Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 18, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
DONALD TRUMP, UBER VÀ VIỆT CỘNG CÓ MỘT ĐẶC ĐIỂM CHUNG – HỌ ĐỀU LÀ NHỮNG CHIẾN BINH KHÔNG CÂN SỨC.
Webmaster
Các bài liên quan:
    CHÌA KHÓA CHO CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO THÀNH CÔNG CỦA TRUMP

 

(Donald Trump, Uber and the Viet Cong have something in common — they are all asymmetric warriors).

By Jeff Berman

Trần Vũ Hoài lược dịch

Recode Daily

Jun 14, 2017, 6:00 AM EDT

 

Họ đã làm gián đoạn các ngành công nghiệp truyền thống với chiến lược và chiến thuật từ trước đến nay chưa được biết đến và chưa được tưởng tượng - thậm chí không thể tưởng tượng được - bởi các chiến binh truyền thống.

 

 

Người ta đang gọi Donald Trump bằng nhiều cái tên.

 

Tổng thống. Kẻ nói dối. Anh hùng. Kẻ lừa đảo.

 

Điều mà tất cả chúng ta có thể đồng ý ông ta là vị tổng thống chiến binh không cân sức hiện đại đầu tiên của nước Mỹ.

 

Đó không phải là lời chỉ trích. Cũng không phải là một lời ngợi khen. Đơn giản, đó là sự thật (It's simply a fact).

 

Đó là điểm chung giữa Trump với Airbnb và Uber, Instagram và YouTube, Kim Kardashian-West và Kylie Jenner. Họ đều là những chiến binh không cân sức. Họ đã biến chuyển những “chiến trận” truyền thống bằng những chiến lược và chiến thuật mà những chiến binh truyền thống chưa từng biết tới, nghĩ tới, và thậm chí có thể tưởng tượng tới.

 

Chúng ta đã chứng kiến những cuộc chiến tranh không cân sức ngay từ thời tiền sử khi con người đã biết sáng chế ra những ngọn giáo bằng đá đủ sức chống lại những đội quân kẻ thù nhanh hơn, đông hơn và mạnh hơn mình nhiều lần. Ngay từ xa xưa đã có những tộc người tuy thiếu thốn nguồn lực nhưng đã có chiến lược và chiến thuật bất tuân theo bất kỳ qui tắc hay luật lệ nào để đủ sức biến yếu thế thành lợi thế.

 

Trong suốt chiều dài lịch sử, nhiều thể chế to lớn, mặc dù với muôn vàn lợi thế, đã phải chật vật đương đầu với những kẻ thù không cân sức. Qui mô, vị thế, bộ máy nhân sự và sức mạnh của những thể chế này kìm giữ họ trong những qui trình, qui tắc, qui chế, qui định làm họ khó thích ứng trước những kẻ nổi loạn không cân sức. Chúng ta hãy nghĩ tới những chiến binh của cuộc cách mạng Mỹ. Tới Việt Cộng. Những binh đoàn hùng mạnh, thiện chiến, dàn quân tiến bước trong một khối thống nhất, với một bên là những đội quân non trẻ, lộn xộn, đói khát nhưng đã phá bỏ mọi nguyên tắc của luật chơi, tạo ra những qui luật mới, khiến kẻ thù chùn bước.

 

Cái khác của ngày hôm nay là Công nghệ và sự phân tán của giới truyền thông (media) đã đấy nhanh tiến độ và nới rộng phạm vi chiến trường để các cuộc chiến không cân sức bùng nổ.

 

Đó chính là trường hợp của Al Qaeda và ISIS, những tổ chức đã biết tận dụng công nghệ truyền thông và các công cụ tài chính hiện đại để tổ chức và tài trợ cho các chiến dịch khủng bố toàn cầu.

 

Đó cũng là trường hợp của Uber và Lyft, chối bỏ những luật lệ thông thường để xây dựng lên những đế chế toàn cầu, phá vỡ ngành taxi và dịch vụ vận tải truyền thống, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của khu vực kinh tế công ăn việc làm tạm thời (gig economy) và tạo ra dịch vụ cho hàng trăm triệu người sử dụng mỗi ngày trên toàn cầu. Bản chất của công ăn việc làm và dịch vụ giao thông vận tải đã bị thay đổi vĩnh viễn bởi những doanh nghiệp này.

 

Mỗi khi đọc báo hàng ngày (hoặc mở một app trên phone) chúng ta không thể không thấy thông tin về cái chết của các chuỗi bán lẻ truyền thống. Sears đã đóng cửa hàng loạt các cửa hàng của mình. Macy đang trong cơn khốn đốn. Và khi rời bỏ doanh nghiệp tuyệt vời mà chính mình đã xây dựng rất thành công, CEO đầy tài năng, với tầm nhìn sâu rộng của J. Crew, ông Mickey Drexler đã nói: “Chưa bao giờ tôi thấy tốc độ thay đổi nhanh như ngày nay. Nếu được quay lại mười năm trước, có lẽ tôi đã làm một điều gì khác”.

 

Tương tự, nghệ sĩ Donald Robertson, bản thân cũng là một chiến binh không cân sức, đã không còn gọi những nhân vật nổi tiếng kiểu dạng như Kardashian, Jenners, Jeffree Stars, và Lilly Singhs… là những “nhân vật có ảnh hưởng – influencer” mà thay vào đó đã gọi họ là những “người bán hàng – retailer” vì họ đã xây dựng lên những doanh nghiệp khổng lồ bằng chính những công cụ của Internet, với mạng lưới phân phối và phát triển sản phẩm hoàn toàn mở (open sourced) trong khi các doanh nghiệp cạnh tranh truyền thống đang bị cầm tù trong “bi kịch” tiến thoái lưỡng nan của nhu cầu sáng tạo ra sản phẩm mới, lo sợ sản phẩm mới sẽ “ăn thịt” doanh số hiện tại của mình, còn các công ty đại chúng thì bị đóng băng bởi áp lực phải đẻ ra được tăng trưởng hàng quí!

 

Trong ngành truyền thông, tình hình tương tự cũng đang xảy ra. Khoảng 40 năm trước đây, các công ty truyền hình cable ra đời, không những chỉ cung cấp cho người xem những gói chương trình theo nhu cầu, với mức giá hợp lý, mà còn giúp tạo ra một nguồn doanh thu thứ hai rất ổn định cho các đài truyền hình. Lúc cao điểm, đài ESPN có tới hơn 100 triệu khách hàng subscriber dịch vụ truyền hình cáp với mức phí $7 USD một tháng. Nhưng những kẻ nổi loạn trên thị trường đã tạo ra những lựa chọn mới cho ngành nghe nhìn – với sự ra đời của các mô hình kinh doanh mới của Youtube, Instagram và Snapchat, đài ESPN giờ chỉ còn 88 triệu subcribers. Vẫn là một con số đáng kể, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc đài này phải chia tay với $1 tỷ USD doanh thu hàng năm.

 

Cùng thời gian đó, hơn 3/4 tiền quảng cáo chạy sang Internet đã rơi vào tay hai công ty (Google và Facebook). Trong nhiều thập kỷ, các thương hiệu cao cấp chỉ có thể quảng cáo trên tạp chí Vogue. Họ không có sự lựa chọn nào khác. Ngày nay, tỷ phú người Pháp, đồng thời là chủ công ty mẹ của Gucci, ông Francois-Henri Pinault đã nhận định: “Nếu chúng tôi tung một thương hiệu mới hôm nay, thì mọi chiến dịch truyền thông phải bắt đầu từ kênh online”. Có thể với Vogue. Nhưng cũng có thể không!.

 

Và điều này dẫn chúng ta tới chính trị. Barack Obama là một chiến dịch gia hợp thời xuất sắc (an evolutionary campaigner). Ông kêu gọi được nhiều quĩ, huy động được nhiều sự ủng hộ và truyền bá thông điệp của mình hiệu quả hơn bất kỳ ai trong lịch sử, sử dụng những hệ thống mới do Internet tốc độ cao mang lại, vì Obama đã có được sức mạnh của những hệ thống mới này ngay khi chúng xuất hiện.

 

Donald Trump lại tạo ra một cuộc cách mạng không chỉ ở chỗ ông đã cập nhật với những tiến bộ của cùng những công cụ đó, mà còn bởi ông đã bất chấp mọi qui luật giao đãi thông thường (the rules of engagement). Trump đã tổ chức một trận chiến không cân sức ngay từ đầu. Kẻ thù của ông khinh thường ông vì điều đó. Người ủng hộ ca ngợi ông vì chính điều này.

 

Chúng ta thấy điều này trong cách Trump điều hành chính phủ. Ông tuyên bố tái bầu cử vài ngày sau khi nhậm chức. Ông khiến văn phòng báo chí của tổng thống bị chỉ trích om xòm. Ông khen ngợi giám đốc FBI bị sa thải khi điều đó có lợi cho ông và hạ nhục ông ta khi ông ta làm ông bất lợi. Ông gọi mọi tin tức báo chí là “tin giả” khi nó không hợp nhĩ ông.

 

Tại sao lại như vậy? Ồ. Tại sao lại không chứ? Các chính trị gia truyền thống thì thầm chuyện phiếm. Trump la làng và tổ chức gặp mặt đám đông! Một cách bất cân sức.

 

Giống như những chiến binh không cân sức trong lịch sử, Trump không quan tâm tới các thể chế đang vận hành và không tuân thủ theo các qui tắc giao đãi thông thường. Chính như vậy, ông đã tạo ra lợi thế từ chính những bất lợi của mình. Không chỉ phe Dân Chủ bị bất ngờ, mà ngay cả các ứng cử viên của đảng Cộng Hòa, đầy đủ tư cách, lắm tiền nhiều bậu xậu cũng bị liểng xiểng vì họ đã không thích ứng kịp để phù hợp với tình hình đã biến chuyển (như trường hợp của Jeb Bush).

 

Để nói cho rõ, vị thế một chiến binh không cân sức không đảm bảo người chiến binh đó sẽ thành công lâu dài. Chúng ta có thể chứng kiến điều đó với Trump và Uber. Tuy vậy, việc đánh cược vào những rủi ro trong thực thi khi hậu quả đối với đảng Cộng Hòa là quá lớn sẽ là một bước đi mạo hiểm, đặc biệt khi Trump đang áp dụng những chiến lược vốn đã được lịch sử chứng minh hết sức hiệu quả.

 

Trong cuốn Binh Pháp Tôn Tử “The Art of War,” Sun Tzu viết: “Nước lập dòng theo địa hình mặt đất. Chiến binh bài binh bố trận theo kẻ thù. Vì vậy, cũng giống như dòng nước chảy tự nhiên không theo định hình, trong chiến trận không thể có cái gọi là các tình thế bất dịch”.

 

Những lời này được viết hồi thế kỷ thứ 5 trước CN. Chưa bao giờ nó lại đúng hơn như với tình hình hiện nay.

 

Nếu chúng ta có học được điều gì từ Trump thì đó là: không một ngành hay một thể chế nào có thể miễn dịch. Không ai có thể trụ vững khi đất dưới chân mình đã dịch chuyển. Quá khứ đã là lời mở đầu. Chỉ có những ai có khả năng thích ứng nhanh chóng mới có thể tồn tại và có cơ hội chiến thắng trong trật tự thế giới mới này.

 

Phần lớn các thể chế di sản này (từ đảng Dân Chủ, đảng Cộng Hòa cho tới các công ty Fortune 500) đều đã được xây như những con tàu thủy du lịch cao cấp cỡ đại. Và ngày càng nhiều trong số họ đang va vào tảng băng. Họ cần trở thành giống như đối thủ của họ - một tập hợp những tàu nhỏ cao tốc (speedboat), cực nhanh, cực gọn, và cực kỳ cơ hội. NGAY LẬP TỨC!

 

Jeff Berman

Trần Vũ Hoài lược dịch

 

Donald Trump, Uber and the Viet Cong have something in common — they are all asymmetric warriors

By Jeff Berman

Recode Daily

Jun 14, 2017, 6:00 AM EDT

 

They have disrupted traditional industries with strategies and tactics heretofore unknown and unimagined - even unimaginable - by traditional warriors.

 

 

Alex Wong / Getty

 

A lot of people are calling Donald Trump a lot of things.

 

President. Liar. Hero. Crook.

 

What we can all agree on is that he is America’s first modern asymmetric warrior president.

 

That’s not a criticism. Nor a compliment. It’s simply a fact.

 

It’s what he has in common with Airbnb and Uber, Instagram and YouTube, Kim Kardashian-West and Kylie Jenner. They are all asymmetric warriors, disrupting traditional industries with strategies and tactics heretofore unknown and unimagined — even unimaginable — by traditional warriors.

 

We have had asymmetric warfare since the first caveman crafted a spear to defeat stronger, faster, bigger-fanged enemies. From time immemorial, under-resourced foes have devised new strategies and tactics which defy norms (and often laws) to build advantage from weakness.

 

Historically, larger institutions, despite their myriad advantages, have struggled to deal with asymmetric foes. The nature of their size, stature, staffing and status lead to the implementation of process, procedure, rules and regulations which make adapting to these insurgents difficult. Think the warriors of the American Revolution. Think the Viet Cong. A big established army marches in formation; young, scrappy and hungry troops break rules and create new norms, shocking the enemy.

 

The difference today is that technology and the fragmentation of media have accelerated the pace and broadened the range of battlegrounds on which asymmetric warfare can be waged.

 

That is literally the case with Al Qaeda and ISIS, which have taken advantage of modern communication and financial instruments to organize and fund terror campaigns globally.

 

It is figuratively the case with Uber and Lyft, which have flouted laws to build massive global companies and undermined taxi and black-car businesses in the process, while fostering the growth of the gig economy and creating new services that millions of people around the world rely on daily. The very nature of employment and transportation have changed because of these businesses.

 

You can’t open a newspaper (or more likely a news app on a phone) without seeing another article about the death rattle of brick-and-mortar retail. Sears shutting down stores. Macy’s in a tailspin. On exiting the extraordinary business that he led to enormous success, visionary J. Crew CEO Mickey Drexler said, “I’ve never seen the speed of change as it is today. If I could go back 10 years, I might have done some things earlier.”

 

Meanwhile, the artist Donald Robertson (an asymmetric warrior himself — just follow him on Instagram) has stopped calling the Kardashian-Jenners, Jeffree Stars and Lilly Singhs of the world “influencers” and has started calling them “retailers.” They are building massive new businesses from the tools of the internet along with open-sourced product development and distribution networks while traditional rivals are captive to the innovator’s dilemma, petrified by the prospect of cannibalizing their own businesses and, for public companies, frozen by the need to show quarterly growth.

 

It is happening in media, as well. Roughly 40 years ago, cable companies emerged, delivering not only programming bundles to viewers at efficient prices, but generating a second reliable revenue stream for TV networks. At its height, ESPN had more than 100 million cable subscribers paying roughly $7 a month for their networks. But insurgents have created new options for the attention economy — as YouTube, Instagram and Snapchat grab share with new business models, ESPN is down to 88 million subscribers — still a massive number, but that nets out to a billion dollars in yearly revenue down the drain.

 

A billion.

 

In the very same time frame, more than three-quarters of every advertising dollar migrating to the internet has gone to two companies (Google and Facebook). For decades, luxury advertisers had to be in Vogue magazine. They had no choice. Today, the French billionaire and chair of Gucci’s parent company Francois-Henri Pinault is acknowledging, “If we were to launch a brand today, all the communication to start would be online.” Maybe spending with Vogue. But maybe not.

 

Which brings us to politics. Barack Obama was an evolutionary campaigner. He raised more money, organized more support and spread his message more efficiently using the new systems made available by high-speed internet than anyone in history because he got the power of those new systems right as they emerged.

 

Donald Trump is revolutionary in that he not only has evolved the use of those same tools, but because he has flouted the rules of engagement. Trump has been engaged in asymmetric warfare from the very beginning. His detractors detest him for it. His supporters relish it.

 

We see it in how he governs. He declares for reelection within days of assuming office. He opens the White House press corps to blatant propagandists. He credits the fired FBI director when it suits him, disparages him when it doesn’t, and refers to any media report that doesn’t fit his narrative as “fake news.”

 

Why? Well, why not? Traditionalists wag tongues. Trump cackles and holds rallies. Asymmetrically.

 

Like asymmetric warriors throughout history, Trump doesn’t give a whit about the institutions at work or the normal rules of engagement. He has thereby created advantage from disadvantage. It’s not just the Democrats who are caught flat-footed. The establishment GOP candidates who had all the right credentials, funders and staffing got their clocks cleaned because they failed to adapt to the changing landscape (See, for example, Jeb Bush).

 

To be clear, being an asymmetric warrior does not guarantee long-term success. We are seeing that with Trump and Uber in real time. That said, betting on execution risk when the consequences for the Republic are this massive is a risky play, particularly when Trump is deploying historically devastatingly effective strategy.

 

In “The Art of War,” Sun Tzu wrote:

 

“Water shapes its course according to the nature of the ground over which it flows; the soldier works out victory in relation to the foe who he [or she] is facing. Therefore, just as water retains no constant shape, so in warfare there are no constant conditions.”

 

Those words were written in the fifth century B.C. They have never been truer than they are today.

 

If we have learned anything from Donald Trump, it is that no industry or institution is immune. No one can stand their ground while it shifts beneath their feet. Past is prologue. Only those who can adapt quickly will survive, much less thrive, in the new world order.

 

Most of these legacy entities (from the Democratic and Republican parties to Fortune 500 companies) are built as luxury liners. Increasingly, they are heading for icebergs. They need to become more like their competition — flotillas of speedboats, nimble, agile and opportunistic. ASAP. (*)

 

Jeff Berman

 

 

Jeff Berman is president of Whalerock Industries, a media and technology company based in West Hollywood. Before joining Whalerock, Berman was the general manager of digital media at the NFL. He previously held a series of positions at Myspace, ultimately serving as president of sales and marketing. He also served on the board of Buddy Media (acquired by Salesforce) and as an adviser to a broad range of companies. Prior to entering the media space, Berman served as chief counsel to U.S. Senator Charles E. Schumer, and as a public defender representing children charged in the District of Columbia's adult criminal courts. He also held an adjunct professorship at the Georgetown University Law Center. (From Recode Daily).

 

Note:  (*) ASAP usually stands for "as soon as possible". (Webmaster)

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ cùng chủ đề, click vào đây

Xem trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây

More on English topic, please click here

Trở về trang chính: www.nuiansongtra.com

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh