Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 25, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
MỤC ĐÍCH THỰC SỰ CỦA CHƯƠNG TRÌNH HẠT NHÂN BẮC HÀN
Webmaster
Các bài liên quan:
    KHI MỸ NÓI VỀ CHIẾN TRANH, NAM HÀN RÙNG MÌNH
    LIỆU IRAN CÓ THỂ TRỞ THÀNH BẮC HÀN THỨ HAI KHÔNG?
    CHIẾN TRANH VỚI BẮC HÀN: HẬU QUẢ KHỦNG KHIẾP
    VÌ SAO BẮC HÀN SẼ KHÔNG DỪNG LẠI?
    CUỘC KHỦNG HOẢNG Ở BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN LÀ CÓ THẬT VÀ ĐANG GIA TĂNG

 

(North Korea’s real strategy)

By Christopher R. Hill

Dương Thùy Trang dịch

Lê Hồng Hiệp hiệu đính

Project Syndicate

June 20-2017.

 

 

 

Việc Triều Tiên theo đuổi vũ khí hạt nhân thường được miêu tả như một phản ứng “duy lý” trước các đòi hỏi chiến lược về an ninh quốc gia và sự tồn vong của chế độ Triều Tiên. Xét cho cùng, đất nước này bị bao quanh bởi các quốc gia lớn hơn, được cho là thù địch, và Triều Tiên không có các đồng minh mà họ có thể dựa vào để phòng thủ. Theo quan điểm này, có vẻ hợp lý khi Kim Jong-un không muốn lặp lại sai lầm của Saddam Hussein ở Iraq và Muammar el-Qaddafi của Libya, những người có lẽ sẽ vẫn còn sống và vẫn nắm quyền nếu họ có được vũ khí hạt nhân.

 

Trên thực tế, Triều Tiên muốn sở hữu vũ khí hạt nhân cho mục đích xâm lược nhiều hơn là vì lý do phòng thủ. Triều Tiên tìm đủ mọi cách để tách Mỹ khỏi Hàn Quốc – một sự chia tách sẽ cho phép thống nhất Bán đảo Triều Tiên theo điều kiện của Kim. Nói cách khác, Triều Tiên không chỉ muốn phòng thủ mà còn muốn chuẩn bị cho cuộc xâm lược sau này.

 

Chắc chắn, viễn cảnh đó của Kim chỉ là ảo tưởng dù hình dung theo hướng nào đi chăng nữa. Nhưng làm một người Triều Tiên ngày nay không đồng nghĩa với việc chấp nhận thực tế thế giới như nó vốn có. Và bộ máy tuyên truyền của Triều Tiên vẫn tiếp tục lặp lại quan điểm rằng Bán đảo Triều Tiên chỉ có một dân tộc, sử dụng cùng một ngôn ngữ và cùng một văn hóa, không thể bị chia cắt bởi những kẻ ngoại bang như Mỹ. Với lối lập luận đó, Triều Tiên cần tìm cách để ngăn các ngoại bang đó can dự vào các vấn đề nội bộ của bán đảo này.

 

Trong hoàn cảnh hiện nay, mối quan hệ Mỹ – Hàn hoạt động dựa trên nền tảng tương tự như Điều 5, điều khoản phòng thủ tập thể, của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương: bất kỳ cuộc xâm lược nào của Triều Tiên nhằm vào Hàn Quốc chắc chắn sẽ phải đối đầu với lực lượng liên minh của Mỹ và Hàn Quốc. Một cuộc phản công như vậy sẽ là dứt khoán, đảm bảo dẫn tới sự diệt vong của chế độ Triều Tiên.

 

Tuy nhiên, nếu Triều Tiên có vũ khí hạt nhân tầm xa, nước này có thể thay đổi các tính toán chiến lược bằng cách đe dọa tấn công hạt nhân vào lục địa Hoa Kỳ nhằm đáp trả sự can thiệp của Hoa Kỳ vào bán đảo Triều Tiên. Hoa Kỳ có thể bất chấp và tiến hành can thiệp và thực hiện cuộc tấn công tàn phá của mình vào Triều Tiên. Nhưng Mỹ cũng có thể lựa chọn không tấn công Triều Tiên để tránh rủi ro thương vong cho người dân trên đất Mỹ.

 

Nếu Mỹ thực sự từ bỏ các nghĩa vụ phòng thủ tập thể của mình, Hàn Quốc vẫn còn có rất nhiều nguồn lực để chống lại người hàng xóm phía bắc của mình. Suy cho cùng, lực lượng vũ trang thông thường của Hàn Quốc được huấn luyện và trang bị tốt hơn, và có động cơ chiến đấu lớn hơn các binh sĩ Triều Tiên. Nhưng khó mà biết được liệu người Triều Tiên có nhận thức được điều đó không. Giống như nhiều chế độ độc tài trước đây, họ có thể chính là những người đầu tiên tin vào tuyên truyền của mình, và trong trường hợp này là ý tưởng rằng họ có thể thành công trước một kẻ thù Hàn Quốc không được hậu thuẫn bởi sức mạnh quân sự Hoa Kỳ.

 

Dù thế nào đi nữa, Triều Tiên – đất nước đã đầu tư rất nhiều vào các lực lượng đặc biệt triển khai tiền phương cũng như những yếu tố phi đối xứng khác của chiến tranh hiện đại – có vẻ như đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công nếu họ có thể gạt Mỹ ra ngoài. Trong bối cảnh này, các nỗ lực để đưa chính quyền họ Kim ngồi vào bàn đàm phán – phần lớn là theo sự dẫn dắt của Trung Quốc – là một sai lầm.

 

Những nỗ lực đó nhằm thuyết phục Triều Tiên đóng băng tất cả các vụ thử tên lửa và hạt nhân, bù lại lực lượng Mỹ – Hàn sẽ giảm quy mô và tạm dừng các hoạt động diễn tập quân sự hàng năm. Phe ủng hộ cái gọi là phương pháp “Freeze for Freeze” (“đóng băng đổi lại đóng băng”) này nói rằng đây là một sự trao đổi công bằng: Không thể mong đợi Triều Tiên tạm ngưng các nỗ lực củng cố khả năng phòng ngự nếu Mỹ và Hàn Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi hợp tác quân sự mang tính thù địch ngay gần biên giới nước này.

 

Nhưng lập luận này đã đi ngược với thực tế. Trên thực tế, Triều Tiên mới là bên có những hành động thù địch, còn Hàn Quốc và Mỹ thì tập trung vào việc phòng vệ. Thực vậy, kế hoạch diễn tập mùa xuân hàng năm của lực lượng Mỹ – Hàn luôn dựa trên giả thuyết Triều Tiên sẽ xâm lược Hàn Quốc, chứ không phải ngược lại. Triều Tiên hiểu rõ điều đó.

 

Nhưng Triều tiên cũng hiểu rằng nếu không có những cuộc diễn tập, liên minh quân sự sẽ bị suy yếu. Ví dụ, vào năm 1939, khi Đức xâm lược Ba Lan, quân đội Anh và Pháp đã thực hiện cam kết hiệp ước với Ba Lan và tuyên chiến với Đức. Nhưng, trên thực tế, hai nước này không làm gì nhiều để bảo vệ Ba Lan, nước đã bị Đức khuất phục một cách nhanh chóng. Tương tự như vậy, nếu Mỹ ngừng các cuộc diễn tập quân sự với Hàn Quốc, thì sự sẵn sàng cũng như khả năng phản ứng của Mỹ trước các cuộc xâm lăng của Triều Tiên có thể sẽ trở nên yếu đi.

 

Kịch bản này nguy hiểm hơn nhiều do khả năng là việc tạm ngừng các vụ thử tên lửa và hạt nhân không thật sự khiến cho các chương trình hạt nhân của Triều Tiên bị suy yếu. Các hoạt động thử vũ khí này chỉ là một yếu tố nhỏ trong chương trình hạt nhân và không nhất thiết phải là yếu tố then chốt. Không có dấu hiệu nào chứng tỏ Triều Tiên sẽ thật sự chấm dứt việc nghiên cứu và phát triển vũ khí hạt nhân.

 

Thực tế, ý tưởng rằng Triều Tiên sẽ từ bỏ các chương trình hạt nhân để đổi lấy lời hứa được bảo đảm an ninh và sự tồn tại của chế độ đã từng được thử nghiệm nhiều lần nhưng đều thất bại. Vào tháng 9 năm 2005, nhóm 5 cường quốc bao gồm cả Mỹ đã đồng ý cho Triều Tiên triển khai một chương trình hạt nhân dân sự không hạn chế, đồng thời viện trợ năng lượng, hỗ trợ kinh tế và công nhận ngoại giao, cũng như hứa hẹn thành lập một cơ chế khu vực nhằm duy trì hòa bình và an ninh cho Đông Bắc Á. Ngoài ra, một cam kết của Mỹ về việc không tấn công Triều Tiên bằng vũ khí thông thường hoặc vũ khí hạt nhân cũng được đưa vào thỏa thuận.

 

Tất cả những gì Triều Tiên phải làm để có được các lợi ích đó là chấm dứt các chương trình vũ khí hạt nhân và tái gia nhập Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Nhưng Triều Tiên đã không sẵn lòng cho phép thực hiện các cơ chế thanh sát đáng tin cậy. Thay vào đó, nước này vẫn cố giới hạn phạm vi thanh sát ở mức những gì đã được biết. Cuối cùng, Triều Tiên quay lưng lại với thỏa thuận này thay vì cùng bàn bạc để tìm ra một hướng đi có thể chấp nhận được.

 

Một cuộc đối thoại mạnh mẽ và có chủ đích hơn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về Triều Tiên là điều cần thiết để giải quyết những gì đang nổi lên thành một vấn đề an ninh cấp bách nhất của thế giới. Tuy nhiên, cuộc thảo luận nên tập trung vào các biện pháp trực tiếp nhằm cản trở và làm suy yếu chương trình hạt nhân hiếu chiến của Triều Tiên – chứ không phải tìm cách đưa ra thêm những nhượng bộ vốn sẽ chỉ càng củng cố thêm thế lực của chế độ bất hảo này.

 

Christopher R. Hill

Dương Thùy Trang dịch

Lê Hồng Hiệp hiệu đính

 

Christopher R.Hill, Cựu Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Đông Á, là Đại sứ Hoa Kỳ tại Iraq, Hàn Quốc, Macedonia, và Ba Lan, Phái viên đặc biệt của Hoa Kỳ về Kosovo, Nhà đàm phán của Hiệp định hòa bình Dayton, và là Nhà đàm phán chính của Hoa Kỳ với Bắc Triều Tiên từ 2005 – 2009. Ông hiện là Trưởng khoa Quan hệ quốc tế của Trường Korbel, Đại học Denver, và tác giả của cuốn Outpost. (Theo Project Syndicate).

 

North Korea’s real strategy

By Christopher R. Hill

Project Syndicate

June 20-2017.

 

North Korea’s quest for nuclear weapons is often depicted as a “rational” response to its strategic imperatives of national security and regime survival. In fact, N. Korea seeks to decouple the US and its S. Korean partner – a split that would enable the reunification of the Korean Peninsula on Kim’s terms.

 

 

 

DENVER – North Korea’s quest for nuclear weapons is often depicted as a “rational” response to its strategic imperatives of national security and regime survival. After all, the country is surrounded by larger, supposedly hostile states, and it has no allies on which it can rely to come to its defense. It is only logical, on this view, that Kim Jong-un wants to avoid the mistake made by Iraq’s Saddam Hussein and Libya’s Muammar el-Qaddafi, both of whom would still be alive and in power had they acquired deliverable nuclear weapons.

 

In fact, North Korea’s appetite for nuclear weapons is rooted more in aggression than pragmatism. North Korea seeks nothing less than to decouple the United States from its South Korean partner – a split that would enable the reunification of the Korean Peninsula on Kim’s terms. In other words, North Korea does not want only to defend itself; it wants to set the stage for an invasion of its own.

 

Of course, such a scenario is, in many ways, the stuff of fancy. But to be a North Korean today is not necessarily to accept the world as it is. And North Korean propaganda continues to reiterate the view that the Korean Peninsula consists of one people, sharing one language and one culture, indivisible – except by outsiders like the US. By this logic, the North needs to find a way to discourage those outsiders from intervening in the peninsula’s affairs.

 

As it stands, the US-South Korea relationship operates on the basis of something like the North Atlantic Treaty’s collective-defense clause, Article 5: any North Korean aggression against South Korea will, it is assured, be met by the combined forces of South Korea and the US. Such a counterattack would be decisive, ensuring the total destruction of the North Korean regime.

 

If North Korea had long-range nuclear weapons, however, it might be able to change the strategic calculus, by threatening to launch a nuclear attack on the US mainland in response to US intervention on the Korean Peninsula. The US might intervene anyway, launching its own devastating attack on North Korea. But it might also choose not to risk casualties on its own soil.

 

If the US did shirk its collective-defense responsibilities, South Korea would still have plenty of recourse against its northern neighbor. After all, South Korea’s conventional forces are far better trained, equipped, and motivated than their North Korean counterparts. But it is hard to say whether the North Koreans know that. Like many dictatorships before them, they may be the first to believe their own propaganda – in this case, that they can succeed against a South Korean foe that is not buttressed by American military might.

 

In any case, North Korea – which has invested heavily in forward deployed special forces and other asymmetrical elements of contemporary warfare – seems to be gearing up for an offensive, if only it can get the US out of the way. Against this background, efforts to bring the Kim regime back to the negotiating table – spearheaded largely by China – are misguided.

 

Such efforts aim to persuade North Koreans to freeze all missile and nuclear tests, in exchange for a scale-down and delay of annual joint exercises by US and South Korean forces. Advocates of this so-called “freeze for freeze” approach say that such a tradeoff is only fair: the North cannot be expected to suspend its efforts to strengthen its defensive capabilities if the US and South Korea are pursuing supposedly hostile military cooperation in its near-abroad.

 

But this argument has it backward. In fact, it is the North whose activities are inherently hostile, and the South, along with the US, that is focused on defense. Indeed, planning for the annual US-South Korea spring exercises is always based on the premise that North Korea has invaded the South, not vice versa. North Korea knows this well.

 

But North Korea also knows that, without joint exercises, a military alliance becomes weak and hollow. In 1939, for example, when Germany invaded Poland, the British and French, per their treaty with Poland, declared war on Germany. But, in reality, they did little to protect Poland, which Germany subjugated rather quickly. If the US suspends joint military exercises with South Korea, its willingness or ability to respond to North Korean aggression in the South may become similarly weak.

 

This scenario is all the more dangerous, given the possibility that the suspension of missile and nuclear tests may not actually lead to a concomitant weakening of North Korea’s nuclear program. Testing is only a small element of a weapons program – and not necessarily an essential one. There is no sign that the North Koreans would actually end research and development of nuclear weapons.

 

In fact, the idea that North Korea will abandon its weapons programs in exchange for the promise of security and regime survival has been tested has failed whenever it has been tested. In September 2005, five world powers, including the US, offered North Korea an unimpeded civilian nuclear program, energy assistance, economic aid, and diplomatic recognition, as well as a promise to establish a regional mechanism for maintaining peace and security in Northeast Asia. A US commitment not to attack North Korea with conventional or nuclear weapons was also included in the deal.

 

All North Korea had to do to secure these benefits was abandon its nuclear-weapons programs and accede to the Treaty on the Non-Proliferation of Nuclear Weapons. But the North was not willing to allow for a credible verification protocol. Instead, it attempted to limit verification to that which was already known. In the end, it walked away from the agreement, rather than work to find an acceptable way forward.

 

A stronger and more purposeful US-China dialogue on North Korea is essential to resolving what is emerging as the world’s most urgent security problem. But the discussion should focus on direct measures to impede and undermine the country’s inherently aggressive nuclear program – not to offer more concessions that will only strengthen a rogue regime’s hand.

 

Christopher R. Hill

 

 

Christopher R. Hill, former US Assistant Secretary of State for East Asia, was US Ambassador to Iraq, South Korea, Macedonia, and Poland, a US special envoy for Kosovo, a negotiator of the Dayton Peace Accords, and the chief US negotiator with North Korea from 2005-2009. He is currently Dean of the Korbel School of International Studies, University of Denver, and the author of Outpost. (From Project Syndicate).

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với đề tài, click vào đây

trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

More in English topic: please click here

Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh