Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 26, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG, XEM XÉT NHỮNG ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG. (Chương III)
Webmaster
Các bài liên quan:
    MỸ KHÔNG THỂ ĐỐI ĐẦU ĐỒNG THỜI VỚI TRUNG CỘNG VÀ NGA.
    CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG, XEM XÉT NHỮNG ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG. (Phần đầu)
    CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG, XEM XÉT NHỮNG ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG. (Chương IV)
    CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG, XEM XÉT NHỮNG ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG. (Chương II)
    CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG, XEM XÉT NHỮNG ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG. (Chương I)
    VÌ SAO NGŨ GIÁC ĐÀI QUAN NGẠI NĂNG LỰC QUÂN SỰ CỦA TRUNG CỘNG?
    CƠN ÁC MỘNG QUÂN SỰ TỒI TỆ NHẤT CỦA MỸ: MỘT CUỘC CHIẾN ĐỒNG THỜI VỚI NGA VÀ TÀU.
    KẾ HOẠCH DỰ BỊ CỦA HOA KỲ TRONG TRƯỜNG HỢP CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG

 

*  *  *

 

CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG, XEM XÉT NHỮNG ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG.

By David C. Gompert, Astrid Cevallos, Cristina L. Garafola.

The RAND Corporation.

 

(Tiếp theo).

 

Xem Phần đầu

Xem Chương I (Chapter I)

Xem Chương II (Chapter II)

 

CHƯƠNG III

 

CÂN NHẮC PHÍ TỔN – QUÂN SỰ, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ VÀ QUỐC TẾ

 

Với hiểu biết rằng những hậu quả của chiến tranh thế giới và chiến tranh hạt nhân nằm ngoài phạm vi của nhóm tác giả, giờ đây ta có thể xem xét các tác động, thiệt hại, phí tổn, sự kiềm chế, áp lực và phản ứng có thể diễn ra trong chiến tranh Hoa – Mỹ, phụ thuộc vào mức độ khốc liệt và thời lượng của nó.

 

Những thiệt hại quân sự

 

Việc tính toán những thiệt hại quân sự được dự kiến trong một cuộc xung đột vũ trang Hoa – Mỹ là vô cùng khó khăn. Vì mục đích tìm hiểu những vấn đề lớn xoay quanh việc liệu một cuộc xung đột như vậy có thể diễn ra hay không và nếu có thì như thế nào, sẽ là đủ để đánh giá một cách gợi mở bản chất và mức độ nghiêm trọng của những thiệt hại của mỗi bên, chúng có thể so sánh như thế nào, có thể thay đổi ra sao theo mức độ khốc liệt và thời lượng của cuộc xung đột, và có thể ảnh hưởng thế nào tới việc ra quyết định ở cả hai bên. Do đó, phương pháp được sử dụng ở đây là kết hợp các đánh giá khái quát của nhiều nhà phân tích khác nhau. Điều cần quan tâm là những thiệt hại có liên quan tới các khả năng trước chiến tranh, những thiệt hại của mỗi bên so với bên kia, và các khả năng chiến đấu còn lại, tất cả sẽ gây ảnh hưởng tới cả năng lực lẫn ý chí tiếp tục chiến đấu.

 

Những trường hợp khốc liệt cho cả năm 2015 và 2025 đều được xem xét, lường trước những cải thiện A2/AD của Trung Cộng. Những thiệt hại trong các cuộc xung đột ngắn là trong số những lực lượng đã tham gia và có thể được nhắm là mục tiêu ngay từ đầu. Những thiệt hại bổ sung trong các cuộc xung đột kéo dài có thể bao gồm quân tiếp viện – có thể gần như toàn bộ các lực lượng không quân và hải quân vẫn còn tồn tại của Trung Cộng và những lực lượng không quân và hải quân của Mỹ không được cho là tuyệt đối cần thiết cho các nhiệm vụ ở những nơi khác (ví dụ như ở châu Âu hoặc Trung Đông).

 

Đương nhiên, những thiệt hại tương lai của các lực lượng trong một cuộc xung đột Hoa – Mỹ khốc liệt sẽ phụ thuộc vào các khả năng và các hoạt động đối kháng của hai bên. Để mở rộng một nhận xét trước đó, những tiến bộ trong công nghệ thông tin và các hệ thống nhắm tới mục tiêu khác – các thiết bị cảm biến, điều khiển vũ khí chính xác trên phương tiện hoặc ngoài phương tiện, định vị toàn cầu, nối mạng và xử lý dữ liệu – đang khiến cho các phương tiện mang vũ khí, chẳng hạn như tàu mặt nước và máy bay có người lái, ngày càng trở nên dễ bị tấn công ở các khoảng cách lớn hơn. Ngoài việc tăng phần thưởng cho việc tấn công trước và hình phạt cho việc không làm vậy, những khả năng này chỉ rõ tiềm năng về những thiệt hại nặng nề hơn, nhanh chóng hơn trong các lực lượng dễ bị tấn công so với bất kỳ thời điểm nào trong chiến tranh thông thường hiện đại.

 

Những đánh giá sau đây cố gắng thu hút được động lực này. Chúng bao gồm các câu chuyện bao quát về các trường hợp. Các hạng mục được đề cập bao gồm máy bay chiến đấu, tàu hải quân mặt nước, tàu ngầm, hỏa tiễn và hệ thống phóng hỏa tiễn các loại (đất liền, biển và trên không) và C4ISR. Những thiệt hại về máy bay có thể bắt nguồn từ thiệt hại hoặc sự xuống cấp của các căn cứ không quân và hang không mẫu hạm, cũng như do tấn công và phòng thủ trên không gây ra. Những thiệt hại về tàu mặt nước có thể do các cuộc tấn công của các tàu mặt nước khác, tàu ngầm, trên không hoặc các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn gây ra. Tàu ngầm dễ bị tấn công bởi hoạt động tác chiến chống tàu ngầm (ASW), bao gồm các tàu ngầm đối địch và các cuộc tấn công vào các căn cứ. Những thiệt hại về hệ thống phóng hỏa tiễn có thể xảy ra do các cuộc tấn công trên không hoặc hỏa tiễn hoặc các phương tiện mang vũ khí bị phá hủy (ví dụ như tàu), cũng như do các hỏa tiễn được sử dụng. Các hệ thống phóng hỏa tiễn di động được bố trí trên đất liền, được các lực lượng Trung Cộng sở hữu nhiều hơn so với các lực lượng C4ISR có thể xảy ra do chiến tranh mạng hoặc các cuộc tấn công ASAT. Chiến tranh mạng và các cuộc tấn công ASAT cũng có thể gây thêm những thiệt hại của các lực lượng phụ thuộc vào C4ISR để đạt hiệu quả của chúng.

 

Một sự cân nhắc quan trọng trong việc đánh giá những thiệt hại của Mỹ và so sánh chúng với những thiệt hại của Trung Cộng là phần các lực lượng tổng (toàn cầu) của Mỹ được đưa vào tham chiến. Phần này càng lớn, Mỹ càng có kết quả quân sự tốt. Tuy nhiên, việc đưa nhiều lực lượng Mỹ hơn tới chiến trường cũng sẽ gia tăng những lực lượng có thể bị nhắm là mục tiêu hoặc dễ bị tấn công bởi hệ thống A2/AD của Trung Cộng. Nói chung, nhiều lực lượng Mỹ hơn sẽ có nghĩa là một cuộc chiến lớn hơn và dữ dội hơn, với thiệt hại nhiều hơn ở cả hai bên nhưng kỳ vọng về chiến thắng cho Mỹ sẽ cao hơn. Tỷ lệ các lực lượng Mỹ tham chiến sẽ được xác định bằng việc từ bỏ những yêu cầu của chiến tranh để đổi lấy tác động lên an ninh ở các vùng khác của việc chuyển hướng các lực lượng Mỹ. Tác động này, đến lượt nó, có thể bị ảnh hưởng bởi mức độ mà các đồng minh của Mỹ, đặc biệt là NATO, có thể “bù đắp” cho sự chuyển hướng của các lực lượng Mỹ ở nơi khác. Mối quan tâm chính của nhóm tác giả là các khả năng hải quân, không quân, hỏa tiễn được bố trí trên đất liền, phòng thủ trên không, và tình báo, giám sát và do thám (ISR), vì chiến tranh Trung – Mỹ có lẽ sẽ không liên quan tới tấn công quy mô lớn trên bộ. Bộ Quốc phòng Mỹ đã cho biết 60% các lực lượng không quân và hải quân Mỹ sẽ được bố trí ở Thái Bình Dương vào năm 2020. Do đó, giả định ở đây là trong một cuộc chiến kéo dài với Trung Cộng, Mỹ sẽ đưa 60% các khả năng toàn cầu của mình vào tham chiến; những thiệt hại của quân đội Mỹ được ước tính liên quan đến điều đó. Nếu trong trường hợp con số này cao hơn, thiệt hại ở cả hai bên có thể tăng lên.

 

Tới năm 2025, TC có khả năng sẽ có nhiều hơn các hỏa tiễn đạn đạo và hỏa tiễn hành trình tốt hơn với tầm bắn xa hơn; hệ thống phòng thủ trên không tiên tiến; máy bay thế hệ mới nhất; những tàu ngầm chạy êm hơn; hệ thống cảm biến nhiều hơn và tốt hơn; và các hệ thống liên lạc kỹ thuật số, khả năng xử lý và C2 cần thiết để vận hành một chuỗi tấn công tận diệt tích hợp. Mỹ, theo giả định ở đây, sẽ có những phiên bản hiện đại hóa của các khả năng mà bố trí lực lượng tập trung vào phương tiện mang vũ khí mà nước này đã dựa vào trong vài thập kỷ, bất chấp khả năng của chúng ngày càng dễ bị A2/AD của TC tấn công.

 

Những phí tổn kinh tế

 

Do quy mô, sự phụ thuộc lẫn nhau và sự hội nhập toàn cầu của nền kinh tế Mỹ và Trung Cộng, một cuộc chiến Trung – Mỹ có thể hết sức tốn kém đối với các bên tham chiến, Đông Á và thế giới. Những điểm yếu này có thể là một lý do chính giải thích vì sao chiến tranh, ít nhất là một chiến được suy tính trước, lại không có khả năng xảy ra, mặc dù hai nước đang và nhiều khả năng sẽ tiếp tục bất đồng về một số tranh chấp khu vực. Mặc dù vậy, nếu một cuộc chiến xảy ra (có thể do một cuộc khủng hoảng bị ứng xử không tốt), mức độ của những phí tổn tài chính sẽ phụ thuộc vào tính khốc liệt và thời lượng của nó. Trái với những thiệt hại quân sự, ngay cả chiến sự ở cường độ thấp, nếu kéo dài, cũng có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Nhưng trọng tâm ở đây là về các tác động kinh tế của chiến sự khốc liệt.

 

Việc ước tính những phí tổn kinh tế của một cuộc chiến Hoa – Mỹ thậm chí còn khó khăn hơn việc đánh giá các thiệt hại quân sự, bởi những phí tổn như vậy không chỉ phụ thuộc vào các diễn biến quân sự mà còn vào phản ứng của nhiều bên tham gia về kinh tế nhỏ lẻ và các thị trường chịu những mức độ giới hạn của sự kiểm soát nhà nước: các phản ứng chính sách chính phủ, xung đột kinh tế có thể xảy ra, số phận của những doanh nghiệp công nghiệp, tác động lên người tiêu dùng và người lao động và phản ứng của họ, các thể chế tài chính quốc tế, các thị trường nợ và vốn, và các bên thứ ba (tức là các đối tác thương mại). Do đó, phần phân tích sau đây không có tính định nghĩa mà thay vào đó mang tính minh họa về các loại và quy mô phí tổn trong những trường hợp khác nhau.

 

Để tóm tắt các điều kiện kinh tế hiện tại:

 

+ GDP của Trung Cộng là khoảng 9.000 tỷ USD và đang tăng trưởng ở mức 7%/ năm, mặc dù nhiều nhà kinh tế tin rằng tăng trưởng sẽ chậm lại, và một số người lập luận rằng tỷ lệ tăng trưởng đã bị phóng đại.

 

+ GDP của Mỹ là khoảng 17.000 tỷ USD và đang tăng trưởng ở mức 2%/ năm.

 

+ Giá trị xuất khẩu của Trung Cộng vào Mỹ là khoảng 440 tỷ USD vào năm 2013 – xấp xỉ 20% giá trị nhập khẩu của Mỹ, 20% giá trị xuất khẩu của Trung Cộng, và 5% GDP của Trung Cộng.

 

+ Giá trị nhập khẩu của Trung Cộng từ Mỹ là khoảng 122 tỷ USD vào năm 2013 – khoảng 6% giá trị nhập khẩu của Trung Cộng, 8% giá trị xuất khẩu của Mỹ, và dưới 1% GDP của Mỹ.

 

+ Trung Cộng nắm giữ khoảng 1700 tỷ USD trái phiếu Mỹ, bao gồm khoảng 1300 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ – khoảng 25% tổng nợ kho bạc Mỹ do nước ngoài nắm giữ.

 

+ Tổng mức đầu tư trực tiếp của Trung Cộng vào Mỹ là xấp xỉ 8 tỷ USD, so với tổng mức đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Trung Cộng là hơn 60 tỷ USD.

 

+ Thương mại quốc tế là khoảng 45% GDP của Trung Cộng và 25% GDP của Mỹ.

 

+ Mức tiêu thụ của Trung Cộng chiếm 1/3 GDP (và đang tăng); mức tiêu thụ của Mỹ chiếm 2/3 GDP.

 

Những điểm bất cân xứng chủ chốt bao gồm sự phụ thuộc nhiều hơn của Trung Cộng vào thương mại quốc tế nói chung (đặc biệt là liên quan tới các nguồn cung năng lượng), sự phụ thuộc vào xuất khẩu sang Mỹ nói riêng, và việc nắm giữ nợ của Mỹ; sự phụ thuộc của MỸ vào hàng nhập khẩu từ Trung Cộng; đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Trung Cộng; và mức tiêu thụ cao hơn của Mỹ theo phần GDP. Trong việc xem xét những phí tổn kinh tế của chiến tranh, có lẽ điểm bất cân xứng đáng kể nhất là một cuộc chiến sâu rộng ở khu vực Tây Thái Bình Dương sẽ gây rối loạn gần như toàn bộ thương mại Trung Cộng (trong đó 95% là bằng đường biển), trong khi Mỹ chủ yếu sẽ phải chịu thiệt hại về thương mại song phương với Trung Cộng và, ở mức độ thấp hơn nhiều so với Trung Cộng, thương mại với phần còn lại của Đông Á. Điều này có thể được coi là tác động vùng chiến sự đối với thương mại.

 

Do đó, thương mại song phương của Trung Cộng với Mỹ và các hoạt động thương mại khu vực khác có thể rất dễ bị tổn hại, trong khi đối với Mỹ, chỉ có thương mại với Trung Cộng mới bị ảnh hưởng lớn. Nhìn chung, phần lớn thương mại của Trung Cộng (ngoại trừ phần nhỏ trên đất liền) dễ bị tổn hại bởi những sự cản trở trong thương mại đường biển ở Tây Thái Bình Dương, trong khi phần lớn thương mại của Mỹ thì không như vậy. Điều này, như sẽ được trình bày tới đây, có những tác động bất cân xứng lên GDP trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

 

Tính chất dễ bị tổn hại của thương mại Trung Cộng nêu lên một câu hỏi: Liệu Mỹ có gây trở ngại bằng vũ lực cho việc vận chuyển phi quân sự đường hàng không và đường biển đến Trung Cộng và từ Trung Cộng đi hay không? Cần nhớ rằng cả hai bên đều có những khả năng lớn phá hủy tàu và máy bay – hỏa tiễn chống hạm nổi và phòng không, năng lực tấn công trên không, tàu ngầm, và năng lực tấn công hải quân mặt nước, chưa nói tới chiến tranh mạng – cũng như những động cơ để sử dụng chúng. Ngoài ra, mặc dù Mỹ có những hệ thống cảm biến tinh vi để phân biệt giữa các mục tiêu quân sự và phi quân sự, trong chiến tranh, họ sẽ tập trung vào việc tìm kiếm và theo dõi các mục tiêu quân sự; hơn nữa, ISR của Trung Cộng kém tinh vi và phân biệt kém hơn, đặc biệt là ở khoảng cách xa. Điều này cho thấy những vùng trời và vùng biển rất nguy hiểm, có thể trải khắp từ Hoàng Hải tới biển Nam Trung Hoa. Giả sử rằng những doanh nghiệp thương mại không thuộc Trung Cộng sẽ thà mất doanh thu còn hơn mất tàu hay máy bay, Mỹ sẽ không cần dùng tới vũ lực để dừng hoạt động thương mại đến và đi vào Trung Cộng. Trung Cộng sẽ mất đi một lượng hoạt động thương mại đáng kể cần quá cảnh ở vùng chiến sự. Việc Mỹ đe dọa một cách rõ ràng việc vận chuyển thương mại đường biển sẽ mang tính khiêu khích, nguy hiểm và phần lớn là không cần thiết. Do đó nhóm tác giả cho rằng Mỹ sẽ không gây trở ngại như vậy.

 

Phần phân tích sau đây giả định chiến sự khốc liệt, mà thời lượng của cuộc chiến sẽ xác định mức độ của các tác động kinh tế. Các phí tổn gần đúng được đánh giá dưới dạng tác động lên GDP từ những sự gây rối loạn đến 3 chức năng kinh tế: thương mại, tiêu dùng và thu nhập từ các khoản đầu tư ngoài nước. Các tác động của việc phá vỡ nguồn cung năng lượng tới Trung Cộng được coi là một thành phần của sự sụt gỉm thương mại, bởi phần lớn khí tự nhiên và dầu thô mà Trung Cộng tiêu thụ là được nhập khẩu. Giả sử là những điều kiện hiện tại, tầm quan trọng và mối quan hệ của hai nền kinh tế Mỹ và Trung Cộng sẽ không thay đổi đặc tính tới năm 2025 (không giống như những thay đổi được trông đợi trong các khả năng quân sự trong thời gian đó).

 

Chỉ những thiệt hại GDP trực tiếp được xem xét; chưa có nỗ lực nào được thực hiện nhằm đánh giá tác động của chiến tranh trên các nền kinh tế khu vực và toàn cầu và tiếp đó là những tác động dội ngược lại nền kinh tế Mỹ và Trung Cộng. cũng không được bao gồm là những phí tổn tự thân nó ít có tác động trực tiếp tới GDP (ví dụ cơ sở hạ tầng bị hư hại, các hệ thống quân sự bị thiệt hại, chăm sóc ngắn và dài hạn cho các thương vong, những tài sản bị chiếm giữ), mặc dù bất kỳ phí tổn nào trong số này cũng có thể là khổng lồ.

 

Nhóm tác giả cũng không tính đến một yếu tố có thể khiến những thiệt hại của Trung Cộng trở nên tồi tệ hơn một cách đáng kể so với những thiệt hại được xác định dưới dây: sự hội nhập sâu sắc hơn của nền kinh tế Đông Á. Nền kinh tế Trung Cộng và các nước láng giềng (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và ngày càng tăng là Đông Nam Á) phụ thuộc lẫn nhau rất nhiều, nhờ vào các mạng lưới giá trị sản xuất. Phần lớn thương mại Đông Á được tạo nên từ các hàng hóa và thành phần trung gian: Đầu vào được sản xuất ở một quốc gia được vận chuyển tới một quốc gia khác để kết hợp với các bộ phận được làm ở một nơi khác nữa và được lắp ráp thành một sản phẩm cuối trước khi được đưa vào các hệ thống phân phối của thị trường. Trong khi sự hội nhập này đã đóng góp hiệu quả và năng suất cho phép Trung Cộng và các nước láng giềng phát đạt, nó cũng làm tăng tính dễ bị tổn hại của các nền kinh tế Đông Á trước những sự gián đoạn, nhiều hơn so với thương mại thành phẩm truyền thống. Trung Cộng có thể giảm sự phụ thuộc của nước này vào hoạt động sản xuất khu vực liên kết chặt chẽ với nhau như vậy, nhưng sẽ rất khó khăn và tốn kém.

 

Tác động chính lên GDP là do thiệt hại về thương mại. Nhóm tác giả tỏ ra chắc chắn nhất về sự sụp đổ được ước đoán của thương mại song phương Trung – Mỹ, mà theo kinh nghiệm sẽ tụt xuống gần 0 giữa hai nước tham chiến trong khi xảy ra chiến tranh. Nhưng một điều cũng quan trọng là tính đến thiệt hại của Trung Cộng về thương mại khu vực và thương mại toàn cầu khác, do tác động vùng chiến sự.

 

Bây giờ, hãy xem xét điều gì có thể xảy ra đối với GDP nếu thương mại khu vực và toàn cầu không liên quan tới Mỹ của Trung Cộng, mà phần lớn bằng đường biển, cũng bị ảnh hưởng bởi chiến sự lan rộng ở Tây Thái Bình dương. Nhóm tác giả cho rằng thương mại khu vực của Trung Cộng sẽ giảm 80% và thương mại toàn cầu của nước này sẽ giảm 50%. (Một lý do khiến thương mại khu vực và toàn cầu không giảm mạnh hơn là những nhà vận chuyển Trung Cộng có thể được nhà nước ra lệnh tiếp tục hoạt động).

 

Mức giảm GDP được dự đoán của Trung Cộng có thể được so sánh với mức giảm GDP thực tế 29% của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi bản thân Đức không phải chịu thiệt hại nặng nề, cũng như mức giảm GDP 64% của Đức và mức giảm GDP 52% của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai, khi cả hai nước đều bị tấn công nặng nề. Dĩ nhiên, cho rằng người Trung Cộng sẽ không sẵn sàng hoặc không thể tiếp tục chiến đấu bất chấp những phí tổn như vậy tức là phớt lờ việc người Đức và người Nhật đã chịu đựng được những phí tổn lớn hơn nhiều, cùng với đó là sự phá hủy lan rộng, và đã không đầu hàng cho tới khi không còn lựa chọn nào khác. Hơn nữa, nhà nước Trung Cộng có lẽ sẽ hành động để giới hạn tác động lên sự tiêu thụ, như nhóm tác giả đã đánh giá. Tuy vậy, các tác động lên Trung Cộng và các công dân nước này do sự sụt giảm 1/3 GDP rõ ràng sẽ là nghiêm trọng và kéo dài. Ngược lại, các tác động của một cuộc xung đột kéo dài và khốc liệt lên Mỹ và các công dân nước này, dù mạnh mẽ, cũng sẽ tương đương với một cuộc suy thoái nghiêm trọng.

 

Trong một cuộc xung đột bị kiềm chế và cường độ nhẹ, các phí tổn kinh tế từ thương mại bị thiệt hại, tiêu dùng và thu nhập từ nắm giữ tài sản ngoài nước sẽ có kiểu tương tự, về cơ bản có quy mô nhỏ hơn nhiều và có hại cho Trung Cộng một cách không cân xứng.

 

Theo một cách có tính suy đoán hơn, cả Trung Cộng và Mỹ sẽ dễ bị tổn hại bởi các phí tổn kinh tế trong trường hợp chiến tranh mạng, điều có khả năng xảy ra trong một cuộc xung đột khốc liệt, chuyển đổi đột ngột từ lĩnh vực quân sự sang các lĩnh vực dân sự. Mặc dù mỗi nước sẽ có ác cảm mạnh với chiến tranh mạng “phổ biến” và do đó cả hai có thể kiểm chế lẫn nhau để không tấn công các mạng lưới máy tính phi quân sự của bên kia, năng lực kiềm chế chiến tranh mạng, một khi đã bắt đầu, là chưa biết – nếu không muốn nói là không thể biết được. Một số hạ tầng mạng lưới hỗ trợ nhiều hệ thống máy tính, và một số hệ thống máy tính hỗ trợ hoạt động quân sự cũng được sử dụng cho các mục đích thương mại hoặc các mục đích dân sự khác. Ví dụ, việc cung cấp các lực lượng Mỹ trong một cuộc xung đột có vũ trang lớn có thể phụ thuộc vào các công ty hậu cần, vốn dĩ phụ thuộc chủ yếu vào các hệ thống dữ liệu mở, có thể là dựa vào Internet, để quản lý và vận chuyển nguyên liệu. Liệu Trung Cộng có kiềm chế không cố gắng phá hoại những hệ thống như vậy trong trường hợp xảy ra chiến tranh hay không? Liệu cả hai nước có không bị cám dỗ để phá hoại hệ thống viễn thông hoặc kiểm soát không lưu hoặc các hệ thống phân phối năng lượng hỗ trợ chiến đấu, hoặc can thiệp vào các mạng lưới dịch vụ chính phủ hay không? Tóm lại, “vành đai trắng phòng lửa” tách rời chiến tranh mạng hoạt động quân sự với mạng kinh tế quốc gia có thể tỏ ra yếu kém; một khi đã bị vượt qua, chiến tranh mạng có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát, ảnh hưởng tới tất cả các kiểu hạ tầng thông tin then chốt, mạng Internet và các hệ thống thương mại.

 

Nói một cách rất chung, Trung Cộng và Mỹ đểu dễ bị tổn hại như nhau trước những thiệt hại mà chiến tranh mạng dân sự như vậy có thể gây ra, bởi cả hai nền kinh tế và xã hội đều phụ thuộc nhiều vào các mạng lưới máy tính. Những đánh giá về thiệt hại kinh tế từ một loạt các cuộc tấn công mạng quy mô lớn vào Mỹ rơi vào khoảng từ 70 tỷ USD đến 900 tỷ USD. Với ít nhất 200 triệu người dùng Internet nhiều hơn so với Mỹ, Trung Cộng cũng có nhiều điều để mất từ việc nhắm vào hạ tầng mạng dân sự ngang bằng với Mỹ. Nền kinh tế Trung Cộng đã trở nên rất hợp nhất trong nước và với phần còn lại của thế giới, và sự hội nhập này được tạo điều kiện bởi mạng lưới dữ liệu có thể dễ bị tổn hại. Sự gây rối loạn về thương nghiệp cả trong nước lẫn ngoài nước do các cuộc tấn công mạng gây ra có thể làm trầm trọng thêm các phí tổn kinh tế của Trung Cộng cho chiến tranh. Cả hai nước đều có khả năng vá víu, khắc phục dần, và mặt khác kiềm chế các tác động của các cuộc tấn công mạng; tuy nhiên, các tác động tích lũy của nhiều cú sốc ở các lĩnh vực khác nhau có thể gây ra những sự sụt giảm đáng kể về sản xuất, thương mại và tiêu dùng. Mặc dù nhóm tác giả không đưa ra ước tính về những phí tổn có thể có của chiến tranh mạng leo thang, rõ ràng những phí tổn này có thể là rất lớn đối với cả hai bên trong trường hợp xảy ra xung đột Trung – Mỹ khốc liệt và kéo dài.

 

Nói tóm lại, thiệt hại kinh tế mà một cuộc chiến Trung – Mỹ có thể gây ra, trừ phi chóng vánh hoặc cường độ nhẹ, sẽ là lớn hơn đáng kể đối với Trung Cộng so với Mỹ, một điểm bất cân xứng có khả năng sẽ còn tồn tại nếu không muốn nói là còn tăng lên tới năm 2025. Không giống như sự cân bằng quân sự, Trung Cộng không thể làm gì nhiều, do nhu cầu của nước này về các thị trường toàn cầu và các nguồn lực, để giảm nhẹ những nguy cơ kinh tế của một cuộc chiến với Mỹ. Sự hội nhập kinh tế đã tạo điều kiện cho sự phát triển của Trung Cộng lại đặt nước này vào nguy cơ rằng chiến tranh có thể khiến sự phát triển đó đột ngột dừng lại. Mặc dù điều này hẳn sẽ làm giảm bớt bất kỳ sự khích lệ nào mà quân đội Trung Cộng có thể cảm nhận hoặc truyền đạt về một bức tranh quân sự ngày càng tươi sáng, nó không có nghĩa là người Trung Cộng sẽ không sẵn sàng hoặc không thể chịu đựng được một cái giá như vậy. Những nước lớn thua trận đã từng chịu đựng những điều tồi tệ hơn nhiều.

 

Những tác động chính trị

 

Những tác động của chiến tranh đến phản ứng chính trị trong nước giữa Trung Cộng và Mỹ sẽ khác biệt đáng kể vì các điều kiện chính trị của hai nước này quá khác nhau. Nhóm tác giả giả sử rằng những điều kiện này vào năm 2025 về cơ bản sẽ vẫn giữ nguyên như năm 2015. Bản chất, quy mô và thời điểm của các tác động chính trị, nếu có, thậm chí còn khó dự đoán hơn những thiệt hại quân sự và phí tổn kinh tế. Liệu những tác động được mô tả dưới đây có diễn ra trong hoặc sâu một cuộc xung đột kéo dài 1 năm (khoảng thời gian được coi là một cuộc chiến lâu dài) hay không là không thể biết được, nhưng mặc dù vậy nó vẫn đáng để xem xét.

 

Trung Cộng là một nước độc đảng, và hiện đang có một người đứng đầu chính phủ đầy quyền lực. Nhà lãnh đạo đó đang làm việc để củng cố quyền kiểm soát dân sự đối với quân đội. Những bất đồng giữa các quan chức dân sự hàng đầu hoặc giữa họ với các lãnh đạo quân đội hoặc các nhân vật tinh hoa kinh tế là không đáng kể hoặc được che đậy kín đáo. Công luận, dù là một nguồn áp lực quan trọng và có thể là cái nôi bất đồng tiềm tàng, không là then chốt đối với sự tồn tại của chế độ: Tầng lớp trung lưu chủ yếu có tình cảm yêu nước, những người nghèo ở nông thôn không có tiếng nói, những công nhân nhà máy di cư không có tổ chức, và những người chống đối chỉ là thiểu số và quan tâm tới tự do chính trị hoặc tôn giáo hơn là chính sách đối ngoại. Tranh luận và phản kháng được nhà nước miễn cưỡng chấp nhận. Quyền tiếp cận thông tin có thể bị kiểm soát, tới một mức độ nào đó, do quyền truy cập Internet rộng rãi. Nhà nước và bộ máy an ninh nội bộ của nó có nhiều biện pháp để đàn áp phe đối lập và ý chí để sử dụng những biện pháp đó. Tuy nhiên, sự cam kết của Bắc Kinh đối với trật tự trong nước phản ánh nỗi lo sợ kiểu bất ổn mà Trung Cộng từng trải qua trong quá khứ và có thể một lần nữa nhấn chìm đất nước, đe dọa chế độ, và khiến Trung Cộng yếu ớt và dễ bị tổn thương.

 

Chính trị trong nước của Mỹ gần như ngược lại so với Trung Cộng. Hiện tại, chính trị Mỹ bị phân cực và chính phủ bị chia rẽ. Gần như bất kỳ vấn đề nào, thậm chí chiến tranh và hòa bình, đều có thể dẫn tới sự chỉ trích, sự cãi vã giữa hai đảng, và sự tê liệt một phần. Năng lực của tổng thống để đóng vai trò một tổng tư lệnh hiệu quả có thể bị suy yếu bởi sự chính trị hóa; phe đối lập có thể đến từ các phe cánh hòa bình, phe cánh chiến tranh, hoặc cả hai. Trừ phi an ninh của đất nước trực tiếp bị đe dọa, sự hỗ trợ toàn tâm toàn ý của công chúng nói chung và giới tinh hoa không thể được giả định, đặc biệt là sau những cuộc chiến tranh tốn kém với kết quả đáng thất vọng ở Iraq và Afghanistan. Các chính quyền Mỹ khăng khăng liều mạng tiến hành các cuộc chiến tranh không hợp lòng dân. Cả sự kiên nhẫn lẫn sự liên tục đều không thể được giả định, đặc biệt là với các cuộc bầu cử 2 năm một lần. Đồng thời, không có nghi ngờ gì về sự tồn tại của nhà nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh với những thiệt hại và phí tổn lớn, giống như có thể xảy ra trong trường hợp của Trung Cộng.

 

Những phản ứng, kiềm chế và hệ quả chính trị ở hai nước có thể bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nhận thức về những lợi ích của chiến tranh. Những vấn đề liên quan tới các tuyên bố lãnh thổ của Trung Cộng, những bất công về lịch sử, và quyền chủ quyền sẽ có điểm tựa vững chắc trong giới tinh hoa Trung Cộng và công chúng. Tuy vậy nhiều người Mỹ có thể coi những vấn đề như vậy là ngoại vi đối với lợi ích sống còn của Mỹ và không đáng giá một cuộc chiến tốn kém, trừ phi ban lãnh đọa thống nhất có thể thuyết phục họ theo hướng khác. Khi chiến sự tiếp diễn, những lợi ích ban đầu có thể bị thay đổi bởi việc cuộc chiến đang diễn biến ra sao về số người thương vong, tác động kinh tế, các cuộc tấn công vào dân thường, và sự giận dữ hoặc khiếp sợ của dân chúng, khiến cho chính trị trong nước không ổn định và khó dự đoán.

 

Chính phủ Mỹ có thể trải qua những vấn đề chính trị “chiến thuật” nghiêm trọng (ví dụ sự phân cực giữa hai đảng và trong dân chúng) xuyên suốt cuộc xung đột, trong khi đó chính phủ Trung Cộng sẽ có ít những vấn đề như vậy và sức mạnh để quản lý chúng. Nhưng Trung Cộng có thể đối mặt với các vấn đề chính trị “chiến lược” mà chế độ phải đương đầu trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột lâu dài và khốc liệt. Động lực “tập hợp dưới cờ” của Trung Cộng ban đầu có thể mạnh hơn nhưng sau đó nhường chỗ cho những sự bất ổn mà Mỹ không phải đối mặt.

 

Tổng thống Mỹ có thể bị chỉ trích ngay từ đầu vì đã đưa đất nước tham gia một cuộc chiến tranh vì những lợi ích chưa đến mức sống còn. Những chỉ trích như vậy có thể được tăng cường bởi những thiệt hại đáng kể, đặc biệt là thương vong, trong chiến sự khốc liệt. Mặt khác, tổng thống có thể bị chỉ trích vì sự rụt rè nếu kiềm chế quân đội Mỹ để hạn chế các hoạt động thù địch và thiệt hại. Mặc dù quyền kiểm soát dân sự đối với quân đội sẽ không bị nghi ngờ, những căng thẳng có thể xuất hiện về sự quản lý vĩ mô của tổng thống, được thúc đẩy bởi những lo ngại về phí tổn. Trong khi có khả năng số thương vong ngày càng tăng có thể tập hợp sự ủng hộ của công chúng, đặc biệt nếu được xen vào đó những tình cảm chống Trung Cộng, cũng có khả năng rằng sự phản đối chiến tranh sẽ gia tăng. Phụ thuộc vào những lợi ích và những phản ứng trước những thiệt hại, một cuộc chiến lâu dài và khốc liệt có thể chia rẽ nước Mỹ và làm trầm trọng thêm những vấn đề về tinh thần đảng phái không thỏa hiệp và chính phủ hoạt động sai chức năng.

 

Trong khi những tiến bộ quân sự của Mỹ cho đến nay đã đem lại cơ hội chiến thắng một cuộc chiến một cách nhanh chóng và do đó tránh được những áp lực và cạm bẫy chính trị, điều này có thể ít có khả năng hơn trong tương lai. Tổng tư lệnh có thể rơi vào thế gọng kìm giữa logic quân sự giành chiến thắng trong cuộc chiến và logic chính trị – kinh tế kiềm chế phí tổn. Liệu chính trị trong nước của Mỹ có cho phép nước này tiến hành một cuộc chiến kéo dài, tốn kém và có thể không có kết quả với Trung Cộng hay không sẽ phụ thuộc một phần vào nguồn gốc của cuộc chiến và quyền lợi của Mỹ trong kết quả của nó. Lịch sử cho thấy – và TC không nên bỏ qua – rằng Mỹ có khả năng chịu đựng chính trị đáng kể trong chiến tranh.

 

Sự hỗ trợ chính trị, quyền kiểm soát của nhà nước và sự ổn định ở cả hai nước có thể cũng chịu các tác động của chiến tranh mạng, nếu như nó leo thang tới các lĩnh vực dân sự. Ở đây, Trung Cộng cũng có thể trở nên dễ bị tổn hại hơn tới chừng mực mà chính phủ Trung Cộng phụ thuộc nhiều hơn vào việc gây ảnh hưởng tới tình cảm của dân chúng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng Internet và các kênh truyền thông khác so với những gì chính phủ Mỹ làm hoặc có thể làm. Nếu năng lực của Bắc Kinh trong việc thao túng thông tin, duy trì ủng hộ và ngăn chặn hỗn loạn bị giảm sút, những ý kiến tự phát và đối lập có thể gây rối loạn một số bộ phận dân chúng.

 

Những căn thẳng trong hệ thống và sự gắn kết chính trị của Trung Cộng có thể kiểm soát được trong trường hợp xảy ra chiến sự cường độ nhẹ. Mạng xã hội có thể trao quyền cho phe đó lập ở một mức độ nào đó, tuy vậy khả năng của chế độ hạn chế và thao túng thông tin và kiềm chế bất đồng sẽ chiếm ưu thế. Một lựa chọn của chế độ nhằm giới hạn các hoạt động thù địch để tránh tổn thất lớn, các cuộc tấn công vào Trung Cộng và sự leo thang có thể tạo ra những lời phàn nàn trong quân đội nhưng không phải sự kháng cự rõ ràng. Giả sử rằng các nhà lãnh đạo và giới tinh hoa Trung Cộng có quan điểm rõ ràng về những lợi ích của cuộc xung đột (ví dụ như các vấn đề về chủ quyền và danh dự quốc gia), mọi sự phản đối trong công chúng sẽ không buộc chế độ phải ngừng chiến.

 

Tuy nhiên, chiến sự khốc liệt, nếu kéo dài, có thể tạo ra hỗn loạn chính trị trong nước và các lực lượng phân quyền. Mối nguy hiểm về sự bất ổn bắt nguồn từ sự phụ thuộc của tính hợp pháp của chế độ vào sự thịnh vượng kinh tế và lòng tự hào dân tộc; nếu tới mức cả ai bị rạn nứt bởi các thiệt hại và phí tổn chiến tranh, các bộ phận của xã hội (ví dụ như giới tinh hoa, trung lưu, công nhân và nông dân nghèo) có thể không ưa ban lãnh đạo nữa. Không chỉ vốn mà các nhà tư bản cũng có thể chạy khỏi nước này. Mặc dù tình trạng rối loạn trong nước có thể không gây nguy hiểm cho chế độ, nó có thể buộc chế độ phải thẳng tay đàn áp những bộ phận lớn trong công chúng giận dữ, làm suy yếu thêm tính hợp pháp của chế độ. Mối nguy hiểm của chủ nghĩa ly khai nằm ở cơ hội mà những phần tử ly khai ở Tây Tạng hay Tân Cương có thể nhận thấy nếu nhà nước bận tâm với một chiến nhiều tổn thất và đòi hỏi cao với Mỹ. Bởi số lượng đáng kể các lực lượng lục quân của PLA và các lực lượng an ninh trong nước khác được cho là sẽ vẫn có sẵn ngay cả trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột lớn với Mỹ, chế độ sẽ có thể trấn áp các phần tử ly khai, nhưng với phí tổn về nguồn lực và tính hợp pháp trong nước cũng như quốc tế trong thời điểm mà cả hai có thể đang còn thiếu.

 

Đặt những tác động chính trị có thể xảy ra của Mỹ và Trung Cộng cạnh nhau, dường như các nhà lãnh đạo Trung Cộng sẽ đối mặt với ít sự chống đối trong nước trong một cuộc xung đột ngắn, bất chấp mức độ khốc liệt của nó, trong khi đó các nhà lãnh đạo Mỹ có thể đối mặt với sự chống đối kịch liệt, tinh thần đảng phái và sự phân cực ngay từ đầu. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo Trung Cộng có thể và sẵn sàng đàn áp sự chống đối trong nước. Trong khi sự hỗ trợ yêu nước có thể được giả định ở cả hai trường hợp, nó có thể nhiệt thành hơn ở Trung Cộng, đặc biệt là nếu phần lớn người Trung Cộng có quan điểm rõ ràng hơn phần lớn người Mỹ về những lợi ích quốc gia bị đe dọa trong cuộc xung đột. Tuy nhiên, trong trường xảy ra một cuộc xung đột kéo dài và tốn kém, Trung Cộng có thể đối mặt với biến động trong nước nghiêm trọng hơn so với Mỹ, điều có thể thúc đẩy Bắc Kinh tìm kiếm hòa bình.

 

Những tác động quốc tế

 

Những tác động quốc tế của một cuộc chiến Trung – Mỹ có thể được hình dung như những vòng tròn đồng tâm: dư luận của thế giới nói chung ở ngoài cùng và ít gây ảnh hưởng nhất; ở vòng tròn tiếp theo, các phản ứng của các bên liên quan phi khu vực chính, bao gồm các đồng minh của mỗi bên; ở giữa và quan trọng nhất, các nước Đông Á. Bất chấp lập trường của họ về các nguyên nhân, phẩm chất và bên được ủng hộ trong một cuộc xung đột, các quốc gia, thể chế và doanh nghiệp trên toàn thế giới, vì lo sợ thiệt hại kinh tế, sẽ yêu cầu chấm dứt ngay lập tức chiến sự Trung – Mỹ. Nhưng các quan điểm như vậy không có khả năng gây ảnh hưởng tới bất kỳ bên tham chiến nào.

 

Có ý nghĩa quan trọng hơn so với dư luận thế giới sẽ là những phản ứng của các cường quốc khác, đặc biệt là Nga, Ấn Độ và các nước châu Âu (thành viên NATO). Ấn Độ và nga, hai láng giềng trên đất liền hùng mạnh nhất của Trung Cộng, tương ứng có khả năng sẽ ủng hộ Mỹ và Trung Cộng. Mặc dù Ấn Độ sẽ muốn kiềm chế không can thiệp quân sự trực tiếp, nước này có thể tăng cường sự sẵn sàng của lực lượng của mình dọc theo biên giới, đặc biệt là nếu nước này cảm thấy những lợi ích sống còn của mình có thể bị ảnh hưởng. Điều này có thể khiến Trung Cộng làm điều tương tự với các lực lượng lục quân PLA (mà trong mọi trường hợp không được sử dụng nhiều để chống lại các lực lượng Mỹ).

 

Nga là một nhân tố khó đoán hơn. Mặc dù nước này thiếu các khả năng để thực hiện các chiến dịch quân sự có hiệu quả ở Tây Thái Bình Dương, nước này có thể lợi dụng mối bận tâm của Mỹ ở Thái Bình dương để gia tăng các mối đe dọa tới các nước Liên Xô trước đây ở Đông Âu (ví dụ như Ukraine) và vùng Caucasus (ví dụ như Gruzia), và thậm chí cố gắng hăm dọa các nước láng giềng Baltic của nước này bất chấp tư cách thành viên NATO của họ. Một khả năng khác – ít có khả năng hơn nhưng với ý nghĩa rất khác – là Nga có thể nắm bắt cơ hội của một cuộc chiến Trung – Mỹ để củng cố vị thế của nước này ở Trung Á và Siberia gây tổn hại cho Trung Cộng. Đặt địa chính trị sang một bên, Nga sẽ nhiệt tình giúp Trung Cộng bù đắp lại các nguồn cung dầu và khí đốt đã mất, mặc dù không miễn phí. Ngoài ra, vũ khí của Nga có thể bù đắp phần nào cho những thiệt hại quân sự và phí tổn của Trung Cộng (ví dụ như máy bay và hệ thống phòng không), mặc dù sẽ mất thời gian để chúng được đưa vào vận hành, và phần lớn sẽ rất kém so với các lực lượng của Mỹ. Tuy nhiên, nhìn chung, điểm yếu kinh tế, những hạn chế quân sự và những mối nguy hiểm trên và bên trong biên giới của chính Nga giảm bớt tầm quan trọng của sự hỗ trợ của nước này cho Trung Cộng và khả năng hoặc tầm quan trọng của sự can thiệp của nước này.

 

Giả định rằng các đồng minh châu Âu của Mỹ nhìn nhận nước này là chính đáng, họ có khả năng sẽ hậu thuẫn nước này về chính trị, trong khi thúc giục kết thúc cuộc xung đột vì lo sợ nó leo thang hoặc phá hoại nền kinh tế thế giới. Không tham chiến trực tiếp, bản thân NATO có thể hứa hẹn hỗ trợ cho các nỗ lực của Mỹ nhằm chống chọi với sự gây hấn của Trung Cộng. Một trong số những đóng góp quan trọng nhất của châu Âu sẽ là ngăn chặn trước hoặc phản ứng trước bất kỳ áp lực gia tăng nào của Nga đối với Đông Âu. Trong quá trình diễn ra một cuộc xung đột kéo dài, châu Âu có thể sẵn sàng tham gia một lệnh cấm vận xuất khẩu sang Trung Cộng đối với bất kỳ hàng hóa, công nghệ và dịch vụ nào có thể hỗ trợ cho nỗ lực chiến tranh của nước này.

 

Còn về các “đồng minh” Trung Cộng khác, Triều Tiên thậm chí còn khó dự đoán hơn Nga. Mặc dù Triều Tiên không còn có khả năng quân sự thông thường để xâm chiếm và đánh bại Hàn Quốc, nước này có thể sử dụng tên lửa chống lại Hàn Quốc hoặc Nhật Bản; mặc dù Seoul gần như chắc chắn sẽ không tham gia một cuộc chiến chống Trung Cộng trong bất kỳ trường hợp nào, các lựa chọn của Tokyo sẽ là phức tạp bởi sự hiếu chiến của Triều Tiên.

 

Một cuộc xung đột giữa Trung Cộng và Mỹ có thể làm rối loạn Trung Đông rộng lớn hơn bằng việc đem lại một cơ hội cho bạo lực gia tăng từ các nhóm cực đoan Hồi giáo và chống Israel (IS, al-Qaeda, Hamas và Hezbollah). Những khó khăn của Trung Đông có thể gia tăng đòi hỏi lên các lực lượng hải quân và không quân Mỹ ở một thời điểm đang cần sự xuất hiện của họ nhiều hơn ở Tây Thái Bình Dương. Ngược lại, một sự chuyển dịch đáng kể của các lực lượng Mỹ từ Bộ Chỉ huy Trung tâm tới Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ có thể gia tăng khả năng bất ổn ở Trung Đông. Bạo lực gia tăng, chủ nghĩa cực đoan và bất ổn ở Trung Đông cũng có thể gây tổn hại cho Trung Cộng, khi phần lớn dầu mỏ của nước này đến từ đó (mặc dù dù sao đi nữa phần lớn dầu mỏ sẽ không được vận chuyển qua vùng chiến sự).

 

Các nước Đông Á sẽ có nhiều điều để mất nhất từ một cuộc chiến Trung – Mỹ: Phần lớn khu vực này có thể trở thành vùng chiến sự; nền kinh tế tập trung vào thương mại của khu vực này có thể rơi vào khủng hoảng; Trung Cộng có thể nổi lên vượt trội hoặc bất ổn; những thành tựu phi thường của khu vực về an ninh và thịnh vượng có thể bị đe dọa. Phần lớn các nước Đông Á sẽ muốn thấy chiến tranh kết thúc nhanh chóng trong chiến thắng về quân sự cho Mỹ, nhưng với Trung Cộng nguyên vẹn. Phần lớn các nước láng giềng của Trung Cộng đã dịch chuyển dần theo hướng quan hệ an ninh gần gũi hơn với Mỹ. Chiều hướng này có thể được nhấn mạnh trong một cuộc xung đột được coi là bắt nguồn từ tính hiếu chiến của Trung Cộng.

 

Quốc gia then chốt nhất là Nhật Bản, với sức mạnh quân sự đang ngày một gia tăng của nước này, mối quan hệ đối kháng của nước này với Trung Cộng, và khả năng mạnh mẽ rằng Trung Cộng sẽ tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ Nhật. Cách giải thích lại hiến pháp Nhật gần đây, theo sáng kiến của Chính phủ Abe, đã hợp pháp hóa trên thực tế việc hỗ trợ quân sự cho Mỹ trong chiến tranh với TC. Dĩ nhiên, khả năng về sự tham gia đáng kể của Nhật trong cuộc chiến sẽ trở nên lớn hơn nếu Nhật có liên quan tới vấn đề hoặc mâu thuẫn đã làm nổ ra xung đột (ví dụ ở biển Hoa Đông). Sự tham gia của quân đội Nhật sẽ gần như được bảo đảm nếu TC tấn công Nhật. Mặc dù TC có thể lựa chọn không tấn công các căn cứ Mỹ trên lãnh thổ Nhật, một quyết định như vậy sẽ liên quan tới những trở ngại hành động lớn.

 

Còn đối với các khả năng, tàu ngầm, tàu chiến, máy bay tấn công, vũ khí tấn công và ISR có thể làm nên một sự khác biệt quan trọng trong một cuộc chiến khốc liệt vào năm 2025. Một cuộc xung đột Trung – Mỹ càng kéo dài, tác động có khả năng xảy ra của những đóng góp quân sự của Nhật đối với phía Mỹ càng lớn. Trong một cuộc chiến khốc liệt kéo dài, Trung Cộng sẽ cảm thấy khó đấu tranh với các lực lượng Mỹ và Nhật kết hợp, khi lực lượng Nhật Bản bù đắp cho sự tiêu hao của lực lượng Mỹ. Hơn nữa, sự tham gia của Nhật Bản sẽ giảm bớt nhu cầu của Mỹ lấy đi các lực lượng của mình ở nơi nào đó để tiếp viện.

 

Nhìn chung, sự tham chiến của Nhật Bản có thể gia tăng thiệt hại của Trung Cộng và bù đắp hoặc thậm chí làm giảm thiệt hại cho Mỹ trong một cuộc xung đột khốc liệt kéo dài. Vì các lực lượng Nhật Bản đang được cải thiện một cách vững chắc, sự tham chiến của nước này có thể mở rộng khoảng cách giữa thiệt hại của Mỹ và của Trung Cộng vào năm 2025 như đã được mô tả trên đây. Khả năng này củng cố nhận xét đã được đưa ra rằng thậm chí với A2/AD được cải thiện của Trung Cộng về sự vượt trội về quân sự đã giảm xuống của Mỹ, Trung Cộng không thể tin chắc vào việc chiến thắng một cuộc chiến khốc liệt kéo dài. Đồng thời, sự can thiệp của Nhật sẽ khiến người Trung Cộng nổi giận và có thể kích động, kéo dài hoặc mở rộng cuộc xung đột. Điều đó có thể khiến Trung Cộng chiến đấu lâu dài hơn và chịu những phí tổn lớn hơn so với khi điều đó không xảy ra. Trung Cộng có thể mở rộng các cuộc tấn công vào Nhật, mặc dù với cái giá của việc chuyển hướng các lực lượng vốn đã phải chịu sự tấn công và áp lực nặng nề.

 

Phụ thuộc vào nguyên nhân và địa điểm của cuộc xung đột, các nước Đông Á khác phần lớn sẽ cùng phe với Mỹ ở các mức độ khác nhau: với sự hỗ trợ từ cho phép sử dụng các căn cứ cho tới sự cam kết lực lượng có thể có (ví dụ như Australia, New Zealand, Philippines), cho tới việc hỗ trợ thận trọng cho Mỹ trong số các quốc gia có quan hệ vững chắc với Trung Cộng (đáng chú ý là Hàn Quốc) hoặc có dân gốc Trung Cộng đáng kể (ví dụ như Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan), cho tới ủng hộ cho Trung Cộng (chỉ có Triều Tiên). Sự tham gia của các lực lượng Australia, vì chất lượng của chúng, có thể có ý nghĩa về quân sự bất chấp quy mô nhỏ của chúng. Ngoài những đóng góp về quân sự, cuộc xung đột càng kéo dài và càng khốc liệt, thì Trung Cộng càng trở nên bị cô lập và có thể càng bị cô lập lâu dài hơn khỏi chính khu vực mà nước này có tham vọng dẫn dắt. Điều này, đến lượt nó, có thể củng cố những tiếng nói ủng hộ hòa bình ở Bắc Kinh (ví dụ như trong Bộ Ngoại giao).

 

Những lời báo trước về phản ứng của các bên thứ ba đầy sự thiếu chắc chắn ngay cả vào lúc này, chứ chưa nói đến 10 năm tới. Phần nhiều sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân chiến tranh: Chẳng hạn, một động thái của Trung Cộng nhằm giành được quyền kiểm soát biển Hoa Đông hay Nam Trung Hoa đủ trắng trợn để buộc Mỹ can thiệp có vũ trang sẽ có nhiều khả năng tạo ra một phản ứng đáng kể của quốc tế chống lại Trung Cộng hơn so với một cuộc xung đột về Đài Loan, đặc biệt là nếu có vẻ là người Trung Cộng đã bị khiêu khích. Có thể hiểu được rằng nhiều bạn bè của Mỹ, gần và xa, sẽ ngồi yên chờ thời cơ hoặc rằng Nga hoặc Triều Tiên sẽ hành động theo các cách làm gia tăng các nguy cơ và gánh nặng quân sự cho Mỹ. Nhưng một khả năng khác, đã được đề cập trong phần thảo luận trước về “các giới hạn trên” của chiến tranh, là nhiều nước sẽ bị lôi kéo vào hoặc tham chiến một cách cơ hội, dẫn tới một cuộc chiến tương tự như chiến tranh thế giới. Tuy nhiên, nhóm tác giả cho rằng phản ứng quốc tế có khả năng nhiều hơn sẽ là việc các nước khu vực với những lợi ích trực tiếp và then chốt, chẳng hạn như Nhật, sẽ tham gia, chủ yếu gây bất lợi cho Trung Cộng.

 

Tóm lại, công luận thế giới sẽ ủng hộ việc ngừng chiến ngay lập tức. Nga có thể cằn nhằn khó chịu, tỏ thái độ và lợi dụng một cuộ xung đột Trung – Mỹ bằng cách chủ động hành động ở một nơi khác, dù có đồng thuận với Trung Cộng hay không. Một số nước Đông Á, ở các mức độ khác nhau, sẽ đứng sau ủng hộ cho Mỹ. Sự tham gia của Nhật có thể khiến một cuộc xung đột khốc liệt kéo dài trở nên tốn kém hơn cho Trung Cộng nhưng cũng có thể gia tăng những mối nguy hiểm cho sự leo thang.

 

4 trường hợp và tác động của chúng

 

Mỗi loại tác động đều quan trọng vì bản thân nó và vì những ảnh hưởng của nó tới những tác động khác:

 

+ Những thiệt hại quân sự có thể tác động tới năng lực, đặc biệt là của Trung Cộng, để duy trì thương mại, ngăn chặn việc phá hoại cơ sở hạ tầng, và duy trì quyền tiếp cận các nguồn năng lượng.

 

+ Những lĩnh vực mới của chiến tranh – mạng và không gian – có thể có cả tác động quân sự lẫn kinh tế, do các hệ thống sử dụng kép (ví dụ như thông tin liên lạc, các mạng lưới hậu cần, GPS) có thể bị vô hiệu hóa.

 

+ Chiến tranh mạng, nếu không được hạn chế ở các mạng lưới quân sự, có thể cản trở các phản ứng chính trị tới chiến tranh, ảnh hưởng tới các bên thứ ba, và làm trầm trọng thêm những gián đoạn về kinh tế.

 

+ Các phí tổn kinh tế, dù do chiến sự hay do gián đoạn về thương mại, sẽ ảnh hưởng tới năng lực của các binh lính bù đắp cho những thiệt hại quân sự trong một cuộc xung đột kéo dài và khốc liệt.

 

+ Khó khăn về kinh tế, chẳng hạn như giảm tiêu dùng và sự tiếp cận các mặt hàng thiết yếu, có thể ảnh hưởng tới sự ủng hộ chính trị, sự ổn định và sự gắn bó, và từ đó ảnh hưởng tới năng lực và quyết tâm của mỗi bên để tiếp tục chiến đấu với cường độ cao.

 

+ Dư luận thế giới bất lợi với một hoặc cả hai bên sẽ mang lại ít sự khác biệt trong năng lực và ý chí chiến đấu của họ, ít nhất trong ngắn hạn. Tuy nhiên, những phản ứng của các bên thứ ba quan trọng cuói cùng có thể giúp bên này hoặc bên kia bằng các cách chính: chiến đấu trực tiếp, tiếp tế chiến tranh, thương mại, quyền tiếp cận năng lượng, và, trong trường hợp của Mỹ, hỗ trợ trên các chiến trường khác mà tạo điều kiện cho tập trung các lực lượng.

 

Nhìn chung, sự giảm sút trong các lợi thế chiến đấu của Mỹ không có nghĩa là Trung Cộng có thể chiến thắng một cuộc chiến mà Mỹ sẵn sàng chiến đấu. Tới năm 2025, một cuộc chiến tranh có thể là một thế giằng co ngoài những thiệt hại trên mạng và trong không gian. Tuy nhiên không bên nào sẽ rơi vào tình trạng kém hơn nhiều so với bên kia đến mức cảm thấy bị buộc phải nhận thua, làm gia tăng khả năng rằng một cuộc chiến có thể vừa khốc liệt vừa kéo dài. Một cuộc chiến nhưv ậy có thể được quyết định bởi các phí tổn kinh tế, các tác động chính trị trong nước và những phản ứng quốc tế. Sự tham gia của Nhật bản có thể bù đắp cho sự suy giảm ưu thế quân sự của Mỹ, đặc biệt là trong một cuộc xung đột kéo dài. Tất cả những nhân tố này, tổng hợp lại, sẽ có lợi nhiều cho Mỹ.

 

Hãy nhớ lại nhận xét trước đây rằng chiến tranh giữa Trung Cộng và Mỹ có thể tồi tệ hơn cả trường hợp khốc liệt và kéo dài đã được mô tả ở đây. Trong thế kỷ 20, hai cuộc chiến tranh giữa các nước lớn đã trở thành chiến tranh thế giới, và một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba có thể đi theo tiến trình tương tự, thậm chí tồi tệ hơn. Khả năng một cuộc chiến tranh Trung – Mỹ lôi kéo thêm các cường quốc và nhiều nước khác không thể bị loại trừ: Ngoài Nhật, có thể Ấn Độ, Việt Nam và NATO sẽ đứng về phía Mỹ; Nga và Triều Tiên sẽ ở phía Trung Cộng. Chiến sự có thể lan vượt ra ngoài khu vực. Các mục tiêu chiến tranh có thể mở rộng, và khi điều này xảy ra, các phí tổn của thất bại cũng vậy. Thậm chí nếu vũ khí hạt nhân không được sử dụng, Trung Cộng có thể tìm các cách khác để tấn công Mỹ thích đáng. Việc sử dụng không gian và không giang mạng có thể bị cắt giảm. Chừng nào chiến sự vẫn còn mang tính toàn diện, sự phá hủy và khó khăn có thể tiếp thêm nhiên liệu cho quyết tâm và sự huy động thêm. Tóm lại, cả thời lượng và mức độ khốc liệt của chiến tranh đều có thể vượt quá trường hợp cao hơn được sủ dụng trong bài viết này vì mục đích phân tích. Nếu vậy, những thiệt hại và phí tổn thậm chí sẽ còn lớn hơn đối với cả hai bên và thế giới, và kết quả sẽ không có lợi hơn cho TC, bất chấp sự mở rộng sức mạnh của nước này.

 

(còn tiếp)

 

CHAPTER THREE

 

Weighing the Costs: Military, Economic, Political, and International

 

With the understanding that the consequences of world war and of nuclear war fall outside our scope, we can now examine possible effects, losses, costs, constraints, pressures, and responses that could occur during Sino-U.S. war, depending on its severity and duration.

 

Military Losses

 

Calculating expected military losses in a Sino-U.S. armed conflict is exceedingly difficult. For purposes of understanding the major issues surrounding whether and how such a conflict might be fought, it is sufficient to estimate indicatively the nature and seriousness of losses of each side, how they might compare, how they might vary according to the severity and duration of the conflict, and how they might affect decisionmaking on both sides. Accordingly, the method used here is to meld the broad judgments of several analysts. 1 Of interest are losses relative to prewar capabilities, losses of each side compared with the other, and residual warfighting capabilities, all of which would bear on both the ability and will to continue fighting.

 

1. The judgments here are informed by the Sino-U.S. conflict scenarios from RAND Arroyo Center research by Terrence K. Kelly, David C. Gompert, and Duncan Long, which will be presented in Smarter Power, Stronger Partners: Exploiting U.S. Advantages to Prevent Aggression, Santa Monica, Calif.: RAND Corporation, RR-1359-A, forthcoming.

 

Severe cases for both 2015 and 2025 are considered, anticipating Chinese A2AD improvements.2 Losses in brief conflicts (up to T1) are among forces engaged and targetable from the outset. Additional losses in prolonged conflicts (from T1 to T2) could include reinforcements—perhaps nearly all extant Chinese air and naval forces and those U.S. air and naval forces not deemed indispensable for missions elsewhere (e.g., in Europe or the Middle East).

 

Prospective losses in forces during a severe Sino-U.S. conflict would depend on the counterforce capabilities and operations of the two sides, of course. To expand on an earlier observation, advances in information technology and other targeting systems—sensors, onboard and off-board precision weapon guidance, global positioning, and data networking and processing—are making weapon platforms, such as surface ships and manned aircraft, increasingly vulnerable at greater distances. In addition to increasing the reward of attacking first and the penalty of not doing so, these capabilities point to the potential for heavier, faster losses among vulnerable forces than at any time in modern conventional warfare. 3

 

The assessments that follow try to capture this dynamic. They include broad-brush narratives of the cases and graphs that illustratively depict losses. The categories covered include combat aircraft, surface naval vessels, submarines, missiles and missile launchers of all types (land, sea, and air), and C4ISR. Aircraft losses could result from loss or degradation of air bases and aircraft carriers, as well as air combat and air defense. Surface ship losses could result from attacks by other surface ships, submarines, air, or missile attacks. Submarines are vulnerable to anti-submarine warfare (ASW), including opposing submarines, and strikes on bases. Losses in missile launchers could occur from air or missile strikes or destroyed platforms (e.g., ships), as well as from missiles expended. Mobile land-based missile launchers, which Chinese forces possess in greater abundance than U.S. forces, might be less vulnerable. C4ISR losses could result from cyberwar or ASAT attacks. Cyberwar and ASAT attacks could also compound losses of forces that depend on C4ISR for their effectiveness. Additional details are in Appendix A.

 

2 U.S. force improvements are assumed to be those provided for in the exiting long-range U.S. defense program.

 

3 This counterforce phenomenon does not apply to cyberwarfare or ASAT warfare, in which attacks do not diminish the other side’s capability to attack.

 

An important consideration in estimating U.S. losses and comparing them with Chinese losses is the share of total (global) U.S. forces engaged. The greater that share, the better the U.S. would do militarily. However, committing more U.S. forces to the theater would also increase those that are targetable and vulnerable to Chinese A2AD. Very broadly speaking, more U.S. forces would mean a larger and more violent war, with higher losses on both sides but higher expectations of U.S. victory. The share of U.S. forces committed would be determined by trading off the demands of the war against the effect on security in other regions of diverting U.S. forces. The latter, in turn, could be affected by the extent to which U.S. allies, notably NATO, could “cover” for the diversion of U.S. forces elsewhere. Our main interest is in naval, air, land-based missile, air-defense, and intelligence, surveillance, and reconnaissance (ISR) capabilities, since Sino-U.S. war presumably would not involve large land combat. The U.S. Department of Defense has said that 60 percent of U.S. air and naval forces will be based in the Pacific by 2020. 4 Accordingly, the assumption here is that in the course of a prolonged war with China, the United States would commit 60 percent of its global capabilities; U.S. military losses are estimated relative to that. If the figure were higher in the event, losses on both sides could increase.

 

4 Robert Work, Deputy Secretary of Defense, statement to the Council of Foreign Relations, Jan. 20, 2015.

 

Table 3.1 provides estimates of military losses for cases of severe fighting for one year, more or less. It is assumed that cases of tightly restricted fighting would involve minor and roughly equivalent military losses.

 

Table 3.1

Estimated Military Losses, Severe Case, 2015

 

 

 

Figure 3.1

Estimated Aggregate Loss in Military Capability, Severe Case, 2015

 

 

 

NOTES: Losses are shown from top to bottom, starting with full capabilities when the war begins. The green band signifies modest losses; yellow, significant losses; orange, heavy losses; and red, very heavy losses.

RAND RR1140-3.1

 

Estimated losses can be presented graphically, similar to the earlier graphs of hypothetical losses in 2015 and 2025. Figure 3.1 shows aggregate cumulative losses, with graphs for each of the force categories discussed in Appendix A. Losses are shown from top to bottom, starting with full capabilities when the war begins. The green band signifies modest losses; yellow, significant losses; orange, heavy losses; and red, very heavy losses. 5

 

5 Depending on the category, decline in effective capabilities could be measured in ships or aircraft lost, in missiles used or destroyed, or in the degradation of C4ISR performance because of loss of space assets or networks.

 

Illustratively, each band might be thought of as roughly a tenth or so of effective capabilities committed. These estimates are based on raw judgments of several analysts, rather than on calculations predicated on detailed war games or computer simulations. The width of the curves signifies uncertainty, which increases the longer fighting lasts. Note that China would suffer significantly greater losses than the United States by T1, as its weapons are expended and its platforms and bases are struck. Thereafter, as more U.S. strike power is committed and Chinese defenses are degraded, the differential in losses continues or expands. Though large, this gap has been reduced by Chinese deployment of advanced A2AD capabilities, prompting the U.S. military to consider striking those capabilities, which are mainly on Chinese territory.

 

At present, if the United States were to discount the risk of escalation and unleash its strike power at the stroke of T0, Chinese losses at T1 and beyond could be even greater than shown in the figure. Likewise, China might be able to reduce the gap in losses at T1 and beyond by attacking U.S. strike forces preemptively. The potential difference in losses depending on which side strikes first (though not shown graphically) underscores the instability inherent in counterforce capabilities and concepts on both sides.

 

Presumably, China would be as aware as the United States that the gap in losses at T1 would keep growing in a prolonged war (as shown). Using our scale, the decline in Chinese capabilities (as defined earlier) by T2 could be extremely heavy, whereas U.S. losses could be significant but less heavy. Apart from a preemptive attack on U.S. forces, China’s best chance, though perhaps not a very good one, is to seek a quick end to severe fighting. The wide gap in losses from outset to finish suggests that Chinese planning for a short war is wishful, perhaps based on a belief that the United States would not have the stomach to fight after suffering significant losses (which would be a misreading of the history of U.S. war making). 6

 

By 2025, China will likely have more, better, and longer-range ballistic missiles and cruise missiles; advanced air defenses; latestgeneration aircraft; quieter submarines; more and better sensors; and the digital communications, processing power, and C2 necessary to operate an integrated kill chain. The United States, it is assumed here, will have modernized versions of the platform-centric force-projection capabilities on which it has relied for some decades, despite their growing vulnerability to Chinese A2AD. Prospective losses in a severe war would change accordingly, as shown in Table 3.2 and Figure 3.2.

 

6 Think of World War II (after Pearl Harbor), the Korean War, the Vietnam War, and the recent wars in Iraq and Afghanistan.

 

Table 3.2

Estimated Military Losses, Severe Case, 2025

 

 

 

Improved Chinese A2AD would increase losses of U.S. strike forces, which in turn might lower Chinese losses. Note especially that while the United States would still have an advantage at T1, it could be less pronounced. Because actual losses at T1 and expected losses thereafter do not indicate a clear winner, there could be a greater inclination on both sides to continue hostilities. If so, the gap between U.S. and Chinese losses could be smaller in 2025 than in 2015, and could even shrink after T1. The overlap of the loss curves by T2 indicates that the U.S. might not be able to gain a decisive military-operational advantage in 2025 even with the prolongation of fighting.

 

Figure 3.2

Estimated Aggregate Loss in Military Capability, Severe Case, 2025

 

 

 

NOTES: Losses are shown from top to bottom, starting with full capabilities when the war begins. The green band signifies modest losses; yellow, significant losses; orange, heavy losses; and red, very heavy losses.

RAND RR1140-3.2

 

Apart from the gap between them, note that U.S. and Chinese military losses in a long, severe 2025 war would both be very heavy—U.S. losses because of China’s improved A2AD, and China’s losses despite its improved A2AD. By T2, Chinese losses could remain very heavy, whereas U.S. losses in the region could be heavy (notably, heavier than in 2015). This implies a sizable depletion in overall U.S. military capabilities and an even larger depletion in overall Chinese military capabilities, with implications for postwar security in this and other regions. Yet with no clear winner, neither side able to gain control, and heavy losses causing deep anger on both sides, prospects for agreement to foreshorten the war could be lower than they are now.

 

Economic Costs

 

Owing to the size, interdependence, and global integration of the U.S. and Chinese economies, a Sino-U.S. war could be immensely costly for the belligerents, East Asia, and the world. These vulnerabilities are a major reason why war, at least a premeditated one, is so unlikely, even though the two states are and likely will remain at odds over a number of regional disputes. Should a war nevertheless occur (perhaps from a mismanaged crisis), the scale of economic costs would depend on its severity and duration. In contrast to military losses, even a mild level of hostilities, if prolonged, could inflict serious economic harm. But the focus here is on the economic effects of severe hostilities.

 

Estimating economic costs of a Sino-U.S. war is, if anything, more difficult than estimating military losses, for such costs depend not only on military developments but also on the response of sundry economic actors and markets with limited degrees of state control: government policy responses, possible economic warfare, the fate of industrial enterprises, the effect on and reactions of consumers and workers, international financial institutions, debt and equity markets, and third parties (i.e., trading partners). Accordingly, the analysis that follows is meant not to be definitive but instead illustrative of the sorts and scale of costs in the different cases.

 

To summarize current economic conditions:

 

• China’s GDP is about $9 trillion and has been growing at 7 percent annually, although many economists believe that growth will slow, and some argue that growth rates are exaggerated. 7

 

7 International Monetary Fund, World Economic Outlook Database, October 2014. For more information about projections of future growth and the accuracy of reported growth rates, see Center for Strategic and International Studies, “Long-Term Growth Rates: Can China Maintain Its Current Growth?” Washington, D.C., October 2009; Bob Davis, “China Growth Seen Slowing Sharply over Decade,” The Wall Street Journal, October 20, 2014; Yukon Huang, “China’s Misleading Economic Indicators,” Financial Times, August 29, 2014; and Derek Scissors, “China’s Real GDP [Growth] Is Slower Than Official Figures Show,” Financial Times, January 20, 2015.

 

• U.S. GDP is about $17 trillion and is growing at 2 percent annually.8

 

• China’s exports to the United States were about $440 billion in 2013—roughly 20 percent of U.S. imports, 20 percent of Chinese exports, and 5 percent of China’s GDP.9

 

• China’s imports from the United States were about $122 billion in 2013—roughly 6 percent of Chinese imports, 8 percent of U.S. exports, and under 1 percent of U.S. GDP.10

 

• China holds about $1.7 trillion in U.S. securities, including about $1.3 trillion in U.S. Treasury bonds—about 25 percent of all U.S. Treasury debt held by foreign countries.11

 

• Total Chinese direct investment in the U.S. is roughly $8 billion, compared with total U.S. direct investment in China of over $60 billion.12

 

• International trade is about 45 percent of China’s GDP and 25 percent of U.S. GDP.

 

• Chinese consumption is one-third of GDP (and climbing); U.S. consumption is two-thirds of GDP. 13

 

8 International Monetary Fund, 2014.

 

9 U.S. Census Bureau, “2013: U.S. Trade in Goods with China,” 2013; World Trade Organization, “China,” trade profile, September 2014.

 

10 U.S. Census Bureau, 2013.

 

11 U.S. Department of the Treasury, Federal Reserve Bank of New York, and Board of Governors of the Federal Reserve System, Foreign Portfolio Holdings of U.S. Securities, April 2014.

 

12 U.S. Bureau of Economic Analysis, “Balance of Payments and Direct Investment Position Data (U.S. Direct Investment Position Abroad on a Historical-Cost Basis and Foreign Direct Investment Position in the United States on a Historical-Cost Basis),” n.d.

 

13 World Bank, “Household Final Consumption Expenditure, etc. (% of GDP),” World Development Indicators, 2014b.

 

Key asymmetries include China’s greater reliance on international trade in general (especially with regard to energy supplies), reliance on exports to the United States in particular, and holdings of U.S. debt; U.S. reliance on imports from China; U.S. direct investment in China; and higher U.S. consumption as share of GDP. In considering the economic costs of war, perhaps the most significant asymmetry is that intensive and extensive combat in the Western Pacific would disrupt nearly all Chinese trade (95 percent of it being seaborne), whereas the United States would mainly suffer the loss of bilateral trade with China and, to a much lesser extent than China, trade with the rest of East Asia. 14 This might be thought of as the war-zone effect on trade.

 

This particular asymmetry between China and the U.S. is depicted in concentric circles in Figure 3.3. The center circles represent bilateral (Sino-U.S.) trade, the middle circles represent other regional trade, and the outer circles represent other global trade. The percentages shown in each circle indicate the share of that country’s global trade. The depiction is intended as impressionistic, not to exact scale. The difference in size represents China’s greater dependence on trade than the United States.

 

14 China’s access to the rest of East Asia would be affected much more than would U.S. access.

 

Figure 3.3

Illustrative War-Zone Effect on Trade

 

 

 

NOTES: The center circles represent bilateral (Sino-U.S.) trade, the middle circles represent other regional trade, and the outer circles represent other global trade. The percentages shown in each circle indicate the share of that country’s global trade. The difference in size represents China’s greater dependence on trade. Red indicates extreme vulnerability of trade in the event of a major war; yellow, signi­cant vulnerability; and green, minor vulnerability.

RAND RR1140-3.3

 

The figure also shows the potential vulnerability of trade in the event of war. Red indicates the extreme vulnerability of trade in the event of a major war; yellow, significant vulnerability; and green, minor vulnerability.

 

Thus, China’s bilateral trade with the U.S. and other regional trade could be extremely vulnerable, whereas for the U.S., only trade with China would be greatly affected. Overall, most of China’s trade (except for the small overland fraction) is vulnerable to disruptions in seaborne trade in the Western Pacific, whereas most U.S. trade is not. 15 This, as we will see, has asymmetric effects on GDP in the event of war.

 

The vulnerability of Chinese trade begs a further question: Would the United States forcibly blockade nonmilitary sea and air transport to and from China? Keep in mind that both sides have large arrays of capabilities to destroy ships and aircraft—anti-surface and anti-air missiles, air strike power, submarines, and surface-naval strike power, not to mention cyberwar—as well as incentives to use them. Also, while the United States has sophisticated sensors to distinguish military from nonmilitary targets, during war it will focus on finding and tracking the former; moreover, Chinese ISR is less sophisticated and discriminating, especially at a distance. This suggests very hazardous airspace and sea space, perhaps ranging from the Yellow Sea to the South China Sea. Assuming that non-Chinese commercial enterprises would rather lose revenue than ships or planes, the United States would not need to use force to stop trade to and from China.16 China would lose a substantial amount of trade that would be required to transit the war zone. The United States expressly threatening commercial shipping would be provocative, hazardous, and largely unnecessary. So we posit no U.S. blockade, as such.

 

15 China could expand its overland trade during a war, especially with Russia. But that would hardly make a dent in China’s loss of access to the rest of the world for markets, capital goods, and materials.

 

16 The U.S. could inflict significant damage on Chinese shipping, as it has done in previous severe conflicts against other countries. For example, U.S. submarines exacted tremendous losses on Japanese shipping vessels in World War II; these losses were arguably critical to Japan’s economic collapse during the war.

 

The analysis that follows assumes severe fighting, the duration of which (from T0 to T1 to T2) would determine the magnitude of economic effects. Rough costs are estimated in terms of effect on GDP from disruptions of three economic functions: trade, consumption, and income from overseas investments. The effects of energy-supply disruption to China are considered as a component of the contraction in trade, because most natural gas and crude oil consumed by China are imported. It is assumed that the current conditions, importance, and relationships of the U.S. and Chinese economies will not change in character by 2025 (unlike expected changes in military capabilities over that time). 17

 

Only direct GDP losses are considered; no attempt has been made to estimate the effect of war on the regional and global economies and, in turn, the rebound impacts on the U.S. and Chinese economies. Also not included are costs with little immediate effect on GDP per se (e.g., damaged infrastructure, lost military systems, prompt and longterm care for casualties, seized assets), though any of these costs could be enormous.

 

Neither have we quantified a factor that could make China’s losses substantially worse than those indicated below: the deepening integration of the East Asian economy. The economies of China and its neighbors (Japan, South Korea, Taiwan, and, increasingly, Southeast Asia) are highly interdependent, owing to production value networks. Much of East Asian trade is composed of intermediate goods and components: Inputs produced in one country are shipped to another country to be married with parts made elsewhere and assembled into a final product before being fed into market distribution systems. While such integration has contributed to the efficiency and productivity that have enabled China and its neighbors to prosper, it also heightens East Asian economies’ vulnerability to disruption, more so than traditional end-product trade would. China could reduce its dependence on such interlocking regional production only with great difficulty and cost.

 

17 Consummation of new East Asian or transpacific trade pacts will, if anything, deepen economic integration and trade expansion in the coming decade.

 

The primary effect on GDP is from loss of trade. We are most confident in the estimated collapse of Sino-U.S. bilateral trade, which empirically falls to virtually zero between belligerents in the course of war. But it is important also to take account of China’s loss of regional and other global trade, given the war-zone effect. As shown in Figures 3.4 and 3.5, whether losses are confined to bilateral trade or may include all trade makes a big difference in China’s GDP loss. Figure 3.4 shows the GDP impact from losses in trade, consumption, and income from investment, albeit with only bilateral Sino-U.S. trade affected. Figure 3.5 shows the GDP impact from losses in trade, consumption, and income from investment, with Chinese trade with the United States, the region, and the rest of the world affected. The widths of the curves suggest uncertainty. As with military losses, T2 is posited to be one year.

 

Figure 3.4

Estimated Aggregate Effect on GDP from Losses in Bilateral Trade, Consumption, and Income from Investment

 

 

 

NOTES: This graph illustrates the percentage by which GDP may decrease during war as a result of losses in bilateral trade, consumption, and income from investment. The upper limit of the y-axis indicates GDP at the start of war; as the war continues, GDP at each point in time is given as a percentage of GDP at the start of war. The widths of the curves suggest uncertainty.

RAND RR1140-3.4

 

Figure 3.5

Estimated Aggregate Effect on GDP from Losses in Overall Trade, Consumption, and Income from Investment

 

 

 

NOTES: This graph illustrates the percentage by which GDP may decrease during war as a result of losses in overall (bilateral, regional, and global) trade, consumption, and income from investment. The upper limit of the y-axis indicates GDP at the start of war; as the war continues, GDP at each point in time is given as a percentage of GDP at the start of war. The widths of the curves suggest uncertainty.

RAND RR1140-3.5

 

Now, consider what could happen to GDP if China’s non-U.S. regional and global trade, nearly all of it seaborne, were also affected by widespread fighting in the Western Pacific. We assume that China’s regional trade drops by 80% and its other global trade drops by 50%. (One reason regional and global trade do not drop even more is that Chinese shippers might be ordered by the state to continue operating.)

 

Indicative estimates of U.S. and Chinese economic costs of a prolonged severe war are summarized in Table 3.3, the analysis and sourcing for which can be found in Appendix B.

 

Table 3.3

Estimated Economic Costs After One Year of Severe War

 

 

 

The estimated decline in China’s GDP can be compared with Germany’s 29 percent decline in real GDP during World War I, when Germany itself was spared heavy damage, as well as Germany’s 64 percent GDP decline and Japan’s 52% GDP decline during World War II, when both were heavily attacked. 18 Of course, to suggest that the Chinese would be unwilling or unable to fight on despite such costs is to ignore that the Germans and Japanese withstood much greater costs, along with widespread destruction, and did not surrender until left with no choice. Moreover, the Chinese state would presumably work to limit the impact on consumption, as we have estimated. Still, the effects on China and its citizens of a one-third reduction in GDP would obviously be grave and lasting. In contrast, the effects of a protracted and severe conflict on the U.S. and its citizens, while severe, would also be the equivalent of a serious recession.

 

18 Robert J. Barro, “Rare Disasters and Asset Markets in the Twentieth Century,” Quarterly Journal of Economics, Vol. 121, No. 3, August 2006.

 

In a restricted and mild conflict, economic costs from lost trade, consumption, and income from overseas holdings would be similar in kind, substantially less in magnitude, and asymmetrically harmful to China.

 

In a more speculative vein, both China and the United States would be vulnerable to economic costs in the event that cyberwar, which is likely to occur in a severe conflict, leapt from the military domain to civilian domains. While each nation would have a strong aversion to “general” cyberwar and so might be mutually deterred from attacking the other’s nonmilitary computer networks, the ability to contain cyberwar, once begun, is unknown—if not unknowable.19 Certain network infrastructure supports multiple computer systems, and certain computer systems that support military operations are also used for commercial or other civilian purposes. As an example, the supply of U.S. forces in a major armed conflict might depend on logistics firms, which rely mainly on open data systems, perhaps Internetbased, to manage and move material. Would China refrain from trying to degrade such systems in the event of war? Would the U.S. refrain from attacking, say, systems that support the transport of Chinese troops? Would both countries not be tempted to crash telecommunications or air-traffic control or energy-distribution systems that support fighting, or interfere with government-service networks? In short, the “firebreak” separating military-operational cyberwar from national-economic cyber could prove weak; once crossed, cyberwar could spin out of control, affecting all sorts of critical information infrastructure, the Internet, and commercial systems.

 

Very roughly speaking, China and the U.S. are equally vulnerable to the harm such civilian cyberwar could cause, because both economies and societies rely heavily on computer networks. Estimates of the economic damage from a series of large-scale cyberattacks on the United States range from $70 billion to $900 billion.  20 With at least 200 million more Internet users than the U.S., China might have just as much to lose from targeting civilian cyber infrastructure as does the United States. China’s economy has become very integrated internally and with the rest of the world, and that integration is enabled by potentially vulnerable data networking. Disruption of both internal and external commerce resulting from cyberattacks could aggravate China’s economic costs of war. Both countries are capable of patching, working around, and otherwise containing the effects of cyber attacks; however, the cumulative effects of multiple shocks in different sectors could cause appreciable reductions in production, commerce, and consumption. While we offer no estimate of the possible costs of escalating cyberwar, it is evident that they could be very large on both sides in the event of a severe and protracted Sino-U.S. conflict.

 

19 For analysis of the potential and possible paths of cyberwar escalation, see Lawrence Cavaiola, David Gompert, and Martin Libicki, “Cyber House Rules: On War, Retaliation and Escalation,” Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 57, No. 1, February–March 2015.

 

20 Scott Borg, “How Cyber Attacks Will Be Used in International Conflict,” paper presented at the USENIX Security Technology Symposium, Washington, D.C., 2010.

 

In sum, the economic harm caused by a Sino-U.S. war, unless brief or mild, would be substantially greater to China than to the U.S., an asymmetry likely to persist if not grow by 2025. Unlike the military balance, there is little China can do, given its need for global markets and resources, to mitigate the economic risks of a war with the U.S.. 21 The economic integration that has made China’s development possible exposes China to the risk that war could bring that development to a screeching halt. While this should darken any encouragement that China’s military might feel or convey about a brightening military picture, it does not mean that the Chinese would be unwilling or unable to bear such a price. Losing great powers have endured much worse.

 

21 Because China is currently a large net importer of food, the question arises whether its population is vulnerable to hunger in the event a war severely constricts seaborne trade. In fact, China keeps large grain reserves in the event of catastrophic events, such as crop failures or, in this case, war. In addition, in normal years, China remains domestically self-sufficient in rice and wheat, the most important staples in the Chinese diet. As a result, according to the World Bank, China’s food self-sufficiency will remain above 90 percent through and beyond 2030. China could easily reduce consumption of meat and other agricultural products that depend on imported feeds and still provide sufficient food for all its citizens in the event of a conflict. See World Bank, China Economic Update: Special Topic—Changing Food Consumption Patterns in China; Implications for Domestic Supply and International Trade, Beijing, June 2014a, p. 26.

 

Political Effects

 

Domestic political responses effects of war would differ considerably between China and the U.S. because their political conditions are so different. We assume that those conditions would basically be the same in 2025 as in 2015. The nature, scale, and timing of political effects are, if anything, even harder to predict than military losses and economic costs. Whether those effects described below would occur during or after a conflict of one year (the period posited for a long war) is unknowable, but it is nonetheless worth considering.

 

China is a single-party authoritarian state with, at present, a powerful chief executive.22 That leader is working to strengthen civilian control over the military.23 Divisions among top civilian officials or between them and military chiefs or economic elites are slight or well masked. Public opinion, though an important source of pressure and potential cradle of dissent, is not critical to the regime’s survival: The middle class is mainly patriotic in sentiment, the rural poor are voiceless, migrant factory workers are formless, and dissidents are a small minority and more concerned with political or religious freedom than foreign policy. Debate and protest are at the sufferance of the state. Access to information can be controlled, up to a point, given widespread Internet access. The state and its internal security apparatus have ample means to suppress opposition and the will to use those means. However, Beijing’s commitment to domestic order reflects its fear of the sort of instability that China has experienced in the past and that could again engulf the country, threaten the regime, and leave China weak and vulnerable.

 

22 See Elizabeth C. Economy, “China’s Imperial President: Xi Jinping Tightens His Grip,” Foreign Affairs, November–December 2014.

 

23 There have been grounds for doubt that recent Chinese civilian leaders have as much control over the PLA as earlier leaders. However, Xi Jinping has taken steps to regain such control, without indications of PLA resistance.

 

U.S. domestic politics are nearly the inverse of China’s. At present, U.S. politics are polarized and the government is divided. Virtually any issue, even war and peace, can bring on criticism, partisan squabbling, and partial paralysis. 24 The ability of the president to be an effective commander-in-chief could be impaired by politicization; opposition could come from peace factions, war factions, or both. Unless the country’s security is directly threatened, the wholehearted support of the general public and the elite cannot be assumed, especially after costly wars with disappointing results in Iraq and Afghanistan. U.S. administrations persist in unpopular wars at their own peril. Neither patience nor continuity can be assumed, especially with elections every two years. At the same time, there is no doubt about the state’s survival in the event of a war with huge losses and costs, as there might be in China’s case.

 

24 As this is being written, the polarization along partisan lines that has dogged U.S. attempts to negotiate a nuclear-enrichment deal with Iran suggests erosion of the principle that politics end at the water’s edge.

 

Political responses, constraints, and consequences in the two countries could be strongly influenced by perceptions of the stakes of war. Matters concerning Chinese territorial claims, historical injustices, and sovereign rights would have strong purchase among Chinese elites and the public. Yet many Americans could regard such matters as peripheral to U.S. vital interests and not worth a costly war, unless unified leadership could convince them otherwise. As fighting lasts, these original interests could be altered by how the war is going in terms of casualties, economic impact, attacks on civilians, and popular anger or revulsion, making internal politics volatile and unpredictable.

 

The U.S. government could experience acute “tactical” political problems (e.g., partisan and popular polarization) throughout a conflict, whereas the Chinese government would have few such problems and the muscle to manage them. But China could face “strategic” political problems that the regime would have to confront in the event of a long and severe conflict. China’s “rally round the flag” impulse could be stronger at first but then give way to instabilities that the United States does not face.

 

The president of the United States could be criticized from the outset for involving the country in a war over less-than-vital interests. Such criticism could be intensified by significant losses, especially casualties, in severe fighting. On the other hand, the president could be criticized for timidity if he or she held back the U.S. military to limit hostilities and losses. Although civilian control of the military would not be in doubt, strains could appear over presidential micromanagement, driven by concern with costs. While it is possible that mounting casualties could rally public support, especially if injected with anti-Chinese sentiment, it is also possible that opposition to war would grow. Depending on the stakes and reactions to losses, a long and severe war could divide the United States and aggravate problems of uncompromising partisanship and dysfunctional government.

 

While U.S. military advantages have until now offered the chance to win a war swiftly and so avoid such political pressures and pitfalls, this might be less likely in the future. The commander-in-chief could be in a vise between war-winning military logic and cost-containing political-economic logic. Whether its internal politics would permit the United States to fight a long, costly, and possibly inconclusive war with China would depend in part on the war’s origin and the U.S. stake in its outcome. History suggests—and China should not overlook—that the United States is capable of considerable political stamina during war.

 

Political support, state control, and stability in both countries could also be subject to the effects of cyberwar, were it to escalate into civilian domains. Here, too, China could be more vulnerable insofar as the Chinese government relies more on influencing popular sentiment through media, the Internet, and other communications channels than does, or can, the U.S. government. If Beijing’s ability to manipulate information, maintain support, and avert disorder is degraded, spontaneous and opposing opinions could roil segments of the population. Expectations of how U.S. domestic politics would affect and be affected by war, depending on intensity and duration, are summarized in Table 3.4.

 

Strains on China’s political system and cohesion would probably be manageable in the event of mild hostilities. Social networking could empower opposition to some extent, though the regime’s ability to restrict and manipulate information and to contain dissent should prevail. A choice by the regime to limit hostilities to avoid major losses, attacks on China, and escalation could produce military grumbling but not outright defiance. Assuming that Chinese leaders and elites feel strongly about the conflict’s stakes (e.g., matters of national sovereignty and honor), any opposition among the populace would not compel the regime to cease fighting.

 

Table 3.4

Potential Effects on U.S. Domestic Politics in the Four Cases

 

 

 

However, severe hostilities, if prolonged, could generate domestic political turbulence and centrifugal forces. The danger of unrest derives from the dependence of the regime’s legitimacy on economic well-being and patriotic pride; to the extent both are fractured by war losses and costs, segments of the society (e.g., elites, middle class, workers, and peasants) could sour on the leadership. Not just capital but also capitalists might flee the country. While domestic turmoil might not imperil the regime, it could force it to crack down on large swaths of an angry public, further undermining its legitimacy. The danger of separatism lies in the opportunity separatists in Tibet or Xinjiang might see if the state were preoccupied with a damaging and demanding war with the U.S. Because significant PLA ground forces and other internal-security forces would presumably remain available even in the event of a major conflict with the U.S., the regime would be able to crush separatists, but at a cost of resources and of domestic and international legitimacy at a time when both could be in short supply.

 

Expectations of how Chinese domestic politics would affect and be affected by war, depending on intensity and duration, are summarized in Table 3.5.

 

Juxtaposing possible U.S. and Chinese political effects, it seems that Chinese leaders would face little internal opposition in a brief conflict, regardless of its intensity, whereas U.S. leaders could face vehement opposition, partisanship, and polarization from the outset.25 Moreover, Chinese leaders are able and willing to suppress domestic opposition. While patriotic support can be expected in both cases, it could be more fervent in China, especially if most Chinese feel more strongly than most Americans do about the national interests at stake in the conflict. However, in the event of a prolonged and costly conflict, China could face more-serious domestic upheaval than the U.S. would, which could motivate Beijing to seek peace.

 

25 Whether domestic political opposition impairs a U.S. administration’s ability to wage war is mainly a function of the degree of congressional-executive disharmony, which might reflect public disharmony or opposition. It was not until well after a majority of Americans soured on the Vietnam War that Congress began implementing serious roadblocks against the U.S. war effort. The U.S. effort in Iraq, toward which the public became disenthralled, continued without effective congressional opposition. Having said this, a U.S. administration might be self-restrained if a war encounters major public opposition and exacts a major political cost.

 

Table 3.5

Potential Effects on Chinese Domestic Politics in the Four Cases

 

 

 

International Effects

 

International effects of Sino-U.S. war can be thought of as concentric circles: general world opinion is outermost and least consequential; in the next circle, responses of major nonregional actors, including allies of either side; in the center and most important, East Asian states. Irrespective of their positions on the causes, merits, and favored side in a conflict, countries, institutions, and enterprises worldwide, fearful of economic harm, would appeal for an immediate end to Sino-U.S. combat. But such views are unlikely to sway either belligerent.

 

Of more significance than world opinion would be reactions of other powers, notably Russia, India, and European (NATO) states. India and Russia, China’s most powerful land neighbors, are likely to be sympathetic to the United States and China, respectively. Although India would want to refrain from direct military intervention, it might increase readiness of its force along the frontier, especially if it felt its vital interests could be affected. This could cause China to do likewise with PLA ground forces (which would in any case not be heavily used against U.S. forces).

 

Russia is more of a wild card. While it lacks capabilities to conduct effective military operations in the Western Pacific, it could exploit U.S. preoccupation in the Pacific to increase threats to former Soviet states in Eastern Europe (e.g., Ukraine) and the Caucasus (e.g., Georgia), and even try to intimidate its Baltic neighbors despite their NATO membership. Another possibility—less likely but with very different significance - is that Russia could seize the opportunity of a Sino-U.S. war to strengthen its position in central Asia and Siberia at China’s expense. Geopolitics aside, Russia would be eager to help China make up for lost oil and gas supplies, though not for free. In addition, Russian arms could make up somewhat for Chinese military losses and expenditures (e.g., aircraft and air defense), though it would take time for them to be operationalized, and most would fare badly against U.S. forces. Overall, though, Russia’s economic weakness, military limitations, and dangers on or within its own frontiers reduce the importance of its support for China and the likelihood or significance of its intervention.

 

Assuming that its European allies see the United States as justified, they would likely back it politically, while urging that the conflict, end lest it escalate or ruin the world economy. Short of direct combat involvement, NATO itself might pledge support for U.S. efforts to oppose Chinese aggression. One of the most important European contributions would be to preempt or respond to any increased Russian pressure on Eastern Europe. In the course of a lengthy conflict, Europe might be willing to join in an embargo of export to China of any goods, technologies, and services that could aid its war effort.

 

As for other Chinese “allies,” North Korea is even more unpredictable than Russia. Although North Korea no longer has the conventional military capability to invade and defeat South Korea, it could use missiles against South Korea or Japan; although Seoul would almost certainly not enter a war against China in any case, Tokyo’s options would be complicated by North Korean belligerence.

 

A conflict between China and the U.S. could disturb the greater Middle East by providing an opening for heightened violence from Islamist-extremist and anti-Israel groups (ISIS, al Qaeda, Hamas, and Hezbollah). Middle East difficulties could place additional demands on U.S. naval and air forces at a moment when more of them are needed in the Western Pacific. Conversely, a shift of significant U.S. forces from U.S. Central Command to U.S. Pacific Command could add to the potential for instability in the Middle East. Increased violence, extremism, and instability in the Middle East could also be damaging to China, which gets much of its oil from there (though most oil would not ship through the war zone anyway).

 

East Asian states would have the most to lose from a Sino-U.S. war: Much of the region could be a war zone; its trade-intensive economy could go into depression; China might emerge either dominant or unstable; the region’s extraordinary gains in security and prosperity could be threatened. Most East Asian states would want to see war end swiftly in military victory for the United States, but with China intact. Most of China’s neighbors have edged toward closer security relations with the United States. This drift could be accentuated in a conflict perceived to result from Chinese bellicosity.

 

The most critical state is Japan, with its growing military strength, its antagonistic relationship with China, and the strong possibility that China would attack U.S. air bases on Japanese territory. Recent reinterpretation of Japan’s constitution, at the initiative of the Abe government, effectively legalizes military support for the United States in a war with China. 26 Of course, the probability of significant Japanese involvement in the war would be greater if Japan was involved in the issue or confrontation that triggered conflict (e.g., in the E. China Sea). Japanese military participation would be virtually assured if China were to attack Japan, including U.S. bases in Japan, or Japanese forces. While China has the option of not attacking U.S. bases on Japanese territory, such a decision would involve major operational drawbacks.

 

As for capabilities, Japanese submarines, surface combatants, combat aircraft, strike weapons, and ISR could make a material difference in a severe war by 2025. The longer a Sino-U.S. conflict lasted, the greater the potential effect of Japanese military contributions on the U.S. side. In a long, severe war, China would find it difficult to contend with combined U.S. and Japanese forces, as the latter made up for the former’s attrition. Moreover, Japanese involvement would reduce the need for the United States to strip its forces from elsewhere for reinforcement.

 

Overall, Japanese combat involvement could increase Chinese losses and offset or even reduce U.S. losses in a long, severe conflict. Because Japan’s forces are being steadily improved, its entry could widen the gap between U.S. and Chinese losses in 2025 that was depicted above. This possibility reinforces the observation already made that even with improved Chinese A2AD and reduced U.S. military superiority, China cannot be confident of winning a long, severe war. At the same time, Japanese intervention would enrage the Chinese and could enflame, extend, or expand the conflict. It might cause China to fight longer and endure greater costs than it would otherwise. China might widen attacks on Japan, though at the price of diverting forces already under heavy attack and stress.

 

Depending on the cause and locus of the conflict, other East Asian states would mostly side with the United States in varying degrees: from support ranging from permission to use bases to the possible commitment of forces (e.g., Australia, New Zealand, the Philippines), to cautious support for the United States among countries with strong ties to China (notably, South Korea) or significant Chinese populations (e.g., Singapore, Malaysia, Indonesia, Thailand), to support for China (only North Korea). The participation of Australian forces, because of their quality, could have military significance despite their small size. Apart from military contributions, the longer and more severe the conflict, the more and perhaps more permanently China could become isolated from the very region it aspires to lead. This, in turn, could strengthen pro-peace voices in Beijing (e.g., in the Ministry of Foreign Affairs). 27

 

26 This assumes adequate domestic political support for Japanese intervention. Notwithstanding the reinterpretation of the constitution, polls suggest that a majority of Japanese continue to oppose involvement in wars other than in self-defense. See, e.g., Kamiya Matake, “Japanese Public Opinions About the Exercise of the Right of Collective Self-Defense,” Discuss Japan, September 25, 2014.

 

27 In terms of sheer mass, the combined GDP (approximately $10 trillion) of Asian states that would favor the United States is roughly equivalent to China’s, and the combined defense spending of those states (approximately $150 billion) is nearly as great as China’s (Stockholm International Peace Research Institute, SIPRI Yearbook 2014: Armaments, Disarmament and International Security, Oxford, UK: Oxford University Press, 2014).

 

Prognostications about the reaction of third parties are fraught with uncertainty even now, let alone ten years from now. Much would depend on the cause of war: For example, a Chinese move to gain control of the East or South China Seas flagrant enough to force U.S. armed intervention would be more likely to produce a significant anti- China international response than would a conflict over Taiwan, especially if it appeared that the Chinese were provoked. It is conceivable that many U.S. friends, near and far, would lay low or that Russia or North Korea would act in ways that added to U.S. military risks and burdens. Yet another possibility, touched on in the earlier discussion of “upper limits” of war, is that many states would be dragged in or enter opportunistically, leading to a quasi–world war. However, we think the more likely international reaction would be for regional states with direct and critical interests, such as Japan, to get involved, mainly to the disadvantage of China.

 

In sum, world public opinion would favor the immediate cessation of fighting. Russia might growl, posture, and exploit a Sino-U.S. conflict by taking initiatives elsewhere, whether or not in sync with China. Some East Asian states, in varying degrees, would line up behind the United States. Japan’s involvement could make a long, severe conflict more costly for China but could also increase the dangers of escalation.

 

These international effects would be amplified, to the advantage of the United States, the longer a severe war persisted. Possible international responses are summarized in Table 3.6.

 

Table 3.6

Possible International Responses in the Four Cases

 

 

 

The Four Cases and Their Effects

 

Each category of effects is important in its own right and in its implications for other effects:

 

• Military losses can affect the ability, especially of China, to keep trade going, prevent destruction of infrastructure, and maintain access to energy supplies.

 

• New domains of warfare—cyberspace and space—can have both a military and economic effect, given that dual-use systems (e.g., communications, logistics networks, GPS) could be disabled.

 

• Cyberwar, if not confined to military networks, could hinder political responses to war, affect third parties, and compound economic disruptions.

 

• Economic costs, whether from hostilities or from disruption of commerce, would affect the ability of combatants to make up for military losses in a severe and protracted conflict.

 

• Economic hardship, such as reduced consumption of and access to essentials, could affect political support, stability, and cohesion, and thus the ability and resolve of each side to continue fighting at a high intensity.

 

• Adverse world public opinion directed at one or both parties would make little difference in their ability and will to fight, at least in the short term. However, the reactions of important third parties could eventually help one side or the other in major ways: direct combat, war supplies, trade, energy access, and, in the case of the United States, support in other theaters that enables concentration of forces.

 

Table 3.7 integrates the four categories of effects on both states in the four conflict cases. (The “Military” column includes 2015 and 2025 cases to reflect the effects of improvements in Chinese A2AD.) The “General” column and row summarize the four cases and the four sorts of effects, respectively, providing a very rough sense of the impact on and relative advantage of the sides.

 

Overall, the decline in U.S. warfighting advantages does not mean China can win a war that the United States is willing to fight. By 2025, a war could be a military standoff, with major weapon-platform losses on both sides, in addition to losses in cyberspace and space. Yet neither side would fare so much worse than the other that it would feel compelled to concede, raising the probability that a war would be both severe and long. Such a war could be decided by economic costs, domestic political effects, and international responses. Japan’s entry could offset the decline of U.S. military superiority, especially in a prolonged conflict. All these factors, taken together, would strongly favor the United States.

 

Table 3.7

Possible Effects on the United States and China in the Four Cases and Overall

 

 

 

 

 

Recall the earlier observation that war between China and the United States could be worse than the long, severe case, as described here. In the 20th century, two great-power wars became world wars, and a third could have followed the same course, or even worse. The possibility of a Sino-U.S. war drawing in other powers and many states cannot be excluded: In addition to Japan, perhaps India, Vietnam, and NATO would be on the U.S. side; Russia and North Korea would be on China’s side. Fighting could spread beyond the region. War aims could expand, and as they did, so would the costs of losing. Even if nuclear weapons were not used, China might find other ways to attack the United States proper. Use of space and cyberspace could be severely curtailed. As long as fighting remained inclusive, destruction and hardship could fuel determination and further mobilization. In sum, both the duration and severity of war could exceed the upper case used here for purposes of analysis. If so, losses and costs would be even greater for both sides and the world, and the outcome would be no more favorable for China, despite the expansion of its power.

 

(Continued).

 

Xem tiếp: Chương IV (Chapter IV)

 

*  *  *

 

Xem bài có liên hệ với đề tài: click vào đây

Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

More in English topic: please click here

Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net

 

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh