CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG, XEM XÉT NHỮNG ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG.
By David C. Gompert, Astrid Cevallos, Cristina L. Garafola.
The RAND Corporation.
(Tiếp theo).
Xem Phần đầu
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
Các tham vọng nên xem xét trên tất cả rằng [với] một sự bình đẳng của lực lượng giữa các bên tham chiến, tất cả những chúa trùm có thể mong đợi từ những lợi thế lớn nhất hiện nay là đạt được... một số lãnh thổ sẽ không trả lãi cho các chi phí chiến tranh và dân số của họ, thậm chí không tiếp cận số lượng công dân bị thiệt mạng trong chiến dịch. 1 — Frederick Đại đế.
Mục đích
Mặc dù các bài nghiên cứu và bài báo thể hiện quan điểm về một cuộc chiến tranh với Trung Cộng có thể bắt đầu và nên diễn ra như thế nào, người ta tìm thấy rất ít phân tích nghiêm túc, ít nhất là trong phạm vi công khai, về đặc điểm của một cuộc chiến như vậy và hệ quả có thể có của nó. Đây là một sự bỏ sót tạo khoảng trống, vì Trung Cộng đang có bất hòa với Mỹ về một vài tranh chấp khu vực mà có thể dẫn đến đối đầu quân sự hoặc thậm chí là bạo lực, và cả hai siêu cường đều có dư thừa lực lượng, sức mạnh công nghiệp và nhân lực để chiến đấu lâu dài và ác liệt dù cách nhau một khoảng lớn trên đất liền, trên biển, trên không, trong vũ trụ và trong không gian mạng. Nghiên cứu này tìm cách bắt đầu lấp đầy khoảng trống này bằng việc xem xét các chiều hướng thay thế khác mà một cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Cộng có thể đi theo, những ảnh hưởng của mỗi chiều hướng đối với cả hai bên, những chuẩn bị mà Mỹ nên thực hiện và các cách để cân bằng giữa mục tiêu và chi phí chiến tranh của Mỹ nếu chiến tranh xảy ra. Nghiên cứu xem xét không chỉ các yếu tố quân sự mà cả các yếu tố kinh tế, chính trị trong nước và quốc tế, kéo dài trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2025. Nghiên cứu cũng nêu bật các ảnh hưởng đối với Quân đội Mỹ. Mặc dù độc giả chính của nhóm tác giả là các nhà hoạch định chính sách và các nhà lập kế hoạch của Mỹ, chúng tôi hy vọng rằng các nhà tương nhiệm Trung Cộng cũng sẽ xem xét thấu đáo các chiều hướng và hệ quả có thể có của chiến tranh, vì nó có thể phá hủy phần lớn những gì mà Trung Cộng hiện đại đã đạt được. Không có dấu hiệu nào chứng tỏ người Trung Cộng đã dành sự quan tâm thích đáng đến tác động có thể có của một cuộc chiến tranh.
Lý do căn bản
Nhu cầu xem xét thấu đáo chiến tranh với Trung Cộng trở nên cấp bách hơn bởi những phát triển trong công nghệ quân sự và học thuyết liên quan: Các thiết bị cảm biến, định vị toàn cầu, điều khiển vũ khí, sự kết nối mạng kỹ thuật số và các năng lực khác được sử dụng để nhắm vào các lực lượng đối địch đã trở nên tiến bộ đến điểm mà lực lượng quân sự của cả Mỹ và Trung Cộng đều gây nên những mối đe dọa nghiêm trọng đối với nhau. Điều này tạo nên khả năng và lý do để tấn công các lực lượng thù địch trước khi bị họ tấn công, điều mà sẽ ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch chiến tranh của cả hai quốc gia. Công nghệ và việc lập kế hoạch quân sự vì thế mà tạo nên xu hướng tiến hành các cuộc tấn công dữ dội lẫn nhau ngay từ đầu, với việc cả hai bên đều có ý định chiếm ưu thế hoặc ít nhất là không để đối phương làm được điều này. Trích lời các nhà chiến lược Trung Cộng: “Có thể đạt được các mục tiêu tác chiến trước khi kẻ thù kịp phản ứng… Nếu PLA [Quân Giải phóng nhân dân] giao chiến với kẻ thù mạnh và công nghệ cao, chúng ta phải giành được yếu tố bất ngờ tác chiến”. Sự kết hợp giữa yếu tố tự tin và gấp rút như vậy có thể bị áp dụng không đúng chỗ và gây nguy hiểm – và không chỉ đối với Trung Cộng.
Mối nguy hiểm vốn có trong mọi việc lập kế hoạch chiến tranh là nó đưa ra và giới hạn những dự tính về những gì sẽ xảy ra trên thực tế. Chỉ một bên tham chiến có ưu thế hơn về mặt quân sự mới có thể ung dung như vậy, và khi nhắc đến Trung Cộng thì Mỹ không còn chiếm ưu thế hay có thể ung dung được nữa. Do lợi thế quân sự của mình so với Trung Cộng giảm sút, Mỹ có thể bớt tự tin rằng chiến tranh sẽ diễn ra theo kế hoạch của mình. Các lực lượng được cải thiện của Trung Cộng, đặc biệt là các lực lượng A2/AD, có nghĩa là Mỹ không thể lạc quan về khả năng giành được quyền kiểm soát tác chiến, phá hủy các hệ thống phòng thủ của Trung Cộng và giành thắng lợi mang tính quyết định nếu chiến tranh xảy ra.
Vì chiến tranh Trung – Mỹ có thể vô cùng tốn kém ngay cả với bên chiến thắng nên không có khả năng nó là kết quả của cuộc tấn công có suy tính trước bởi bất kỳ bên nào. Nhưng khủng hoảng Trung – Mỹ có thể xảy ra và kéo theo những vụ rắc rối hay những tính toán sai lầm mà dẫn đến những hành động thù địch. Trung Cộng có thể tìm cách đe dọa các nước láng giềng dưới ngưỡng sự can thiệp của Mỹ, nhưng lại đánh giá sai vị trí của ngưỡng đó. Trung Cộng có thể đánh giá thấp sự sẵn sàng hỗ trợ Nhật về mặt quân sự của Mỹ trong một cuộc khủng hoảng về lãnh thổ tranh chấp ở biển Hoa Đông. Hơn nữa, mâu thuẫn giữa tuyên bố của Trung Cộng về chủ quyền đối với Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng 200 hải lý của mình và sự khẳng định của Mỹ rằng những vùng như vậy là những vùng biển quốc tế vượt quá 12 hải lý có thể đưa các lực lượng tiến sát gần nhau và nguy hiểm nếu hai bên quyết định thực thi quan điểm của mình.
Một trường hợp chứng tỏ các quan điểm trái ngược của Trung Cộng và Mỹ có thể dẫn đến chiến tranh như thế nào tìm được thấy ở biển Nam Trung Hoa. Hỗ trợ mục tiêu của TC là biến gần như toàn bộ khu vực biển Nam Trung Hoa thành lãnh hải có chủ quyền, Trung Cộng đã xây dựng các đảo nhân tạo, đường băng và cơ sở hạ tầng khác có thể được dùng cho các mục đích quân sự – và tuyên bố chủ quyền đối với khu vực EEZ rộng 200 hải lý bao quanh chúng. Mỹ sẽ không chấp nhận điều này bởi nó đụng chạm đến một số lợi ích của Mỹ: nguyên tắc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, nguyên tắc tự do hàng hải, thực tế rằng khoảng 40% thương mại thế giới đi qua biển Nam Trung Hoa, và mong đợi của Philippines và các đồng minh khác của Mỹ rằng Mỹ sẽ không bỏ qua các hành động đơn phương của Trung Cộng. Kết quả là, Mỹ đã đưa các tàu chiến của hải quân qua chính những vùng biển mà Trung Cộng tuyên bố chủ quyền và đang xây dựng trên đó. Dường như có rất ít nghi ngờ về việc Trung Cộng sẽ điều hành các lực lượng ở các vùng biển tranh chấp này, trong trường hợp mà các lực lượng của Trung Cộng và Mỹ sẽ hiện diện và tích cực theo dõi hoặc kiềm chế lực lượng của nhau. Nếu, hay khi, khủng hoảng xảy ra nguy cơ một tàn lửa gây xung đột không chủ ý sẽ tăng lên, có lẽ là một cách đáng kể. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo chính trị ở cả hai bên có thể trở nên bớt linh hoạt, chứ không phải linh hoạt hơn, với quá nhiều thứ bị lâm nguy đến vậy, và các nhà chỉ huy quân sự có thể thuyết phục họ ủng hộ việc leo thang hoặc để răn đe hoặc để chuẩn bị cho xung đột. Trong khi lợi thế hiện nay nghiêng về Mỹ về mặt quân sự ở biển Nam Trung Hoa, khiến Bắc Kinh có khả năng lùi bước nhiều hơn là Washington, nhưng sự tiến bộ và mở rộng của các hệ thống A2/AD của TC theo hướng đó có khả năng khiến cho khó có thể tháo ngòi nổ một cuộc khủng hoảng hơn. Vì chiến tranh Trung – Mỹ có thể sẽ khủng khiếp, nên điều này không thể bị coi là không hợp lý.
Như chúng ta sẽ thấy, nguyên nhân của cuộc chiến tranh và sự chú trọng của mỗi bên đến nó có thể ảnh hưởng đến việc họ sẽ chiến đấu mãnh liệt như thế nào và trong bao lâu, cho dù các hành động thù địch có thể tạo nên các động lực và cơn thịnh nộ làm lu mờ sự tính toán hợp lý. Nếu cả hai bên đều có khả năng đáng kể tiến hành chiến tranh và không bên nào có thể giành ưu thế và quyền kiểm soát tác chiến, có nguy cơ giao chiến kéo dài các liệt với chi phí lớn, cho dù cả hai bên có thể đã lên kế hoạch và mong chờ nó kết thúc nhanh chóng. Tình thế như vậy gợi nhắc đến tình thế của châu Âu vào năm 1914, khi một khủng hoảng đã dẫn đến việc tiến hành gần như tự động các kết hoạch quân sự nhằm tấn công đối phương trước khi bị tấn công, khi mà nền kinh tế của hai bên phụ thuộc lẫn nhau, và khi cả hai bên đều nhìn thấy trước một cuộc chiến ngắn. Khi giao chiến diễn biến ác liệt, thương vong tăng vọt và lãnh thổ bị mất và giành được lại, các bên tham chiến nhận thấy bản thân họ đang chiến đấu vì không chỉ là một sự cố liên quan đến việc những người theo chủ nghĩa dân tộc Serbia tìm cách chấm dứt sự kiểm soát của Áo – Hungary đối với Bosnia – Herzegovina. Giờ đây, cũng như khi đó, hệ quả có thể là thiệt hại quân sự nặng nề (khi đó là lính bộ binh, giờ là nền tảng vũ khí) và thiệt hại kinh tế kéo dài cho cả hai bên.
Tóm lại, nguy cơ một sự đối đầu nào đó giữa Trung Cộng và Mỹ dẫn đến những hành động thù địch, khả năng Mỹ giành quyền kiểm soát quân sự – tác chiến giảm dần, khả năng đối kháng quân sự thông thường (khả năng lực lượng Mỹ và Trung Cộng nhắm vào và tiêu diệt lẫn nhau) của quân đội hai bên, khả năng dễ bị tổn thương của hai nền kinh tế và khả năng giao chiến kéo dài với những kết quả thảm khốc đòi hỏi tư duy mới mẻ nhưn chín chắn về chiến tranh Trung – Mỹ. Vì cuộc chiến với Trung Cộng, được nhìn nhận theo quan điểm này, không phải là không hợp lý và có thể rất nguy hiểm và đòi hỏi rất cao, nên Mỹ phải có sự chuẩn bị cho nó. Những yêu cầu về mặt quân sự đối với chiến tranh Trung – Mỹ đã được đề cập một cách rõ ràng trong các quan niệm về lập kế hoạch và điều hành lực lượng của Mỹ (cũng như của Trung Cộng). Nhưng những yêu cầu lớn hơn ở cấp quốc gia, tùy thuộc vào cường độ và thời lượng của cuộc chiến tranh, chưa nhận được sự quan tâm tương ứng. Cả hai nước Mỹ và Trung Cộng đều cần phải nhận thức được các chi phí của cuộc chiến tranh có thể là gì. Nếu những tiến bộ về năng lực đối kháng quân sự thông thường khiến cho cuộc chiến trở nên khó kiểm soát hơn, thì các nhà lãnh đạo cần các công cụ chính trị để tránh cho cuộc chiến phá hủy nhiều hơn những gì nó có thể đạt được.
Các yếu tố cần được xem xét
Khi ưu thế quân sự của Mỹ giảm sút, các nhà chiến lược của Mỹ cần phải xem xét (như nghiên cứu này đang làm) một loạt tình huống bất trắc và các yêu cầu tương ứng. Nghiên cứu gần đây về việc đưa ra quyết định chiến lược phát hiện ra rằng niềm tin phi lý vào khả năng lập kế hoạch, kiểm soát và hạn chế thời lượng giao chiến là một sai lầm phổ biến trong việc bắt đầu các cuộc chiến tranh mà kết thúc tồi tệ. Sau khi phân tích nhiều trường hợp trong lịch sử, một nghiên cứu của RAND kết luận rằng “niềm tin rằng đối phương sẽ tuân theo kịch bản của mình và… rằng kết quả của một quyết định có thể được kiểm soát là ngang với việc cho rằng không có rủi ro. Khi điều này dẫn đến thất bại trong việc chuẩn bị cho những kết quả xấu, hậu quả có thể tồi tệ hơn nhiều”.
Mặc dù việc các lực lượng vũ trang Mỹ lập các kế hoạch chiến đấu và chiến thắng là cần thiết, nhưng niềm tin thái quá vào các kế hoạch như vậy có thể ảnh hưởng bất lợi đến chính sách thời bình, sự quản lý khủng hoảng và các hoạt động thời chiến của Mỹ. Tệ nhất là, sự thiếu chú ý đến mọi chiều hướng và hậu quả có thể có của cuộc chiến với Trung Cộng có thể đưa Mỹ vào tình huống mà nước này không chuẩn bị trước. Tương tự, Trung Cộng sẽ hết sức sai lầm khi cho rằng việc cải thiện năng lực quân sự của mình sẽ khiến cho cuộc chiến với Mỹ có thể kiểm soát, có thể giành chiến thắng và có thể đáp ứng được. Như chúng ta sẽ thấy, có thể là không một nước nào có khả năng kiểm soát, chiến thắng hay đáp ứng một cuộc chiến trong tương lai.
Nghịch lý là, khi cả hai bên đổi mới các chiến lược quân sự của mình nhằm mục đích kiểm soát chiến tranh thì họ lại làm giảm khả năng kiểm soát. Các sĩ quan quân đội của cả hai nước đã nói và viết về việc làm thế nào để giành được lợi thế tác chiến, hay ít nhất là tránh được các bất lợi, bằng việc tấn công các lực lượng đối phương khi xung đột bắt đầu. Do lợi thế “người hành động đầu tiên” và nguy cơ tương ứng là sự nhận biết khả năng xảy ra những hành động thù địch gia tăng sẽ làm tăng áp lực lên ngón tay bóp cò của mỗi bên, mục tiêu ngăn ngừa một cuộc chiến phải cạnh tranh với mục tiêu giành thắng lợi trong một cuộc chiến. Tương tự, như chúng ta sẽ thấy, mục tiêu giành thắng lợi trong một cuộc chiến phải được cân nhắc với mục tiêu hạn chế chi phí của nó. Do những chi phí quân sự, kinh tế và chính trị có thể có của một cuộc xung đột kéo dài mà mỗi bên đều muốn giành thắng lợi một cách nhanh chóng. Vì vậy, Trung Cộng nhấn mạnh sự cần thiết phải tấn công các lực lượng can thiệp của Mỹ sớm và sau đó hạn chế thời lượng và phạm vi giao chiến xảy ra sau đó, đặc biệt bằng việc ngăn chặn các cuộc tấn công vào chính Trung Quốc. Đến lượt mình, quan niệm chiến tranh của Mỹ lại dựa trên logic cho rằng việc giành kiểm soát tác chiến, hạn chế thiệt hại và giành chiến thắng có thể phụ thuộc vào việc vô hiệu hóa các hệ thống A2/AD của Trung Cộng trước khi chúng có thể được sử dụng tối đa nhằm vô hiệu hóa các lực lượng của Mỹ.
Việc hai nước ưu tiên tránh một cuộc chiến tranh lâu dài là chuyện đương nhiên, bởi những thiệt hại quân sự được dự đoán và các chi phí khác. Nhưng chính các chiến lược quân sự đòi hỏi mỗi bên phải tấn công mạnh và sớm, có lẽ là chặn trước, vào lực lượng đối phương, có thể chống lại một thỏa hiệp chấm dứt chiến tranh và dẫn đến việc kéo dài và mở rộng chiến tranh. Hãy xem xét những cuộc chiến tranh lớn của thế kỷ 20, trong đó bên tấn công trước – Đức 2 lần và Nhật 1 lần – đã buộc đối phương phải quyết tâm chiến đấu, duy trì và cuối cùng là chiếm ưu thế. Quả thực, sẽ là khôn ngoan khi để ý đến chân lý đơn giản là tấn công trước không bảo đảm thắng lợi. Hơn nữa, chiều hướng của một cuộc chiến giữa Trung Cộng và Mỹ có thể được quyết định không chỉ bởi các chiến dịch quân sự mà còn bởi các ảnh hưởng và áp lực kinh tế, chính trị và quốc tế. Chúng ta sẽ thấy rằng chiến tranh càng kéo dài, các yếu tố phi quân sự có thể càng trở nên quan trọng.
Giả định rằng một cuộc chiến giữa Trung Cộng và Mỹ sẽ kết thúc một cách nhanh chóng không được ủng hộ bởi minh chứng rằng hai bên sẽ nhanh chóng tận dụng hết mọi khả năng tiến hành chiến tranh của mình. Trung Cộng và Mỹ có khả năng đáng kể về mặt quân sự, kinh tế, công nghiệp và nhân lực. Nếu Trung Cộng dễ bị ảnh hưởng trước những thiếu hụt trầm trọng trong chiến tranh với Mỹ, nước này có thể gánh chịu những thiệt hại về các hệ thống quân sự tiền tuyến – các lực lượng hỗ trợ phần lớn không còn dùng được nữa – hay các nguồn cung cấp dầu. Trung Cộng nhập khẩu khoảng 60% trong số các nguồn cung cấp dầu đó và có một nguồn dự trữ chiến lược công khai chỉ đủ dùng trong khoảng 10 ngày.
Cũng quan trọng như các điều kiện vật chất là khả năng chịu đựng về mặt chính trị của hai nước. Ban đầu, chính phủ Trung Cộng có thể lờ đi một cách đáng kể sự chống đối trong nước, trong khi chính phủ Mỹ thì không thể. Nhưng tính hợp pháp của nhà nước Trung Cộng dựa trên khả năng đáp ứng những nhu cầu vật chất và nâng cao mức sống của người dân, điều sẽ bị đe dọa bởi một cuộc chiến tranh tốn kém. Cũng như ý chí chính trị có thể định đoạt thời lượng một cuộc chiến tranh, các động lực của chiến tranh – thắng lợi hay thất bại về mặt quân sự, số thương vong, chi phí và kỳ vọng về những gì mà chiến tranh có thể mang lại hơn nữa – có thể định đoạt ý chí. Trong điều kiện tất cả các yếu tố khác là như nhau, năng lực quân sự càng đồng đều thì khả năng ý chí của một bên bị rạn nứt trước ý chí của đối phương càng thấp.
Cuối cùng, sự sẵn sàng gánh chịu những thiệt hại và ủng hộ cuộc chiến kéo dài có thể bị ảnh hưởng bởi những lợi ích được nhận thấy từ xung đột. Vì vậy, con đường dẫn đến chiến tranh có thể ảnh hưởng đến chiều hướng của chiến tranh, bao gồm mức độ ác liệt và thời lượng của nó. Hãy xem xét một số tình huống có thể chuyển thành bạo lực:
+ Đụng độ giữa Trung Cộng và Nhật về lãnh thổ tranh chấp ở biển Hoa Đông, nơi Mỹ tuyên bố áp dụng hiệp ước phòng thủ với Nhật Bản.
+ Sự quấy nhiều của Trung Cộng nhằm nhấn mạnh các tuyên bố chủ quyền của mình ở (và đói với) biển Nam Trung Cộng – chống lại Philippines và Việt Nam chẳng hạn – cho dù Mỹ khẳng định giải quyết trnah chấp một cách hòa bình và tự do hàng hải.
+ Những can thiệp quân sự riêng rẽ của các lực lượng Trung Cộng, Hàn Quốc hay Mỹ trong trường hợp Triều Tiên sụp đổ.
+ Sự đe dọa hay sử dụng vũ lực của Trung Cộng nhằm hăm dọa hay chiếm hữu Đài Loan.
+ Một biến cố trên biển, chẳng hạn như việc một máy bay bị bắn hạ, bởi các lực lượng tác chiến trong phạm vi gần, có lẽ trong các vùng biển EEZ mà Trung Cộng tuyên bố là có chủ quyền nhưng Mỹ tuyên bố là vùng biển chung.
Để minh họa, Mỹ có thể sẵn sàng chiến đấu một cách kiên quyết nhằm ngăn chặn Trung Cộng giành quyền kiểm soát biển Nam Trung Hoa, trong khi Trung Cộng có thể tìm kiếm giải pháp hòa bình trước quyết tâm như vậy của Mỹ. Ngược lại, quyết tâm của Trung Cộng trong việc ngăn cản Đài Loan độc lập với Trung Cộng có thể cao hơn quyết tâm của Mỹ trong việc ngăn cản sự thống nhất bằng vũ lực của Đài Loan với Trung Cộng. Phân tích tiếp theo không bàn về giá trị của những tranh chấp Trung – Mỹ hay khả năng các tranh chấp này sẽ dẫn đến chiến tranh, mà nó thừa nhận rằng những lợi ích không đố xứng có thể dẫn đến quyết tâm không đối xứng trước những thiệt hại.
Các yếu tố này gợi ý sự cần thiết phải xem xét một cách nghiêm túc xem một cuộc chiến giữa Trung Cộng và Mỹ có thể diễn ra như thế nào, nó có thể kéo dài bao lâu, chi phí gia tăng và triển vọng thay đổi có thể ảnh hưởng thế nào đến khả năng và quyết tâm duy trì cuộc chiến của mỗi bên. Cách đây 100 năm, các nhà lãnh đạo và các nhà chiến lược châu Âu, sau khi hình thành các khối liên minh và thông qua các kế hoạch huy động mà sẽ dẫn dắt một cách sẵn sàng, nếu không thì tự động, từ đối đầu đến chiến tranh, đã sai lầm hơn nữa khi cho rằng chiến tranh sẽ rất ngắn, hoặc là bởi bên họ sẽ nhanh chóng giành chiến thắng hoặc là bởi cả hai bên đều muốn chấm dứt chiến tranh trước khi quân đội và nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau của họ bị kiệt quệ. Nhưng trong vòng 4 năm không bên nào thỏa hiệp để kết thúc cảnh tàn sát rơi vào bế tắc. Một cuộc chiến giữa Trung Cộng và Mỹ sẽ gặp những mối họa tương tự: một động cơ để tấn công trước và một niềm tin rằng chiến tranh sẽ kết thúc nhanh chóng và hạn chế chi phí. Suy nghĩ như vậy có thể biến một cuộc khủng hoảng thành một cuộc xung đột và khiến Mỹ rơi vào thế chưa sẵn sàng nếu chiến tranh xảy ra và lại kéo dài.
Cấu trúc của báo cáo
Nghiên cứu này mang tính sơ bộ và khái niệm; các trường hợp của nó đều là tưởng tượng, và những ước đoán chỉ mang tính minh họa. Với những hạn chế như vậy, các chương tiếp theo sẽ hướng nghiên cứu dưới đây:
+ Các tham số của chiến tranh Trung – Mỹ là gì?
+ Các nhà lập kế hoạch Trung Cộng và Mỹ nghĩ gì về cách thức mà một cuộc chiến như vậy nên và sẽ được tiến hành?
+ Những biến số nào sẽ miêu tả chiến tranh Trung – Mỹ?
+ Những biến số này gợi ý những chiều hướng khác nhau nào?
+ Ảnh hưởng đối với nền kinh tế Mỹ và Trung Cộng, mối quan hệ kinh tế Trung – Mỹ, nền kinh tế các nước Đông Á và nền kinh tế thế giới có thể là gì?
+ Những áp lực và kiềm chế chính trị nội bộ nào có thể xuất hiện trong suốt cuộc chiến?
+ Những phản ứng quốc tế nào có thể xảy ra?
+ Ảnh hưởng đối với chính sách, yêu cầu và sự chuẩn bị của Mỹ, bao gồm những dự đoán của Quân đội Mỹ, là gì?
Báo cáo còn bao gồm hai phụ lục, cung cấp thêm thông tin về những thiệt hại quân sự và ảnh hưởng kinh tế có thể có.
(còn tiếp)
CHAPTER ONE
Introduction
The ambitious should consider above all that [with] an equality of force between belligerent parties, all that princes can expect from the greatest advantages at present is to acquire . . . some territory which will not pay the interest on the expenses of war, and whose population does not even approach the number of citizens who perished in the campaign. 1 — Frederick the Great.
Purpose
For all the studies and opinion pieces about how a war with China might start and should be fought, one finds little serious analysis, at least in the public domain, of what such a war might be like and what its consequences could be. This is a gaping omission, for China is at loggerheads with the United States over several regional disputes that could lead to military confrontation or even violence, and both superpowers have ample forces, industrial might, and people to fight long and hard across a vast expanse of land, sea, air, space, and cyberspace. This study seeks to start filling this gap by examining the alternative paths that a war between the United States and China might take, effects of each path on both sides, preparations the United States should make, and ways to balance U.S. war aims against costs should war occur. 2 The study considers not only military factors but also economic, domestic political, and international ones, across a time frame from 2015 to 2025. Implications for the U.S. Army are highlighted. While our primary audience consists of American policymakers and planners, we hope that their Chinese counterparts will also think through possible paths and consequences of war, for it could destroy much of what modern China has accomplished. There is no indication that the Chinese have given the potential impact of a war the rigorous attention it warrants.
Rationale
The need to think through war with China is made all the more pressing by developments in military technology and associated doctrine: Sensors, global positioning, weapon guidance, digital networking, and other capabilities used to target opposing forces have advanced to the point where both U.S. and Chinese military forces pose serious threats to each other. This creates the ability and a reason to strike enemy forces before they strike one’s own, which is bound to influence both nations’ war planning.3 Military technology and planning are thus creating a bias toward sharp exchange of strikes from the start, with both sides intent on gaining the upper hand or at least denying it to the other. To quote Chinese strategists: “[I]t has become possible to achieve operational objectives before an enemy can make a response. . . If the PLA [People’s Liberation Army] fights with a high-tech and powerful enemy, we must achieve operational suddenness.” 4 The combination of such confidence and urgency might be misplaced and dangerous—and not just for China.
A hazard inherent in all war planning is that it sets and limits expectations of what will actually occur. Only a militarily dominant belligerent can afford to be so cavalier, and when it comes to China, the United States is no longer dominant, nor can it afford to be cavalier. As its military advantages vis-à-vis China decline, the United States can be less confident that war would conform to its plans. Improved Chinese forces, particularly for anti-access and area denial (A2AD), means that the United States cannot be sanguine about gaining operational control, destroying China’s defenses, and achieving decisive victory if a war occurred.
Because Sino-U.S. war could be extremely costly even for the victor, it is not likely to result from premeditated attack by either side. Yet Sino-U.S. crises could occur and involve incidents or miscalculations that lead to hostilities. China could try to intimidate its neighbors below the threshold of U.S. intervention, yet misjudge where that threshold is. China could underestimate U.S. willingness to back Japan militarily in a crisis over disputed territory in the East China Sea. Moreover, the contradiction between China’s claim of sovereignty over its 200-nautical-mile Exclusive Economic Zone (EEZ) and U.S. insistence that such zones are international waters beyond 12 nautical miles could bring forces into close and hazardous proximity if either side opts to enforce its stance.
1 Frederick the Great quoted by Geoffrey Parker, “The Military Revolution,” in Lawrence Freedman, ed., War, Oxford, UK: Oxford University Press, Oxford, 1994, p. 247.
2 Perhaps the two most definitive U.S. official annual documents are the U.S. Department of Defense annual report to Congress, Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China, and the annual report of the joint Congressional-Executive Commission on China. Neither contains analysis of the range of possibilities and consequences of war with China. See Office of the Secretary of Defense, Annual Report to Congress: Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China 2014, Washington, D.C., April 24, 2014; and Congressional-Executive Commission on China, 2014 Annual Report, Washington, D.C., October 9, 2014.
3 Chinese warfighting doctrine is laid out in the People’s Liberation Army’s (PLA’s) Science of Military Strategy and Science of Campaigns. (See Peng Guangqian and Yao Youzhi, eds., Science of Military Strategy [Zhanlue Xue], Beijing: Military Science Press, 2005; and Zhang Yuliang, ed., Science of Campaigns [Zhanyi Xue], Beijing: National Defense University Press, 2006.) The implication of U.S. reliance on attacking China’s A2AD is found in various public explanations of the U.S. Navy and U.S. Air Force Air-Sea Battle concept, which has been subsumed under the Joint Concept for Access and Maneuver (see, for example, U.S. Naval Institute, “Document: Air Sea Battle Name Change Memo,” January 20, 2015)
4 Zhang, 2006, p. 96. See also Jianxiang Bi, “Joint Operations: Developing a New Paradigm,” in James Mulvenon and David M. Finkelstein, eds., China’s Revolution in Doctrinal Affairs: Emerging Trends in the Operational Art of the Chinese People’s Liberation Army, Washington, D.C.: CNA Corporation, December 2005, especially pp. 47–49.
A case in point of how conflicting Chinese and U.S. views could lead to war is found in the South China Sea. In support of China’s objective of making virtually the entire South China Sea sovereign territorial waters, China has been building artificial islands, airstrips, and other militarily useful infrastructure—and claiming 200-mile EEZs around them. The United States will not accept this because it runs afoul of several U.S. interests: the principle of peaceful settlement of disputes, the principle of freedom of the seas, the fact that some 40 percent of world trade passes through the South China Sea, and the expectations of the Philippines and other U.S. friends that the United States will not condone Chinese unilateral action. Consequently, the Americans have steamed naval surface combatants through the very waters China is claiming and on which it is building. There seems little doubt that the Chinese will operate forces in these contested waters, in which case Chinese and U.S. forces will be present and actively shadowing or constricting the other side’s forces. If, or as, a crisis occurs, the risk of a spark causing inadvertent conflict would be heightened, perhaps greatly. Moreover, political leaders on both sides may become less flexible, not more, with so much at stake, and military commanders could urge in favor of escalation either to deter or to prepare for conflict. While current odds strongly favor the United States militarily in the South China Sea, making Beijing more likely than Washington to back down, the improvement and extension of Chinese A2AD in that direction could make a crisis harder to defuse. As horrific as a Sino-U.S. war could be, it cannot be considered implausible.
As we will see, the cause of war and the importance each side attaches to it could affect how fiercely and long it will fight, though hostilities can create dynamics and fury that eclipse rational calculation. If both sides have substantial war-making capacity and neither one can gain operational dominance and control, there is a danger of prolonged ferocious fighting at great cost, even though both might plan and expect it to end quickly. Such conditions recall those of Europe in 1914, when a crisis triggered near-automatic execution of military plans to attack before being attacked, when the economies of the two sides were interlocked, and when both foresaw a short war. As fighting raged, casualties soared, and territory was lost and won, the belligerents found themselves fighting over far more than an incident involving Serbian nationalists seeking to end Austria-Hungary’s control of Bosnia-Herzegovina. Now, as then, the result could be huge military losses (then in foot soldiers, now in weapon platforms) and lasting economic damage on both sides.
In sum, the risk that some Sino-U.S. confrontation will lead to hostilities, the declining ability of the United States to gain militaryoperational control, the conventional counterforce capabilities (the capabilities of U.S. and Chinese forces to target and destroy each other) of both militaries, the vulnerability of both economies, and the potential for prolonged fighting with devastating results demand fresh but sober thinking about Sino-U.S. war. Because war with China, seen in this light, is not implausible and could be very dangerous and very demanding, the United States must be prepared for it. Already, military requirements for a Sino-U.S. war figure prominently in U.S. force planning and operating concepts (as they do in China’s). But larger national requirements, depending on the war’s intensity and duration, have not received equivalent attention. Both the United States and China need to be aware of what the costs of war might be. If advances in conventional counterforce capabilities are making war harder to control, leaders need political instruments to keep combat from destroying more than it can gain.
Factors Considered
As U.S. military dominance wanes, U.S. strategists must consider (as this study does) a range of contingencies and corresponding requirements. Recent research on strategic decisionmaking finds that unjustified faith in the ability to plan, control, and limit the duration of fighting is a common mistake in starting wars that end badly. After analyzing numerous historical cases, a RAND study concluded that “confidence that an adversary will comply with one’s script and... that the results of a decision can be controlled is tantamount to assuming away risk. When this leads to failure to prepare for bad results, the consequences can be that much worse.” 5
Essential though it is for U.S. armed forces to have plans to fight and win, excessive confidence in such plans could have detrimental effects on U.S. peacetime policy, crisis management, and wartime operations. At worst, inattention to the range of possible paths and consequences of war with China could lead the United States into one for which it is unprepared. Likewise, the Chinese would be profoundly wrong to think that improving their military capabilities would make a war with the U.S. controllable, winnable, and affordable. 6 As we will see, it could be that neither country is able to control, win, or afford a future war.
Paradoxically, as both sides hone their military strategies with the aim of controlling a war, they reduce the possibility of control. Military officers of both countries have spoken and written about how to achieve operational advantage, or at least avoid disadvantage, by striking the other side’s forces at the outset of a conflict. 7 Given the “firstmover” advantage and the corresponding danger that perception of a climbing probability of hostilities would increase the pressure on each side’s trigger finger, the goal of avoiding a war must compete with that of winning one. Likewise, as we will see, the goal of winning a war must be weighed against the goal of containing its costs. Given the potential military, economic, and political costs of a long conflict, each side wants to succeed quickly. Accordingly, the Chinese stress the need to strike intervening U.S. forces early and then to limit the duration and scope of fighting that ensues, especially by preventing attacks on China itself. In turn, U.S. warfighting concepts rest on the logic that gaining operational control, limiting losses, and achieving victory might depend on disabling Chinese A2AD capabilities before they can be used to full effect to disable U.S. forces.
5 David C. Gompert, Hans Binnendijk, and Bonny Lin, Blinders, Blunders, and Wars: What America and China Can Learn, Santa Monica, Calif.: RAND Corporation, RR-768-RC, 2014.
6 The Chinese appear to be aware of how costly war with the United States could be (see David Finkelstein, “Chinese Perceptions of the Costs of a Conflict,” in Andrew Scobell, ed., The Costs of Conflict: The Impact on China of a Future War, Carlisle, Pa.: Strategic Studies Institute, 2001, pp. 9–28).
7 See David C. Gompert and Terrence K. Kelly, “Escalation Cause: How the Pentagon’s New Strategy Could Trigger War with China,” Foreign Policy, August 3, 2013, among others articles on Air-Sea Battle.
The strong preference of both states to avoid a long war is only natural, given expected military losses and other costs. Yet the very military strategies that call for each to strike the other’s forces hard and early, perhaps preemptively, could work against a war-ending compromise and lead to the prolongation and expansion of war. Consider the major wars of the 20th century, in which the side that attacked first—Germany twice and Japan once—summoned the other side’s will to fight, persevere, and ultimately prevail.8 Indeed, it is wise to heed the simple verity that striking first does not ensure victory. Moreover, the path of a Sino-U.S. war might be determined not just by military operations but also by economic, political, and international effects and pressures. We will see that the longer war lasts, the more important nonmilitary factors might become.
The assumption that a Sino-U.S. war would be over quickly is not supported by evidence that either side would rapidly exhaust its warmaking capacity. China and the U.S. have considerable military, economic, industrial, and demographic depth. If China is vulnerable to critical shortages in a war with the United States, it could be in losses of frontline military systems—its backup forces being largely obsolescent—or in oil supplies, of which it imports about 60 percent and has a declared strategic reserve of just ten days or so.9
As important as physical wherewithal is the political stamina of the two states. At first, the Chinese government could largely ignore domestic opposition, whereas the U.S. government could not. Yet the legitimacy of the Chinese state rests on its ability to provide for the material needs and improve the living standards of the population, which would be at risk by a costly war. Just as political will could deter mine a war’s duration, the war’s dynamics—military success or failure, casualties, costs, and expectations of what further fighting might bring—could determine will. All else being equal, the more even the military capabilities, the less likely that one side’s will would crack before the other’s.
Finally, willingness to suffer losses and support prolonged fighting could be affected by the perceived stakes of the conflict. Thus, the path to war could affect the path of war, including its severity and duration. Consider several situations that could turn violent:
• Sino-Japanese skirmishing over disputed territory in the East China Sea, where the United States has said its defense treaty with Japan applies
• Chinese harassment to press its territorial claims in (and to) the S. China Sea—against the Philippines or Vietnam, for example—in the face of U.S. insistence on peaceful dispute resolution and freedom of the seas
• uncoordinated military interventions by Chinese, South Korean, or U.S. forces in the event of a collapse of North Korea
• Chinese threat or use of force to intimidate or seize Taiwan
• an incident at sea, such as the downing of an aircraft, owing to forces operating in close proximity, perhaps in EEZ waters claimed as sovereign by China but as commons by the United States.
To illustrate, the United States might be willing to fight resolutely to prevent China from gaining control of the South China Sea, whereas China might seek a peaceful solution in the face of such American resolve. In contrast, the Chinese might be more determined to prevent Taiwan’s independence from China than the United States is to prevent Taiwan’s forcible unification with China. The analysis that follows does not deal with the merits of Sino-American quarrels or the probability that they will lead to war, but it does recognize that asymmetric interests can result in asymmetric resolve in the face of losses.
These factors suggest a need to examine with rigor how a Sino-U.S. war might be fought, how long it might last, and how its mounting costs and shifting outlook could affect the ability and will of each side to keep fighting. One hundred years ago, European leaders and strategists, having formed alliances and adopted mobilization plans that would lead readily, if not automatically, from confrontation to war, erred further by assuming that war would be brief, either because their side would win quickly or because both sides would want to end the war before their armies and interlocking economies were devastated. Yet for four years neither side would compromise to end the stalemated carnage. A Sino-U.S. war would hold similar dangers: an incentive to strike first and a belief that fighting would end quickly and limit costs. Such thinking could turn a crisis into a conflict and leave the United States unprepared if war occurred and turned out to be lengthy.
8 Germany’s initial offensives on both fronts in both world wars and Japan’s attack on Pearl Harbor appeared successful, but ultimately both countries were defeated.
9 “China Makes First Announcement on Strategic Oil Reserves,” Reuters, November 20, 2014.
How This Report Is Organized
This study is preliminary and conceptual; its cases are imagined, and its estimates only illustrative. With these qualifications in mind, the chapters to come pursue the following line of inquiry:
• What are the parameters of a Sino-U.S. war?
• How do Chinese and U.S. planners think about how such a war should or would proceed?
• What variables would describe a Sino-U.S. war?
• What different paths do these variables suggest?
• What military consequences and demands are implied by each path?
• What could be the impact on the U.S. and Chinese economies, on Sino-U.S. economic relations, on East Asian economies, and on the world economy?
• What internal political pressures and constraints could arise during a war?
• What international reactions might be expected?
• What are the implications for U.S. policy, requirements, and preparations, including expectations of the U.S. Army?
The report also has two appendixes, which provide additional information about possible military losses and economic effects.
(Continued)
Xem tiếp: Chương II (Chapter II)
* * *
Xem bài có liên hệ với đề tài: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net