Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 13, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
MỘT THẾ KỶ THĂNG TRẦM CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN. (*)
Webmaster
Các bài liên quan:
    HUMPTY-DUMPTY VÀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA BỨC TƯỜNG BÁ LINH

 

(What’s Left of Communism?)

By David Priestland

Nguyễn Thị Kim Phụng dịch

Lê Hồng Hiệp biên tập

The New York Times

Feb 24-2017.

 

Đây là bài đầu tiên trong chuỗi bài về di sản và lịch sử của Chủ nghĩa Cộng sản 100 năm sau Cách mạng Tháng 10 Nga.

 

(*) Đây là tựa của người dịch đặt lại, lời dịch không đúng theo tựa của tác giả đặt. Đáng lý dịch giả nên ghi chú điều nầy vì "dịch" chỉ là làm nhiệm vụ chuyển ngữ, nếu có "đặt lại" tựa phải nên ghi chú. Đúng ra phải dịch là "Chủ nghĩa Cộng sản còn lại những gì?". (Webmaster)

 

Một trăm năm sau Cách mạng Tháng Mười Nga, liệu phượng hoàng có vươn lên từ đống tro tàn của lịch sử?

 

 

Lenin nói chuyện trước Hồng Vệ Binh tại Mạc Tư Khoa năn 1920.

 

“Ura! Ura! Ura!” [*] Tôi vẫn nhớ rất rõ âm thanh ấy, khi những người lính nghiêm trang trong quân phục xám đến chào chỉ huy của họ: “Chúc mừng kỷ niệm 70 năm Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Tháng 10 Vĩ đại!”

 

Năm 1987, khi còn là một sinh viên trao đổi ở Moskva, trong một sáng tháng 11 hanh khô, tôi đã đến đường Gorky để xem một đoàn binh diễu hành đến Quảng trường Đỏ. Các quan chức cấp cao của Liên Xô và nước ngoài ngồi trên khán đài chủ trì buổi lễ trong khi những người lính trẻ tỏ lòng tôn kính của họ trước Lăng Lenin. Màn diễu binh ấn tượng này là nhằm thể hiện sức mạnh cách mạng lâu dài của chủ nghĩa cộng sản và phạm vi toàn cầu của nó.

 

Nhà lãnh đạo Liên Xô, Mikhail Gorbachev, đã nói về một phong trào được hồi sinh bởi các giá trị của năm 1917 trước một nhóm các nhà lãnh đạo cánh tả, trong đó có cả Oliver Tambo từ Đại hội Dân tộc Phi (African National Congress – ANC), và Yasir Arafat từ Tổ chức Giải phóng Palestine (Palestine Liberation Organisation – PLO). Trên những biểu ngữ là lời tuyên bố của nhà thơ Vladimir Mayakovsky, “Lenin đã sống, Lenin đang sống, Lenin sẽ sống mãi!”

 

Tuyên bố này không thực sự thuyết phục. Những khó khăn kinh tế của Liên Xô đã trở nên rõ ràng với tất cả mọi người, đặc biệt là các sinh viên Liên Xô bạn của tôi, những người phải phụ thuộc vào nguồn thực phẩm hạn hẹp do trường đại học cung cấp. Dù vậy, chế độ dường như vẫn rất vững chắc, hệt như phiến đá cẩm thạch ở Lăng Lenin. Giống như hầu hết các nhà quan sát, tôi chẳng dám tin rằng chỉ trong vòng hai năm, chế độ cộng sản sẽ sụp đổ, và trong vòng bốn năm, Liên Xô cũng sẽ tan rã.

 

Ngay sau đó, những quan điểm phổ biến về năm 1917 đã thay đổi hoàn toàn: Thị trường tự do dường như là tự nhiên và không thể tránh khỏi, trong khi chủ nghĩa cộng sản dường như đã bị đem bỏ vào “thùng rác lịch sử” như lời Leon Trotsky. Trật tự tự do toàn cầu hóa có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức mới, nhưng chúng sẽ đến từ chủ nghĩa Hồi giáo hay Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước Trung Quốc, chứ không phải từ chủ nghĩa Marx đã mất uy tín.

 

Ngày nay, khi chúng ta kỷ niệm Cách mạng Tháng Hai – phần mở màn trước cuộc đảo chính của Đảng Bolshevik dưới sự lãnh đạo của Lenin vào Tháng Mười Một – lịch sử đã quay trở lại. Trung Quốc và Nga đã dùng các biểu tượng của di sản cộng sản để củng cố chủ nghĩa dân tộc chống tự do. Còn ở phương Tây, niềm tin vào chủ nghĩa tư bản thị trường tự do vẫn chưa thể hồi phục sau khủng hoảng tài chính năm 2008, và các lực lượng cực hữu và các nhà hoạt động cánh tả đang cạnh tranh để thu phục người dân. Sức mạnh bất ngờ của ứng viên độc lập theo đường hướng xã hội chủ nghĩa Bernie Sanders trong cuộc bầu cử của Đảng Dân chủ vào năm ngoái ở Mỹ, và thắng lợi bầu cử của Đảng Podemos mới, do một cựu thành viên cộng sản dẫn đầu tại Tây Ban Nha, là dấu hiệu cho sự hồi sinh từ gốc rễ của cánh tả. Năm 2015, tại Anh, tác phẩm kinh điển mà Marx và Engels viết năm 1848, “Tuyên ngôn Cộng sản,” đã trở thành một cuốn best seller.

 

Liệu rằng tôi đã chứng kiến thời khắc huy hoàng cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản vào ngày hôm ấy ở Moskva, hay là một chủ nghĩa cộng sản được định hình lại cho thế kỷ 21 đang sắp ra đời?

 

Những gợi ý về câu trả lời ẩn trong thiên sử thi phức tạp và dài cả thế kỷ này của chủ nghĩa cộng sản– một câu chuyện đầy những bước khởi đầu sai lầm, những lúc cận kề cái chết và những lần hồi sinh chẳng hề mong đợi.

 

Hãy xem lại cuộc đời của Semyon Kanatchikov. Là con trai của một nông nô, ông rời vùng quê đói nghèo để làm công nhân trong nhà máy và đến với những rực rỡ của sự hiện đại. Năng động và hòa đồng, Kanatchikov đã mong muốn cải thiện bản thân và đã dùng cuốn sách The Self-Teacher of Dance and Good Manners [2] (Tự học Nhảy và Phép lịch sự) làm hướng dẫn cho mình. Khi đến Moskva, ông gia nhập một nhóm thảo luận về chủ nghĩa xã hội, và sau cùng đã gia nhập Đảng Bolshevik.

 

Trải nghiệm của Kanatchikov đã giúp ông tiếp thu những ý tưởng cách mạng: một nhận thức sâu sắc về khoảng cách người giàu và người nghèo, một ý thức rằng trật tự cũ đang cản ngăn sự trỗi dậy của trật tự mới, và mối hận thù với chế độ chuyên quyền. Những người cộng sản đã đưa ra các giải pháp rõ ràng và thuyết phục. Không giống như các nhà tự do, họ ủng hộ sự bình đẳng về kinh tế; nhưng khác với các nhà vô chính phủ, họ ủng hộ công nghiệp hiện đại và kế hoạch hóa của nhà nước; và ngược hoàn toàn với các nhà xã hội chủ nghĩa trung dung, họ lập luận rằng thay đổi phải được thực hiện bằng đấu tranh giai cấp cách mạng.

 

Thực tế, những lý tưởng này rất khó kết hợp. Một nhà nước toàn quyền có xu hướng bóp nghẹt sự tăng trưởng, trong khi lại nâng cao các tầng lớp tinh hoa mới, và đi kèm với bạo lực cách mạng là việc thường xuyên săn tìm “kẻ thù”. Bản thân Kanatchikov cũng trở thành nạn nhân. Sau cách mạng, ông được bổ nhiệm vào nhiều vị trí cấp cao, nhưng do mối liên hệ với đối thủ của Stalin, Trotsky, nên vào năm 1926, Kanatchikov đã bị hạ bệ.

 

Tính đến thời điểm đó, tương lai của chủ nghĩa cộng sản đã vô cùng tồi tệ. Những ngọn lửa đầu tiên của cách mạng ở Trung Âu thời hậu Thế chiến I đã bị dập tắt. Liên Xô tự thấy mình bị cô lập, còn đảng cộng sản ở những nơi khác đều rất nhỏ bé và đang bị bao vây. Sự hiện đại của người Mỹ trong Thập niên Ầm ĩ (Roaring Twenties, chỉ những năm 1920) chắc chắn là ở chủ nghĩa tiêu dùng, chứ không phải là chủ nghĩa cộng sản.

 

Nhưng những sai lầm của kinh tế tự do đã cứu vớt phe cộng sản. Sự sụp đổ của Phố Wall vào năm 1929 và sau đó là Đại Suy thoái đã biến những ý tưởng xã hội chủ nghĩa về sự bình đẳng và kế hoạch hóa của nhà nước trở thành lựa chọn thay thế hấp dẫn cho bàn tay vô hình của thị trường. Quân đội cộng sản cũng nổi lên như một trong số ít các lực lượng chính trị chống lại mối đe dọa của chủ nghĩa phát xít.

 

Ngay cả ở những nơi chẳng phải đất hứa với chủ nghĩa cộng sản như Mỹ, vốn thù ghét chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa xã hội vô thần, cũng đã trở thành mảnh đất màu mỡ. Được hỗ trợ bởi việc Moskva bỏ học thuyết đảng phái và chuyển sang ủng hộ các “mặt trận bình dân” (popular front) vào năm 1935, những người cộng sản Mỹ đã tìm được điểm chung với những người cánh tả trung dung chống chủ nghĩa phát xít. Al Richmond, một nhà báo New York của tờ The Daily Worker, nhớ lại niềm lạc quan mới ấy khi ông và các đồng nghiệp dành cả buổi tối ở một nhà hàng Ý để uống rượu chúc mừng, “vì một cuộc sống như những ngày xưa cũ, vì kỷ nguyên ấy, vì những điềm xấu và những hy vọng của nó, và tin tưởng vào nhịp điệu của thời đại này, bởi trong đó ta đã nghe thấy nhịp điệu của chính mình.”

 

Niềm lạc quan ấy đã được chia sẻ bởi một nhóm nhất định. Là nạn nhân trong cuộc thanh trừng của Stalin, Semyon Kanatchikov đã qua đời vào năm 1940.

 

Nhiều người sẵn sàng bỏ qua hành động khủng bố của Stalin vì lợi ích của sự thống nhất chống phát xít. Nhưng sự xuất hiện lần thứ hai của chủ nghĩa cộng sản vào cuối những năm 1930 và đầu những năm 1940 đã chẳng thể kéo dài sau thất bại của chủ nghĩa phát xít. Khi Chiến tranh Lạnh dần trở nên căng thẳng, hình ảnh chủ nghĩa cộng sản gắn với một đế quốc Liên Xô ở Đông Âu đã ảnh hưởng tiêu cực đến tuyên bố trở thành người giải phóng của nó. Ở Tây Âu, một chủ nghĩa tư bản được cải cách, được điều tiết, và được khuyến khích bởi Mỹ, đã đem đến mức sống và phúc lợi cao hơn. Nền kinh tế chỉ huy vốn hữu dụng trong thời chiến nay lại kém hiệu quả với thời bình.

 

Nhưng trong khi chủ nghĩa cộng sản đang suy tàn ở phương Bắc, nó lại dần mở rộng ở phương Nam. Ở đó, những lời hứa của chủ nghĩa cộng sản về sự hiện đại hóa nhanh chóng do nhà nước lãnh đạo đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà dân tộc chủ nghĩa chống thực dân. Ở đây một làn sóng đỏ thứ ba đã mở rộng, nó nổ ra ở Đông Á vào thập niên 1940, sau đó lan dần sang các nước phương Nam hậu thuộc địa từ cuối thập niên 1960.

 

Đối với Geng Changsuo, một người Trung Quốc đến thăm trang trại tập thể kiểu mẫu ở Ukraine vào năm 1952, ba năm sau khi các du kích cộng sản của Mao Trạch Đông tiến vào Bắc Kinh – di sản năm 1917 vẫn còn rất mạnh mẽ. Là nhà lãnh đạo nông dân khôn ngoan đến từ Wugong, một ngôi làng cách Bắc Kinh khoảng 120 dặm về phía nam, ông đã được biến đổi nhờ chuyến đi của mình. Trở về nhà, ông cạo sạch râu ria, mặc quần áo Tây phương và truyền bá về tập thể hóa nông nghiệp và chiếc máy kéo thần kỳ.

 

Nước Trung Quốc cách mạng chỉ làm củng cố quyết tâm của Washington nhằm kiềm chế chủ nghĩa cộng sản. Nhưng khi Mỹ đặt chân vào cuộc chiến thảm khốc ở Việt Nam, một thế hệ mới các nhà Marxist dân tộc chủ nghĩa đã xuất hiện ở phương Nam, tấn công “chủ nghĩa tân đế quốc” mà họ tin rằng những nhà xã hội chủ nghĩa đi trước họ đã dung thứ. Năm 1966, Hội nghị Ba Lục địa (Tricontinental Conference) do Cuba tài trợ và bao gồm các nhà xã hội chủ nghĩa ở châu Phi, Mỹ Latinh và châu Á đã đem đến một làn sóng cách mạng mới. Đến thời điểm năm 1980, các nước theo chủ nghĩa Marx-Lenin đã kéo dài từ Afghanistan đến Angola, từ Nam Yemen đến Somali.

 

Phương Tây cũng chứng kiến sự hồi sinh của chủ nghĩa Marx trong những năm 1960, nhưng những sinh viên cấp tiến của phong trào này cuối cùng lại theo đuổi quyền tự trị cá nhân, dân chủ trong cuộc sống hàng ngày và chủ nghĩa đại đồng (cosmopolitanism) hơn là các nguyên tắc của chủ nghĩa Lenin, đấu tranh giai cấp và quyền lực nhà nước. Sự nghiệp của chàng sinh viên cấp tiến người Đức, Joschka Fischer, là một ví dụ nổi bật. Là một thành viên của tổ chức Đấu tranh Cách mạng (Revolutionary Struggle), ông đã cố gắng kích động một cuộc nổi dậy cộng sản của các công nhân ngành ô tô vào năm 1971, sau đó Fischer lại trở thành lãnh đạo Đảng Xanh của Đức.

 

Sự nổi lên từ cuối những năm 1970 của một trật tự do Mỹ dẫn đầu, thống trị bởi thị trường toàn cầu, theo sau là sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản Liên Xô vào cuối những năm 1980, đã gây ra khủng hoảng cho những người cấp tiến ở khắp nơi. Fischer, giống như nhiều sinh viên khác ở thập niên 1960, đã thích nghi với thế giới mới: với tư cách là Ngoại trưởng Đức, ông đã ủng hộ chiến dịch không kích của Mỹ vào Kosovo hồi năm 1999 (nhằm chống lại lực lượng của cựu lãnh đạo cộng sản của Serbia, Slobodan Milosevic), và ông còn ủng hộ những cắt giảm phúc lợi của Đức vào năm 2003.

 

Ở phương Nam, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã ép buộc các cải cách thị trường lên các nước hậu cộng sản, và một số cựu lãnh đạo cộng sản đã hăng hái chuyển đổi sang chủ nghĩa tân tự do. Hiện chỉ còn tồn tại một số ít các quốc gia cộng sản trên danh nghĩa: Triều Tiên và Cuba, và những nước đậm chất tư bản hơn là Trung Quốc, Việt Nam và Lào.

 

Ngày nay, hơn một phần tư thế kỷ sau khi Liên Xô tan rã, liệu chúng ta có được chứng kiến lần hồi sinh thứ tư của chủ nghĩa cộng sản?

 

Có một trở ngại lớn là thế giới hậu thập niên 1960 đã bị chia rẽ giữa một bên là những người cánh tả cũ vốn ưu tiên cho bình đẳng kinh tế với những người thừa kế Fischer, những người nhấn mạnh các giá trị quốc tế, chính trị giới tính và đa văn hóa. Hơn nữa, việc thúc đẩy lợi ích của những người thiệt thòi trên quy mô toàn cầu gần như là một nhiệm vụ bất khả thi. Khủng hoảng năm 2008 chỉ làm gia tăng tình thế tiến thoái lưỡng nan của cánh tả, tạo cơ hội cho những nhà dân tộc chủ nghĩa cực đoan như Donald J. Trump và Marine Le Pen khai thác sự tức giận trước tình trạng bất bình đẳng kinh tế ở phương Bắc.

 

Chúng ta chỉ mới ở đầu một giai đoạn của những thay đổi lớn về kinh tế và bất ổn xã hội. Khi một chủ nghĩa tư bản, với công nghệ cao, nhưng lại không bình đẳng, thất bại trong việc cung cấp đủ số việc làm với mức lương chấp nhận được, thì giới trẻ có thể sẽ áp dụng một chương trình nghị sự kinh tế cấp tiến hơn. Khi ấy, một cánh tả mới có thể thành công trong việc thống nhất những người thua cuộc, cả giới trí thức và công nhân, đi theo một trật tự kinh tế mới. Chúng ta đang nhìn thấy nhu cầu về một nhà nước tái phân phối thu nhập nhiều hơn. Những ý tưởng như thu nhập cơ bản phổ quát, mà Hà Lan và Phần Lan đang thử nghiệm, là rất gần với tầm nhìn của Marx về khả năng của chế độ cộng sản trong việc đáp ứng nhu cầu của mọi người – “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.”

 

Đã là một chặng đường dài từ Quảng trường Đỏ ở Moskva vào năm 1987, thậm chí xa hơn nữa là từ Cung điện Mùa đông ở Petrograd năm 1917. Sẽ không có sự quay lại của chủ nghĩa cộng sản kiểu kế hoạch năm năm và những trại cải tạo lao động (gulag). Tuy nhiên, nếu có một điều mà lịch sử hỗn loạn này đã dạy chúng ta, thì đó là “tiếng hô ura cuối cùng” có thể chỉ là ảo tưởng, cũng giống như sự “cáo chung của ý thức hệ” được tiên đoán vào những năm 1950, hay sự “cáo chung của lịch sử” mà Francis Fukuyama đưa ra năm 1989.

 

Lenin không còn nữa, chủ nghĩa cộng sản cũ có thể đã chết, nhưng cảm giác bất công khởi nguồn cho nó thì vẫn còn sống rất mạnh mẽ!

 

David Priestland

Nguyễn Thị Kim Phụng dịch

Lê Hồng Hiệp biên tập

 

David Priestland, Giáo sư Lịch sử Hiện đại tại Đại học Oxford, là tác giả cuốn “The Red Flag: A History of Communism.” (Theo The New York Times).

 

Chú thích:

 

[1] Tiếng hô truyền thống của binh lính Liên Xô

 

[2] Kanatchikov nói rằng mình vô tình nhìn thấy cuốn The Self-Teacher of Dance and Good Manners được trưng bày trong một hiệu sách trên phố Nikolskaia, “Một cuốn sách nhỏ, bìa ngoài được trang trí sơ sài, trên đó vẽ một người đàn ông và một quý bà đang khiêu vũ… Tôi không nhớ rõ tên tác giả. Nhưng ‘Đây đúng là thứ tôi cần” (Theo “The Russian Worker: Life and Labor Under the Tsarist Regime,” biên tập bởi Victoria E. Bonnell).

 

Nguồn: nghiencuuquocte.org

 

Red Century

What’s Left of Communism?

By David Priestland

The New York Times

Feb 24-2017.

 

A hundred years after the Russian Revolution, can a phoenix rise from the ash heap of history?

 

 

Lenin addressing Red Army troops heading for the Polish front in

Moscow, 1920. To the right of Lenin, facing the camera,

is Leon Trotsky, who was airbrushed from later copies

of this photo. Credit Grigory Petrovich Goldstein.

 

Oxford, England - “Ura! Ura! Ura!” I vividly remember the wall of sound as stern, gray-uniformed soldiers met their commander’s greeting: “Congratulations on the 70th anniversary of the Great October Socialist Revolution!”

 

An exchange student in Moscow in 1987, I had traveled to Gorky Street on that crisp November morning to see the military parade making its way to Red Square. A row of assembled Soviet and foreign dignitaries presided as the young servicemen paid homage at Lenin’s Mausoleum. This impressive-seeming display was to showcase the enduring revolutionary energy of Communism and its global reach.

 

The Soviet leader, Mikhail Gorbachev, spoke of a movement reinvigorated by the values of 1917 before an audience of left-wing leaders that included Oliver Tambo of the African National Congress and Yasir Arafat of the Palestine Liberation Organization. Banners bore the poet Vladimir Mayakovsky’s proclamation “Lenin lived, Lenin lives, Lenin will live forever!”

 

The claim had a hollow ring, for the economic problems of the U.S.S.R. were evident to all, especially my Russian student friends, dependent on poorly provisioned universities for food. Even so, the system still seemed as solid as the mausoleum’s marble. I, like most observers, would not have believed that within two years Communism would be crumbling, and within four, the Soviet Union would itself have collapsed.

 

Soon, popular views of 1917 changed entirely: Unfettered markets seemed natural and inevitable, while Communism appeared to have always been doomed to Leon Trotsky’s “dustbin of history.” There might be challenges to the globalized liberal order, but they would come from Islamism or China’s state capitalism, no longer a discredited Marxism.

 

Today, as we mark the centenary of the February Revolution - prequel to the November coup of Lenin’s Bolsheviks - history has turned again. China and Russia both deploy symbols of their Communist heritage to strengthen an anti-liberal nationalism; in the West, confidence in free-market capitalism has not recovered from the financial crash of 2008, and new forces of the far right and activist left vie for popularity. In America, the unexpected strength of the independent socialist Bernie Sanders in last year’s Democratic race, and in Spain, the electoral gains of the new Podemos party, led by a former Communist, are signs of some grass-roots resurgence on the left. In 2015 Britain, Marx and Engels’s 1848 classic, “The Communist Manifesto,” was a best seller.

 

So did I witness Communism’s last hurrah that day in Moscow, or is a Communism remodeled for the 21st century struggling to be born?

 

There are hints of an answer in this complex, century-long epic, a narrative arc full of false starts, near-deaths and unpredicted revivals.

 

Take the life of Semyon Kanatchikov. The son of a former serf, he left rural poverty for a factory job and the thrill of modernity. Energetic and sociable, Kanatchikov set out to improve himself with “The Self-Teacher of Dance and Good Manners” as his guide. Once in Moscow, he joined a socialist discussion circle, and ultimately the Bolshevik party.

 

Kanatchikov’s experience made him receptive to revolutionary ideas: a keen awareness of the gulf between rich and poor, a sense that an old order was blocking the rise of the new, and a hatred of arbitrary power. Communists offered clear-cut, convincing solutions. Unlike liberals, they championed economic equality; but unlike anarchists, they embraced modern industry and state planning; and against moderate socialists, they argued that change must come through revolutionary class struggle.

 

In practice, these ideals were difficult to combine. An over-powerful state tended to stifle growth while elevating new elites, and the violence of revolution brought with it periodic hunts for “enemies.” Kanatchikov, too, became a victim. Though awarded prestigious appointments after the revolution, his association with Stalin’s archrival, Trotsky, brought about his demotion in 1926.

 

By then, the outlook for Communism was grim. The first flames of revolution in Central Europe in the aftermath of World War I had been extinguished. The U.S.S.R. found itself isolated, and Communist parties elsewhere were small and beleaguered. The American-forged modernity of the Roaring Twenties was unapologetically consumerist, not communist.

 

But the flaws of laissez-faire soon came to Communism’s rescue. The Wall Street crash of 1929 and the Depression that followed made socialist ideas of equality and state planning a compelling alternative to the invisible hand of the market. Communist militancy also emerged as one of the few political forces prepared to resist the threat of fascism.

 

Even the unpromising terrain of the United States, uncongenial to collectivism and godless socialism, became fertile ground. Aided by Moscow’s abandonment in 1935 of its sectarian doctrine for a policy of supporting “popular fronts,” American Communists made common cause with moderate leftists against fascism. Al Richmond, a New York journalist at The Daily Worker, recalled the new optimism as he and his colleagues spent evenings in an Italian restaurant drinking toasts “to life as it was just then, to that era, to its portents and hopes, sure of our responses to the rhythm of this time, for in it we heard our own beat.”

 

Such optimism was shared by a select group. A victim of Stalin’s purges, Semyon Kanatchikov died in the gulag in 1940.

 

Many were willing to overlook Stalin’s Terror for the sake of anti-fascist unity. But Communism’s second coming in the late ’30s and early ’40s did not long outlast the defeat of fascism. As the Cold War intensified, Communism’s identification with Soviet empire in Eastern Europe compromised its claim to be a liberator. In Western Europe, a reformed, regulated capitalism, encouraged by the United States, provided higher living standards and welfare states. Command economies that made sense in wartime were less suited to peace.

 

But if Communism was waning in the global North, in the South it waxed. There, Communists’ promises of rapid, state-led modernization captured the imagination of many anticolonial nationalists. It was here that a third red wave swelled, breaking in East Asia in the 1940s and across the post-colonial South from the late 1960s.

 

For Geng Changsuo, a Chinese visitor to a model collective farm in Ukraine in 1952 — three years after Mao Zedong’s Communist guerrillas entered Beijing - the legacy of 1917 was still potent. A sober peasant leader from Wugong, a village about 120 miles south of Beijing, he was transformed by his trip. Back home, he shaved his beard and mustache, donned Western clothes and evangelized for agricultural collectivization and the miraculous tractor.

 

Revolutionary China only strengthened Washington’s determination to contain Communism. But as America fought its disastrous war in Vietnam, a new generation of Marxist nationalists emerged in the South, attacking the “neo-imperialism” they believed their moderate socialist elders had tolerated. The Cuban-sponsored Tricontinental Conference of African, Latin American and Asian socialists in 1966 introduced a new wave of revolutions; by 1980, Marxist-Leninist states extended from Afghanistan to Angola, South Yemen to Somalia.

 

The West also saw a Marxist revival in the ’60s, but its student radicals were ultimately more committed to individual autonomy, democracy in everyday life and cosmopolitanism than to Leninist discipline, class struggle and state power. The career of the German student firebrand Joschka Fischer is a striking example. A member of a group named Revolutionary Struggle who tried to inspire a Communist uprising among autoworkers in 1971, he later became a leader of the German Green Party.

 

The emergence from the late ’70s of an American-led order dominated by global markets, followed by the fall of Soviet Communism in the late ’80s, caused a crisis for the radical left everywhere. Mr. Fischer, like many other 1960s students, adapted to the new world: As German foreign minister, he supported the 1999 American bombing over Kosovo (against the forces of the former Communist Serbian leader Slobodan Milosevic), and he backed Germany’s welfare cuts in 2003.

 

In the South, the International Monetary Fund forced market reforms on indebted post-Communist countries, and some former Communist elites proved eager converts to neoliberalism. Only a handful of nominally Communist states now remain: North Korea and Cuba, and the more capitalist China, Vietnam and Laos.

 

Today, more than a quarter-century after the collapse of the U.S.S.R., is a fourth incarnation of Communism possible?

 

 

 

 

 

One major obstacle is the post-’60s split between an old left that prioritizes economic equality and the heirs of Mr. Fischer, who stress cosmopolitan values, gender politics and multiculturalism. Moreover, championing the interests of the underprivileged on a global scale seems an almost impossible task. The 2008 crash only intensified the left’s dilemma, creating an opportunity for radical nationalists like Donald J. Trump and Marine Le Pen to exploit anger at economic inequality in the global North.

 

We are only at the beginning of a period of major economic change and social turmoil. As a highly unequal tech-capitalism fails to provide enough decently paid jobs, the young may adopt a more radical economic agenda. A new left might then succeed in uniting the losers, both white-collar and blue-collar, in the new economic order. Already, we’re seeing demands for a more redistributive state. Ideas like the universal basic income, which the Netherlands and Finland are experimenting with, are close in spirit to Marx’s vision of Communism’s ability to supply the wants of all — “from each according to his ability, to each according to his need.”

 

This is all a long way from Moscow’s Red Square in 1987, even farther from Petrograd’s Winter Palace in 1917. There will be no return to the Communism of five-year plans and gulags. Yet if there is one thing this turbulent history teaches us, it is that “last hurrahs” can be as illusory as the “end of ideology” predicted in the 1950s or Francis Fukuyama’s “end of history” of 1989.

 

Lenin no longer lives, the old Communism may be dead, but the sense of injustice that animated them is very much alive.

 

David Priestland

 

Correction: February 24, 2017

 

A picture supplied by Getty Images was initially posted with this essay. Editors later learned that the photograph, of Lenin giving a speech, had been manipulated by the Soviet authorities to erase several figures near Lenin, notably Leon Trotsky. The picture has been replaced because such unacknowledged alterations violate Times standards.

 

David Priestland, a professor of modern history at Oxford University, is the author of “The Red Flag: A History of Communism.”

 

This is the first in a series of essays about the legacy and history of Communism, 100 years after the Russian Revolution.

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây

Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

Xem bài trên trang Anh ngữ, click vào đây

Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh