* * *
CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG, XEM XÉT NHỮNG ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG.
By David C. Gompert, Astrid Cevallos, Cristina L. Garafola.
The RAND Corporation.
(Tiếp theo).
Xem Phần đầu
CHƯƠNG II
KHUÔN KHỔ PHÂN TÍCH
Nhóm tác giả mặc nhiên công nhận rằng một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung Cộng sẽ là có tính khu vực, thông thường, và công nghệ cao, và nó sẽ được tiến hành chủ yếu trên và dưới biển, trên không (với máy bay, các máy bay không người lái, và các hỏa tiễn), trong không gian, và trong không gian mạng. Mặc dù cuộc chiến trên bộ có thể xảy ra trong những kịch bản cụ thể (chẳng hạn, một cuộc xung đột về sự thống nhất Triều Tiên), nhóm tác giả loại bỏ khả năng một cuộc chiến tranh trên bộ lớn ở châu Á. Nhóm tác giả giả định rằng chiến đấu sẽ bắt đầu và duy trì ở Đông Á, nơi có các điểm nóng tiềm tàng và gần như tất cả các lực lượng của Trung Cộng. Sự bố trí các lực lượng trong khu vực ngày càng trải rộng và khả năng ngày càng tăng của mỗi bên để theo dõi và tấn công các lực lượng đối lập có thể biến Tây Thái Bình dương thành một “vùng chiến tranh”, với các hậu quả kinh tế nghiêm trọng. Không có khả năng các vũ khí hạt nhân sẽ được sử dụng: thậm chí trong một cuộc xung đột thông thường bạo lực dữ dội, không bên nào sẽ coi những thiệt hại của họ quá nghiêm trọng, các triển vọng của họ quá tàn khốc, hoặc các quyền lợi quá sống còn đến nỗi họ sẽ liều trả đũa hạt nhân bằng việc sử dụng các vũ khí hạt nhân trước. Nhóm tác giả cũng định rằng Trung Cộng sẽ không tấn công nước Mỹ, ngoại trừ qua không gian mạng, xét khả năng tối thiểu của Trung Cộng để làm vậy với các vũ khí thông thường. Trái lại, các cuộc tấn công phi hạt nhân của Mỹ chống lại các mục tiêu quân sự tại Trung Cộng có thể rộng lớn.
Hai biến số sẽ chủ yếu xác định con đường một cuộc chiến tranh có thể diễn ra: cường độ (từ nhẹ đến khốc liệt) và khoảng thời gian (từ một vài ngày đến một năm hoặc hơn); do đó, nhóm tác giả trình bày 4 trường hợp. Yếu tố quyết định chính của cường độ là liệu vào lúc bắt đầu, các nhà lãnh đạo chính trị của Mỹ và Trung Cộng cho phép hay không cho phép các quân đội tương ứng của họ thực hiện các kế hoạch của họ để tấn công không do dự các lực lượng đối phương, điều sẽ đẩy nhanh một cách khốc liệt cuộc chiến cường độ mạnh. Yếu tố chính quyết định lượng thời gian, xét cả hai cường quốc có khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh dài, là liệu và khi nào bên này hoặc bên kia mất đi ý chí chiến đấu hoặc kết luận rằng tiếp tục làm như vậy sẽ là phản tác dụng.
Nhóm tác giả chia các tác động của mỗi trường hợp là mang tính quân sự, kinh tế, chính trị trong nước, và quốc tế. Các thiệt hại quân sự – đó là sự suy giảm trong các khả năng quân sự – sẽ chủ yếu bao gồm các phương tiện mạng và các hệ thống vũ khí và C4ISR (chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát, do thám) bị phá hủy hoặc bị hỏng. Không có nỗ lực nào được tạo ra để phân tích các thương vong tiềm tàng, mặc dù những ước tính rất thô sơ có thể xuất phát từ những thiệt hại về phương tiện. Các chi phí kinh tế được xác định ở đây như là những suy giảm trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) từ thiệt hại thương mại, tiêu dùng, và thu nhập từ những đầu tư nước ngoài. Sự gián đoạn các nguồn cung cấp nhiên liệu được thấy trong các tác động của sự cắt giảm hoạt động thương mại. Các phí tổn của tài sản bị chiếm giữ, các lực lượng bị tàn phá, và cơ sở hạ tầng bị thiệt hại, mặc dù có thể khá lớn, thì được loại trừ bởi vì chúng sẽ không trực tiếp tác động đến GDP. Các phản ứng chính trị trong nước có thể liên quan đến sự ủng hộ, sự thiếu kiên nhẫn, sự chống đối, sự không ổn định, hoặc sự làm suy yếu nỗ lực chiến tranh. Các phản ứng quốc tế có thể có lợi cho bên này hoặc bên kia, có lẽ đến chừng mực can thiệp, và có thể gây áp lực buộc một hoặc cả hai bên ngừng chiến.
Khung thời gian của nhóm tác giả là 2015 – 2025. Tốc độ tiến bộ trong công nghệ quân sự hiện nay, đặc biệt trong các khả năng A2/AD của Trung Cộng và trong năng lực chiến tranh mạng và chống vệ tinh (ASAT) của cả hai bên, ngụ ý một tiềm năng cho sự thay đổi lớn trong thập kỷ tới, điều làm cho việc xem xét các trường hợp trong năm 2025 khác với trường hợp trong năm 2015. Các điều kiện kinh tế cũng sẽ thay đổi từ nay đến năm 2025 – với việc nền kinh tế Trung Quốc có thể vượt nền kinh tế Mỹ về quy mô, đầu tư nước ngoài của Trung Cộng tăng lên, và cả hai nền kinh tế phụ thuộc hơn bao giờ hết vào mạng lưới máy tính – mặc dù không đủ để thay đổi về mặt phẩm chất và số lượng ảnh hưởng kinh tế của một cuộc chiến tranh. Nỗ lực để chỉ rõ các tác động chính trị trong nước và quốc tế của một cuộc chiến tranh trong một thập kỷ nữa tính từ lúc này thậm chí sẽ mang tính suy đoán hơn. Do đó, năm 2025 được phân tích riêng biệt với năm 2015 chỉ trong khía cạnh quân sự.
Suy nghĩ của Mỹ và Trung Cộng về chiến tranh
Những suy nghĩ của Mỹ và Trung Cộng về chiến tranh chỉ ra rằng cả hai bên dự đoán một cuộc xung đột gay gắt, với Trung Cộng lên kế hoạch (và hy vọng) một cuộc chiến ngắn, và Mỹ tự tin hơn về chiến thắng nếu chiến đấu kiên trì. Theo như ghi nhận công khai cho thấy, không bên nào phân tích một cách hệ thống các tác động cho một cuộc chiến tranh dài hoặc nắm bắt lấy ý tưởng (được bàn luận sau) về hạn chế bạo lực có chủ tâm và lẫn nhau.
Suy nghĩ về quân sự của Trung Cộng đã tiến triển từ các khái niệm Maoism ban đầu về “chiến tranh nhân dân” và một cuộc “chiến tranh hủy diệt” giữa các hệ thống ý thức hoàn toàn đối lập. Các khái niệm mới nổi lên phản ánh khả năng và chiều hướng ngày càng tăng của Trung Cộng để đe dọa hoặc sử dụng vũ lực cho những mục đích giới hạn ở vị trí gần (chẳng hạn, ngăn chặn sự độc lập của Đài Loan hay thi hành các tuyên bố chủ quyền trên biển) mà không thấy chính mình đang trong chiến tranh với Mỹ. Tuy nhiên chiến tranh với Mỹ không thể bị loại trừ và có thể liên quan đến các cuộc tấn công vào Trung Cộng, các thiệt hại và phí tổn gây choáng váng và thất bại cuối cùng. Do đó Trung Cộng phải chuẩn bị, nếu nước này không thể ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ, để tránh thất bại.
Tình huống này đã khơi dậy sự quan tâm của Trung Cộng đến A2/AD – về bản chất, lực đối kháng thông thường – được tạo điều kiện đặc biệt bởi sự thành thạo ngày càng tăng của Trung Cộng trong các công nghệ định mục tiêu. A2/AD làm tăng các chi phí và do đó cũng tăng ngưỡng can thiệp của Mỹ vào một cuộc xung đột liên quan tới Trung Cộng. Bằng việc giảm sự đe dọa của Mỹ đến Trung Cộng, A2/AD có thể xây dựng một tấm lá chắn mà đằng sau nó Trung Cộng có thể cảm thấy tự do sử dụng vũ lực hơn. Thêm vào đó, các lợi thế quân sự của Mỹ đã hướng tư duy của Trung Cộng về tiến hành chiến tranh vào việc giành thế chủ động, tạo ra những lợi ích bất ngờ, làm suy giảm các lực lượng tấn công của Mỹ, và sau đó giới hạn phạm vi địa lý, các vũ khí, các mục tiêu và khoảng thời gian của xung đột kế tiếp. Trong khi Trung Cộng coi các hang không mẫu hạm và các căn cứ không quân khu vực của Mỹ là các mục tiêu chủ yếu, họ cũng coi C4ISR như là một gót chân A-sin của Mỹ, và vì thế đã mở rộng kho vũ khí của mình và lên kế hoạch để tính đến cả chiến tranh mạng và ASAT.
Tuy nhiên, nguy cơ của Trung Cộng trong nỗ lực đạt được một việc đã rồi là Mỹ sẽ tấn công lại (hoặc tấn công trước), mở rộng và kéo dài xung đột, sử dụng ưu thế tiến hành chiến tranh của họ, gây tàn phá cho chính Trung Cộng, cắt đứt các liên kết biển của Trung Cộng, và áp đặt một sự hòa bình khắc nghiệt. Người Trung Cộng cũng nên lo lắng, nếu họ chưa thấy vậy, rằng một cuộc chiến tranh dài có thể gây ra sự bất ổn trong nước và khuyến khích ly khai. Tóm lại, Trung Cộng đã viết kịch bản cho các cuộc tấn công sớm vào các lực lượng của Mỹ và một sự chấm dứt nhanh chóng các hành động thù địch, với ít chỗ cho sai lầm.
Cùng với suy nghĩ của Trung Cộng như vậy về cách chiến đấu, kiềm chế, và kết thúc một cuộc chiến tranh với Mỹ, các nhà chiến lược quân sự của Trung Cộng đã quan tâm đến ý tưởng “kiểm soát chiến tranh”. Khái niệm này tìm cách giải quyết vấn đề làm thế nào để tránh thất bại liểng xiểng mà không từ bỏ phương án sử dụng vũ lực khi làm vậy là nằm trong lợi ích của Trung Cộng. Suy nghĩ của Trung Cộng về kiểm soát chiến tranh là như thế này: các mục tiêu quan trọng hơn cả là ổn định và phát triển quốc gia áp dụng trong chiến tranh không ít hơn trong hòa bình, chỉ ra rằng Trung Cộng có thể kiểm soát và giới hạn chiến tranh nếu nó xảy ra. Sáng kiến quân sự nên được sử dụng để tạo dựng quy mô, phạm vi, và tiến trình của chiến tranh, cũng như để khiến cho kẻ thù chấm dứt chiến tranh với các điều kiện của Trung Cộng. Điều thiết yếu không chỉ là ngăn cản sự mở rộng, leo thang, và kéo dài mà còn là hướng cuộc chiến đến một giải pháp có lợi với cái giá thấp nhất cho Trung Cộng. Do đó, các lực lượng và các hoạt động cần được kiểm soát bởi các nhà lãnh đạo chính trị quan tâm đến các mục tiêu tối cao của Trung Cộng. Trong suốt thời gian có chiến sự, Trung Cộng cần đánh giá tiến bộ và nắm lấy các cơ hội để chấm dứt chiến tranh với một kết quả ổn định mà bảo vệ chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh thể chế và các sợi dây cứu sinh kinh tế của Trung Cộng.
Đây quả thực là một đòi hỏi quá cao, đặc biệt trong một cuộc xung đột với một cường quốc mạnh hơn. Trung Cộng nhận thức được thách thức này, và họ thường xuyên bàn luận về thành công trước đây của mình trong việc đánh bại các cường quốc quân sự ưu thế hơn mặc dù những khả năng thấp hơn. Trong khi sự nhấn mạnh của Trung Cộng vào kiểm soát chiến tranh là không mới, Trung Cộng có thể có sự tự tin ngày càng tăng vào tính khả thi của nó nhờ sự nâng cao A2/AD của Trung Cộng và bằng chứng rằng Mỹ không phải là không thể bị đánh bại và không được bảo đảm vẫn giữ quyền kiểm soát một cuộc xung đột: “Bất kể một nước có thể mạnh thế nào, sức mạnh quân sự của nó có hùng mạnh đến đâu thì việc nó kiểm soát hoàn toàn toàn bộ tình hình là điều không thể. Mỹ đã phát động các cuộc chiến tranh ở A Phú Hãn và Iraq (và) vẫn đang mắc kẹt”.
Niềm tin ngày càng tăng và khả năng của Trung Cộng xử lý chủ động các cuộc khủng hoảng và chiến tranh, thay vì phản ứng lại hay phải bắn loạt súng mở đầu được ăn cả ngã về không, có thể khuyến khích hành xử của Trung Cộng trong thời bình và các cuộc khủng hoảng. Điều này cũng tác động đến chiều hướng một cuộc chiến tranh Trung – Mỹ có thể theo. Trong khi nhất quán với khái niệm các cuộc tấn công sớm vào các lực lượng tấn công của Mỹ, kiểm soát chiến tranh suy tính “xung đột trong trạng thái toàn vẹn của nó”, bao gồm Trung Cộng, châu Á và thế giới hậu chiến. Nó chỉ ra rằng Trung Cộng quan tâm đến nhu cầu cân bằng các mục tiêu chiến tranh với các chi phí nếu chiến tranh xảy ra. Cụ thể hơn, mặc nhiên công nhận rằng việc kiểm soát phạm vi, quy mô, và khoảng thời gian của chiến sự có thể là quan trọng ngụ ý nhận thức của Trung Cộng về các khả năng hơn là những sự trao đổi lực đối kháng thông thường ác liệt. Một khả năng như vậy là các nhà lãnh đạo dân sự Trung Cộng sẽ cố gắng giữ cho chiến sự bị giới hạn, hy vọng rằng sự kiệt quệ vì chiến tranh của Mỹ mang đến một giải pháp có lợi cho Trung Cộng. Dù thế nào, các nỗ lực tăng cường kiểm soát chính trị đối với PLA của Chủ tịch Tập Cận Bình cho thấy một điều kiện tiên quyết quan trọng của kiểm soát chiến tranh.
Những suy nghĩ của Mỹ về chiến tranh cũng thay đổi liên tục. Trong một thời gian, Mỹ tự tin rằng sức mạnh tấn công cực kỳ ưu thế của họ có thể tàn phá ngay các lực lượng của Trung Cộng. Dĩ nhiên, kể cả với các lực lượng hải quân và không quân của Trung Cộng bị đập tan, Mỹ biết họ sẽ đánh vật hết sức và trả giá đắt nếu họ can dự vào chiến tranh trên bộ trên vùng đất của Trung Cộng (một ý tưởng mà Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Gates khi đó ám chỉ một cách nổi tiếng sẽ bảo đảm sự điều trị bệnh tâm thần cho các nhà lãnh đạo Mỹ). Khi các khả năng A2/AD của Trung Cộng Cộng cải thiện, Mỹ bắt đầu cân nhắc việc tấn công chúng trước khi mất các lực lượng tấn công của mình. Trong khi có logic hoạt động cho điều này, thực tế rằng các hệ thống A2/AD của Trung Cộng chủ yếu đặt căn cứ trong nước làm tăng các nguy cơ leo thang, cũng như các nguy cơ bất ổn khủng hoảng tới một chừng mực mà nó có thể thúc đẩy Trung Cộng tấn công phủ đầu.
Bên cạnh việc phản ánh học thuyết của Trung Cộng và Mỹ, cường độ và khoảng thời gian của một cuộc chiến tranh có thể phụ thuộc vào các quy tắc và thực tiễn chỉ huy và kiểm soát (C2) của hai bên. C2 của Mỹ ngày càng nhấn mạnh sự linh hoạt, sự chủ động của cấp dưới, và sự phản ứng nhanh với các tình huống, cộng tác theo chiều ngang (“chung”), và sự ủy nhiệm quyền lực, mặc dù dưới đường lối chỉ đạo chính trị. Bất kể xu hướng chung hướng tới C2 quân sự ngày càng phi tập trung hóa, các nhà lãnh đạo chính trị Mỹ có thể được trông đợi quan tâm mạnh mẽ đến các chi tiết nhỏ nhất của chiến sự Trung – Mỹ, bất kể họ sẽ nắm quyền kiểm soát các hoạt động hay không.
Trái ngược với triết lý C2 đang nổi lên của Mỹ, C2 của Trung Cộng nhấn mạnh theo cách truyền thống vào hệ thống cấp bậc, sự tôn trọng đối với các nhà lãnh đạo, sự trông cậy vào định hướng trung tâm, tổ chức nặng phần trên, sự miễn cưỡng ủy nhiệm quyền lực, và bám chặt vào kịch bản. Mặc dù nhận thức của Trung Cộng về sự cần thiết phải nới lỏng C2 vì lợi ích của sự mau lẹ trước những sự bất trắc của chiến tranh, kiểm soát chiến tranh lặp lại nhu cầu đối với định hướng từ trên xuống.
Tương phản với lý lẽ ủng hộ sự kiểm soát trung tâm chặt chẽ ở cả hai bên các kế hoạch và các khả năng quân sự nghiêng về một cuộc đấu đối kháng mau lẹ, quyết liệt, như đã được lưu ý. Cả hai bên đều không thích một cuộc chiến tranh dài: với Trung Cộng là bởi vì các triển vọng của họ suy giảm nếu và khi Mỹ sử dụng ngày càng nhiều sức mạnh tấn công; với Mỹ bởi vì sự tôn trọng miễn cưỡng nhưng ngày càng tăng đối với các khả năng A2/AD của Trung Cộng; và với cả hai bên bởi vì những thiệt hại quân sự và các phí tổn kinh tế tiềm tàng của một cuộc chiến kéo dài. Tuy nhiên lịch sử chỉ ra rằng những người lên kế hoạch chiến tranh có xu hướng tuyên bố, và các nhà lãnh đạo có xu hướng chấp nhận, rằng chiến tranh sẽ chấm dứt sớm hơ nhiều so với thực tế nó xảy ra. Như chúng ta sẽ thấy, cấp độ chiến trường càng cao, chiến tranh Trung – Mỹ càng có thể kéo dài.
Mặc dù những áp lực quân sự đối với một cuộc xung đột cường độ cao, những nghi ngờ của các nhà hoạch định chính sách về kết quả và những e ngại về các chi phí có thể dẫn dắt họ cố gắng hạn chế chiến sự. Trong khi việc kiểm soát chính trị các hoạt động quân sự theo phong cách C2 theo hệ thống cấp bậc của Trung Cộng nhiều hơn phong cách được phân bổ của Mỹ, các nhà lãnh đạo của cả hai nhà nước có thể phản đối những yêu cầu “sử dụng hay để mất” các lực lượng có uy lực nhưng dễ bị tổn thương. Trong khi các hành động chiến tranh hạn chế có thể được sẵn sàng chấm dứt bởi các nhà lãnh đạo quyết tâm giảm đến mức thấp nhất các thiệt hại và tránh sự leo thang, cũng có khả năng rằng hành động chiến tranh như vậy có thể kéo dài nếu các thiệt hại là có thể chịu được và các sự nhượng bộ là khó khăn.
Nguyên nhân và kết quả của cuộc xung đột là càng ít tính sống còn đối với các nước tham chiến, các nhà lãnh đạo càng có chiều hướng và khả năng tránh những cuộc đấu đối kháng quyết liệt. Nhưng chiến tranh có thể đảo lộn chính trị, bóp méo tinh thần, thay đổi các quyền lợi và tạo ra những sự tính toán mới. Chính vì con đường chiến tranh giữa Trung Cộng và Mỹ khó để lên kế hoạch, nó cũng khó để dự đoán. Vì lý do này, nghiên cứu này tránh việc dự đoán và các kịch bản chi tiết ủng hộ việc phân tích các biến số, các trường hợp có đặc điểm chung thay thế mà những biến số này chỉ ra, và các kết quả của những trường hợp này.
Các biến số của chiến tranh
Một lần nữa, một cuộc xung đột Trung – Mỹ có thể được xác định chủ yếu bằng cường độ và khoảng thời gian của nó. Trong khi cường độ chiến sự có thể rơi vào bất kỳ điểm nào trong một chuỗi liên tục, từ mức độ nhẹ nhàng đến mãnh liệt, nó đáp ứng được các mục đích của nhóm tác giả để phân tích hai thái cực.
Mức nhẹ bao hàm các hoạt động được giới hạn chặt chẽ, trong các lực lượng được cam kết, các vũ khí được sử dụng, các mục tiêu bị tấn công, địa lý, và nhịp độ. Xung đột mức nhẹ có thể diễn ra dưới hình thức chiến sự rời rạc, những thiệt hại không thường xuyên, và sự bố trí của các lực lượng để có lợi thế, thăm dò, hay báo hiệu. Bởi vì các lực lượng của cả Trung Cộng lẫn Mỹ đều có khả năng tiến hành chiến tranh cường độ mạnh, nếu nó là cường độ nhẹ thì có thể là bởi vì các nhà lãnh đạo Trung Cộng và Mỹ cùng lựa chọn như vậy. Trong trường hợp này, họ kiên quyết giảm đến mức thấp nhất sự tàn phá và tránh sự leo thang, không đụng đến phần lớn các lực lượng của đối phương có thể là mục tiêu, kể cả nó có nghĩa là để mất một lợi thế quân sự. Bởi vì chống lại áp lực đối kháng sẽ là rất không chắc chắn và không ổn định đối với bên này mà không phải với bên kia, sự sẵn lòng làm vậy có thể được truyền đạt, bằng lời nói hay hành động, giữa các nhà lãnh đạo dân sự hoặc quân sự. Thực vậy, một cuộc xung đột mức độ nhẹ ngụ ý rằng các bên cùng với nhau cố gắng kiểm soát cuộc chiến tranh mà không một bên nào có thể một mình kiểm soát.
Cường độ mạnh bao hàm các hoạt động ác liệt, không hạn chế (ngoại trừ chiến tranh hạt nhân) của mỗi bên để đạt được một lợi thế quyết định bằng cách tàn phá các lực lượng của bên kia. Như đã được giải thích, triển vọng của chiến sự như vậy được ngụ ý bởi thực tế rằng cả hai bên có khả năng và động cơ để thực hiện chiến tranh đối kháng thông thường. Xung đột khốc liệt có nghĩa là mục tiêu giành các lá bài chủ đề giới hạn các chi phí của một cuộc chiến tranh. Nó cũng ngụ ý rằng mỗi bên hy vọng làm yếu đi ý chí tiến hành chiến tranh của bên kia, điều có thể ít được cân nhắc nếu cuộc chiến đấu được tiết chế. Tất cả các loại vũ khí thông thường có thể được sử dụng chống lại bất kỳ khả năng quân sự nào mà các thiết bị cảm biến của họ có thể định vị và nhắm vào: các lực lượng đang di chuyển, các lực lượng đang tập kết, các căn cứ đang hoạt động, các dòng chảy cơ sở hạ tầng hậu cần, các căn cứ không quân và hải quân, các mạng lưới máy tính, các vệ tinh, các thiết bị cảm biến, và C4ISR quân sự. Trong tương lai, chiến tranh mạng chống lại các hệ thống quân sự, sử dụng kép, và dân sự có thể hiện ra quan trọng trong một cuộc chiến tranh cường độ mạnh.
Bất kể với các vũ khí động năng hay không động năng (tức là vũ khí mạng), ưu tiên nhằm mục tiêu cao nhất đối với Trung Cộng sẽ là các phương tiện tấn công, các căn cứ, và những sự tập trung lực lượng của Mỹ trong khu vực. Với Mỹ, sẽ là các khả năng A2/AD của Trung Cộng, chủ yếu được đặt ở Trung Cộng. Sự khác biệt quan trọng giữa xung đột cường độ nhẹ và mạnh là Mỹ sẽ tấn công các mục tiêu trên đất Trung Cộng trong xung đột cường độ mạnh chứ không phải xung đột cường độ nhẹ. Do không có khả năng Trung Cộng sẽ cầu hòa khi bị tấn công trên lãnh thổ của mình, các cuộc tấn công lên lục địa có thể kéo dài một cuộc chiến khốc liệt.
Vì các mục đích phân tích, khoảng thời gian có thể ngắn hoặc dài, ngắn nghĩa là vài ngày hay vài tuần và dài nghĩa là một năm hoặc hơn. Các cuộc chiến tranh dài hơn cũng là có thể nhưng không được xem xét ở đây. Một vài yếu tố có thể kéo dài một cuộc chiến tranh Hoa – Mỹ: không có một người chiến thắng rõ ràng, sự quyết tâm của cả hai bên kiên trì vì các quyền lợi, các kết quả của cuộc chiến đấu cho đến thời điểm đó, các kết quả được trông đợi của cuộc chiến đấu tiếp tục, và việc không có khả năng quyết định các điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn. Những thiệt hại quân sự và phí tổn kinh tế lớn, như được trông đợi ở một cuộc xung đột khốc liệt, có thể hoặc củng cố hoặc làm suy yếu quyết tâm, phụ thuộc vào các yếu tố tâm lý và chính trị điều mà khó để dự đoán. Cả hai bên có thể lựa chọn đi từng bước và hạn chế các hoạt động như một cách bảo vệ khả năng chiến đấu của mình, nhưng một lần nữa, sự thôi thúc sử dụng các lực lượng có khả năng nhắm đúng mục tiêu chống lại các lực lượng có khả năng nhắm đúng mục tiêu là có thể mạnh mẽ.
Trong khi cường độ phụ thuộc vào việc sử dụng và thiệt hại của cuộc tấn công can dự của Mỹ và các khả năng A2/AD của Trung Cộng, tầm quan trọng của tiềm năng quân sự toàn bộ, bao gồm quân tiếp viện và khả năng huy động, có thể kéo dài hơn khoảng thời gian của cuộc chiến. Tương tự, khả năng phục hồi kinh tế, sự ủng hộ chính trị, và sự giúp đỡ quốc tế có thể tác động đến khả năng tiếp tục chiến đấu của một hoặc cả hai bên. Cả Mỹ lẫn Trung Cộng có khả năng đáng kể, nếu không phải là bất cân xứng, để kéo dài một cuộc xung đột mà không bên nào bị ép buộc về mặt quân sự hoặc sẵn sàng về mặt chính trị để chấm dứt.
Một câu hỏi quan trọng là liệu bên này hay bên kia có thể đạt được một lợi thế rõ ràng trong những giai đoạn đầu của một cuộc xung đột cường độ mạnh đến nỗi mà bên còn lại hầu như không có lựa chọn nào ngoài nhượng bộ không. Khả năng của Mỹ đạt được lợi thế như vậy đang giảm khi Trung Cộng cải thiện các khả năng A2/AD của họ. Đồng thời, khả năng này ngày càng tăng của Trung Cộng để ngăn cản một lợi thế quyết định, lúc ban đầu của Mỹ không nhất thiết chuyển thành khả năng của nước này kết thúc nhanh chóng một cuộc chiến tranh theo các điều kiện của họ.
Bởi vì một cuộc xung đột cường độ nhẹ sẽ đặt ra các yêu cầu nhỏ hơn đối với toàn bộ khả năng tiến hành chiến tranh so với một cuộc xung đột khốc liệt, nó có khả năng kéo dài hơn so với xung đột khốc liệt – thậm chí trở thành một “cuộc xung đột bị đóng băng”. Ngược lại, và rõ ràng, một cuộc xung đột kéo dài, khốc liệt sẽ liên quan đến những phí tổn lớn hơn cho cả hai bên so với các trường hợp khác về phương diện quân sự, kinh tế và chính trị. Một cuộc xung đột dài, khốc liệt sẽ là tốn kém nhất không có nghĩa là nó có ít khả năng diễn ra nhất. Sự bố trí lực lượng vào mọi lúc để duy trì chiến đấu phụ thuộc không chỉ vào các kết quả, thiệt hại, và chi phí cho đến thời điểm đó mà còn vào những sự trông đợi điều gì sẽ đến. Miễn là không bên nào trông đợi thất bại, chiến sự có thể tiếp tục.
Hiện nay Mỹ có nhiều khả năng quân sự để tiến hành một cuộc chiến tranh dài, khốc liệt hơn Trung Cộng. Bởi vì, Mỹ có các lực lượng đáng kể được bố trí tại hoặc được chỉ định cho các khu vực khác mà họ có thể sử dụng trong một cuộc xung đột ở Tây Thái Bình Dương, dù các điều kiện an ninh trong những khu vực này có thể khiến cho họ miễn cưỡng làm vậy. (Trong nhiều năm, Ngũ Giác Đài đã từ từ thoát ra khỏi chuẩn mực truyền thống của họ về việc có các lực lượng toàn bộ đầy đủ để đồng thời chiến thắng 2 cuộc chiến tranh lớn). Hơn nữa, các lực lượng của Mỹ hiện nay có thể làm suy yếu các khả năng A2/AD của Trung Cộng nhanh hơn các khả năng A2/AD của Trung Cộng có thể làm suy yếu các lực lượng của Mỹ. Trong khi cả hai có thể trải qua những thiệt hại đáng kể trong chiến sự khốc liệt ban đầu, các triển vọng của Mỹ hiện nay nhìn tốt hơn của Trung Cộng.
Các điều kiện trong tương lai có thể thay đổi, do khả năng những thiệt hại lớn hơn của các lực lượng Mỹ trước A2/AD của Trung Cộng và đến lượt nó những thiệt hại giảm bớt của Trung Cộng trước những lực lượng này của Mỹ. Hơn nữa, vì các lợi thế tác chiến quân sự của Mỹ suy yếu, vị trí “đội nhà” của Trung Cộng có thể trở thành ít bất lợi hơn và là một tài sản hơn, nhờ các tuyến thông tin liên lạc và di chuyển nội tại. Hậu quả tất yếu của những lợi thế quân sự đang thay đổi này là khoảng thời gian chiến tranh được trông đợi, dù cường độ mạnh thế nào, có thể tăng lên khi các khả năng của Trung Cộng cải thiện, vì lý do đơn giản là Trung Cộng sẽ giữ lại nhiều hơn khả năng chiến đấu và đối mặt với ít áp lực chịu thua hơn. Nói chung hơn, một cuộc chiến tranh càng có khả năng ít cân xứng, nó càng ít có khả năng chấm dứt nhanh chóng với chiến thắng của bên mạnh hơn. Bởi vì các khả năng của Trung Cộng và Mỹ, các khái niệm điều hành, những khích lệ và trông đợi tất cả đều chỉ rõ chiến sự khốc liệt, điều này có thể có nghĩa rằng một cuộc chiến tranh có thể kéo dài lâu hơn và tốn kém hơn đã được giả định hoặc, một cách nghịch lý, hơn mức một trong hai bên sẽ mong muốn.
Những sự cân nhắc này nhấn mạnh ảo tưởng của việc giả định rằng chiến sự bạo lực sẽ đặc biệt không kéo dài (như các nhà lãnh đạo châu Âu đã làm vào năm 1914!). Một lần nữa, Trung Cộng ưu tiên và lên kế hoạch một cuộc chiến tranh ngắn, cường độ mạnh bởi vì họ nghĩ đây là cách duy nhất để không thua cuộc. Tuy nhiên quan điểm này lờ đi việc Mỹ đang nhìn vào một hình ảnh phản chiếu: sau cuộc chiến đấu ngắn và cường độ mạnh, những thiệt hại trong tương lai của Mỹ sẽ ít hơn của Trung Cộng. Tuy nhiên nếu cho tới nay Mỹ nghĩ rằng một cuộc chiến tranh cường độ mạnh sẽ là ngắn bởi vì những thiệt hại của Trung Cộng sẽ vượt những thiệt hại của Mỹ với khoảng cách chênh lệch ngày càng tăng khi chiến sự vẫn tiếp tục, họ nên suy nghĩ lại.
Tiến lên phía trước, cả Trung Cộng và Mỹ cần suy tính khả năng một cuộc xung đột khốc liệt, kéo dài, không thể kiểm soát, và gây tàn phá, nhưng lại không có tính quyết định. Nếu chiến tranh bằng cách này hay cách khác nổ ra và cả hai bên đối mặt với các triển vọng như vậy, họ sẽ không nhất thiết được thúc đẩy để dừng chiến bằng thỏa thuận. Lịch sử cho thấy ít có sự khuyến khích rằng các đối thủ bị khóa chặt vào một cuộc chiến tranh đẫm máu nhưng không đi đến hồi kết sẽ nhất trí rút ngắn nó lại, hợp lý như nó có thể. Do đó, sự tự động và bất ổn định tiềm tàng vốn có trong lực đối kháng thông thường đặt ra một nhiệm vụ cho các nhà lãnh đạo chính trị phải đánh giá, đặt câu hỏi, chấp thuận, và tái xem xét các kế hoạch tiến hành chiến tranh.
Phụ thuộc vào các lựa chọn các nhà lãnh đạo chính trị đưa ra trong số các phương án do các chỉ huy quân sự đề nghị, hoặc một cuộc chiến tranh ngắn hoặc cuộc chiến tranh kéo dài có thể là cường độ mạnh hay nhẹ: nhóm tác giả xem xét cả 4 trường hợp. Đồng thời, dường như có khả năng hơn rằng một cuộc xung đột dài nhưng cường độ nhẹ sẽ bắt nguồn từ chiến sự cường độ thấp ban đầu hơn là từ chiến sự cường độ mạnh từ ban đầu và, ngược lại, chiến sự cường độ mạnh sẽ vẫn mạnh miễn là cuộc chiến còn kéo dài. Xét cho cùng, cả hai cuộc chiến tranh thế giới đã bắt đầu một cách tàn bạo, mà dai dẳng và thậm chí tăng cường ít nhiều trong các khoảng thời gian của chúng. Dĩ nhiên, không thể loại trừ việc một cuộc chiến tranh có thể bắt đầu ác liệt nhưng sau đó lắng xuống thành một cuộc chiến cấp độ thấp, bởi vì cả hai bên kết luận rằng họ không thể chiến thắng, từ chối nhượng bộ, và cố gắng tiết chế các thiệt hại của mình.
Một trong những sự cân đối làm bực mình nhất mà các nhà lãnh đạo đối mặt trong việc xác định chiến đấu quyết liệt và kéo dài như thế nào là giữa phí tổn chiến đấu và phí tổn thua cuộc. Phí tổn chiến đấu sẽ có xu hướng thúc đẩy việc hạn chế xung đột ngay cả nếu nó có nghĩa là để mất lợi thế; phí tổn thua cuộc sẽ có xu hướng thúc đẩy làm những gi họ có để chiến thắng, bao gồm tăng cường, mở rộng, và kéo dài xung đột. Chẳng hạn, Mỹ có thể cảm thấy tin tưởng có lý rằng họ có thể chiến thắng trong một cuộc chiến cường độ mạnh với Trung Cộng tuy nhiên đối mặt với các phí tổn nghiêm trọng đến nỗi họ có thể thà duy trì chiến tranh hạn chế và chấp nhận một kết quả ngoại trừ chiến thắng, dù có thể phù hợp với các lợi ích của Mỹ. Ngược lại, Trung Cộng có thể coi cái giá của việc thua một cuộc chiến tranh với Mỹ về chẳng hạn như Đài Loan là cao đến nỗi họ sẽ chịu đựng những phí tổn của cuộc xung đột cường độ mạnh, và có lẽ kéo dài. Nói chung, khi các triển vọng chiến thắng rõ ràng của mỗi bên suy giảm, như có thể là trường hợp trong những năm tới, cả hai bên phải tăng thêm tác dụng của các chi phí chiến đấu – một lý do chủ chốt tại sao cả hai phải xem xét nghiêm khắc về các hậu quả mà một cuộc chiến tranh có thể có.
Các phí tổn của một cuộc xung đột chủ yếu là một chức năng của cường độ và khoảng thời gian. Ít tốn kém nhất, rõ ràng, là một cuộc chiến tranh ngắn, cường độ nhẹ; tốn kém nhất, là một cuộc chiến dài, khốc liệt. Các kiểu phí tổn thay đổi theo thời gian: ban đầu, các thiệt hại quân sự sẽ chi phối; đúng lúc, các phí tổn kinh tế sẽ tăng, và các thiệt hại quân sự có thể giảm khi các khả năng đối kháng giảm. Những sự kiềm chế và những áp lực chính trị trong nước có thể xuất hiện từ khi bắt đầu, nhưng những điều này cũng có thể lấy được sức mạnh và thậm chí gây ảnh hưởng đến các sự lựa chọn của các nhà lãnh đạo khi các thiệt hại quân sự và các chi phí kinh tế tăng lên. Tương tự, các phản ứng và sự không chắc chắn của quốc tế – sự lo sợ, sự lên án, sự phản đối, sự ủng hộ chính trị, hỗ trợ vật chất, và những sự liên kết lại – có thể tăng lên theo thời gian và một cách nghiêm trọng.
Sử dụng khoảng thời gian và cường độ làm những biến số chính trong việc miêu tả con đường của chiến tranh cho thấy 4 trường hợp: ngắn, cường độ nhẹ; dài, cường độ nhẹ; ngắn, ác liệt; và dài, ác liệt (các khả năng khác không được xem xét, nhưng có thể được đưa thêm vào).
Lưu ý lại một lần nữa rằng yếu tố chính trong việc xác định liệu một cuộc chiến tranh được kiềm chế hay khốc liệt từ ban đầu là liệu các nhà lãnh đạo chính trị có bật đèn xanh cho quân đội của họ về các cuộc tấn công đối kháng hay không. Người ta có thể suy đoán dựa vào cả cơ sở thể chế lẫn lựa chọn hợp lý liệu sự kiềm chế có được thực hiện hay không. Sự kiểm soát dân sự quân đội của Mỹ là chắc chắn trên nguyên tắc và thực tiễn. Mặc dù chủ tịch Trung Cộng hiện nay cảm thấy một nhu cầu thắt chặt kiểm soát đối với PLA, có ít thông tin có thể được để đánh giá cách các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự Trung Cộng hiện nay sẽ xử lý quyền chỉ huy trong suốt thời chiến. Ngay cả với các sự bảo vệ về thể chế đầy đủ của cả hai bên, logic tấn công không trì hoãn là có sức thuyết phục. Bởi vì sự lưỡng lự có thể dẫn đến những thiệt hại và bất lợi về hoạt động quá lớn để có thể khắc phục, con đường “an toàn” có thể là tấn công các lực lượng kẻ thù nhanh chóng, nếu không phải là tấn công trước.
Cũng lưu ý rằng các quyền lợi thấp hơn và bạo lực không chủ ý ít có khả năng đẩy nhanh các hành động chiến tranh ác liệt hơn là các quyền lợi cao hơn và một sự lựa chọn chiến tranh được cân nhắc. Hơn nữa, một cuộc xung đột kéo dài sẽ có khả năng hợp với mức cường độ được thiết lập từ lúc bắt đầu của nó. Trong trường hợp khốc liệt, dù các phí tổn là lớn với cả hai bên, không bên nào có khả năng rõ ràng có những triển vọng tốt hơn. Tương tự, nếu các quyền lợi là quan trọng, các thiệt hại cao có thể cản trở hơn là có lợi cho thỏa hiệp và ngừng chiến. Ngay cả nếu chiến sự được hạn chế và rời rạc, sự tiếp diễn của nó có thể ít tốn kém hơn, ít nhất về mặt chính trị, so với thừa nhận tình huống đã được nói đến.
Các giới hạn cao hơn và thấp hơn
Trước khi ước tính các thiệt hại, chi phí và các tác động khác, có thể của 4 trường hợp này, việc xem xét các giới hạn cao hơn và thấp hơn tính khốc liệt của một cuộc chiến tranh là có ích.
Người ta có thể dễ dàng tưởng tượng một cuộc xung đột giữa Trung Cộng và Mỹ dưới ngưỡng của cái đã được miêu tả ở đây như là “cường độ nhẹ”. Ngay khi Nga sử dụng các biện pháp phi bạo lực, cùng với một số biện pháp bạo lực (chẳng hạn, cái được gọi là những người lính xanh (lực lượng quân sự bất thường) để can thiệp vào và cắt ra các phần của Ukraine, Trung Cộng có và sử dụng một loạt các biện pháp quân sự và phi quân sự để thúc đẩy các lợi ích của nước này với sự thiệt hại cho những nước láng giềng của họ và cho Mỹ. Quả thực, Trung Cộng đang theo đuổi một chiến lược như vậy (không có những người lính xanh) để nhấn mạnh những tuyên bố chủ quyền có ảnh hưởng sâu rộng của họ trên biển Hoa Đông và Nam Trung Hoa: can thiệp vào các tàu của các nước khác, đặt các giàn khoan dầu và các đảo nhân tạo trong vùng biển tranh chấp, và nhắc nhở một cách đe dọa các nước láng giềng rằng “Trung Cộng là một nước lớn và các nước khác là nước nhỏ, và đó chính là một thực tế”. Rõ ràng, người Trung Cộng tìm cách cô lập và gây áp lực các nước láng giềng mà không gây ra sự can thiệp của Mỹ. Cũng rõ ràng như vậy, Mỹ và các đồng minh của họ, bao gồm Nhật, có thể và sẽ can dự vào các hành động tương hỗ. Ở chừng mực mà cả Trung Cộng lẫn Mỹ đều liên quan, ta có thể thấy một kiểu xung đột không sử dụng vũ lực. Chiến lược của Mỹ để cản trở một chiến dịch như vậy của Trung Cộng là quan trọng như không thích hợp với nghiên cứu này. Mặc dù các chi phí và hậu quả của cuộc xung đột “khu vực chưa phân rõ trắng đen” như vậy sẽ thậm chí thấp hơn một cuộc xung đột vũ trang cường độ thấp, như được xác định trước đó, có một khả năng nào đó rằng thương mại khu vực có thể chịu tổn thất như một hậu quả.
Từ cách nhìn khác, trường hợp kéo dài, khốc liệt không nhất thiết là giới hạn cao hơn của những gì chiến tranh có thể đòi hỏi và trả giá. Mỹ và Trung Cộng là những nước mạnh nhất thế giới, với các nền kinh tế lớn nhất, hai trong số ba nước dân số lớn nhất, nguồn lực con người và thiên nhiên to lớn, và khả năng tiến hành chiến tranh không thể vượt qua. Trong khi hai nước có những lợi ích thời bình hội tụ quan trọng, cũng có “sự nghi ngờ chiến lược” đáng kể giữa họ. nếu họ đi đến chiến tranh, sự nghi ngờ có thể trở thành sự đối lập sâu sắc, và logic của xung đột có thể tạo ra các mức độ bạo lực, khoảng thời gian, và chi phí mà có thể dường như vô lý trong thời bình. Trong lịch sử hiện đại, các cuộc chiến tranh liên quan đến các nước lớn và ít nhiều ngang sức nhau đã lôi kéo nhiều bên thứ ba vào (không chỉ các đồng minh trước chiến tranh), kéo dài hàng năm, gây di căn đến các khu vực khác, và buộc các bên tham chiến chuyển đổi nền kinh tế của họ thành một sự sẵn sàng cho chiến tranh và cá xã hội của họ thành tinh thần chiến tranh. Toàn bộ dân số tạm ngừng cuộc sống bình thường; các bộ phận lớn trong số họ sẵn sàng hoặc buộc phải ủng hộ cuộc chiến đấu của nước mình. Không chỉ các nhà nước mà cả các ý thức hệ, thế giới quan và các hệ thống chính trị có thể đấu lại nhau. Bất kể các nguyên nhân ban đầu của chúng, các kết quả của chiến tranh như vậy có thể quyết định nước lớn nào và như vậy khối nào của họ tồn tại. Các hệ thống quốc tế trước chiến tranh sụp đổ hoặc được biến đổi để phục vụ các lợi ích của những người chiến thắng. Do đó, các phí tổn của việc thất bại nhiều hơn phí tổn của chiến đấu.
Hãy xem các cuộc chiến tranh của Napoleon đã nhấn chìm toàn bộ châu Âu như thế nào, Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tàn phá một vài đế chế và mở rộng các đế chế khác như thế nào, và các mục tiêu đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai trở thành sự tàn phá hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật như thế nào, hơn là chỉ ngăn chặn việc xâm lược của họ. Trong các trường hợp này, các mục tiêu chiến tranh và các hành động tàn phá có thể vượt qua ý định ban đầu của các bên tham chiến với một khoảng cách lớn. Các chế độ của bên thua cuộc thường biến mất. Ngưỡng của các chi phí có thể chịu được có thể tăng khi chiến sự dai dẳng và hình phạt cho việc thua cuộc tăng lên. Có những ngoại lệ: những chiến thắng của quân Phổ trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức và chiến thắng của Mỹ với Tây Ban Nha hiện ra. Nhưng đó là những vấn đề một phía giữa các cường quốc không ngang sức chấm dứt nhanh chóng và dứt khoát, mà không lan ra hoặc kéo theo các cường quốc khác.
Liệu một cuộc chiến tranh giữa Trung Cộng và Mỹ có giống với các cuộc chiến tranh nước lớn của lịch sử hiện đại – mở rộng, có hệ thống, tuyệt vọng? Liệu chiến sự có xóa bỏ tất cả phần còn lại của lợi ích chung trong một trật tự quốc tế phục vụ tốt cả hai nước? Liệu những chi phí ngày càng leo thang của xung đột dường như có thể chịu đựng được so với phí tổn của thua cuộc? Liệu kẻ thù có biến thành quỷ? Liệu dân cư có thành các mục tiêu?
Câu trả lời trung thực duy nhất cho những câu hỏi như vậy là không ai biết. Như chúng ta sẽ thấy, khả năng chiến sự không hồi kết ngày càng tăng giữa Trung Cộng và Mỹ có thể chi ra một khuynh hướng thiên về một cuộc chiến tranh kéo dài, khốc liệt, cay đắng. Hơn nữa, không thể loại trừ rằng một cuộc chiến Hoa – Mỹ như vậy có thể phát triển các tính cách của hai cuộc chiến tranh nước lớn mà trở thành “chiến tranh thế giới”: lôi kéo các nước khác, nhấn chìm và tràn vượt ra ngoài khu vực, khóa hai hệ thống chính trị và dân cư vào một cuộc chiến để kết thúc, chấm dứt trong sự đầu hàng vô điều kiện, hòa bình bị sai khiến, sự chiếm đóng, sự tiêu diệt chế độ, và sự thống trị.
Đồng thời, việc mở rộng và sự tàn phá rộng lớn của các cuộc chiến tranh nước lớn hiện đại chủ yếu bắt nguồn từ các chiến dịch trên bộ lớn và tàn bạo và đánh bom chiến lược, nhắm vào việc xâm chiếm. Mặc dù ta không thể loại bỏ, các mục tiêu chiến tranh và việc chiến đấu như vậy dường như không có khả năng trong ngay cả một cuộc chiến Hoa – Mỹ lớn trừ phi nó xuất phát từ những sự tính toán sai trong suốt một cuộc xung đột trên bán đảo Triều Tiên. Hơn nữa, Mỹ sẽ kiềm chế, nếu không phải là tránh, đánh bom chiến lược Trung Cộng vì sợ rằng điều đó sẽ đẩy nhanh chiến tranh hạt nhân. Tuy nhiên, có thể là trường hợp kéo dài, khốc liệt được đưa ra ở đây nhằm các mục đích phân tích có thể không đặt giới hạn cao hơn của một cuộc chiến tranh có khả năng giữa Trung Cộng và Mỹ.
Khả năng một cuộc chiến tranh dài và khốc liệt, ở đó sự sẵn lòng chấp nhận gian khổ và gây ra thiệt hại tăng lên khi chiến sự kéo dài, đưa chúng ta trở lại câu hỏi liệu một cuộc chiến tranh như vậy có thể dẫn đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Nhóm tác giả đánh giá khả năng về điều này là rất thấp và vì vậy không bao gồm các tác động của chiến tranh hạt nhân trong phân tích của nhóm tác giả về các thiệt hại và chi phí. Lý do chung cho điều này là vì răn đe lẫn nhau thắng thế trong mối quan hệ hạt nhân chiến lược Hoa – Mỹ.
Tuy nhiên, cũng đáng xem xét các tình huống ở đó nguy cơ chiến tranh hạt nhân, dù thấp thế nào đi nữa, có thể ở mức cao nhất của nó. Trong một cuộc xung đột kéo dài và khốc liệt, có thể hiểu được rằng các nhà lãnh đạo quân sự Trung Cộng sẽ đề xuất và các nhà lãnh đạo chính trị Trung Cộng sẽ cân nhắc việc sử dụng các vũ khí hạt nhân trong các tình huống sau:
+ Các lực lượng của Trung Cộng gặp nguy cơ bị hủy diệt hoàn toàn.
+ Đất nước Trung Cộng bị rơi vào tình thế không có khả năng tự vệ trước các cuộc tấn công thông thường của Mỹ; những cuộc tấn công này là mở rộng và đi vượt ra ngoài các mục tiêu quân sự, có lẽ kể cả ban lãnh đạo chính trị.
+ Các điều kiện kinh tế và chính trị trong nước ngày càng tàn khốc đến nỗi chính nhà nước có thể sụp đổ.
+ Các cuộc tấn công thông thường của Mỹ bao gồm hoặc được hiểu là bao gồm các khả năng thiết yếu với việc sự răn đe chiến lược của Trung Cộng – nhất là hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa (ICBM), các tầu ngầm mang hỏa tiễn đạn đạo (SSBN), C2 chiến lược – mà Trung Cộng hiểu là sự chuẩn bị cho một cuộc tấn công trước của Mỹ hoặc có ý định để Trung Cộng dễ bị tổn thương trước sự ép buộc hạt nhân của Mỹ.
Do đó, không thể hoàn toàn loại trừ rằng ban lãnh đạo Trung Cộng sẽ quyết định rằng chỉ có việc sử dụng các vũ khí hạt nhân mới ngăn chặn được thất bại hoàn toàn và sự hủy diệt của chính quyền. Tuy nhiên, kể cả dưới những điều kiện tuyệt vọng đó, dùng đến các vũ khí hạt nhân sẽ không phải là sự lựa chọn duy nhất của Trung Cộng: thay vào đó họ có thể chấp nhận thất bại. Quả thực, bởi vì sự trả đũa hạt nhân của Mỹ sẽ khiến sự hủy diệt nhà nước và sự sụp đổ của quốc gia càng chắc chắn hơn, chấp nhận thất bại sẽ là một sự lựa chọn tốt hơn (phụ thuộc vào tính khốc liệt của các điều kiện của Mỹ) so với leo thang hạt nhân. Logic này, cùng với chính sách không sử dụng trước thâm căn cố đế của Trung Cộng, chỉ ra rằng việc sử dụng trước của Trung Cộng là không chắc xảy ra nhất.
Đồng thời, nếu các nhà lãnh đạo Trung Cộng đối mặt với một tình huống tàn khốc như vậy và cũng có lý do để suy nghĩ rằng Mỹ đang chuẩn bị mở một cuộc tấn công trước để vô hiệu hóa sự răn đe của Trung Cộng, họ có thể cân nhắc sử dụng trước các vũ khí hạt nhân (mặc dù, một cách khách quan, đó có thể là không hợp lý). Nhưng điều này cũng dường như giống một khả năng cực kỳ xa vời với lý do đơn giản rằng Mỹ sẽ không có lý do nào để dùng đến các vũ khí hạt nhân nếu họ đã ở trên bờ của chiến thắng thông thường trước Trung Cộng.
Ngay cả như vậy, điều quan trọng là Mỹ nhận thức được những mơ hồ nguy hiểm tiềm tàng liên quan đến các cuộc tấn công vào các mục tiêu mà Trung Cộng có thể coi là chiến lược: các cuộc tấn công vào các phương tiện phóng hỏa tiễn, ngay cả nếu chỉ định giảm bớt các khả năng hỏa tiễn chiến trường của Trung Cộng; các cuộc tấn công và C2 quân sự cấp cao, ngay cả nếu chỉ định làm giảm các khả năng tác chiến thông thường của Trung Cộng; các cuộc tấn công mạng vào các hệ thống chiến lược; các cuộc tấn công vào Bắc Kinh (bất kể lý do gì); và các hoạt động phòng thủ hỏa tiễn đạn đạo của Mỹ được tăng cường mà có thể được xem như ý định làm giảm sự trả đũa chiến lược của Trung Cộng. Cũng hãy nhớ rằng Trung Cộng có thể nhìn nhận các khả năng thông thường của Mỹ (chẳng hạn, tấn công toàn cầu, chiến tranh mạng, ASAT) là có khả năng nhắm vào việc vô hiệu hóa sự răn đe chiến lược của Trung Cộng.
Cũng thấp như khả năng sử dụng trước của Trung Cộng, thậm chí trong những hoàn cảnh tuyệt vọng nhất của một cuộc chiến tranh kéo dài và khốc liệt, Mỹ có thể khiến khả năng này thậm chí thấp hơn bằng cách hết sức cẩn thận thực hiện sự mở rộng các cuộc tấn công nội địa và bằng việc tránh tất cả các mục tiêu mà Trung Cộng có thể hiểu là thiết yếu với sự răn đe của họ.
Về sự bắt đầu chiến tranh hạt nhân của Mỹ với Trung Cộng, điều này dường như còn cường điệu hơn nhiều. Không giống những hoàn cảnh mà ở đó không thể ngăn Liên Xô đánh bại NATO và thống trị toàn bộ châu Âu trừ phi Mỹ viện tới các vũ khí hạt nhân chiến trường, các lợi ích của một cuộc chiến tranh Hoa – Mỹ sẽ không biện minh được thiệt hại không thể kể xiết cho Mỹ từ sự trả đũa của Trung Cộng. Nói thẳng hơn, sự đe dọa của Liên Xô đến NATO được thấy là tồn tại, trái lại sự đe dọa của Trung Cộng đến các đồng minh và lợi ích của Mỹ ở Đông Á là không có. Phù hợp với điều này, chính sách được công bố của Mỹ hiện nay liên quan đến việc sử dụng các vũ khí hạt nhân không cho phép việc sử dụng trước trong trường hợp chiến tranh với Trung Cộng, kể cả nó có đi đến tồi tệ.
Tóm lại, dường như không có khả năng chiến tranh giữa Trung Cộng và Mỹ sẽ “trở thành toàn cầu” hoặc “trở thành hạt nhân”. Trong hai khả năng, những thiệt hại, chi phí, và các hậu quả khác đối với cả hai bên và thế giới sẽ khiến cho những thiệt hại được ước tính cho một cuộc xung đột thông thường khốc liệt và kéo dài ở Tây Thái Bình Dương trở nên nhỏ lại. Tuy nhiên, khả năng một biến động lớn thực sự càng là lý do để xem xét cẩn thận các con đường và các nguy cơ của chiến tranh.
(Còn tiếp)
CHAPTER TWO
Analytic Framework
We postulate that a war between the United States and China would be regional, conventional, and high-tech, and it would be waged mainly on and beneath the sea, in the air (with aircraft, drones, and missiles), in space, and in cyberspace. Although ground combat could occur in certain scenarios (e.g., a conflict over Korean unification), we exclude the possibility of a huge land war in Asia. We assume that fighting would start and remain in East Asia, where potential flash points and nearly all Chinese forces are located. Each side’s increasingly far-flung regional disposition of forces and growing ability to track and attack opposing forces could turn much of the Western Pacific into a “war zone,” with grave economic consequences. It is unlikely that nuclear weapons would be used: Even in an intensely violent conventional conflict, neither side would regard its losses as so serious, its prospects so dire, or the stakes so vital that it would run the risk of nuclear retaliation by using nuclear weapons first. We also assume that China would not attack the U.S. homeland, except via cyberspace, given China’s minimal capability to do so with conventional weapons. In contrast, U.S. nonnuclear attacks against military targets in China could be extensive.
Two variables would largely define the path a war might take: intensity (from mild to severe) and duration (from a few days to a year or more); thus, we present four cases. The main determinant of intensity is whether, at the outset, U.S. and Chinese political leaders grant or deny their respective militaries permission to execute their plans to attack opposing forces unhesitatingly, which would precipitate severely intense combat. The main determinant of length, given that both powers have the potential to fight a long war, is whether and when either one loses the will to fight or concludes that continuing to do so would be counterproductive.
We categorize the effects of each case as military, economic, domestic political, and international. Military losses—that is, decline in military capabilities—would mainly consist of destroyed or disabled weapon platforms and systems and C4ISR (command, control, communications, computing, intelligence, surveillance, and reconnaissance). No attempt is made to analyze potential casualties, though very crude estimates could be derived from platform losses.1 Economic costs are defined here as reductions in gross domestic product (GDP) from loss of trade, consumption, and income from investments abroad. The disruption of energy supplies is captured in effects of trade contraction. Costs of assets seized, forces destroyed, and infrastructure damaged, though potentially sizable, are excluded because they would not immediately affect GDP. Domestic political responses could involve support, impatience, opposition, instability, or impairment of the war effort. International responses could favor one side or the other, perhaps to the point of intervention, and could pressure one or both sides to cease fighting.
Our time frame is 2015–2025. The current rate of advances in military technology, especially in Chinese A2AD and in cyberwar and anti-satellite (ASAT) capabilities of both sides, implies a potential for major change in the decade to come, which dictates examining cases in 2025 distinct from cases in 2015. Economic conditions will also change between now and 2025—with China’s economy possibly overtaking the U.S. economy in size, Chinese investments abroad growing, and both economies relying more than ever on computer networking—though not enough to alter qualitatively the economic impact of a war. Attempting to specify domestic political and international effects of war a decade from now would be even more speculative. Thus, 2025 is analyzed distinctly from 2015 only in the military dimension.
1 Broadly stated, on the assumptions of no large land combat, extensive strategic bombing, or use of nuclear weapons, loss of life would be comparatively low and not a good index of the scale of fighting or costs.
U.S. and Chinese Thinking About War
U.S. and Chinese thinking about war suggests that both sides expect a conflict to be sharp, with China planning (and hoping) for a short one, and the United States more confident of victory if fighting persists. As far as the public record shows, neither side has analyzed systematically the effects of a long war or seized on the idea (discussed later) of deliberately and mutually restricting the violence.
Chinese military thought has evolved since the early Maoist notions of “people’s war” and a “war of annihilation” between diametrically opposed ideological systems. Emerging concepts reflect China’s growing ability and inclination to threaten or use force for limited purposes nearby (e.g., blocking Taiwan’s independence or enforcing maritime claims) without finding itself at war with the United States. Yet war with the United States cannot be excluded and could involve strikes on China, staggering losses and costs, and eventual defeat. So China has had to prepare, if it is unable to deter U.S. intervention, to avert defeat. 2
This situation has stoked Chinese interest in A2AD—in essence, conventional counterforce—enabled especially by increasing Chinese prowess in targeting technologies.3 A2AD raises the costs and thus the threshold of U.S. intervention in a conflict involving China. By reducing the U.S. threat to China, A2AD might build a shield behind which China might feel freer to use force. In addition, U.S. military advantages have steered Chinese thinking about warfighting toward taking the initiative, making sudden gains, degrading U.S. strike forces, and then limiting the ensuing conflict’s geographic scope, weapons, targets, and duration. While the Chinese regard U.S. aircraft carriers and regional air bases as prime targets, they also see C4ISR as an American Achilles’ heel, and so have expanded their arsenal and planning to include cyberwar and ASAT.
2 See, for example, Finkelstein, 2001, pp. 9–28.
3 Chinese A2AD might also be motivated geopolitically by the desire to increase the vulnerability and thus reduce the presence of U.S. military strength in the Western Pacific.
However, China’s risk in attempting to achieve a fait accompli is that the United States would strike back (or strike first), expand and extend the conflict, bring its warfighting superiority to bear, visit destruction on China itself, sever Chinese sea links, and impose a harsh peace. The Chinese ought also to worry, if they do not already, that a long war could cause internal instability and encourage separatism. In sum, the Chinese have scripted early strikes on U.S. forces and a quick cessation of hostilities, with little room for error.
In parallel with such Chinese thinking about how to fight, contain, and conclude a war with the United States, Chinese military strategists have taken interest in the idea of “war control.”4 This concept seeks to resolve the problem of how to avoid crushing defeat without giving up the option of using force when it is in China’s interest to do so. Chinese thinking on war control goes like this: Overriding goals of national stability and development apply no less in war than in peace, dictating that China be able to control and limit war should it occur. Military initiative should be used to frame the scale, scope, and course of war, as well as to induce the enemy to end it on China’s terms. It is essential not only to prevent expansion, escalation, and prolongation but also to guide combat toward an advantageous resolution at the lowest price to China. Therefore, forces and operations need to be controlled by political leaders who are mindful of China’s transcendent goals. Throughout hostilities, China needs to assess progress and seize chances to end the war with a stable outcome that protects Chinese sovereignty, independence, territorial integrity, institutional security, and economic lifelines.5
4 See Lonnie Henley, “War Control: Chinese Concepts of Escalation Management,” in Andrew Scobell and Larry M. Wortzel, eds., Shaping China’s Security Environment: The Role of the People’s Liberation Army, Carlisle, Pa.: Strategic Studies Institute, U.S. Army War College, 2006.
5 Liu Shenyang, “On War of Control—Mainly from the Military Thinking Perspective,” China Military Science, April 2014. Liu is the deputy commander of the Jinan Military District and a lieutenant general of the PLA.
This is a tall order indeed, especially in a conflict with a stronger power. The Chinese are aware of this challenge, and they frequently discuss their prior success in defeating superior military powers despite inferior capabilities.6 While Chinese emphasis on war control is not new, the Chinese might have growing confidence in its feasibility, owing to enhancement of Chinese A2AD and evidence that the United States is not invincible and is not guaranteed to retain control of a conflict: “No matter how strong a country may be, how mighty its military strength is, it is impossible [for it] to take total control of the entire situation. The United States launched wars in Afghanistan and Iraq [and] is still trapped.”7
Increasing belief in China’s ability to manage crises and war proactively, rather than reacting or having to launch an all-or-nothing opening salvo, could embolden Chinese behavior in peace and crises. It could also affect the path that a Sino-U.S. war could take. While consistent with the concept of early attacks on U.S. strike forces, war control contemplates “conflict in its entirety,” including postwar China, Asia, and the world. It suggests the Chinese are mindful of the need to balance war aims against costs should war occur. More specifically, postulating that controlling the scale, scope, and duration of hostilities could be critical implies Chinese awareness of possibilities other than fierce conventional counterforce exchanges. One such possibility is that Chinese civilian leaders would try to keep hostilities limited, hoping that U.S. war-weariness delivers a settlement favoring China. In any case, President Xi Jinping’s efforts to strengthen political control over the PLA speak to a critical prerequisite of war control.
6 See Zhang, 2006.
7 Liu, 2014.
U.S. thinking about war is also in flux. For some time, the United States was confident that its vastly superior strike power could destroy Chinese forces straightaway. Of course, even with Chinese naval and air forces shattered, the United States knows it would struggle mightily and pay dearly if it engaged in land war on Chinese soil (an idea then–U.S. Defense Secretary Robert Gates famously suggested would warrant psychiatric treatment for U.S. leaders 8). As China’s A2AD capabilities improve, the United States has begun to consider striking them before losing its strike forces.9 While there is operational logic to this, the fact that Chinese A2AD systems are mainly homeland-based raises risks of escalation, as well as risks of crisis instability insofar as it could prompt the Chinese to strike preemptively.
In addition to reflecting Chinese and U.S. doctrine, the intensity and duration of a war could depend on the command and control (C2) precepts and practices of the two sides. U.S. C2 increasingly stresses flexibility, subordinate initiative, responsiveness to circumstances, horizontal (“joint”) collaboration, and delegation of authority, albeit under political guidance.10 Notwithstanding the general trend toward increasingly decentralized military C2, U.S. political leaders could be expected to take intense interest in the finest details of Sino-U.S. hostilities, whether or not they would take control of operations.
In contrast to emerging U.S. C2 philosophy, Chinese C2 traditionally emphasizes hierarchy, deference to leaders, reliance on central direction, top-heavy organization, reluctance to delegate authority, and adherence to script.11 Despite Chinese awareness of the need to loosen up C2 for the sake of agility in the face of uncertainties of war, war control reiterates the need for top-down direction.12
8 Thom Shanker, “Warning Against Wars Like Iraq and Afghanistan,” The New York Times, Feb 25, 2011.
9 Norton A. Schwartz and Jonathan W. Greenert, “Air-Sea Battle: Promoting Stability in an Era of Uncertainty,” The American Interest, February 20, 2012.
10 See, for example, the seminal work of David Alberts and Richard E. Hayes, Power to the Edge: Command and Control in the Information Age, Washington, D.C.: U.S. Department of Defense Command and Control Research Program, 2003. There has also been a reactionary approach to U.S. C2, whereby improved information and communications has given top command the means to exert more, not less, control over operations—the so-called 3,000-mile-long screwdriver micromanagement tendency.
11 Dennis J. Blasko, “The PLA Army/Ground Forces,” in Kevin Pollpeter and Kenneth Allen, eds., The PLA as Organization v2.0, Vienna, Va.: Defense Group Inc., 2015, p. 260.
12 To date, although there has been a significant change to the PLA force structure, there is little evidence to suggest that the command and logistics structures have adapted to address the more likely combat and nontraditional security contingencies that might occur beyond China’s borders and near seas. PLA doctrine foresees many forms of joint campaigns executed beyond the Chinese mainland that will put naval, air force, or missile units in the lead role. Currently, the existing peacetime chain of command would have to shift to an ad hoc wartime war zone command structure to accommodate the operational changes necessary to accomplish these long-distance joint missions. More-efficient command structures have been discussed in the Chinese military media (mostly talk about flattening the command system), but major changes to the command structure (beyond the reduction of the number of military regions in the 1980s) that was created decades ago in a much different threat environment have yet to be implemented.
In tension with the case for tight central control on both sides, military plans and capabilities slant toward a prompt, sharp counterforce exchange, as noted. Both sides are averse to a long war: the Chinese because their prospects decline if and as the United States brings more and more strike-power to bear; the Americans because of their grudging but growing respect for Chinese A2AD capabilities; and both because of the potential military losses and economic costs of prolonged fighting. Yet history shows that war planners tend to claim, and leaders tend to accept, that war will end much sooner than it actually does. 13 As we will see, the more level the battlefield, the longer a Sino-U.S. war could last.
Despite military pressures for a high-intensity conflict, policymakers’ doubts about the outcome and fears about the costs could predispose them to try to restrict hostilities. While political control of military operations is more in the Chinese hierarchical C2 style than the American distributed style, leaders of both states could resist appeals to “use or lose” potent but vulnerable forces. While restricted hostilities could be ended readily by leaders determined to minimize losses and avoid escalation, it is also possible that such hostilities could drag on if losses were tolerable and concessions hard.
13 Underestimating the duration of conflict was a significant factor in most major strategic blunders of modern times, including Napoleon’s invasion of Russia, Germany’s decision during World War I to attack neutral shipping, Hitler’s invasion of the Soviet Union, Japan’s attack on Pearl Harbor, China’s invasion of Vietnam, the Soviet invasion of Afghanistan, Argentina’s invasion of the Falklands, and the U.S. invasion of Iraq. See Gompert, Binnendijk, and Lin, 2014.
The less vital the conflict’s cause and outcome are to the belligerents, the more inclined and able leaders might be to avoid fierce counterforce exchanges. But war can roil politics, twist psyches, alter stakes, and produce new calculations. Just as the path of war between China and the U.S. is hard to plan, it is also hard to forecast. For this reason, this study eschews prediction and detailed scenarios in favor of analyzing variables, alternative generic cases suggested by those variables, and consequences of those cases.
Variables of War
Again, a Sino-U.S. conflict can be defined largely by its intensity and duration. While the intensity of fighting could fall anywhere along a continuum, from mild to severe, it suffices for our purposes to analyze the two poles.
Mild connotes tightly restricted operations, in forces committed, weapons used, targets struck, geography, and tempo. Mild conflict might take the form of sporadic fighting, occasional losses, and posturing of forces for advantage, probing, or signaling. Because both Chinese and American forces are capable of fierce warfare, if it is mild, it might be because Chinese and American leaders alike choose it to be. In this case, they are intent on minimizing destruction and avoiding escalation, sparing much of the enemy’s targetable forces, even if it means forfeiting a military advantage. Since it would be highly improbable and unstable for one side but not the other to resist counterforce pressure, willingness to do so is presumably communicated, by words or actions, between civilian or military leaders.14 In effect, a mild conflict implies that the sides together try to control a war that neither one, left to itself, can control.
14 We do not consider a case in which one side is committed to a mild conflict while the other seeks an intense one. Since both China and the United States are capable of intense fighting, the side that is biased toward restraint must seek to either end the conflict or intensify its attacks.
Severe intensity connotes fierce, open-ended operations (short of nuclear war) by each side to gain a decisive advantage by destroying the other side’s forces. As already explained, the prospect of such fighting is implied by the fact that both sides have the ability and motivation to conduct conventional counterforce warfare.15 Severe conflict means that the goal of winning trumps that of limiting the costs of a war. It also implies that each side hopes to weaken the other’s will to wage war, which might be less of a consideration if fighting is moderated. All sorts of conventional weapons might be used against whatever military capabilities their sensors can locate and target: moving forces, staging forces, operating bases, logistics flows and infrastructure, air and naval bases, computer networks, satellites, sensors, and military C4ISR. In the future, cyberwarfare against military, dual-purpose, and civilian systems could figure importantly in a severely intense war.
Whether with kinetic or nonkinetic (namely, cyber) weapons, the highest targeting priority for China would be U.S. strike platforms, bases, and force concentrations in the region. For the United States, it would be Chinese A2AD capabilities, mainly located in China. A critical distinction between mild and intense conflict is that the United States would strike targets on Chinese soil in the latter but not the former. Given the improbability that China would sue for peace when attacked on its territory, strikes on the mainland could prolong a severe war.
For analytic purposes, duration could be brief or long, the former meaning days or weeks and the latter a year or so. Longer wars are also possible but not considered here. Several factors could prolong a Sino- U.S. war: the absence of a clear winner, the determination of both sides to persist in light of the stakes, the results of fighting to that point, the expected results of continued fighting, and the inability to settle on terms of a truce. High military losses and economic costs, as expected in a severe conflict, could either strengthen or weaken resolve, depending on psychological and political factors that are hard to predict. Both sides might opt to pace and restrict operations as a way of conserving their ability to fight, but, again, the urge to use targetable forces against targetable forces could be strong.
15 As in strategic nuclear theory, counterforce implies an all-out attempt to destroy the other side’s forces, which otherwise are sure to be used.
While intensity depends on the use and loss of engaged U.S. strike and Chinese A2AD capabilities, the significance of total military potential, including reinforcements and mobilization capacity, could increase the longer the war’s duration. Likewise, economic resilience, political support, and international assistance could affect the ability of one or both sides to continue fighting. Both the United States and China have considerable, if asymmetric, capacity to prolong a conflict that neither one is militarily compelled or politically ready to end.
A critical question is whether one side or the other can achieve such a clear advantage in the early stages of an intense conflict that the other has little choice but to concede. The U.S. ability to achieve such an advantage is declining as China improves its A2AD capabilities. At the same time, China’s increasing ability to prevent a decisive, early U.S. advantage does not necessarily translate into its ability to conclude a war quickly on its terms.
Because a mild conflict would place smaller demands on total war-making capacity than a severe one would, it could have a greater potential than the latter to drag on—even becoming a “frozen conflict.” Conversely, and obviously, a long, severe conflict would involve greater costs on both sides than other cases in military, economic, and political terms. That a long, severe conflict would be the most costly does not mean it is the least likely. The disposition at any moment to keep fighting depends not only on results, losses, and costs to that point but also on expectations of what is to come. As long as neither side expects to lose, hostilities might continue.
The United States presently has more military capacity than China to wage a long, severe war. For one thing, the United States has substantial forces located in or designated for other regions that it could bring to bear on a conflict in the Western Pacific, though security conditions in those regions might make it reluctant to do so. 16 (Over the years, the Pentagon has crept away from its traditional standard of having sufficient total forces to win two major wars simultaneously). Furthermore, U.S. forces today could degrade Chinese A2AD capabilities faster than Chinese A2AD capabilities could degrade U.S. forces. While both might suffer significant losses in early severe hostilities, U.S. prospects currently look better than China’s.
16 Although the United States has global responsibilities and interests that could be jeopardized by diverting capabilities to the Asia-Pacific, we assume that the United States would nevertheless commit such capabilities to the theater in the event of a long, severe war with China. Even if another contingency involving U.S. interests developed simultaneously in another region, U.S. forces already in the region could still degrade Chinese A2AD capabilities faster than Chinese A2AD capabilities could degrade U.S. forces.
Future conditions could differ, owing to the potential for greater losses of U.S. forces from Chinese A2AD and, in turn, reduced Chinese losses from those U.S. forces. Moreover, as U.S. military-operational advantages wane, China’s position as the “home team” could become less of a liability and more of an asset, owing to internal lines of communication and movement. A corollary of these shifting military odds is that the expected duration of war, however intense, could increase as Chinese capabilities improve, for the simple reason that China will retain more warfighting capability and face less pressure to yield. More generally stated, the less lopsided a war is likely to be, the less likely it is to end quickly in victory by the stronger side. Since Chinese and U.S. capabilities, operating concepts, incentives, and expectations all point to severe hostilities, this could mean that a war could last longer and be costlier than has been assumed or, paradoxically, than either side would want.
The hypothesis of a long, severe, and costly war is depicted in Figure 2.1 as notional graphs of expected cumulative declines, or attrition, in military capability over time in 2015 and 2025, a period during which Chinese A2AD capability is expected to improve relative to U.S. strike capability. The dotted lines in Figure 2.1 represent a hypothetical moment (T1), within days of the start (T0), when the sides take stock and decide whether to continue fighting. For our purposes, the figure separates a short conflict from a long one. T2 is posited as one year; although fighting could continue beyond that, the pattern of losses would remain more or less the same. The first graph (2015) shows that China and the United States both suffer significant but unequal losses in the brief early stage and can expect increasingly divergent losses as war goes on, favoring the United States. The second (2025) shows the effects of improved Chinese A2AD in years to come: China suffers reduced, though still sizable, short-term losses; the United States suffers increased short-term losses; and the gap in expected long-term losses closes.
Figure 2.1
Notional Cumulative Decline in Military Capabilities in a Severe Conflict over Time, 2015 and 2025
NOTES: T0 = the start of the conflict; T1 = a hypothetical moment, within days of T0, when the sides decide whether to continue fighting; T2 = one year.
RAND RR1140-2.1
The intensity and duration of war are largely decided at T0 and T1, respectively. The moment hostilities begin, Chinese and U.S. leaders choose whether or not to authorize execution of military plans, which are mainly to attack the forces of the other before those forces can attack. The alternative is to decide, mutually, that fighting must be tightly controlled and sharply restricted—in other words, mild.
Thus, the T0 decision might determine the war’s intensity, which in these graphs is assumed to be severe from T0 to T2. At T1, after several days of severe force-on-force violence, the leaders take stock of losses, remaining capabilities, and expected further losses and decide whether to keep fighting—in effect, they choose between a short and a long war. Again, a decision by only one side to end fighting amounts to capitulation. Note that China’s enhanced A2AD in 2025 will reduce the gap between its losses and U.S. losses at T1. Because it could be less clear which side is losing at T1, a severe war might be more likely to be prolonged in 2025 than in 2015, despite mounting costs.
These considerations highlight the fallacy of assuming that particularly violent hostilities would not last long (as European leaders did in 1914!). Again, the Chinese have favored and planned for a brief, intense war because they think it is the only way not to lose. However, this perspective ignores that the United States is looking at a mirror image: After brief and intense fighting, U.S. prospective losses will be less than those of China. Yet if the United States has until now thought that an intense war would be short because Chinese losses would exceed U.S. losses by a growing margin as fighting persists, it should think again.
Going forward, both China and the U.S. need to contemplate the possibility of a severe, lengthy, uncontrollable, and devastating, yet indecisive, conflict. If war somehow broke out and both sides faced such prospects, they would not necessarily be motivated to stop fighting by agreement. History offers little encouragement that opponents locked in a bloody but inconclusive war will agree to foreshorten it, rational as that might be.17 Therefore, the potential automaticity and instability inherent in conventional counterforce places an onus on political leaders to review, question, approve, and reexamine warfighting plans.
Depending on choices made by political leaders among options offered by military commanders, either a short war or a lengthy one could be intense or mild; we examine all four cases. At the same time, it seems more likely that a long but mild conflict would result more from initially mild fighting than from initially intense fighting and, conversely, that intense fighting will remain intense as long as the war lasts. After all, both world wars started with ferocity, which persisted and even intensified more or less for their durations. Of course, it cannot be ruled out that a war could begin fiercely but then settle into a low-grade one, as both sides conclude they cannot win, refuse to concede, and try to moderate their losses.
17 By 1917, the combination of staggering losses and diminished confidence of victory led voices in Germany, Great Britain, and France to suggest the need to negotiate, but both sides opted to fight on (until the U.S. entry into the war decided the outcome).
One of the most vexing trade-offs leaders face in determining how intensely and how long to fight is between the cost of fighting and the cost of losing. The former will tend to motivate restricting the conflict even if it means forfeiting advantage; the latter will tend to motivate doing what it takes to win, including intensifying, expanding, and prolonging the conflict. To illustrate, the United States might feel reasonably confident that it could win in an intense war with China yet face such severe costs that it might rather keep the war limited and accept an outcome short of victory, though presumably consistent with U.S. interests. Conversely, China might regard the price of losing a war with the United States over, say, Taiwan as so high that it would endure the costs of an intense, and perhaps lengthy, conflict. Broadly speaking, as prospects of either side clearly winning decline, as might be the case in coming years, both sides ought to place greater weight on the costs of fighting—a key reason why both must rigorously think through what consequences a war could have.
The costs of a conflict are mainly a function of intensity and duration. 18 Least costly, obviously, is a brief, mild war; most costly, a long, severe one. The kinds of costs vary over time: Initially, military losses will dominate; in time, economic costs will grow, and military losses might decline as counterforce capabilities do. Domestic political constraints and pressures might be in play from the outset, but these, too, could gain strength and even sway leaders’ choices as military losses and economic costs mount. Likewise, international reactions and uncertainties—alarm, condemnation, opposition, political support, physical support, and realignments—might grow over time and with severity.
18 The costs of war also vary as a function of the vulnerability of the combatants. In the case of a Sino-U.S. war, forces in the theater are increasingly vulnerable, and dependence on global (including each other’s) resources, products, and markets makes both economies vulnerable. However, China would be far more exposed to homeland attack and economic isolation.
Using duration and intensity as the main variables in describing the path of war suggests a matrix of four cases: brief, mild; long, mild; brief, severe; and long, severe. (Other possibilities are not examined but could be interpolated.) The assumptions for each case are shown in Table 2.1.
Table 2.1
Matrix of the Four Cases
Note once again that the main factor in determining whether a war is restrained or severe from the outset is whether political leaders give their militaries the green light for counterforce attacks. One can speculate on both institutional and rational-choice grounds whether restraint would be exercised. U.S. civilian control of the military is firm in principle and practice. Though the current Chinese president has felt a need to tighten control over the PLA, little information is available to assess how current Chinese civilian and military leaders would handle command authority during wartime. Even with adequate institutional safeguards on both sides, the logic of striking without delay is potent. Because hesitation could result in operational losses and disadvantages too great to overcome, the “safe” course might be to strike enemy forces promptly, if not first.
Note also that lower stakes and inadvertent violence are less likely to precipitate severe hostilities than higher stakes and a considered choice of war are. Furthermore, a long conflict will likely conform to the level of intensity established at its outset. In the severe case, though costs are great on both sides, neither one is likely to have clearly better prospects. Also, if the stakes are important, high losses can work against rather than for accommodation and cessation. Even if fighting is restricted and sporadic, its continuation might appear less costly, at least politically, than conceding the matter at hand.
Upper and Lower Limits
Before estimating the possible losses, costs, and other effects of these four cases, it is worth considering the lower and upper limits of a war’s severity.
One can easily imagine a conflict between China and the U.S. below the threshold of what has been described here as “mild.” Just as Russia has used nonviolent means, along with some violent ones (e.g., so-called little green men) to intervene in and carve out chunks of Ukraine, China has and uses an array of military and nonmilitary means to advance its interests at the expense of its neighbors and of the U.S. Indeed, China is pursuing such a strategy (sans little green men) to press its sweeping territorial claims in the East China and South China Seas: interfering with other states’ vessels, placing oil rigs and artificial islands in disputed waters, and menacingly reminding neighbors that “China is a big country and other countries are small countries, and that’s just a fact.”19 Clearly, the Chinese seek to isolate and pressure neighbors without triggering U.S. intervention. Just as clearly, the United States and its allies, including Japan, can and will engage in reciprocal actions.20 To the extent both China and the U.S. are involved, one can see a sort of conflict that is short of violent use of force. U.S. strategy to thwart such a Chinese campaign is important but not germane to this study. Although the costs and consequences of such “gray area” conflict would be even lower than those of a mild armed conflict, as defined earlier, there is some possibility that regional commerce could suffer as a result.
At the other extreme, the long, severe case is not necessarily the upper limit of what war could entail and cost. The United States and China are the world’s strongest nations, with the largest economies, two of the three biggest populations, vast human and natural resources, and unsurpassed war-making capacity. While the two countries have important convergent peacetime interests, there is also considerable “strategic distrust” between them.21 Should they go to war, distrust could turn to deep antagonism, and the logic of conflict could make possible levels of violence, duration, and cost that might appear unjustifiable in times of peace. In modern history, wars involving great and more or less evenly matched powers have sucked in numerous third parties (not just prewar allies), lasted years, metastasized to other regions, and forced belligerents to shift their economies to a war footing and their societies to a war psyche. Whole populations suspend normal life; large fractions of them are prepared or forced to throw their weight behind their nation’s fight. Not just states but opposing ideologies, worldviews, and political systems might be pitted against each other. Whatever their initial causes, such wars’ outcomes might determine which great powers and their blocs survive as such. Prewar international systems collapse or are transformed to serve the victors’ interests. Thus, the costs of failing outweigh those of fighting.
19 Chinese Foreign Minister Yang Jiechi’s quoted in John Pomfret, “U.S. Takes a Tougher Tone with China,” The Washington Post, July 30, 2010.
20 In their bilateral security consultations, the Japanese and Americans have identified Chinese “gray area” aggression as contingencies that require heightened attention and joint planning.
21 The apt term strategic distrust was coined in Kenneth Lieberthal and Wang Jisi, Addressing U.S.-Chinese Strategic Distrust, Washington, D.C.: John L. Thornton China Center, Brookings Institution, 2012.
Consider how the Napoleonic wars engulfed all of Europe, how World War I destroyed several empires and enlarged others, and how allied goals in World War II became the complete destruction of German fascism and Japanese militarism, rather than merely stopping their aggression. In such cases, war aims and acts of destruction might exceed belligerents’ early intentions by a wide margin. Regimes of the losing side usually vanish. The threshold of tolerable costs might rise as fighting persists and the penalty for losing increases. There have been exceptions: Prussia’s victories in the three wars of German unification and the American victory over Spain come to mind. But these were one-sided affairs between mismatched powers ending quickly and decisively, without spreading or drawing in other powers.
Would a war between China and the United States resemble the great-power wars of modern history—expansive, systemic, desperate? Would hostilities erase all residue of mutual interest in an international order that has served both countries well? Would the escalating costs of conflict seem tolerable compared with those of losing? Would the enemy be demonized? Would populations become targets?
The only honest answer to such questions is that no one knows. As we will see, the increasing probability of inconclusive hostilities between China and the United States might suggest a bias toward a long, severe, bitter war. Moreover, it cannot be excluded that such a Sino-U.S. war could develop characteristics of the two great-power wars that became “world wars”: drawing in others, engulfing and spilling beyond the region, locking the two political systems and populations into a fight to finish, ending in unconditional surrender, dictated peace, occupation, regime extinction, and domination.
At the same time, the expansion and immense destructiveness of modern great-power wars have resulted mainly from large and ferocious land campaigns and strategic bombing, aimed at conquest. Although one cannot rule it out, such war aims and fighting seem unlikely in even a major Sino-U.S. war unless it stemmed from miscalculations during a conflict on the Korean peninsula. Moreover, the United States would restrain, if not avoid, strategic bombing of China lest it precipitate nuclear war. Having said this, it could be that the long, severe case offered here for analytic purposes might not set the upper limit of a possible war between China and the United States.
The possibility of a long and severe war, in which willingness to accept hardship and to inflict harm grows as fighting lasts, returns us to the question of whether such a war might result in the use of nuclear weapons. We assess the probability of that to be very low and so do not include the effects of nuclear warfare in our analysis of losses and costs. 22 The general reason for this is that mutual deterrence prevails in the Sino-U.S. strategic-nuclear relationship. 23
Nonetheless, it is worth examining the circumstances in which the risk of nuclear war, however low, could be at its highest. In a prolonged and severe conflict, it is conceivable that Chinese military leaders would propose and Chinese political leaders would consider using nuclear weapons in the following circumstances:
• Chinese forces are at risk of being totally destroyed.
• The Chinese homeland has been rendered defenseless against U.S. conventional attacks; such attacks are extensive and go beyond military targets, perhaps to include political leadership.
• Domestic economic and political conditions are growing so dire that the state itself could collapse.
• U.S. conventional strikes include or are perceived to include capabilities that are critical to China’s strategic deterrent—notably intercontinental ballistic missile (ICBMs), ballistic missile submarines (SSBNs), strategic C2—which the Chinese interpret as preparation for a U.S. first strike or intended to leave China vulnerable to U.S. nuclear coercion.
22 Obviously, losses and costs to both countries in the event of nuclear war could be at least an order of magnitude greater than the worst of the conventional-war cases examined here.
23 The stability of the Sino-U.S. nuclear relationship is explained in Chapter Four of David C. Gompert and Phillip C. Saunders, The Paradox of Power: Sino-American Strategic Restraint in an Age of Vulnerability, Washington, D.C.: Center for the Study of Chinese Military Affairs, National Defense University, 2011.
Thus, it cannot be entirely excluded that the Chinese leadership would decide that only the use of nuclear weapons would prevent total defeat and the state’s destruction. However, even under such desperate conditions, the resort to nuclear weapons would not be China’s only option: It could instead accept defeat. Indeed, because U.S. nuclear retaliation would make the destruction of the state and collapse of the country all the more certain, accepting defeat would be a better option (depending on the severity of U.S. terms) than nuclear escalation. This logic, along with China’s ingrained no-first-use policy, suggests that Chinese first use is most improbable. 24
At the same time, if Chinese leaders faced such a dire situation and also had reason to think that the United States was preparing to launch a first strike to disable China’s deterrent, they might consider the first use of nuclear weapons (even though, objectively, it might not be rational). But this also seems like an extremely remote possibility for the simple reason that the United States would have no reason to resort to nuclear weapons if it were already on the verge of conventional victory over China.
24 As a corollary, if China were to use nuclear weapons first, it could be a “warning shot”—a relatively harmless detonation in a remote area—as opposed to nuclear attack on U.S. forces, territory, or allies.
Even so, it is important for the United States to be aware of potentially dangerous ambiguities involved in attacks on targets that the Chinese could regard as strategic: attacks on missile launchers, even if intended only to degrade China’s theater-range missile capabilities; attacks on high-level military C2, even if intended only to degrade China’s conventional-operational capabilities; cyberwarfare attacks on strategic systems; attacks on Beijing (whatever the reason); and heightened U.S. ballistic missile defense operations that could be seen as intended to degrade Chinese strategic retaliation. Keep in mind, as well, that the Chinese might perceive U.S. conventional capabilities (e.g., global strike, cyberwarfare, ASAT) as potentially aimed at disabling China’s strategic deterrent.
As low as the probability of Chinese first use is, even in the most desperate circumstances of a prolonged and severe war, the United States could make it lower still by exercising great care with regard to the extensiveness of homeland attacks and by avoiding altogether targets that the Chinese could interpret as critical to their deterrent.
As for U.S. initiation of nuclear war with China, this seems even more far-fetched. Unlike circumstances in which the Soviet Union could not be stopped from defeating NATO and dominating all of Europe unless the United States resorted to battlefield nuclear weapons, the stakes of a Sino-U.S. war would not justify the incalculable harm to the United States from Chinese retaliation. More bluntly put, the Soviet threat to NATO was deemed existential, whereas as the Chinese threat to U.S. allies and interests in East Asia is not. In line with this, current U.S. declaratory policy concerning use of nuclear weapons makes no allowance for first-use in the event of war with China, even were it going badly. 25
In sum, it seems unlikely that war between China and the United States would “go global,” or “go nuclear.” In either case, the losses, costs, and other consequences for both and the world would dwarf those estimated for a severe and prolonged conventional conflict in the Western Pacific. Still, the possibility of a true cataclysm is all the more reason to think through carefully the paths and risks of war.
25 U.S. policy reserves the option of nuclear first use mainly in retaliation for a biological attack.
(Continued)
Xem tiếp: Chương III (Chapter III).
* * *
Xem bài có liên hệ với đề tài: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net