(The End of Asia’s Strategic Miracle?)
By Richard N. Haass
Phạm Nguyên Trường dịch
Project Syndicate
Aug 16-2017
Hiện nay còn quá sớm, chưa thể biết liệu thách thức mà chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên đặt ra có được giải quyết hay không và giải quyết như thế nào. Nhưng xem xét thách thức đó có thể có ý nghĩa như thế nào đối với cái phần của thế giới từng đặt ra cho lịch sử một số câu đố thì không phải là quá sớm.
Biệt danh “Phép mầu châu Á” cho thấy tốc độ phát triển kinh tế phi thường ở nhiều nước châu Á trong suốt nửa thế kỉ vừa qua. Nền kinh tế cất cánh đầu tiên là Nhật Bản, mặc dù trong những thập kỷ gần đây đã chậm lại và dân số tương đối nhỏ, nhưng vẫn là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Trung Quốc bắt đầu trỗi dậy sau một thời gian, nhưng không kém phần ấn tượng: nước này có tốc độ tăng trưởng GDP trung bình với hai con số trong suốt ba thập kỷ, làm cho nó trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Chẳng bao lâu nữa, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, gần đây đã có tốc độ tăng trưởng GDP đầy ấn tượng là 7-8% một năm. Những năm gần đây, mười thành viên ASEAN cũng có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 5% một năm.
Nhưng phép màu kinh tế châu Á trong giai đoạn vừa quay dựa trên phép lạ mang tính chiến lược, nhưng ít được nói tới: giữ vững hòa bình và trật tự. Kể khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào giữa những năm 1970, châu Á đã nổi lên như là khu vực không có các xung đột lớn, ở bên trong từng nước hay các nước với nhau – thành tích làm cho khu vực này khác hẳn châu Phi, châu Âu, Trung Đông, và ngay cả Mỹ Latin.
Sự ổn định này còn đặc biệt ở chỗ, châu Á là nơi có nhiều tranh chấp chưa được giải quyết. Khi Chiến tranh Thế giới II kết thúc năm 1945, Nhật Bản và Nga không ký được hiệp định hòa bình, chủ yếu là do những lời tuyên bố trái ngược nhau về chủ quyền đối với Quần đảo Nam Kuril, ở Nhật Bản gọi là Lãnh thổ phía Bắc. Tám năm sau đó, Chiến tranh Triều Tiên cũng kết thúc mà không có hiệp định hòa bình chính thức, để lại một bán đảo bị chia cắt và được vũ trang đến tận răng.
Hiện nay, những lời tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ trái ngược nhau - chủ yếu liên quan đến Trung Quốc - tiếp tục gây căng thẳng trên khắp châu Á. Nhật Bản dính líu vào vụ tranh chấp với Trung Quốc trên quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) ở Biển Hoa Đông. Gần chục nước châu Á khác phản đối dữ dội những lời tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông. Và Ấn Độ đang đối đầu với Trung Quốc trong vùng biên giới Himalaya.
Mặc dù có những căng thẳng như thế, châu Á nói chung vẫn giữ được hòa bình, một phần là do không nước nào dám khiêu chiến vì tăng trưởng kinh tế sẽ vị đe doạ. Quan điểm này thể hiện rõ ràng ở Đặng Tiểu Bình. Trong thời gian lãnh đạo công cuộc “cải cách và mở cửa” kinh tế của Trung Quốc từ cuối những năm 70 đến đầu những năm 1990, Đặng công khai nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường bên ngoài ổn định để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế bên trong. Sự phụ thuộc vào các mối quan hệ thương mại trong khu vực để giúp tăng trưởng và việc làm còn tạo ra động lực nữa trong việc duy trì hòa bình.
Nhưng kinh tế có lẽ không phải là yếu tố duy nhất có vai trò ở đây. Vì hầu hết các nước châu Á đều có những xã hội tương đối đồng nhất với bản sắc quốc gia vững chắc, khả năng bùng phát xung đột dân sự và lan qua đường biên giới quốc gia là tương đối thấp. Cuối cùng, nhưng chắc chắn là không kém phần quan trọng là sự hiện diện quân sự hùng hậu của Mỹ ở châu Á - nền tảng của hệ thống liên minh khu vực đầy sức mạnh - đã làm giảm nhu cầu của các nước châu Á trong việc phát triển các chương trình quân sự lớn của riêng mình và củng cố hiện trạng, có tác dụng kiềm chế những cuộc phiêu lưu quân sự.
Những yếu tố này đã góp phần củng cố hòa bình và ổn định ở Châu Á, nhưng đây không thể được coi là đương nhiên. Thật vậy, áp lực đang ngày càng tăng – đẩy phép lạ về chiến lược, từng tạo điều kiện cho phép lạ của kinh tế châu Á, vào tình trạng nguy hiểm.
Cái gì đã thay đổi? Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tạo điều kiện cho nước này tăng cường tiềm lực quân sự. Khi Trung Quốc áp dụng chính sách đối ngoại ngày càng quyết đoán hơn - được minh họa bằng tranh chấp biên giới với Ấn Độ và các yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông – thì các nước khác cũng phải gia tăng các khoản chi tiêu cho lĩnh vực quốc phòng. Khi xảy ra hiện tượng như thế, có nhiều khả năng là bất đồng hoặc sự cố sẽ leo thang thành xung đột.
Trong khi đó, Mỹ - cường quốc duy nhất có khả năng ngăn chặn Trung Quốc - dường như đang rút lui, không muốn giữ vai trò truyền thống ở châu Á nữa. Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và đe doạ các đồng minh của Mỹ về chi tiêu quốc phòng và bất cân đối thường xuyên trong lĩnh vực thương mại. Nói chung, tính bất định của chính sách đối ngoại của Mỹ đang gia tăng có thể làm suy yếu khả năng ngăn chặn và thúc đẩy các nước đồng minh phải tự mình nắm lĩnh vực an ninh.
Nguyên nhân trực tiếp nhất của sự bất ổn tiềm tàng là Bắc Triều Tiên, hiện nay không chỉ là một mối đe dọa quân sự đối với Hàn Quốc, mà còn là đe dọa hạt nhân đối với tất cả các nước châu Á, cũng như Mỹ. Điều này có thể gây ra cuộc tấn công ngăn chặn mang tính huỷ diệt từ phía Mỹ. Nhưng, nếu Mỹ không ra tay, kết quả cũng có thể là thảm khốc, nếu Bắc Triều Tiên tấn công. Thậm chí ngay cả đe dọa tấn công có thể gây mất ổn định, nếu nó thúc đẩy các nước đồng minh của Mỹ như Hàn Quốc và Nhật Bản tăng chi tiêu quân sự và xem xét lại địa vị phi hạt nhân của họ.
Nếu xảy ra một trong những kịch bản này, hậu quả sẽ lan xa. Ngoài thiệt hại về người, chúng sẽ đe doạ sự thịnh vượng kinh tế không chỉ của châu Á, mà của cả thế giới. Cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc có thể huỷ hoại mối quan hệ song phương quan trọng nhất trong thế kỷ XXI.
Tin vui là không có điều nào trong số này là không thể tránh được. Vẫn còn thời gian để các chính phủ áp dụng những biện pháp kiềm chế, khảo sát những biện pháp ngoại giao và xem xét lại những chính sách có thể làm mất ổn định. Thật không may là, chúng ta đang sống trong một giai đoạn ngóc đầu dậy của tinh thần dân tộc và đôi khi có những lãnh đạo vô trách nhiệm. Bên cạnh đó là sự dàn xếp quân sự-chính trị khu vực không phù hợp, và hoàn toàn không chắc chắn là khôn ngoan sẽ thắng liều lĩnh hay nền hòa bình độc đáo kéo dài hàng thập kỉ ở châu Á sẽ tồn tại mãi.
By Richard N. Haass
Phạm Nguyên Trường dịch
Richard N. Haass, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, từng là Giám đốc ban kế hoạch chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ (2001-2003), và là đặc phái viên của Tổng thống George W. Bush ở Bắc Ireland và Điều phối viên vì Tương lai của Afghanistan . Ông là tác giả cuốn A World in Disarray: American Foreign Policy and the Crisis of the Old Order, tạm dịch: Thế giới trong tình trạng hỗn loạn: chính sách đối ngoại của Mỹ và khủng hoảng của trật tự cũ. (Theo Project Syndicate).
The End of Asia’s Strategic Miracle?
By Richard N. Haass
Project Syndicate
Aug 16-2017
TOKYO – It is too soon to know whether and how the challenge posed by North Korea’s nuclear and missile programs will be resolved. But it is not too early to consider what that challenge could mean for a part of the world that has in many ways defied history.
The moniker “Asian Miracle” goes some way toward conveying just how extraordinary the last half-century of economic growth in many Asian countries has been. The first economy to take off was Japan, which, despite a slowdown in recent decades and a relatively small population, remains the world’s third-largest economy.
China’s ascent began a bit later, but is no less impressive: the country achieved over three decades of double-digit average GDP growth, making it the world’s second-largest economy today. India, soon to be the world’s most populous country, has lately been experiencing an impressive 7-8% annual rate of GDP growth. And the ten members of the Association of Southeast Asian Nations averaged some 5% growth in recent years.
But contemporary Asia’s economic miracle rests on a less-discussed strategic miracle: the maintenance of peace and order. Since the end of the Vietnam War in the mid-1970s, Asia has stood out for its lack of major conflicts within or across borders – an achievement that distinguishes it from Africa, Europe, the Middle East, and even Latin America.
This stability is all the more extraordinary because Asia is home to a large number of unresolved disputes. When World War II ended in 1945, Japan and Russia did not sign a peace treaty, owing largely to their competing claims over the Southern Kuril Islands, known in Japan as the Northern Territories. Eight years later, the Korean War also ended without a formal peace treaty, leaving behind a divided and heavily armed peninsula.
Today, competing territorial claims – mostly involving China – continue to stoke tension across Asia. Japan is embroiled in a dispute with China over the Senkaku (Diaoyu) Islands in the East China Sea. More than half a dozen other Asian countries disagree vehemently with China’s territorial claims in the South China Sea. And India is at loggerheads with China over their long-shared Himalayan border.
Despite all of these tensions, Asia has remained largely at peace, partly because no country has wanted to jeopardize economic growth by initiating a conflict. This perspective is most clearly associated with Deng Xiaoping. In leading China’s process of economic “reform and opening-up” from the late 1970s to the early 1990s, Deng explicitly emphasized the importance of a stable external environment to facilitate internal economic development. The reliance on regional trade ties to support growth and employment has provided yet another incentive to sustain peace.
But economics was probably not the only factor at play. Because most Asian countries are host to relatively homogenous societies with strong national identities, the chance of civil conflicts erupting and spilling over national borders is relatively low. Last but certainly not least, America’s strong military presence in Asia – which underpins its robust regional alliance system – has reduced the need for Asian countries to develop large military programs of their own, and has reinforced a status quo that discourages armed adventurism.
These factors have contributed to peace and stability in Asia, but they cannot be taken for granted. Indeed, they are now coming under increasing pressure – putting the strategic miracle that has facilitated Asia’s economic miracle in jeopardy.
What changed? For one thing, China’s economic rise has allowed it to expand its military capabilities. As China adopts an increasingly assertive foreign policy – exemplified by its border dispute with India and territorial claims in the South China Sea – other countries are increasingly motivated to boost their own military spending. As that happens, it becomes more likely that a disagreement or incident will escalate into a conflict.
Meanwhile, the US – the only power with the capability to offset China – seems to be retreating from its traditional role in Asia. Already, US President Donald Trump’s administration has withdrawn his country from the Trans-Pacific Partnership, and confronted US allies on their defense spending and persistent trade imbalances. More generally, the growing unpredictability of US foreign policy could weaken deterrence and prompt allies to take their security into their own hands.
The most immediate cause of potential instability is North Korea, which now poses not just a conventional military threat to South Korea, but also a nuclear threat to all of Asia, as well as to the US. This could invite a devastating preemptive strike from the US. But, if the US refrains from military action, the results could also be catastrophic, if the North actually does strike. Even just the threat of such a strike could be destabilizing, if it drives concerned US allies such as South Korea and Japan to increase their military spending and reconsider their non-nuclear postures.
Should any of these scenarios come to pass, the consequences would be far-reaching. Beyond the human costs, they would threaten the economic prosperity of not only Asia, but the entire world. A conflict between the US and China, in particular, could poison the single most important bilateral relationship of the twenty-first century.
The good news is that none of this is inevitable. There is still time for governments to embrace restraint, explore diplomacy, and reconsider policies that threaten to undermine stability. Unfortunately, we are living in a time of rising nationalism and at times irresponsible leadership. Add to that inadequate regional political-military arrangements, and it is not at all certain that wisdom will triumph over recklessness, or that Asia’s unique decades-long peace will endure.
Richard N. Haass
Richard N. Haass, President of the Council on Foreign Relations, previously served as Director of Policy Planning for the US State Department (2001-2003), and was President George W. Bush's special envoy to Northern Ireland and Coordinator for the Future of Afghanistan. He is the author of A World in Disarray: American Foreign Policy and the Crisis of the Old Order. (From Project Syndicate).
* * *
mmmm