(Fire on the Water: China, America, and the Future of the Pacific)
By Robert Haddick
Nguyễn Lê Ngọc Anh
Cuốn “Lửa ở trên nước” [Fire on the Water: China, America, and the Future of the Pacific] (10 chương, 272 trang) là một nghiên cứu quan trọng về tác động của quá trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đối với Mỹ và đồng minh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tác giả Robert Haddick đã sử dụng 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu về xu hướng an ninh ở châu Á để phân tích sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc và chiến lược ứng phó của Mỹ và chỉ ra rằng chiến lược của Mỹ hiện không hiệu quả và có thể là một trong những nguyên nhân tiềm tàng gây xung đột tại khu vực. Tác giả cho rằng các ứng phó của Mỹ đối với chiến lược hiện đại hóa của Trung Quốc tạo điều kiện cho Trung Quốc ngày càng lấn tới, bắt nạt các nước nhỏ trong các yêu sách chủ quyền. Biện pháp tác chiến của Mỹ (dù được cải tiến) đã lỗi thời và không bắt kịp với tốc độ hiện đại hóa của Trung Quốc. Tác giả khuyến nghị một chiến lược quân sự mới giúp nâng cao năng lực tác chiến của Mỹ để đối phó hiệu quả với năng lực quốc phòng của Trung Quốc và duy trì ổn định khu vực.
Nguồn gốc của những thách thức ở khu vực
Tác giả cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc trong hơn ba thập kỷ qua, tương tự sự trỗi dậy của Đức trước năm 1914, nếu không được xử lý phù hợp sẽ dẫn đến sự va chạm với vai trò siêu cường của Mỹ. Trung Quốc vẫn đang hưởng lợi từ trật tự quốc tế hiện nay, nhưng sẽ mạnh mẽ theo đuổi các yêu sách chủ quyền lãnh thổ nhằm đảm bảo an ninh quốc gia và các tuyến hàng hải, giải tỏa sức ép nội bộ từ chủ nghĩa dân tộc, và mong có vị trí cường quốc xứng đáng. Tác giả (như John Mearsheimer – người đề xuất chủ thuyết hiện thực tấn công) cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự cương quyết của nước này trên biển Hoa Đông và biển Đông đang đẩy các nước láng giềng vào “miệng hố chiến tranh.”
Mỹ có nhiều lợi ích quan trọng tại khu vực, như: duy trì hệ thống kinh tế quốc tế mở; bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên các luật lệ; duy trì hòa bình và an ninh cho Mỹ và các đồng minh. Tác giả phân tích 4 kịch bản đối với châu Á-Thái Bình Dương: (i) Mỹ tiếp tục duy trì hiện diện và cam kết với khu vực; (ii) Mỹ giảm cam kết và các cường quốc khu vực nổi lên tranh giành ảnh hưởng; (iii) Các nước châu Á thành lập một cộng đồng gắn kết như Liên minh châu Âu; và (iv) Trung Quốc thiết lập một trật tự khu vực mới. Trên cơ sở các điểm mạnh và yếu của 4 kịch bản này, tác giả khẳng định Mỹ cần thực hiện kịch bản duy trì hiện diện để bảo vệ sự thịnh vượng và ổn định của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đồng thời, Mỹ cần đảm bảo các luật chơi trong trật tự hiện tại có lợi cho Trung Quốc để thuyết phục Trung Quốc chấp nhận trật tự hiện tại. Lựa chọn chiến lược này đối với Mỹ là ít mạo hiểm và tốn kém nhất.
Tuy nhiên, theo tác giả, Mỹ đang đối mặt với những hạn chế nghiêm trọng. Năm 1943, dựa theo học thuyết vành đai an ninh, Mỹ xác định 66 vị trí chiến lược mà hải quân và không quân Mỹ cần bảo vệ để ngăn chặn các cuộc tấn công từ phía châu Á-Thái Bình Dương. Về sau, Mỹ lập các căn cứ quân sự trong khu vực đều dựa trên hệ thống 66 vị trí này. Sau Chiến tranh lạnh, Mỹ điều chỉnh, rút nhiều căn cứ và duy trì chủ yếu ở Đông Bắc Á. Tuy nhiên, các thách thức an ninh hiện không chỉ có ở Đông Bắc Á mà cả ở Đông Nam Á, nơi Mỹ gần như không hiện diện quân sự. Ngoài ra, việc đóng quân quá lâu ở châu Âu và Đông Bắc Á khiến Mỹ tập trung vào các lực lượng (bộ binh, hải quân, không quân) tác chiến tầm ngắn. Các kế hoạch quân sự và các tướng lĩnh có quân công đều bị ảnh hưởng bởi chiến thuật đánh trong khoảng cách gần. Khả năng tấn công tầm xa của Mỹ như máy bay tầm xa, tên lửa đạn đạo (giảm đáng kể do Hiệp ước Phá hủy Tên lửa Tầm trung và Tầm ngắn ký với Liên Xô năm 1987) khá hạn chế. Trong khi đó, Trung Quốc đã nghiên cứu kỹ các điểm yếu trong bố trí quân sự của Mỹ và liên tục hiện đại hóa quân đội, đặc biệt về tên lửa. Dự đoán, sang thập kỷ tới, Trung Quốc sẽ có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho lực lượng Mỹ, kể cả những lực lượng cách Trung Quốc 2,000 km.
Tính toán sai lầm của Mỹ
Trung Quốc đang tiến hành hai chiến lược song song. Về chính trị, Trung Quốc áp dụng chiến lược “cắt lát xúc xích” – salami slicing (có nghĩa đánh lấn từng bước). Trung Quốc từng bước chia rẽ ASEAN trong vấn đề Biển Đông, chia rẽ các nước có yêu sách chủ quyền. Trung Quốc cũng dần lấn từng bước trên thực địa ở biển Đông và biển Hoa Đông, không mạnh quá dẫn đến phản ứng của các nước mà chỉ vừa đủ để dần hợp thức hóa sự hiện diện thực tế tại các vị trí quan trọng nhất. Về quân sự, Trung Quốc đang thực hiện một cuộc cách mạng tên lửa và công nghệ cảm biến nhằm “chống tiếp cận” của Mỹ vào gần lãnh thổ Trung Quốc. Tên lửa của Trung Quốc có thể đặt trên các bệ phóng di động và tấn công tất cả tàu chiến, tàu ngầm, căn cứ không quân cách biên giới Trung Quốc 2,000 km. Trung Quốc cũng đang hiện đại hóa không quân (máy bay tiêm kích, hệ thống radar, máy bay không người lái, hệ thống do thám và vệ tinh) để phát hiện và ngăn chặn tiếp cận của hải quân Mỹ. Chiến lược này giúp Trung Quốc cai trị biển từ đất liền, giành ưu thế nổi trội so với cường quốc viễn chinh Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc có một số điểm yếu: gần như không có đồng minh (trừ Bắc Triều Tiên và chừng mực nào đó Lào và Campuchia); vẫn bị bao vây trong vành đai đảo thứ nhất (từ Nhật kéo xuống Philippines và Malaysia); ít kinh nghiệm tác chiến thực tế; và chính trị nội bộ bất ổn. Những thách thức này, đặc biệt về việc thiếu đồng minh và bất ổn nội bộ, sẽ tiếp tục gây khó khăn cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, các ứng phó hiện tại của Mỹ đối với thách thức quân sự từ Trung Quốc là không toàn diện, không cạnh tranh và thiếu thực tế. Thứ nhất, JOAC (Joint Operational Access Concept), kế hoạch phối hợp tác chiến ở cấp cao của tất cả các lực lượng nhằm tiến công sát Trung Quốc, đã mô tả trung thực những thách thức của quân đội Mỹ, nhưng kiến nghị những giải pháp không phù hợp. Một số đề xuất của JOAC (như: gây bất ngờ tối đa, làm gián đoạn hệ thống do thám và tuần tra, khai thác lợi thế để giảm năng lực chống tiếp cận của địch thủ…) không phải là các chiến thuật quân sự bài bản. Một số đề xuất khác (như kiểm soát không phận từ khoảng cách chiến lược, tấn công năng lực phòng không và an ninh mạng…) vượt ngoài khả năng của Mỹ và đồng minh. Ngoài ra, hầu hết lính Mỹ khó loại bỏ những giả định ăn sâu trong văn hóa chiến đấu cũ nên việc triển khai các đề xuất này không hiệu quả. Thứ hai là Kế hoạch Chiến tranh Không-Biển (Air-Sea Battle), bảo vệ các tàu chiến và căn cứ của Mỹ và đồng minh khỏi tên lửa của đối phương, có một số nội dung hữu ích nhưng không có tính cạnh tranh trước chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc. Mỹ sẽ tiêu tốn nguồn lực không phải để đánh vào các điểm yếu mà để phòng thủ các điểm mạnh của Trung Quốc (khả năng tấn công linh hoạt từ các bệ phóng di động và năng lực sử dụng mạng để hạn chế các lực lượng của Mỹ phối hợp tác chiến). Thứ ba, chiến lược phong tỏa từ xa, mà một số chuyên gia đề xuất, cũng không hiệu quả do chiến lược này sẽ đe dọa đến nền kinh tế của đồng minh Mỹ, gây ra bất ổn chính trị và Mỹ cũng không đủ khả năng phong tỏa hiệu quả các tuyến hàng hải đến Trung Quốc.
Đề xuất chiến lược mới cho nước Mỹ ở khu vực
Theo tác giả, Mỹ cần một chiến lược hiệu quả dựa trên các tính toán chính xác trên cả bốn bước: đánh giá, thiết kế, thi hành và dự báo. Về đánh giá, Mỹ cần nghiên cứu toàn diện sức mạnh của mình, lợi ích hiện tại và lâu dài, điểm mạnh và yếu của đối thủ. Theo tác giả, chiến lược của Mỹ cần dựa trên 8 đánh giá cơ bản: (1) Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường năng lực không quân, hải quân, tên lửa và vũ trụ để kiểm soát hoàn toàn các tuyến hàng hải, trước hết ở Đông Á; (2) Cùng với phát triển xã hội, Trung Quốc gặp thêm nhiều thách thức nội bộ; (3) Láng giềng của Trung Quốc cũng sẽ đẩy mạnh cân bằng bên trong và bên ngoài trước chủ nghĩa dân tộc và hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc; (4) Cạnh tranh an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương sẽ không có hồi kết; (5) Trung Quốc sẽ tiếp tục có lợi thế từ lục địa, chi phí sản xuất vũ khí thấp; và ngày càng thu hẹp khoảng cách quân sự với Mỹ; (6) Cho dù mâu thuẫn nội bộ, lãnh đạo trung ương của Trung Quốc sẽ nắm toàn quyền kiểm soát các lực lượng quân sự và bán quân sự khi có khủng hoảng; (7) Giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ cân nhắc kỹ trước khi hành động; (8) Trung Quốc cũng lo sợ những điểm yếu của mình (sợ bất ổn nội trị, sợ bị phong tỏa, sợ không kiểm soát được vấn đề Đài loan, sợ bị tấn công trên bộ từ láng giềng hoặc có lãnh thổ ly khai, sợ bị ném bom tầm xa, sợ bị tấn công vào các vị trí chiến lược, và sợ tình hình leo thang hoặc mất kiểm soát).
Về thiết kế, Mỹ cần có một cách tiếp cận mới với các đối tác khu vực để thể hiện sự kiên quyết, nhưng cũng tinh tế hơn. Tác giả đề xuất 7 biện pháp cụ thể là:
(i) Các đối tác của Mỹ cần đẩy mạnh đấu tranh pháp lý chống các hành động lấn chiếm lãnh thổ của Trung Quốc. Điều này sẽ làm các hoạt động lấn tới trên thực tế của Trung Quốc trở nên vô giá trị;
(ii) Các đối tác của Mỹ ở biển Đông và Hoa Đông cần có đủ sức mạnh đối kháng với sự hiện diện quân sự của Trung Quốc. Mỹ cần kéo Nhật, Ấn Độ, Úc, cùng hỗ trợ các nước nhỏ có đủ sức mạnh quân sự và dân sự (tàu cá) để đối kháng với Trung Quốc;
(iii) Các đối tác của Mỹ cần tăng cường thông tin tình hình cho cộng đồng toàn cầu vì họ có ưu thế pháp lý hơn Trung Quốc;
(iv) Mỹ cần mở rộng và củng cố mạng lưới đối tác trên khắp châu Á. Mỹ cần mở rộng quan hệ với các nước trước ít liên quan như Myanmar, các nước trên dãy Himalaya; tăng cường quan hệ với một số đối tác quan trọng như Ấn Độ và Việt Nam (những nước có chung lợi ích với Mỹ chống lại sự lấn tới của Trung Quốc); và mở rộng quan hệ phi chính phủ.
(v) Mỹ cần đi đầu trong việc chia sẻ thông tin và nhận thức về hàng hải để một bức tranh kịp thời và chính xác về các hoạt động của Trung Quốc;
(vi) Mỹ cần khuyến khích các đối tác xây dựng các năng lực chống tiếp cận riêng của mình để ngăn ngừa các lực lượng Trung Quốc xâm nhập; và
(vii) Mỹ và các đối tác cần chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến phi thông thường vì Trung Quốc đã phát triển học thuyết “Ba cuộc chiến” (truyền thông, tâm lý, và kỹ thuật pháp lý).
Về thực hiện, Mỹ cần giải quyết một số tồn tại trong quan hệ với đối tác như tình trạng lưỡng nan do áp lực từ Trung Quốc, vấn đề ngồi không hưởng lợi (free-riding) hay các đối tác dè dặt trong hợp tác quân sự với Mỹ. Mỹ cần duy trì một hình ảnh khiêm tốn, thúc đẩy các nước khác chia sẻ vai trò lãnh đạo với Mỹ; mở rộng các cơ chế đa phương thay vì tập trận và trao đổi song phương để xây dựng lòng tin và trao đổi quan điểm; đề ra những mục tiêu quan trọng nhất khi phát triển hoặc triển khai các hoạt động luyện tập quân sự với đối tác; và cần hợp tác với các đối tác củng cố sự phụ thuộc lẫn nhau. Trong đó, Mỹ phải đi đầu mở rộng vai trò với đối tác, chia sẻ chuyên môn về hệ thống liên lạc, cảm biến, thậm chí hệ thống chống tên lửa.
Về dự báo, tác giả cho rằng, trong tương lai, sự thống trị của không lực tầm xa sẽ là nhân tố chủ chốt cho thành công quân sự ở Đông Á. Do đó Mỹ cần tái thiết kế lực lượng quân sự và cần có hệ thống không lực đa tầm ngắm để đối phó với quá trình Trung Quốc hiện đại hóa quân sự. Cụ thể, Mỹ cần (i) nhiều máy bay chiến thuật tầm xa (không chỉ ném bom) có độ bền và trọng tải tốt; (ii) rút ngắn khoảng cách tên lửa với Trung Quốc, đặc biệt qua JASSM-ER – tên lửa hành trình đối hạm tầm xa có khả năng cạnh tranh với tên lửa đối hạm của Trung Quốc, và lôi kéo các nước ép Trung Quốc ký Hiệp ước Phá hủy Tên lửa Tầm ngắn và Tầm trung (INF Treaty); (iii) đẩy mạnh sản xuất tên lửa tự hoạt để giành lại quyền kiểm soát biển (điều này giúp kiềm chế tên lửa và không lực đối hạm được phân tán, di chuyển hoặc giấu trong các cơ sở dưới lòng đất của Trung Quốc) và chương trình LOCAAS, chương trình về hệ thống tấn công tự hoạt có chi phí thấp; (iv) bảo vệ hệ thống do thám, liên lạc và cần bộ quy tắc ứng xử chống lại các cuộc tấn công trên không gian, làm tăng chi phí chính trị đối với các quốc gia vi phạm luật. Tuy nhiên hệ thống này cần kết hợp máy bay ném bom tấn công tàng hình từ xa để thu thập hình ảnh và duy trì liên lạc, (v) tính đến các yếu tố khác như con người, tổ chức, huấn luyện, các học thuyết để đối phó lại các thách thức mới.
Thay lời kết
Tựu chung lại, theo quan điểm của tác giả, sự trỗi dậy của Trung Quốc và chương trình hiện đại hóa sức mạnh quân sự, hải quân, không quân của nước này dường như đang đặt châu Á vào nguy cơ chiến tranh, rơi vào bẫy lịch sử năm 1914 gắn liền với sự nổi lên của nước Đức. Trong khi đó, Mỹ không có chiến lược hiệu quả để đối phó với những nguy cơ trên khiến uy tín của Mỹ suy giảm, các nguyên tắc về tự do hàng hải, quyền đối với thực tiễn toàn cầu gặp nguy hiểm. Trước bối cảnh đó, Mỹ cần một chiến lược mới để ngăn chặn xung đột và duy trì trật tự quốc tế có lợi cho tất cả. Cuốn sách này kiến nghị một chiến lược giúp Mỹ duy trì một cuộc cạnh tranh hòa bình tại châu Á. Chiến lược mới sẽ tốn kém và không dễ dàng nhưng nó sẽ giúp Mỹ và các đối tác châu Á tránh được một thảm họa chiến tranh và định hình một tương lai tốt đẹp hơn cho cả Mỹ và các nước trong khu vực.
Nhìn tổng thể, cuốn “Lửa trên nước” là một nghiên cứu quan trọng nhằm tìm lời giải cho tranh luận lâu nay giữa các học giả rằng Mỹ nên có cách tiếp cận nào để ứng phó thích hợp với sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương. Tác giả có những phân tích sắc sảo về cả khía cạnh quân sự và ngoại giao, phản ánh kịp thời các thách thức mang tính chiến lược đang thay đổi trật tự an ninh hiện tại ở khu vực. Tác giả cảnh tỉnh rằng nếu Mỹ không có những thay đổi chiến lược, rất có thể Mỹ và Trung Quốc sẽ có va chạm ở châu Á-Thái Bình Dương. Cuốn sách đưa ra những gợi ý về chiến lược cho Mỹ trong những năm tới, đồng thời đề xuất vai trò của các đồng minh và đối tác ở khu vực cũng như đưa ra các giải pháp làm thế nào để Mỹ có thể đốc thúc và giám sát các đồng minh và đối tác này. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng đánh giá chi tiết về tình hình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc gần đây và xu hướng trong tương lai. Các đánh giá của cuốn sách về chiến lược phòng thủ chung, các chương trình phát triển vũ khí, bố trí lực lượng cũng như sự thay đổi về tương quan lực lượng quân đội giữa các nước đang có ưu thế và các nước trong khu vực rất logic và có chiều sâu.
Tuy nhiên cuốn sách vẫn còn một vài thiếu sót. Cuốn sách sử dụng góc nhìn của thuyết hiện thực nên cho rằng xung đột Mỹ-Trung là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, lịch sử đã cho thấy không phải lúc nào cũng có xung đột giữa cường quốc mới mạnh lên và cường quốc đang suy yếu. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt tất cả khiến các cường quốc có thể rơi vào thế lưỡng nan về an ninh, chạy đua vũ trang nhưng không dẫn đến chiến tranh (như Liên Xô và Mỹ trước đây). Bên cạnh đó, nghiên cứu này sẽ có tính thuyết phục cao hơn nếu sử dụng thông tin từ cả Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt các thông tin nội bộ, thay vì thông tin từ báo chí, báo cáo của các viện nghiên cứu hay là phát biểu của các chính trị gia.
Cuốn sách được viết bằng tâm huyết của một cựu sỹ quan quân đội Mỹ, một nhà nghiên cứu quân sự lâu năm nên có những phân tích sâu sắc về các khía cạnh quân sự và chứa đựng nhiều thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách. Mặc dù đây là một cuốn sách quân sự, nhưng không sử dụng thuật ngữ khó hiểu. Trái lại, cuốn sách được trình bày rõ ràng, mạch lạc và dễ hiểu; thích hợp với cả những người làm công tác nghiên cứu và những người quan tâm đến tình hình chính trị - quân sự ở châu Á – Thái Bình Dương.
Đây là bài điểm cuốn sach1 của Robert Haddick, “Fire on the Water: China, America, and the Future of the Pacific”, Appapolis (MD): Naval Institute Press.
By Robert Haddick
Nguyễn Lê Ngọc Anh
FIRE ON THE WATER: CHINA, AMERICA AND THE FUTURE OF THE PACIFIC.
By Robert Haddick
In Fire on the Water, Robert Haddick contends that much of the general public and many U.S. policy experts are unaware of the threat that China’s military modernization poses to America’s national interests in the Asia-Pacific region. He maintains that within a decade China will have the military power to place U.S. influence throughout East Asia at risk. To avoid a future crisis, the United States needs to fashion a new and more competitive strategy, one that better matches the strengths of the United States and its allies against China’s vulnerabilities.
The U.S. forward military presence in East Asia is essential to protecting America’s standard of living, its strategic interests, and the region’s stability. This will be an increasingly difficult burden for the United States to sustain. However, U.S. forward presence will be less costly and less risky than encouraging China’s neighbors to counter China’s rising power by themselves, which would likely result in an unstable arms race and a conflict that would damage America’s interests.
China’s military strategy, centered on its rapidly expanding aerospace, naval, and land-based missile forces, is exploiting emerging vulnerabilities in America’s forces in the region. Plagued by institutional barriers, the United States has been slow to adapt to China’s rapid military modernization. Current U.S. responses are impractical, because they expend defense resources against China’s strengths rather than its weaknesses.
Fire on the Water proposes far-reaching changes to U.S. diplomacy, military programs, and strategies to counter China’s well-designed military modernization plan. The proposed competitive strategy will strengthen deterrence and bolster the credibility of U.S. alliances in the region. Throughout history the rapid arrival of a new great power has usually resulted in conflict. The United States, China, and Asia can avoid that fate if the United States adopts a more competitive strategy to influence China’s choices and thus maintain the region’s stability and prosperity.
Product Details
Subject: China & the Asia Pacific
Hardback : 288 pages
Illustrations: 15 b/w photos; 4 maps
Publisher: Naval Institute Press (September 15, 2014)
ISBN-10: 1612517951
ISBN-13: 9781612517957
Product Dimensions: 6.125 X 9.25 in
Shipping Weight: 21.6 oz
Praise
"Haddick has a talent for explaining how otherwise obscure topics of defence analysis, like the technical capabilities of weapon platforms or the quirks of military doctrine, place real pressures on broader issues of policy ... Haddick proposes a suite of concrete measures to tilt the military balance back in favor of the United States." - CIMSEC.org
“Haddick suggests that the current US military policy in the region is inadequate to deter Chinese adventurism and needs to be reformed. Fire on the Water is his argument for change … He offers pertinent and detailed criticisms about the suitability of current US military equipment and organization for the Pacific anti-access mission … can be recommended collectively as the skunk works of the military anti-access debate.” - Martin H. Murphy, Parameters, Summer 2015
"...Fire on the Water is strongly recommended. It is, quite simply, one of the most interesting and clearly argued books on the subject I have read for a very long time. These are views that need to be thought about seriously even if not, in the end, fully accepted." - Geoffrey Till, Headmark, Australian Naval Institute.
“Fire on the Water provides the extended argument for a coherent strategy in dealing with the rise of China … Fire On the Water is systematically organized and thorough. [Haddick] shows the hallmarks of a strategic thinker aware of the gravity of the task at hand. He is concerned to make the strongest possible case for a solution to a serious problem requiring massive effort and considerable change … The author is deeply knowledgeable about American and Chinese military strategy and capabilities, domestic and foreign politics, trade and business concerns. He has a definite agenda that he advocates with considerable skill and passion. Fire On The Water should provoke thought and discussion about China and its strategy, with reflections on the similarity between 1914 Europe and East and Southeast Asia today. These sobering thoughts should at least awaken people to the potential dangers. They also warrant the need to think and act effectively in order to preserve peace and well being through involvement and wise diplomatic and military strategies.” - Naval History Book Reviews (NHF).
“The book contributes to the existing literature on maritime security and military strategy in the Asia-Pacific. It argues convincingly that the security context is deteriorating and that the risk of war will continue to rise unless the United States adopts a strategy that targets China’s vulnerabilities. The book cuts across the disciplines of strategic and area studies and provides a strong conceptual and empirical foundation. It is well structured and researched. Its various chapters cover the sources of conflict in the Asia-Pacific, America’s regional military presence, as well as China’s military modernization, before detailing the competitive strategy that the United States ought to adopt to preserve the existing regional order.” - International Journal of Maritime History
"Serious-minded and forward-thinking, Fire on the Water is an invaluable wake-up call to counter America's current drifting on diplomatic, trade, naval, and military matters in the Asia-Pacific region. Highly recommended." - The Midwest Book Review.
"The PRC’s military and economic expansion, although seemingly (at present) confined to East Asia, has transformed the world’s strategic framework. Most analysis of the changing strategic balance in the Pacific either over- or under-estimates the reality on one side of the equation or an other, or fails to address salient contextual issues. Not so Robert Haddick’s Fire on the Water: China, America, and the Future of the Pacific. It is so comprehensive and authoritative that it may be the most important wake-up call yet seen on the reality of the changing military balance in the Pacific.”—Defense & Foreign Affairs Special Analysis
“Fire on the Water is the right book at the right time. Many in Washington these days are inclined to simply supplement acquisition policy or technology for strategy in regions like the Asia-Pacific. Thankfully, Haddick takes two steps back and provide wide-ranging clarity on the nature of the peacetime competition with China before offering his own unique strategy for how the United States can best position itself for success. Perhaps most refreshing is his discussion of ‘competitive strategies’ and how the U.S. should seek to maximize its natural military, economic, and diplomatic advantages to shape Chinese decision-making. It will take hard-nosed thinking like this if the U.S. is to continue to assure its allies and preserve peace and stability in the region in the decade ahead.” - CONGRESSMAN J. RANDY FORBES, U.S. House of Representatives, 4th District of Virginia
“The security of the United States is inextricably woven into the security of the Indo-Pacific region. Cooperation and healthy competition will help deter nations from confrontation. The United States must maintain a position of strength in dealing with the challenges ahead in this region. Haddick's book proposes interesting approaches for our nation as we address those challenges.” - ADM. TIMOTHY J. KEATING, USN (RET.), Commander-in-Chief, U.S. Pacific Command, 2007-09
"Fire on the War provides superb political-military analysis unencumbered by the interests of the armed services, national security bureaucracies, and defense industries. It is an insightful and constructive contribution to better inform American decision-making, policy, military procurement, and, yes indeed, war planning for China. This book should be placed on the top of the reading stacks for anyone, from informed citizens, to students, faculty, military commanders, and policy makers, who want to get smart fast on the acute challenges for American security policy in Asia. Above all, Robert Haddick provides a great public and national service by warning those of us distracted by global crises in Europe and the Middle East of China’s strategically impressive and ominous sharpening of political and military swords in Asia." - The National Interest
“It should now be clear to anyone familiar with the news that there is a security crisis growing in the Western Pacific, the result of China’s rising power and ambitions. Robert Haddick’s very timely Fire on the Water explains in clear terms what’s at stake for the United States and why current policies are only increasing the danger. His proposed strategy, with rejuvenated American airpower a central pillar, is a feasible path for maintaining stability in this critical region. America now faces some long-overdue decisions on how to avoid a ruinous tragedy in East Asia. Fire on the Water provides a lucid analysis of the challenge and a bold yet sensible strategy that will keep the peace and protect America’s interests in Asia.” - LT. GEN. DAVID DEPTULA, USAF (RET.), Chief planner of the 1991 Gulf War air campaign
“Fire on the Water is a powerful and needed corrective to our current habit of responding to global challenges with gauzy aspirations and comforting rhetoric. Robert Haddick dissects the diplomatic, technological, economic and military challenges facing our nation and proposes a rigorously analyzed strategy that persuasively argues for action now if we are to maintain peace and stability in the Western Pacific at an affordable cost. That future will not happen without action by today's policymakers and strategists—pressed by an informed private sector. 100 years ago we ‘sleepwalked’ into a disastrous war. Fire on the Water provides the roadmap to avoid a repetition.” - LT. GEN. WALLACE GREGSON, USMC (RET.), Assistant Secretary of Defense for Asian and Pacific Security Affairs, 2009-11
“It is often said that history doesn’t repeat, but it rhymes. It is certainly now rhyming in the western Pacific. In the early 20th century the U.S. relied on Arms Control in the Washington Naval Agreements rather than a strong Pacific Fleet, while Japan built a massive blue-water fleet, resulting in the great Pacific War between the U.S. and Japan. Today as the U.S. continues to reduce its fleet toward pre-WW II levels, China rapidly grows a modern blue-water fleet. History tells us again and again that there is no choice between maintaining a balance of naval power on the one hand; or some other internationalized alternative. Rather the only possible choice is between maintaining that balance or failing to do so. There is no better person to address this growing crisis than Robert Haddick, a former Marine, distinguished strategist and successful international businessperson. In Fire on the Water, he writes compellingly about the growing problem in all its political, economic and military aspects, and he proposes real and achievable solutions. It is must reading for every informed citizen.” - JOHN F. LEHMAN JR., Secretary of the Navy, 1981–87
Robert Haddick is a military analyst with three decades of experience researching security trends in Asia. He is currently based in Washington, D.C., as a research contractor for U.S. Special Operations Command. A former U.S. Marine Corps officer with service in East Asia and Africa, he has also been a columnist for Foreign Policy Magazine, the managing editor of Small Wars Journal, and a consultant to U.S. Central Command, the U.S. State Department, and the National Intelligence Council.
* * *
Fire on the Water: China, America, and the Future of the Pacific
by Robert Haddick
Reviewed by Kelly Vorndran
Kelly Vorndran is a master’s candidate in Asian Studies at The George Washington University’s Elliott School of International Affairs. Her research interests include Chinese foreign policy and Chinese military modernization. Following her graduation with a B.A. in Foreign Affairs from the University of Virginia, she lived in China and Taiwan and was published by The National Bureau of Asian Research.
The 21st century will be the Asian Century, characterized by a shift in the geopolitical center of the world from Europe to Asia, and an increasingly confident China. It is evident most keenly in the U.S. rebalance policy, an initiative that will likely outlast the Obama administration, as American policymakers have nearly unanimously come to recognize that the tensionfilled Asia-Pacific theater is where a small conflict could escalate into a broader regional or global war, and is therefore vital to maintaining U.S. national security. Robert Haddick’s Fire on the Water is artful account of this shift, why America and the world should care, and what these changes mean for the U.S. military.
Haddick details the impressive rise of China over the past three decades, but focuses on the modernization of Chinese military forces, the People’s Liberation Army (PLA), vis-à-vis U.S. military capabilities. Additionally, he points out how China has become increasingly assertive in pursuing its interests, particularly territorial integrity, which is considered critical to Chinese national identity. The “salami slicing” strategy “to systematically establish legal legitimacy” (81) over disputed territory in the Near Seas, defined as the South and East China Seas, is cited as evidence of an increasingly aggressive China. Chinese action in the Near Seas has begun to cause disruptions in regional order and increase the chances of conflict. Conflicts in the Pacific will most likely involve the American military, specifically the U.S. Navy, which has been tasked with maintaining free access to the Sea Lanes of Communication (SLOCs). The argument made in Fire in the Water is that PLA modernization programs are designed to create a force capable of defeating the United States in any military conflict in the seas or skies between China and the first island chain, and that these programs have been successful. Haddick reasons that the U.S. Navy must begin to implement programs that will counter China’s new capabilities and act as a deterrent to Chinese aggression.
With his experience in the Marine Corps and with the Department of Defense Special Operations Command, Haddick’s argument for focused development of the U.S. military to counter China’s modernization programs, and to overcome China’s increasingly effective AntiAccess/Area Denial (A2/AD) capabilities, is succinct and persuasive.
Nevertheless, while Fire on the Water is overall a balanced account of U.S. capabilities vis-à-vis those of China, it has several flaws. One of the main flaws is that it presumes an inevitable conflict between the United States and China. This presumption overlooks the domestic problems that will claim China’s attention and capacity and leads Haddick to propose courses of action for the U.S. Navy that are highly likely to spark an unnecessary conflict.
The biggest weakness of Haddick’s argument is embodied in the very first sentence of the book: “The risk of war in East Asia is rising” (1). This statement, along with many others in the book, contend that a military conflict between the United States and China is inescapable, due to a clash over the Chinese salami slicing of contested territory, for control of the SLOCs. Furthermore, Haddick incorrectly dismisses the interconnectedness of Chinese, American, and global economic interests by pointing to the example of Germany in WWII. He uses Germany as an example of a state that went to war with its neighbors, despite massive trade and economic enmeshment with them prior to World War II. However, China is not Germany, and Haddick has failed to understand that Chinese strategic thought is oriented towards using economic rather than military means to solve most of its problems, as seen in its economic rather than military engagement with Taiwan.
The United States can, through its network of allies and partners, form a strategy that is less antagonistic towards China than increasing the U.S. military’s presence in the region and deal with the territorial issues through international organizations and law. While Haddick is correct that the United States needs to plan for the development of a military that can overcome A2/AD networks, it also needs to increase cooperation and military exchanges with China. Communication and understanding, rather than blinded arms race, is the first step towards deterrence.
Additionally, the U.S. military needs to understand that China is reticent about undertaking actions which would disrupt its development. The lack of attention and consideration given to China’s state of development is another weakness of Fire on the Water. China’s society is in midst of rapid urbanization, growth of a middle class, widespread corruption, environmental challenges, and the difficult transition from an export-led to consumption-driven economy. These transitions have historically proven disruptive to societies. With its current economic slowdown, China will doubtlessly suffer from societal growing pains, which often result in unrest. In his book, Haddick does not address any of these domestic issues, or the attention that the Chinese government will be forced to give them over the coming decades. The only concession Haddick makes towards China’s domestic challenges is his encouragement of the U.S. military engaging in irregular warfare, through incitement of Taiwan, Xinjiang, or Tibet, all of which could exacerbate instability in society and are crucial to Chinese territorial integrity (148).
Haddick states that his book is meant to lay out a strategy for “preventing conflict in the region by bolstering deterrence” (213), but many of his proposed courses of action would result in dramatically increased tensions, creating a self-fulfilling prophecy of Sino-American conflict. He outlines the need for the U.S. military to develop a stealth bomber and long-range fighter jet, to restart the Low Cost Autonomous Attack System (LOCAAS) program, to increase U.S. naval presence in the region, and to improve the capabilities of U.S. allies and partners. While Haddick’s plan of action may seem reasonable to U.S. military planners, it will appear threatening to the Chinese government as it may be perceived as an attempt to contain China. Increasing patrols without first establishing lines of communication and rules of conduct with the PLA in the Near Seas increases the chances of confrontation that might lead to larger regional conflicts. Already, there have been safety issues between U.S. and Chinese flight and sea patrols.
While several of Haddick’s proposed options increase the likelihood of conflict, his inclusion of U.S. allies and partners in any plan is a positive step. He criticizes the U.S. military’s plans to deal with China’s A2/AD capabilities, such as the Joint Operational Access Concept (JOAC), AirSea Battle Concept, and Distant Blockade Concept, as all falling short, because they lack the critical inclusion of regional allies and partners. As an expeditionary power in the Asia-Pacific, the United States needs to rely on its allies and partners to support its missions. Further, the inclusion of allies and partners in any strategy for dealing with China will increase the economic and political cost of any conflict or attempt to change the current global order.
Fire on the Water is an accomplished work, which illustrates importance of the Asia-Pacific, the expanding capabilities of the PLA – especially its missile capabilities – and what strategic changes the United States needs to make in its force planning to counteract these new capabilities. Haddick slightly overreaches in his portrayal of the inevitability of conflict. With China’s growing domestic challenges, the Chinese Communist Party has minimal desire to modify a global order that currently costs it little, but allows it to reap large benefits. Overall, the book is recommended for its overview of Chinese military capabilities, compared to U.S. capabilities, but should not be taken as an accurate account of the future of conflict in the Asia-Pacific.
Haddick, Robert.
Fire on the Water: China, America, and the Future of the Pacific. Annapolis MD: Naval Institute Press, 2014.
* * *
Xem bài có liên hệ với đề tài: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net