Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 24, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
NGƯỜI MỸ ĐÃ “ÁC QUỶ HÓA” NƯỚC NGA NHƯ THẾ NÀO?
Webmaster
Các bài liên quan:
    BẢN NĂNG ĐẾ QUỐC CỦA NGA
    NHỮNG ĐIỆP VIÊN VÔ VỤ LỢI CỦA NGA
    LIÊN BANG NGA ĐÃ CHẾT VĨNH VIỄN
    BỨC MÀN SẮT MỚI ĐANG BUÔNG XUỐNG NƯỚC NGA
    NGA MUỐN GÌ? TỪ CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN CHIẾN TRANH NÓNG.

 

(Angels and Demons in the Cold War and Today)

By Stephen Boykewich

Nguyễn Thị Kim Phụng dịch

Lê Hồng Hiệp Biên tập

The New York Times

March 13-2017

 

 

George Kennan trong trang phục người Cossack Gruzia

cuối thể kỷ 19. Nguồn: Credit Library of Congress NYT.

 

George Kennan luôn biết cách khiến cử tọa phấn khích. Đầu tiên, các khán giả của ông hoài nghi về việc liệu người Nga có thực sự muốn cải cách dựa vào mô hình của Mỹ hay không. Sau đó, ông nói với họ về các tù nhân chính trị Nga, những người đã dành nhiều tuần lễ trước ngày 04/07 (Quốc khánh Mỹ) để tìm kiếm những mảnh vải màu đỏ, trắng và xanh lam. Khi ngày lễ đến, họ chào những người quản ngục bằng cách vẫy một biển khổng lồ những lá cờ “Sao và Sọc” (Quốc kỳ Mỹ) được khâu tay qua chấn song sắt.

 

Nghe tựa như một câu chuyện tuyên truyền Chiến tranh Lạnh hoàn hảo. Nhưng ngày 04/07 mà Kennan đề cập đến không thuộc về những năm 1950 – mà là vào năm 1876. Và George Kennan kể câu chuyện này cũng không phải là nhà ngoại giao nổi tiếng thời Chiến tranh Lạnh, mà là một người họ hàng xa trùng tên với ông, một nhà báo đã dành thời gian sinh sống ở Nga trước khi đi thuyết giảng vào thập niên 1880.

 

Câu chuyện của người Mỹ rằng Chiến tranh Lạnh là một trận chiến vì số phận của nhân loại là một câu chuyện thật quen thuộc. Kể từ khi Học thuyết Truman ra đời vào năm 1947 cho đến khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, người Mỹ luôn miêu tả Liên Xô không đơn thuần chỉ là một đối thủ địa chính trị, mà còn là một kẻ thù tinh thần. Các nhà báo và các nhà hoạch định chính sách đã quay đi quay lại giữa việc “quỷ dữ hóa” đất nước này và việc theo đuổi những ảo vọng mang tính “cứu thế” rằng sẽ xây dựng lại Liên Xô theo hình ảnh của nước Mỹ. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là phương cách tiếp cận “truyền giáo hoá” của Mỹ đối với Liên Xô đã tiến xa đến đâu – và làm thế nào nó tiếp tục bóp méo suy nghĩ của chúng ta ngày nay.

 

Trong cuốn sách của mình, The American Mission and the ‘Evil Empire’ (tạm dịch: Sứ mệnh Mỹ và ‘Đế chế Ác quỷ’), nhà sử học David Foglesong đã mô tả chi tiết cách mà các nhà tư tưởng hàng đầu nước Mỹ đã đưa Nga vào vai “phản diện” đối đầu với Mỹ trong hơn một thế kỷ như thế nào. Cuốn sách này giờ đây càng trở nên cần thiết; nó giúp người Mỹ hiểu chúng ta đã xem Nga, hoặc như một quốc gia hăng hái mong muốn trở thành một nước Mỹ thứ hai, hoặc một con quái vật suy đồi mà tội lỗi của nó khiến người Mỹ nguôi ngoai khi nhớ tới tội lỗi của chính mình.

 

Mẫu hình này bắt đầu trong những thập niên cuối của thế kỷ 19, khi mà Mỹ đang phải đối mặt với một sự suy giảm đức tin tôn giáo, cùng một làn sóng khủng bố chủng tộc chống lại người Mỹ gốc Phi và những điều kiện làm việc tàn bạo đối với công nhân công nghiệp. Với bầu không khí khủng hoảng trong nước, nhiều người Mỹ nhận thấy chủ nghĩa lý tưởng của họ đã được làm mới nhờ chiến dịch của George Kennan nhằm giải phóng người Nga khỏi chế độ độc tài.

 

Kennan đã sáng tác và thuyết giảng say mê để thay đổi nhận thức của người Mỹ về nước Nga Sa hoàng, từ hiền lành sang man rợ. Thời ấy, Nga đã từng được miêu tả như là một “người bạn xa xôi” của Mỹ, một cường quốc đã giúp ngăn chặn sự ủng hộ của Pháp và Anh đối với phe Hợp bang miền Nam (Confederacy) bằng cách gửi các tàu của họ tới các cảng của Mỹ trong thời kỳ Nội chiến. Nhưng bản báo cáo của Kennan về “địa ngục tột cùng của đau khổ” (perfect hell of misery) của các tù nhân chính trị Nga – một phần được thêu dệt thêm – đã làm đảo chiều suy nghĩ ấy. Kennan được thúc đẩy bởi tiếp xúc của ông với những người Nga bị lưu đày ở Siberia, những người đã kích thích tâm trí ông. Đến lượt mình, ông đã giúp những người chống chế độ nô lệ Mỹ tìm ra mục đích mới trong cuộc thập tự chinh chống chính phủ Sa hoàng.

 

Chiến dịch của Kennan diễn ra trùng hợp với nhận thức ngày càng gia tăng rằng nước Nga là một vùng đất hứa cho các nhà truyền giáo Tin Lành và các nhà sản xuất Mỹ. Cả hai nhóm đều hoan nghênh thông điệp rằng người Nga muốn đổi chế độ chuyên quyền Sa hoàng để lấy tự do của Mỹ. Giai thoại những lá cờ vào ngày 04/07 đã khiến cho các cử tọa của Kennan thích thú – nhưng nó lại dựa trên sự tưởng tượng. Những nhà cách mạng chống Sa hoàng ở Nga phần lớn đều hoài nghi về mô hình của Mỹ và nhìn thấy nhiều hứa hẹn hơn ở chủ nghĩa xã hội.

 

Tuy nhiên, cái mà một tờ báo Mỹ thời đó gọi là “phúc âm theo Kennan” (the gospel according to Kennan) nhanh chóng trở thành một suy nghĩ phổ biến: Nga là một vùng đất hoang dã đã sẵn sàng để được xây dựng lại bằng lý tưởng, đức tin và sản phẩm của Mỹ.

 

Một minh họa của tạp chí Life về cuộc Cách mạng Tháng Hai năm 1917 đã mô tả một cách hoàn hảo viễn cảnh này. Tượng Nữ thần Tự do đứng trên lưng gấu, chiếu rọi ánh sáng tự do trên những nông dân Nga đang có vẻ mặt kinh hoàng. Tấm bảng trên tay Nữ thần có ghi hai năm: 1776 và 1917. Người Mỹ chào mừng Cách mạng Tháng Hai như một sự mở rộng cuộc cách mạng của họ. Trong bài phát biểu tại Quốc Hội vào tháng 04/1917, Tổng thống Woodrow Wilson hoan nghênh “uy quyền chân thật” của “nhân dân Nga vĩ đại, hào phóng,” những người “luôn dân chủ trong tim mình.”

 

Sự trỗi dậy của phe Bolshevik đã làm cho quan điểm của Mỹ bị thay đổi, chuyển từ những ảo vọng phi lý sang những lời cáo buộc “ác quỷ hóa” đầy cay đắng. Năm 1919, George A. Simons, một nhà truyền giáo Methodist (một nhánh của Tin Lành), đã trở về từ Petrograd để cảnh báo Thượng viện về chế độ “độc ác,” “quỷ dữ,” “ác thần” và “chống lại Thiên Chúa Giáo” (Antichrist), đứng đầu bởi nhóm làm loạn gốc Do Thái với mối liên hệ đáng ngại với những người Do Thái cực đoan sống ở New York.

 

Con lắc thời gian quay ngược lại vào những năm 1920, khi những người Bolshevik mở cửa cho những người cứu trợ nạn đói đến từ Mỹ và các nhà truyền giáo Tin Lành. Giám đốc Cơ quan Quản lý Cứu trợ Hoa Kỳ (American Relief Administration), một cơ quan chuyên cứu trợ lương thực do Quốc Hội tài trợ, tuyên bố rằng người Nga xem tổ chức của ông là “phép lạ của Đức Chúa đã đến với họ trong thời kỳ đen tối nhất, dưới những lá cờ sao và sọc.” Các nhà truyền giáo người Mỹ, nhóm mà Bolshevik cho là hữu ích trong việc phá hoại Giáo hội Chính thống giáo Nga, thì tuyên bố rằng nước Nga là “cơ hội truyền giáo vĩ đại nhất trong thời đại chúng ta,” nơi mà “hàng triệu người da trắng đang chờ đợi thông điệp của cuộc sống.”

 

Nhưng khi chế độ Liên Xô trục xuất các nhà truyền giáo nước ngoài vào thập niên 1930, các nhà truyền giáo người Mỹ đã gọi Nga là “vùng đất Magog” của quỷ Satan, được tiên báo trong Sách Ngôn sứ Ezekiel (Chương 38-39) – vùng đất sẽ chiến đấu với Israel vào ngày tận thế. Cách mô tả Nga như là “ác quỷ” xuất hiện ngày một nhiều cùng với ảnh hưởng của các nhà truyền giáo trong đời sống chính trị Mỹ vào thời Chiến tranh Lạnh.

 

Đối đầu hạt nhân xảy ra sau Thế chiến II đã làm Mỹ tiêu tan hi vọng về việc “giải phóng” Nga trong tương lai gần. Nhưng sự hoảng loạn về mặt đạo đức vẫn tiếp diễn mà không suy giảm, và lại tìm ra các mục tiêu ở trong nước. Những “thợ săn phù thủy” chống Cộng của những năm 1950 đã minh chứng cho điều mà nhà sử học Richard Hofstadter gọi là “phong cách hoang tưởng trong chính trị Mỹ” (the paranoid style in American politics). Những người Mỹ theo chủ nghĩa bảo thủ phản ứng bằng sự giận dữ đặc biệt khi những lời chỉ trích Mỹ của Liên Xô cũng giống với lời lẽ của nhóm cánh tả tại Mỹ, dù là về vấn đề phân chia chủng tộc hoặc việc tiến hành chiến tranh ở Việt Nam. Tờ báo bảo thủ Chicago Tribune khẳng định trong một bài xã luận năm 1968, Liberty Prostrate (tạm dịch: Tự do Suy nhược), rằng “sự suy đồi đạo đức quốc tế chính là độc quyền của Cộng sản”.

 

Điểm nổi bật của những luận điệu luân lý xuất hiện trong cuộc họp năm 1983 của Hiệp hội Các Nhà Truyền giáo Quốc gia (National Association of Evangelicals), nơi Tổng thống Ronald Reagan gọi Liên Xô là “trọng tâm của cái ác trong thế giới hiện đại”. Reagan đã sử dụng bóng ma của “nhân vật phản diện” để biến chính sách leo thang hạt nhân của mình thành một mệnh lệnh đạo đức.

 

Chắc chắn, sự sụp đổ của “Đế chế Ác quỷ” đã mang lại những lời tuyên bố về chiến thắng vĩ đại – và cùng với đó, là những chính sách tệ hại. Những người tân bảo thủ tuyên bố trật tự kinh tế và chính trị Mỹ là điểm tận cùng của lịch sử nhân loại. Tư duy đắc thắng này, vốn dẫn đến các chính sách của Mỹ đối với nước Nga vào thập niên 1990, đã mở đường cho sự quay lại của chế độ chuyên chế: “liệu pháp sốc” kinh tế khiến hàng chục triệu người Liên Xô rơi vào cảnh nghèo khổ, việc ủng hộ các kế hoạch tư nhân hóa đầy tham nhũng và việc kết nạp các nước thuộc Liên Xô cũ vào NATO. George F. Kennan, nhà ngoại giao thế kỷ 20 và nhà hoạch định chính sách đối ngoại “khôn ngoan,” là một trong nhiều người cảnh báo rằng sự mở rộng NATO là “một sai lầm thảm khốc” gây ra “một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.”

 

Ngày nay, các nhà bình luận Mỹ một lần nữa bị mắc kẹt trong diễn ngôn về thiên thần và ác quỷ, với việc Tổng thống Vladimir V. Putin bị biến thành con Quỷ Mephistopheles mới nhất của chúng ta. Các nỗ lực diễn giải thuyết âm mưu về mối liên hệ giữa chiến dịch tranh cử của Trump và tình báo của Nga – đến nay vẫn không có bằng chứng nào xác thực  – đã đạt đến một đỉnh điểm mà ngay cả những người chỉ trích Putin như nhà báo Masha Gessen và cựu đại sứ Mỹ tại Nga, Michael McFaul, cũng phải kêu gọi những cái đầu lạnh hơn.

 

Nga đã tạo ra những thách thức rõ ràng đối với lợi ích và lý tưởng của Mỹ. Nhưng những thách thức này đòi hỏi phải phân tích thấu đáo và những góc nhìn mới – chứ không phải là những tưởng tượng dài hàng thiên niên kỷ về một cuộc chiến cho số phận “tâm linh” của nhân loại.

 

Người Mỹ cũng nên nhớ rằng “sức nóng” trong cuộc thảo luận về Nga của chúng ta luôn phản ánh những lo lắng về “sức khoẻ” của nền dân chủ của chính chúng ta. Những thách thức sâu sắc nhất mà người Mỹ đối mặt không phải là từ Kremlin, mà chúng đến từ chủ nghĩa độc đoán sinh sôi trong nước, sự bất bình đẳng ăn sâu tận gốc rễ, việc các tập đoàn lớn nắm giữ nền chính trị và sự sụp đổ của khế ước xã hội thế kỷ 20. Cách chúng ta giải quyết những vấn đề này chủ yếu sẽ quyết định tương lai của nước Mỹ – và vai trò của nước Mỹ ở nước ngoài – hơn là quyết định tất cả các biểu tượng chống Nga trên thế giới.

 

Stephen Boykewich

Nguyễn Thị Kim Phụng dịch

Lê Hồng Hiệp Biên tập

 

Stephen Boykewich là một nhà biên kịch và nhà báo sinh sống tại Moscow từ năm 2004 đến năm 2007. (Theo The New York Times).

 

Angels and Demons in the Cold War and Today

By Stephen Boykewich

The New York Times

March 13-2017

 

LOS ANGELES — George Kennan knew how to bring down the house. His lecture audiences started off skeptical about whether Russia really wanted to be remade on the American model. Then he told them about the Russian political prisoners who spent the weeks before the Fourth of July scrounging bits of cloth in red, white and blue. When the holiday came, they met their jailers by waving a sea of tiny hand-sewn stars and stripes through the bars.

 

It sounds like the perfect Cold War propaganda tale. But the Fourth of July that Kennan was referring to wasn’t during the 1950s — it was in 1876. And the George Kennan telling the story wasn’t the famous Cold War-era diplomat, but his distant relative and namesake, a journalist who had spent time in Russia before going on the lecture circuit in the 1880s.

 

The American narrative of the Cold War as a battle for the fate of humankind is a familiar one. From the establishment of the Truman Doctrine in 1947 to the collapse of the Soviet Union in 1991, the United States portrayed Soviet Russia as not merely a geopolitical rival, but a spiritual foe. Journalists and policy makers veered between bitter demonization of the country and Messianic fantasies about remaking it in America’s image. But what’s surprising is how far back America’s evangelizing approach to Russia goes — and how it continues to distort our thinking today.

 

In his book “The American Mission and the ‘Evil Empire,’ ” the historian David Foglesong details how American opinion leaders have cast Russia in the role of America’s “dark double” for more than a century. Mr. Foglesong’s book is as indespensible today as ever, helping Americans to understand how we have treated Russia as either a benighted land yearning to become a second America, or a moral monster whose faults ease Americans’ own guilty conscience.

 

This pattern began in the last decades of the 19th century, when America was facing a decline of religious faith, a surge in racial terrorism against African-Americans and brutal conditions for industrial workers. In an atmosphere of domestic crisis, many Americans found their idealism renewed by George Kennan’s campaign to liberate Russia from autocratic rule.

 

 

George Kennan in a Georgian Cossack uniform

in the late 1800’s. Credit Library of Congress

 

Kennan wrote and lectured passionately to change American perceptions of czarist Russia from benign to barbaric. Russia was usually cast at the time as America’s “distant friend,” the great power that had helped ward off French and British support for the Confederacy by sending its ships to American ports during the American Civil War. But Kennan’s reports on the “perfect hell of misery” among Russian political prisoners — invented in parts — helped turn the tide. Kennan was motivated by his contacts with Russian exiles to Siberia, who filled him with “spiritual uplift.” In turn, he helped American antislavery activists find new purpose in the anti-czarist crusade.

 

Kennan’s campaign coincided with a rising perception of Russia as a land of opportunity for Protestant missionaries and American manufacturers. Both groups welcomed the message that Russians wanted to trade czarist autocracy for American freedom. The Fourth of July flag anecdote sent Kennan’s audiences into raptures — but it was based on a fantasy. Anti-czarist revolutionaries in Russia were largely skeptical of the American model and saw more promise in socialism.

 

Still, what a contemporary American newspaper called “the gospel according to Kennan” soon became common wisdom: Russia was a savage land ready to be remade by American ideals, prayers and products.

 

A Life magazine illustration marking the February 1917 Russian Revolution perfectly captured this vision. The Statue of Liberty was shown riding on the back of a bear, casting the light of liberty over awe-struck Russian peasants. A tablet in her hand bears two dates: 1776 and 1917. Americans celebrated the Russian Revolution as an extension of their own. In a speech to Congress in April 1917, President Woodrow Wilson hailed the “naïve majesty” of the “great, generous Russian people,” who were “always in fact democratic at heart.”

 

The rise of the Bolsheviks swung American opinion from irrational hopes to bitter, racially charged demonization. George A. Simons, a Methodist missionary, returned from Petrograd in 1919 to warn the Senate about a “cruel,” “hellish,” “diabolical” and “Antichrist” regime, dominated by “Yiddish” agitators with worrying ties to Jewish radicals in New York.

 

The pendulum swung back in the 1920s, when the Bolsheviks opened their doors to American famine relief workers and Protestant missionaries. The director of the American Relief Administration, a congressionally funded food aid mission, proclaimed that Russians saw his organization as “a miracle of God which came to them in their darkest hour under stars and stripes.” American evangelicals, whom the Bolsheviks found useful in undermining the Russian Orthodox Church, celebrated Russia as “the greatest missionary opportunity of our time,” where “millions of white people are waiting for the message of life.”

 

But when the Soviet regime squeezed out foreign missionaries in the 1930s, American evangelicals identified Russia as the satanic “land of Magog,” prophesied in Ezekiel 38-39 to battle Israel at the end of days. The portrayal of Russia as uniquely evil rose together with the influence of evangelicals in American political life over the course of the Cold War.

 

The nuclear standoff that followed World War II dampened American hopes to “liberate” Russia in the near term. But the moral panic continued unabated, and again found targets at home. The anti-Communist witch hunts of the 1950s exemplified what the historian Richard Hofstadter called “the paranoid style in American politics.” American conservatives responded with particular fury when Soviet criticism of the United States aligned with that of the American left, be it over racial segregation or the conduct of the war in Vietnam. The conservative Chicago Tribune insisted in a 1968 editorial, “Liberty Prostrate,” that “international immorality is a monopoly of Communists.”

 

The culmination of the moralizing rhetoric came at a 1983 meeting of the National Association of Evangelicals, where President Ronald Reagan called the Soviet Union “the focus of evil in the modern world.” Reagan used the specter of the “dark double” to sell nuclear escalation as a moral imperative.

 

Inevitably, the fall of the “evil empire” brought claims of cosmic victory — and with it, bad policy. Neoconservatives declared the American economic and political order the end point of human history. This triumphalist mindset led to American policies on Russia in the 1990s that paved the way for an authoritarian backlash: the economic “shock therapy” that impoverished tens of millions of Russians, support for monstrously corrupt privatization schemes and the expansion of NATO into the former Soviet bloc. George F. Kennan, the 20th century diplomat and foreign policy “wise man,” was one of many to warn that NATO expansion was “a tragic mistake” that was bound to provoke “a new Cold War.”

 

Today, the American commentariat is again trapped in a narrative of angels and demons, with President Vladimir V. Putin our latest Mephistopheles. Efforts to depict a conspiracy between the Trump campaign and Russian intelligence — thus far without evidence — have reached a such a pitch that even implacable Putin critics like the journalist Masha Gessen and the former American ambassador to Russia Michael McFaul have called for cooler heads.

 

Russia presents obvious challenges to American interests and ideals. But those challenges require thoughtful analysis and fresh insights — not millenarian fantasies about a battle for the spiritual fate of humankind.

 

Americans should also remember that the heat of our Russia talk has always reflected anxieties about the health of our own democracy. The deepest challenges Americans face at home don’t come from the Kremlin. They come from homegrown authoritarianism, entrenched inequality, the corporate capture of our politics and the collapse of the 20th-century social contract. The way we address these problems will determine more about the future of the American experiment — and America’s role abroad — than all the anti-Russia epithets in the world.

 

Stephen Boykewich

 

Stephen Boykewich is a screenwriter and journalist who was based in Moscow from 2004 to 2007. (From The New York Times).

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây

Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

Read related story: please click here

More in English topic: please click here

Về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh