Why the Pentagon Fears China's Growing Military Might?
By Mike Fabey
The National Interest
June 12, 2017
Theo Ngũ Giác Đài, Trung Cộng đã tăng cường khả năng tiếp cận các cảng quốc tế để sẵn sàng các hoạt động hậu cần quan trọng nhằm duy trì hoạt động thường xuyên tại các vùng biển, đại dương như Ấn Độ Dương, Biển Địa Trung Hải và Đại Tây Dương.
Những bình luận Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đưa ra trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La gần đây đã xua tan những lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực. Đề cập đến những thách thức đối với trật tự quốc tế Trung Cộng tạo ra ở Biển Đông, ông Mattis nhấn mạnh Mỹ có “cam kết bền chặt trong việc củng cố trật tự toàn cầu dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế”. Những nỗ lực này xuất phát từ các bài học đúc rút từ khủng hoảng kinh tế và thảm họa chiến tranh. Ông Mattis nói: “Trật tự quốc tế xây dựng trên nền tảng các quy tắc mà các quốc gia tuân thủ trong nỗ lực thiết lập một thế giới tốt đẹp hơn”.
Theo ông chủ của Ngũ Giác Đài, để có được trật tự dựa trên nền tảng luật pháp và nền kinh tế toàn cầu phát triển, thì tự do lưu thông trong khu vực nhất thiết phải được bảo vệ, “Với sức mạnh kinh tế đang phát triển, Trung Cộng đang có ảnh hưởng tại Thái Bình Dương. Chúng tôi hoan nghênh sự phát triển kinh tế của Trung Cộng, nhưng chúng tôi cũng dự đoán về sự xung đột kinh tế và chính trị giữa Mỹ và Trung Cộng”. Mặc dù sự cạnh tranh giữa hai cường quốc này là điều chắc chắn sẽ xảy ra, thì ông Mattis vẫn cho rằng “xung đột không phải là không thể tránh được”.
Tuy nhiên, ông Mattis công khai chỉ trích các hoạt động cải tạo đất, xây dựng đảo và quân sự hóa của Trung Cộng khi nói rằng “Chúng tôi phản đối các quốc gia đang quân sự hóa các đảo nhân tạo và thúc đẩy các yêu sách biển vô căn cứ, không được luật pháp quốc tế thừa nhận. Chúng tôi sẽ không chấp nhận những thay đổi nguyên trạng đơn phương và mang tính áp đặt. Chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai máy bay và tàu thuyền hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Các hoạt động trong khu vực là sự thể hiện mong muốn của chúng tôi trong việc bảo vệ các lợi ích và quyền tự do được luật pháp quốc tế bảo vệ”.
Theo Bộ trưởng Mattis, tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết một cách hòa bình và thông qua đàm phán, chứ không phải bằng việc xây đảo và đưa vũ khí lên đó. “Chúng tôi hướng tới một mối quan hệ có tính xây dựng và hiệu quả với Trung Cộng. Chúng tôi tin rằng Mỹ có thể hợp tác với Trung Cộng cả trong kinh tế lẫn chính trị”. Nối tiếp các phát biểu của ông Mattis, Ngũ Giác Đài hồi tuần trước đã trình lên Quốc hội bản “Báo cáo Thường niên về Phát triển An ninh và Quân sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 2017”, trong đó nhấn mạnh Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) đang thúc đẩy các bước đi chiến lược trong năm qua để đạt được 1 số mục tiêu.
Báo cáo có đoạn, “Trong năm 2015, Học viện Quốc phòng của PLA đã xuất bản ấn phẩm mới nhất “Khoa học Chiến lược”, đưa ra cái nhìn tổng quan về chiến lược quân sự của PLA. Ấn phẩm này không chỉ có nhiều điểm chung những ấn phẩm có tính chính thống trước đó, mà còn nhấn mạnh mối quan tâm ngày càng lớn của Trung Cộng đối với lĩnh vực biển, sự chuyển đổi sang các hoạt động chiến đấu của Lực lượng Không quân PLA, hoạt động dài ngày của Lục quân PLA (PLAAF), các hoạt động trong lĩnh vực mạng và không gian, và sự cần thiết tăng cường năng lực bảo vệ các lợi ích quốc gia ở hải ngoại của quân đội Trung Cộng”.
Ngũ Giác Đài cho biết hồi tháng 5/2016, “Một lực lượng lớn của Hải quân PLA đã tiến hành diễn tập quy mô ở Biển Đông, Đông Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Lực lượng này thực hiện các cuộc diễn tập tấn công ở Trường Sa và tập trận phòng thủ trên biển tại Ấn Độ Dương, trước khi kết hợp tiến hành diễn tập đối kháng tại biển Đông. Hoạt động này chứng tỏ năng lực của Hải quân PLA (PLAN) trong việc kết hợp các hoạt động ở cấp độ khác nhau trên một vùng biển rộng”
Tháng 8/2016, PLAN đã tiến hành tập trận tại vùng biển Nhật Bản giữa một biên đội hoạt động biển xa và một nhóm khác vừa tham gia cuộc tập trận hải quân chung Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) do Mỹ dẫn đầu. Đây cũng là lần đầu tiên các máy bay ném bom của PLAN bay trên vùng trởi của Biển Nhật Bản như 1 phần của hoạt động tập trận này.
Tháng 9/2016, các máy bay ném bom của PLAAF, máy bay chiến đấu và cảnh báo sớm của lực lượng Không quân PLA đã bay từ Kênh đào Bashi đến Biển Đông. Theo Ngũ Giác Đài thì động thái này đã “đánh dấu hoạt động triển khai đầu tiên của Trung Cộng đến khu vực này. Chưa đầy 2 tuần sau, PLAAF đã bố trí thêm 40 máy bay chiến đấu đến biển Hoa Đông và qua Eo biển Miyako để tới Biển Đông trong một cuộc diễn tập tấn công đường dài phức tạp nhất tính đến thời điểm đó”.
Theo Ngũ Giác Đài, “Trung Cộng đã tăng cường khả năng tiếp cận các cảng quốc tế để sẵn sàng các hoạt động hậu cần quan trọng nhằm duy trì hoạt động thường xuyên tại “các vùng biển, đại dương như Ấn Độ Dương, Biển Địa Trung Hải và Đại Tây Dương. Tháng 2/2016, Trung Cộng bắt đầu xây dựng một căn cứ quân sự tại Djibouti và có thể sẽ hoàn tất hoạt động này trong năm nay.
Trung Cộng cho biết căn cứ này được xây dựng nhằm “hỗ trợ hải quân và lục quân có thể tham gia nhiều hơn vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, thực hiện các sứ mệnh hộ tống tại các vùng biển gần Somalia và Vịnh Aden, đồng thời cung cấp viện trợ nhân đạo”. Kế hoạch này, cùng với các chuyến thăm thường xuyên của tàu hải quân Trung Cộng đến các cảng quốc tế, tất cả đều phản ánh sức ảnh hưởng đang gia tăng và phạm vi hoạt động của các lực lượng vũ trang Trung Cộng.
Mike Fabey
The National Interest
THE BUZZ
Why the Pentagon Fears China's Growing Military Might?
By Mike Fabey
The National Interest
June 12, 2017
Image Credit: Creative Commons.
Speaking about Chinese challenges to the international norms in the South China Sea, Mattis said the U.S. has "a deep and abiding commitment to reinforcing the rules-based international order.
Political tea-leaf reading aside, China is remaining very much in the U.S. military radar for issues in the Western Pacific.
Any doubt of U.S. continued concerns over China were dispelled earlier this month – first with comments by Defense Secretary Jim Mattis June 3 during the Shangri-La Dialogue at the International Institute for Strategic Studies' annual Asia security conference in Singapore.
Speaking about Chinese challenges to the international norms in the South China Sea, Mattis said the U.S. has "a deep and abiding commitment to reinforcing the rules-based international order. These efforts grew out of lessons learned the hard way, from economic depression and catastrophic wars.”
"The order is based on principles that were embraced by nations trying to create a better world,” he said.
Essential to that rule-based order, and essential to economic health globally, according to Mattis, is freedom of navigation in the region, which must be protected.
“Because of its growing economic power, China occupies a position of influence in the Pacific," Mattis said. "We welcome China's economic development. However, we can also anticipate economic and political friction between the United States and China."
While competition between the United States and China is bound to occur, he said, "conflict is not inevitable."
However, taking aim at Chinese reclamation, island-building and militarization of the waters in the Western Pacific, he said, "We oppose countries militarizing artificial islands and enforcing excessive maritime claims unsupported by international law. We cannot and will not accept unilateral, coercive changes to the status quo. We will continue to fly, sail and operate wherever international law allows and demonstrate resolve through operational presence in the South China Sea and beyond. Our operations throughout the region are an expression of our willingness to defend both our interests and the freedoms enshrined in international law."
China's claim in the South China Sea needs to be handled peacefully and through negotiations, not by island-building and placing weaponry on the resulting dry land, Mattis said.
"We seek a constructive, results-oriented relationship with China," he said. "We believe the United States can engage China diplomatically and economically.”
The Pentagon followed up Mattis’ comments last week with its “Annual Report to Congress Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China 2017,” in which the Defense Department notes the Chinese People’s Liberation Army (PLA) morphing strategy and steps taken in the past year to achieve some of its goals.
“In 2015, the PLA National Defense University published the latest version of ‘Science of Strategy,’ an overview of the PLA’s concept of military strategy,” the report notes. “The new version not only shares broad similarities with other recent authoritative publications, but it also highlights the PLA’s growing emphasis on the importance of the maritime domain, the PLAAF’s (PLA Air Force) shift towards more offensive operations, long-distance mobility operations of the PLA Army (PLAA), space and cyber operations, and the need for China’s military to be capable of securing growing overseas national interests.”
Last year, the Pentagon notes, the PLA certified the Zhurihe Opposing Force, a special unit used to simulate live opposition in major training events – a major augmentation of the sophistication levels of its exercises.
Furthermore, the Pentagon reports, “In May 2016, a large PLAN (PLA Navy) task force conducted an extensive deployment through the South China Sea, eastern Indian Ocean, and Western Pacific Ocean. The force conducted island assault training in the Spratly Islands and maritime interdiction training in the Indian Ocean before linking up to conduct an opposition-force exercise in the Philippine Sea. The deployment demonstrated the PLAN’s growing capability to coordinate operations involving disparate subordinate elements over a wide area.”
In August, the PLAN conducted an opposition-force exercise in the Sea of Japan between a distant-seas task group and another task group returning from the U.S.-led Rim of the Pacific (RIMPAC) exercise., the Pentagon says. PLAN Aviation bombers flew through the Sea of Japan for the first time as part of this training.
In September, PLAAF bombers, fighters, and early warning aircraft flew through the Bashi Channel into the Philippine Sea, the Pentagon points out “marking China’s first fighter deployment to the area. Less than two weeks later, the PLAAF deployed more than 40 aircraft to the East China Sea and through the Miyako Strait into the Philippine Sea in its most complex long-distance strike training to date.”
The Pentagon says, “China is expanding its access to foreign ports to pre-position the necessary logistics support to regularize and sustain deployments in the “far seas,” waters as distant as the Indian Ocean, Mediterranean Sea, and Atlantic Ocean. In February 2016, China began construction of a military base in Djibouti and probably will complete it within the next year. China claims this facility is designed “to help the navy and army further participate in United Nations peacekeeping operations (PKO), carry out escort missions in the waters near Somalia and the Gulf of Aden, and provide humanitarian assistance.” This initiative, along with regular naval vessel visits to foreign ports, both reflects and amplifies China’s growing influence, extending the reach of its armed forces.”
Mike Fabey
The National Interest
* * *
Xem bài có liên hệ với đề tài: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net