôi nghĩ là không. Vì ngây thơ, anh có nguy cơ vỡ mộng, đó là những gì đã xảy ra với tôi và nhiều người trong thế hệ tôi. Nhưng sự hoài nghi thì ngăn cản anh từ trước khi anh bắt đầu. Nó khiến chúng ta xa lánh “chính phủ,” một từ mà ngày nay mang nghĩa là vũng lầy quan liêu. Nó đe dọa nền dân chủ, bởi nó phá huỷ ngay cả ý định mong muốn thay đổi của người dân.
Anh không thể hoàn thành hệ thống đường cao tốc lớn nhất thế giới, xây dựng một số lượng lớn các trường trung học và đại học công lập, thông qua chương trình “Xã hội vĩ đại” (Great Society – chương trình đối nội của Tổng thống L.B. Johnson, xoay quanh việc xóa bỏ đói nghèo và phân biệt chủng tộc – NBT), chiến đấu trong một cuộc chiến lớn, và đặt chân tới mặt trăng – những điều mà chúng ta đã làm được cùng lúc trong thập niên 1960 – nếu anh hoài nghi về chính phủ và các chính trị gia.
Tôi sống gần Seattle, nơi gần như không phải vùng đất của Donald J. Trump. Hầu hết những người bạn của tôi đều nhạo báng một cách đầy hoài nghi khẩu hiệu của Trump, Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại); vốn chỉ ra rằng mọi điều đều sai trong các thời kỳ trước. Thật vậy, nước Mỹ không phải là thiên đường, đặc biệt là cho các nhóm thiểu số. Nhưng vẫn có một vài sự thật. Chúng ta từng “vĩ đại” hơn vào thời đó. Chính Chiến tranh Việt Nam – chứ không phải chủ nghĩa tự do, không phải dân nhập cư, không phải toàn cầu hóa – đã làm chúng ta thay đổi.
CHỦNG TỘC
Tháng 12/1968, tôi ở trong một khu rừng nằm trên ngọn đồi cách khu vực phi quân sự khoảng 1 km. Một chiếc trực thăng đã thả xuống khoảng ba tuần một lần những thư từ ướt đẫm và những gói thức ăn nhàu nát. Trong đống đồ đó có một món dành cho Ray Delgado, một thanh niên 18 tuổi người gốc Tây Ban Nha đến từ Texas. Tôi nhìn Ray xé lớp vỏ bọc bằng giấy nhôm và cười toe toét, tay cầm thứ gì đó đưa lên cho tôi xem.
“Cái gì vậy?” Tôi hỏi.
“Đó là tamales. [*] Từ mẹ tôi.”
“Tamales là gì?”
“Anh muốn thử một miếng không?” Ray hỏi.
“Chắc chắn rồi.” Tôi nhìn nó, quay qua quay lại, rồi nhét luôn vào miệng và bắt đầu nhai. Ray và những người bạn gốc Tây Ban Nha khác của cậu ta ăn ngấu nghiến, còn tôi thì can đảm nhai và thầm nghĩ “Chả trách sao mà răng của người Mexico lại tốt tới vậy.”
“Thiếu úy,” Ray cuối cùng cũng cất tiếng. “Anh phải bóc cái vỏ bắp ra trước.”
Tôi đến từ một thị trấn chuyên khai thác gỗ ở bờ biển Oregon. Tôi từng nghe nói về tamales, nhưng chưa bao giờ nhìn thấy nó. Mãi đến khi gia nhập đại đội Thủy quân lục chiến ở Việt Nam, tôi mới nói chuyện với người Mexico. Đúng, những người như tôi gọi những người như Ray là “người Mexico,” dù họ cũng có “chất Mỹ” nhiều như chất Mỹ trong bánh táo - và tamales. Căng thẳng chủng tộc ở nơi tôi lớn lên là khi người Thụy Điển và người Na Uy tranh cãi với người Phần Lan mỗi tối thứ bảy tại bãi đậu xe ngoài sàn nhảy ở Labor Temple.
Tổng thống Harry Truman từng ra lệnh hòa hợp sắc tộc trong quân đội vào năm 1948. Đến chiến tranh Việt Nam, binh lính thuộc nhiều chủng tộc đã cùng nhau phục vụ trong quân đội. Nhưng việc đặt mọi người vào cùng một đơn vị rất khác so với việc khiến họ phải làm việc cùng nhau như một đơn vị.
Ký ức của đất nước chúng ta về hòa nhập sắc tộc chủ yếu là về những người dũng cảm trong phong trào dân quyền. Hãy tưởng tượng tất cả học sinh trung học ở Birmingham, Alabama – da trắng và da đen – đều được trang bị vũ khí tự động trong một môi trường mà việc dùng những vũ khí này cũng phổ biến như ăn trưa, và tất cả đều bị kích thích bởi testosterone. Đó mới là căng thẳng chủng tộc.
Trong suốt chiến tranh Việt Nam, đã có hơn 200 vụ giết chỉ huy (fragging) xảy ra trong quân đội Hoa Kỳ, các vụ việc được thực hiện bằng lựu đạn phân mảnh nên không thể xác định được kẻ giết người. Hầu như tất cả các vụ giết chỉ huy, ít nhất là khi thủ phạm bị bắt, đều có động cơ liên quan tới chủng tộc.
Tuy nhiên, trải nghiệm phổ biến hơn trong cuộc chiến là sự hợp tác và tôn trọng. Nếu tôi bị bắn hạ bởi đối phương và tôi cần một tay súng M-79, tôi sẽ hét gọi Thompson, bởi vì anh ấy là người giỏi nhất. Tôi thậm chí còn chẳng nghĩ về màu da của anh ấy.
Những người da trắng phải nghe nhạc soul (vốn phổ biến với người da đen) và những người da đen phải nghe nhạc đồng quê (vốn phổ biến với người da trắng). Chúng tôi không sợ nhau. Và trải nghiệm thời chiến đã gắn bó với chúng tôi. Hàng trăm ngàn thanh niên trở về từ Việt Nam với những ý tưởng khác nhau về chủng tộc - một số là tồi tệ hơn, nhưng phần lớn là tốt đẹp hơn. Nạn phân biệt chủng tộc đã không được giải quyết ở Việt Nam, nhưng tôi tin rằng đó là nơi mà đất nước chúng ta cuối cùng đã học được rằng tất cả chúng ta vẫn có thể cùng chung sống.
PHỤC VỤ
Tôi đang ở một buổi đọc sách ở Fayetteville, North Carolina khi một đôi vợ chồng trẻ xuất hiện tại bàn ký tặng. Người chồng đứng thẳng lưng trong bộ quân phục. Còn người vợ thì một tay bế một đứa bé sơ sinh, tay còn lại dắt theo một đứa khác chỉ mới biết đi. Cả hai đều trông như vừa mới tốt nghiệp trung học khoảng hai năm. Người phụ nữ bắt đầu khóc. Tôi hỏi cô ấy có chuyện gì không ổn, và cô nói, “Chồng tôi lại đi nữa, vào ngày mai”. Tôi quay sang người chồng và nói, “Ồ, là chuyến đi phục vụ thứ hai của anh à?”
“Không, thưa ông,” anh ấy đáp. “Là chuyến thứ bảy.”
Lòng tôi nặng trĩu. Liệu đây có phải là một nước cộng hòa?
Chiến tranh Việt Nam bắt đầu khi chế độ quân dịch kết thúc, và Ngũ Giác Đài tạo ra cái gọi là “quân đội tình nguyện.” Nhưng tôi không nghĩ thế. Tôi gọi nó là “quân đội tuyển dụng.” Tình nguyện là những người vội vàng tới bưu điện để ghi danh đi lính sau khi Trân Châu Cảng hoặc Trung tâm Thương mại Thế giới bị đánh bom. Còn tuyển dụng thì phức tạp hơn nhiều.
Khi tôi lớn lên, cha hoặc chú của hầu hết các bạn tôi đều đã phục vụ trong Thế chiến II. Tất cả phụ nữ trong thị trấn đều biết rằng tàu khu trục nhỏ hơn tàu tuần dương, và trung đội nhỏ hơn đại đội, bởi vì chồng họ đều từng ở trên tàu khu trục hay ở trong trung đội. Thời ấy, người ta gọi đó là “phục vụ.” Ngày nay, chúng ta gọi đó là “quân đội.”
Sự thay đổi trong ngôn ngữ cho thấy sự thay đổi sâu sắc trong thái độ của nền cộng hòa đối với lực lượng vũ trang của nó. Chế độ quân dịch là không công bằng. Chỉ có nam giới mới phải tòng quân. Và những người đàn ông có đủ khả năng chi trả học phí đại học sẽ không bị gọi đi nghĩa vụ cho đến giai đoạn cuối, khi cuộc chiến đã gần kết thúc.
Nhưng việc loại bỏ chế độ quân dịch đã không giải quyết bất công.
Giới tinh hoa Mỹ hầu như không phải đi nghĩa vụ quân sự. Khắc trên tường Đại sảnh Woolsey ở Đại học Yale là tên của hàng trăm thành viên của trường đã chết trong Thế chiến I và II. Ba mươi lăm người đã chết tại Việt Nam, và không có ai kể từ thời đó.
Thay vào đó, tầng lớp lao động Mỹ đang ngày càng hứng chịu gánh nặng chết chóc và thương vong kể từ Thế chiến II. Trong một nghiên cứu đăng trên tờ The University of Memphis Law Review, Douglas Kriner và Francis Shen đã xem xét khoảng cách giữa thương vong và thu nhập, so sánh sự khác biệt giữa thu nhập trung bình của các gia đình (theo giá trị đồng USD năm 2000) trong các cộng đồng có số thương vong cao nhất (25%) với các cộng đồng còn lại. Bắt đầu từ khoảng cách thương vong – thu nhập gần bằng nhau trong Thế chiến II, khoảng cách này đã tăng lên 5.000 USD trong chiến tranh Triều Tiên, 8.000 USD trong chiến tranh Việt Nam, và bây giờ là hơn 11.000 USD trong chiến tranh Iraq và Afghanistan. Nói cách khác, ba nhóm có thu nhập thấp nhất đã phải hứng chịu thương vong nhiều hơn 50% so với ba nhóm có thu nhập cao nhất.
Nếu những bất bình đẳng này tiếp tục gia tăng, nỗi oán giận sẽ tăng lên cùng với nó. Nếu oán hận ngày càng gia tăng, sự chia rẽ giữa quân đội và dân thường vốn đã rộng sẽ càng rộng hơn. Đây là cách mà các nền cộng hòa sụp đổ, khi quân đội và một bộ phận người dân trung thành với người chỉ huy quân đội hơn là với đất nước họ.
Chúng ta cần trở lại với tinh thần của chế độ quân dịch, và cách mà mọi người nhận thức về việc phục vụ cho đất nước của họ. Chế độ quân dịch được hầu hết mọi người xem xét theo cùng một cách chúng ta nhìn nhận về thuế thu nhập. Tôi sẽ không đóng thuế nếu không có mối đe dọa bị ở tù. Nhưng là một công dân có trách nhiệm, tôi cũng thấy rằng đóng thuế là cần thiết để tài trợ cho chính phủ – chính phủ của tôi.
Người ta vẫn sẽ càu nhàu. Chúng ta than phiền về thuế. Mọi người vẫn cố gắng để có được những phần tốt hơn. Nhưng mọi người đều sẽ phục vụ. Họ sẽ làm việc cho “chính phủ” và có thể bắt đầu xem đó là “chính phủ của chúng ta.” Sẽ khó có thể hoài nghi về đất nước nếu anh cống hiến hai năm cuộc đời mình để biến nó thành nơi tốt đẹp hơn.
Hãy để nghĩa vụ quân sự chỉ là một trong nhiều cách để những người trẻ có thể phục vụ đất nước của họ. Với nghĩa vụ quân sự phổ quát, những cậu trai từ Seattle có thể sẽ cùng chia sẻ một chiếc tamale với những cô gái gốc Tây Ban Nha từ El Paso. Phe bảo thủ và phe tự do sẽ học cách làm việc cùng nhau vì một sự nghiệp chung. Chúng ta có thể trở lại tinh thần khi những người đến từ các chủng tộc khác nhau học cách để làm việc cùng nhau trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.
Chiến tranh Việt Nam sẽ tiếp tục định hình chúng ta, ngay cả khi ta đã quên mất nó làm điều ấy như thế nào. Nhưng vẫn chưa quá trễ để nhớ lại và bắt tay làm điều gì đó.
Karl Marlantes
Nguyễn Thị Kim Phụng dịch
[*] Tamales là một món ăn của người Mexico, được chế biến từ thịt băm, đem hấp hoặc nướng trong vỏ ngô (ND).
Karl Marlantes, tác giả cuốn sách “What It is Like To Go to War” và tiểu thuyết “Matterhorn,” từng là một lính Thủy quân lục chiến trong Chiến tranh Việt Nam. (Theo The New York Times).
Vietnam: The War That Killed Trust
By Karl Marlantes
The New York Times,
January 07-2017.
Vietnam '67: This is the first in a series of essays about the Vietnam War by veterans and historians.
The legacy of the war still shapes America, even if most of us are too young to remember it.
American soldiers watching helicopters landing as part of
Operation Pershing in South Vietnam in 1967.
Credit Patrick Christain/Getty Images
In the early spring of 1967, I was in the middle of a heated 2 a.m. hallway discussion with fellow students at Yale about the Vietnam War. I was from a small town in Oregon, and I had already joined the Marine Corps Reserve. My friends were mostly from East Coast prep schools. One said that Lyndon B. Johnson was lying to us about the war. I blurted out, “But … but an American president wouldn’t lie to Americans!” They all burst out laughing.
When I told that story to my children, they all burst out laughing, too. Of course presidents lie. All politicians lie. God, Dad, what planet are you from?
Before the Vietnam War, most Americans were like me. After the Vietnam War, most Americans are like my children.
America didn’t just lose the war, and the lives of 58,000 young men and women; Vietnam changed us as a country. In many ways, for the worse: It made us cynical and distrustful of our institutions, especially of government. For many people, it eroded the notion, once nearly universal, that part of being an American was serving your country.
But not everything about the war was negative. As a Marine lieutenant in Vietnam, I saw how it threw together young men from diverse racial and ethnic backgrounds and forced them to trust one another with their lives. It was a racial crucible that played an enormous, if often unappreciated, role in moving America toward real integration.
And yet even as Vietnam continues to shape our country, its place in our national consciousness is slipping. Some 65 percent of Americans are under 45 and so unable to even remember the war. Meanwhile, our wars in Iraq and Afghanistan, our involvement in Syria, our struggle with terrorism — these conflicts are pushing Vietnam further into the background.
All the more reason, then, for us to revisit the war and its consequences for today. This essay inaugurates a new series by The Times, Vietnam ’67, that will examine how the events of 1967 and early 1968 shaped Vietnam, America and the world. Hopefully, it will generate renewed conversation around that history, now half a century past.
What readers take away from that conversation is another matter. If all we do is debate why we lost, or why we were there at all, we will miss the truly important question: What did the war do to us as Americans?
CYNICISM
Vietnam changed the way we looked at politics. We became inured to our leaders lying in the war: the fabricated Gulf of Tonkin incident, the number of “pacified provinces” (and what did “pacified” mean, anyway?), the inflated body counts.
People talked about Johnson’s “credibility gap.” This was a genteel way of saying that the president was lying. Then, however, a credibility gap was considered unusual and bad. By the end of the war, it was still considered bad, but it was no longer unusual. When politicians lie today, fact checkers might point out what is true, but then everyone moves on.
We have switched from naïveté to cynicism. One could argue that they are opposites, but I think not. With naïveté you risk disillusionment, which is what happened to me and many of my generation. Cynicism, however, stops you before you start. It alienates us from “the government,” a phrase that today connotes bureaucratic quagmire. It threatens democracy, because it destroys the power of the people to even want to make change.
You don’t finish the world’s largest highway system, build huge numbers of public schools and universities, institute the Great Society, fight a major war, and go to the moon, which we did in the 1960s - simultaneously - if you’re cynical about government and politicians.
I live near Seattle, hardly Donald J. Trump territory. Most of my friends cynically deride Mr. Trump’s slogan, Make America Great Again, citing all that was wrong in the olden days. Indeed, it wasn’t paradise, particularly for minorities. But there’s some truth to it. We were greater then. It was the war - not liberalism, not immigration, not globalization - that changed us.
RACE
In December 1968, I was on a blasted and remote jungle hilltop about a kilometer from the demilitarized zone. A chopper dropped off about three weeks of sodden mail and crumpled care packages. In that pile was a package for Ray Delgado, an 18-year-old Hispanic kid from Texas. I watched Ray tear into the aluminum foil wrapping and, smiling broadly, hold something up for me to see.
“What’s that?” I asked.
“It’s tamales. From my mother.”
“What are tamales?”
“You want to try one?” he asked.
“Sure.” I looked at it, turned it over, then stuck it in my mouth and started chewing. Ray and his other Hispanic friends were barely containing themselves as I was gamely chewing away and thinking, “No wonder these Mexicans have such great teeth.”
Karl Marlantes at home in Oregon just before shipping out to Vietnam in 1968.
“Lieutenant,” Ray finally said. “You take the corn husk off.”
I was from a logging town on the Oregon coast. I’d heard of tamales, but I’d never seen one. Until I joined my company of Marines in Vietnam, I’d never even talked to a Mexican. Yes, people like me called people like Ray “Mexicans,” even though they were as American as apple pie — and tamales. Racial tension where I grew up was the Swedes and Norwegians squaring off against the Finns every Saturday night in the parking lot outside the dance at the Labor Temple.
President Harry Truman ordered the integration of the military in 1948. By the time of the Vietnam War, the races were serving together. But putting everyone in the same units is very different than having them work together as a unit.
Our national memory of integration is mostly about the brave people of the civil rights movement. Imagine arming all those high school students from Birmingham, Ala. — white and black — with automatic weapons in an environment where using these weapons was as common as having lunch and they are all jacked up on testosterone. That’s racial tension.
During the war there were over 200 fraggings in the American military — murders carried out by fragmentation grenades, which made it impossible to identify the killer. Almost all fraggings, at least when the perpetrator was caught, were found to be racially motivated.
And yet the more common experience in combat was cooperation and respect. If I was pinned down by enemy fire and I needed an M-79 man, I’d scream for Thompson, because he was the best. I didn’t even think about what color Thompson was.
White guys had to listen to soul music and black guys had to listen to country music. We didn’t fear one another. And the experience stuck with us. Hundreds of thousands of young men came home from Vietnam with different ideas about race — some for the worse, but most for the better. Racism wasn’t solved in Vietnam, but I believe it was where our country finally learned that it just might be possible for us all to get along.
SERVICE
I was at a reading recently in Fayetteville, N.C., when a young couple appeared at the signing table. He was standing straight and tall in Army fatigues. She was holding a baby in one arm and hauling a toddler with the other. They both looked to be about two years out of high school. The woman started to cry. I asked her what was wrong, and she said, “My husband is shipping out again, tomorrow.” I turned to him and said, “Wow, your second tour?”
“No, sir,” he replied. “My seventh.”
My heart sank. Is this a republic?
The Vietnam War ushered in the end of the draft, and the creation of what the Pentagon calls the “all-volunteer military.” But I don’t. I call it the all-recruited military. Volunteers are people who rush down to the post office to sign up after Pearl Harbor or the World Trade Center gets bombed. Recruits, well, it’s more complicated.
When I was growing up, almost every friend’s father or uncle had served in World War II. All the women in town knew that a destroyer was smaller than a cruiser and a platoon was smaller than a company, because their husbands had all been on destroyers or in platoons. Back then it was called “the service.” Today, we call it “the military.”
That shift in language indicates a profound shift in the attitudes of the republic toward its armed forces. The draft was unfair. Only males got drafted. And men who could afford to go to college did not get drafted until late in the war, when the fighting had fallen off.
But getting rid of the draft did not solve unfairness.
America’s elites have mostly dropped out of military service. Engraved on the walls of Woolsey Hall at Yale are the names of hundreds of Yalies who died in World Wars I and II. Thirty-five died in Vietnam, and none since.
Instead, the American working class has increasingly borne the burden of death and casualties since World War II. In a study in The University of Memphis Law Review, Douglas Kriner and Francis Shen looked at the income casualty gap, the difference between the median household incomes (in constant 2000 dollars) of communities with the highest casualties (the top 25 percent) and all the other communities. Starting from almost dead-even in World War II, the casualty gap was $5,000 in the Korean War, $8,200 in the Vietnam War, and is now more than $11,000 in Iraq and Afghanistan. Put another way, the lowest three income deciles have suffered 50 percent more casualties than the highest three.
If these inequities continue to grow, resentment will grow with it. With growing resentment, the already wide divide between the military and civilians will also widen. This is how republics fall, with armies and parts of the country more loyal to their commander than their country.
We need to return to the spirit of the military draft, and how people felt about service to their country. The military draft was viewed by most of us the same way we view income tax. I wouldn’t pay my taxes if there wasn’t the threat of jail. But as a responsible citizen, I also see that paying taxes is necessary to fund the government — my government.
People would still grumble. We grumble about taxes. People would still try to pull strings to get more pleasant assignments. But everyone would serve. They’d work for “the government,” and maybe start to see it as “our government.” It’s a lot harder to be cynical about your country if you devoted two years of your life making it a better place.
Let the armed services be just one of many ways young people can serve their country. With universal service, some boy from Seattle could find himself sharing a tamale with some Hispanic girl from El Paso. Conservatives and liberals would learn to work together for a common cause. We could return to the spirit of people of different races learning to work together in combat during the Vietnam War.
The Vietnam War continues to define us, even if we have forgotten how. But it’s not too late to remember, and to do something about it.
Correction: January 15, 2017
An opinion article last Sunday about the effects of the Vietnam War on the United States misstated the number of Yale graduates who died in the war. The number is 35, not three.
Karl Marlantes
Karl Marlantes at the 2010 Texas Book Festival
Karl Marlantes, the author of “What It Is Like to Go to War” and the novel “Matterhorn,” was a Marine in the Vietnam War. (From The New York Times).
Karl Marlantes (born December 24, 1944) is an American author, businessman, and decorated Marine veteran. He has written two books: Matterhorn and What It Is Like to Go to War.
Life: Marlantes grew up in Seaside, Oregon, a small logging town. He was a football player and student body president at Seaside High School (class of 1963), where his father was principal. He won a National Merit Scholarship and attended Yale University. He was a member of Jonathan Edwards College and Beta Theta Pi. He played wing forward for Yale's Rugby team. He was a Rhodes Scholar at University College, Oxford. He left after one semester to volunteer for active duty in the U.S. Marine Corps. After his military service, he returned to Oxford and earned a master's degree. He made his living as an international business consultant in India, England, Singapore, and France.
He is the author of Matterhorn: A Novel of the Vietnam War, a New York Times Top 10 Bestseller published in 2010. Sebastian Junger, in The New York Times, declared Matterhorn: "one of the most profound and devastating novels ever to come out of Vietnam". Matterhorn received the 2011 Washington State Book Award in the Fiction category. The novel is based on Marlantes' combat experience in the Vietnam War, as a Marine Corps 2nd and 1st lieutenant. His decorations include the Navy Cross, Bronze Star, two Navy Commendation Medals for valor, two Purple Hearts and ten Air Medals. After his combat tour, he served another year of active duty at HQMC. He suffered a severe case of post traumatic stress disorder that led to divorce; he continues treatment for it.
He published a non-fiction work in 2011 entitled What It Is Like To Go To War about modern veteran life upon return to the civilian world. Bill Moyers interviewed Marlantes in connection with the promotion of this book in July 2012.
He occasionally writes for the New York Times.
In 2016, he received an honorary degree from Clarkson University.
The Navy Cross citation: Marlantes was awarded the Navy Cross for an action in Vietnam in which he led an assault on a hilltop bunker complex the North Vietnamese occupied.
The President of the United States of America takes pleasure in presenting the Navy Cross to First Lieutenant Karl A. Marlantes (MCSN: 0-103269), United States Marine Corps (Reserve), for extraordinary heroism while serving as Executive Officer of Company C, First Battalion, Fourth Marines, THIRD Marine Division (Reinforced), Fleet Marine Force, in connection with operations against the enemy in the Republic of Vietnam. During the period 1 to 6 March 1969, Company C was engaged in a combat operation north of the Rockpile and sustained numerous casualties from North Vietnamese Army mortars, rocket-propelled grenades, small arms, and automatic weapons fire. While continuing to function effectively in his primary billet, First Lieutenant Marlantes skillfully combined and reorganized the remaining members of two platoons, and on 6 March initiated an aggressive assault up a hill, the top of which was controlled by a hostile unit occupying well-fortified bunkers. Under First Lieutenant Marlantes' dynamic leadership, the attack gained momentum which carried it up the slope and through several enemy emplacements before the surprised North Vietnamese force was able to muster determined resistance. Delivering a heavy volume of fire, the enemy temporarily pinned down the friendly unit. First Lieutenant Marlantes, completely disregarding his own safety, charged across the fire-swept terrain to storm four bunkers in succession, completely destroying them. While thus engaged, he was seriously wounded, but steadfastly refusing medical attention, continued to lead his men until the objective was secured, a perimeter defense established, and all other casualties medically evacuated. Then, aware that all experienced officers and noncommissioned officers had become casualties, he resolutely refused medical evacuation for himself. His heroic actions and resolute determination inspired all who observed him and were instrumental in a decisive rout of the North Vietnamese Army force with minimal friendly casualties. By his courage, aggressive fighting spirit, and unwavering devotion to duty in the face of grave personal danger, First Lieutenant Marlantes upheld the highest traditions of the Marine Corps and the United States Naval Service. (From Wikipedia, the free encyclopedia).
* * *
This is the first in a series of essays about the Vietnam War by veterans and historians.
Realated features:
Historians, veterans and journalists recall 1967 in Vietnam, a year that changed the war and changed America:
- Leaving College, Going to War MAY 5
- The Great Vietnam War Novel Was Not Written by an American MAY 2
- The Birth of ‘Vietnamization’ APR 28
- Five Decades Ago in Vietnam, a Different Great, Great Wall APR 25
- Raising Children Inside a War APR 21
* * *
Xem bài liên hệ với đề tài, click vào đây
trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net