(The Middle East’s Oil-Price Problem).
By Ishac Diwan
Dương Trường Phúc dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Project Syndicate
June 07-2017
Từ 2014 đến 2016, thu nhập của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ ở Trung Đông đã giảm trung bình hơn 1/3 – tương đương 15% GDP – và thặng dư tài khoản vãng lai của các nước này đã chuyển thành thâm hụt ở mức hai con số. Bất chấp việc giá dầu tăng nhẹ gần đây, hầu hết các báo cáo đều cho rằng giá dầu sẽ duy trì ở mức giá hiện tại trong dài hạn. Nếu như vậy, điều này sẽ tạo ra một cú sốc kinh tế vĩ mô mang tầm lịch sử và thay đổi sâu sắc khu vực Trung Đông.
Hầu hết các nước sản xuất dầu mỏ đã bắt đầu cắt giảm chi tiêu, vay mượn và rút tiền dự trữ. Tuy nhiên, các nước thâm hụt thương mại lớn, dự trữ ít hoặc nợ cao nếu chưa thì cũng sẽ cảm thấy bị áp lực tài chính ngày càng nặng nề. Giá dầu thấp sẽ ảnh hưởng đến Algeria, Bahrain, Iraq, Iran, Oman và các quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh như Libya và Yemen trước khi tác động đến những quốc gia giàu có hơn của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC). Nhưng sau cùng, số phận kinh tế của từng nước sẽ phụ thuộc vào các lựa chọn mà mỗi nước đưa ra ngày hôm nay.
Các nước sản xuất dầu mỏ có thể hoặc cắt giảm tiêu dùng, hoặc duy trì nó ở mức hiện tại bằng cách cải thiện năng suất. Đương nhiên, bất kỳ quốc gia nào cũng thích phương án thứ hai, vì vậy các chính phủ trong khu vực hiện đang cố gắng thoát ra khỏi những vấn đề của họ bằng cách đa dạng hoá nền kinh tế.
May mắn thay, khu vực này có điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng cất cánh hơn so với những năm 1990, do đầu tư vào giáo dục và cơ sở hạ tầng đã được thực hiện khi giá dầu tăng cao trong suốt thập niên vừa qua. Nhưng để tránh cắt giảm mạnh mẽ mức tiêu dùng hiện tại, bất kỳ chiến lược tăng trưởng đáng tin cậy nào cũng đều phải ưu tiên chuyển đổi cơ cấu hơn so với ổn định kinh tế vĩ mô để tránh tình huống tăng trưởng yếu có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính và cắt giảm tiêu dùng mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Liệu chính phủ các nước trong khu vực có thật sự nghiêm túc trong việc thực hiện các thay đổi thực sự hay không vẫn cần phải tiếp tục theo dõi. Bài học từ cú sốc dầu gần đây nhất, vốn diễn ra sau sự sụp đổ quá trình công nghiệp hoá do nhà nước lãnh đạo vào giữa thập niên 1980, rất khó tiếp thu. Bởi các chính phủ phải vay mượn để tránh phải thực hiện những điều chỉnh cần thiết trong thời kỳ bùng nổ giá dầu 1973-1985, việc dầu rớt giá sau đó đã thúc đẩy một cuộc khủng hoảng nợ. Hầu hết các quốc gia không có lựa chọn nào khác ngoài việc cắt giảm chi tiêu và chấp nhận một thập niên mất mát vì tăng trưởng yếu kém.
Cũng từ đó, các chính phủ khắp khu vực đã dùng đến những phương thức mạnh tay để trấn áp sự bất mãn của công chúng cũng như các đối thủ chính trị. Vào cuối thập niên 1990, họ đã khôi phục được cân bằng kinh tế vĩ mô nhưng chỉ thực hiện các cải cách cơ cấu bề mặt. Vào đầu những năm 2000 khi nền kinh tế tăng trưởng trở lại, điều đó được thúc đẩy hầu như hoàn toàn bởi một đợt bùng nổ giá dầu khác.
Cũng như trong thập niên 1980, các chính phủ trong khu vực ngày nay phải phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu mỏ để hỗ trợ tiêu dùng, việc làm và đầu tư công. Các điều chỉnh khi cần thường được tiến hành dưới dạng cắt giảm ngân sách thay vì chuyển đổi cơ cấu. Và những khoản cắt giảm này thường rơi vào lĩnh vực đầu tư công, do đó làm xói mòn triển vọng tăng trưởng trong tương lai. Giờ đây do giá dầu đã xuống mức thấp, đầu tư tư nhân giảm sút, các công ty nội địa ngưng trệ và thất nghiệp đang gia tăng.
Về cơ bản, chính phủ các nước sản xuất dầu mỏ đang rơi vào một thế lưỡng nan: Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn dù đáng mong muốn nhưng lại đòi hỏi chế độ phải chấp nhận những rủi ro có thể đe dọa sự sống còn của họ. Tách thu nhập dầu mỏ khỏi các khoản trợ cấp cho người dân sẽ đòi hỏi một khế ước xã hội mới ít dựa hơn vào tiêu dùng do nhà nước đảm bảo, và tăng cường tự chủ cá nhân hơn.
Tuy nhiên, trong khi đa dạng hóa nền kinh tế đòi hỏi cần có nhiều không gian hơn cho các doanh nghiệp tư nhân thì chính phủ các nước trong khu vực, nhất là trong thời kỳ bùng nổ giá dầu, lại có xu hướng ưa chuộng các công ty có quan hệ chính trị tốt. Thực tiễn này luôn là rào cản cho cạnh tranh, làm sai lệch việc cấp vốn ngân hàng, và hạn chế sự năng động của nền kinh tế; nhưng lại giúp cho những kẻ độc tài duy trì quyền lực của mình.
Thật không may, hệ thống bảo trợ và chủ nghĩa thân hữu này càng được củng cố từ sau sự kiện Mùa xuân Arab, vì chính phủ phải tăng cường việc mua chuộc đồng thuận chính trị. Các nước xuất khẩu dầu mỏ, ngoại trừ Libya và Yemen, có thể đã tránh được sự thay đổi chế độ, nhưng quyền lực độc quyền – và bất kỳ cố gắng nào để xóa bỏ điều đó – đều đã trở nên tốn kém hơn.
Một số chế độ sẽ bị cám dỗ phải giữ nguyên nguyên trạng, hi vọng giá dầu tăng trở lại, và trong lúc đó thì thẳng tay đàn áp xã hội dân sự mạnh mẽ hơn. Nếu điều đó xảy ra, tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn so với những năm 1990. Người dân ở khu vực này càng ngày càng quen với mức chi tiêu cao của nhà nước, và sự bất mãn của công chúng được thể hiện qua Mùa xuân Arab vẫn chưa biến mất.
Những nước lựa chọn cải cách không chỉ cần sự can đảm chính trị mà còn cần các chính sách được xây dựng tốt. Ở hầu hết các quốc gia Trung Đông, tỉ lệ tham gia thị trường lao động thuộc vào loại thấp nhất thế giới, và tỷ lệ tiêu hao năng lượng so với đầu ra sản phẩm thuộc nhóm cao nhất. Để tăng năng suất đồng thời duy trì ổn định xã hội, cần xoá bỏ trợ cấp với mục tiêu nâng cao hiệu quả, chứ không phải chỉ để cắt giảm ngân sách. Và cần thiết lập một hệ thống trợ cấp ngân sách mới nhằm để hỗ trợ đầu tư hơn là tiêu dùng.
Tuy vậy, các chính phủ không thể chỉ tự do hóa thị trường và hy vọng những điều tốt nhất sẽ tự đến. Khối tư nhân trong khu vực sẽ cần được hỗ trợ tích cực, bền vững để phát triển và trưởng thành. Quản lý các nền kinh tế hỗn hợp bao gồm các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân sẽ đòi hỏi kỷ luật, qua đó các tài sản năng suất cao sẽ không bị lãng phí, hoặc được tư hữu hóa ở mức giá bèo.
Sự mất cân bằng ngoại thương sẽ đặt ra thách thức lớn cho khu vực. Tỷ giá hối đoái linh hoạt rõ ràng không có lợi khi quốc gia không có khả năng xuất khẩu và việc thiết lập các biện pháp kiểm soát nhập khẩu hay ngoại hối sẽ chỉ tạo ra những kẻ tham nhũng và trục lợi. Tuy nhiên, một số nước vẫn còn dư địa để tăng thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng tiêu dùng nhất định. Và nếu họ phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và tăng cường các nỗ lực bảo tồn năng lượng, họ có thể tăng xuất khẩu năng lượng.
Thật khó để dự đoán tương lai nguồn thu từ dầu thấp sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với Trung Đông. Các tầng lớp tinh hoa trong khu vực có thể hoặc là chấp nhận thay đổi, hoặc là không làm gì cả và chấp nhận nguy cơ tụt hậu nhanh chóng. Thời gian để đưa ra lựa chọn đang cạn dần.
Ishac Diwan
Dương Trường Phúc dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Ishac Diwan là thành viên của Sáng kiến Trung Đông của Trung tâm Belfer tại Đại học Harvard và là giám đốc Trung tâm về Thế giới Arab tại Đại học Khoa học tự nhiên và xã hội Paris. (From Project Syndicate).
The Middle East’s Oil-Price Problem
By Ishac Diwan
Dương Trường Phúc dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Project Syndicate
June 07-2017
CAMBRIDGE Between 2014 and 2016, Middle Eastern oil-exporting countries’ revenues fell by an average of more than one-third – or 15% of GDP – and their current-account surpluses have swung violently to double-digit deficits. Notwithstanding a small recent uptick, most forecasts predict that oil prices will remain at current levels for the long term. If so, this will deliver a macroeconomic shock of historic proportions and profoundly change the Middle East.
Most oil-producing countries have already started to cut expenditures, borrow, and draw down their reserves. But countries with large external imbalances, low reserves, or high debts will increasingly feel financially constrained, if they don’t already. Low oil prices will hit Algeria, Bahrain, Iraq, Iran, Oman, and war-torn Libya and Yemen before the richer countries of the Gulf Cooperation Council. But, ultimately, each country’s economic fate will depend on the choices that it makes today.
Oil-producing countries can either cut consumption, or maintain it by improving productivity. Naturally, any country would prefer the latter, so the region’s governments are now trying to grow out of their problems by diversifying their economies.
Fortunately, the region is better positioned for a growth takeoff than it was in the 1990s, owing to major education and infrastructure investments that were made during the last decade of high oil prices. But to avoid deep cuts to current consumption, any credible growth strategy will have to put structural reforms before even macroeconomic stabilization, lest failure to deliver growth leads to a financial crisis and even deeper consumption cuts in the future.
Whether the region’s governments are finally serious about implementing real change remains to be seen. The lessons of the last oil shock, which came on the heels of a collapse in state-led industrialization in the mid-1980s, were hard to absorb. Because governments had borrowed to avoid making necessary adjustments during the 1973-1985 oil boom, the eventual bust precipitated a debt crisis. Most countries had no choice but to cut expenditures and accept a lost decade of anemic growth.
Since then, governments across the region have resorted to crude repression to keep public discontent and political opponents at bay. By the end of the 1990s, they had restored macroeconomic balance, but implemented merely superficial structural reforms. And when growth did return, in the 2000s, it was driven almost entirely by another oil boom.
As in the 1980s, the region’s governments today have tied oil revenues to consumption subsidies, public-sector employment, and public investment. When adjustments are needed, they generally take the form of fiscal cuts, rather than structural reforms. And these cuts have mostly hit public investment, thus undermining future growth prospects. Now that oil prices have plateaued, private investment is falling, domestic firms are idling, and unemployment is rising.
More fundamentally, governments in oil-producing countries are confronting a political dilemma: Stronger economic growth, though desirable, requires regimes to take risks that could endanger their very survival. Decoupling oil revenues from public subsidies will require a new social contract that is based less on guaranteed consumption and more on personal autonomy.
But, while a diversified economy presupposes more space for private enterprise, governments in the region, especially during boom times, have tended to favor politically connected firms, and blocked those they view as a threat. This practice has always impeded competition, distorted bank lending, and reduced economic dynamism; but it has helped autocrats preserve their power.
Unfortunately, this system of patronage and clientelism has become only more entrenched since the Arab Spring, as governments have increasingly had to buy political consent. Oil exporters, with the exception of Libya and Yemen, may have avoided major political changes, but the autocratic bargain – and any attempt to unravel it – has become more expensive.
Some regimes will be tempted to stick with the status quo, hope for a recovery in oil prices, and crack down harder on civil society in the meantime. If that happens, the situation could turn out even worse than in the 1990s. The region’s people have grown even more accustomed to high levels of state spending, and the public discontent revealed by the Arab Spring has not disappeared.
Those countries that opt for reform will require not only political courage, but also well-crafted policies. In most Middle Eastern countries, labor-market participation is now among the lowest in the world, and energy-to-output ratios are among the highest. To increase productivity while preserving social stability, subsidies should be removed with the goal of improving efficiency, not simply to make fiscal cuts. And a new fiscal-transfer system should be established to support investment rather than consumption.
However, governments cannot simply liberalize markets and hope for the best. The region’s private sector will need active, sustained support to grow and mature. Managing mixed economies that include state-owned enterprises and an inchoate private sector will require discipline, so that productive assets are not squandered, or privatized at fire-sale prices.
External imbalances will pose the largest challenge for the region. Exchange-rate flexibility is not particularly useful when a country has no export capacity, and establishing import or foreign-exchange controls would only generate corruption and rent-seeking. Still, some countries may have room to raise tariffs on certain consumer goods. And if they develop renewable-energy sources and step up their conservation efforts, they can increase their energy exports.
It is hard to predict what a future of low oil revenues will mean for the Middle East. The region’s elites can either embrace change, or do nothing and risk a precipitous decline. The time to choose is running out.
Ishac Diwan
Ishac Diwan is an affiliate at the Belfer Center’s Middle East Initiative at Harvard University and holds the Chaire d’Excellence Monde Arabe at Paris Sciences et Lettres. (From Project Syndicate).
Ishac Diwan received his PhD in economics from the University of California at Berkeley. He taught international finance at NYU's Business School from 1984-87. In 1987, he joined the World Bank's Research Complex, where he focused on international finance, trade, and macroeconomics. In 1992, with the coming of the Oslo Agreements, he joined the World Bank’s Middle East Department, first as the country economist for the West Bank and Gaza and later as a regional economist. He contributed to the creation of the prime network of economists in the Middle East, the Economic Research Forum, and of a regional policy forum, the Mediterranean Development Forum. In 1996, he joined the World Bank Institute and led the Economic Policy group (1996-2002), creating the Attacking Poverty Program and contributing to the initiation of the Global Development Network. Diwan lived in Addis Abeba (2002-07) and Accra (2007-11), as the Bank's Country Director for Ethiopia and Sudan first, and then for Ghana, Liberia, Sierra Leone, Burkina Faso, and Guinea. He led several ambitious initiatives, such as Ethiopia's Productive Safety Net, Ethiopia's Protection of Basic Services Program, and in West Africa, initiatives to support commercial agriculture, natural resources development, and jobs for the youth. He taught Public Policy at the Kennedy School of Government and was Director for Africa and the Middle East at the Growth Lab of the Center for International Development from 2011-2014. (From Harvard University).
* * *
Xem bài liên hệ đề tài: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu, click vào đây
Read more on English topic, please click here
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net