Trump's pragmatic pivot back to Asia
By Thitinan Pongsudhirak
The Straits Times
Jun 6, 2017, 5:00 AM SGT
USS Lassen (DDG-82) hải hành quanh đảo Trường Sa của VN.
Thật là mỉa mai và đi ngược với trực giác, nhưng chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang mở ra các con đường cho Hoa Kỳ can dự vào Đông Nam Á, nhiều hơn so với sự mong đợi của các nước trong khu vực. Người tiền nhiệm Barack Obama đã đầu tư các nguồn lực khổng lồ và toàn bộ chiến lược địa chính trị của 2 nhiệm kỳ tổng thống của ông được gói gọn trong khái niệm “xoay trục” sang châu Á vốn được chào hàng ầm ĩ như là tái cân bằng lợi ích và nguồn lực của Mỹ từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Tuy nhiên, ông Trump, một nhân vật gây nhiều tranh cãi với một phong cách lãnh đạo nhiều mâu thuẫn và ít ỏi về kinh nghiệm trong chính sách đối ngoại, lại có thể đóng góp hiệu quả hơn cho mối quan hệ Mỹ – Đông Nam Á.
Trong 8 năm tại nhiệm, Tổng thống Obama đã được tôn trọng vì uy tín quốc tế. Sự ủng hộ nhiệt tình của ông đối với một trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ đã dẫn đến thỏa thuận mang tính bước ngoặt trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu cũng như phi hạt nhân hóa. Chiến lược “xoay trục” của ông cũng đã đặt Đông Nam Á làm trọng tâm.
Tuy nhiên, xét về tổng thể, tình hình đã không có nhiều biến chuyển. Trong những năm của chính quyền Obama, có thể nói rằng là Đông Nam Á đã bị “mất” về tay Trung Quốc. Kể từ năm 2012, Trung Quốc đã bồi đắp một chuỗi các hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông, xây dựng và đóng quân ở căn cứ quân sự trên các hòn đảo khác. Mặc dù phán quyết quốc tế của Tòa Trọng tài Thường trực đã loại bỏ tính hợp pháp của hành động này vào tháng 7 năm ngoái, Bắc Kinh đã có những gì họ muốn.
Ở Đông Nam Á lục địa, Trung Quốc đã xây dựng một chuỗi đập ở thượng nguồn sông Mekong, gây thiệt hại cho các cộng đồng sống ở cuối dòng sông tại Campuchia và Việt Nam. Phản ứng trong khu vực đối với sự hung hăng của Trung Quốc là dè dặt với sự thiếu vắng của một đối trọng lớn.
Cùng lúc đó, sự nổi lên của các thể chế chuyên quyền ở Đông Nam Á, từ Thái Lan và Campuchia sang Malaysia và Philippines, khiến Bắc Kinh hưởng lợi. Chính quyền Obama thúc đẩy dân chủ và nhân quyền, những thứ đã trở thành điều khó chịu đối với một số chế độ ở Đông Nam Á. Các biểu hiện của sự trượt dốc của khu vực vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc bao gồm chuyến thăm của các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đến Bắc Kinh, như Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippines và Thủ tướng Najib Razak của Malaysia.
Nhưng giờ đây, Mỹ có thể được tái can dự vào khu vực thông qua cửa phụ. Chính quyền Trump dường như đặt vấn đề lợi ích cao hơn các giá trị trong giao dịch. Ông Trump đã phát biểu tại lễ nhậm chức của ông rằng Hoa Kỳ không tìm cách áp đặt lối sống cho người khác, một cam kết được lặp đi lặp lại ở Saudi Arabia hồi tháng trước.
Đối với Đông Nam Á, việc định hướng lại chính sách “xoay trục” của Obama đã dẫn đến các cuộc gọi điện thoại cá nhân và lời mời các nhà lãnh đạo của Philippines, Singapore và Thái Lan đến thăm Tòa Bạch Ốc, trước đó là lời bảo đảm rằng Tổng thống Trump sẽ có chuyến đi đến Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và gặp các nhà lãnh đạo ASEAN tại Manila vào tháng 11, một chặng dừng ngắn sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam. Động cơ ban đầu cho những cuộc gọi của Mỹ là tập hợp các đồng minh như Bangkok, Manila và các đối tác như Singapore để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Triều Tiên, nhưng bước đi này cũng có thể phát triển thành một quan điểm tái can dự địa chính trị nhiều hơn của Mỹ trong mùa hội nghị thượng đỉnh khu vực.
Trong khi chưa ai trong số 3 nhà lãnh đạo nêu trên đến Washington, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã mở đường với chuyên thăm đầu tiên tới Tòa Bạch Ốc. Đó là một chuyến thăm vừa thực chất vừa mang tính biểu tượng. Cách đây không lâu, hai nước đã đối đầu nhau trong một cuộc “chiến tranh ý thức hệ cay đắng và xấu xí”. Nhưng tuần trước, ông Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý mua hơn 15 tỷ USD giá trị hàng hóa và dịch vụ của Mỹ, một phần để giảm bớt số 32 tỷ USD thặng dư thương mại của Việt Nam. Rõ ràng quan hệ Mỹ – Việt đang đi lên, và nhiều thứ hơn nữa sẽ đến trong giai đoạn trước Hội nghị cấp cao APEC. Nhà lãnh đạo tiếp theo có thể là Đại tướng Prayuth Chan-ocha của Thái Lan. Công tác chuẩn bị cho chuyến thăm vào tháng tới đang được thực hiện. Kể từ sau cuộc đảo chính quân sự ở Thái Lan tháng 5/2014, quan hệ Thái – Mỹ đã ở trạng thái không ổn. Chính quyền Barack Obama đã đặt điều kiện khôi phục quan hệ song phương lạnh bằng việc nối lại chính quyền dân chủ thông qua các cuộc bầu cử.
Bằng cách nhấn mạnh cuộc bầu cử trước khi có các cuộc đàm phán song phương, chính quyền B. Obama đã đánh mất mọi thế mạnh trong quan hệ với Thái Lan, khi quân đội Thái tiếp quản chính trị để đảm bảo sự ổn định trong bối cảnh các cuộc biểu tình đường phố và cuộc kế thừa vương vị đang đến gần. Thay vào đó, Bangkok đã nghiêng hơn về Bắc Kinh do nhu cầu cần phải có được sự công nhận của một siêu cường. Sự ghẻ lạnh trong quan hệ liên minh hiệp ước Thái – Mỹ bắt nguồn phần nhiều từ Washington hơn là từ Bangkok. Sự ghẻ lạnh hơn nữa đối với chính quyền quân sự Thái Lan sẽ đẩy Bangkok đến Bắc Kinh, giống như cách phương Tây bị mất Myanmar thông qua các biện pháp trừng phạt và cô lập trong những năm 1990.
Để chắc chắn, việc Mỹ thay đổi hoàn toàn chính sách như vậy phải không được đánh đồng với việc từ bỏ các vấn đề quyền tự do dân chủ mà Mỹ đang đại diện. Tuy nhiên, Mỹ phải tái can dự và quan hệ với chính quyền quân sự của Thái Lan để lấy lại thế mạnh và các dư địa chính sách. Tương tự là cách Mỹ có thể xử lý quan hệ với ông Duterte và cuộc chiến chống ma túy làm nhiều người chết của ông ta, với các vi phạm nhân quyền đáng chú ý. Vấn đề không phải để nắm lấy và cũng không phải là để xa lánh người hùng được dân bầu của Philippines khiến Trung Quốc hưởng lợi, mà là để lôi kéo ông ta theo cách sẽ giúp cải thiện hồ sơ nhân quyền của chính phủ này.
Việc ông Trump cân bằng chính sách “xoay trục” của ông Obama đã trở nên đầy đủ, nhưng nó không nên trở thành quá trớn. Theo đuổi vấn đề lợi ích có thể mang lại những cuộc thương lượng với các chế độ Đông Nam Á, nhưng vấn đề nhân quyền và tự do không phải không bị bỏ rơi. Phần lớn Đông Nam Á muốn Mỹ có sự trở lại tương xứng trong khu vực bởi họ không muốn đi “hoàn toàn” vào quỹ đạo của Trung Quốc. Dù vẫn mới chỉ là những ngày đầu trong kỷ nguyên Trump, quan hệ Mỹ – Đông Nam Á chớm nở, cho đến nay, thật ra là không quá tệ.
By Thitinan Pongsudhirak
The Straits Times
Trump's “pragmatic” pivot back to Asia
By Thitinan Pongsudhirak
The Straits Times
Jun 6, 2017, 5:00 AM SGT
It is ironic and counter-intuitive, but the administration of President Donald Trump is making more inroads for the United States into South-east Asia than the neighbourhood might have expected. His predecessor, Mr Barack Obama, invested enormous energy and the entire geostrategy of his two presidential terms into a much-touted "pivot to Asia" in rebalancing American interests and resources from the Atlantic to the Pacific. Yet Mr Trump, a walking controversy with a rambunctious leadership style and little foreign policy experience, may end up being more effective for US-South-east Asia relations.
During his eight years in office, Mr Obama was respected for his international outlook. His unwavering support for the rules-based liberal global order constructed led to landmark agreements in areas such as climate change and de-nuclearisation. His pivot strategy was anchored around South-east Asia.
Yet it all did not go very far. During the Obama years, it can be said that South-east Asia was "lost" to China. Since 2012, China has taken over a string of artificial islands in the South China Sea, building and stationing military installations and other assets. Despite an international ruling by the Permanent Court of Arbitration to the contrary in July last year, Beijing has kept what it took.
In mainland South-east Asia, China built a chain of dams in the upper reaches of the Mekong River to the detriment of downstream communities in Cambodia and Vietnam. Regional responses to China's belligerence were tepid in the absence of a major counterweight.
At the same time, the authoritarian upsurge in South-east Asia, from Thailand and Cambodia to Malaysia and the Philippines, played into Beijing's hands. The Obama administration promoted democracy and human rights, which became unpalatable to certain regimes in South-east Asia. The manifestations of this neighbourhood's slide into China's shadow included visits of South-east Asian leaders to Beijing, led by Philippine President Rodrigo Duterte and Malaysian Prime Minister Najib Razak.
But now, the US may be re-engaging the region through side doors. The Trump administration appears to privilege interests over values in a transactional fashion. Mr Trump said at his inauguration that the US does not seek to impose its way of life on others, a pledge repeated last month in Saudi Arabia.
For South-east Asia, the Trump reorientation of the Obama pivot has led to personal phone calls and invitations to the leaders of the Philippines, Singapore and Thailand to visit the White House, preceded earlier by reassurances that President Trump will make the trip to the East Asia Summit and Asean leaders' meeting in Manila this November, a short hop after attending the Asia-Pacific Economic Cooperation (Apec) summit in Danang, central Vietnam.
St Illustration: Miel
The initial US motive for these calls was to rally allies like Bangkok and Manila and partners such as Singapore to contain North Korea's nuclear threat, but this may well develop into a more re-engaged US geopolitical positioning by the regional summit season.
While none of the three invited leaders has made it to Washington as yet, Vietnamese Prime Minister Nguyen Xuan Phuc has led the way with a first visit to the Trump White House by a South-east Asian leader. It was substantive and symbolic. Not so long ago, the two countries locked horns as sworn enemies in a bitter and ugly ideological war. But last week, Mr Phuc agreed to buy more than US$15 billion (S$20.7 billion) worth of US goods and services, partly to curb the US$32 billion in trade surplus in favour of Vietnam. Clearly, US-Vietnam relations are on the up, and more will come in the lead-up to the Apec summit.
Next may be Thailand's General Prayut Chan-o-cha. Preparations are reportedly under way for a visit next month.
Since Thailand's military coup in May 2014, Thai-US relations have been on the rocks. The Obama team conditioned restoration of bilateral ties on the resumption of democratic rule with elections.
By insisting on elections before bilateral dealings, the Obama administration lost whatever leverage it had with Thailand, as the military took over Thai politics to ensure stability in the wake of street protests and a looming royal succession. Instead, Bangkok moved closer to Beijing out of necessity for superpower recognition. The estrangement in the Thai-US treaty alliance stemmed more from Washington than Bangkok. More alienation of the Thai military regime would hand Bangkok to Beijing, much like how the West lost Burma through sanctions and isolation in the 1990s.
To be sure, such a US turnaround must not be equated with the abandonment of the democratic rights and freedoms which America stands for. But the US has to re-engage and deal with Thailand's military government to regain leverage and manoeuvring room. A similar case might be made for the US' dealing with Mr Duterte and his deadly drug war, with its attendant human rights violations. The point is neither to embrace nor to alienate the Philippine elected strongman to China's benefit, but to engage him in ways that will improve his government's human rights record.
The Trump rebalance of the Obama pivot is overdue, but it should not be overdone. Pursuing interests can yield bargaining chips with South-east Asian regimes, but values on rights and freedoms must not be abandoned. Much of South-east Asia wants the US "back in" with heft in the neighbourhood because it does not want to go "all-in" on China. While it is still early days in the Trump era, the inchoate US-South-east Asia relations are, so far, not so bad.
Thitinan Pongsudhirak
Director Institute of Security and International Studies at Chulalongkorn University
• The writer teaches international political economy and directs the Institute of Security and International Studies at Chulalongkorn University in Bangkok.
A version of this article appeared in the print edition of The Straits Times on June 06, 2017, with the headline 'Trump's pragmatic pivot back to Asia'.
* * *
Xem bài liên hệ với chủ đề: click vào đây
Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
More on English topic, please click here
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net