Mở speakers ON, click vào tam giác bên trái để nghe.
Muốn OFF, click vào hai gạch thẳng đứng bên trái.
Xem lời bài ca trên, click vào đây.
Lời giới thiệu: Đây là một trang đặc biệt không nằm trong chủ đề nào của "cột mục lục", với mục đích gởi đến độc giả vài chủ đề nhỏ, có thể là: một bài tiểu luận, một tin thời sự nóng, một bài điểm sách, một bức hình, một chuyện vui, một bài phiếm luận, một chuyện lạ hay một giai thoại (chính trị, văn chương), v.v... mà nội dung có khác với các bài trong các chủ đề chính. Phần viết trên trang nầy cũng ngắn hơn các bài trong các tiểu mục chính bên trái. Chúng tôi cũng mong đón nhận tài liệu ngắn cho tiểu mục nầy từ quý vị độc giả. Trân trọng. Webmaster.
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 17.12.2017 đến ngày 23.12.2017.
2. Tạp Văn vui: BỆNH NÓI NHIỀU CỦA PHỤ NỮ (Khuyết danh)
Đàn ông luôn tỏ ra bất mãn với "bệnh nói nhiều" của phụ nữ, thậm chí coi đó là một giấc mộng kinh hoàng nhất trong cuộc đời. Trong khi đó, hầu hết phụ nữ lại cho rằng họ buộc phải nói nhiều để "chiến đấu" với tật xấu của bạn đời.
Theo các chuyên gia về gia đình thì không có gì hoang tưởng hơn là chỉ dùng lời nói mà có thể cải tạo được một người đàn ông. Trái lại, không ít cuộc ly hôn đã là hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của những cuộc tra tấn bằng ngôn ngữ triền miên.
Người ta kể rằng có một người đàn ông bị đi tù hai năm vì tội đánh vợ. Sau khi mãn hạn được tha về đoàn tụ với gia đình mới có một tuần lễ, anh ta lại khăn gói đến xin ban quản lý nhà tù cho được tiếp tục cải tạo đến hết đời.
Hỏi vì sao anh không thích ở nhà mà lại muốn vào tù? Anh ta thú thật rằng, tuy ở trong tù mất tự do thật nhưng còn sướng hơn ở nhà, vì không bị vợ nói ra rả suốt ngày đêm!
Một cuộc điều tra 3.000 người đàn ông ở Thượng Hải với câu hỏi: "Tính xấu của vợ mà anh ngán nhất?" thì 86% người trả lời: "Nói nhiều". Các nhà tâm lý học cho rằng, hầu hết đàn ông đều sợ cái tính nói dai của các bà vợ. Nỗi sợ này có nguồn gốc sâu xa từ hồi nhỏ khi anh ta bị mẹ mắng mỏ. Đàn ông lẩn tránh các lời khuyên của vợ cũng giống như khi còn bé họ lẩn tránh lời dạy bảo của mẹ. Hóa ra, đàn ông rất hay bị đàn bà rầy la. Lúc bé thì mẹ mắng. Lớn lên một tí bị chị mắng. Lớn tí nữa, bị người yêu chê trách. Lấy vợ bị vợ đay nghiến. Về già lại bị con gái kêu ca.
Có phải đàn ông bị vợ nói nhiều là đáng đời vì họ lắm tội. Tiếc rằng thực tế cho thấy khó mà có ông chồng nào thoát khỏi những "tội lỗi" ấy. Người làm việc trí óc bị rầy la về đóng cái đinh không nên hồn. Người khéo léo chân tay lại bị chê là viết cái đơn không xong. Người giỏi cả chân tay lẫn trí óc lại bị tra tấn vì không bao giờ biết mua vé đưa vợ đi xem một bộ phim...
Giải thích tại sao phụ nữ nói nhiều, có nhà khoa học cho rằng vì khả năng sử dụng ngôn ngữ của họ mạnh hơn nam giới. Lại có người cho rằng là từ thời tiền sử, phụ nữ trồng trọt hái lượm nên tha hồ nói chuyện, trong khi đàn ông đi săn bắt phải ẩn nấp không nói được. Thật ra, đàn bà cũng chẳng thích lắm điều nhưng vì đa số việc nhà vẫn rơi vào tay phụ nữ mà những việc đó thì không mấy khi được vừa lòng do chồng con gây ra, vì vậy phụ nữ không nói cũng không được.
Tuy nhiên các nhà tâm lý cho rằng người vợ khôn ngoan nói cái gì chỉ nói một lần thôi. Nếu điều đó không theo ý mình thì cũng không nói đi nói lại hay làm thay anh ta. Bởi vì, cũng theo các chuyên gia về gia đình thì không có gì hoang tưởng hơn chỉ là dùng lời nói mà có thể cải tạo được một người đàn ông. Bây giờ ta hãy đi ngược thời gian xem khi mới quen hơi bén tiếng nhau, phụ nữ có thói quen ấy? Nếu không có lẽ số cuộc kết hôn phải giảm đi 90%.
Vậy khi mới yêu nhau, phụ nữ cư xử với đàn ông thế nào?
Thường lúc đó họ khen không ngớt. Nào là: "Anh giỏi quá!"; Anh tài quá!"; "Anh thông minh quá!"... Thì ra mọi chuyện chỉ bắt đầu từ khi kết hôn. Hãy thử nghe một đoạn băng ghi âm xem một cuộc xung đột vợ chồng thường diễn ra như thế nào:
Ăn xong, người vợ nhẹ nhàng bảo: "Bữa nay, anh rửa bát nhá". Chồng vừa dán mắt vào ti-vi vừa trả lời: "Được rồi, cứ để đấy!". Mươi phút sau vợ hỏi; "Anh có rửa bát không nào?". Anh ta vẫn không dời mắt khỏi ti-vi, miệng trả lời: "Có". Nhưng đa số phụ nữ không chấp nhận như thế. Họ muốn chồng phải làm ngay, nếu không thì hoặc họ sẽ tự làm, hoặc họ sẽ "trình diễn" một bộ mặt hình sự mà những người đàn ông yếu bóng vía có thể bị chấn thương tâm lý đến mức thấy mình đúng là một tên tội phạm. Bộ mặt ấy sẽ tiêu diệt hết cả mọi thú vui của anh ta trong ngày hôm đó.
Suy cho cùng, ai chả muốn nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp nhưng nếu vì thế mà đánh đổi cả bầu không khí gia đình êm ấm có nên không? Không ít cuộc ly hôn đã là hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của những cuộc tra tấn bằng ngôn ngữ triền miên này. Để kết thúc bài viết, xin kể một câu chuyện có thật về một đôi vợ chồng người Nga.
Xecgây Ivanovich kết hôn với Lêna Xêramôva và chỉ còn mấy hôm nữa là đến ngày kỷ niệm đám cưới vàng. Bỗng nhiên bữa nọ đang ăn thì bà vợ phát hiện chồng đánh rơi miếng thịt ra sân nhà, bà ta nghiến răng gầm lên: "Ông ăn uống cái kiểu gì thế?". Xecgây lạnh lùng nhìn vợ, không nói một lời đứng dậy thu xếp khăn gói ra đi. Về sau có người bạn thân của ông kể lại lần gặp cuối cùng, ông ta nói: "Lúc nào bà ấy cũng đay nghiến tôi. Bà ấy nói tôi suốt đời không làm được một việc gì ra hồn. Lần này, ít nhất tôi cũng làm được một việc là... ra đi vĩnh viễn.
(Khuyết danh)
3. Hình đặc biệt:
US Navy SEALS
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 10.12.2017 đến ngày 16.12.2017.
2. Kiến thức phổ thông: THIẾT-BỊ KIỂM-SOÁT AN-NINH
(Trích: . . . . .
Gần đây, để đáp-ứng với đòi hỏi việc giữ-gìn an-ninh cho quốc gia, một kỹ-thuật mới đang được Hoa-Kỳ áp-dụng mang tên "Kỹ-thuật giám-sát an-toàn giao-thông và An-ninh Quốc gia". Trong một bài báo có tựa đề "Surveillance Nation" (Quốc gia dưới sự giám-sát) do hai tác-giả Dan Farmer và Charles C. Mann viết trên Tạp chí Technology Review của Viện Kỹ-Thuật Massachusetts MIT số ra tháng 4-2003 và 5-2003 đã nói đến kỹ thuật giám-sát mới nầy.
Người Mỹ biết rằng đất nước Hoa Kỳ là nơi mà bọn khủng-bố muốn hủy-diệt cho nên phải có những biện-pháp an-toàn càng chặt chẽ chừng nào càng tốt chừng ấy. Ý thức được như vậy, các công cuộc nghiên cứu bắt nguồn từ các trường kỹ-thuật mà ra, điển hình là MIT.
Trong bài báo, tác giả nêu ra một hệ thống giám sát an-toàn giao-thông. Quốc lộ 9 bắt đầu từ phía Đông là Boston xuyên qua Massachusetts chạy đến phía Tây là Pittsfield, một con đường cũ với 2 lằn lưu thông. Đến gần một thành-phố nhỏ là Northampton, đường này băng qua sông Connecticut. Nơi đó có cầu Calvin Coolidge Memorial, cây cầu mang tên vị Tổng-thống thứ 30 của Hoa-Kỳ khi trước ông phục-vụ tại đó trong chức vụ Thị-trưởng của thành-phố Northampton, là một giao-lộ tồi-tệ, thường hay kẹt xe hàng cây số dài.
Nơi đây, Trung-tâm Vận-chuyển của Trường Đại-học Massachusetts (the University of Massachusetts Transportation Center), nằm gần Amherst, lặp đặt 8 máy quay hình dọc theo con đường dẫn đến cây cầu. Sáu máy camera được đặt trên các trụ cao và các khu thương-mại. Các máy nầy do hãng Axis Communications của Thụy-Điển chế-tạo. Qua đó, các hình ảnh được truyền liên-tục lên một mạng lưới và được đưa lên trên hệ-thống Internet để các tài-xế biết rõ các thông-tin về giao-thông. Nếu đường bị kẹt xe, tài-xế sẽ tìm đường khác mà tránh.
Theo ông Dan Dulaski, người quản-lý về kỹ-thuật của hệ-thống nầy, "lệ-phí chỉ $40 USD một tháng bao gồm điện thoại, internet phí và xử-dụng hệ-thống nầy". Ngoài 6 camera nói trên còn có hai cái khác đặt trên cầu Calvin Coolidge, mỗi cái đặt một đầu cầu. Được chế-tạo do Computer Recognition System ở Wokingham, Anh quốc, máy có khả-năng chụp hình rất nhanh.
Với vận-tốc của mảnh chắn ống kính (shutter) có độ nhạy lên tới 1/10.000 một giây, có thể chụp hình bảng số tất cả xe chạy qua dù cho xe chạy nhanh đến mấy vẫn rõ ràng. Cách đó 8 km ở cuối vùng, có đặt hai chiếc máy khác. Một chiếc xe chạy qua cầu được máy chụp hình lần thứ nhất ở máy bên nầy và lần thứ hai ở máy bên kia, khoảng thời-gian được ghi lại trong hệ-thống. Mọi hoạt động của các máy được chuyển về một trung-tâm ở Cambridge, Massachusetts cách đó 130 km rồi đưa lên hệ thống internet.
Hệ thống nầy rất hệ-trọng, chẳng hạn một chiếc xe cứu-thương, biết được tình-trạng lưu-thông để tìm đường khác chạy đến nơi cần cấp-cứu hoặc xe cảnh sát cần truy nã tội phạm. Ngoài ra, cảnh sát còn có thể kiểm-soát xe cộ đang lưu-thông, xe nào chạy nhanh, xe tội phạm trốn chạy v.v...Máy nầy có độ chiếu lớn (focus) cực đại, đến độ có thể thấy rõ có bao nhiêu người ngồi trong xe, là đàn ông, đàn bà hay trẻ con, tay có cầm giữ vật gì hay không.
Theo ông Keith Fallon, một kỹ-sư của Computer Recognition Systems cho hay: "Chúng tôi không cất dấu bất cứ thông-tin nào chúng tôi thu lượm được. Tất cả dữ kiện đều được hủy bỏ ngay nhưng khi cần, chúng tôi có thể lấy lại bất cứ lúc nào. Không một ai trên đường có thể nhận biết việc nầy".
Khi nói về hệ thống này, bài báo còn cho biết: "Cây cầu nầy chỉ là một trong hàng ngàn nơi trên trái đất mà mọi người lái xe qua. Trong hầu hết mọi trường hợp, mọi người không biết cả một mạng lưới đang giám-sát bằng máy computer canh chừng họ".
Trong một bản tường trình vào tháng 1-2003 của công-ty J. P. Freeman, một công-ty ở Connecticut chuyên nghiên-cứu về thị-trường đồ trang-bị về an-ninh cho biết: "Trên thế-giới người ta đã thiết trí 26 triệu máy thu hình giám-sát, trong số nầy hơn 11 triệu máy là tại Hoa-Kỳ".
Luân-Đôn là thành-phố bị giám-sát chặt chẽ nhất thế giới, theo con số thống kê được phổ biến. Theo ông Clive Norris của trường Đại học Hull ước tính: "Một người dân Luân-Đôn trung-bình bị chụp hình 300 lần một ngày nếu họ ra đường".
Thật ra, các thiết bị kiểm soát như vậy không phải là điều mới-mẻ gì. Tại Hoa-Kỳ, vào tháng 2-1965, trên một giao-lộ của Sunset Boulevard thuộc thành-phố Los Angeles, ông Charles Katz dùng điện thoại công-cọng tại một trạm điện thoại để gọi "cá độ thể-thao" (gamble). Bất hạnh cho Katz, FBI đã đặt trên nóc trạm nầy một máy ghi âm nhỏ và ghi lại cuộc đàm thoại nầy, sau đó ông ta bị cảnh-sát bắt.
Các kỹ-sư thường chế-nhạo là "luật pháp theo đuôi kỹ-thuật". Thật vậy, luật-lệ theo sau rất xa các kỹ-thuật tinh-vi trong thời-đại ngày nay. Trước đó hàng 200 năm kể từ thời gian mà Katz bị bắt, theo luật-sư của Katz, "Tu chính án thứ tư của Mỹ cho rằng đặt máy ghi âm như vậy là sai luật. Việc FBI đặt máy ghi âm mà không có thông báo là phạm pháp".
Người ta cho rằng việc giám-sát bằng các loại máy móc điện tử thường phục vụ cho mục-đích chính trị hay đem lại lợi-ích cho các công-ty sản-xuất, công-ty điều-hành các phương-tiện này nghĩa là nghiêng về thương-mại hơn là bảo vệ an-ninh hay đem lại lợi ích cho người dân hoặc giới tiêu-thụ. Thật tế, không phải như vậy. Các kỹ-thuật tân-kỳ phục vụ cho mọi người, mọi giới. Một điều chắc chắn là nhờ các phương-tiện mới, mọi người có được sự an-toàn hay ít ra các tổ-chức, bọn tội phạm bị phát giác, các cơ-quan an-ninh có biện-pháp kịp thời để bắt giữ, ngăn chận, phòng-ngừa vẫn hay hơn.
Ngoài ra, người dân sử dụng những phương-tiện cũng cảm thấy dễ chịu. Một cặp vợ chồng có con sơ-sinh nhưng để đứa bé ngủ riêng phòng, nếu có một camera đặt ở phòng đứa bé nằm, cặp vợ chồng nầy có thể biết tình-trạng của đứa bé ra sao qua một màn hình tại phòng mình, chẳng phải vừa an tâm vừa tiện lợi hơn sao?
Bài báo con nêu trường hợp cặp vợ chồng đi làm nhưng mướn người nuôi trẻ (babysister) đến tại nhà mình chăm sóc con trẻ. Nếu có camera, họ có thể biết chắc chắn con mình có bị đánh đập, có bị bỏ không trông nom, cho ăn không đúng giờ,... hay không. Khi về nhà, họ chỉ cần vặn camera lên xem lại để kiểm-soát việc làm của người họ mướn. Có rất nhiều dụng cụ, nhiều phương-pháp khác nhau đã có sẵn, người ta chỉ chỉ cần kết hợp chúng vào nhau để xử dụng mà thôi. Bài báo còn viết thêm:
-"Những dữ liệu giám sát thâu thập từ nhiều nguồn đang được kết hợp lại thành một nguồn lớn. Thí dụ các công-ty thương mại theo dõi việc dùng xe hơi, máy tính, điện thoại... của nhân viên của họ để lượng định khả năng của họ".
Bộ Quốc Phòng Mỹ áp dụng một dự án mang tên "Nhận dạng Tin-tức Toàn-diện" (Total Information Awareness) được áp-dụng. Qua các nguồn tin-tức tổng hợp từ nhiều nơi của hàng triệu người, nhân viên an ninh dựa vào đó tìm ra những dữ-liệu để nhận-diện ra các tên tội phạm hay quân khủng-bố hoặc thành-phần cần theo-dõi.
Trên lãnh-vực tài chánh, một tổ hợp tài chánh gồm 19 cơ-sở lớn được thành-lập năm 2002. Mỗi tổ hợp theo-dõi các khách hàng của họ, mỗi khách hàng có một hồ-sơ riêng, họ cùng bỏ vào một dữ liệu chung để cùng xử-dụng khi cần. Dựa vào những dữ kiện nầy, người ta có thể theo-dõi các đường dây hay cá nhân phạm tội liên-quan đến tài chánh: các món tiền gởi vào, lấy ra trong các trương mục, các vụ chuyển tiền, các món tiền lớn có nguồn-gốc bị nghi-ngờ, các vụ rửa tiền... (Hết trích).
(Xem đầy đủ bài viết về đề tài nầy, click vào đây)
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 03.12.2017 đến ngày 09.12.2017.
2. Văn chương: Văn Tế Cẩu Thần (Cử Tạ, 1958)
(Trích)
. . . . . . . .
Tưởng kỳ lúc cẩu ở nhà hề:
Cơm thừa ấy xực, canh cặn ấy xơi,
Gặm xương quăng rau ráu phát sờn, nhưng tánh xấu vốn là không phải kẻ.
Tưởng kỳ lúc cẩu ban ngày hề:
Chạy cùng làng khắp đó khắp đây, sải bốn vó kém gì đâu ngựa ký;
Tưởng kỳ lúc cẩu ban đêm hề:
Rình kẻ trộm rất linh rất thính, thức năm canh ra sức giữ nhà người.
Tưởng kỳ lúc cẩu bị bắt thủ tiêu hề:
Chùm xương thịt phách dõi lò than,
Sắc vện vàng hồn theo bãi gió.
Chỏng đơ đơ trợn mắt túm giò;
Nằm thiêm thiếp nhăn răng nhíu mỏ
Nhiên khảo sách vở dĩ truy kỳ nguyên, tắc:
Giọng cười hề oăng oẳng;
Tiếng nói hề gâu gâu.
Thưở bình sinh trước đã ở nhà người Đạo Chính;
Cơn thịnh nộ từng làm rách áo cụ Đường Nghiêu.
Đã có trí biết kẻ giỏi người ngay;
Lại có nhân ở cùng nòi cùng giống.
Lại biết hy sinh để chiến đấu đến cùng, chẳng sợ gì hổ dữ lang tham;
Lại biết trung thành với chủ nhân rất mực, dầu phải bị đòn tươi roi nặng.
Gan thơm thịt béo, nghe chuyện kể, Diêm Vương cũng còn thèm;
Tiết sống máu tươi, tục truyền lại Thánh nhân cũng thích.
Đỗ nhị Công đời Đường, cũng nhờ cẩu mà giữ chức sơn vương;
Phàn tướng quân đời Hán, cũng nhờ cẩu mà làm nên sự nghiệp.
Hựu kiến kỳ:
Tục "dựa mận", thành Sài-gòn đã thấy cấm từ lâu;
Lệ "tiết canh", cụ Đô trưởng đã khuyên rằng chớ có.
. . . . . . . . .
Cố mỗ dĩ:
Thịt dư năm ba miếng;
Bánh cũ một vài khoanh.
Này bát nước canh thừa;
Này khúc xương rắn bỏ.
Kinh cẩu thần chi hữu linh hề!
Tắc giáng hạ nhi xực chi!
Để bảo cùng đồng chủng ở Âu, Á, Úc, Phi;
Cùng nhủ chư đồng loại ở Đông, Tây, Nam Bắc.
Hãu cứ những kẻ gian mà cắn, hoặc ra tay cho lũ chúng năm nay;
Còn với các người ngay phải phù, chớ đừng chuyện nhe nanh như thưở trước
Bọn tham tàn khát máu, cẩu nhớ đừng tha;
Nơi chuyên chế độc tài, cẩu đừng nên ở.
Cẩu hề, cẩu hề:
Tại ngã Việt nam chi quốc;
Còn ba-xi-đế chi phong.
Lại vùng ông Tạ nọ
Với đất Phú-de kia.
Như cẩu muốn mau mau hóa kiếp để làm ngợm làm người;
Hãy cứ nên chong chóng lăn mình vào ở trong ở đó.
(Xem trọn bài nầy, click vào đây)
3. Hình đặc biệt:
Chơi bạo
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 26.11.2017 đến ngày 01.12.2017.
SÂU MÁY TÍNH STUXNET VÀ TƯƠNG LAI CHIẾN TRANH MẠNG
2. Kiến thức phổ thông:
DI SẢN CỦA OBAMA QUA NHỮNG CON SỐ
By the numbers: Obama's Lagacy of Failures
Source: The Sean Hannity Show
Posted on: 2017-01-04
Tranh hí họa "những di sản của Obama"
Sau 8 năm cầm quyền, ngoài Obamacare bị coi là ác mộng mà Quốc Hội đang họp để hủy bỏ, di sản đồ sộ của Obama để lại cho nước Mỹ được cụ thể hoá bằng các con số như sau:
- Gần 20 ngàn tỷ nợ quốc gia, trong đó Obama đã làm tăng 9.2 tỷ kể từ khi cầm quyền
- 1 ngàn tỷ đô la tiền thuế tăng do luật bảo hiểm sức khoẻ Obamacare.
- 870,3 tỷ là tổn phí là hậu quả của các quy định hành chánh mới do Obama ban hành (new Regulations)
- 750 tỷ là tiền thâm hụt trong giao thương với các nước trong năm 2016.
- 88 tỷ là tiền thâm hụt giao thương với Trung Cộng trong năm 2016
- 690 tỷ là tiền nợ gia tăng của sinh viên đại học (tăng 87%)
- 377 tỷ là tiền thuế gia tăng do Obamacare đổ lên vai giới trung lưu
- 344 tỷ là chi phí do các quy định điều hành của EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi sinh)
- 292 tỷ là chi phí do các quy định về năng lượng sạch
- 29 tỷ do sự lỗ lã trong sản xuất than đá vì các quy định của Bộ Nội Vụ
- 9.6 tỷ lỗ lã hàng năm do Quy định Mercury của EPA ban hành năm 2012.
- 1.4 tỷ lỗ lã hàng năm cũng do Quy định về Ozone của EPA ban hành năm 2015
Ngoài ra còn hàng tá những chi phí khác với con số hàng trăm triệu mất mát.
- Năm mới, sẽ có thêm 2.3 triệu người nữa không có sự lựa chọn công ty bảo hiểm sức khoẻ trong năm 2017 do ảnh hưởng Obamacare
- Thêm 2 triệu người sẽ thất nghiệp nếu Hiệp Ước TPP được ký và có hiệu lực.
- Mất 301 ngàn công việc trong lãnh vực sản xuất từ khi Obama lên làm Tổng thống
- 280 ngàn người sẽ mất việc nếu áp dụng quy định New Stream Protection do Bộ Nội Vụ ban hành
- 82.288 di dân bất hợp pháp phạm pháp được hành pháp Obama thả ra từ 2013 đến 2015
- Học phí đại học gia tăng $8,390 đô la từ khi Obama nắm quyền (tăng 28%)
- Năm 2016, con số di dân bất hợp pháp bị trục xuất giảm bớt 5.000 người so với năm trước.
- Trong hai nhiệm kỳ, Obama đã ban hành đến 2.998 các quy định hành chánh.
- Do Obamacare, không có sự cạnh tranh giữa các hãng bảo hiểm sức khoẻ tại 970 quận hạt trên nước Mỹ
- Trong 8 năm qua, đảng Dân Chủ mất đi 717 ghế dân biểu và 231 ghế Nghị Sĩ tại các Tiểu Bang; 63 ghế dân biểu và 12 ghế Thượng Nghị Sĩ Liên Bang và 12 Thống Đốc Tiểu Bang.
- Giá tiền điện tăng từ 11 đến 14%
- Số người làm chủ căn nhà giảm 4%
- Sau 8 năm, Tổng sản luợng trung bình của quốc gia chỉ tăng lên có 2%
- Tiền trả hàng tháng cho bảo hiểm y tế Obamacare tăng trung bình 22%; Tiền deductible tại 41 Tiểu bang sẽ tăng lên trong năm mới.
Xem đầy đủ bài viết về đề tài nầy, click vào đây: http://www.nuiansongtra.com/index.php?c=article&p=8284
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 19.11.2017 đến ngày 25.11.2017.
THẾ GIỚI ĐANG TIẾN VÀO KỶ NGUYÊN SIÊU BẤT ĐỊNH
2. Kiến thức phổ thông:
17 PHƯƠNG TRÌNH LÀM THAY ĐỔI LỊCH SỬ THẾ GIỚI
3. Hình đặc biệt:
Giỡn mưa
Bỏ lại sau lưng
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 12.7.2017 đến ngày 18.11.2017.
2. Phiếm: Ngôn ngữ của luật sư
Vị giáo sư luật học yêu cầu một sinh viên xuất sắc trả lời câu hỏi tình huống: "Nếu anh (chị) phải trao cho ai đó một trái cam, anh (chị) sẽ nói thế nào?".
Người sinh viên đáp:
- Em sẽ nói:
"Mời ngài dùng trái cam này!"
Giáo sư giận dữ:
- Không thể như vậy được! Hãy nghĩ như một luật sư xem nào.
Sinh viên hắng giọng:
- Vậy thì, em sẽ nói với người đó: "Tôi, sau đây, trao và chuyển quyền sở hữu toàn bộ và duy nhất của tôi với tất cả các tài sản, quyền lợi, quyền hạn, nghĩa vụ, lợi ích của mình trong trái cam này cho ngài, cùng với toàn bộ cuống, vỏ, nước, cùi và hạt của nó, với tất cả các quyền hợp pháp cắn, cắt, ướp lạnh hoặc ăn nó, quyền được trao nó cho người khác với tất cả cuống vỏ, nước, cùi và hạt của nó. Tất cả những gì được đề cập trước và sau đây hoặc bất kỳ hành vi, hoặc những hành vi, phương tiện thuộc bất kỳ bản chất hoặc loại nào không tương hợp với tuyên bố này, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đều không có giá trị pháp lý...".
3. Hình đặc biệt:
Lá Thu rơi
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 05.11.2017 đến ngày 11.11.2017.
2. Kiến thức phổ thông:
MẶT TRÁI CỦA CUỘC CÁCH MẠNG KỸ-THUẬT-SỐ
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 29.10.2017 đến ngày 04.11.2017.
CHUẨN MỰC KINH TẾ CỦA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á ĐANG BỊ SA LẦY
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đẹp:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 22.10.2017 đến ngày 28.10.2017.
TRUNG CỘNG VẪN CHƯA CÓ THỂ NỔI LÊN
2. Tùy bút:
CÕI TẠM (Mai Thảo)
3. Hình đặc biệt:
Chia xẻ. Ảnh: Lại Diễn Đàm
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 15.10.2017 đến ngày 21.10.2017.
LỐI THOÁT KHỎI SỰ CHIA RẼ VỀ QUYỀN SỞ HỮU SÚNG TẠI MỸ
2. Kiến thức phổ thông: SOFTWARE CARNIVORE.
Khi thời đại văn minh đến lúc phát triển như ngày nay, con người đã có những phát-minh, phát kiến vượt bực để thỏa mãn nhu-cầu của con người. Một trong các nhu cầu của thời đại là việc giao tiếp. Khi internet phát triển, nhu cầu giao tiếp được mở mang đã mang lại lắm lợi ích nhưng cũng đem lại nhiều khó khăn do một số “phát sinh” mới, chẳng hạn như nhờ internet, bọn tội phạm dễ liên lạc, cấu kết với nhau để cùng hành động, tạo nhiều khó khăn cho chính quyền.
Để theo dõi các liên lạc qua phương tiện internet, các chuyên viên Mỹ đã nghĩ ra và thiết kế các thiết bị giúp chính quyền Mỹ theo dõi mọi biến động của các “thành phần xấu”. Một trong các phát minh nhằm đáp ứng nhu cầu của chính quyền, đó là nhu-liệu mang tên Carnivore.
Carnivore là tên của một nhu liệu điện toán để gắn vào các máy chủ của các công-ty Internet. Đây là một nhu liệu giúp cho các cơ quan an ninh của Hoa Kỳ (NSA, FBI, CIA, cảnh-sát, ...) có thể kiểm-soát email, người ta gọi nôm-na là “máy nghe lén” trong tất cả mọi máy computer đang xử dụng khi đang vào internet. Đây là một nhu-liệu tinh-vi với tầm hoạt-động mạnh: chỉ trong 1 giây đồng hồ, software nầy có thể đọc hàng triệu E-mail trên internet để tìm bắt kẻ gian, theo dõi kẻ tình nghi hay muốn biết những gì họ cần, liên lạc với nhau mà nhân viên chính phủ Mỹ chỉ cần theo dõi bằng computer mà khỏi phải gài máy, gắn dây, theo dõi… các tội phạm.
Thất ra, nhu-liệu này đã được các chuyên gia kỹ thuật của Mỹ phát minh ra từ lâu nhưng các cơ-quan an-ninh Mỹ không được phép sử dụng vì luật “bảo-vệ đời tư” của người dân Hoa Kỳ. Sau biến-cố 9-11, một luật mới được Tổng Thống Mỹ George W. Bush ký và ban-hành sau khi được các nhà làm luật biểu-quyết thuận, cho phép các cơ-quan an-ninh xử dụng.
Sau khi xảy ra không-tặc tại New York và Washinhton DC vài giờ đồng-hồ, nhân viên FBI đã đến các công-ty Internet (như AOL, Prodigy, MSNBC,...) tại Hoa-Kỳ để đặt các nhu-liệu này vào máy của các công-ty này để FBI có thể truy tìm tông-tích, theo-dõi hoạt-động của bọn tội-phạm khi chúng dùng máy computer để liên-lạc với nhau mà không dùng điện thoại vì sợ bị các cơ-quan an ninh phát-giác.
Việc làm cấp bách nầy chỉ nhằm đối phó với bọn khủng bố ngay sau khi các chuyến bay bị chúng cướp để làm phương-tiện khủng bố, bởi vì không ai biết bọn chúng sẽ còn làm gì sau các hành động nầy. Do đó, chính quyền Bush cho rằng nếu áp dụng được phương thức theo dõi nào hay cách đó hầu có thể ngăn chận thảm họa cho nhân loại.
Theo kết quả điều tra, trước khi biến-cố 9-11 xảy ra, bọn khủng-bố đã dùng e-mail để liên-lạc, trao đổi tin-tức, lệnh lạc với nhau mà không bị phát-giác vì luật chưa cho phép viên chức chính quyền theo-dõi, nghe lén các thông-tin của dân chúng. Nhu liệu nầy không cần “cài đặt” vào máy cá nhân mà chỉ cần cài vào máy chính của công ty internet chủ quản.
Khi một máy computer cá-nhân nào mở lên và vào internet là hệ-thống nầy tự-động “load” vào máy cá-nhân rồi. Người chủ máy không biết là mình đang bị theo-dõi. Khi đã “nằm” trong máy computer rồi thì không thể “lấy” nó ra được, trừ khi không xử dụng máy computer nầy nữa để vào internet hay cho nó vào thùng rác.
Dĩ nhiên những phương-tiện như vậy đã và đang cũng như sẽ gặp phải sự chống đối kịch-liệt của các nhà bảo vệ nhân quyền “mị dân” và một số dân biểu "hoạt đầu chính-trị" ở Mỹ. Thế nhưng vì nhu cầu cho việc bảo vệ an ninh quốc gia nên chính phủ không đếm xỉa gì đến các tiếng nói lạc lõng nầy.
Tưởng cũng cần biết thêm, chính quyền Mỹ cũng đã áp dụng một công nghệ khác mang tên Magic Lantern (Cây đèn thần). Đây là tên một solfware mới được chuyên viên về computer của Hoa Kỳ sáng chế để “gởi” vào máy computer bằng kỹ thuật đặc-biệt. Là sản-phẩm dành cho các cơ-quan an-ninh Mỹ, đặc-biệt là Cục An-Ninh Quốc-Gia (National Security Agency, NSA) còn gọi là Central Security Service (CSS), Cục Điều tra Liên bang (FBI), CIA, Cảnh sát… để các cơ-quan an-ninh nầy nghe trộm đàm thoại, theo-dõi E-mail, , fax, telegraph... của bất kỳ ai họ cần theo dõi. Đây là một phần trong dự án "Hiệp sĩ không gian mạng" (Cyber Knight) của FBI, một chương-trình thông tin hữu hiệu thuộc lĩnh-vực khoa-học công-nghệ tiên-tiến của Hoa-kỳ.
Trong những trường hợp khẩn cấp hay cần thiết, các cơ quan an ninh muốn biết, muốn theo-dõi nội dung một số cuộc đàm thoại liên-quan đến những biến-cố. Tất nhiên, họ không muốn bị phát hiện để tránh trường hợp bọn tội phạm cảnh giác vì biết bị nghe trộm.
Với công nghệ “Cây đèn thần” nầy, các nhân viên điều tra được phép bí mật lắp đặt một solfware nghe trộm qua Internet tại các máy chủ của các cơ-quan chủ-quản internet. Solfware đặc-biệt nầy sẽ thu lại tất cả những ký tự được gõ vào máy tính cá nhân (computer) của người xử dụng máy để liên-lạc với nhau qua hệ-thống internet. Trong cuộc khủng-bố ngày 11-9-2001, bọn khủng-bố dùng Internet liên-lạc với nhau, qua mặt các nhân viên an ninh nghe lén qua hệ thống điện thoại. Đây là nhược điểm về công nghệ giám sát trước đây của chính quyền Mỹ và cũng do bởi luật pháp Mỹ chi phối.
Với kỹ thuật cũ, đòi hỏi các thanh tra phải vào tận nhà đối tượng và bí mật gắn thiết bị với một máy tính mới có thể thu thập thông tin cần thiết. Công nghệ Magic Lantern khắc phục nhược điểm trên.
Với công nghệ mới này, FBI chỉ cần gửi đến người sử dụng - những đối tượng họ cần nghe trộm - một file đính kèm email, để đối tượng tự tải "cây đèn" xuống máy computer mà họ không hay biết gì, khi đối tượng mở máy, công-nghệ nầy tự-động gởi vào máy computer của họ. Từ đó, mọi hoạt động của đối tượng bằng computer (xử dụng fax bằng computer, chat, email,...) đều bị phát giác. Điều nầy mang lại hiệu quả tuyệt đối cho cơ quan an ninh Mỹ nếu các kẻ tình nghi xử dụng hệ thống internet liên lạc với nhau để thi-hành tội phạm như bọn khủng bố trong vụ 11 tháng 9 vừa qua.
Hiện nay, các chuyên viên kỹ thuật của Mỹ đã và đang nghiên cứu nhiều phương thức tinh vi hơn nữa để theo dõi “mọi người”. Một điều cần biết là không chỉ các chuyên viên kỹ thuật mà tất cả các trường Đại học Mỹ đều vào cuộc. Chính quyền Mỹ đã và đang phải “rót tiền” cho các trung tâm thí nghiệm của chính phủ, các trường đại học, các cơ sở tư nhân để họ nghiên cứu các dự án. Khi thành công, họ “bán” lại các dự án mà họ phát minh ra được cho chính phủ. Có thể đã có vài phương thức mới nhưng có thể chưa được phổ biến hay chỉ phổ biến hạn chế trong nội bộ. Chúng ta sẽ chờ xem.
Lê Chánh Thiêm.
San Jose, 2001
3. Hình đặc biệt:
Tổng hành dinh của Ngũ Giác Đài (Bộ Quốc Phòng Mỹ)
(The Pentagon, US Department of Defense building)
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 08.10.2017 đến ngày 14.10.2017.
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 01.10.2017 đến ngày 07.10.2017.
C.H.X.H.C.N. CALI VÀ "THE VIETNAM WAR"
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
Canyon National Park, Utah, USA.
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 24.9.2017 đến ngày 30.9.2017.
CHIẾN TRANH VỚI BẮC HÀN: HẬU QUẢ KHỦNG KHIẾP
2. Kiến thức phổ thông: SỰ THẬT CỦA LỜI HĂM “WE WILL BURY YOU” CỦA KHRUSHCHEV.
Xưa nay, nhiều người hiểu lầm câu “Chúng tôi sẽ chôn vùi các ông” (We will bury you) là nguyên văn lời của Thủ Tướng Nga là Nikita Sergeyevich Khrushchev hăm dọa phương Tây (mà Mỹ là mục tiêu chính), bằng vũ khí hạt nhân. Sự hiểu lầm “chết người” nầy ngay thời đó được báo chí đăng tràn ngập, gây ra nỗi ám ảnh bị Nga tấn công hạt nhân trong tâm trí người Mỹ, làm băng giá thêm quan hệ giữa Nga và Âu Mỹ.
Sự thật, vào ngày 18-11-1956, trong một cuộc tiếp tân tại Sứ quán Ba Lan tại Moscow, trước nhiều vị Đại sứ phương Tây hiện diện, thủ tướng Nga Nikita Khrushchev có nói bằng tiếng Nga gần sát với nội dung “Bất kể các ông có thích hay không thì lịch sử vẫn đứng về phía chúng tôi. Chúng tôi sẽ đào hố cho các ông” (Whether you like it or not, history is on our side. We will dig you in). Tiếc thay, người thông dịch riêng, đệ tử ruột của Khrushchev là Viktor Sukhodrev lại dịch sang Anh ngữ thành “we will bury you” và đã làm dấy lên nỗi lo ngại lớn ngay lúc đó và nhiều năm sau nầy.
Từ lâu, người Cộng sản luôn chủ quan nghĩ rằng chủ nghĩa Cộng sản sẽ tồn tại lâu hơn chủ nghĩa Tư bản. Nikita Sergeyevich Khrushchev là một người Cộng sản chính thống thì thuộc lòng lý thuyết Karl Marx, lấy một ý trong Tư Bản luận của Karl Marx: “Do đó, hơn hết, những gì mà giai cấp tư bản làm sẽ là tự đào mồ chôn mình” (What the bourgeoisie therefore produces, above all, are its own grave-diggers) nói trước đám đông như để “ban huấn từ” với mọi người mà ông đánh giá thấp địa vị của họ so với mình, ông ta dùng những lời lẽ không thích hợp cùng với cử chỉ thiếu nhã nhặn trong một bối cảnh cử tọa là những nhà ngoại giao chuyên nghiệp hiện diện lúc đó, thành ra như một lời hăm dọa, thách thức.
Để biện minh cho việc nầy, trong lần tuyên bố tại Tiệp Khắc (Yugoslavia) vào ngày 24-8-1963, ông ta nói: “Tôi từng nói “Chúng tôi sẽ chôn vùi các ông”, và tôi đã gặp rắc rối to. Tất nhiên là chúng tôi sẽ không dùng xẻng chôn xác các ông. Chính tầng lớp lao động của các ông [̉ở các nước tư bản] sẽ chôn vùi các ông”. (“I once said, “We will bury you”, and I got into trouble with it. Of course we will not bury you with a shovel. Your own working class will bury you". Dĩ nhiên phần thiệt thuộc về ông. Thái độ khiếm nhã trong ông tồn tại suốt thời gian ông tại vị.
Sau nầy, theo dự trù, một cuộc họp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh tụ Nga Mỹ sẽ được tổ chức tại Paris vào ngày 16-5-1960 nhưng khi một do-thám-cơ U-2 của CIA rơi trên đất Nga vào ngày 01-5-1960 đã làm cho Nikita Khrushchev nổi giận. Ngay trong buổi hội-nghị sơ-bộ đầu tiên trước cuộc họp thượng đỉnh, vừa vào cuộc, Khrushchev dùng những từ ngữ nặng nề, cứng rắn, to tiếng dần đến độ chửi rủa… chỉ trích Mỹ và T.T. Eisenhower, không cần dành thì giờ cho người thông dịch chuyễn ngữ, không cần biết người khác có nghe ông ta nói hay không,…rồi ông ta bỏ ngang cuộc họp ra về.
Khrushchev đã quen tính với những hành động côn đồ khiếm nhã người ta thường thấy nơi ông tại các cuộc họp ở Hội-đồng Tối-cao Xô-viết ở Nga, với những bài diễn văn dài lê thê từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ mới dứt. Những từ ngữ đầy giận dữ lần họp sơ bộ nầy của ông đã gây nhiều khó khăn cho người chuyển ngữ - dù là người quen thuộc với tính tình của ông - trong một hội đàm mà thông dịch viên biết trước sẽ rất cam go do những biến cố mới xảy ra trước đó nhưng vẫn bị lúng túng, không làm tròn nhiệm-vụ do bối rối trước cử chỉ, giọng nói, thái độ của ông ta khi đang nóng giận. Trước khi trở về Nga, ông còn chủ-tọa một cuộc họp-báo với toàn những lời chửi-rủa và đập bàn ầm-ỉ.
Lịch sử cận đại ghi nhận trong các yếu nhân thế giới, Nikita Sergeyevich Khrushchev, người được mệnh danh là “con cáo già Cộng sản”, được kể là người nóng nảy, vui buồn bất chợt, đôi khi có những cử chỉ và lời nói thô lỗ nhất, đã từng “làm khổ” nhiều thông dịch viên khi làm nhiệm vụ. (Lê Chánh Thiêm).
3. Hình đặc biệt:
Tre làng quê Việt Nam
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 17.9.2017 đến ngày 23.9.2017.
MỸ CÓ THỂ BẮT ĐẦU VỚI VIỆT NAM CHƯA?
2. Kiến thức phổ thông: LỰC LƯỢNG MẬT VỤ MỸ (Lê Chánh Thiêm)
1. Dẫn nhập:
“Lực Lượng Mật vụ Mỹ” hay “Lực Lượng Cận vệ Mỹ” hoặc “Lực lượng Công tác Đặc biệt Mỹ” là các nhóm từ-ngữ dịch từ “United States Secret Service” (USSS), một cơ quan trực thuộc chính quyền Liên-bang Mỹ (U.S. Federal), được chính thức thành lập từ ngày 5-7-1865 đến nay, có hai nhiệm vụ chính ở hai bộ trong chính phủ Mỹ. Ở Bộ Ngân khố (U.S. Department of the Treasury), Lực Lượng Mật vụ có trách nhiệm ngăn chặn, điều tra, bắt giữ, truy tố các tội phạm liên quan đến việc làm giả tiền tệ, trái phiếu và các gian lận thương mại, các vụ án về tài chánh gây phương hại đến kinh tế Hoa Kỳ. Ở Bộ Nội An (U.S. Department of Homeland Security), tổ chức này có trách nhiệm bảo vệ tổng thống (đương kim và cựu) cùng gia đình họ, phó tổng thống, các yếu nhân chính phủ Mỹ khi được chỉ định, ứng viên tổng thống, đại sứ quán các nước cùng yếu nhân ngoại quốc khi công cán ở Mỹ, đi theo để bảo vệ các yếu nhân Mỹ khi thi hành các công vụ đặc biệt ở ngoại quốc.
Lúc mới thành lập, cơ quan nầy chỉ có nhiệm vụ truy bắt bọn in tiền giả, in chi phiếu giả, tóm cổ bọn rửa tiền, chuyển ngân trái phép để gây rối loạn nền kinh tế quốc gia và điều tra các vụ án về kinh tế. Khi nhận được báo cáo rằng khoảng một phần ba lượng tiền đang lưu thông là tiền giả, T.T. Abraham Lincoln đã ký sắc lệnh thành lập Cơ quan Mật vụ vào ngày 14-4-1865 và ủy nhiệm cơ quan thành "Đơn vị Mật vụ" vào ngày 5-7-1865 để ngăn chặn việc làm tiền giả. Đến năm 1901, Tổng thống thứ 25 William McKinley bị sát hại tại Buffalo (New York), trở thành vị nguyên thủ nước Mỹ thứ ba bị ám sát. Điều nầy làm dân Mỹ phẫn nộ, lên tiếng kêu gọi mạnh mẽ cần phải bảo đảm an toàn cho các vị tổng thống tương lai nên từ năm 1906, Lực Lượng Mật vụ Mỹ có thêm nhiệm vụ bảo vệ tổng thống rồi sau nầy thêm các yếu nhân của chính phủ. Đến thời Tổng Thống Richard Nixon, có thêm đội nữ cận vệ được thành lập, góp phần cùng các nam đồng nghiệp thi hành các nhiệm vụ được giao phó mãi đến ngày nay. Những mật vụ (hay đặc vụ, dịch từ chữ agent) trong Lực Lượng Mật vụ đã tuyên thệ hy sinh đời mình để lo cho sinh mệnh tổng thống Mỹ trong bất kỳ trường hợp hiểm-nghèo nào xẩy ra. Họ khổ công tập dượt, ứng phó trước mọi tình huống, nhất là khi đi bên cạnh tổng thống, họ là những bình phong vô hình hoặc có lúc lấy thân mình làm những chiếc mộc sẵn sàng hứng đạn thay cho tổng thống. Trong bài nầy, ta chỉ dùng danh xưng “Lực Lượng Mật vụ Mỹ” để chỉ tổ chức nầy và chỉ nói sơ lược đến nhiệm vụ bảo vệ các tổng thống Mỹ mà thôi.
Xem chi tiết, xin hit vào link nầy: http://www.nuiansongtra.com/index.php?c=article&p=5946
3. Hình đặc biệt:
Thác Lower Yosemite trong công viên quốc gia Yosemite, California.
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 10.9.2017 đến ngày 16.9.2017.
XÃ HỘI ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH HAY SỰ TIẾN HÓA CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
Tấm hình nổi tiếng thế giới, ghi lại hình ảnh Cảnh sát SWAT (Special Weapons And Tactics, Vũ khí đặc biệt và chiến thuật) của thành phố Houston, Texas bế bà Catherine Phạm và đứa con 13 tháng tuổi Aiden đang ngon giấc ra khỏi nhà để đến nơi an toàn trong khi trận bão lụt Harvey đang tàn phá Houston hôm 27-8-2017. Ảnh: David J. Phillip/ AP photo.
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 03.9.2017 đến ngày 09.9.2017.
2. Chuyện đời: “MỪNG CHO CON”
Đám cưới xong, anh con trai chuyển ra nhà riêng để sống cùng vợ. Sau ngày đầu tiên, anh ấy nhắn tin về cho bố:
“Bố ơi! Có vợ thật tuyệt vời! Chúng con suốt ngày quấn lấy nhau không rời. Cô ấy ngoan ngoãn và dịu dàng như một con mèo, khiến con ngỡ mình như một con mãnh hổ đang dang vòng tay ra che chở. Những lúc nghỉ giải lao giữa hiệp, con và vợ lại mở cửa sổ phòng ngủ ra ngắm đất trời bao la, ngắm những chú bướm đùa giỡn cùng những cánh hoa! Thích lắm bố ạ!”.
Bố nhắn lại: “Ờ! Mừng cho con!”
Hai hôm sau, anh ấy lại nhắn cho bố: “Bố ơi! Con thấy hơi mệt! Tại mấy hôm nay hoạt động quá sức mà lại toàn phải ăn mì tôm. Vợ hỏi con: “ăn mì tôm có nóng ruột không?’, con đành phải trả lời: “Không! Chỉ cần được ở bên vợ thì ăn gì cũng ngon”.
Bố nhắn lại: “Ờ! Mừng cho con!”
Vài hôm sau, anh ấy lại nhắn cho bố: “Con ăn mì tôm cả tuần rồi bố ơi! Từ hôm cưới đến nay chưa được miếng cơm nào vào mồm. Vợ con nó hiện nguyên hình rồi! Nó bảo nó không biết nấu cơm, ai thích ăn thì đi mà nấu. Giờ những lúc nghỉ giải lao giữa hiệp, con cũng không được ngồi trên giường ngắm bướm, ngắm hoa nữa mà phải đi lau nhà, giặt quần áo, cọ bồn cầu. Nó còn vào danh bạ điện thoại của con, thấy số nào của mấy em trẻ trẻ là nó xóa hết. Nó bảo thà xóa nhầm còn hơn bỏ sót, có vợ rồi, đừng hòng mà đú đởn. Thẻ ngân hàng của con nó cũng cầm. Giờ muốn ăn gì, mua gì thì phải xin ý kiến nó, nó nghe thấy hợp lí thì mới cho tiền. Con giờ như thằng ô-sin rồi! Khổ quá bố ơi!”.
Bố nhắn lại: “Ờ! Mừng cho con!”
Anh ấy lập tức trách móc:
“Bố vô tâm lắm! Con trai bố khổ sở mà bố không động viên được một câu!”.
Bố cũng không kém phần gay gắt:
“Động viên à? Thế bao nhiêu năm nay, tao cũng làm ô-sin cho mẹ mày, cũng khổ như mày, mày đã động viên tao được câu nào chưa? Bố mừng cho mày vì cuối cùng cũng đã nhận ra được cái điều mà lẽ ra mày phải nhận ra từ lâu rồi! Mày có một tấm gương lù lù trước mặt là bố mày đây, sao mày không soi vào, sao mày không rút được kinh nghiệm? Đời mày rồi cũng khổ như đời bố mày thôi! Ngu! Ngu thì chết con ạ!".
Khuyết danh.
3. Hình đặc biệt:
You got mail
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 27.8.2017 đến ngày 02.9.2017.
VÌ SAO TƯỚNG JOHN KELLY LÀ HY VỌNG CUỐI CÙNG CỦA DONALD TRUMP?
2. Chuyện nhân gian: PHỤ NỮ THỰC SỰ MUỐN GÌ?
Vua Arthur, vị vua trẻ tuổi của nước Anh, bị quân Pháp phục kích và bắt giữ. Lẽ ra vua nước Pháp sẽ giết ngài, nhưng vẻ trẻ trung dễ mến của Arthur đã làm cho vua Pháp cảm động. Ông ta hứa sẽ trả tự do cho Arthur nếu ngài giải được một câu đố cực khó. Thời hạn để Arthur đưa ra câu trả lời là một năm. Nếu sau một năm không tìm ra lời giải, Arthur sẽ phải chết.
Câu đố là: “Phụ nữ thật sự muốn gì?”.
Đó là câu đố mà có lẽ đến nhà thông thái nhất thế gian này cũng phải bó tay. Và với Arthur câu đố này quả là một thử thách quá lớn. Nhưng dù sao nó vẫn tốt hơn là cái chết. Arthur đành chấp nhận mạo hiểm.
Khi trở về Anh Quốc, ngài hỏi tất cả mọi người từ các công chúa, các cô gái mại dâm, các vị cha xứ đến cả các quan toà, nhưng không ai có thể đưa ra một câu trả lời hoàn hảo. Điều mọi người khuyên vua là đến hỏi bà phù thuỷ già bởi vì có lẽ chỉ còn bà ta mới giải được câu đố hóc búa này.
Những ngày cuối năm cũng đã tới gần. Arthur không còn cách nào khác là đến xin ý kiến của mụ phù thuỷ. Bà ta đồng ý sẽ đưa câu trả lời nhưng với một điều kiện. Đó là bà ta muốn lấy Garwain hiệp sĩ dũng cảm của Hội bàn tròn, người bạn thân nhất của vua.
Arthur thất kinh. Bà ta vừa xấu vừa bẩn thỉu. Ngài chưa từng bao giờ thấy một ai đáng tởm như mụ ta. Không, ngài sẽ không để bạn thân của mình phải chịu thiệt thòi như vậy.
Khi biết chuyện, Garwain nói với Arthur rằng sự hi sinh đó của chàng làm sao có thể so sánh được với sự sống của vua, sự tồn tại của hội bàn tròn và vương quốc Anh. Và chàng hiệp sĩ quyết định hy sinh. Cuộc hôn nhân được chấp thuận và vua Arthur cũng nhận được câu trả lời.
Điều phụ nữ thật sự muốn đó là “Có toàn quyền quyết định mọi việc trong cuộc sống của mình”.
Ngay lập tức ai cũng nhận ra rằng mụ ta vừa thốt ra một chân lý. Vua của họ nhất định sẽ được cứu. Quả thật vua nước láng giềng rất hài lòng với lời giải đáp và cho Arthur khỏi cái án tử hình.
Lại nói về đám cưới của mụ phù thuỷ và chàng hiệp sĩ. Tưởng chừng như không có gì có thể khiến Arthur hối hận và đau khổ hơn nữa. Tuy nhiên chàng hiệp sĩ Garwain của chúng ta vẫn cư xử hết sức chừng mực và lịch sự. Mụ phù thuỷ thì trái lại, trong tiệc cưới, mụ ta làm nháo nhào mọi thứ lên. Thỉnh thoảng mụ lại lấy bàn tay bẩn thỉu của mụ nhón cái này một chút, bốc cái kia một tý. Thật chẳng ra làm sao cả. Mọi người thì hết sức khó chịu.
Đêm tân hôn, Garwain thu hết can đảm bước vào động phòng hoa chúc. Nhưng, gì thế này? Trên giường không phải là mụ phù thuỷ già nua xấu xí mà là một cô gái vô cùng xinh đẹp đợi chàng tự bao giờ.
Nhận thấy sự ngạc nhiên trên nét mặt chàng hiệp sĩ, cô gái từ tốn giải thích là vì chàng rất tốt với cô lúc cô là phù thuỷ, nên để thưởng cho chàng hiệp sĩ, cô sẽ trở thành một người xinh đẹp dễ thương đối với chàng trong một nửa thời gian của 24 giờ một ngày.
Vấn đề là chàng phải lựa chọn hình ảnh đẹp của nàng vào ban ngày hay là ban đêm. Chao ôi sao mà khó thế? Garwain bắt đầu cân nhắc: Ban ngày nếu nàng là một cô gái xinh đẹp thì ta có thể tự hào cùng nàng đi khắp nơi, nhưng ban đêm làm sao mà ta chịu cho nổi? Hay là ngược lại nhỉ, ta đâu cần sĩ diện với bạn bè cơ chứ, cứ để nàng ta xấu xí trước mặt mọi người đi, nhưng khi màn đêm buông xuống, ta sẽ được tận hưởng những giây phút chồng vợ với thiên thần này.
Sau đó Garwain đã trả lời “Nàng hãy tự quyết định lấy số phận của mình. Nàng muốn đẹp hay xấu vào lúc nào cũng được”.
Tất nhiên câu trả lời này đã làm cho mụ phù thuỷ đội lốt cô gái xinh đẹp kia hài lòng và nàng nói với chàng rằng nàng sẽ hóa thân thành một cô gái xinh đẹp suốt đời cho chàng.
Đó là phần thưởng cho người biết tôn trọng ý kiến của phụ nữ.
Khuyết danh.
3. Hình đặc biệt:
Đêm nào chúng mình ngồi với nhau (Hoàng Nguyên, Em chờ anh trở lại)
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 20.8.2017 đến ngày 26.8.2017.
HƠN 21 NGÀN DU HỌC SINH VIỆT NAM ĐANG Ở HOA KỲ
2. Kiến thức phổ thông:
CON DẾ MÈN, CHOLESTEROL VÀ BỆNH MẤT TRÍ NHỚ (BS. Hồ Ngọc Minh)
3. Hình đặc biệt:
Mù sương sớm
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 13.7.2017 đến ngày 19.8.2017.
GIÁ DẦU THẤP VÀ BÀI TOÁN CẢI CÁCH CƠ CẤU CỦA TRUNG ĐÔNG
2. Kiến thức phổ thông:
LUẬT CẤM ĐẶC BIỆT TRONG THỂ THAO (Trần Trí Dũng)
3. Hình đặc biệt:
Mono lake sunrise - South Tufa #3
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 06.7.2017 đến ngày 12.8.2017.
CON SƯ TỬ ĐÓI THỨC GIẤC ĐANG QUẬY PHÁ KHẮP NƠI (Nguyễn Cao Quyền)
2. Kiến thức phổ thông: BỐN GIAI-THOẠI TRONG MỘT CÂU ĐỐI
Kho tàng văn chương Việt-Nam có lưu truyền câu đối:
“Bỏ gậy sắt, bỏ ngai vàng, quyết giữ nòi vàng và khoán sắt.
Vung hịch son, vung cờ đỏ, cho yên con đỏ với lòng son”.
Nội-dung câu đối có đến bốn giai-thoại, nói về Hưng-Đạo-Vương Trần-Quốc-Tuấn, một danh tướng, một bậc khai quốc công thần của dân-tộc Việt đời nhà Trần, Người đã được Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa chọn làm “Thánh Tổ Hải-Quân”. Nhân giai-thoại trên, tưởng cũng nên biết qua về vị anh hùng, bậc công thần dân tộc: Hưng-Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
1. Sơ lược về Trần Hưng Đạo:
Hưng-Đạo-Vương tên là Trần-Quốc-Tuấn là con của An-Sinh-Vương Trần-Liễu. Trần-Liễu bị Thái-sư Trần-Thủ-Độ dùng quyền lực buộc phải nhường vợ là Thuận Thiên Công Chúa, con gái lớn của vua Lý Huệ Tông, khi đó đã có mang 3 tháng cho vua Trần-Thái-Tông (là Trần-Cảnh, em ruột của Trần Liễu; cả hai là con của ông Trần Thừa) sau khi Trần Thái-Tông lấy Lý Chiêu Hoàng (là Chiêu-Thánh công-chúa, vua cuối cùng của nhà Lý, em ruột Thuận-Thiên công-chúa) 12 năm mà vẫn chưa có con. Trần-Liễu nổi giận làm loạn, đem quân chống lại nhưng không nổi, suýt bị giết nhưng được Trần-Cảnh tha. Tuy vậy, trong lòng Trần Liễu vẫn còn hận thù. Vì thế Trần Liễu tìm thầy giỏi dạy cho con trai mình (là Trần Quốc Tuấn), muốn con thành bậc văn võ toàn tài và ký thác vào con mối thù sâu nặng nầy.
Tuy nhiên, khi nên người, Trần Quốc Tuấn thấu hiểu thế nào là việc nhà, đâu là bổn phận với nước nên đã có thái-độ dứt khoát giữa nợ nước tình nhà. Ông đặt nặng việc nước lên trên nên đã là niềm tin yêu của vua Trần. Ông được các vua Trần trao cho các quyền hành cao trọng, với các chức: Thái-sư, Thượng-phụ, Thượng Quốc Công, Bình Bắc Đại Nguyên Súy, Hưng-Đạo Đại Vương.
Ông hết lòng với vua, với nước tuy rằng uy-quyền lừng-lẫy nhưng vẫn giữ phận làm tôi, không chuyên quyền, không kiêu-ngạo. Các vua Thánh Tông, Nhân Tông ban cho ông được chuyên quyền phong tước: từ tước Hầu (1) trở xuống, ông được quyền phong trước rồi tấu với vua sau. Thế nhưng ông không tự tiện phong chức cho ai cả. Trong cuộc chiến chống quân phương Bắc xâm lăng, phàm những nhà giàu giúp lương thực cho quân sĩ, ông chỉ phong chức “Giả lan tướng” nghĩa là “tướng cho vay lương”, một chức vị không có thực trong ngôi bậc ở thời đó.
Giặc phương Bắc đã 3 lần đem quân sang xâm lăng nước ta, ông là người lãnh đạo quân dân đứng lên chống giặc. Năm Đinh Tỵ 1257, nhà Nguyên sai sứ sang dụ nước Nam đầu hàng nhưng vua quan nhà Trần không chịu vì biết dã tâm của chúng. Vua Nguyên sai quân sang xâm lăng nước ta lần thứ nhất, Thái Sư Trần Thủ Độ phong cho Trần Quốc Tuấn làm Tiết Chế thống lãnh quân đội chống giặc xâm lăng. Quân Nguyên bị quân dân nhà Trần dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo đánh tan, phải bỏ chạy về Tàu.
Lần thứ hai, mùa Thu năm Quý Mão 1283, con của Hốt Tất Liệt là Thái Tử Thoát Hoan đã thống lãnh 500,000 quân sang đánh nước ta. Vua nhà Trần lại sai Trần Quốc Tuấn chỉ huy quan quân phá giặc. Trước sức mạnh của giặc, có lúc thấy dân, quân đã quá nhiều hy sinh, sợ đánh thêm lâu ngày sẽ khổ cho dân, vua Trần Nhân Tôn đã nói với Hưng Đạo Vương ý nghĩ nên đầu hàng quân giặc. Hưng Đạo Vương trả lời:
-”Lời của bệ hạ quả thật chí tình và đạo đức, nhưng đạo làm tướng, trước hết là phải giữ gìn giang sơn và Tổ Quốc, nếu bệ hạ muốn hàng thì hãy xin chém đầu thần trước đã”.
Thế rồi Trần Hưng Đạo đốc thúc tướng sĩ chiến đấu chống giặc, đánh thắng nhiều trận, buộc chúng phải rút về. Mùa Xuân năm 1287, Nguyên chúa lại sai Thoát Hoan đem 30 vạn quân sang xâm lăng nước ta lần thứ ba. Hưng Đạo Vương chỉ huy các tướng đốc thúc quân dân chống lại quân Nguyên. Trận chiến oanh liệt là trận sông Bạch Đằng, với lời thề lưu danh sử sách khi ông chỉ tay xuống sông Hóa:
-“Trận nầy không phá xong giặc Nguyên thì không về sông nầy nữa” (2).
Các tướng Tàu Ô-Mã-Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ, Cơ Ngọc bị quân ta bắt sống. Từ đó, quân Nguyên bạt vía kinh hồn, từ bỏ mộng xâm-lăng nước ta.
Hưng Đạo Vương làm quan đến đời Trần Anh Tông thì xin về nghỉ ở Vạn Kiếp. Khi ông sắp mất, vua Anh Tông có đến thăm, và hỏi:
-”Thượng phụ một mai khuất núi, phỏng có Bắc quân lại sang thì làm thế nào?”
Hưng Đạo Vương đem chút hơi tàn cho nhà vua biết những kế sách xưa nay chống giặc xâm lược. Theo Ngài, ai nấy phải hiểu nhiệm vụ của mình; từ vua, quan, tướng soái xuống binh lính, dân chúng, phải đồng tâm hiệp lực thì mới đuổi được giặc, lấy sức dân làm kế sâu gốc bền rễ để giữ nước.
Ngày 20 tháng Tám năm Canh Tý, Hưng Long thứ 8 (1300) “Bình Bắc Đại Nguyên Soái” Hưng Đạo Đại Vương qua đời. Theo lời dặn, thi hài ông được hỏa táng, thu vào bình đồng, chôn trong vườn An Lạc, giữa rừng An Sinh, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ.
Trần Quốc Tuấn là một bậc danh tướng, đã soạn hai bộ binh thư: Binh thư yếu lược, và Vạn Kiếp tông bí truyền thư để dạy bảo các tướng cách cầm quân đánh giặc. Ông còn là vị tướng có đủ các đức: Tướng nhân: thương dân, thương quân, chỉ cho quân dân con đường sáng; Tướng nghĩa: coi việc phải hơn điều lợi; Tướng chí: biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu; Tướng dũng: sẵn sàng xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, lập công; Tướng tín: bày tỏ cho quân lính biết theo ông thì sẽ được gì, trái lời ông thì sẽ ra sao. Vì vậy, cả ba lần đánh giặc Nguyên, ông đều lập công lớn.
Khi ông mất (1300), triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phong của ông thuở sinh thời. Kiếp Bạc là một trong những nơi được xây làm nơi thờ cúng ông. Tại đây, mặt trước đền là hai dòng chữ “Giữ thiên vô cực” (sự nghiệp sống mãi với đất trời), “Trần Hưng Đạo Vương từ” (Đền Trần Hưng Đạo); đôi vế đối:
“Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí
Lục Đầu vô thủy bật thu thanh”
(Vạn Kiếp núi lồng hình kiếm dựng
Lục Đầu vang dậy tiếng quân reo).
Mặt sau có ghi:
“Vạn cổ cựu giang san”
dịch là:
Non nước ấy ngàn thu (Trần Quang Khải)
Bên trong là đền chính cổ kính, uy nghiêm. Phía sau tiền tế là nơi thờ các con trai của Hưng Đạo Vương và Phạm Ngũ Lão (con rể của ông).
Ông Trần Cao Vân, khi thấy cảnh đất nước điêu tàn, tang thương do thực dân Pháp gây ra, đã than rằng:
“Ước gì gọi được Ngài Hưng Đạo
Cùng lập công to thuở Bạch Đằng”
Nhiều câu đối ca ngợi tài đức của Trần Hưng Đạo:
-”Trung hiếu nhất tâm, Đằng Thủy ân ba quang tư tích,
Huân danh vu cổ, Hương Giang miếu điện tráng vu kim”.
(Trung hiếu một lòng, ơn sóng Bạch Đằng sáng ngời từ trước;
Công lao thuở ấy, miếu điện sông Hương rạng rỡ đến nay).
“Thánh vương công cái Nam bang,
Kiếp Bạc thiên thu long triều hổ phục;
Thần tướng oai trừ Bắc Khấu,
Hương Giang vạn cổ lãng tịnh ba bình”
(Công trạng thánh vương trùm cả nước Nam,
Kiếp Bạc ngàn năm rồng chầu hổ phục;
Oai quyền danh tướng trừ hết giặc Bắc,
Sông Hương muôn thuở nước lặng sóng yên).
2. Giai-thoại của câu đối nói ở đầu bài.
Theo một số tài-liệu, tác giả câu đối trên là ông Quả-Ngôn, một nhà Nho người làng Hội-Thống, Nghi-Xuân, Hà-Tĩnh, Bắc Việt.
Câu đối chỉ có 26 chữ nhưng trong đó có tới 12 chữ lặp, đã không dư mà còn làm cho ý nghĩa dồi dào thêm, nhấn mạnh chủ ý về nhân vật được nói đến trong câu đối: giữ tấm lòng son với quốc-gia dân-tộc. Câu đối nói đến 4 giai thoại:
Giai-thoại 1: “Bỏ gậy sắt”.
Như đã nói ở trên, cha của Hưng-Đạo-Vương bị Thái-sư Trần-Thủ-Độ cưỡng-chế, buộc phải nhường vợ đã có mang cho vua Trần-Thái-Tông (là chú ruột của Ông). Cha ông có chống lại nhưng thất bại nên trong lòng vẫn ôm mối hận, muốn con mình phải trả thù nhà. Khi quân Nguyên sang xâm lăng nước ta, Trần Hưng Đạo được trao quyền cao, chức trọng. Vì thế, Trần-Hưng-Đạo có nhiều dịp được gần-gũi vua Trần. Nhiều người nghi ngờ, sợ khi thời cơ thuận-lợi, Hưng-Đạo-Vương giết vua, cướp ngôi để trả thù cho cha.
Biết nhiều người nghi-ngờ mình, Trần-Hưng-Đạo luôn luôn cố giữ lễ nghĩa thật đúng mực. Có lần ông cùng vua Trần-Nhân-Tông (là Thái tử Trần Khâm, con Trần Cảnh) đi dạo, ông liếc thấy có người nhìn vào cái gậy sắt đầu bịt nhọn ông đang cầm ở tay. Trần-Hưng-Đạo thấy vậy vội bẻ cái gậy ra làm hai, vứt đi phần có bịt sắt, chỉ giữ phần kia.
Nhìn hành-động ấy, có người đoán biết ý của ông, có người không hiểu ông ta làm gì. Qua hành-động nầy, khi hiểu ra, mọi người kính-phục và hoàn-toàn tin-tưởng vào lòng trung thành của Trần-Quốc-Tuấn.
Giai-thoại 2: “Bỏ ngai vàng”.
Cũng từ sự bất bình vì mất vợ, sống không trả được, trước khi lìa đời, Trần Liễu đã gọi con lại dặn dò: phải cướp ngôi vua để trả thù, rửa nhục cho mình. Trần-Quốc-Tuấn nghe lời trối của cha nhưng không dám cãi. Sau nầy, ông đã có chủ định, nhưng ông hỏi ý kiến nhiều người thân cận để thử lòng, đa số nói là không nên. Ông đem việc xích mích nầy dò ý các con, Trần Quốc Tảng khuyên ông nên theo lời trối, có ý khích ông cướp ngôi vua; ông nổi giận định rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. Nhiều người khuyên nên ông tha chết nhưng đuổi đi, không cho Quốc-Tảng được thấy mặt mình nữa.
Giai-thoại 3 & 4: “Vung hịch son”, “vung cờ đỏ”.
Hai giai thoại “vung hịch son, vung cờ đỏ” nói lên hành động vị đại Nguyên-soái của quân dân Việt đã làm trong khi được Vua Trần trao trọng trách chỉ huy quan quân đuổi quân xâm-lược phương Bắc.
- Vung hịch son: ám chỉ Trần-Quốc-Tuấn là tác giả bài “Hịch tướng-sĩ” làmột văn bản đã làm nức lòng tướng sĩ, để mọi người đồng tâm hiệp lực đánh đuổi ngoại xâm, văn bản đã đi vào lịch sử dân Việt.
- Vung cờ đỏ: Nói lên việc ông là Tổng chỉ-huy, phất cờ chỉ huy ba quân đánh tan quân Nguyên xâm-lược, đem lại chiến thắng cho dân-tộc.
Câu đối trên xuất hiện trên văn đàn đã lâu nhưng chưa thấy câu đối đáp lại xuất hiện.
Nhân đây, xin nêu một việc mà ít người để ý đến tuy biết Hưng Đạo Vương là người anh hùng của dân tộc: ngày sinh của Hưng Đạo Vương. Trong các bộ Việt sử, không nói Hưng Đạo Vương sinh năm nào. Có nhiều ý kiến nhưng có 3 ý kiến về năm sinh của Ông có dẫn chứng:
a/ Ý kiến thứ nhất cho là ông sinh năm 1213. Thế nhưng ý kiến nầy không vững. Căn cứ vào ngày mất của Trần Liễu (cha của ông) mà sử ghi la: “An Sinh Vương mất năm Tân Hợi 1251 khi ông thọ 41 tuổi”, như vậy HĐV không thể sinh năm 1213 được.
b/ Ý kiến thứ hai cho rằng Hưng Đạo Vương sinh năm 1252 cũng không đúng. Theo “Đại Việt sử ký Toàn thư”, để chuẩn bị chống quân Nguyên lần đầu, Trần Thái Tông ra lệnh quân tướng phải “theo sự tiết chế của Trần Quốc Tuấn”, như vậy chưa có vị tướng nào mới có 4 tuổi cả.
c/ Ý kiến thứ ba cho là HĐV sinh khoảng từ 1226 đến 1232, có thể chấp nhận được. Căn cứ theo các biến-cố lịch sử, theo niên hiệu các vị vua Trần liên quan đến sự kiện lịch-sử và các chức vụ mà ông được vua Trần phong cùng các công trạng ông lập được đã đi vào sử sách có tương ứng nhau. Năm 1251, Trần Quốc Tuấn lấy công chúa Thiên Thành là con gái út của Trần Thừa, em vua Trần Thái Tông, cũng là cô ruột của Trần Quốc Tuấn làm vợ, như vậy, ông đã ở vào tuổi trưởng thành. Tưởng cũng nên biết thêm, theo lệnh của Thái sư Trần Thủ Độ, người trong hoàng tộc phải lấy nhau để bảo vệ ngai vàng của nhà Trần nên có chuyện loạn luân nầy, ngay cả Trần Thủ Độ lấy Thiên Cực công chúa, là hai chị em họ.
Tuy nhiên, tất cả chỉ là những ý kiến, chưa có bằng chứng gì chính xác. Đây là việc của các nhà nghiên cứu lịch-sử Việt, cần làm sáng tỏ một yếu tố trong thân thế của vị anh hùng dân-tộc Việt Nam.
Lê Chánh Thiêm
Sưu tầm và biên soạn.
Chú thích:
(1) tước Hầu: 1 trong 5 tước thời đó, là: Công, Hầu, Bá, Tử, Nam.
(2) Nhân “Lời thề trên sông Hóa” của Trần Hưng Đạo, có vài giai-thoại vui liên quan đến lời thề nầy.
* Vào thời Đệ nhất Cộng-hòa, một ủy-viên báo-chí Nam Việt Nam thuộc hạng “cà chớn chống xâm lăng”, khi được tháp tùng một phái-đoàn báo-chí ngoại-quốc đến thăm Nam VN, một người trong họ hỏi ông ta về “ý nghĩa của cái chỉ tay này và ông đó là ai?”. Vị nầy đã giải-thích: “Ông đó là một danh tướng của Việt-Nam, ông ta chỉ tay nói đây là sông Sài-Gòn, bên này là Sài-Gòn còn bên kia là Thủ-Thiêm”.
Lời giải-thích này đã là đề-tài cho nhiều chê bai, chỉ trích sau đó.
* Riêng với lính Hải Quân VNCH, thường thấy tượng Thánh Tổ của họ tại bến Bạch-Đằng, cũng có “câu độ” vui vui nhưng xin miễn nêu ở đây. Ai là Hải Quân khắc biết.
* Sau khi Cộng-Sản xâm chiếm miền Nam, khi có phong-trào vượt biên, cái chỉ tay này lại được bà con ta đổi lại: “Ông Trần Hưng Đạo nói cứ theo hướng ông chỉ, xuôi dòng sông này mà ra, sẽ tới biển”.
* Và sau ngày miền Nam bị Cộng sản nhuộm đỏ, các chiến sĩ áo trắng thuở nào thường bảo nhỏ cùng nhau: “Thánh tổ của chúng ta nói ai là Hải-quân mà không chịu vượt biên thì đừng về nơi nầy nữa”.
3. Hình đặc biệt:
Bóng TQLC Mỹ in trên bầu trời hoàng hôn vào tháng 1-2012. Ảnh: USMC
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 30.7.2017 đến ngày 05.8.2017.
PHÉP TRẤN AN VÀ TRẤN ÁP CHIẾN LƯỢC: QUAN HỆ MỸ - HOA TRONG THẾ KỶ 21
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
San Jose City Hall về đêm. Ảnh: Võ Thạnh Văn.
* * * * *
1. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 23.7.2017 đến ngày 29.7.2017.
CHỈ CÓ TRỤC XUẤT HÀNG LOẠT MỚI CÓ THỂ CỨU ĐƯỢC HOA KỲ
2. Tạp văn vui: Bợm Nhậu Tự Tình. (Mõ Sàigòn)
Tôi là đứa con cầu tự. Lớn lên trong một gia đình gồm chín chị em. Bố tôi, người đã thường xuyên đi lễ nơi này, cầu xin chỗ nọ, với ước mong sớm có mụn con trai nối dõi tông đường, và Thượng Đế - trong một phút yếu lòng - đã biến nỗi ước mơ của bố tôi trở thành sự thật, và tôi hiện diện trong cõi đời này, với bao nỗi mừng vui và hy vọng dâng tràn trên khuôn mặt không lấy gì là đầy đặn của bố. Kể từ ngày ấy, bố đã “ươm mơ dệt mộng” trên đôi vai gầy guộc của tôi, cùng ao ước tôi sẽ làm rạng rỡ bà con, dòng tộc.
Vì lẽ đó, nên khi tôi còn rất nhỏ, bố đã dắt tôi vào vườn hoa dị thảo của tiền nhân, để bắt tôi nghe lui nghe tới:
- Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ, và bố nói: Lớp bụi thời gian luôn phủ mờ tất cả. Vậy sẽ còn bao nhiêu điều tốt đẹp được truyền lại cho thế hệ mai sau? Khi dòng thời gian mãi trôi đến ngàn thu biền biệt.
Và bố đã tự ý sửa lại như sau:
-“Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia rượu vẫn còn lên men”.
Chừng lớn lên thêm một chút, bố đã gieo vào trí óc tôi bài học nhập môn của Đạo làm người:
-“Nam vô tửu như kỳ vô phong”, tạm hiểu là thân nam nhi mà không uống rượu, thì chẳng khác nào như cờ không gió, như cá phơi khô. Chẳng ra làm sao hết cả.
Rồi đến lúc gió Xuân mơn man trên làn da thớ thịt, bố lại bắt tôi học thuộc câu ca dao:
-“Tháng Giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc tháng ba rượu chè”.
Bố tôi rất tâm đắc và hầu như sau tiếng "khà" khoái trá, bố thường bình luận:
-“Cha ông ta thiệt là sâu sắc. Xếp chuyện ăn nhậu xuống hàng thứ ba, để các bà khỏi gây rắc rối”.
Chứ ai cũng biết tháng Giêng là tháng ăn chơi, thì chẳng lẽ không dzô hớp rượu nào. Cũng trong dịp này, tôi được nghe bố giảng giải câu tục ngữ:
-“Một con én không làm nỗi mùa Xuân, nhưng con ơi: hai con én làm hơn nửa lít rượu”.
Và bố tôi lấy làm sung sướng với sự khám phá mới mẻ này.
Cao thêm tí nữa, tôi được dịp đi đây đi đó với bố qua nhiều nơi, nhiều chỗ, và ở nơi nào, cũng đã lưu lại cho tôi những bài học quý giá cho cuộc sống mai sau. Nhớ lần đi dự đám tang người bạn thuở thiếu thời, bố đã nói như sau:
-“Hùm chết để da, người ta chết để người khác có cớ nhậu”.
Vì vậy, phải cố gắng chia xẻ với gia đình nỗi buồn khi họ đang gặp bối rối tang gia. Rồi chừng như chưa an tâm lắm với điều dạy dỗ, bố đã dặm thêm một câu nữa để vững tâm hơn trong mong muốn của mình:
-“Đừng để qua ngày mai những gì ta có thể nhậu hôm nay”.
Thế nên bố dzô mút chỉ mù khơi không thấy ngày trở lại.
Rồi nhân lúc trong người cao hứng, bố mới gục gặc cái đầu nói tận ở trong tim:
-“Trên thế gian này, dân nhậu là can đảm nhất. Bởi vì họ dám chết hụt nhiều lần trước khi chết thật”.
Rồi bố tiếp tục nhả ngọc phun châu:
“Rượu vào lời ra”.
Lúc ấy, “một câu nhịn là chín câu nhục”, làm kim chỉ nam cho cách cư xử của mình, và bố tôi đã hùng dũng đưa ra một chân lý sống tuyệt vời, để đứa con trai của bố nằm lòng dành cho mai hậu:
-“Càng nhìn xa bao nhiêu, người ta càng thấy ít bấy nhiêu”. Rồi bố bảo:
-“Đừng lo lắng xa xôi làm chi cho mệt. Uống nữa đi con!”.
Một lần khác trong đám cưới, có người xấu miệng nói đến những hậu quả không đẹp do làng nhậu gây ra, và bố đã cực lực phản đối luận điệu thiếu hiểu biết này. Bố nói:
-“Đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông” - thì nhậu - cũng có danh quá chời quá đất. Chớ chẳng lẽ khổ cực thế này, mà chẳng có được chút gì sao?”
Rồi bố tiếp:
-“Ngẩng lên không biết hổ với trời. Cúi xuống không biết thẹn với đất. Quay ngang quay ngửa không biết nhột với người”.
Ấy chính là dân nhậu vậy, để đáp lễ với người thiếu hiểu biết đó.
Rồi một hôm trời mưa lất phất, bố từ đám giỗ về mà lòng chẳng mấy được vui, khi đôi mắt bố như người đang lâm bịnh. Ngồi cạnh bố, tôi im lặng chờ nghe bố nói. Chờ bố giải bày trang trải cái niềm riêng. Chờ nhận những vết đau trong cõi đời ô trọc, và với giọng khàn đục. Bố nói:
-“Con biết không! Đối với dân xỉn, tỏ ra tửu lượng của mình hôm nay hơn mình hôm qua không phải là hay. Cái chân giá trị là tửu lượng của mình hôm nay, phải hơn người bạn mới gặp hôm nay mới được”.
Và bố đã không giữ tròn lời dạy bảo ấy. Bố buồn, và bố lại tiếp tục nhả tơ lòng của bố. Bố nói:
-“Khi nào con muốn đầu óc minh mẫn thì, một xị mở mang trí hóa. Còn muốn vơi đi nỗi sầu muộn như bố đây thì, “hai xị đả phá cơn sầu”. Còn muốn quên đi những vướng bận của kiếp nhân sinh thì, “bốn xị ngồi đâu ngủ đó”. Mà giả như cõi hồng trần này chẳng còn gì để luyến nhớ mến thương thì, mười xị giã biệt bạn bè”.
Rồi từ ngày bố phát giác ra giọng nói trong trẻo hồi nào của tôi không còn thầm thì nhỏ to với bố nữa, thay vào đó là một giọng khàn khàn lạ hoắc lạ huơ, nên với kinh nghiệm sống ở đời, bố hiểu rằng tôi đã lớn. Đã biết thả hồn về bến mộng trong mơ. Đã biết sửa soạn tới lui ba cái đồ ăn mặc - nên bố đã - chọn một đêm trăng sáng đặng bố con ngồi tâm sự trước sân nhà. Bố dzô một ngụm rượu rồi bắt đầu luận về tình yêu. Bố lên án tư tưởng sau đây mà bố lỡ nghe trong bàn nhậu:
-“Yêu thì khổ, không yêu thì lỗ. Chẳng thà chịu khổ chứ không thà bị lỗ”.
Và bố cẩn thận dặn đứa con trai đầu tiên của bố:
-“Con ơi! Tình yêu không có không sao, nhưng tiền không có làm sao sống?”
Và bố chợt thầm thì nhỏ giọng:
-“Nỗi bất hạnh nhất của một người đàn ông, khi gặp một phụ nữ đẹp, là hắn đã có một bà vợ không mấy đẹp ở nhà”.
Rồi bố tha thiết:
-“Lấy vợ đẻ con ai làm chẳng được, nhưng lấy vợ đẻ ra tiền, thì thiệt là khó lắm đó con ơi!”
Và bố nhắc nhở tôi:
-“Mục đích duy nhất trong đời sống của một con người là làm sao có tiền để ăn nhậu”.
Bố nói:
-“Đồng tiền liền khúc ruột. Cha ông mình ngày xưa sao đúng quá. Ruột mà bay rồi, mần răng sống đặng hả con? Thế nên, đừng bao giờ cho ai mượn tiền cả”.
Bố còn dặm mắm thêm muối trong lý luận này:
-“Thấy tiền bạc của người rơi rớt ngoài đường, mà không cúi xuống lượm, thì có mắt cũng như đui”,
Và bố còn truyền lại phương cách tốt nhất để giữ tiền giữ bạc:
-“Chịu khó đừng bao giờ cho tay vào túi, thì số tiền con có, sẽ không bao giờ con tiêu xài hết được”.
Bố còn phê bình thói quen:
-“Bánh ít đi qua bánh chì đi lại, là không có gì hay ho cả. Bởi vì, có qua có lại, thì có được cái mụ nội gì đâu!”.
Chừng tới lúc sức khỏe bố tôi sa sút vì sâu rượu hành hạ, bố thường nói:
-“Sức khỏe quý hơn vàng, nhưng rủi mà vàng lên thì sức khỏe hơi mệt, nên bố mãi băn khoăn bởi chẳng biết bên nào trọng bên nào khinh, thành thử cứ lui tới tìm quên trong men rượu”.
Cũng trong khoảng thời gian này. Có lần bố tôi đi đến một nơi khá xa nhà tôi đang ở, rồi sung sướng chỉ vào một ngôi nhà ẩn mình dưới hàng cau xanh ngắt, bố nói:
-“Trong bao năm chinh chiến nơi bàn nhậu, bố chưa tìm được chỗ nào bán rượu đã như là chỗ đó. Vậy thì con nhớ, ăn cây nào rào cây ấy, mà phải rào kỹ kỹ để con cháu đời sau có trái mà ăn”.
Và bố đã ân cần dặn tôi:
-“Phải ghi nhớ địa chỉ thân thương này trong tâm tưởng, để mai này biết chỗ mua rượu làm giỗ đầu cho bố!”.
Có một lần bố vắng nhà, mẹ đã hàn huyên tâm sự với tôi rất lâu. Mẹ chia xẻ về những năm tháng xót xa làm vợ của bà. Mẹ hiểu, con đường ngắn nhất để đi đến trái tim là thông qua bao tử, và mẹ cố gắng trau giồi nghệ thuật nấu ăn, với ước mong giữ chân bố ở nhà, và bố có cơ hội uống mút mùa lệ thủy, dù mẹ vẫn biết, một con sâu làm rầu nồi canh, một dân nhậu làm rầu cả nhà - nhưng vì yêu bố - nên mẹ chiều luôn những thói hư tật xấu của bố, và hậu quả là mẹ đã tập bố hư đi trong sự yêu thương không đúng cách của mình.
Mẹ nói: “Con hư tại mẹ, ông hư tại bà”. Mẹ hiểu điều đó và trong một mong muốn cải thiện đời sống hôn nhân, mẹ đã nhiều lần giải bày nỗi ước ao của mẹ là, được một mái ấm bình thường như mọi người đang có.
Phần bố, vì được mẹ yêu chiều quá mức, nên bố đã không lý gì đến nỗi mong ước chính đáng của mẹ, bố nói:
-“Đa số đàn ông thích trả lời với người khác hơn là với vợ mình”.
Thành thử bố cứ đi con đường của bố, mặc cho mẹ một mình chống chọi với phong ba. Mặc cho gánh nặng trên vai mỗi ngày qua thêm nhọc. Đã vậy bố còn nói:
-“Người ta có thể tha thứ liền cho vợ kẻ khác”.
Khiến mẹ đã buồn lại càng thấy buồn hơn. Khiến mẹ đã thương đau lại thêm phần tủi phận.
Và đã bao lần trong năm tháng sống chung đời chồng vợ, mẹ chứng kiến bố trở về người nồng nặc mùi men. Bố say khướt. Bước đi loạng choạng. Miệng bố lẩm bẩm những lời sau:
-“Khi ta ăn ngon ta biết rằng ăn. Khi ta mặc quần áo sạch ta biết rằng mặc. Còn khi ta nhậu say về, người phụ nữ nào dìu ta vào nhà thì đó là điều ta không biết”.
Và lời đó, đã như những mũi tên cắm sâu vào trái tim nồng nàn yêu thương của mẹ, rồi nụ buồn đó đã nở hoa, để giờ đây - đứa con trai chứng nhân tình yêu ngày nào của bố mẹ - đang lần bước rời xa vòng tay ấp ủ của bà, để lần theo dấu chân đọa đày tìm kho tàng nước mắt dâng mẹ của bố!
Có một lần dưới ánh nắng cuối ngày của buổi hoàng hôn, bên chai rượu, bố hãnh diện nhìn tôi gật gù. Hổ phụ sanh hổ tử, và bố ao ước tôi uống rượu được nhiều hơn bố, để bố nở mày nở mặt với bà con, nên bố cứ nhắc đi nhắc lại câu này:
-“Con hơn cha là nhà có phúc”.
Rồi trong một phút hứng khởi ngút ngàn, bố đã khẳng khái xác định:
-“Hy sinh đời bố để củng cố đời con”.
Phần tôi, dù biết được hậu quả tai hại của rượu qua những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt héo hon của mẹ. Qua những tiếng thở dài cam chịu nơi bà giữa đêm khuya. Qua những bữa ăn mà không khí luôn nặng nề, ảm đạm. Và qua những hối hận sau những điều không phải ở bàn nhậu mang về - nhưng vì lòng hiếu thảo - nên tôi vẫn quyết tâm noi theo con đường của bố, để mong một ngày nào đó ở tương lai, khi đã có gia đình. Tôi được sung sướng khề khà bên chai rượu, và hùng hồn khẳng định với thằng con:
-“Bố sẵn sàng, hy sinh đời bố để củng cố đời con, rồi lon ton đời cháu”.
Mong lắm thay!
Mõ Sàigòn.
3. Hình đặc biệt:
Nụ cười hồn nhiên
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 16.7.2017 đến ngày 22.7.2017.
MỘT THẾ KỶ THĂNG TRẦM CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN.
2. Kiến thức phổ thông: Chúng ta biết gì về cái logo của hãng Nike".
Ai trong chúng ta lại không thấy cái logo (biểu tượng) của hãng Nike. Nó xuất hiện trên truyền hình, phim ảnh, báo chí để quảng-cáo giày dép, quần áo, dụng cụ thể thao, du-lịch, và ngày nay, luôn cả y-phục thời-trang. Hàng-hóa mang nhãn hiệu Nike xuất hiện hầu như khắp trên hành tinh nầy.
Nike trở-thành một hãng nổi tiếng, hiện nay, với lợi tức hàng năm lên đến hàng số với hơn 10 con số zero tuy mới trưởng thành trong thập niên 1970.
Tổng hành dinh của Nike đặt tại: One Bowerman Drive, Beaverton, OR 97005-6453; Điện thoại: (503) 671-6453 Fax: (503) 671-6300.
Nike xử dụng gần 62.600 nhân viên (2015) tại Hoa Kỳ và chi nhánh tại nhiều quốc-gia, trong đó có Việt-Nam, với vài con số thống kê như sau: Doanh thu: 30,601 tỷ đô la Mỹ (2015); Lợi nhuận kinh doanh: 4,175 tỷ đô la Mỹ (2015); Lãi thực: 3,273 tỷ đô la Mỹ (2015); Tổng tài sản: 21,600 tỷ đô la Mỹ (2015); Tổng vốn chủ sở hữu: 12,707 tỷ đô la Mỹ (2015) [Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia].
Chắc chúng ta còn nhớ, vụ các “chủ nhân ông” Nike đánh đập công nhân người Việt-Nam mấy năm trước đây, đã bị các nhà bảo vệ nhân quyền lên tiếng binh vực, một trong các việc làm bằng, cách lấy câu quảng cáo của Nike: “Just Do It” sửa thành “Just Don’t Do It” để “đánh trả” lại họ.
Có điều đặc-biệt đáng trách là trong vụ nói trên, nhà đương-cục Việt Cộng không hề lên tiếng bảo-vệ “con dân” một lời. Có lẽ họ lấy câu “dân làm chủ” để tránh “nợ” vì “dân” được họ cho là “chủ” của họ rồi.
Trở lại chuyện Nike. Những năm cuối của thập niên 60, tại thành-phố Portland, Oregon, Hoa-Kỳ, một nhà doanh nghiệp trẻ tuổi nhưng có nhiều tham vọng muốn kinh-doanh giày thể-thao nên mới lập một hãng sản-xuất tại đây, đó là Phil Knight.
Trước đó, thể-thao Hoa-Kỳ đã bước đi những bước thật dài rồi cho nên kỹ-nghệ sản-xuất dụng-cụ thể thao cũng đã ra đời để phục-vụ. Do đó, để cạnh-tranh với các đàn anh, vào năm 1971, Phil Knight mới ra một thông-báo cần một mẫu vẽ cái logo cho hãng giày của mình.
Lời thông báo vừa đưa ra, một số người hưởng ứng. Caroline Davidson, một nữ sinh-viên học môn quảng-cáo (advertising) của trường Portland State University đến xin gặp Phil Knight. Ông chủ hãng nầy đề nghị Caroline thiết kế một logo để đặt bên hông chiếc giày.
Vì cần tiền để trả cho một lớp kế-toán (accounting) [có bản ghi là lớp học vẽ tranh sơn dầu], một khóa học khác khi đó cô đang theo học, Caroline nghĩ ra hình được gọi là SWOOSH, giống như một chiếc boomerrang đang bay. [Xin nói thêm “boomerrang” là một loại vũ-khí của người châu Úc xưa giống như một cái vòng, trong chiến đấu, khi muốn đánh địch thủ, ném nó đến đích rồi bay trở về].
Khi đưa hình logo nầy cho Phil Knight, ông ta không hài lòng với lời chê “là hình trang-trí rẻ tiền” và “bắt chước logo của hãng Puma bằng cách lộn ngược lại”.
Tuy vậy, vì cần cho nhu-cầu sản-xuất và không có hình mẫu nào “khá hơn” buộc lòng Phil Knight phải nhận logo của Caroline Davidson vẽ và ông ta chỉ trả cho cô $35, không hơn không kém, không đủ cho cô trả phí tổn cho lớp học.
Không ngờ logo nầy lại “gây ấn tượng” mạnh đến khách hàng, giày của Nike bán “chạy như tôm tươi”. Thế nhưng người đã sáng-tạo (create) ra nó lại chịu một số phận hẩm-hiu trước thành-quả vượt bực của mình, được xếp vào “những nhà sáng-chế bất hạnh” (giống như Otto Kornei, nhà phát minh ra máy photocopy; anh em nhà McDonald, những người sang lập ra hệ thồng tiệm bàn thức ăn nhanh tại Mỹ, v.v...).
LCT.
3. Hình đặc biệt:
Wai'oli Hui'ia Church II, Hanalei, Kauai, Hawaii
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 09.7.2017 đến ngày 15.7.2017.
LIỆU NỀN DÂN CHỦ CÓ SỐNG SÓT QUA DỮ LIỆU LỚN VÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO KHÔNG?
2. Chuyện..."rắc rối của cuộc đời!": Bà mà đẻ ra cháu thì gọi bằng “bà” hay bằng “mẹ”?
Tin Ahmadabad - Khi bản tin nêu câu hỏi rằng “bà mà đẻ ra cháu, thì gọi bằng bà hay bằng mẹ?” thì đã có người nói rằng “Bộ khùng rồi sao? bà thì làm sao mà đẻ ra cháu được?”. Thế nhưng đó là chuyện có thật xảy ra ở một vùng thuộc Ấn Độ: Một bà 43 tuổi đã ... đẻ ra cháu mình, không những đẻ một mà lại còn... đẻ hai, tức là sinh đôi.
Câu chuyện xảy ra tại thành phố Ahmadabad ở miền Tây nước Ấn. Những người liên hệ đã dấu kín không tiết lộ tên tuổi của người phụ nữ này. Thế nhưng bác sĩ Nayana Patel là bác sĩ của bệnh viện ở đây xác nhận là sự kiện kỳ cục này đã xảy ra tại làng Anand nằm cách Ahmadabad khoảng 60 cây số về phía Nam, khu vực thuộc tỉnh Gujarat.
Nayana Patel là một nữ bác sĩ chuyên về sản khoa nói rằng “Sự kiện bắt đầu khi một phụ nữ đến khám bệnh và bà này bị một chứng bệnh không thể có thai được. Cô đã quyết định nhờ... mẹ của cô, là một phụ nữ mới có 43 tuổi để mang bầu hộ, và sau 9 tháng 10 ngày thì bà mẹ đã sinh đôi, đẻ ra 2 đứa cháu”.
Hai đứa trẻ là một trai một gái, sinh ra cách nhau chỉ có 90 giây đồng hồ, một đứa nặng 4.4 pounds, còn một đứa nặng 3.97 pounds. Cả ba đều... bà tròn cháu vuông.
Các bác sĩ đã dùng phương cách giải phẫu Caesarian để đưa hai đứa cháu ra ngoài và không bị trở ngại gì. Hai đứa trẻ sinh đôi đã được lấy từ trứng của mẹ nó và cho cấy tinh trùng của cha, rồi sau đó được đặt vào lòng của bà ngoại. Bà ngoại mang bầu 9 tháng rồi đẻ ra... cháu, chứ không phải đẻ ra con. Như vậy là bà đẻ ra cháu. Người phụ nữ 43 tuổi này bà là mẹ hay là bà ngoại? Còn hai đứa trẻ là con hay là cháu? Mẹ nó là ai: là bà ngoại hay là mẹ? Đúng là chuyện nhức đầu và rắc rối.
3. Hình đặc biệt:
Nghề sông nước. Ảnh: Lại Diễm Đàm
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 02.7.2017 đến ngày 08.7.2017.
TẠI SAO MUA BÁN VŨ KHÍ TOÀN CẦU ĐANG BÙNG NỔ?
2. Kiến thức phổ thông:
TẠI SAO VỆ TINH ĐỊA TĨNH CÓ THỂ ĐỨNG YÊN?
Đứng ở một nơi nào nếu ném một quả cầu theo chiều nằm ngang, do lực hấp dẫn của Trái đất, quả cầu sẽ bay theo một đường cong và nhanh chóng rơi xuống đất. Khi bắn viên đạn từ một khẩu súng, viên đạn cũng không ra ngoài hiện tượng đó, chỉ có so với quả cầu thì viên đạn bay xa hơn.
Chúng ta hãy suy nghĩ một chút về đường bay của viên đạn. Vì mặt đất có dạng hình mặt cầu, nếu kéo dài ra xa mặt đất sẽ cong xuống, vì vậy nếu bắn một viên đạn với một vận tốc lớn, viên đạn sẽ bay với khoảng cách xa hơn điều mà chúng ta tưởng tượng. Vì mọi người cho rằng Mặt đất là một mặt phẳng nằm ngang, nếu như không có bầu không khí ngăn cản thì viên đạn có khả năng như một vệ tinh nhân tạo chuyển động trên một quỹ đạo. Muốn thế vận tốc viên đạn phải đạt tới 7,91 km và bay một vòng quanh Trái đất hết 1 giờ 24 phút càng cao thì lực hấp dẫn càng bé, viên đạn bay đi nhẹ nhàng.
Ví như khi bay cao cách mặt đất 500 km thì cần 1 giờ 35 phút để bay một vòng quanh Trái đất, nếu bay cao 3.000 km thì cần 2 giờ 31 phút, nếu ở độ cao 39.500 km thì để bay một vòng quanh Trái đất phải cần tới 24 giờ.
Giả sử rằng nếu ta đứng dưới mặt đất nhìn lên một vệ tinh bay theo một quỹ đạo tròn ở trên cao. Vì Trái đất tự quay một vòng hết 24 giờ, nên khi đứng trên mặt đất nhìn lên một vệ tinh cần 24 giờ để bay hết một vòng quanh Trái đất, thì trông vệ tinh tựa hồ như đứng yên một chỗ. Thực tế vệ tinh cùng mặt đất chuyển động đồng bộ. Vậy vệ tinh địa tĩnh cũng gọi là vệ tinh đồng bộ.
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
Xem các bài trên trang Giải trí, click vào đây
Xem bài trang Kiến thức, tài liệu, click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net