PHÉP TRẤN AN VÀ TRẤN ÁP CHIẾN LƯỢC: QUAN HỆ MỸ - HOA TRONG THẾ KỶ 21
(Strategic Reassuarance and Resolve: U.S.-China Relations in the Twenty-First Century)
By James Steinberg & Michael O’Hanlon
Lê Thùy Trang
Hình bìa cuốn sách
Là những nhà phân tích và hoạch định chính sách tương đối giàu kinh nghiệm, sâu sát với tình hình quan hệ Mỹ-Trung, James Steinberg và Michael O’Hanlon đã đưa ra một góc nhìn tương đối tổng quát về mặt chiến lược và cung cấp nhiều khuyến nghị cụ thể, mang tính thực thi cao cho việc triển khai mối quan hệ hợp tác Mỹ-Trung trong thế kỷ 21.
Kể từ khi giới lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đưa ra thông điệp về một “mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới” Mỹ-Trung đến nay, giới phân tích chính sách ở cả hai nước đã không ngừng nhập cuộc tìm hiểu nguồn gốc, nội hàm và thậm chí là tính thực chất của ý tưởng này. Là những nhà phân tích chính sách có nhiều năm theo dõi chính sách đối ngoại Mỹ, Trung Quốc và những bước phát triển trong quan hệ hai nước, đồng thời là những người từng tham gia trực tiếp vào việc hoạch định và xử lý chính sách của Mỹ đối với Châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng, James Steinberg và Michael O’Hanlon quan tâm hơn đến khía cạnh triển khai xây dựng của mô hình quan hệ mới Mỹ-Trung và đưa ra những đề xuất của riêng mình trong cuốn sách nhan đề “Phép trấn an và Trấn áp Chiến lược: Quan hệ Mỹ-Trung trong thế kỷ 21” (Strategic Reassuarance and Resolve: U.S.-China Relations in the Twenty-First Century). Với góc nhìn của người trong cuộc và cách tiếp cận tương đối thực tế, cả hai đã đưa ra một cuốn cẩm nang không nhiều lý thuyết, chủ yếu thiên về hành động, có thể là một tư liệu tham khảo thú vị cho tất cả những ai đang tham gia cuộc tranh cãi về chiến lược Mỹ trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và trong xử lý quan hệ Mỹ-Trung.
Phép trấn an và trấn áp trong quan hệ Mỹ-Trung: Công thức kết hợp giữa nhân nhượng và quyết đoán
Tuy không đi sâu phân tích nội hàm của “mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới” Mỹ-Trung, Steinberg và O'Hanlon cũng đề ra một tầm nhìn khái quát cho mô hình này; theo đó, Mỹ và Trung Quốc cần vun đắp “một mối quan hệ mang tính xây dựng” hơn là chỉ đơn thuần theo đuổi nguyên tắc “chung sống hòa bình” từng được áp dụng trong thời Chiến tranh Lạnh. Dĩ nhiên, để thực hiện được điều này không phải là dễ dàng. Steinberg và O'Hanlon dành phần đầu tiên của sách để đánh giá thực trạng quan hệ Mỹ-Trung, những nguyên nhân gây mâu thuẫn trong quan hệ giữa hai nước, cũng như những nhân tố quyết định lựa chọn chiến lược của mỗi bên cần được chú ý trong quá trình xây dựng tương lai hợp tác Mỹ-Trung. Mặc dù Trung Quốc đã được hưởng một số lợi ích đáng kể từ hệ thống trật tự thế giới do Mỹ cầm đầu, Steinberg và O'Hanlon chỉ ra rằng hiện nay trong quan hệ giữa hai nước vẫn tồn tại nhiều vấn đề có thể trở thành “nguồn gốc xung đột” như vai trò của Mỹ ở eo biển Đài Loan, Biển Đông và Biển Hoa Đông, sự tồn tại của hệ thống đồng minh Mỹ đặc biệt là tại Châu Á, khuynh hướng của Mỹ đơn phương sử dụng vũ lực can thiệp vào các vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia (Kosovo, Iraq, Libya), sức ép của Mỹ khiến Liên minh Châu Âu duy trì lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc, địa vị thống trị của Mỹ trong trật tự kinh tế thế giới và những sức ép đi kèm đối với kinh tế Trung Quốc, khác biệt về văn hóa chiến lược cũng như chế độ giữa hai nước, và sự lớn mạnh của chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc và tâm lý bài xích ở cả hai nước đối với nước kia.
Trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung hiện có cả yếu tố “thuận” lẫn yếu tố “chống” lại việc xây dựng thành công một mô hình hợp tác kiểu mới giữa hai nước, Steinberg và O'Hanlon cũng chỉ ra rằng chính chiến lược mà hai bên lựa chọn trong xử lý các vấn đề liên quan đến bên còn lại sẽ quyết định tương lai quan hệ song phương Mỹ-Trung. Cụ thể, các nhân tố sẽ quyết định chiến lược của cả hai bên là cách mà hai bên định nghĩa về lợi ích quốc gia, truyền thống văn hóa chiến lược, tình hình chính trị nội bộ, cũng như nhận thức về chiến lược của bên còn lại. Trong đó, có lẽ phần bình luận về văn hóa chiến lược của mỗi bên chính là phần quan trọng và thú vị nhất, bởi đây là tiền đề cho những thay đổi trong tư duy chiến lược của hai phía mà Steinberg và O'Hanlon khuyến nghị.
Steinberg và O'Hanlon tỏ ra lạc quan về lựa chọn chiến lược của Trung Quốc, không chỉ vì giới lãnh đạo Trung Quốc ngày nay thường xuyên tôn vinh hình ảnh của Đô đốc Trịnh Hòa thời Minh với các chuyến thám hiểm “hòa bình” vào thế kỷ 15 như dẫn chứng tiêu biểu cho một nền văn hóa chiến lược đề cao việc thiết lập trật tự thông qua truyền bá văn hóa theo tư tưởng Khổng-Mạnh và trí tuệ của binh pháp Tôn Tử “chiến thắng không dùng vũ lực” của Trung Quốc, mà vì như nhận định của một số nhà phân tích, các nhà cầm quyền Trung Quốc thực sự hiểu được giá trị của tư tưởng Khổng giáo: Bằng việc cam kết theo đuổi các tư tưởng về phát triển hài hòa, hạn chế sử dụng vũ lực, Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể khẳng định tính chính danh của chế độ dựa trên sự tiếp nối các nguyên tắc tư tưởng truyền thống đã được công nhận rộng rãi không liên quan đến chủ nghĩa cộng sản hay việc nắm giữ quyền lực đơn thuần. Bên cạnh đó, hai tác giả cũng không quên trích dẫn một số ý kiến cho rằng với việc tuyên bố theo đuổi đường lối “phát triển hòa bình,” Trung Quốc đã tránh được việc tạo ra “cớ” cho các nước khác tìm cách cân bằng Trung Quốc và như vậy, Trung Quốc cũng đã tự đặt ra tiêu chuẩn và giới hạn hành vi cho chính mình.
Thế nhưng, hai nhà phân tích Mỹ lại không quá lạc quan về khả năng lựa chọn chiến lược tối ưu của Mỹ, bởi các cuộc tranh cãi bất tận về nhu cầu nắm giữ vị thế tuyệt đối trên trường quốc tế, về tương lai các giá trị Mỹ, về mối liên hệ giữa an ninh và kinh tế... tiếp tục ngăn cản việc đạt được đồng thuận trong việc quyết sách của Mỹ. Steinberg và O'Hanlon miêu tả khá chi tiết các cuộc tranh cãi này để chứng minh cơ sở cho ba cách tiếp cận chủ đạo thường được đưa ra trong các cuộc tranh luận nội bộ Mỹ về việc xử lý mối thách thức mang tên Trung Quốc: (i) nỗ lực duy trì ưu thế sức mạnh tuyệt đối của Mỹ so với Trung Quốc, khiến Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận hiện trạng hệ thống trật tự quốc tế; (ii) tăng cường quan hệ đồng minh với các nước láng giềng xung quanh Trung Quốc, đồng thời khuyến khích hợp tác giữa các nước này nhằm duy trì cán cân chiến lược có lợi cho Mỹ ở khu vực; và (iii) đẩy mạnh hợp tác với Trung Quốc để giữ kênh tác động trực tiếp đến giới cầm quyền Trung Quốc, cổ vũ Trung Quốc đóng vai trò tích cực đối với hòa bình, an ninh trong khu vực và trên thế giới. Trong đó, cách tiếp cận thứ nhất và thứ hai tập trung vào khía cạnh đảm bảo ưu thế chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc dựa trên cơ sở các cân nhắc truyền thống - bắt nguồn từ lịch sử phát triển Mỹ - về bài học hậu quả của việc thỏa hiệp với các cường quốc đang lên, về sự ưu việt quốc gia và nhu cầu thể hiện hệ thống giá trị Mỹ trong chính sách đối ngoại, và về tầm quan trọng của ưu thế lực lượng và công nghệ áp đảo trong ngăn chặn cũng như chiến đấu với các nguy cơ an ninh. Tuy nhiên, theo Steinberg và O'Hanlon, chính các cân nhắc này và các cách tiếp cận nhấn mạnh khía cạnh “ưu thế tuyệt đối” của sức mạnh Mỹ xuất phát từ đó cũng đồng thời thúc đẩy tâm lý đối đầu trong quan hệ Mỹ-Trung và đưa mối quan hệ này đi vào quỹ đạo xấu.
Vậy đâu là phương án tối ưu cho Mỹ? Công thức mà Steinberg và O'Hanlon đưa ra là kết hợp giữa cách hành xử mềm mỏng trong quan hệ với Trung Quốc và thái độ quyết đoán khi liên quan đến lợi ích sống còn của Mỹ: Mỹ cần trấn an Trung Quốc về thiện chí hợp tác của Mỹ, đồng thời chứng tỏ khả năng cũng như quyết tâm bảo vệ lợi ích sống còn của Mỹ nhằm trấn áp ý định thách thức các lợi ích đó. Phép “trấn áp” đối với Trung Quốc cũng nhằm trấn an các đồng minh Mỹ về cam kết của Mỹ đối với việc bảo vệ lợi ích an ninh chung của Mỹ và các đồng minh. Tuy nhiên, mặc dù khẳng định “[phép] trấn áp chiến lược là một sự bổ sung cần thiết cho [phép] trấn an chiến lược,” công thức của Steinberg và O’Hanlon nhấn mạnh vào khía cạnh “trấn an chiến lược.” Cốt lõi của phép “trấn an chiến lược” là các hạn chế các hành động mang tính đối đầu (kiềm chế - restraint), thể hiện cam kết hợp tác thông qua hành xử và chính sách nhất quán, phản ứng tích cực với những dấu hiệu thiện chí của bên kia (củng cố - reinforcement), tăng cường thông tin và hiểu biết lẫn nhau (minh bạch - transparency), và tích cực hạn chế tránh leo thang căng thẳng, giải quyết hoà bình các mâu thuẫn trong trường hợp xảy ra khủng hoảng trong quan hệ để giữ kênh hợp tác (bền bỉ - resilience), nhằm mục tiêu xoa dịu những nghi ngại dẫn đến bất ổn trong quan hệ Trung-Mỹ, xây dựng lòng tin, đặt nền tảng cho quan hệ hợp tác lâu dài.
Steinberg và O’Hanlon dành phần hai của cuốn sách để đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện “trấn an chiến lược.” Mặc dù khẳng định cả hai bên đều cần nỗ lực thực hiện “trấn an chiến lược” đối với bên còn lại và Trung Quốc, với tư cách là một cường quốc đang lên, có trách nhiệm đặc biệt trong việc chứng tỏ cho Mỹ cũng như các láng giềng Trung Quốc về thiện chí hợp tác, “trỗi dậy hoà bình” của mình, đồng thời đề xuất một số kiến nghị cho cho Bắc Kinh, Steinberg và O’Hanlon đặt yêu cầu nhiều hơn cho Mỹ trong việc giành quyền chủ động. Danh sách các kiến nghị cụ thể của hai tác giả bao quát tương đối rộng, đề cập hầu hết các lĩnh vực thuộc phạm vi chiến lược: chi tiêu quân sự và hiện đại hoá quốc phòng; xử lý các trường hợp khủng hoảng; an ninh hạt nhân, không gian và an ninh mạng; và triển khai lực lượng, căn cứ và hoạt động quân sự. Trong phạm vi quản lý xung đột tại Châu Á-Thái Bình Dương liên quan đến tình hình Biển Đông, đáng chú ý là các đề xuất xây dựng với Trung Quốc một bộ quy tắc về tránh va chạm trên biển tương tự như bản quy tắc ứng xử giữa Mỹ và Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh (INCSEA), xây dựng thoả thuận cho phép máy bay do thám không trang bị vũ khí được phép hoạt động trong không phận hai bên – tương tự như hiệp ước Bầu trời mở (Open Skies Treaty) giữa Khối Warsaw và NATO, thông báo trước khi triển khai các hoạt động quân sự, đẩy mạnh các kênh đối thoại thúc đẩy minh bạch hoá về quân sự với Trung Quốc, thay đổi cách đối phó với chiến lược “chống tiếp cận/chống thâm nhập” (A2/AD) của Trung Quốc bằng chiến lược “tác chiến không hải” (AirSea Battle) sang tăng cường kiểm soát và gây sức ép lên các tuyến hàng hải mà Trung Quốc lệ thuộc, kết hợp tăng cường hợp tác quân sự hướng tới thiết lập căn cứ quân sự tại Philippines và Việt Nam. Bên cạnh đó, biện pháp “trấn áp” rõ ràng hơn mà Steinberg và O’Hanlon đưa ra là xác định các “làn ranh giới đỏ” mà hành động của Trung Quốc sẽ dẫn đến các biện pháp phản kích từ Mỹ và các đồng minh.
Phép trấn an và trấn áp chiến lược: Liệu có phải là lời giải cho quan hệ Mỹ-Trung trong thế kỷ 21?
Là những nhà phân tích và hoạch định chính sách tương đối giàu kinh nghiệm, sâu sát với tình hình quan hệ Mỹ-Trung, James Steinberg và Michael O’Hanlon đã đưa ra một góc nhìn tương đối tổng quát về mặt chiến lược và cung cấp nhiều khuyến nghị cụ thể, mang tính thực thi cao cho việc triển khai mối quan hệ hợp tác Mỹ-Trung trong thế kỷ 21. Một số khuyến nghị này trên thực tế đã diễn ra, ví dụ như các bản cam kết về nguyên tắc tránh va chạm xung đột trên biển và đưa ra cảnh báo sớm về các cuộc diễn tập quân sự mà Mỹ và Trung Quốc vừa ký gần đây. Có thể dự đoán trong tương lai, giới chính sách ở cả Washington và Bắc Kinh quan tâm đến việc phát triển quan hệ Mỹ-Trung sẽ có hứng thú tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn cuốn cẩm nang của Steinberg và O’Hanlon và tìm thấy nhiều gợi ý chính sách cho việc phát triển “mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới” Mỹ-Trung.
Tuy nhiên, thận trọng không phải là thừa ngay cả với việc sử dụng cẩm nang. Trong phần đặt cơ sở cho yêu cầu thay đổi cách tiếp cận của Mỹ đối với Trung Quốc và quan hệ Mỹ-Trung, Steinberg và O’Hanlon tỏ ra rất hiểu Trung Quốc và nắm rõ những mắc mứu trong suy nghĩ của Bắc Kinh về Mỹ. Thế nhưng, có lẽ chính vì muốn thể hiện hiểu biết của mình mà hai nhà phân tích chính sách dường như vô tình rơi vào cái “bẫy” tuyên truyền của Trung Quốc. Phần lớn các mục trong danh sách những “nguồn cơn gây mâu thuẫn” trong quan hệ Mỹ-Trung mà Steinberg và O’Hanlon đưa ra – can dự của Mỹ ở các vùng biển gần Trung Quốc, sự tồn tại của hệ thống đồng minh Mỹ, khuynh hướng can thiệp của Mỹ vào các vấn đề nội bộ, sức ép về quân sự, kinh tế đối với Trung Quốc… là sự phản chiếu những lời phàn nàn thường xuyên của Trung Quốc về Mỹ. Độc giả muốn tìm hiểu về những lo ngại, bất an trong cách đánh giá của Mỹ về Trung Quốc – những tiền đề cho cách hành xử của Mỹ hiện nay – sẽ khó tìm được những thông tin cần thiết để có một cái nhìn khách quan hơn về những động lực trong quan hệ Mỹ-Trung trong phần đặt vấn đề của Steinberg và O’Hanlon.
Sự thiên lệch trong đánh giá tình hình của Steinberg và O’Hanlon cũng đưa đến nhiều vấn đề trong suy luận. Với nhiều “ấm ức” như đã được liệt kê, khó để tin rằng về lâu dài Trung Quốc sẽ tiếp tục muốn làm một “quốc gia nguyên trạng” trong hệ thống trật tự quốc tế do Mỹ nắm giữ. Chính Steinberg và O’Hanlon cũng chỉ ra rằng đã có nghiên cứu chứng minh hành vi chiến lược của Trung Quốc trong lịch sử thường bộc lộ khuynh hướng chủ động sử dụng vũ lực để đạt các mục tiêu của mình và thể hiện ý thức mạnh về tương quan lực lượng. Khát vọng bành trướng của Trung Quốc lớn mạnh “theo mức độ mà tiềm lực cho phép” và các nhà cầm quyền tại các giai đoạn hưng thịnh của Trung Quốc thường có xu hướng nghi ngờ hiệu quả của chính sách hoà dịu trong quan hệ lân bang. Thêm vào đó, ý thức về “chủ nghĩa ưu việt” dân tộc càng khiến Trung Quốc càng có khao khát thể hiện “quyền” đặt quy tắc trong xử lý các vấn đề quốc tế thay vì chấp nhận vị trí bá quyền của Mỹ trên thế giới. Steinberg và O’Hanlon cũng đề cập đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc như một yếu tố đáng lo ngại có thể tác động đến cách hành xử của Trung Quốc, nhưng cả hai cũng đồng thời tỏ ra lạc quan về khả năng quản lý “thông điệp công chúng” và định hướng dư luận trong nước theo ý chí lãnh đạo của Bắc Kinh. Tuy nhiên, thành công của Trung Quốc trong việc bóp méo và xuyên tạc lịch sử – như Tansen Sen đã chỉ ra trong bài phân tích khá kỹ về bản chất các cuộc thám hiểm của Trịnh Hoà trước đây [1] – để phục vụ cho mục tiêu chiến lược của mình là dấu hiệu đáng lo ngại hơn là tin mừng về ý định mà Trung Quốc thực sự đang theo đuổi.
Khía cạnh thứ hai trong đánh giá của Steinberg và O’Hanlon về nền tảng lựa chọn chiến lược của Trung Quốc – tiềm lực – cũng đặt ra nhiều vấn đề cần cân nhắc. Mặc dù một số đánh giá về “mối đe doạ Trung Quốc” thường bị thổi phồng và Trung Quốc chưa đủ tiềm lực để thách thức vị trí của Mỹ trên phạm vi toàn cầu, một thực tế khó chối cãi là Trung Quốc đã trở thành một thách thức mang tầm khu vực đối với Mỹ. Evan Braden Montgomery của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Ngân sách Mỹ (CSBA) đã chỉ ra rằng các đánh giá về hành vi và khả năng hành động của một cường quốc đang lên cần phân biệt giữa “cân bằng toàn cầu” và “cân bằng khu vực”: một cường quốc đang trong quá trình trỗi dậy trong một trật tự thế giới do một nước mạnh hơn lãnh đạo sẽ có nhiều động cơ để lựa chọn tập trung tăng cường mở rộng “vành đai ảnh hưởng” và tự do hành động của mình trên sân nhà (cân bằng khu vực) trước khi nước này cảm thấy đủ an toàn để triển khai những hoạt động quân sự trên quy mô lớn để thách thức địa vị của đối thủ chủ chốt (cân bằng toàn cầu). Như vậy, Trung Quốc chưa cần phải có – hay tìm cách đạt được – tiềm lực ngang bằng với Mỹ mà chỉ cần tập trung thay đổi cán cân quân sự tại Châu Á-Thái Bình Dương và gây khó khăn cho việc triển khai sức mạnh của Mỹ tại khu vực là đủ để làm lung lay hệ thống trật tự quốc tế do Mỹ cầm đầu. [2]
Liên quan đến vấn đề về cân bằng sức mạnh khu vực, công thức 2:1 mà Steinberg và O’Hanlon cho rằng sẽ giúp duy trì “thế cân bằng” về chi tiêu quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc và hạn chế các cuộc chạy đua về chi tiêu quốc phòng không cần thiết cũng tiềm ẩn nhiều bất ổn. Theo ước tính của Steinberg và O’Hanlon, với xu hướng cắt giảm ngân sách quốc phòng của Mỹ hiện nay, ước tính chi tiêu quốc phòng của Mỹ trong phần còn lại của thập kỷ vào khoảng 550 tỷ USD, trong khi chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc từ đây đến cuối thập kỷ có thể đạt 300 tỷ USD. Các mức chi tiêu này phù hợp với tỷ lệ 2:1 mà Steinberg và O’Hanlon đưa ra, và được đánh giá là “hợp lý và có thể chấp nhận được” cho cả hai. Tuy nhiên, Steinberg và O’Hanlon “quên” chỉ ra rằng, nếu các mức chi tiêu quân sự này được phân bổ như cả hai dự đoán – Mỹ dành 35% chi tiêu của mình cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Trung Quốc dành khoảng 70% – cán cân quân sự tại Châu Á-Thái Bình Dương nhiều khả năng sẽ nghiêng về Trung Quốc: 192,5 tỷ USD mà Mỹ chi cho hoạt động quân sự tại khu vực thấp hơn mức 210 tỷ USD mà Trung Quốc có thể đầu tư. Ngay cả nếu khoảng cách về trình độ khoa học kỹ thuật giúp Mỹ duy trì lợi thế so sánh trong giai đoạn đầu, với tốc độ “cũ” hoá của công nghệ và mức độ đầu tư cũng như tốc độ sao chép công nghệ của Trung Quốc, nỗ lực thu hẹp khoảng cách về khả năng quân sự của Trung Quốc sẽ dễ dàng hơn nỗ lực duy trì ưu thế quân sự của Mỹ tại khu vực nếu tình hình diễn ra theo ước tính của Steinberg và O’Hanlon.
Tất cả những vấn đề kể trên đều đưa đến một câu hỏi căn bản: Đâu là sự cần thiết cho biện pháp trấn an chiến lược trong quan hệ Mỹ-Trung? Chính Steinberg và O'Hanlon cũng thừa nhận rằng, sự vượt trội về sức mạnh của Mỹ là động lực cho thái độ hợp tác của Trung Quốc trong 40 năm qua. Nếu hệ số so sánh về sức mạnh giữa Mỹ và Trung Quốc không thay đổi đáng kể theo hướng có lợi cho Trung Quốc - một khả năng hoàn toàn thực tế khi kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, thay đổi chiến lược là không cần thiết. Dĩ nhiên, giữ kênh hợp tác với Trung Quốc là quan trọng, nhưng không quan trọng đến mức phải đưa ra một khái niệm mới mang nhiều sắc thái thỏa hiệp khiến các đồng minh và đối tác Mỹ lo lắng, thậm chí có thể cân nhắc những điều chỉnh thỏa hiệp riêng với Trung Quốc làm xói mòn thêm hệ thống trật tự mà Mỹ muốn bảo vệ. Nếu Trung Quốc đòi hỏi phải có “lòng tin chiến lược” trong quan hệ với Mỹ cũng như các đối tác khác, Bắc Kinh cần tập thói quen hợp tác để xây dựng lòng tin đó. Nỗ lực “trấn an” Trung Quốc không tạo ra lòng tin, mà có thể càng củng cố niềm tin và chiến dịch tuyên truyền của giới lãnh đạo Bắc Kinh rằng chuyển giao quyền lực Mỹ-Trung là tất yếu.
James Steinberg & Michael O’Hanlon
Lê Thùy Trang
[1] Tansen Sen, “Silk Road Diplomacy: Twists, Turns and Distorted History,” Yale Global Online, September 23, 2014, http://yaleglobal.yale.edu/content/silk-road-diplomacy-–-twists-turns-and-distorted-history.
[2] Evan Braden Montgomery, “Contested Primacy in the Western Pacific: China’s Rise and the Future of US Power Projection,” International Security 38(4): 115-149.
* * *
Strategic Reassuarance and Resolve: U.S.-China Relations in the Twenty-First Century
By James Steinberg & Michael O’Hanlon
Introduction
On March 7, 2012, in a speech to mark the fortieth anniversary of President Nixon’s historic trip to China, Secretary of State Hillary Clinton observed that “the U.S.-China project of 2012 . . . is unprecedented in the history of nations. The United States is attempting to work with a rising power to foster its rise as an active contributor to global security, stability and prosperity while also sustaining and securing American leadership in a changing world. And we are trying to do this without entering into unhealthy competition, rivalry, or conflict.” 1
With these sentences, she encapsulated what may be the most consequential foreign policy challenge of the twenty-first century. While there is a wide range of views in both the United States and China on how to manage bilateral relations, few dispute the assertion of leaders on both sides that the U.S.-China relationship is the most consequential bilateral relationship of our time, as China’s spectacular economic growth, its military modernization, and its increasingly active role on the regional and global stages have focused attention on the prospects for cooperation or conflict between the United States and China in the coming decades. 2 China’s leaders have responded to the challenge with a formulation of their own: the call for a “new great power relationship,” 3 implicitly endorsing Secretary Clinton’s argument that China and the United States must chart a novel approach in order to avoid the dangers of conflict that have characterized relations between established and emerging powers so often in the past. 4
Both are responding to commonly held views among both policymakers and many academic international relations theorists that China, as a rising power, is bound to challenge America’s regional and global hegemony and that America, the dominant power, is destined to resist.
Chapter 1
Although the outcome of the contest is not foreordained, in this view the inevitability of it is. The immutable structure of the international system is based on states pursuing their national interest by seeking absolute or relative power dominance. For the proponents of this view, the coming contest is largely independent of the character and history of the two countries in question and of the choices made by their leaders. 5
Their views find inspiration in Thucydides’ explanation of the cause of the Peloponnesian War: “What made the war inevitable was the growth of Athenian power and the fear which this caused Sparta.” 6
The United States may not be fearful of China, per se, but its leaders certainly recognize the tectonic implications of the rise of the People’s Republic China (PRC) for international relations in the Asia-Pacific region and beyond. In any event, the tragic record of conflict over the centuries between rising and established powers has only reinforced Thucydides’ argument since then. 7
For those who embrace this view, the policy implications are clear. On the U.S. side, proponents argue that the core goal of U.S. foreign policy should be to sustain American dominance to ward off the inevitable challenge of emerging powers. It was embodied in the U.S. National Security Strategy of 2002: “Our forces will be strong enough to dissuade potential adversaries from pursuing a military build-up in hopes of surpassing or equaling the power of the United States.” 8 The concept has been further underscored by leading academic strategists. 9
Their views are mirrored on the China side by academics and former officials (primarily from the People’s Liberation Army [PLA]) who share the view that conflict is inevitable and that China should not shirk from the challenge of taking on American interests. 10
Others are less deterministic, but not much less pessimistic. Although
conflict between China and the United States is not inevitable, they argue,
it is highly likely. These analysts draw their pessimistic forecasts from
a number of factors. Some point to the difficulty of achieving cooperation
and avoiding conflict under uncertainty. Drawing on insights from
game theory, they note that rational actors often compete even when they
would be better off cooperating because they cannot “trust” the other side
to keep any bargain between them rather than defect, as the game theory
lexicon would phrase it. 11 Others point to the problems of misperception—
what appears to one side as a legitimate strategy of self-defense may look
to the other as preparations for offensive actions (the so-called security
dilemma). 12 A third group focuses more on the specific traditions and cultures of the two countries themselves, each of which has a strong sense of unique mission and superior values. In the case of the United States and China, this can be depicted as the City on the Hill versus the Middle Kingdom. These self-images give each a legitimate claim, at least in its own eyes, to act as the dominant power—not only for its own narrow selfinterest but for the greater good.
Of course, these are not the only views. Practitioners tend to reject deterministic accounts, not least because adopting such a view implies that the choices made by individual leaders are irrelevant to the future course of events. They are supported by historians who look at periods where power shifts have not been accompanied by war. They are further buttressed by theorists who argue that the so-called iron laws of state-to-state relations are really context dependent (with contemporary factors such as nuclear deterrence clearly being relevant) and finally by those who argue that in the globalized world of increasing interdependence, power shifts need not lead to zero-sum competition. 13
This book proceeds from the premise that the future is not fully determined
by factors beyond the control of policymakers in both countries; otherwise there would be little point in considering policy options at all. This is a modest assumption; our analysis does not depend on adherence to a particular school of international relations theory. As a number of academics have noted, even adherents of the so-called realist school have argued in favor of an optimistic view of the future of U.S.-China relations, while some liberal internationalists find a potential cause for pessimism from the application of their theory to the Sino-American case. 14
Our core contention is that the outcome is contingent. It is contingent on a variety of both external developments and domestic factors in both countries—and in other places, particularly those in the Asia-Pacific region. To a large degree, the outcome of those interacting forces will be shaped by the conscious policy decisions of each country. 15
This debate has enormous consequences for the United States, for
China, for East Asia, and for world as a whole. If the pessimists are right, we
are doomed to a rivalry that will at a minimum produce a costly and dangerous
arms race and strategic competition that will imperil the prosperity
and security of both nations and could even lead to war. If the optimists
have the better argument, we have a chance to manage our relations to
achieve important degrees of cooperation in common interests from promoting
global economic prosperity to combating common challenges such
as terrorism, international crime, climate change, and pandemic disease
while mitigating the risks that come from areas of inevitable competition.
In our view, the pessimistic outcome is not inevitable. But there are
powerful forces that make it quite possible, and perhaps even likely, in
the absence of a comprehensive strategy by both countries to resist them.
This book sets out an approach that seeks to bound the competition and
reinforce the cooperative dimensions of our bilateral relationship.
Competition is inevitable in the U.S.-China relationship, just as it is in
any relationship among states. The goal cannot realistically be a Kantian
peace. The United States competes and occasionally has serious disagreements
with even its closest allies - including those in Europe, as well as
Japan and Canada. But few worry that these competitive dimensions of
our relationship will lead to outright conflict. It may be too much to aspire
to an equally cooperative relationship with China. Yet it is entirely plausible
that the competition can be limited in ways to avoid the worst outcomes,
particularly armed conflict, and to provide space for an important degree of cooperation on issues of common concern. Given the potential benefits of such cooperation and the costs of failing to work together on issues that no one country can solve by itself, there are powerful reasons to work toward this outcome.
To achieve this, China and the United States must directly address the
most dangerous areas where competition can produce conflict: the military
and strategic spheres. In this book we focus on core strategic areas—
nuclear, conventional military, space, cyber, and maritime issues—that
could trigger destabilizing arms races, foster crises, and eventually lead to
conflict. This focus is not intended to shortchange the importance of other
elements of competition and rivalry, particularly in the economic sphere as well as differences in values. These can both contribute to mistrust and provide their own sources of potential conflict, especially given the powerful political impact of economic concerns in both countries. Managing the strategic interaction is a necessary but not fully sufficient requirement for stable U.S.-China relations.
Much of the contemporary discussion concerning U.S.-China relations
focuses on building mutual trust. Indeed, this is the formula adopted by
President Obama and former Chinese President Hu. 16 Trust of course is
valuable. From Kissinger’s extraordinary conversations with Zhou En Lai
in 1971 and Nixon’s subsequent dialogue with Mao to Scowcroft’s secret
visit to Beijing following Tiananmen in 1989 to President Clinton’s unprecedented
eight-day trip to China in 1998, candid high-level discussions and
personal diplomacy have played a critical role in shaping Sino-American
relations. 17 But trust building of this kind suffers from important limits—
both horizontal (among diverse constituencies) and vertical (over time).
Even if the two countries’ leaders develop personal trust from repeated
mutual interactions, as President Obama and President Xi have sought in
their summit in Sunnylands, California, in June 2013 and elsewhere, it is
far more challenging to extend that trust to all those who shape national
policy. These various actors range from political critics of incumbents to the
two nations’ militaries to their publics at large. It is noteworthy that despite
the personal relationship developed between Presidents Clinton and Jiang
during their repeated interactions, the Chinese leadership as a whole (and
especially the PLA) was reluctant to accept Clinton’s personal assurances
concerning the accidental bombing of the Chinese Embassy in Kosovo in
1999. In addition, active media in both countries tend to magnify disagreements—a
factor especially important today, when public opinion in both
countries exerts powerful constraints on the actions of policymakers. And
even if there is contemporary trust, it is hard for today’s leaders to bind the
actions of their successors. The persistent anxiety in America over the true
meaning of Deng Xiaoping’s famous “hide and bide” exhortation of a generation
ago—suggesting to some that China intended to conceal its strategic
ambitions until powerful enough to pursue them effectively—is emblematic
of this problem.18 This concern is mirrored on the Chinese side by those
who point to past presidential campaigns and contemporary congressional
actions to question the long-term reliability of current assurances that the
United States does not seek to contain China. Put more bluntly, achieving
true trust is a high bar and may not be attainable in a comprehensive sense.
For this reason, there is deep insight behind President Reagan’s admonition
to “trust but verify.” The core concept in this book, which we call
strategic reassurance, is to identify concrete measures that each side can
take to allay the other’s concerns about its strategic intentions.
At its core, the goal of strategic reassurance is twofold: first, to give
credibility to each side’s profession of good intentions by reducing as
much as possible the ambiguity and uncertainty associated with unilateral security policies; and second, to provide timely indicators and warnings of any less benign intentions to allow each side adequate time to adjust its own policies to reflect a new reality.
The concept has its root in theoretical work developed in the context of the Cold War, which led to concrete measures to achieve stability (both arms race stability and crisis stability) in the otherwise conflictual U.S.- Soviet relationship. 19 It took many forms, ranging from agreements on transparency and information exchange to limits on certain military modernization efforts and deployments. In each case the goal was both to provide credibility to claims of good intentions and to protect against “breakout” should those professed intentions prove false or change over time.
Some may argue that an approach that has its roots in the Cold War is both inapposite and inappropriate for a bilateral relationship that is less rooted in ideology. We disagree. If ideological adversaries like the United States and the USSR could find ways to stabilize their security competition, then surely the United States and China should be able to agree on steps to avoid the worst consequences of the security dilemma—and in doing so, to pave the way for a more constructive relationship beyond the “peaceful coexistence” of the Cold War era. At the same time, it is important to recognize the many ways in which the strategic interaction between China and the United States differs from the Cold War paradigm. Some of these (e.g., the absence of a global ideological competition, the degree of economic interdependence) facilitate strategic reassurance. Other factors (China’s growing economic clout, the complex geopolitics of the Western Pacific, including the historic U.S. relationship with Taiwan) complicate the challenge.
There are a number of tools available to the United States and China that can contribute to strategic reassurance.
Restraint
Neither the United States nor China can be expected to weaken its commitment to what each country sees as its fundamental national interests. Nor do we advocate that the United States exercise restraint by pulling back from a region of the world, the Asia-Pacific region, where it has important interests and allies.20 But there is still much that can be done.
By forgoing potentially threatening security options each side can help reinforce the credibility of its intentions. Restraint can take the form of agreed limitations or voluntary moves communicated either explicitly or implicitly to the counterpart. The credibility of restraint is greatest when it comes in response to explicit expressions of concern by the other side, though for political reasons (the danger of appearing to provide “concessions”) it is often based instead on an implicit understanding of the other’s needs.
Restraint is a particularly powerful tool given that the U.S.-China relationship is a “multimove” strategic interaction. If voluntary restraint produces reciprocal response, trust is built; if instead the other side seeks to take advantage of restraint, its counterpart can adjust expectations accordingly. Similarly, the failure to exercise restraint in the face of explicit or implicit requests can justify more pessimistic conclusions about intent. 21 Each side’s reactions (or lack thereof) to the other’s restraint can be seen as an opportunity for “learning,” an important feature of managing U.S.-Soviet relations during the Cold War. 22
In each of the sensitive areas discussed in this book, leaders on both sides should take into account the likely reaction of the other side before acting and weigh it against the anticipated benefits, keeping in mind that the relationship is a multimove strategic interaction rather than a onemove “game.”
The history of the relationship shows both sides implicitly adopting elements
of restraint. For example, in considering both national and regional
missile defense architectures, the United States has adopted a conscious,
if implicit, approach that is neither designed to nor capable of seriously
degrading China’s nuclear capacity. It recognizes both the serious political
consequences of any approach that would provide the United States
with an effective first-strike nuclear option against China and the likely
military consequences of such a move (Chinese expansion of its nuclear
arsenal, greater focus on technologies that would evade interception, and
asymmetric threats to the missile defense architecture such as antisatellite
and anti–radar attack capabilities).
Another important example of restraint is Washington’s approach concerning
arms sales to Taiwan. Over the decades, the U.S. government,
drawing on the 1979 Taiwan Relations Act, has carefully modulated arms
sales, focusing on Taiwan’s defensive needs (such as Patriot missile defense
systems and mine-clearing ships) and seeking to avoid systems, such as
surface-to-surface ballistic missiles, which, although arguably valuable to
Taiwan’s defense, could also represent an offensive threat to the mainland.
China, too, appears to have exercised some restraint in its own military modernization. Two notable examples are its limited deployment of strategic nuclear missiles and its apparent caution in developing comprehensive amphibious assault capabilities that would pose a threat of land occupation of Taiwan—perhaps in recognition that such a move might serve only to inflame anti-unification sentiment on the island and induce greater U.S. military sales to Taiwan.
Unlike the case with U.S.-Soviet relations, however, mutually agreed restraint
has on balance played only a modest role in the U.S.-China context.
There are a few other exceptions, such as the nuclear detargeting agreement
announced in connection with President Clinton’s visit to China in 1998 (a
very modest step given the lack of verification measures associated with the
verbal pledge). But such examples are few. The lack of formal agreements
can be attributed in part to the lack of parity between the two sides in most
areas, which makes a bargain more difficult to achieve,23 and to both sides’
desire to avoid Cold War parallels in building the bilateral relationship.
Instances of voluntary restraint remain relatively rare, and both sides
have been disinclined to draw explicit attention to such moves out of fear
that they will be criticized as unilateral concessions. But as we will see
throughout this book, unilateral restraint offers a number of advantages
over negotiated agreements: measures adopted unilaterally are more easily
revised if circumstances warrant, are more easily established without
complex and time-consuming negotiations (which sometimes exacerbate
tensions rather than building confidence), and do not require intricate verification procedures.24
Reinforcement
Closely related to restraint is the opportunity to provide the other reassurance through reinforcement by deliberately taking measures that are the logical outgrowth of benign intent and that give credibility to declaratory assurances.
This approach includes U.S. actions that are seen as consistent with the “one China” policy, particularly with respect to Taiwan and Tibet, such as votes that oppose Taiwanese membership in international organizations that require statehood as condition of membership.25 On the Chinese side, the policy of not mating strategic missiles and nuclear warheads can be seen as reinforcing the credibility of its declaratory policy of no first use of nuclear weapons.
Of course the opposite effect can occur as well. In Chinese eyes, the failure of the U.S. to end arms sales to Taiwan and the continued interaction between American presidents and the Dalai Lama are seen as undercutting the credibility of U.S. assurances on “one China.” For the United States, provocative actions by the PLA (such as the behavior of the pilot who collided with the U.S. EP-3 in 2001 and the shadowing of U.S. warships in China’s exclusive economic zone more recently) raise questions as to whether China genuinely “welcomes” the U.S. military presence in the Western Pacific, as it officially claims.
Transparency
Greater understanding of each other’s capabilities is another tool that
helps dispel misperception and limits the dangers of worst-case planning.
Although transparency can never be complete (you don’t know what you
don’t know, and each side will have compelling reasons to guard some
vital secrets), experiences such as the open skies regimes during the Cold
War and beyond illustrate how transparency can modulate strategic competition.
Ship visits, officer exchanges, and the like, as well as publishing
defense budgets and holding strategic dialogues, are examples of transparency.
Resilience
Resilience is an important adjunct to strategic reassurance because it allows both sides greater leeway to exercise restraint without putting at risk vital national interests. In other words, it lowers the cost of being wrong about the other’s intentions. It also increases the opportunity to make timely adjustments if reassurance is not forthcoming and therefore reduces the need for premature and potentially counterproductive “hedging.” Given the inherently competitive nature of the relationship and the inevitability of uncertainty and misperception, efforts by each side to strengthen resilience to attack are generally stabilizing and desirable. They increase the opportunity to defuse crises while reducing the dangers of escalation, or preemption, or mistaken attribution of the source of an attack. Increasing the survivability of nuclear systems, including command and control, as well as the redundancy and defensive capabilities of cyber systems, particularly those connected to critical infrastructure, can help manage the tensions in each side’s development of intelligence tools and offensive cyber capability.
Resilience also includes avoidance of dependence on the other’s goodwill for critical needs. For example, in the case of the United States, this philosophy suggests developing alternative sources of supply for critical rare Earth metals, while for China it counsels diversifying sources of imported energy to reduce hypothetical vulnerability to disruption by the United States.
Resolve
The fifth element of the approach is, in some ways, the flip side of the previous four—each of which is designed to allay misplaced fears of hostile intent by signaling what each side does not intend to do. By resolve we mean making clear what interests each side believes are “worth fighting for” both figuratively and in some cases literally. Like the other elements of the strategy, resolve involves dispelling misperceptions, in this case by making clear what actions by the other are unacceptable and will elicit a firm response. Clarity about red lines is a key element of deterrence designed to reduce the danger of miscalculation.
While the basic concept is clear, putting strategic resolve into practice is complex. It is obviously impossible to specify ex ante each and every case in which a country will respond to actions by the other—the number of possible permutations is infinite and constantly changing. Moreover, there is a real danger that any specification of red lines will lead the other side to infer that there will be no response in the case of actions not covered by the red line (what lawyers call the presumption expression unius est exclusio alterius)—a danger illustrated dramatically in U.S.-China relations by Acheson’s speech defining the geographic scope of U.S. strategic interests in East Asia in 1950, which some argue contributed to the Korean War because it excluded the peninsula from the list of preeminent U.S. interests. 26 In addition, the need to sustain the credibility of assertions of resolve can lead to dangerous escalation—although, as we discuss at length in subsequent chapters, it is possible to design strategies that both reinforce credibility and allow for deescalation of crises. And there may be cases where a country wishes to establish a red line but where that may not require an actual threatened use of force. One example we discuss subsequently is Taiwan, where few can doubt that China sees the issue as fundamental to its interests, yet where Beijing has adequate nonmilitary means, working with other countries including the United States, to prevent any possible unilateral move by Taiwan toward independence.
For the United States, strategic resolve is itself a form of strategic reassurance—but in this case, reassurance toward its allies that the United States has the capability and will to maintain its security commitments. Done thoughtfully, this can also offer a measure of reassurance to China as well, since U.S. security commitments make a major contribution to regional stability by reducing the strategic competition between China and its neighbors.
Each of these elements—restraint, reinforcement, transparency, resilience, and resolve—addresses two of the most dangerous elements of competition that could undermine Sino-American political cooperation and ultimately lead to conflict: arms race instability and crisis instability. Arms race instability can be seen as a series of action-reaction moves as each side seeks to achieve a capabilities advantage over the other, igniting a sequence of steps that ultimately improves the security of neither. Examples of arms race competition in the U.S.-China relationship include the missile/missile-defense competition between the two in regard to China’s recent buildup of short-range conventionally armed missiles near Taiwan, and the broader interaction between China’s growing anti-access/area denial capabilities and America’s Air-Sea Battle concept. 27
Crisis instability is the danger that unanticipated events could trigger
actions that inadvertently lead to conflict before each side can fully consider
or adopt measures short of war to defuse the conflict. “Use it or
lose it” capabilities—weapons that are vulnerable to attack if not used
first in a preemptive mode—can lead to crisis instability, as can actions
that provide little or no warning time (e.g., cyber attacks). The succeeding
chapters discuss in detail steps that both sides should consider to help
mitigate arms race competition and reduce crisis instability. These would
be worthy aims in themselves, as the U.S.-Soviet relationship so clearly
illustrated. But in the case of the United States and China, the potential
benefit is far greater than just avoiding armed conflict. By managing the
strategic relationship, the two sides will be much better positioned to pursue
vital areas of common interest—from sustaining economic growth to combating common threats like nuclear proliferation, terrorism, organized crime, environmental degradation, and climate change.
Each of these strategies is based on the premise that the other side’s long-term intentions are unknown and unknowable—and indeed changeable—but that it is possible to create a strategic interaction that increases confidence nonetheless. The two countries can do so by providing adequate warning to allow for adaptive actions to be taken in timely ways without jeopardizing national security or triggering security dilemma dynamics out of premature hedging behavior. By adopting these kind of measures, the United States and China can increase the prospects of avoiding a “lose-lose” rivalry as well as unintended conflict.
In the end, the long-term success of these approaches will depend on
the extent to which China and the United States mutually believe that it
is possible to accommodate what the other perceives as its vital national
interest in ways that are consistent with its own. Put another way, it assumes
that both sides can ultimately accept compromise as superior to
outright competition—that the risks of competition outweigh the potential
benefits. Neither side can be expected to give up its defense of vital
interests, of course, or its central values—indeed the core function of resolve
in this strategy is to make clear what can be compromised and what
not. But one can be resolute at the same time that one reassures, if the two
sides pursue this concept simultaneously. Reassurance is doomed if in
fact each side believes that security really is a zero-sum game—as in the dynamic of the early days of the Cold War before each side came to accept peaceful coexistence and put it into practice.
This is the basic insight that animated the U.S.-China Joint Statement
of 2009 in which both sides pledged to try to respect the other’s “core national
interest.” 28 Of course, whether this approach can (or indeed should)
succeed depends on how each defines which interests are core. If each
defines its core or “vital” national interests in ways that are incompatible
with the other’s, confidence-building measures and crisis-avoidance
steps of the kind suggested will ultimately fail to ameliorate the underlying
conflict. For example, if China were to conclude that its security is
incompatible with a U.S. military presence in the Western Pacific while
the United States continued to believe that its alliance commitments and
broader interests required such a presence, no amount of tactical reassurance
or transparency could bridge the gap. Similarly, if the United States
were convinced that its security was incompatible with continued Communist
Party rule in mainland China or with truly voluntary unification between Taiwan and the PRC, the stage would be set for prolonged rivalry with growing risks of conflict.
There are many reasons to believe that U.S. and Chinese interests are not so fundamentally adverse as to preclude the approach we advocate here. The lack of intense ideological competition, as well as the absence of bilateral territorial disputes or imperial ambitions by either side, suggest grounds for hope. If nothing else, pursuing the approach we suggest here will help clarify whether the two sides’ concepts of vital interests can be reconciled. As we discuss in the next chapter, there are also important forces that could lead to a more zero-sum calculus. Only by understanding the potential sources of conflict can we develop strategies to mitigate the dangers they pose.
Nothing in the history of U.S.-PRC relations illustrates the challenges — or the opportunities — of strategic reassurance more dramatically than the issue of Taiwan. Following the outbreak of the Korean War, the emphasis of U.S. policy was on resolve, embodied in the U.S.-Taiwan Mutual Defense Treaty of 1954 backed up by American military capabilities. But even in the early years, reassurance was a factor in shaping U.S. restraint on the KMT’s ambitions to regain the mainland. Beginning with normalization in the 1970s, reassurance began to play a more prominent role: from the three communiques to President Clinton’s public reaffirmation of the three “noes” in 1998 (no U.S. support for Taiwan independence, for “one China, one Taiwan” or for “two Chinas,” or for Taiwan’s membership in international organizations whose members are sovereign states) to President George W. Bush’s criticism of Taiwan President Chen Shuibian’s proposed referenda on constitutional reform in 2003. But throughout this period, reassurance was matched with resolve—from the Taiwan Relations Act of 1979 and President Reagan’s “six assurances” to Taiwan in 1982, through President Clinton’s decision to send two aircraft carriers to Taiwan’s vicinity following China’s missile firings in 1996, to President Obama’s authorizing continued U.S. arms sales to Taiwan in January 2010. Notwithstanding China’s “core” interest in achieving unification with Taiwan, Washington’s skillful blending of reassurance and resolve has not only avoided a military conflict between Beijing and Taipei but has managed to prevent the Taiwan issue from undermining U.S.-China relations and paved the way for more constructive Taiwan-PRC engagement.
Our concept of strategic reassurance leads us to more than twenty policy
recommendations for both the United States and China in the chapters
that follow. Some would be formal accords. Most would be more informal
guides to action for each side or suggestions for unilateral but reciprocating
steps of restraint, reinforcement, and transparency each might
take. But as much as the specific recommendations themselves, it is the
commitment by both sides to view strategic reassurance as a central organizing
policy tool that counts. If this objective is prioritized just as much
as each side’s commitment to the traditional defense of key national interests,
that bodes well for the future of the relationship. Indeed, our policy
agenda is illustrative, limited by the opportunities and challenges facing
the two sides in 2014. Adoption of a paradigm of strategic reassurance
should impel policymakers and scholars in both countries to look continually
for additional means of pursuing that goal. They must do so even
as each country will naturally seek to remain resolute in defense of its
fundamental interests. Strategic reassurance is a way of interacting, and of
thinking, as much as it is any specific set of policies or accords.29 But before
developing these recommendations, it is important to focus squarely on
the dynamics, and possible dangers, in the U.S.-China relationship today.
* * *
Xem bài có liên hệ với đề tài: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net