Destined for War? China, America, and the Thucydides Trap
By Gideon Rachman
Dương Thị Thùy Trang dịch
Nguyễn Huy Hoàng hiệu đính
Financial Times
March 31-2017.
Đây là bài điểm 5 cuốn sách sau:
- Destined For War: Can America and China Escape Thucydides’s Trap? by Graham Allison, Houghton Mifflin Harcourt, RRP$28; 320 pages;
- Everything Under The Heavens: How the Past Helps Shape China’s Push for Global Power, by Howard French, Scribe, RRP£20/Knopf, RRP$27.95, 352 pages;
- By More Than Providence: Grand Strategy and American Power in the Asia Pacific Since 1783, by Michael Green, Columbia University Press, RRP£38/$45, 760 pages;
- China’s Asian Dream: Empire Building along the New Silk Road, by Tom Miller, Zed Books, RRP£14.99/$24.95, 304 pages;
- China’s Quest for Great Power: Ships, Oil and Foreign Policy, by Bernard Cole, Naval Institute Press, RRP$34.95, 320 pages.
Khi Tập Cận Bình chuẩn bị gặp Donald Trump ở Florida vào tuần tới, các nhân viên của ông rất có thể sẽ muốn có một bản bông của cuốn sách quan trọng mới của Graham Allison về quan hệ Mỹ - Hoa mang một nhan đề u ám: Destined for War (Định mệnh chiến tranh).
Vị chủ tịch Trung Cộng đã quen thuộc với các tác phẩm của Allison, một giáo sư ngành quản trị chính quyền tại Đại học Harvard. Tháng 11 năm 2013, tôi tham dự một cuộc họp với Chủ tịch Tập tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, nơi ông Tập nói với một nhóm khách người phương Tây rằng “Tất cả chúng ta đều phải cùng nỗ lực để tránh bẫy Thucydides.”
Cụm từ “bẫy Thucydides,” nhắc đến những quan sát của một sử gia Hy Lạp cổ đại về cuộc chiến giữa thành Sparta và thành Athens vào thế kỷ 5 trước công nguyên, được Allison đặt ra để diễn tả những mối nguy hiểm trong thời kỳ mà một cường quốc lâu năm bị thách thức bởi một quyền lực mới đang lên. Allsion, tác giả của một nghiên cứu kinh điển về cuộc khủng hoảng hỏa tiễn Cuba, đã tính toán rằng trong 16 trường hợp như vậy thì có 12 trường hợp đối đầu kết thúc bằng một cuộc xung đột công khai. Ông lập luận rằng thời nay tình hình có thể không khác: “Trung Cộng và Mỹ hiện đang trên đà đến chiến tranh – trừ khi hai bên chịu chấp nhận những hành động khó khăn và đau đớn để ngăn chặn điều đó.”
Tại Harvard, Allison và các đồng nghiệp của ông đã thực hiện một dự án nghiên cứu nhiều trường hợp mà “sự trỗi dậy của một nước lớn đã phá vỡ vị thế của một đất nước thống trị,” và kết luận rằng “căng thẳng cấu trúc kéo theo đã khiến đụng độ bạo lực trở thành quy luật thay vì ngoại lệ.” Trong cuốn sách mới của ông, chỉ có hai trong số các ví dụ lịch sử này được nghiên cứu tương đối chi tiết – cuộc đụng độ nguyên thủy giữa Athens và Sparta, và cuộc đối đầu Anh - Đức trước Thế chiến I (đây cũng là mối bận tâm của Henry Kissinger).
Trong 10 trường hợp mà Allison xem xét ngắn gọn hơn, có một vài trường hợp khá hấp dẫn trong vai trò như những chỉ dẫn cho tương lai, những trường hợp còn lại thì ít thuyết phục hơn. Tương đồng nhất với tình hình hiện tại có lẽ là sự thách thức của Nhật Bản đối với sự thống trị của Mỹ và Anh ở Thái Bình Dương vào nửa đầu thế kỷ 20 – cuộc đối đầu đã lên đến đỉnh điểm là chiến tranh. Vai trò của sức mạnh hải quân trong trận giao tranh đó, cũng như cách thức mà cuộc đối đầu kinh tế trở thành xung đột vũ trang, đều gợi nhắc một cách không mấy thoải mái về sự gia tăng những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Cộng ngày nay.
Nhưng một số trường hợp tương đồng khác mà Allison đưa ra lại có vẻ ít phù hợp hơn với mô hình bẫy Thucydides. Rõ ràng là Chiến tranh Lạnh không thể được hiểu một cách thấu đáo nhất như một cuộc đối đầu giữa một cường quốc mới nổi và một cường quốc lâu năm. Thay vào đó, Mỹ và Liên Xô đều là những bên thắng cuộc trong Thế chiến II, và đã thiết lập các hệ thống ý thức hệ đối đầu và các vùng ảnh hưởng trong một hệ thống lưỡng cực.
Chiến tranh Lạnh cũng là một trong hai cuộc đối đầu duy nhất diễn ra sau khi vũ khí hạt nhân được phát minh mà Allison xem xét. Việc cả hai cuộc biến chuyển quyền lực trong thời kỳ hạt nhân (cuộc biến chuyển còn lại là sự trỗi dậy của nước Đức thống nhất) đều không chấm dứt bằng chiến tranh đã đặt ra một câu hỏi rõ ràng là “có phải vũ khí hạt nhân đã đặt dấu chấm hết cho bẫy Thucydides, bằng cách khiến chiến tranh giữa một đất nước mới nổi với một cường quốc lâu năm trở nên nguy hiểm không thể tưởng tượng được?”. Đây là câu hỏi mà Allison đã cân nhắc nhưng chưa thể đưa ra được một đáp án thỏa đáng.
Hầu hết các học giả và các nhà quân sự theo dõi sát sao cách thức chiến tranh Mỹ - Trung có thể bùng nổ trên thực tế đều có xu hướng lập luận rằng trong thời đại hạt nhân, nhiều khả năng cả hai bên đều không có chủ ý muốn phát động chiến tranh. Tuy nhiên, một cuộc đụng độ hạn chế, có lẽ ở Biển Đông, có thể sẽ dễ dàng leo thang thành một vấn đề nghiêm trọng hơn. Trong lời mở đầu ngắn gọn được viết sau khi Donald Trump đắc cử, Allison lập luận rằng “Nếu Hollywood làm phim về chủ đề Trung Cộng đối đầu với Mỹ thì không có diễn viên chính nào phù hợp hơn Tập Cận Bình và Donald Trump. Cả hai đều là hiện thân của những khát khao sâu sắc về sự vĩ đại dân tộc của hai đất nước.” Nguy hiểm hơn là cả hai đều “xác định đất nước mà người còn lại cai trị là trở ngại chính đối với giấc mộng của họ.”
Tuy nhiên, một khác biệt lớn có lẽ là việc tầm nhìn “đại phục hưng dân tộc Trung Cộng” của Tập có vẻ được thiết kế đầy đủ hơn tầm nhìn của tân tổng thống Mỹ. Như nhà báo và học giả Howard French nói về nó trong cuốn Everything Under the Heavens (Mọi thứ trong thiên hạ), nhà lãnh đạo Trung Cộng về cơ bản là đang tìm cách đưa đất nước của mình trở lại vị thế mà trong lịch sử nó từng được hưởng ở châu Á – như một cường quốc thống trị trong khu vực mà các nước khác phải phục tùng hoặc cống nạp. “Trong gần hai thiên niên kỷ, theo quan điểm của mình, lẽ thường đối với Trung Cộng là quyền lực thống trị tự nhiên của họ đối với mọi thứ trong thiên hạ,” French viết. Trên thực tế, điều này có nghĩa là “một phạm vi địa lý rộng lớn và quen thuộc bao gồm các vùng Trung Á, Đông Nam Á, và Nam Á lân cận.”
Tham vọng truyền thống này của Trung Cộng đã bị xếp xó gần hai thế kỷ. Từ giữa thế kỷ 19, Trung Hoa đã bị các thế lực bên ngoài làm nhục – đầu tiên là các đế quốc châu Âu và sau đó là quân Nhật xâm lược. Sau chiến thắng của phe cộng sản năm 1949, nước này trải qua một thời kỳ bị cô lập về văn hóa và kinh tế và tương đối đói nghèo. Đến cuối những năm 1970, khi Trung Cộng thay đổi đường lối và chấp nhận chủ nghĩa tư bản và đầu tư nước ngoài, nó đã bị tụt hậu khá xa so với các “con hổ kinh tế” của Đông Á. Trong giai đoạn bắt kịp các nền kinh tế này, Trung Cộng đã theo đuổi các mối quan hệ thân thiện với các láng giềng tư bản chủ nghĩa – bao gồm cả Nhật Bản, cựu thù thời chiến của mình. Các nước láng giềng châu Á này là nguồn chuyên gia và nguồn đầu tư nước ngoài quan trọng đối với một đất nước đang tuyệt vọng tìm cách bù đắp khoảng thời gian đã mất. Nhưng French, như nhiều nhà quan sát khác, đã nhìn ra được sự thay đổi thái độ và giọng điệu trong mối quan hệ của Trung Cộng với thế giới bên ngoài kể từ khi ông Tập lên nắm quyền vào năm 2012.
Thực ra, mục tiêu chính của sự lên gân và tham vọng của Trung Cộng không phải Hoa Kỳ mà là Nhật Bản. “Khi lòng tự trọng của Trung Cộng dâng lên, cùng với sức mạnh mới có, Nhật Bản đã trở lại thành hồng tâm trong con mắt Trung Cộng,” French viết. Hầu hết mối hận thù Nhật Bản của Trung Cộng đều tập trung vào cuộc xâm lược và chiếm đóng của người Nhật trong những năm 1930. Nhưng, như French đã làm rõ, mối hận thù này đã bắt nguồn từ thế kỷ 19. Trong một trong những phần thuyết phục nhất của cuốn sách uyển chuyển và thú vị này, French đã cho thấy tầm quan trọng của việc Nhật Bản sáp nhập quần đảo Ryukyu năm 1879. Ngày nay, quần đảo này vẫn giữ được tầm quan trọng do nó bao gồm đảo Okinawa – nơi đặt căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Đông Á. Trọng tâm của các tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Trung Cộng là một quần đảo nhỏ hơn rất nhiều mà Nhật Bản gọi là Sensaku còn Trung Cộng gọi là Điếu Ngư. Nhưng đọc sách của French, người ta không thể không tự hỏi liệu tham vọng cuối cùng của Trung Cộng có bao gồm cả Okinawa hay không.
Quan hệ đồng minh thân cận của Mỹ với Nhật Bản đồng nghĩa với việc nó có mối liên quan sâu sắc trong những căng thẳng đang lên giữa Trung Cộng và Nhật Bản. Một số nhà dân tộc chủ nghĩa Trung Cộng có thể sẽ hy vọng rằng Mỹ cuối cùng sẽ rút khỏi Tây Thái Bình Dương và cho Trung Cộng một con đường thênh thang để khôi phục khu vực ảnh hưởng truyền thống. Tuy nhiên, rất có thể họ sẽ phải thất vọng. Như Michael Green nhận xét trong cuốn By More Than Providence (Hơn cả bởi ý Chúa), “Nếu có chủ đề trọng tâm nào trong văn hóa chiến lược của Mỹ mà nó áp đặt vào vùng Viễn Đông theo thời gian thì đó chính là Mỹ sẽ không dung thứ cho bất cứ quyền lực nào thiết lập sự kiểm soát bá quyền độc quyền ở châu Á và Thái Bình Dương.” Thông điệp không thể rõ ràng hơn cho Trung Cộng của Tập.
Green, hiện là nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, nói rằng ý tưởng viết ra một lịch sử của “đại chiến lược” của Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, từ những ngày đầu thành lập nền cộng hòa cho đến ngày nay, đến với ông từ khi ông còn là giám đốc các vấn đề châu Á trong Bạch Cung của George W. Bush – và nhận ra vẫn chưa có nghiên cứu nào mới đây về nó. Trở về với thế giới học thuật, Green bắt đầu lấp đầy khoảng trống trong văn liệu này và đã giành được thành công vẻ vang. Cuốn sách của ông rất có thể sẽ trở thành tác phẩm chuẩn mực về chủ đề này.
Với hơn 130 trang cước chú, By More than Providence là một cuốn nặng ký. Nhưng câu chuyện về vướng mắc của Mỹ với châu Á rất kịch tính – bao gồm quá trình thực dân hóa Philippines, Trân Châu Cảng, các cuộc chiến ở bán đảo Triều Tiên và Việt Nam, và việc “mở cửa với Trung Cộng” của Nixon. Cùng với việc đưa ra một câu chuyện rõ ràng, Green xác định một số tình thế lưỡng nan tái diễn trong đại chiến lược của Mỹ qua nhiều thế kỷ. Chúng bao gồm việc nên xem Trung Cộng hay Nhật Bản là đồng minh quan trọng hơn; và nên chú trọng việc bảo hộ các thị trường của Mỹ hay là việc mở cửa các thị trường châu Á.
Một trong những động thái đầu tiên của Trump kể từ khi trở thành tổng thống là nghiêng hẳn về đường lối bảo hộ chủ nghĩa, bằng cách rút Hoa Kỳ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, một hiệp ước thương mại khổng lồ mới được xúc tiến bởi cả chính quyền Bush và Obama. Green đã viết xong cuốn sách trước khi Trump đắc cử. Song tác phẩm của ông đã gợi ý Hoa Kỳ sẽ có thể phải hối tiếc vì động thái nghiêng về đường lối bảo hộ này. “Khi các chính quyền mới của Hoa Kỳ không biến việc mở rộng thương mại thành một trụ cột trong cách tiếp cận chiến lược với châu Á,” ông viết, “thì chắc chắn họ sẽ luôn luôn thất thế.”
Có người xem chủ nghĩa bảo hộ của Trump là một phần trong xu hướng hướng đến chủ nghĩa biệt lập lớn hơn. Nhưng lịch sử của Green cho thấy Hoa Kỳ khó có khả năng rút khỏi Tây Thái Bình Dương. Ông xác định một trong những thế lưỡng nan tái diễn của Hoa Kỳ là việc xác định “tuyến phòng ngự tiền duyên” của Mỹ nằm ở đâu. Green nhận xét rằng để giải quyết các thế lưỡng nan liên tiếp về an ninh, Hoa Kỳ có xu hướng mở rộng khu vực mà họ cho là tối quan trọng đối với an ninh của mình, vì vậy khu vực này đã trải dài đến tận bán đảo Triều Tiên và Biển Đông. “Qua tiến trình lịch sử này,” ông viết, “Hoa Kỳ đã nhận ra là Thái Bình Dương sẽ không mang lại lợi thế phòng thủ trước các mối đe dọa đến từ trung tâm lục địa Á - Âu nếu Mỹ không duy trì phòng tuyến ở Tây Thái Bình Dương.” Quả thật, Hoa Kỳ đang ngày càng tập trung cao độ vào châu Á trong khi Trung Cộng trỗi dậy. Barack Obama là vị tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên tuyên bố rằng châu Á – chứ không phải châu Âu hay châu Mỹ – mới là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ hiện nay.
Tuyên bố của Obama phản ánh việc Hoa Kỳ tăng cường cảnh giác đối với tầm quan trọng của sự trỗi dậy của Trung Cộng – và những ý nghĩa của nó đối với sự thống trị trật tự thế giới truyền thống của phương Tây. Các cuốn sách của Green, Allison, và French chỉ là ba ví dụ quan trọng nhất trong một dòng đầu sách mới đề cập đến những tham vọng của một Trung Cộng đang trỗi dậy, và những căng thẳng đang gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington.
Cuốn China’s Asian Dream (Giấc mộng châu Á của Trung Cộng) của Tom Miller là một tác phẩm sống động, và cũng như cuốn của French, nó lập luận rằng Tập có ý định đưa đất nước trở lại “cái mà ông ta xem là vị thế lịch sử, tự nhiên, và xứng đáng là quyền lực lớn nhất ở châu Á.” Miller, một nhà phân tích và nhà báo, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của sự phát triển cơ sở hạ tầng do Trung Cộng đầu tư trong việc hiện thực hóa tham vọng này, do nó “tạo ra một hệ thống triều cống hiện đại, mọi con đường đều dẫn về Bắc Kinh, theo nghĩa đen.”
Trái lại, cuốn China’s Quest for Great Power (Cuộc truy cầu quyền lực lớn của Trung Quốc) của Bernard Cole tập trung vào một khía cạnh khác trong sự phát triển thành một chủ thể toàn cầu của Bắc Kinh – ở đây là sự phát triển nhanh chóng sức mạnh hải quân, một phần như một phương tiện để đảm bảo Trung Cộng tiếp cận được các nguồn cung năng lượng nước ngoài cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế. Cả hai chủ đề đều mang tiếng vọng của một số cuộc xung đột mà Allison đã xem xét. Sự tăng cường đối đầu hải quân giữa Anh và Đức là một đặc điểm chính của những căng thẳng diễn ra trước khi Thế chiến I bùng nổ. Tương tự, nỗi sợ bị phong tỏa nguồn cung năng lượng của Nhật Bản đã góp phần tạo ra những sự đối đầu cuối cùng dẫn đến cuộc tấn công của hải quân đế quốc Nhật Bản vào Trân Châu Cảng.
Tuy nhiên, có một phản biện quan trọng cần cân nhắc. Một số học giả tin rằng những tham vọng của Trung Cộng hiện đại – được French, Cole, và Miller vạch ra theo các cách khác nhau – cuối cùng vẫn có thể bị cản trở bởi các điểm yếu nội tại trong hệ thống kinh tế và chính trị Trung Cộng. Một người hoài nghi đáng chú ý về khả năng Trung Cộng đạt được vị thế cường quốc là nhà khoa học chính trị David Shambaugh, người lập luận trong một cuốn sách năm 2014 rằng Trung Cộng rất có thể vẫn chỉ là một “quyền lực một phần”. Giáo sư sử học và nhà nghiên cứu Michael Auslin cũng bày tỏ sự hoài nghi tương tự. Cuốn The End of the Asian Century (Sự kết thúc của thế kỷ châu Á) của ông là sự điều chỉnh hữu ích cho sự lạc quan thiếu suy xét về tương lai của châu Á nói chung và Trung Cộng nói riêng. Cuốn sách bắt đầu bằng cảnh tác giả đứng trong một trong số nhiều đường hầm mà Triều Tiên đã đào xuyên vào nước láng giềng phương Nam. Đó là nơi thích hợp để suy ngẫm về các nguy cơ mà chiến tranh có thể hủy hoại sự thịnh vượng và ổn định của phần lớn châu Á hiện đại.
Quan điểm khác biệt của Trung Cộng và Mỹ trong việc giải quyết mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên nhiều khả năng sẽ là chủ đề chính trong cuộc gặp cấp cao diễn ra tuần tới tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của Trump ở Florida. Hoa Kỳ – vốn có sự hiện diện quân sự lớn tại Hàn Quốc và từng đe dọa sẽ tấn công phủ đầu vào chương trình hạt nhân của Bắc Hàn – tất yếu sẽ tham gia vào bất kỳ cuộc chiến nào nổ ra trên bán đảo này. Rất có thể Trung Cộng, một đồng minh hiệp ước chính thức của Triều Tiên, cũng sẽ bị cuốn vào.
Các cuốn sách được điểm trên đây về cơ bản đều được hoàn thành trước khi Trump yên vị trong Phòng Bầu dục. Kể từ đó, vị tổng thống mới đã gửi đi các thông điệp thiếu nhất quán về phương hướng chính sách của Hoa Kỳ tại châu Á. Có những lúc chính quyền Trump đã thể hiện dấu hiệu của một cách tiếp cận mang tính đối đầu hơn nhiều với Trung Cộng – ví dụ như về vấn đề Đài Loan hay Biển Đông. Nhưng những lúc khác Trump và các thành viên nội các của ông lại đi theo một lập trường hòa hoãn hơn. Cuộc gặp của Trump với ông Tập có thể sẽ đem lại một chỉ dấu quan trọng về việc liệu Hoa Kỳ và Trung Cộng có phải đang đi vào một mối quan hệ mang tính đối đầu và nguy hiểm hơn nhiều hay không.
Gideon Rachman
Dương Thị Thùy Trang dịch
Nguyễn Huy Hoàng hiệu đính
Gideon Rachman, nhà bình luận ngoại giao chính của FT, là tác giả cuốn Easternization: Asia’s Rise and America’s Decline, From Obama to Trump and Beyond (Other Press, 2017). (Theo Financial Times).
DESTINED FOR WAR? CHINA, AMERICA, AND THE THUCYDIDES TRAP.
By Gideon Rachman
Financial Times
March 31-2017.
As Trump and Xi prepare to meet, Gideon Rachman looks at the tests ahead for the world’s most important bilateral relationship
Chinese citizens protest outside the Japanese embassy in Beijing
in 2012 against Japan’s “nationalizing” of the Diaoyu islands
in the East China Sea. Photograph: Camera Press/Laif; Reuters
As Xi Jinping prepares to meet Donald Trump in Florida next week, his staff might do well to get hold of an advance copy of an important new book by Graham Allison on US-Chinese relations — which bears the doom-laden title Destined for War.
The Chinese president is already familiar with the work of Allison, a professor of government at Harvard. In November 2013, I attended a meeting with President Xi in the Great Hall of the People in Beijing, where he told a group of western visitors: “We must all work together to avoid Thucydides’ trap.”
The phrase, a reference to the ancient Greek historian’s observations about the war between Sparta and Athens in the fifth century BC, was coined by Allison to describe the dangers of a period in which an established great power is challenged by a rising power. Allison, the author of a classic study of the Cuban missile crisis, calculates that in 12 out of 16 such cases, the rivalry has ended in open conflict. This time, he argues, may be no different: “China and the United States are currently on a collision course for war — unless both parties take difficult and painful actions to avert it.”
A project that Allison and his colleagues ran at Harvard examined multiple cases “in which a major nation’s rise has disrupted the position of a dominant state”, concluding that “the resulting structural stress makes a violent clash the rule not the exception”. In his new book, only two of these historical examples are examined in substantial detail — the original clash between Athens and Sparta, and Anglo-German rivalry before the first world war (the latter a parallel that has also preoccupied Henry Kissinger).
Of the other 10 examples that Allison examines more briefly, some are intriguing as guides to the future, while others seem less convincing. The closest analogy to the current situation may be Japan’s challenge to American and British dominance in the Pacific in the first half of the 20th century — a rivalry that did culminate in war. The role played by naval power in that contest, as well as the way in which economic rivalry slid into military conflict, are both uncomfortably reminiscent of the rise in US-Chinese tensions today.
But some of the other parallels raised by Allison seem to fit the Thucydides’s trap model less closely. It is not obvious that the cold war is best understood as a rivalry between a rising and established power. Rather, the US and the USSR both emerged as victors from the second world war, and established rival ideological systems and zones of influence in a bipolar system.
The cold war is also one of only two rivalries examined by Allison that took place after the invention of nuclear weapons. The fact that neither of the nuclear age power-shifts (the other is listed as the rise of a unified Germany) ended in war raises the obvious question of whether these weapons have ended Thucydides’s trap, by making it unthinkably dangerous for a rising nation to go to war with an established power. This is a question considered by Allison but one, inevitably, to which he cannot provide a conclusive answer.
Most scholars and soldiers who have looked closely at how a US-China war might actually break out have tended to argue that, in a nuclear age, neither side is likely to go to war deliberately. But a limited clash, perhaps in the South China Sea, could easily escalate into something more serious. In a brief preface written after the election of Donald Trump, Allison argues: “If Hollywood were to make a movie pitting China against the United States, central casting could not find two better leading actors than Xi Jinping and Donald Trump. Each personifies his country’s deep aspirations of national greatness.” More dangerously, both men “identify the nation ruled by the other as the principal obstacle to their dream”.
A big difference, however, may be that Xi’s vision of the “great rejuvenation of the Chinese nation” seems much more fully formed than that of the new US president. As the journalist and academic Howard French tells it in Everything Under the Heavens, China’s leader is essentially seeking to return his country to the position it has traditionally exercised in Asia — as the dominant regional power, to which other countries must defer or pay tribute. “For the better part of two millennia, the norm for China, from its own perspective, was a natural dominion over everything under heaven,” writes French. In practice, this meant “a vast and familiar swath of geography that consisted of nearby Central Asia, Southeast Asia and E. Asia”.
This traditional Chinese aspiration had to be shelved for almost two centuries. From the mid-19th century, China was humbled by powerful outsiders — first European imperialists and then Japanese invaders. After the Communist victory in 1949, the country went through a period of economic and cultural isolation and relative poverty. By the late 1970s, when China reversed course and embraced capitalism and foreign investment, it had fallen far behind the “tiger economies” of east Asia. In its catch-up phase, China pursued friendly relations with its capitalist neighbours — including Japan, its old wartime foe. These Asian neighbours were important sources of expertise and foreign investment for a country that was desperate to make up for lost time. But French, like many observers, sees a change of mood and tone in China’s relationship with the outside world since Xi came to power in 2012.
A US guided-missile destroyer in the S. China Sea in Oct 2016.
The primary target of Chinese muscle-flexing and ambition is not, in fact, the US — but Japan. “As China’s self-regard has swollen, along with its newfound power, Japan has returned to the center of the Chinese gaze in the form of a bull’s-eye,” writes French. Much Chinese resentment of Japan is focused on the Japanese invasion and occupation of the 1930s. But, as French makes clear, the roots of the resentment stretch deep into the 19th century. In one of the most compelling sections of this fluent and interesting book, French shows the importance of Japan’s annexation of the Ryukyu Islands in 1879. These islands retain their significance today, as they include Okinawa — the site of the largest US military base in east Asia. The current focus of territorial disputes between Japan and China is the much smaller set of islands known as the Senkakus to the Japanese and the Diaoyu to the Chinese. But reading French’s book, one cannot but wonder whether Chinese ambitions will also eventually encompass Okinawa.
America’s close alliance with Japan means that it is inevitably deeply implicated in the rising tensions between China and Japan. Some Chinese nationalists may hope that the US will eventually pull back from the western Pacific and allow China an unblocked path to restoring its traditional sphere of influence. However, they are likely to be disappointed. As Michael Green observes in By More Than Providence, “If there is one central theme in American strategic culture as it has applied to the Far East over time, it is that the United States will not tolerate any other power establishing exclusive hegemonic control over Asia and the Pacific.” The message could not be clearer for Xi’s China.
Green, who is now a fellow at the Center for Strategic and International Studies in Washington, says that the idea of writing a history of American “grand strategy” in the Asia-Pacific region, from the foundation of the republic to the present day, came to him when he was working as director for Asian affairs in George W Bush’s White House — and realised that no recent study existed. Back in the academic world, Green set about filling this gap in the literature and he has succeeded triumphantly. His book is likely to become the standard work on the subject.
With more than 130 pages of footnotes, By More Than Providence is a weighty tome. But the story of America’s entanglement with Asia is dramatic — encompassing colonisation of the Philippines, Pearl Harbor, the Korean and Vietnam wars and Nixon’s “opening to China”. As well as providing a clear narrative, Green identifies some recurring dilemmas in US grand strategy over the centuries. These include whether to see China or Japan as the more important partner; and whether to emphasise the protection of American markets or the opening of Asian markets.
One of Trump’s first acts as president was to tilt decisively in the direction of protectionism, by withdrawing America from the Trans-Pacific Partnership, a giant new trade pact that had been pushed by both the Bush and the Obama administrations. Green completed his book before Trump’s victory. But his work strongly suggests that the US may come to regret this move towards protectionism. “When new US administrations have failed to make the expansion of trade a central pillar of their strategic approach to Asia,” he writes, “they have invariably lost ground.”
Some see Trump’s protectionism as part of a broader lurch towards isolationism. But Green’s history suggests that America is highly unlikely to pull back from the western Pacific. One of the recurring US dilemmas that he identifies is where to define America’s “forward defensive line”. Green notes that, in response to successive security dilemmas, America has tended to extend the area that it regards as essential to its own security, so that this now stretches all the way to the Korean peninsula and the South China Sea. “Over the course of this history,” he writes, “Americans have learned that the Pacific Ocean does not provide sanctuary against threats emanating from the Eurasian heartland if the United States is not holding the line at the Western Pacific.” Indeed, if anything, America’s focus on Asia is becoming more intense as China rises. Barack Obama was the first US president to declare that Asia — not Europe or the Americas — is now the highest priority for US foreign policy.
Obama’s statement reflected the growing awareness in the US of the significance of the rise of China — and the implications of that rise for the west’s traditional domination of the world order. The books by Green, Allison and French are just three of the most important examples among a torrent of new titles that deal with the ambitions of a rising China, and the growing tensions between Beijing and Washington.
Tom Miller’s China’s Asian Dream is a lively work that, like French’s book, argues that Xi is now intent on restoring his nation to “what he regards as its natural, rightful and historical position as the greatest power in Asia”. Miller, an analyst and journalist, is particularly strong on the role that Chinese-backed infrastructure development will play in fulfilling this ambition, as it “creates a modern tribute system, with all roads literally leading to Beijing”.
By contrast, Bernard Cole’s China’s Quest for Great Power focuses on another aspect of Beijing’s development as a global player — in this case its rapid development of naval power, partly as a means to ensure that China retains access to the foreign energy supplies that are needed to fuel its economy. Both themes have echoes of some of the conflicts examined by Allison. The growth of Anglo-German naval rivalry was a major feature of the tensions that preceded the outbreak of the first world war. Similarly, it was Japan’s fear of an energy blockade that helped to produce the rivalries that led to the Japanese imperial navy’s assault on Pearl Harbor.
There is, however, an important counterargument to consider. Some scholars believe that the ambitions of modern China — outlined in different ways by French, Cole and Miller — may ultimately be thwarted because of intrinsic weaknesses within the Chinese economic and political system. One noted sceptic about China’s ability to make the transition to great-power status is the political scientist David Shambaugh, who argued in a 2014 book that China is likely to remain a “partial power”. Similar scepticism is expressed by Michael Auslin, a history professor and think-tanker, whose The End of the Asian Century (reviewed more fully in the FT on February 27) is a useful corrective to unreflective optimism about the future of Asia generally and China in particular. Auslin’s book starts with the author in one of the tunnels that North Korea has dug underneath its southern neighbour. It is an appropriate place from which to contemplate the risks that war might yet destroy the prosperity and stability of much of modern Asia.
The differing views of China and the US on how to deal with the North Korean nuclear threat are likely to form much of the subject matter of the summit next week at Trump’s Mar-a-Lago resort in Florida. The US — which has a large military presence in South Korea and which has threatened pre-emptive strikes against the North Korean nuclear programme — would inevitably be involved in any war that broke out on the peninsula. It is likely that China, as a formal treaty ally of North Korea, would also be dragged in.
All of the books under review here were effectively completed before Trump settled into the Oval office. Since then, the new president has sent out mixed messages about the direction of US policy in Asia. At times, the Trump administration has signalled a much more confrontational approach to China — for example over Taiwan or the South China Sea. At other times, Trump and his cabinet members have taken a more conciliatory line. The meeting with Xi may give a crucial indication as to whether the US and China are indeed sliding towards a much more antagonistic and dangerous relationship.
Gideon Rachman
Gideon Rachman at the Annual Meeting 2012 of the World Economic Forum
at the congress centre in Davos, Switzerland, January 2012
Gideon Rachman is the FT’s chief foreign affairs commentator. His book ‘Easternization: Asia’s Rise and America’s Decline, From Obama to Trump and Beyond’ will be published in the US by Other Press on April 4.
- Destined For War: Can America and China Escape Thucydides’s Trap?
by Graham Allison, Houghton Mifflin Harcourt, RRP$28, 320 pages
- Everything Under The Heavens: How the Past Helps Shape China’s Push for Global Power,
by Howard French, Scribe, RRP£20/Knopf, RRP$27.95, 352 pages
- By More Than Providence: Grand Strategy and American Power in the Asia Pacific Since 1783,
by Michael Green, Columbia University Press, RRP£38/$45, 760 pages
- China’s Asian Dream: Empire Building along the New Silk Road,
by Tom Miller, Zed Books, RRP£14.99/$24.95, 304 pages
- China’s Quest for Great Power: Ships, Oil and Foreign Policy,
by Bernard Cole, Naval Institute Press, RRP$34.95, 320 pages.
* * *
Xem bài có liên hệ với đề tài: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net