Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 14, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG, XEM XÉT NHỮNG ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG. (Phần đầu)
Webmaster
Các bài liên quan:
    MỸ KHÔNG THỂ ĐỐI ĐẦU ĐỒNG THỜI VỚI TRUNG CỘNG VÀ NGA.
    CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG, XEM XÉT NHỮNG ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG. (Chương IV)
    CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG, XEM XÉT NHỮNG ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG. (Chương III)
    CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG, XEM XÉT NHỮNG ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG. (Chương II)
    CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG, XEM XÉT NHỮNG ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG. (Chương I)
    VÌ SAO NGŨ GIÁC ĐÀI QUAN NGẠI NĂNG LỰC QUÂN SỰ CỦA TRUNG CỘNG?
    CƠN ÁC MỘNG QUÂN SỰ TỒI TỆ NHẤT CỦA MỸ: MỘT CUỘC CHIẾN ĐỒNG THỜI VỚI NGA VÀ TÀU.
    KẾ HOẠCH DỰ BỊ CỦA HOA KỲ TRONG TRƯỜNG HỢP CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG

 

Đề tài liên hệ: WAR WITH CHINA: THINKING THROUGH THE UNTHINKABLE (Preface, Chapter I, II)

 

Lời giới thiệu:

 

Dưới đây là bài dịch bản báo cáo (report) của RAND Coprporation, là một tài liệu tư vấn cho chính phủ Mỹ và các giới chức liên quan đến các vấn đề về chiến tranh, quốc phòng v.v... đề cập đến nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh với Trung Cộng. Dĩ nhiên đây chỉ là một văn bản mở (open), chắc chắn đã có các báo cáo kín, mật, tối quan trọng, v.v... khác không phổ biến liên quan đến cùng chủ đề nầy, dành riêng cho các cơ quan liên đới trách nhiệm trong chính phủ Mỹ.

 

Trong báo cáo nầy, các vấn đề đưa ra có thể phía Tàu Cộng thu thập được một cách dễ dàng vì RAND cho là không cần thiết dấu kín nhưng chừng đó tin tức cũng đủ cho thấy tầm mức quan trọng nếu một cuộc chiến thực sự diễn ra với bao tình tiết mà tổ chức nầy xét đến, rất đáng cho chúng ta xem qua cho biết.

 

Sơ lược về RAND coporation:

 

RAND là một tổ chức tư vấn chính sách toàn cầu phi lợi nhuận của Mỹ, được thành lập bởi công ty chế tạo máy bay Douglas (Douglas Aircraft Company) nhằm để cung cấp các nghiên cứu, phân tích các dự án cho Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ (United States Armed Forces). RAND được tài trợ bởi chính phủ Hoa Kỳ, bởi các cơ sở tư nhân, các tập đoàn tài chánh, các trường đại học và các cá nhân. 

 

Tổ chức này đã mở rộng hợp tác với các chính phủ khác, các tổ chức tư nhân, các tổ chức quốc tế và các tổ chức thương mại về nhiều vấn đề, bao gồm cả chăm sóc sức khoẻ. RAND còn có mục đích giải quyết nhiều vấn đề liên ngành và định lượng thông qua việc dịch các khái niệm lý thuyết từ kinh tế học chính quy và khoa học vật lý vào các ứng dụng mới ở các lĩnh vực khác, tức là qua nghiên cứu khoa học ứng dụng và nghiên cứu hoạt động. 

 

RAND có khoảng 1.700 nhân viên. Các trụ sở ở Mỹ bao gồm: Santa Monica (California, trụ sở chính), Arlington (Virginia), Pittsburgh (Pennsylvania), Vùng Vịnh San Francisco, Boston (Massachusetts), Viện Chính sách vùng Vịnh của RAND có văn phòng tại New Orleans (Louisiana). Ở hải ngoại, có RAND Europe nằm ở Cambridge (Vương quốc Anh), Brussels (Bỉ), ở Úc châu nằm tại Canberra (Úc Đại Lợi).

 

RAND được thành lập sau khi các thành viên thuộc Bộ Chiến tranh, Văn phòng Nghiên cứu và Phát triển Khoa học, và ngành công nghiệp bắt đầu thảo luận về nhu cầu cần có một tổ chức tư nhân kết nối kế hoạch quân sự với các quyết định nghiên cứu và phát triển. Ngày 1-10-1945, Dự án RAND được thành lập theo hợp đồng đặc biệt với Công ty Máy bay Douglas và bắt đầu hoạt động vào tháng 12-1945. Cuối năm 1947, dự án RAND được coi là hoạt động như một tổ chức riêng biệt của Douglas.

 

Vào tháng 2-1948, Chánh văn phòng của Không quân Hoa Kỳ viết một lá thư cho chủ tịch của Douglas Aircraft Company chấp thuận sự tiến triển của Dự án RAND thành một tập đoàn phi lợi nhuận, độc lập với Douglas. Ngày 14-5-1948, RAND được thành lập dưới hình thức một tổ chức phi lợi nhuận theo luật pháp của California và ngày 1-11-1948, hợp đồng Dự án RAND đã được chính thức chuyển giao từ Công ty Máy bay Douglas cho Tập đoàn RAND.

 

Kể từ năm 1950, nghiên cứu của RAND đã giúp thông tin cho các quyết định chính sách của Hoa Kỳ về nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm cuộc chạy đua vũ trụ, cuộc đối đầu về vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và Nga, việc tạo ra các chương trình phúc lợi xã hội của Đại hội, cuộc cách mạng kỹ thuật số và sức khoẻ; đóng góp đáng kể nhất của RAND là học thuyết về sự phá huỷ hạt nhân bởi sự hủy diệt chắc chắn (MAD), được phát triển dưới sự hướng dẫn của Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara và dựa trên công việc của họ với lý thuyết trò chơi. Chiến lược gia trưởng Herman Kahn cũng đưa ra ý tưởng về một cuộc trao đổi hạt nhân "có thể thu hồi" được trong cuốn sách về Chiến tranh Hạt nhân năm 1960.

 

Tóm lại, RAND được thành lập như một tổ chức phi lợi nhuận để "tiếp tục quảng bá các mục đích khoa học, giáo dục và từ thiện, tất cả cho phúc lợi công cộng và an ninh của Hoa Kỳ" (further promote scientific, educational, and charitable purposes, all for the public welfare and security of the United States of America), với nhiệm vụ tự tuyên bố, là "giúp cải thiện chính sách và ra quyết định thông qua nghiên cứu và phân tích" (to help improve policy and decision making through research and analysis), sử dụng "các giá trị cốt lõi của chất lượng và khách quan" (core values of quality and objectivity).

 

Theo báo cáo hàng năm của năm 2005, "khoảng một nửa nghiên cứu của RAND liên quan đến các vấn đề an ninh quốc gia" (about one-half of RAND's research involves national security issues) dành cho các cơ quan quốc phòng và tình báo (defense and intelligence agencies). Là một tổ chức ngoài chính phủ nhưng RAND quả là một cơ quan quan trọng.

 

Trở lại đề tài nầy, phía sau phần dịch sang Việt ngữ, chúng tôi có đăng phần Anh ngữ để độc giả tiện đối chiếu. Chúng tôi có bản dịch nhưng không ghi tên dịch giả và nguồn đăng, xin dịch giả thông cảm và nếu tiện, xin cho chúng tôi biết tên để ghi vào, liên lạc qua địa chỉ email ở trang chính của website nầy. Một số biểu đồ trong phần Anh ngữ sẽ không có trong bài dịch. Về cách hành văn và dùng từ ngữ lệ thuộc vào người dịch, tuy chúng tôi đã có sửa đổi vài chỗ cho bớt điệu "xã nghĩa" nhưng không khỏi thiếu sót, mong độc giả thông cảm.

 

Lê Chánh Thiêm

(Theo Wikipedia và tin tổng hợp).

 

 

Tổng hành dinh RAND ở Santa Monica, California.

Photo: Wikipedia, the free encyclopedia.

 

*  *  *

 

WAR WITH CHINA, THINKING THROUGH THE UNTHINKABLE

By David C. Gompert, Astrid Cevallos, Cristina L. Garafola.

The RAND Corporation.

 

For more information on this publication, visit www.rand.org/t/rr1140

Library of Congress Cataloging-in-Publication Data is available for this publication. ISBN 978-0-8330-9155-0.

Published by the RAND Corporation, Santa Monica, Calif.

© Copyright 2016 RAND Corporation

R® is a registered trademark.

 

Limited Print and Electronic Distribution Rights

 

This document and trademark(s) contained herein are protected by law. This representation of RAND intellectual property is provided for noncommercial use only. Unauthorized posting of this publication online is prohibited. Permission is given to duplicate this document for personal use only, as long as it is unaltered and complete. Permission is required from RAND to reproduce, or reuse in another form, any of its research documents for commercial use. For information on reprint and linking permissions, please visit www.rand.org/pubs/permissions.html.

 

The RAND Corporation is a research organization that develops solutions to public policy challenges to help make communities throughout the world safer and more secure, healthier and more prosperous. RAND is nonprofit, nonpartisan, and committed to the public interest.

 

RAND’s publications do not necessarily reflect the opinions of its research clients and sponsors.

 

Support RAND

Make a tax-deductible charitable contribution at www.rand.org/giving/contribute

www.rand.org

 

*  *  *

 

 

A diplomatic delegation waits for China's President Xi Jinping to arrive

at Joint Base Andrews, Maryland, March 30, 2016, to attend the

Nuclear Security Summit. Photo by Jonathan Ernst/Reuters

 

CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG, XEM XÉT NHỮNG ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG.

(WAR WITH CHINA, THINKING THROUGH THE UNTHINKABLE)

By David C. Gompert, Astrid Cevallos, Cristina L. Garafola.

The RAND Corporation.

 

TÓM TẮT

 

Khi lợi thế quân sự của mình giảm sút, Mỹ sẽ bớt tự tin rằng một cuộc chiến với Trung Cộng (TC) sẽ diễn ra theo kế hoạch của mình. Năng lực quân sự của Trung Cộng được cải thiện, đặc biệt là năng lực chống tiếp cận và ngăn chặn xâm nhập khu vực (A2/AD), có nghĩa là Mỹ không thể hy vọng giành quyền kiểm soát tác chiến, phá hủy các hệ thống phòng thủ của TC và giành chiến thắng quyết định nếu chiến tranh xảy ra. Với suy nghĩa đó, báo cáo này xem xét các con đường thay thế mà một cuộc chiến giữa Mỹ và TC có thể diễn ra, những thiệt hại và ảnh hưởng khác đối với cả hai bên, những chuẩn bị mà Mỹ cần thực hiện và các cách nhằm cân bằng giữa mục tiêu và chi phí chiến tranh của Mỹ nếu chiến tranh xảy ra.

 

Chúng tôi cho rằng cuộc chiến sẽ mang tính khu vực và diễn ra theo lối thông thường. Nó sẽ được tiến hành chủ yếu bằng tàu trên mặt biển và dưới đáy biển, bằng máy bay và hỏa tiễn nhiều loại, trong không gian vũ trụ (chống lại các vệ tinh) và không gian mạng (chống lại các hệ thống máy tính). Các tác giả cho rằng cuộc chiến sẽ bắt đầu và tiếp diễn ở Đông Á, nơi tập trung các điểm bùng nổ tiềm ẩn giữa Trung Cộng và Mỹ và gần như tất cả mọi lực lượng của Trung Cộng.

 

Sự bố trí lực lượng ngày càng rộng cùng khả năng theo dõi và tấn công các lực lượng đối phương ngày càng gia tăng của mỗi bên có thể biến phần lớn khu vực Tây Thái Bình Dương thành một “vùng chiến”, với những hậu quả kinh tế trầm trọng. Không chắc các vũ khí hạt nhân sẽ được sử dụng: Kể cả một cuộc xung đột thông thường vô cùng ác liệt, sẽ không bên nào coi những thiệt hại của mình là nghiêm trọng, những triển vọng của mình là đáng sợ hay những lợi ích quan trọng đến mức phải mạo hiểm đập tan đòn trả đũa hạt nhân bằng các sử dụng vũ khí hạt nhân trước tiên.

 

Các tác giả cũng cho rằng Trung Cộng sẽ không tấn công nước Mỹ, ngoại trừ thông qua không gian mạng, do khả năng thực hiện việc này bằng các vũ khí thông thường là rất thấp. Ngược lại, các cuộc tấn công phi hạt nhân của Mỹ nhằm vào các mục tiêu quân sự ở Trung Cộng có thể diễn ra trên diện rộng. Khoảng thời gian được nghiên cứu là từ năm 2015 đến năm 2025.

 

Sự phát triển về năng lực quân sự khiến nhu cầu xem xét đầy đủ chiến tranh với Trung Cộng trở nên quan trọng hơn. Các thiết bị cảm biến, điều khiển vũ khí, sự kết nối mạng kỹ thuật số và các công nghệ thông tin khác được sử dụng nhằm vào các lực lượng đối phương đã tiến bộ đến điểm mà lực lượng quân sự của Mỹ và Trung Cộng đều đe dọa lẫn nhau một cách nghiêm trọng. Điều này tạo nên phương tiện cũng như động lực để tấn công các lực lượng thù địch trước khi bị họ tấn công. Kết quả là, điều này tạo nên xu hướng tiến hành các cuộc tấn công dữ dội lẫn nhau từ đầu cuộc chiến, nhưng sẽ không bên nào có khả năng dành quyền kiểm soát và cả hai đều dư thừa khả năng duy trì cuộc chiến, kể cả khi thiệt hại quân sự và chi phí kinh tế gia tăng.

 

Một cuộc xung đột giữa Trung Cộng và Mỹ không chắc sẽ kéo theo chiến tranh diện rộng trên đất liền. Hơn nữa, khả năng chưa từng có là lực lượng Mỹ và Trung Cộng nhắm vào và tiêu diệt lẫn nhau – lực đối kháng thông thường – có thể làm suy yếu đáng kể năng lực quân sự chỉ trong vòng vài tháng. Sau đó, hai bên có thể bổ sung và củng cố lực lượng trong một cuộc đua huy động công nghiệp – công nghệ – nhân lực, mà kết quả của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố đến mức không thể đoán trước được, ngoại trừ việc nói rằng chi phí sẽ tiếp tục gia tăng.

 

Mặc dù độc giả chính của nghiên cứu này là cộng đồng chính sách Mỹ, nhưng các tác giả hy vọng rằng các nhà hoạch định chính sách Trung Cộng cũng xem xét thấu đáo các chiều hướng và hậu quả có thể có của chiến tranh với Mỹ, bao gồm thiệt hại có thể có đối với sự phát triển kinh tế của Trung Cộng và các mối đe dọa với trạng thái cân bằng và cố kết của Trung Cộng. Các tác giả tìm thấy rất ít minh chứng trong phạm vi công cộng cho thấy giới lãnh đạo chính trị TC đã thể hiện sự quan tâm thích đáng đến vấn đề này.

 

4 trường hợp phân tích

 

Con đường chiến tranh có thể được xác định chủ yếu bởi 2 biến số: cường độ (từ nhẹ đến ác liệt) và thời lượng (từ vài ngày đến một năm trở lên). Do vậy, chúng tôi sẽ phân tích 4 trường hợp: ngắn và ác liệt, dài và ác liệt, ngắn và cường độ nhẹ, dài và cường độ nhẹ. Yếu tố chính quyết định cường độ là liệu có hay không, ngay từ đầu, việc các nhà lãnh đạo chính trị Mỹ và Trung Cộng cho phép hay không cho phép quân đội của mình thực hiện kế hoạch tấn công các lực lượng đối phương một cách không do dự. Yếu tố chính quyết định thời lượng, do cả hai cường quốc đều có đủ điều kiện vật chất để chiến đấu lâu dài, là liệu có hay không và khi nào thì ít nhất một bên sẽ không còn ý chí chiến đấu hay sẽ cho rằng việc duy trì cuộc chiến sẽ là phản tác dụng.

 

Các tác giả phân loại các ảnh hưởng của từng trường hợp ra thành ảnh hưởng quân sự, ảnh hưởng kinh tế, ảnh hưởng chính trị trong nước và ảnh hưởng quốc tế. Các thiệt hại quân sự bao gồm thiệt hại về máy bay, tàu nổi, tàu ngầm, thiết bị phóng hỏa tiễn và các phụ kiện đi kèm, và các hệ thống C4ISR (chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát và do thám), những thứ ngày càng dễ bị ảnh hưởng trong chiến tranh mạng và chiến tranh chống vệ tinh (ASAT). Các phí tổn kinh tế bao gồm sự cắt giảm hoạt động thương mại, tiêu dùng và thu nhập từ đầu tư nước ngoài. (Sự gián đoạn các nguồn cung cấp năng lượng xảy ra do ảnh hưởng của sự cắt giảm hoạt động thương mại).

 

Nếu chiến tranh mạng leo thang từ lĩnh vực quân đội sang lĩnh vực dân sự và lan sang cơ sở hạ tầng thông tin then chốt thì hoạt động kinh tế có thể bị gián đoạn hơn nữa. Các ảnh hưởng chính trị trong nước có thể bao gồm từ việc cản trở chính sách chiến tranh đến việc gây nguy hại cho sự ổn định trong nước. Các phản ứng quốc tế có thể mang tính chất hỗ trợ, chống đối hoặc gây bất ổn.

 

Tốc độ hiện thời của các tiến bộ trong công nghệ quân sự, đặc biệt là ở năng lực A2/AD của Trung Cộng và năng lực chiến tranh mạng và ASAT của cả hai bên hàm ý một triển vọng thay đổi lớn trong thập niên tới, điều khiến cho việc xem xét các trường hợp năm 2025 khác với các trường hợp năm 2015. Các điều kiện kinh tế cũng thay đổi từ nay đến năm 2025 – với nền kinh tế Trung Cộng có khả năng vượt nền kinh tế Mỹ, đầu tư nước ngoài của Trung Cộng gia tăng và nền kinh tế hai nước phụ thuộc vào sự kết nối máy tính nhiều hơn bao giờ hết – cho dù không đủ để thay đổi về chất ảnh hưởng kinh tế của một cuộc chiến tranh. Việc cố gắng xác định những ảnh hưởng chính trị trong nước và ảnh hưởng quốc tế của chiến tranh trong vòng một thập kỷ kể từ nay trở đi sẽ mang tính suy đoán hơn nhiều. Vì vậy, năm 2025 được phân tích một cách khác biệt so với năm 2015 chỉ trong lĩnh vực quân sự.

 

Bốn trường hợp và những phát hiện mang tính chỉ báo về những thiệt hại, chi phí và các ảnh hưởng khác được trình bày dưới đây:

 

+ Ngắn, ác liệt: Nếu các nhà lãnh đạo chính trị Mỹ hoặc Trung Cộng cho phép các chỉ huy quân đội của mình tiến hành các kế hoạch tấn công dữ dội vào các lực lượng đối phương thì một cuộc chiến vô cùng ác liệt sẽ bùng nổ. Kể từ năm 2015, những thiệt hại của Mỹ về lực lượng không quân và hải quân trên biển, bao gồm các tàu sân bay và căn cứ không quân trong khu vực bị vô hiệu hóa, có thể là đáng kể, nhưng những thiệt hại của Trung Cộng, bao gồm thiệt hại về các hệ thống A2/AD có căn cứ trong nước, còn lớn hơn nhiều. Trong vòng vài ngày, điều hiển nhiên đối với cả hai bên là sự cách biệt về thiệt hại có lợi cho Mỹ sẽ gia tăng nếu chiến tranh tiếp diễn.

 

Tuy nhiên, đến năm 2025, thiệt hại của Mỹ sẽ tăng lên do năng lực A2/AD của Trung Cộng gia tăng. Kết quả là, điều này có thể hạn chế thiệt hại của Trung Cộng, mặc dù thiệt hại của Trung Cộng vẫn lớn hơn thiệt hại của Mỹ. Khi đó không rõ việc tiếp tục cuộc chiến liệu có đem lại chiến thắng cho một trong hai bên hay không. Xét về mặt kinh tế, ngay cả một cuộc chiến tranh ngắn, ác liệt cũng sẽ tạo nên một cú sốc đối với hoạt động thương mại toàn cầu của Trung Cộng, mà phần lớn sẽ phải quá cảnh ở vùng chiến Tây Thái Bình Dương, trong khi thiệt hại về kinh tế của Mỹ đa phần sẽ giới hạn ở các hoạt động thương mại song phương với Trung Cộng. Phản ứng quốc tế và chính trị trong nước có ảnh hưởng rất nhỏ.

 

+ Dài, ác liệt: Kể từ năm 2015, chiến tranh ác liệt càng kéo dài, kết quả và triển vọng đối với Trung Cộng càng tồi tệ. Tuy nhiên, đến năm 2025, các kết quả không mang tính quyết định từ đầu cuộc chiến có thể thúc đẩy hai bên chiến tranh bất chấp thiệt hại nặng nề phải gánh chịu và vẫn còn có thể xảy ra. Mặc dù triển vọng chiến thắng của quân đội Mỹ khi đó sẽ xấu hơn bây giờ, nhưng điều này không nhất thiết hàm ý Trung Cộng chiến thắng.

 

Khi chiến tranh tiếp diễn, phần lớn khu vực Tây Thái Bình Dương, từ biển Hoàng Hải đến biển Nam Trung Hoa, có thể trở nên nguy hiểm đối với giao thông thương mại bằng đường biển và đường hàng không. Hoạt động thương mại bị giảm đột ngột, bao gồm các nguồn cung cấp năng lượng, có thể gây tổn hại đến nền kinh tế Trung Cộng một cách trầm trọng và không tương ứng. Xung đột càng kéo dài và gay gắt, khả năng lôi kéo sự tham gia của các nước khác, đặc biệt là các đồng minh của Mỹ trong khu vực – quan trọng nhất là Nhật Bản, càng cao.

 

+ Ngắn, cường độ nhẹ: Do triển vọng giành thắng lợi quân sự một cách nhanh chóng là không chắc chắn, nguy cơ mất quyền kiểm soát và bóng ma thiệt hại kinh tế nghiêm trọng, các nhà lãnh đạo của cả Trung Cộng và Mỹ – vì điều này sẽ đòi hỏi cả hai bên – có thể từ chối cho phép tiến hành các cuộc tấn công dốc sức toàn lực vào lực lượng đối phương. Điều có thể xảy ra sau đó là giao chiến được hạn chế một cách chặt chẽ, ở cấp thấp, không thường xuyên và không mang lại kết quả rõ ràng, với thiệt hại quân sự tối thiểu. Giả dụ các nhà lãnh đạo của cả hai nước có ý sẵn sàng và có đủ quyền chính trị để thỏa hiệp, một cuộc xung đột như vậy có thể được chấm dứt trước khi nó gây ra tổn thất kinh tế hay những chấn động chính trị trong nước và quốc tế nghiêm trọng.

 

+ Dài, cường độ nhẹ: Với tình trạng giao chiến được hạn chế và thiệt hại ở mức có thể chịu được, hai bên có thể cố gắng tránh các phí tốn chính trị của sự thỏa hiệp bằng cách duy trì một cuộc xung đột cấp độ thấp. Vì không bên nào chiếm ưu thế về mặt quân sự nên tình trạng này có thể tiếp diễn trong một khoảng thời gian. Trong khi đó, ngay cả với tình trạng giao chiến được hạn chế, các thiệt hại kinh tế sẽ gia tăng, đặc biệt là đối với Trung Cộng. Theo thời gian, các phản ứng chính trị trong nước và quốc tế sẽ mạnh lên, mặc dù theo hệ quả ít mạnh hơn so với trường hợp chiến tranh kéo dài, ác liệt.

 

Những trường hợp này cho thấy năng lực đối kháng quân sự thông thường tiên tiến của cả Mỹ và Trung Cộng có thể gây ra những thiệt hại quân sự nghiêm trọng ngay từ đầu và trong suốt những hành động thù địch không bị kiềm chế (dù là phi hạt nhân). Một khi quân đội của một trong hai nước được phép mở màn các cuộc tấn công, khả năng cả hai bên kiểm soát xung đột sẽ giảm một cách đáng kể. Mỗi bên có thể coi việc tấn công phủ đầu vào lực lượng đối phương là cách để giành lợi thế lớn ngay từ đầu và bền vững nhằm tránh thiệt hại và vì thế mà có khả năng thắng thế; điều này nhấn mạnh tính chất không ổn định gắn liền với năng lực đối kháng nhau thông thường và quan niệm về tiến hành chiến tranh.

 

Đến năm 2025, các hệ thống A2/AD của Trung Cộng được tăng cường sẽ rút ngắn khoảng cách chênh lệch về thiệt hại quân sự giữa Trung Cộng và Mỹ: thiệt hại của Trung Cộng vẫn sẽ rất nặng nề; thiệt hại của Mỹ dù ít hơn của Trung Cộng, có thể nặng nề hơn là trong một cuộc chiến vào năm 2015. Cho dù khả năng quân đội Mỹ giành chiến thắng là ít đi nhưng khả năng Trung Cộng giành chiến thắng vẫn còn khó nắm bắt.

 

Vì hai bên có thể tiếp tục gánh chịu những thiệt hại nặng nề, nên có khả năng không bên nào sẵn sàng chấp nhận thất bại. Trong lịch sử chưa có trường hợp nào cho thấy chiến sự gây tàn phá nhưng bế tắc lại khiến các bên tham chiến phải chấp nhận dừng lại. Một cuộc chiến không mang lại kết quả rõ ràng về mặt quân sự, kéo dài và ác liệt sẽ làm suy yếu và khiến cả hai cường quốc dễ gặp nguy hiểm trước những mối đe dọa khác.

 

Tầm quan trọng của các yếu tố phi quân sự

 

Triển vọng một cuộc đối đầu quân sự có nghĩa là chiến tranh rốt cuộc có thể được định đoạt bởi các yếu tố phi quân sự. Các yếu tố này có lợi cho Mỹ trong hiện tại và tương lai. Mặc dù chiến tranh sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế của hai nước, nhưng thiệt hại đối với nền kinh tế Trung Cộng có thể sẽ nặng nề và kéo dài: tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Cộng sẽ giảm khoảng 25 – 30% nếu chiến tranh kéo dài 1 năm, so với mức giảm GDP của Mỹ khoảng 5 – 10%. Ngay cả một cuộc xung đột ôn hòa, trừ phi chấm dứt nhanh chóng, cũng có thể làm suy yếu nền kinh tế Trung Cộng. Một cuộc chiến kéo dài và ác liệt có thể tàn phá nền kinh tế Trung Cộng, cản trở sự phát triển khó khăn lắm mới đạt được, gây khó khăn và bất ổn rộng khắp.

 

Kết quả là, thiệt hại kinh tế như vậy có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn về chính trị và kích động các phần tử ly khai ở Trung Cộng. Mặc dù chế độ và các lực lượng an ninh của nó được cho là có khả năng chống chọi những thách thức như vậy, nhưng làm như vậy có thể khiến đàn áp gia tăng, đòi hỏi nhiều năng lực và làm suy yếu tính hợp pháp của chế độ Trung Cộng giữa một cuộc chiến rất cam go.

 

Ngược lại, sự đụng độ giữa các bè phái trong nội bộ nước Mỹ có thể cản trở nỗ lực chiến tranh nhưng không gây nguy hiểm đến sự ổn định xã hội, ảnh hưởng ít hơn nhiều đến sự tồn vong của quốc gia, dù xung đột có kéo dài và ác liệt đến thế nào đi chăng nữa, chừng nào nó vẫn diễn ra theo lối thông thường. Leo thang chiến tranh mạng, mặc dù gây tổn hại cho cả hai bên, có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề kinh tế của Trung Cộng và cản trở khả năng chính phủ kiểm soát dân chúng đang trong tình trạng bất an.

 

Phản ứng quốc tế có thể, sau khi cân nhắc kỹ, cũng có lợi cho Mỹ trong một cuộc chiến kéo dài và ác liệt: Sự ủng hộ của các đồng minh của Mỹ ở Đông Á có thể gây bất lợi đến các cơ hội quân sự của Trung Cộng; phản ứng của Nga, Ấn Độ và NATO sẽ có ít ảnh hưởng hơn; và NATO có thể vô hiệu hóa các mối đe dọa mang tính cơ hội của Nga ở châu Âu. Việc Nhật tham chiến là có thể nếu nước này tham gia vào tranh chấp tiềm ẩn và gần như là chắc chắn nếu lãnh thổ nước này (nơi có các căn cứ của Mỹ) bị tấn công.

 

Với cách hiểu thoáng hơn của Tokyo về những giới hạn được quy định trong hiến pháp về việc sử dụng vũ lực và những tiến bộ đã được lập trình về năng lực quân sự của Nhật, việc Nhật tham chiến có thể tạo nên một sự khác biệt vào năm 2025 về chiều hướng và kết quả cuộc chiến. Tình trạng bất ổn gia tăng ở Trung Đông có thể có hại cho lợi ích của cả Trung Cộng và Mỹ.

 

Những phát hiện này củng cố quan điểm phổ biến cho rằng chiến tranh Trung – Mỹ sẽ gây tác hại đến mức cả hai nước nên dành ưu tiên rất cao cho việc tránh để nó xảy ra. Mặc dù những dự đoán về các khoản chi phí khổng lồ khiến cho cuộc chiến dự tính từ trước khó có khả năng xảy ra, nhưng chúng cũng đòi hỏi sự quản lý chắc chắn khủng hoảng và sự kiểm soát dân sự đối với quân đội của cả hai chính phủ. Do cái giá phải trả cho việc để cho lực lượng của mình bị tấn công trước khi tấn công đối phương ngay từ khi bắt đầu những hành động thù địch có thể là khó khăn nhưng cũng rất quan trọng. Điều này đòi hỏi khả năng hợp tác, trong thực tế, ngay cả sau khi giao chiến bắt đầu. Vì vậy, nhu cầu trao đổi thông tin tức thì và bí mật giữa lãnh đạo với lãnh đạo khi các hành động thù địch bắt đầu cũng lớn như khi các cuộc khủng hoảng có thể dẫn đến chúng đang diễn ra.

 

Vì Mỹ có thể không có khả năng kiểm soát, chiến thắng hay tránh được những thiệt hai và chi phí lớn trong một xung đột ác liệt, nên nước này phải ngăn ngừ tính tự động trong việc tiến hành, nếu không nói là khởi xướng, các hành động đối kháng quân sự đột ngột và nhanh chóng. Điều này đòi hỏi phải có sự đảm bảo chắc chắn là tổng thống nhất định sẽ phê chuẩn việc tiến hành các kế hoạch quân sự, điều lại đòi hỏi các nhà chỉ huy quân sự phải cung cấp cho tổng thống nhiều lựa chọn mang tính khả thi.

 

Mặc dù năng lực A2/AD của mình đã được cải thiện, Trung Cộng vẫn có nhiều thứ để mất hơn trong một xung đột ác liệt, nhưng nước này lại có ít kinh nghiệm hơn trong phối hợp dân sự – quân sự trong chiến tranh công nghệ cao, tốc độ cao. Các nhà lãnh đạo Trung Cộng sẽ nhẹ dạ khi nghĩ rằng các xu hướng hiện đại hóa quân đội sẽ dẫn đến một cuộc chiến ngắn ngủi và thành công. Có nhiều khả năng xảy ra hơn sẽ là một cuộc chiến ác liệt, kéo dài và không mang lại kết quả rõ ràng về mặt quân sự, với những ảnh hưởng kinh tế, chính trị và quốc tế mà có thể có lợi cho Mỹ. Trung Cộng có nhiều lý do như Mỹ để ngăn chặn việc tiến hành một cách tự động các kế hoạch quân sự cho một cuộc đấu quân sự đối kháng đột ngột và nhanh chóng, bao gồm một yêu cầu rõ ràng về việc ra quyết định chính trị.

 

Các hành động được khuyến nghị dành cho quân đội Mỹ

 

Sự kiềm chế của Trung Cộng trong việc tấn công các lực lượng của Mỹ khi chiến sự bắt đầu phụ thuộc vào những dự đoán của Trung Cộng về hành động của Mỹ. Quân đội Mỹ không nên phụ thuộc vào các kế hoạch hủy hoại năng lực A2/AD của Trung Cộng trong những khoảnh khắc đầu tiên của một cuộc xung đột. Sự phụ thuộc như vậy có thể làm suy yếu sự ổn định trong khủng hoảng, khiến quân đội Trung Cộng có khuynh hướng tiến hành các cuộc tấn công chặn trước và gia tăng mối nguy hiểm của tính tự động và tính tất yếu của tình trạng giao chiến ác liệt ngay từ đầu.

 

Hơn nữa, quân đội Mỹ không nên vội xét đoán hay giới hạn các lựa chọn của tổng thống thông qua việc chỉ có một kế hoạch cho cuộc tấn công đối kháng tức thì theo các thông thường, hay không chuẩn bị gì mà tiến hành các kế hoạch thay thế khác. Sẽ tốt hơn rất nhiều vì mục đích ổn định và chí ít thì cũng tốt như vậy vì mục đích răn đe nếu như quân đội Mỹ nhấn mạnh, nói chung, việc lập kế hoạch cho một cuộc chiến kéo dài với cường độ cao và làm cho Trung Cộng biết đến sự nhấn mạnh này. Việc báo hiệu một khuynh hướng cụ thể là tấn công vào hệ thống A2/AD của Trung Cộng trước khi chúng được sử dụng để chống lại các lực lượng của Mỹ làm tăng nguy cơ các hệ thống này sẽ được sử dụng trước khi bản thân chúng bị tấn công.

 

Song song với các biện pháp ngăn chặn khủng hoảng trở thành bạo lực và bạo lực trở nên ác liệt, Mỹ nên cố gắn giảm ảnh hưởng củ A2/AD Trung Cộng bằng việc đầu tư vào các nền tảng vũ khí có khả năng sinh tồn cao hơn và vào các hệ thống A2/AD của riêng mình: hỏa tiễn, tàu ngầm, máy bay không người lái, bệ phóng máy bay không người lái, hệ thống mạng và ASAT. Các hệ thống này sẽ khiến TC không còn tự tin giành chiến thắng và sẽ tăng cường sự ổn định trong khủng hoảng, cũng như trong giai đoạn đầu then chốt của một cuộc xung đột. Nhưng chúng sẽ không giúp khôi phục ưu thế và quyền kiểm soát cho quân đội Mỹ hay giúp Mỹ tránh được những thiệt hại lớn hay chi phí kinh tế trong một xung đột ác liệt.

 

Trong khi ghi nhớ rằng chi phí của việc chuẩn bị một cách toàn diện cho một cuộc chiến với Trung Cộng ít có khả năng xảy ra có thể là rất lớn, Mỹ nên có những chuẩn bị cẩn thận nhất định:

 

+ Nâng cao khả năng chịu đựng và sống sót sau các chiến dịch quân sự ác liệt

 

+ Tăng cường năng lực quân sự ưu tiên cao của, và năng lực tác chiến quân sự với, các đồng minh và đối tác gần Trung Cộng.

 

+ Tiến hành lập kế hoạch dự phòng bất trắc với Nhật, các đồng minh và đối tác khác ở Đông Á

 

+ Tham khảo ý kiến với NATO về các sự kiện bất ngờ có thể xảy ra liên quan đến xung đột với Trung Cộng, bao gồm phản ứng có thể có của Nga và Iran

 

+ Thông qua các biện pháp nhằm giảm bớt sự gián đoạn của các sản phẩm thiết yếu từ Trung Cộng

 

+ Đưa ra các lựa chọn nhằm ngăn chặn Trung Cộng tiếp cận các sản phẩm nhập khẩu thiết yếu với chiến tranh (ví dụ như nhiên liệu)

 

Quân đội Mỹ, trong Chuẩn luật số 10 và trách nhiệm chung của mình, có thể đóng góp vào việc:

 

+ Đầu tư vào các năng lực chống A2/AD – chẳng hạn như, hỏa tiễn mặt đất cơ động và hệ thống phòng không tích hợp nhằm gia tăng thiệt hại trong dự tính của quân đội, hải quân và không quân Trung Cộng

 

+ Củng cố, tư vấn và tạo điều kiện cho các đối tác ở Đông Á lắp đặt các hệ thống phòng thủ vững mạnh

 

+ Đánh giá các loại vũ khí và kho dự trữ có nhu cầu cao trong trường hợp chiến tranh kéo dài ác liệt.

 

Vì các biện pháp như vậy của Mỹ có thể bị Trung Cộng hiểu là những hành động thù địch nên Mỹ, bao gồm Quân đội Mỹ, cũng nên mở rộng và tăng cường sự hiểu biết giữa quân đội hai nước Trung Cộng và Mỹ cũng như các biện pháp nhằm giảm nguy cơ hiểu sai và tính toán sai.

 

Kết luận

 

Mặc dù các tiến bộ trong việc nhắm mục tiêu cho phép tiến hành chiến tranh đối kháng thông thường và giảm bớt ưu thế của Mỹ trong tiến hành chiến tranh, nhưng những điều đó không dẫn đến việc Trung Cộng giành được ưu thế hay chiến thắng. Chiến tranh giữa hai ước có thể bắt đầu bằng những cuộc tấn công hủy diệt; khó kiểm soát; kéo dài hàng tháng, nếu không nói là hàng năm; không có bên nào thắng; và gây thiệt hại lớn cho lực lượng quân sự của cả hai bên. Một cuộc chiến ác liệt như vậy càng kèo dài lâu, tầm quan trọng của các ảnh hưởng kinh tế, chính trị trong nước và quốc tế càng lớn.

 

Mặc dù những ảnh hưởng phi quân sự như vậy sẽ là nặng nề nhất đối với Trung Cộng, chúng cũng có thể gây tổn hại lớn đối với kinh tế Mỹ và khả năng đương đầu với những thách thức trên toàn thế giới của Mỹ. Mỹ nên có những chuẩn bị thích hợp để tiến hành một cuộc chiến lâu dài và ác liệt với Trung Cộng. Nhưng nước này cũng nên phát triển các kế hoạch nhằm hạn chế quy mô, cường độ và thời lượng của cuộc chiến tranh; thắt chặt hệ thống kiểm soát dân sự của mình; và mở rộng trao đổi thông tin với Trung Cộng trong giai đoạn hòa bình, khủng hoảng và chiến tranh. (Còn tiếp).

 

Summary

 

As its military advantage declines, the United States will be less confident that a war with China will conform to its plans. China’s improved military capabilities, particularly for anti-access and area denial (A2AD), mean that the United States cannot count on gaining operational control, destroying China’s defenses, and achieving decisive victory if a war occurred. With that in mind, this report examines alternative paths that a war between the United States and China might take, losses and other effects on both sides, preparations that the United States should make, and ways to balance U.S. war aims against costs should war occur.

 

We postulate that a war would be regional and conventional. It would be waged mainly by ships on and beneath the sea, by aircraft and missiles of many sorts, and in space (against satellites) and cyberspace (against computer systems). We assume that fighting would start and remain in East Asia, where potential Sino - U.S. flash points and nearly all Chinese forces are located. Each side’s increasingly far-flung disposition of forces and growing ability to track and attack opposing forces could turn much of the Western Pacific into a “war zone,” with grave economic consequences. It is unlikely that nuclear weapons would be used: Even in an intensely violent conventional conflict, neither side would regard its losses as so serious, its prospects so dire, or the stakes so vital that it would run the risk of devastating nuclear retaliation by using nuclear weapons first. We also assume that China would not attack the U.S. homeland, except via cyberspace, given its minimal capability to do so with conventional weapons. In contrast, U.S. nonnuclear attacks against military targets in China could be extensive. The time frame studied is 2015 to 2025.

 

The need to think through war with China is made all the more important by developments in military capabilities. Sensors, weapon guidance, digital networking, and other information technologies used to target opposing forces have advanced to the point where both U.S. and Chinese military forces seriously threaten each other. This creates the means as well as the incentive to strike enemy forces before they strike one’s own. In turn, this creates a bias toward sharp, reciprocal strikes from the outset of a war, yet with neither side able to gain control and both having ample capacity to keep fighting, even as military losses and economic costs mount.

 

A Sino-U.S. conflict is unlikely to involve large land combat. Moreover, the unprecedented ability of U.S. and Chinese forces to target and destroy each other - conventional counterforce - could greatly deplete military capabilities in a matter of months. After that, the sides could replenish and improve their forces in an industrial technological-demographic mobilization contest, the outcome of which depends on too many factors to speculate, except to say that costs would continue to climb.

 

While the primary audience for this study is the U.S. policy community, we hope that Chinese policymakers will also think through possible courses and consequences of war with the U.S., including potential damage to China’s economic development and threats to China’s equilibrium and cohesion. We find little in the public domain to indicate that the Chinese political leadership has given this matter the attention it deserves.

 

Four Analytic Cases

 

The path of war might be defined mainly by two variables: intensity (from mild to severe) and duration (from a few days to a year or more). Thus, we analyze four cases: brief and severe, long and severe, brief and mild, and long and mild. The main determinant of intensity is whether, at the outset, U.S. and Chinese political leaders grant or deny their respective militaries permission to execute their plans to attack opposing forces unhesitatingly. The main determinant of duration, given that both powers have the material wherewithal to fight a long war, is whether and when at least one side loses the will to fight or calculates that continuing to do so would be counterproductive.

 

We categorize the effects of each case as military, economic, domestic political, and international. Military losses include aircraft, surface ships, submarines, missile launchers and inventories, and C4ISR (command, control, communications, computing, intelligence, surveillance, and reconnaissance) systems, which are increasingly vulnerable to cyber and anti-satellite (ASAT) warfare. Economic costs include the contraction of trade, consumption, and revenue from investments abroad. (The disruption of energy supplies is captured in the effects of trade contraction.) Should cyberwarfare escalate from military to civilian domains and infect critical information infrastructure, economic activity could be further disrupted. Domestic political effects could range from impeding war policy to endangering internal stability. International responses could be supportive, opposed, or destabilizing.

 

The current rate of advances in military technology, especially in Chinese A2AD and in cyberwar and ASAT capabilities of both sides, implies a potential for major change in the decade to come, which dictates examining 2025 cases distinct from 2015 cases. Economic conditions will also change between now and 2025—with the Chinese economy potentially overtaking the U.S. economy, Chinese investments abroad growing, and both economies relying more than ever on computer networking—though not enough to alter qualitatively the economic impact of a war. Attempting to specify domestic political and international effects of war a decade from now would be even more speculative. Thus, 2025 is analyzed distinctly from 2015 only in the military dimension.

 

The four cases and indicative findings about losses, costs, and other effects are as follows:

 

• Brief, severe: If either U.S. or Chinese political leaders authorize their military commanders to carry out plans for sharp strikes on enemy forces, a severely violent war would erupt. As of 2015, U.S. losses of surface naval and air forces, including disabled aircraft carriers and regional air bases, could be significant, but Chinese losses, including to homeland-based A2AD systems, would be much greater. Within days, it would be apparent to both sides that the early gap in losses favoring the United States would widen if fighting continued. By 2025, though, U.S. losses would increase because of enhanced Chinese A2AD. This, in turn, could limit Chinese losses, though these would still be greater than U.S. ones. It could be unclear then whether continued fighting would result in victory for either side. Economically, even a brief, severe war would produce a shock to Chinese global trade, most of which would have to transit the Western Pacific war zone, whereas U.S. economic damage would largely be confined to bilateral trade with China. International and domestic political responses would have little impact.

 

• Long, severe: As of 2015, the longer a severe war dragged on, the worse the results and prospects would be for China. By 2025, however, inconclusive results in early fighting could motivate both sides to fight on despite heavy losses incurred and still expected. Although prospects for U.S. military victory then would be worse than they are today, this would not necessarily imply Chinese victory. As the fighting persisted, much of the Western Pacific, from the Yellow Sea to the South China Sea, could become hazardous for commercial sea and air transport. Sharply reduced trade, including energy supplies, could harm China’s economy disproportionately and badly. The longer and harsher a conflict, the greater would be the likelihood of involving other states, especially U.S. allies in the region—most importantly, Japan.

 

• Brief, mild: Given the uncertain prospects of swift military victory, the risks of losing control, and the specter of major economic damage, both Chinese and U.S. leaders—for it would take both—might decline to authorize all-out strikes on the other side’s forces. What could follow is tightly restricted, low- grade, sporadic, inconclusive fighting, with minimal military losses. Assuming that leaders of both states were inclined and had enough political latitude to compromise, such a conflict could be ended before it produced major economic damage or domestic and international political tremors.

 

• Long, mild: With fighting contained and losses tolerable, the sides could try to escape the political costs of compromise by continuing a low-grade conflict. Because neither would gain the upper hand militarily, this could go on for some time. In the meantime, even with fighting limited, economic losses would grow, especially for China. With the passage of time, domestic and international political reactions would intensify, though less consequentially than in the long, severe case.

 

These cases indicate that the advanced conventional counterforce capabilities of both the U.S. and China could produce major military losses from the outset and throughout unrestrained (though nonnuclear) hostilities. Once either military is authorized to commence strikes, the ability of both to control the conflict would be greatly compromised. Each side could regard preemptive attack on the other’s forces as a way to gain a major early and sustainable edge in losses and thus in capabilities to prevail; this underscores the instability inherent in mutual, conventional counterforce capabilities and warfighting concepts.

 

By 2025, enhanced Chinese A2AD will have shrunk the gap between Chinese and U.S. military losses: Chinese losses would still be very heavy; U.S. losses, though less than China’s, could be much heavier than in a 2015 war. Even as U.S. military victory became less likely, Chinese victory would remain elusive. Because both sides would be able to continue to inflict severe losses, neither one would likely be willing to accept defeat. History offers no encouragement that destructive but stalemated fighting induces belligerents to agree to stop. A severe, lengthy, militarily inconclusive war would weaken and leave both powers vulnerable to other threats.

 

The Importance of Nonmilitary Factors

 

The prospect of a military standoff means that war could eventually be decided by nonmilitary factors. These should favor the U.S. now and in the future. Although war would harm both economies, damage to China’s could be catastrophic and lasting: on the order of a 25–35% reduction in Chinese gross domestic product (GDP) in a yearlong war, compared with a reduction in U.S. GDP on the order of 5–10%. Even a mild conflict, unless ended promptly, could weaken China’s economy. A long and severe war could ravage China’s economy, stall its hard-earned development, and cause widespread hardship and dislocation.

 

Such economic damage could in turn aggravate political turmoil and embolden separatists in China. Although the regime and its security forces presumably could withstand such challenges, doing so might necessitate increased oppressiveness, tax the capacity, and undermine the legitimacy of the Chinese regime in the midst of a very difficult war. In contrast, U.S. domestic partisan skirmishing could handicap the war effort but not endanger societal stability, much less the survival of the state, no matter how long and harsh the conflict, so long as it remains conventional. Escalating cyberwarfare, while injurious to both sides, could worsen China’s economic problems and impede the government’s ability to control a restive population.

 

International responses could, on balance, also favor the United States in a long and severe war: The support of U.S. East Asian allies could hurt China’s military chances; responses of Russia, India, and NATO would have less impact; and NATO could neutralize Russian opportunistic threats in Europe. Japan’s entry would be likely if the nation were party to the underlying dispute and almost certain if its territory (where U.S. bases are) were attacked. With Tokyo’s more permissive interpretation of constitutional limits on use of force and programmed improvements in Japanese military capabilities, Japan’s entry could make a difference by 2025 in the course and results of war. Heightened turmoil in the Middle East could be harmful to both Chinese and U.S. interests.

 

These findings reinforce the widely held view that a Sino-U.S. war would be so harmful that both states should place a very high priority on avoiding one. While expectations of huge costs make premeditated war improbable, they also demand strong crisis management and civilian control of the military by both governments. Given the extreme penalty for allowing one’s forces to be struck before they strike, creating mutual forbearance at the outset of hostilities could be as difficult as it is critical. It requires an ability to cooperate, in effect, even after fighting has begun. Thus, the need for instant and unfiltered leader-toleader communication is as great when hostilities begin as it is during crises that could lead to them.

 

Because the United States might be unable to control, win, or avoid major losses and costs from a severe conflict, it must guard against automaticity in executing, if not initiating, a sharp and prompt counterforce exchange. This demands fail-safe assurance of definitive presidential approval to carry out military plans, which in turn requires that military commanders provide the president with a range of feasible options.

 

Notwithstanding its improved A2AD capabilities, China has even more to lose from a severe conflict, yet it has less experience with civilian-military coordination during high-tech, high-speed warfare. China’s leaders would be ill-advised to think that trends in military modernization point to a brief and successful war. More likely is a severe, drawn-out, militarily inconclusive one, with economic, political, and international effects that might favor the United States. China has as much cause as the United States to prevent automatic execution of military plans for a prompt and sharp counterforce exchange, including an unambiguous requirement for political decisionmaking.

 

Recommended Actions for the U.S. Military

 

Chinese restraint in attacking U.S. forces when hostilities begin depends on Chinese expectations of U.S. action. The U.S. military should not rely on plans to destroy China’s A2AD capabilities in the first moments of a conflict. Such reliance could undermine crisis stability, predispose the Chinese toward preemptive strikes, and heighten the danger of automaticity and inevitability of fierce fighting from the outset. Furthermore, the U.S. military should not prejudge or limit the president’s options by having only a plan for immediate conventional counterforce attack, nor leave itself unprepared to carry out alternative plans. It would be far better for stability and at least as good for deterrence for the U.S. military to emphasize, in general, planning for a prolonged high-intensity war and to make this emphasis known to China. Signaling a specific predisposition to strike Chinese A2AD capabilities before they could be used against U.S. forces increases the risk that those capabilities would be used before they were themselves struck.

 

In parallel with measures to prevent crises from becoming violent and violence from becoming severe, the United States should try to reduce the impact of Chinese A2AD by investing in more-survivable weapons platforms and in its own A2AD capabilities: missiles, submarines, drones and drone-launching platforms, cyber, and ASAT. Such capabilities would deny the Chinese confidence of victory and would improve stability in crises, as well as in the critical initial stage of a conflict. But they would not restore U.S. military dominance and control or spare the United States major losses or economic costs in a severe conflict.

 

While keeping in mind the potentially huge costs of preparing comprehensively for a low-probability war with China, the United States should make certain prudent preparations:

 

• improve the ability to sustain and survive severely intense military operations

 

• enhance high-priority military capabilities of, and military interoperability with, allies and partners near China

 

• conduct contingency planning with Japan and other East Asian allies and partners

 

• consult with NATO regarding contingencies involving conflict with China, including possible Russian and Iranian reactions

 

• adopt measures to mitigate the interruption of critical products from China.

 

• formulate options to deny China access to war-critical imports (e.g., fuels).

 

The U.S. Army, in its Title X and joint responsibilities, can contribute by

 

• investing in counter-A2AD capabilities—for example, mobile land-based missiles and integrated air defense to worsen expected Chinese military, naval, and air losses

 

• strengthening, advising, and enabling East Asian partners to mount strong defense

 

• assessing high-demand weapons and stocks in the event of a long, severe war.

 

Because such U.S. measures could be interpreted as hostile by the Chinese, the United States, including the U.S. Army, should also expand and deepen Sino-U.S. military-to-military understanding and measures to reduce risks of misperception and miscalculation.

 

Conclusion

 

Although advances in targeting enable conventional counterforce warfare and reduce U.S. warfighting dominance, they do not point to Chinese dominance or victory. War between the two countries could begin with devastating strikes; be hard to control; last months, if not years; have no winner; and inflict huge losses on both sides’ military forces. The longer such a war would rage, the greater the importance of economic, domestic political, and international effects. While such nonmilitary effects would fall hardest on China, they could also greatly harm the U.S. economy and the United States’ ability to meet challenges worldwide. The United States should make sensible preparations to wage a long and fierce war with China. But it should also develop plans to limit the scope, intensity, and duration of a war; tighten up its system of civilian control; and expand communications with China in times of peace, crisis, and war.

 

Acknowledgments

 

The authors are most fortunate to have had the steady hand and thoughtful advice of RAND colleague Terrence Kelly in helping conceive, design, and conduct this study. They thank him and the rest of the Arroyo Center team for their strong support. The authors also want to recognize colleagues Howard Shatz and Duncan Long for providing invaluable ideas on method and substance. Toward the end of our work, Jerry Sollinger came in from the bullpen to make this report as readable as we hope it is. Good reports typically mean that they have gone through painstaking quality review. We thank Larry Cavaiola, Keith Crane, and Tim Heath for pressing us hard but constructively to improve our work. Finally, our editor, Rebecca Fowler, deserves the authors’ gratitude for getting our prose up to the standards RAND readers expect. Despite all this help, any mistakes are exclusively the authors’ responsibility.

 

Xem tiếp:  Chương I.

 

*  *  *

 

Xem bài có liên hệ với đề tài: click vào đây

Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

More in English topic: please click here

Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh