Mở speakers ON, click vào tam giác bên trái để nghe âm-thanh.
Muốn nghe bài khác, click vào hai gạch đứng song song (góc trái)
để OFF file audio đó rồi click vào tam giác để nghe bài khác.
Lời giới thiệu: Đây là một trang đặc biệt không nằm trong chủ đề nào của "cột mục lục", với mục đích gởi đến độc giả vài chủ đề nhỏ, có thể là: một bài tiểu luận, một tin thời sự nóng, một bài điểm sách, một bức hình, một chuyện vui, một bài phiếm luận, một chuyện lạ hay một giai thoại (chính trị, văn chương), v.v... mà nội dung có khác với các bài trong các chủ đề chính. Phần viết trên trang nầy cũng ngắn hơn các bài trong các tiểu mục chính bên trái. Chúng tôi cũng mong đón nhận tài liệu ngắn cho tiểu mục nầy từ quý vị độc giả. Trân trọng. Webmaster.
* * * * *
1. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 27.5.2018 đến ngày 02.6.2018.
TRUNG CỘNG TRONG “VIETNAM WAR”
2. Kiến thức phổ thông:
𝗜𝗜. 𝗖Á𝗖 𝗛Ọ𝗖 𝗧𝗛𝗨𝗬Ế𝗧, 𝗖𝗛𝗜Ế𝗡 𝗟ƯỢ𝗖 𝗤𝗨Â𝗡 𝗦Ự 𝗖Ủ𝗔 𝗠Ỹ.
Hoa Kỳ là một trong các cường quốc về quân sự, vì thế, trong vài chục năm trở lại đây, Bộ Quốc Phòng (BQP) phối hợp cùng các chuyên gia & các học giả quân sự, các nhà hoạch định kế hoạch quốc phòng v.v… của Mỹ đã đề ra nhiều học thuyết, chiến lược quân sự sau đây:
𝟭. 𝗛ọ𝗰 𝘁𝗵𝘂𝘆ế𝘁 “𝗤𝘂𝘆ề𝗻 𝗹ự𝗰 𝘁𝗿ê𝗻 𝗯𝗶ể𝗻”:
Vào cuối thế kỷ 19, người ta đã biết đến học-thuyết “Quyền lực trên biển” (Sea Power Doctrine) của Mỹ, đã giúp Hải quân Mỹ kiểm soát được biển cả hầu như vòng quanh địa cầu. Học thuyết này do Đô-Đốc Alfred Thayer Mahan (1), người mà Sir. John Desmond Patrick Keegan (2) [15.5.1934 – 2.8.2012, nhà sử học quân sự, giảng viên, nhà văn, nhà báo Anh] gọi là "Chiến lược gia quan trọng nhất của người Mỹ trong thế kỷ XIX" (the most important American strategist of the nineteenth century) đưa ra. Vào thế kỷ 19 và tiền bán thế kỷ 20, Anh quốc, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Na Uy,… là những nước có đội tàu hùng hậu nhưng sức mạnh thật sự của Hải quân chưa đủ sức khống chế mọi địch thủ (nếu đối đầu) trên mọi đại dương nếu so với sức mạnh của hải quân Mỹ sau khi họ áp dụng học thuyết nầy. Được mệnh danh là “Chiến lược gia Clausewitz trên biển cả” (3), ĐĐ Alfred Mahan là người đã dày công với Hải quân Mỹ, đưa ra nhiều chiến lược cho Hải quân Hoa Kỳ; đã có tầm ảnh hưởng đến sự phát triển Hải quân Anh Quốc, Đức Quốc và Nhật. Cuốn “The Influence of Sea Power Upon History, 1660–1783” xuất bản vào năm 1890 đến nay, vẫn được xếp vào “10 cuốn sách hàng đầu” (Top ten) có ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Giới quân sự Mỹ đồng ý với quan điểm của vị Đô Đốc nầy khi ý thức rằng “Ai kiểm soát được đại dương sẽ chiếm thế thượng phong về mặt quân sự, từ đó hỗ trợ cho kinh tế, chính trị, thương mãi v.v…”.
Một trong các chiến thuật chính của Đô-Đốc Alfred T. Mahan là “Tập trung vào trận đánh của hạm đội chủ lực”: dốc toàn lực của hạm đội chủ lực đánh vào một hạm đội của quân địch. Khi hạm đội của địch bị thua trước sức tấn công vũ bão của ta, xem như ta đã “đánh tan hoàn toàn ý chí chiến đấu của quân địch”. Đô-Đốc Chester William Nimitz đã áp dụng chiến thuật nầy trong trận Midway vào ngày 7-6-1942, quân Nhật thua trận nầy, tinh thần chiến đấu của quân Nhật tan rã, xóa bỏ huyền thoại quân-đội Nhật là “đoàn quân bách chiến”, gióng lên tiếng chuông “báo tử” trên chiến-trường vùng TBD-AĐD của quân Nhật, dẫn đến các thất bại sau đó để rồi phải ký văn kiện đầu hàng vô điều kiện. Đ.Đ. Alfred Mahan cho rằng “Các quốc gia sống bằng xuất cảng hàng hóa cần phải giành và giữ lấy quyền kiểm soát biển cả, nhất là kiểm soát các tuyến giao thông biển huyết mạch, liên quan tới lợi ích và ngoại thương của nước mình. Sức mạnh biển là yếu tố chính làm cho đất nước giàu mạnh. Muốn như thế, phải có lực lượng hải quân hùng mạnh, vũ khí đầy đủ cùng một mạng lưới nhiều “căn cứ” trên các đại dương để hỗ trợ, bảo vệ cho những đội thương thuyền”. Học thuyết nầy đã giúp Hải quân Mỹ diệu võ dương oai trên khắp các đại dương mãi đến ngày nay, góp phần tạo nên một nước Mỹ hùng mạnh về mọi mặt. Để đáp ứng cho nhu cầu của học thuyết nầy, Hải quân Mỹ đã dốc tâm nghiên cứu và chế tạo không biết bao phương tiện để phục vụ cho hải quân, đưa Hải quân Mỹ đến bất cứ nơi nào họ cần đến, thu được nhiều thành quả mỹ mãn và hỗ trợ, phối hợp… với mọi quân binh chủng trong quân lực Mỹ và đồng minh. Hải quân Mỹ đã xây dựng một lực lượng hải quân hùng hậu với nhiều loại tàu chiến, số lượng mỗi loại tàu tương ứng với nhu cầu, theo từng chiến lược, từng khu vực.
Hiện nay, ngoài vô số kiểu tàu chiến nhỏ, Mỹ có đến 11 chiếc hàng không mẫu hạm (HKMH) đang hoạt động mà mỗi chiếc có thể xem tương đương hay lớn hơn lực lượng hải quân của một quốc gia. Xin sơ lược vài so sánh. Ngay cả các quốc gia giàu mạnh là Pháp, Anh, Nga, Ấn Độ mà cũng chỉ có đủ tiền để trang trải cho chiếc HKMH độc nhất hoạt động. Các nước Đức, Gia Nã Đại, Ba Tây, Úc Đại Lợi, Nhật, Hòa Lan, Tây Ban Nha tuy giàu mạnh, lãnh thổ bao bọc bởi đại dương, chắc họ cũng muốn trang bị một chiếc HKMH nhưng chắc không đủ tiền cung ứng để nó hoạt động và bảo trì, đủ cho thấy tầm quan trọng của chiếc HKMH như thế nào. Riêng “chú Chệch đỏ”, với chiếc “Thi Lang…thang” nguyên là “đồ phế thải” và 1 chiếc đang đóng, chưa ai biết nó sẽ hoạt động ra sao, không đáng kể. Tóm lại, với học thuyết Quyền lực trên biển, Hải quân Mỹ đã và đang làm bá chủ đại dương, được trang bị vô vàn phương tiện để phát huy sức mạnh của quân lực Mỹ, hiện diện khắp các đại dương để hỗ trợ cho chính trị, thương mãi,… không những cho chính nước Mỹ mà cho các quốc gia đồng minh, góp phần gìn giữ hòa bình cho nhân loại.
(Trích trong bài 𝗖Á𝗖 𝗛Ọ𝗖 𝗧𝗛𝗨𝗬Ế𝗧, 𝗖𝗛𝗜Ế𝗡 𝗟ƯỢ𝗖 𝗤𝗨Â𝗡 𝗦Ự 𝗖Ủ𝗔 𝗠Ỹ, xem toàn bài, click vào đây)
3. Hình đặc biệt:
Em tập viết
* * * * *
1. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 20.5.2018 đến ngày 26.5.2018.
NGƯỜI NGA NGHĨ GÌ VỀ SỰ TRỖI DẬY CỦA TRUNG CỘNG
2. Vũ khí Không sát thương: Vũ-khí năng-lượng điều khiển.
Nhằm chủ trương giảm thiểu thương vong, các chuyên viên Mỹ đang nghiên-cứu một công-nghệ mới, “dùng năng lượng” để vô hiệu hóa đối tượng. Công-nghệ nầy có thể xử dụng từ xa, trên cao, trong phạm vi rộng lớn và dĩ nhiên không sát thương. Các chuyên viên trong nhóm nghiên-cứu của Peter Anthony Schlesinger được Ngũ Giác Đài tài trợ cho công-trình nầy. Họ dự trù sẽ “hóa đá” mục tiêu.
Trong thử nghiệm, họ chiếu vào đàn gà một chùm laser. Các bắp thịt chân, cánh của đàn gà bị điện tích laser làm tê liệt, cơ thể đột ngột bị hóa đá trong khi cơ thể vẫn bình thường, nội tạng không bị tổn hại. Tuy nhiên, các nhà quân-sự Mỹ không dừng lại ở nhu cầu không sát thương mà đây chỉ là bước đầu cho các ứng dụng vào hoạt động quân sự bằng công nghệ nầy vì nó được gọi là vũ-khí. Cựu Bộ-trưởng Quốc-phòng Mỹ Dolores Etter, người ủng-hộ dự án nầy cho biết:
-“Khi bạn có thể làm mọi thứ với tốc-độ của ánh-sáng mọi loại khả-năng mới đều nằm ở đó”.
Trong chiến tranh hiện tại, tỷ như cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq, nếu áp dụng vũ khí kiểu nầy sẽ vô cùng có lợi cho Mỹ. Những nơi quân Mỹ phải đối phó với đám đông không có vũ khí (cuộc biểu tình chẳng hạn) hay có địch quân trà trộn trong đám đông để điều khiển, sách động, chỉ huy đám biểu tình, nếu được xử dụng từ trên trực thăng, quân Mỹ đồng đội dưới đất chỉ còn việc đến “lượm” từng khẩu súng một, “tóm” từng tên chủ mưu một mà camera đã ghi hình trước đó. Ngoài ra, vũ khí nầy còn có thể làm cháy thiết bị hỏa tiễn, bom mìn cài ven đường, làm các xe bọn tôi phạm, khủng bố đang đào tẩu phải liệt máy, đợi người đến bắt.
Các chuyên gia thuộc Không quân Mỹ đang nghiên cứu một loại vũ-khí mang tên “Airborn Laser”, họ gắn một thiết-bị Laser trên phi-cơ để bắn hạ, phá hủy hỏa tiễn địch quân.
Trong một nghiên-cứu khác tiến-hành tại Phòng Thí-nghiệm Nghiên-cứu Không-lực ở tiểu-bang New Mexico, các chuyên gia Mỹ đã chế tạo loại vũ-khí có tên “Active Denial Systems”. Công-nghệ nầy dùng năng-lượng vi sóng làm nóng các phân-tử nước dưới làn da của đối tượng, buộc phải bỏ chạy khỏi nơi bị tia sóng chiếu vào. Theo ông Rich Garcia, phát ngôn viên của Phòng thí nghiệm nói trên cho biết:
-“Kẻ thù có cảm giác như da bị thiêu đốt, song khi thoát khỏi tia vi sóng hoặc tắt nguồn sóng mọi thứ trở lại bình thường, không còn dư vị đau đớn”.
Theo dự trù, không những được dùng trên phi-cơ mà trên các xe Humvee cũng sẽ được trang bị trong những nhu-cầu cho từng khu-vực của cuộc chiến.
Dù không gây tử vong hay tàn phế cho đối tượng nhưng các loại vũ-khí không sát thương vẫn bị chống đối, gây tranh cãi từ những nhà bảo vệ nhân quyền, các tổ-chức từ thiện, các nhóm chống đối chiến tranh cũng như một số đại diện dân cử mị dân, các nhà lãnh đạo tôn-giáo bất chính. Họ lấy chiêu bài “bảo vệ con người” để che đậy âm mưu bên trong, nhất là các nhóm phản chiến. Tuy vậy, các quan chức Mỹ tin rằng các loại vũ-khí nầy không vi-phạm luật hay quy-ước quốc-tế, không có tiềm năng gây nguy-hại cho sức khỏe con người. Đại-úy Daniel McSweeney, phát-ngôn-viên của Phòng Thí-nghiệm Vũ-khí Không Sát thương Hoa-Kỳ cho biết:
-“Quý vị có thể yên tâm rằng khi Active Denial Systems được xử dụng, chúng tôi sẽ có quy-định rõ-ràng về mục-đích xử dụng, không dùng nó làm vũ-khí tra-tấn. Hành-động đó đi ngược lại ý định và tham-số thiết-kế”.
Thật ra, các thử nghiệm công-nghệ Active Denial Systems trên người bắt đầu khi các chuyên gia Mỹ quả quyết rằng không gây tác hại vĩnh-viễn. Một cuộc thí-nghiệm lớn trên cơ thể của hơn 2.000 tình nguyện viên người Mỹ đủ mọi lứa tuổi, từ dân chính đến các nhân-viên cơ-quan chính-phủ, quân-đội, mỗi người được Active Denial Systems chiếu 3 lần, kết quả không ai bị tác-hại gì. Đi lui lại một chút, vào năm 1990, tại căn-cứ Brooks City-Base của Không-quân Mỹ, các chuyên gia Mỹ đã nghiên-cứu các tác-dụng phụ (side effect) của vũ-khí do năng lượng điều khiển. Họ xem lại các nghiên-cứu về năng-lượng tần-số thu-thanh (radio) trong liên-lạc quân-sự, trong radar hay các công-nghệ viễn-thông khác, tất cả đều cho thấy không có trở ngại.
Tuy vậy, người ta -luôn cả những nhóm chống đối- vẫn còn nghi-ngờ, họ cho rằng chính phủ Mỹ dấu diếm. Ông Dominique Loye thuộc Hội Hồng Thập Tự quốc tế thì yêu cầu:
-“Cần tiết lộ thông tin nhiều hơn về nghiên-cứu năng-lượng điều khiển cũng như cần mở các cuộc điều tra độc lập về tác dụng phụ của nó”.
Ông còn cho biết thêm:
-“Năng lượng điều khiển có thể gây ra thương-tích mới mà chúng ta không biết và không có khả năng điều trị. Chúng tôi hiểu một số công-ty đang đầu tư tiền của, song thông điệp của chúng tôi là điều quan trọng, nên tiến hành điều tra càng sớm càng tốt, đừng đầu tư hàng chục triệu Đô-la rồi 10 năm sau hóa ra vũ khí đó bất hợp pháp”.
Còn ông Steve Wright, thuộc tổ chức Omega có trụ sở tại Manchester, Anh quốc, làm việc trong “Cơ quan Kiểm soát Các loại Vũ khí Không giết người” bày tỏ:
-“Thật sự lo ngại về nguy-cơ lạm dụng các loại vũ-khí không sát thương ngày một tinh vi hơn”.
Các nhà chế tạo vũ-khí thì viện dẫn vũ khí điều khiển năng lượng không gây chết người, dùng nó có thể cứu mạng người trong các vụ bắt cóc hay đe dọa nổ bom, có thể điều khiển làm nổ bom mìn gài theo đường từ khoảng cách xa, dùng nó có lợi hơn là có hại. Ngoài ra, họ còn nói độ chính xác của đầu kim Laser, loại bỏ mọi thương vong mà hỏa tiễn thường có thể gây ra. Ông Peter Bitar, Chủ-tịch Xtreme Alternative Defense Systems, là công ty sáng chế súng điều khiển năng lượng cho Thủy-quân Lục-chiến Mỹ phát biểu:
-“Chúng ta có thể làm nổ trước đa số chất nổ tự tạo hiện đang sử dụng”.
Súng của hãng Xtreme Alternative Defense Systems hoạt động bằng cách tạo nên một điện tích qua một chùm ion hóa hoặc plasma (huyết tương). Chiến binh điều chỉnh để bắn vào khối chất nổ, vào thiết bị điện tử trên xe hay làm tê liệt cơ thể đối tượng mà nội tạng không bị ảnh hưởng gì.
Lê Chánh Thiêm.
(Trích trong tiểu luận "Vũ Khí không sát thương", xem bài nầy, click vào đây: http://www.nuiansongtra.com/index.php?c=article&p=1387
3. Hình đặc biệt:
UAV MQ-1 Predator
* * * * *
1. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 13.5.2018 đến ngày 20.5.2018.
2. Kiến thức phổ thông: Học thuyết “quyền-lực không-gian”: Vào thập niên 1960 của thế kỷ trước, các nhà chuyên môn cùng với chính phủ Mỹ khai sinh học thuyết “quyền-lực không-gian” (Space Power Doctrine), nhằm củng cố quyền lực, chiếm ưu thế trên bầu trời. Sau khi Nga phóng vệ tinh Spounik vào năm 1957, thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh lạnh, người Mỹ nhận thức rằng muốn bảo vệ lãnh thổ Mỹ và các nước đồng minh chống lại hiểm họa Cộng sản, quân đội Mỹ phải kiểm soát được không gian. Từ đó, các chương trình không gian được mở ra, sau đó gặt hái được nhiều thành quả to lớn với những dấu ấn khó quên: bước chân đầu tiên của loài người trên Mặt trăng, với những phi thuyền bay quanh bầu trời để phục vụ cho nhiều nhu cầu cần thiết.
Thế rồi trong các cuộc chiến gần đây, Mỹ đã gặp nhiều nan đề đã làm đảo lộn chiến thuật chiến lược, tạo nhiều bất đồng với đồng minh, vì thế, buộc họ nghĩ đến sách lược khác lấy không gian làm căn cứ. Học thuyết “Quyền lực không gian” có 3 nhiệm vụ chính: Bảo vệ các vệ tinh Mỹ trong không gian; bảo vệ các hoạt động của Mỹ trong không gian; và triệt tiêu mọi đe dọa nhằm vào không gian của đối phương. Với học thuyết nầy, các chuyên gia quân sự đã nghiên cứu để rồi chế tạo không biết bao kiểu vệ tinh, phi thuyền, máy bay (có và không có người lái), hỏa tiễn cùng những khí tài quân sự khác mà học thuyết nầy đòi hỏi, đã đưa Không quân Hoa Kỳ đi tới với những bước chân khổng lồ.
Điều đáng nói là học thuyết nầy đã giúp cho quân đội Mỹ thành công trong khi đối phương - khối Cộng do Nga dẫn đầu - vì “chạy đua” với Mỹ đã…“sụm bà chè” giữa đường. Trong hai thập niên 1960, 1970 chương trình tiến vào không gian dường như chỉ là cuộc đua song mã, cuộc đua bằng những phi thuyền không gian. Sau đó, Tàu Cộng tham gia vào với các chương trình Thần Châu nhưng không ai biết thật sự họ thu được kết quả gì không bởi những dụng cụ họ dùng chỉ là những đồ “ăn cắp kiểu” của các nước khác.
Trên quan điểm “Quốc gia nào chiếm ưu thế về không gian sẽ chiếm thượng phong trong nhiều lãnh vực”. Qua kinh nghiệm và thực tiễn, Mỹ ngày càng hoàn thiện học thuyết nầy với các chiến lược mới. Các chỉ dấu gần đây của Mỹ được củng-cố từ những biến-cố mới xảy ra trong 2 cuộc chiến gần đây và nhất là sự trỗi dậy của Tàu Cộng với chiến lược “Chống truy cập/ Từ chối khu vực” (Anti Access/ Area Denial, viết tắt là A2/AD, một chiến lược của TC nhằm đối phó với quân đội Mỹ và đồng minh tại châu Á, cho thấy những ý kiến trên hoàn toàn có cơ sở: Hoa-Kỳ muốn làm bá chủ không gian.
Ngoài việc tiếp tục các hoạt động tiến vào không gian để khám phá vũ trụ, Mỹ còn có ý định lập các trạm chuyển tiếp trong không gian với mục đích phục vụ cho quân sự. Trong vài cuộc chiến gần đây Mỹ đã gặp nhiều trở ngại, nhiều nan đề xảy ra khi Mỹ cần xử dụng các căn-cứ của nước khác để trú quân, chuyển quân, tiếp vận, tản thương, đổ quân chuyển tiếp... đã làm đảo lộn chiến thuật, chiến lược cũng như tạo bất đồng với các đồng minh. Để giải quyết yếu điểm (4) nầy, Mỹ phải đặt lại vấn đề lập các “căn cứ trên không”, xây dựng các vệ tinh do thám trên bầu trời, biến các vệ tinh nầy thành các căn cứ, xử dụng như một pháo đài.
Sau khi Nga phóng vệ tinh Spounik vào năm 1957, Mỹ lập hệ thống phòng thủ chống hỏa tiễn Nike-Zeus và Nike-X để phòng ngừa bị Nga tấn công. Năm 1964, “Hệ thống phòng thủ chống hệ thống đạn đạo Sentinel” rồi “hệ thống SafeGuard” ra đời. Đến thời Tổng thống R. Reagan, thay thế bằng chương trình “Hệ thống Phòng Thủ Chiến lược” (IDS), đặt nặng việc dùng không gian để phá vỡ các cuộc tấn công. Khi phát giác mục tiêu, hỏa tiễn phòng thủ sẽ bắn chặn, phá nổ trên không các hỏa tiễn trên đường bay đến đất Mỹ hay căn-cứ Mỹ. Với chương trình nầy, vũ khí đánh chặn của Mỹ sẽ được phóng ra từ khoảng 3.000 vệ tinh bay trong quỹ đạo thấp của trái đất, gọi là hệ thống Bambi. Đến 1993, Ngũ Giác Đài (NGĐ) quan niệm “phải kiểm soát không gian”, và đó là mối quan tâm hàng đầu của họ từ đó đến nay. “Ủy ban Tư Vấn Khoa học” của Quân lực Mỹ xác định mục tiêu hàng đầu vẫn là “công-nghệ mới và khoảng không” để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trong thế kỷ 21. Ủy ban nầy cho hay kế hoạch của Mỹ: “Kiểm soát không gian trở thành chính yếu trong 10 năm sắp tới, sau đó phải có những vệ tinh để cung cấp những thông tin cho các tổ chức của Mỹ về quân sự cùng với kinh-tế”. Sau đó, IDS được đổi bởi “Hệ thống Phòng thủ Hỏa tiễn Quốc gia” (Natioal Missile Defense, NMD) với việc thành lập “Phi đoàn Kiểm soát Không gian 765”, có nhiệm vụ chế tạo vũ khí chống vệ tinh KE-ASAT, các hệ thống vũ-khí tấn công trong không gian, vệ tinh gián điệp FIA.
Tuy nhiên, với hệ thống NMD, nếu muốn phóng hỏa tiễn lên bắn chặn hỏa tiễn đối phương, hỏa tiễn Mỹ phải đặt trên đất Mỹ hay các căn-cứ của Mỹ, sẽ bất lợi và chậm trễ, không kịp để phá nổ hỏa tiễn địch. Nếu có vũ khí đặt tại các “căn cứ trên không” sẽ cho khai hỏa tức khắc, vừa kịp thời, và khi phá nổ có thể gây thiệt hại ngay trên đất địch phóng ra. Vì thế, Mỹ đã chế tạo nhiều vệ tinh, phi thuyền phóng vào không gian với rất nhiều nhiệm vụ. Sơ lược qua vài vấn đề vừa bàn đến, học thuyết “quyền-lực không-gian” quả là một trong các học thuyết vô cùng hữu hiệu và cấp thiết, nhất là trong thời đại khoa học kỹ thuật tiến bộ như hiện nay để đối phó với những kẻ thù hung hãn, tàn bạo, hiếu chiến trong khi chúng đang thủ đắc nhiều loại vũ khí tối tân, nguy hiểm, giết người hàng loạt, trong đó phải kể đến Nga, Tàu, Iran, Bắc Hàn, luôn muốn xích hóa thế giới. (Còn tiếp)
[Trích trong tiểu luận "Các học thuyết, chiến lược của Hoa Kỳ"], (Xem thêm, click vào đây)
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
1. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 06.5.2018 đến ngày 12.5.2018.
2. Kiến thức phổ thông: JOSHUA A. NORTON, "HOÀNG ĐẾ KHÔNG NGAI" CỦA MỸ QUỐC
(Lê Chánh Thiêm).
(Trích)
Ai cũng biết Hoa-Kỳ là quốc-gia theo Tổng-Thống chế nhưng trước đây lại có một hoàng-đế. Điều nầy có đáng tin không? Người Mỹ có câu: “Tất cả mọi người đều biết Mickey Mouse, một số ít người biết Hermann Hesse, không nhiều người biết Einstein và rất ít người biết đến hoàng-đế Norton” để nói về “điều lạ-lùng” này. Người dân Hoa-Kỳ, kể cả một số không nhỏ cư dân lâu đời tại San Francisco là nơi "hoàng đế trị vì" không để ý đến việc nầy, cũng vì một phần do bản tính của người Mỹ không muốn biết chuyện "người ta".
Ông Joshua Abraham Norton tự xưng là “Hoàng-đế Norton Đệ Nhất của Mỹ quốc”, đã “đóng đô” tại thành-phố San Francisco và “trị-vì trên ngai vàng” trên hai thập niên, từ năm 1859 mãi đến khi ông chết, vào tháng 1 năm 1880.
Joshua A. Norton sinh trưởng tại Luân-đôn, Anh quốc vào năm 1818. Khi lên hai, Norton cùng với cha mẹ làm cuộc tha phương cầu thực tại Châu Phi, một vùng đất lúc đó bị Anh quốc cai trị. Đầu tiên, họ đến Algoa Bay, một địa phương thuộc Cape of Good Hope (Mũi Hảo Vọng). Sau đó, gia đình của Norton đến Nam Phi. Nhờ có nhiều kinh-nghiệm, cha của Norton được nhận làm quản-gia cho ông Grahamstone, một điền chủ giàu-có gốc người Anh tại Nam Phi. Nhờ vậy, gia-đình Norton có cuộc sống ổn-định và Joshua A. Norton cùng các em mình lớn lên trong trong hoàn-cảnh thuận lợi.
Khi cha vừa mãn phần vào năm 1848, Norton đã được 28 tuổi, cai quản cơ-ngơi của phụ thân để lại. Năm sau, Norton gặp thất-bại trong kinh-doanh tại Nam Phi. Đến khi có phong-trào đi lập nghiệp tại Tân thế-giới, cậu ta phát-mãi tất cả mọi thứ do cha lưu lại để làm một chuyến phiêu-lưu nữa sang tận Ba-Tây, vùng đất mới lạ.
Cùng thời-gian này, tại Mỹ đã có phong-trào đổ-xô về miền viễn Tây để tìm vàng, gọi là gold rush. Đánh hơi được biến-cố nầy, các tay săn vàng cùng các người đi tìm vận may tại Mỹ, là cư dân Mỹ cũng như ngoại-quốc tập-trung về vùng Bắc California như Sacramento, San Francisco, Monterey... để mong làm giàu nhanh chóng trong lãnh-vực tìm vàng cũng như cung-cấp các dịch-vụ cho dân tìm vàng. Thế là "cánh chim giang-hồ" Joshua A. Norton lại một lần nữa tung bay về vùng nắng ấm California. Tháng 11 năm 1849, Norton đã có mặt tại San Francisco cùng số vốn là $40,000; một số tiền tương đối lớn vào thời đó. {Cần biết thêm: Đội bóng bầu dục (football) San Francisco Forty-Niners (SF49ers) sở dĩ lấy tên nầy vì muốn đánh dấu năm 1849 là năm dân tứ xứ đổ xô về San Francisco để “săn” vàng}.
Xem tiếp, click vào đây.
3. Hình đẹp:
* * * * *
1. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 29.4.2018 đến ngày 05.5.2018.
MỤC ĐÍCH THẬT SỰ CỦA "VÀNH ĐAI, CON ĐƯỜNG" LÀ GÌ?
2. Kiến thức phổ thông: Học thuyết “Quyền lực trên biển”: Vào cuối thế kỷ 19, người ta đã biết đến học-thuyết “Quyền lực trên biển” (Sea power Doctrine) của Mỹ, đã giúp hải quân Mỹ kiểm soát được biển cả hầu như vòng quanh địa cầu. Học thuyết này do Đô-Đốc Alfred Thayer Mahan [sinh: 27.9.1840 – chết: 01.12.1914, là sĩ quan Hải quân Mỹ và là sử gia], người mà Sir. John Desmond Patrick Keegan [15.5.1934 – 2.8.2012, nhà sử học quân sự, giảng viên, nhà văn, nhà báo Anh] gọi là "chiến lược gia quan trọng nhất của người Mỹ trong thế kỷ XIX" (the most important American strategist of the nineteenth century) đưa ra. Vào thế kỷ 19 và tiền bán thế kỷ 20, Anh quốc, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Na Uy,… là những nước có đội tàu hùng hậu nhưng sức mạnh thật sự của Hải quân chưa đủ sức khống chế mọi địch thủ (nếu đối đầu) trên mọi đại dương nếu so với sức mạnh của hải quân Mỹ hiện nay.
Đô-Đốc Alfred Thayer Mahan được mệnh danh là “chiến lược gia Clausewitz trên biển cả”, là người đã dày công với Hải quân Mỹ qua việc đưa ra nhiều chiến lược cho Hải quân Hoa Kỳ, đã có tầm ảnh hưởng đến sự phát triển Hải quân Anh Quốc, Đức Quốc và Nhật. Cuốn “The Influence of Sea Power Upon History, 1660–1783” xuất bản vào năm 1890 đến nay, vẫn được xếp vào “10 cuốn sách hàng đầu” (Top ten) có ảnh hưởng lớn nhất thế giới. [Carl Philipp Gottfried von Clausewitz (01.6.1780 – 16.11.1831) là một binh sĩ của Vương quốc Phổ, một nhà lịch sử học quân sự, lý luận học quân sự, có tầm ảnh hưởng lớn]. Các nhà quân sự Mỹ đồng ý với quan điểm của vị Đô Đốc Mỹ nầy khi ý thức rằng “Ai kiểm soát được đại dương sẽ chiếm thế thượng phong về mặt quân sự, từ đó hỗ trợ cho kinh tế, chính trị, thương mãi v.v…”. [Nói thêm: Một trong các chiến thuật chính của Đô-Đốc Alfred Thayer Mahan là “Tập trung vào trận đánh của hạm đội chủ lực”: dốc toàn lực của hạm đội chủ lực đánh vào hạm đội của quân địch. Khi hạm đội của địch bị thua trước sức tấn công vũ bão, xem như ta đã “đánh tan hoàn toàn ý chí chiến đấu của quân địch”. Đô-Đốc Chester William Nimitz đã áp dụng chiến thuật nầy trong trận Midway vào ngày 7-6-1942: quân Nhật thua trận nầy, tinh thần chiến đấu của quân Nhật tan rã, xóa bỏ huyền thoại của quân-đội Nhật là “đoàn quân bách chiến”, đã gióng lên tiếng chuông “báo tử” trên chiến-trường vùng TBD của quân-đội Nhật, dẫn đến thất bại hoàn toàn để rồi thế chiến thứ 2 kết thúc).
Đ.Đ. Alfred T. Mahan cho rằng, các quốc gia sống bằng xuất cảng hàng hóa cần phải giành lấy và giữ quyền kiểm soát được biển, nhất là kiểm soát các tuyến giao thông biển huyết mạch, liên quan tới lợi ích và ngoại thương của nước mình; mà sức mạnh biển là yếu tố chính làm cho đất nước giàu mạnh. Muốn như thế, phải có lực lượng hải quân hùng mạnh, vũ khí đầy đủ cùng một mạng lưới nhiều “căn cứ” trên các đại dương để hỗ trợ, bảo vệ cho những đội thương thuyền.
Như chúng ta đã thấy, sách lược nầy đã giúp Hải quân Mỹ diệu võ dương oai trên khắp các đại dương mãi đến ngày nay, góp phần tạo nên một nước Mỹ hùng mạnh về mọi mặt. Để đáp ứng cho nhu cầu của học thuyết nầy, Hải quân Mỹ đã dốc tâm nghiên cứu và chế tạo không biết bao phương tiện để phục vụ cho chiến tranh, đưa hải quân đi đến tất cả mọi nơi họ cần đến, thu được nhiều thành quả mỹ mãn, không những trên mặt nước mà còn trên nhiều chiến trường trên bộ, trên không khi hải quân hỗ trợ, phối hợp… với mọi quân binh chủng khác trong quân lực Mỹ và đồng minh.
Để thực hiện học thuyết nầy, Hải quân Mỹ đã xây dựng một lực lượng hải quân hùng hậu với nhiều loại tàu chiến, số lượng mỗi loại tàu tương ứng với nhu cầu và theo từng chiến lược, từng khu vực. Hiện nay Mỹ có đến 11 chiếc hàng không mẫu hạm (HKMH) đang hoạt động mà mỗi chiếc có thể xem tương đương hay lớn hơn lực lượng hải quân của một quốc gia. Ngay các nước Pháp, Anh, Nga, Ấn Độ là các quốc gia hùng mạnh mà cũng chỉ có đủ tiền để trang trải cho một chiếc HKMH duy nhất hoạt động, đủ cho thấy tầm quan trọng của chiếc HKMH như thế nào. Riêng các nước mạnh về kinh tế như Đức, Gia Nã Đại, Ba Tây, Úc Đại Lợi, Nhật, Hòa Lan, Tây Ban Nha là những quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh, lãnh thổ bao bọc bởi đại dương cũng muốn “sắm” một chiếc HKMH cho “oia” với người ta nhưng chắc không đủ tiền cung ứng cho các hoạt động cùng bảo trì cho tàu. Riêng chú “Chệch 3 Tàu”, với chiếc Thi Lang… thang, mua đồ phế thải về và chiếc đang đóng, chưa ai biết nó sẽ hoạt động ra sao hay chỉ để “hù dọa” các nước trong khu vực để thực hiện mông bá quyền của Bắc Kinh.
Tóm lại, với học thuyết Quyền lực trên biển, Hải quân Mỹ đã và đang làm bá chủ đại dương, đã chế tạo ra vô vàn phương tiện để phát huy sức mạnh của quân lực Mỹ, hiện diện khắp các đại dương để hỗ trợ cho chính trị, thương mãi,… không những cho chính nước Mỹ mà cho các quốc gia đồng minh, góp phần gìn giữ hòa bình cho nhân loại.
(Lê Chánh Thiêm)
3. Hình đặc biệt:
Bức ảnh "Morning" của Haikieu
* * * * *
1. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 22.4.2018 đến ngày 28.4.2018.
2. Kiến thức phổ thông: SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG McDONALD’S.
Hệ thống tiệm bán thức ăn nhanh McDonald’s được khai sinh bởi hai anh em Maurice (“Mac”) and Richard McDonald, cư dân ở San Bernadino, California. Ngày nay, McDonald không chỉ là một trong những thương hiệu nổi tiếng ở Mỹ mà còn ở khắp thế giới. Quán McDonald’s đầu tiên trên thế-giới được khai-trương tại San Bernadino, một thành phố nằm ở phía Nam California vào năm 1949. Món ăn chính trên thực-đơn của quán lúc đó là món bánh mì kẹp thịt hamburger. Hệ-thống quán ăn Mc Donald phát-triển mạnh vào những năm 1960 tại Mỹ và ngày nay bành-trướng trên toàn thế-giới. Từ đó đến nay, tuy có thêm nhiều món ăn trên thực đơn của các quán Mc Donald nhưng bánh hamburger vẫn là món ăn truyền thống của hệ-thống quán ăn này.
Năm 1937, hai anh em Maurice McDonald and Richard McDonald ("Mac" and "Dick") mở quán bán bánh mì hotdog tại San Bernardino. Đến năm 1940 chuyển sang bán “bánh mì kẹp thịt xay nướng” (hamburger), được rất đông khách hàng ưa thích. Sau đó, hai người mở rộng đến 200 địa điểm khác. Sau một thời gian kinh doanh, thấy không khá theo như ý muốn, hai người bán bản quyền cho Ray Kroc, một đại diện của hãng Prince Castle, một hãng bán loại máy Multimixer milkshake dùng để làm thức uống, máy do ông Steven Poplawski phát minh vào năm 1922, một loại thức uống làm bằng sữa và kem. Không may cho hai người, sau đó Ray Kroc đã thành công với những chiếc bánh nầy và trở thành tỷ phú khi ông ta mở rộng sang Âu châu và lan ra khắp các đại lục khác. Đây là một trong những thất bại lớn nhất cho người phát minh ra một thương hiệu nổi tiếng nhưng khi thương hiệu này thành công thì người khác hưởng. Tuy nhiên, một điều an ủi cho hai người là các nơi bán thức ăn kiểu nầy vẫn còn giữ đến ngày hôm nay cái tên McDonald, người đã nghĩ ra món ăn cho đại chúng được nhiều người ưa chuộng.
Tên bánh hamburger bắt nguồn từ tên thành-phố Hamburg của Đức. Bánh hamburger có một nguồn-gốc rất lâu. Dân Tartar thời Trung cổ đã biết bằm thịt bò để ăn sống. Họ trộn thêm muối, tiêu, hành sống vào thịt bò mà ngày nay chúng ta vẫn gọi là món bít-tết Tartar (Tartar’s beefsteak). Những người Đức đi buôn và các dân thương buôn mang món này từ nơi đó về tỉnh Hamburgs của Đức. Họ chế-biến thêm bằng cách nắn thịt bò xay thành từng bánh rồi luộc “bánh thịt” nầy chín trước khi ăn, nhưng chưa được kẹp trong miếng bánh mì như sau đó. Di-dân gốc Đức mang món ăn này qua Hoa-Kỳ vào thế-kỷ 19 gọi là “Hamburger steak” trong phong-trào di-dân đến Tân Thế-giới.
Đến năm 1892, tại một hội-chợ mở ra ở tiểu-bang Ohio, lần đầu tiên người ta kẹp miếng thịt hamburger vào giữa hai miếng bánh mì tròn nhỏ (buns) để bán cho khách tham-dự phiên chợ. Đến năm 1904, bánh hamburger được bán tại Hội-chợ thế-giới ở Saint Louis, Missouri. Từ đó, miếng bánh mì cuộn thịt nầy trở nên thịnh-hành tại Mỹ. Một yếu-tố quan-trọng làm cho hamburger được ưa chuộng là do sự phát-triển của kỹ-nghệ xe hơi và sự ra đời của hệ-thống siêu xa-lộ tại Hoa-Kỳ. Khi di-chuyển bằng xe hơi, người dân Mỹ muốn có một món ăn giản-dị, tiện lợi, sửa-soạn nhanh, vừa túi tiền và có thể vừa ăn vừa lái xe. Theo ông Jeremy Rifkin trong cuốn Beyond Beef thì người Mỹ ghé lại “thánh-đường thịt bò xay Mc Donald, Burger King,... thường-xuyên hơn là đến nhà thờ".
Dưới đây là vài sơ lược về thương hiệu nầy.
Lịch sử McDonald là một tài liệu dài bắt đầu từ 1937 nhưng nó được nhiều người biết đến sau khi ông Ray Kroc [tên đầy đủ là Raymond Albert "Ray" Kroc, còn được gọi là Raymond Kroc, sinh ngày 5-10-1902 tại Oak Park, Illinois, mất ngày 14-01-1984 tại San Diego, California, được biết đến với danh hiệu bất hủ là “Vua Hamberger”] bắt tay làm việc với McDonalds. Vào năm 1917, chàng thanh niên 15 tuổi Ray Kroc đã khai gian tuổi thật khi ghi danh để được trở thành tài xế lái xe cứu thương cho Hội Hồng Thập Tự Mỹ khi Mỹ đang tham chiến. Tuy nhiên, anh ta chưa kịp hoàn tất khóa đào tạo thì thế chiến I đã kết thúc. Sau đó, Ray Kroc kiếm sống với việc chơi đàn dương cầm và làm nhân viên bán cốc giấy và máy trộn đa năng để làm kem sữa (Multimixer milkshake). Năm 1950, Ray Kroc rất ngạc nhiên khi nhận được một đơn đặt hàng lớn, mua 8 máy làm kem loại nầy từ một nhà hàng ở San Bernardio, California. Khi tới địa điểm giao hàng, ông Ray Kroc mới biết đây là một cửa hàng bán thực phẩm phục vụ nhanh (fast food). Ông vô cùng ngạc nhiên trước tốc độ phục vụ món hamburger ở đây: chỉ trong 15 giây cho một chiếc bánh hamburger giá 15 cent với khoai tây và sữa milkshake.
Với máu kinh doanh chảy trong huyết quản, Kroc nhìn thấy tiềm năng phát triển của công việc kinh doanh kiểu này. Ông cảm thấy thích thú với hệ thống điều hành rất hiệu quả của cửa hàng nầy. Họ có một thực đơn rất giới hạn, chỉ vài món: bánh kẹp thịt burger, khoai tây chiên và thức uống, nhưng điều này đã giúp họ tập trung tốt hơn vào phẩm chất ở từng khâu chế biến, tạo cho thức ăn của họ được thực khách ưa chuộng. Ông ta đưa ra ý kiến hợp tác với họ. Ray Kroc đã thuyết phục hai anh em McDonald về tầm nhìn của mình trong việc xây dựng nhà hàng McDonald’s trên toàn nước Mỹ. Ông Kroc đề nghị mua lại bản quyền quán fast food này, và anh em nhà McDonald đồng ý.
Vào ngày 15-4-1955, Raymond Kroc khai trương cửa hàng McDonald’s phục vụ fast food đầu tiên tại địa chỉ 400 North Lee Street, Des Plaines, Illinois, ngoại ô phía Bắc của Chicago. Với tốc độ phát triển thật nhanh, hệ thống McDonald’s bán được hơn 100 triệu chiếc bánh hamburger chỉ trong vòng 3 năm đầu tiên (1958) và cửa hàng McDonald's thứ 100 được khai trương 4 năm sau đó (1959). Tới năm 1961, ông Kroc trả $2.7 triệu đô la Mỹ mua hết toàn bộ quyền lợi từ anh em nhà McDonald. Vào năm 1963, việc bán chiếc bánh hamburger thứ một tỉ đã được truyền hình trực tiếp trên tivi Mỹ, được chiếu vào giờ cao điểm của chương trình phát hình. Năm 1980, ông ghi danh độc quyền cho thương hiệu McDonald’s.
McDonald’s không chỉ phổ biến ở trong nước Mỹ mà còn nhanh chóng có được những thành công trên thị trường quốc tế như Canada, Nhật, Úc, Đức, Pháp, một số quốc gia ở châu Phi, ngày nay như một thương hiệu quốc tế. Hiện nay có 36,900 cửa hàng McDonald (tính đến 31-12-2016); có khoảng 1.7 triệu người làm việc cho McDonald’s trên toàn thế giới. Khởi đầu McDonald’s chỉ là một hiện tượng của nước Mỹ nhưng nay nó đã trở thành một thương hiệu quốc tế thực sự. Tính đến ngày 31-3-2010, hệ thống McDonald’s bán được 246,623,751,852 cái hamburgers (trên 246 tỉ). [Hãng nước ngọt Coca-Cola ra đời vào ngày 27-3-1944, theo đà bán vào năm 2010, mỗi ngày trên toàn thế giới bán ra được 1,7 tỉ lon và chai Coca-Cola]. Hai thương hiệu McDonald’s và Coca-Cola nổi tiếng và được thực khách ưa cuộng không những ở Mỹ mà còn khắp cả thế giới.
Triết lý độc đáo của Ray Kroc là muốn xây dựng một hệ thống nhà hàng được biết đến bởi sự đồng nhất trong phẩm chất và sự đồng bộ ở khâu chuẩn bị. Ông muốn các món thức ăn và thức uống có vị giống hệt nhau cho dù nó được bán ra tại nhà hàng ở Alaska hay ở Alabama, trong hay ngoài nước Mỹ. Để đạt được mục tiêu này, ông chọn một con đường rất độc đáo: thuyết phục các đối tác nhượng quyền và các nhà cung ứng thực phẩm và vật liệu để nấu nướng hiểu được tầm nhìn chiến lược của mình không chỉ làm việc cho McDonald’s mà là cho chính bản thân mình cùng với McDonald’s. Ông đưa ra câu khẩu hiệu: “Làm kinh doanh cho mình, chứ không một mình”. Triết lý của ông dựa trên nguyên lý kiềng ba chân: chân thứ nhất là tập đoàn McDonald’s, chân thứ hai là đối tác nhượng quyền và chân thứ ba là nhà cung ứng, tạo đà cho việc phát triển vững bền cho các nhà hàng McDonald’s trên toàn cầu.
Phần thưởng cho sự sáng tạo của Ray Kroc là tin vào tính đột phá và tưởng thưởng xứng đáng cho các đối tác nhượng quyền nào có những sáng kiến độc đáo. Rất nhiều những món ăn nổi tiếng của McDonald’s hiện nay như Big Mac, Filet-O-Fish, Egg McMuffin… là do những đối tác sang nhượng quyền sáng tạo. Tuy nhiên các đối tác nhượng quyền cũng được yêu cầu phải tuân theo những tiêu chí cốt lõi của thương hiệu McDonald’s như phẩm chất, phục vụ, vệ sinh và các giá trị khác.
Hoài bão của McDonald’s cho phẩm chất đồng nghĩa với việc mỗi thành phần nguyên liệu phải được kiểm định, nếm thử và tối ưu hóa trước khi được đưa vào hệ thống vận hành. Khi các nhà hàng bắt đầu nở rộ, hàng loạt đơn đặt hàng lớn đã thu hút sự chú ý của các nhà cung ứng. Họ áp dụng các tiêu chuẩn của McDonald’s một cách nghiêm túc, xem như chính McDonald’s làm ra. Và khi các nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh khác cũng bắt đầu áp dụng theo các tiêu chuẩn khắt khe này, thì ngay lập tức, các ngành công nghiệp cung cấp thịt, sữa và các vật liệu khác cũng phải thay đổi theo.
Năm 1961, tại một nhà hàng mới mở ở thành phố Elk Grove, Illinois, ông Ray Kroc phát động một chương trình đào tạo nhân viên, sau này được gọi là Đại học Hamburger. Nơi đây, các đối tác nhượng quyền và những nhà điều hành đã được đào tạo các phương pháp khoa học trong việc: “Làm sao để điều hành một nhà hàng McDonald’s thành công?”. Đại học Hamburger đã nghiên cứu và phát triển trong phòng thí nghiệm các phương pháp nấu nướng, làm lạnh và lưu trữ thực phẩm. Đã có hơn 80,000 sinh viên đã tốt nghiệp từ chương trình này.
Chỉ cho đến khi qua đời vào ngày 14-01-1984, Ray Kroc mới thực sự ngừng làm việc cho McDonald’s. Ngay cả khi phải ngồi trên xe lăn, hầu như ngày nào ông cũng đi làm tại văn phòng ở San Diego. Ông luôn để mắt tới nhà hàng McDonald’s gần văn phòng của mình, gọi điện thoại cho người quản lý, nhắc nhở họ cho người đi nhặt rác, dọn dẹp khu vực quanh nhà hàng và bật đèn khi trời tối. Từ niềm đam mê, sự hiệu quả trong công việc, sự sáng tạo, cho đến việc theo đuổi không ngừng những tiêu chuẩn về phẩm chất cũng như các đóng góp vào những hoạt động từ thiện, những gì Raymond Kroc để lại sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng và một phần không thể thiếu cho McDonald’s hôm nay. Đó là hồi kết một huyền thoại Ray Kroc, người đưa thương hiệu McDonald đến với thế giới này.
Belarus là nước thứ 100 mở tiệm bán thức ăn nhanh McDonald. Belarus là quốc gia không giáp biển, nằm ở Đông Âu, Đông Bắc giáp Nga, phía Nam giáp Ukraina, phía Tây giáp Ba Lan, phía Tây Bắc giáp Latvia & Litva, thủ đô là Minsk. Các thành phố lớn: Brest, Grodno (Hrodna), Gomel (Homiel), Mogilev (Mahilyow) và Vitebsk (Vitsebsk), diện tích 207.595 km2 (80.200 dặm vuông), 40% là rừng; các ngành kinh tế quan trọng là nông nghiệp và công nghiệp chế tạo; dân số 9.498.700 người (2016).
Ngày 10-12-1996, công ty McDonald khi trương tiệm bán đầu tiên tại quốc gia thứ 100 trên thế giới. Có gần 4.000 người xếp hàng dài chờ mua chiếc bánh đầu tiên, gây hỗn loạn đến nỗi thành phố phải đưa cảnh sát đến để vãn hồi trật tự. Hiện nay, McDonald có cửa hàng tại 122 quốc gia, ngoài việc đã đóng cửa tại 7 quốc gia khác. Quốc gia mới nhất mở cửa hàng là Kenya. Việt Nam mở cửa hàng đầu tiên vào năm 2014 tại Sài Gòn và tại Hà Nội vào năm 2017. McDonald mở cửa hàng đầu tiên tại Hoa lục vào năm 1990 tại Thẩm Quyến, Quảng Đông. Nổi bật hơn, cwar hangf McDonald's lớn nhất trên thế giới được mở cửa vào ngày 23-4-1992 tại Bắc Kinh, có 700 chỗ ngồi, 29 máy tính tiền, và phục vụ hơn 40.000 khách vào ngày khai mạc. Đến năm 1996, 29 nhà hàng đã mở cửa ở riêng tại thành phố Bắc Kinh.
Sản phẩm của McDonald hiện nay tại Mỹ gồm có: bánh hamburger, thịt gà, khoai tây chiên, đồ uống không cồn, cà phê, kem trộn, salad, món tráng miệng, đồ ăn sáng. McDonald có dịch vụ Drive-Thru (hay drive-through): tài xế lái xe hơi vào tận quầy mua hàng để nhận thức ăn và trả tiền tại đó. McDonald's
Sierra Vista (Arizona) là thành phố đầu tiên cửa hàng McDonald's có dịch vụ drive-through cho tất cả khách hàng. Cửa hàng McDonald's có drive-through được thành lập vào năm 1975 gần Fort Huachuca, một căn cứ quân sự nằm liền kề thành phố để phục vụ các khách hang là quân nhân, những người không được phép ra khỏi xe của họ trong khi đang bị mệt mỏi vì bị bệnh. Từ đó, các cơ sở thương mại bắt chước kiểu phục vụ nầy. Tại Hoa Kỳ, drive-through chiếm 70% doanh nghiệp của McDonald và thời gian trung bình để lái xe thông qua dịch vụ nầy chỉ dưới 3,5 phút. Nhà hàng McDonald's ngoài nước Mỹ đầu tiên có dịch vụ nầy mở ra tại Trung tâm mua sắm Nutgrove ở Dublin, Ireland vào năm 1985.
Cái bánh hamburger lớn nhất thế-giới từ trước đến nay do công-ty Spur Steak Ranches tại Nam Phi làm ra vào ngày 13-10-1985. Chiếc bánh cân nặng 5 ngàn pounds, đường kính là 23.5 feet. Sau khi chiên chín, người ta cắt nó ra làm 15.750 phần ăn. Đến nay, kỷ lục nầy chưa được phá.
Lê Chánh Thiêm tổng hợp
3. Hình đặc biệt:
Bãi biển Hammock, Mandives
* * * * *
1. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 15.4.2018 đến ngày 21.4.2018.
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
Cầu Golden Gate, San Francisco, chụp từ Cavalo
* * * * *
1. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 8.4.2018 đến ngày 14.4.2018.
LÀM THẾ NÀO MAO ĐÚC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN ĐỂ TẠO MỘT TRUNG HOA MỚI?
2. Kiến thức phổ thông:
PHẢN KHÁNG TOÀN CẦU CHỐNG TRUNG CỘNG ĐANG GIA TĂNG
(The global backlash against China is growing)
By John Pomfret
Huỳnh Hoa dịch
The Washington Post
December 19, 2017
Một sự phản kháng toàn cầu (global backlash) chống lại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang thành hình. Ở Úc, nỗ lực của Trung Cộng sử dụng người đại diện để đưa tiền bạc vào hệ thống chính trị Úc đã khiến một thượng nghị sĩ phải từ chức tuần trước và thôi thúc chính phủ nước này đưa ra hàng loạt luật lệ ngăn chặn ảnh hưởng của nước ngoài. Ở châu Âu, lời cảnh báo ngày càng gay gắt nhắm vào lối làm ăn kiểu con buôn của Trung Cộng và tham vọng của nước này muốn thâu tóm nhanh các doanh nghiệp châu Âu có công nghệ sáng tạo…
Ở Hoa Kỳ, cộng đồng các doanh nhân, từ lâu là nền móng cho quan hệ giữa Hoa Kỳ với Trung Cộng, giờ đã không còn nhất trí trong vấn đề làm thế nào theo đuổi quan hệ với Bắc Kinh. Nhiều doanh nghiệp Mỹ bị thua lỗ ở Trung Cộng. Kết quả là, nhiều vấn đề khác – chẳng hạn như hoạt động gián điệp công nghiệp của Trung Cộng, yêu cầu có tính cưỡng bức về chuyển giao công nghệ, sử dụng truyền thông do nhà nước quản lý để tuyên truyền thân Bắc Kinh ở Hoa Kỳ và những nỗ lực tác động tới các cơ sở giáo dục Hoa Kỳ… – đang thôi thúc phải có phản ứng. Thực tế, các doanh nghiệp Trung Cộng tìm cách mua các công nghệ cao của Hoa Kỳ đã phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Đã có những cuộc thảo luận ở quốc hội về việc buộc các đài truyền hình và mạng cáp do nhà nước Trung Cộng điều hành nhưng hoạt động ở Hoa Kỳ phải đăng ký như là cơ quan đại diện cho chính phủ nước ngoài.
Sự phản kháng này xảy ra vào lúc Bắc Kinh thể hiện một niềm tin chưa từng có trước đây vào mô hình kinh tế và chính trị của họ, trong đó kết hợp sự cai trị độc tài của đảng Cộng sản Trung Hoa với một chính sách công nghiệp đặt mục tiêu bảo đảm các doanh nghiệp Trung Cộng sẽ thống trị nền kinh tế của tương lai. Mục tiêu này được thực hiện thông qua trợ cấp của chính phủ, hoạt động nghiên cứu và phát triển được chính phủ tài trợ lớn và thâu tóm công nghệ của phương Tây. Từ tháng 7-2016, trong bài diễn văn chào mừng kỷ niệm 95 năm thành lập đảng Cộng sản Trung Hoa, chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã bắt đầu sử dụng cụm từ “giải pháp Trung Hoa” để khẳng định rằng Trung Cộng đã tìm ra cái gọi là “giải pháp cho cuộc tìm kiếm của nhân loại về những thiết chế xã hội tốt hơn”. Từ đó đến nay, cụm từ này lan truyền chóng mặt ở Trung Cộng và được các lý thuyết gia của đảng Cộng sản Trung Hoa chọn làm ý tưởng để đối lập với ảnh hưởng của phương Tây trên thế giới. Như một cây bút của tờ Nhân dân nhật báo – cơ quan phát ngôn của đảng – viết hôm 6-12, giải pháp Trung Cộng “vượt qua “chủ nghĩa lấy phương Tây làm trung tâm” (Western centrism) và kích thích mạnh mẽ sự thăng tiến của nhiều quốc gia đang phát triển tự tin “đi theo con đường của riêng mình””.
Sự phản kháng cũng hình thành khi nhiều người ở phương Tây lo ngại rằng Trung Cộng đang thắng cuộc cạnh tranh toàn cầu giành tài nguyên, thị phần và ảnh hưởng tư tưởng. Trong khoảng thời gian tổng thống Trump họp thượng đỉnh ở Trung Cộng hồi tháng 11, báo chí Hoa Kỳ đầy những nỗi lo lắng rằng Trung Cộng đã vượt qua Hoa Kỳ trong cuộc đua lãnh đạo toàn cầu. “Tại sao Trung Cộng thắng năm 2017 và ông Donald Trump đã giúp họ thực hiện điều đó như thế nào” là một nhan đề trên trang web của đài CNN ngày 3-11. “Trung Cộng đã thắng” là cách tạp chí Time đưa lên trang bìa tiêu đề một bài của nhà phân tích chính trị Ian Bremmer. USA Today cũng vậy.
Điều thú vị là phản ứng tiêu cực với sự trỗi dậy của Trung Cộng lại trái ngược với các báo cáo rằng Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của ông Trump đã không còn khả năng hợp tác với các đồng minh truyền thống của Mỹ. Nhưng trong các tuần lễ gần đây, chính phủ của ông Trump đã tham gia cùng Liên minh châu Âu (EU) bác bỏ yêu cầu của Trung Cộng rằng theo các điều khoản mà nước này tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì Trung Cộng cần được cấp quy chế nền kinh tế thị trường – một quy chế giúp bảo vệ Trung Cộng khỏi thuế chống bán phá giá. Tại hội nghị các bộ trưởng WTO ở Buenos Aires (Argentine) tuần trước, Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản đã đối đầu với Trung Cộng về sự miễn cưỡng của nước này trong việc giảm bớt sản xuất công nghiệp và những cung cách buôn bán có vấn đề khác.
Trong chuyến công du châu Á hồi tháng 11, tổng thống Trump bắt đầu sử dụng cụm từ “Ấn Độ - Thái Bình Dương” chứ không phải là “châu Á - Thái Bình Dương” như một cách báo hiệu cho khu vực này về ý định của Hoa Kỳ đưa cả Ấn Độ vào nỗ lực cân bằng sức nặng đang tăng lên của Trung Cộng về quân sự và kinh tế. Bên lề hội nghị Cấp cao Đông Á tại Manila, các quan chức Hoa Kỳ đã gặp gỡ các đối tác từ Úc, Nhật Bản và Ấn Độ, làm hồi sinh cái sẽ được biết tới như là “bộ Tứ” (the Quad) – một tập hợp lỏng lẻo bốn nền dân chủ duyên hải đang lo lắng về sự trỗi dậy của Trung Cộng.
Xem tiếp, click vào đây: http://www.nuiansongtra.com/index.php?c=article&p=8963.
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
1. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 01.4.2018 đến ngày 07.4.2018.
- TRUNG CỘNG: SIÊU CƯỜNG HAY SIÊU PHÁ SẢN?
2. Kiến thức phổ thông: BẠN HỐI TIẾC ĐIỀU GÌ NHẤT?
Suy cho cùng, chính bạn chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc bạn sử dụng số ngày còn lại của mình trong cuộc đời này ra sao. Thù hận hay yêu thương, hạnh phúc hay thảm hại đều chỉ là những sự lựa chọn.
Theo Business Insider, đây là câu hỏi mà Karl Pillemer, giáo sư về phát triển con người tại trường Đại học Cornell (Mỹ), tác giả của tập sách “30 bài học của cuộc sống: Lời khuyên từ những người thông thái nhất nước Mỹ”, đã hỏi hàng trăm người cao tuổi trên 65 tuổi trong chương trình nghiên cứu Legacy Project (Dự án di sản) của Đại học Cornell.
Tình yêu, sự nghiệp, con cái, v.v..., không phải là câu trả lời mà giáo sư Pillemer được nghe thấy thường xuyên nhất, mà thay vào đó lại là câu:
* "TÔI ƯỚC RẰNG TÔI ĐÃ KHÔNG DÀNH QUÁ NHIỀU THỜI GIAN CỦA CUỘC ĐỜI MÌNH CHỈ ĐỂ LO LẮNG".
Nhiều năm trước, khi giáo sư Pillemer, một chuyên gia lão khoa nổi tiếng thế giới gặp bà June Driscoll, một người phụ nữ đặc biệt. Bà Driscoll lúc nào cũng vui vẻ khi ở tuổi 90 và đang sống tại một nhà dưỡng lão. Bà Driscoll nói với giáo sư: “Sống vui vẻ, hạnh phúc nhất có thể chính là trách nhiệm của tôi, ngay tại đây, ngay hôm nay”.
Câu nói đó đã truyền cảm hứng cho Pillemer đi tìm câu trả lời cho việc làm sao một thế hệ trải qua nhiều mất mát đau thương, qua các sự kiện lịch sử thảm khốc và đau ốm lại có thể là những người hạnh phúc nhất. Ông muốn truyền đạt trí tuệ này lại cho thế hệ trẻ, những người dường như quá mong manh, khi chỉ một sự việc không vừa ý nhỏ nhoi cũng khiến họ mất phương hướng đến nỗi tự kết thúc cuộc đời mình.
Năm 2004, giáo sư Pillemer khởi động dự án Legacy Project và đã hỏi hơn 1.500 người Mỹ trên 65 tuổi về những bài học quan trọng nhất mà họ học được trong suốt cuộc đời mình. Trong cuốn “30 bài học cuộc sống”, ông gọi những người mình phỏng vấn là “chuyên gia của cuộc đời” vì chính họ, qua những hạnh phúc và khổ đau, thành công và thất bại đã nắm giữ những bài học trí tuệ nhiều hơn bất cứ nội dung của cuốn sách dạy kỹ năng sống nào.
Giáo sư Pillemer đã cho rằng những câu trả lời như “ngoại tình, công việc kinh doanh tồi tệ hoặc nghiện ngập” là những điều hối tiếc nhất trong cuộc đời của những người cao tuổi này.
Do đó, ông đã sửng sốt khi nghe đi nghe lại một câu trả lời: “Tôi ước rằng mình đừng lo lắng nhiều quá” và “Tôi hối tiếc vì đã lo sợ quá mức về tất cả mọi thứ”.
Trong cuốn “30 bài học cuộc sống”, Pillemer nói rằng ông không thể không ngạc nhiên về bài học này. “Những người này đều trải qua các thời kỳ khó khăn trong lịch sử và các bi kịch của cuộc đời, tôi tưởng rằng họ được phép lo lắng ở mức độ nào đó”.
NHỮNG NGƯỜI HẦU NHƯ ĐÃ ĐI ĐẾN CUỐI CUỘC ĐỜI NÀY GIẢI THÍCH RẰNG THỜI GIAN LÀ TÀI SẢN QUÝ GIÁ NHẤT CỦA CON NGƯỜI. VIỆC LO LẮNG VỀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ KHÔNG BAO GIỜ XẢY RA, HOẶC LO SỢ VỀ NHỮNG THỨ CHÚNG TA KHÔNG THỂ KIỂM SOÁT ĐƯỢC LÀ MỘT LÃNG PHÍ TÀI SẢN NÀY MỘT CÁCH XUẨN NGỐC.
Hành trình trên trái đất này của mỗi chúng ta là hữu hạn. Nếu lo lắng quá nhiều, bạn không còn mấy thời gian để tận hưởng, trải nghiệm và hạnh phúc. Vậy làm thế nào để giảm bớt thời gian lo lắng trong cuộc sống này? “Những người thông thái nhất nước Mỹ” nói với giáo sư Pillemer một số cách như sau:
Hãy sống từng ngày, đừng luôn nghĩ tới tương lai quá xa
Khi bạn sống và thấy mình lo lắng quá nhiều, hãy dừng lại và tự nhẩm “Điều gì rồi cũng sẽ qua”.
Sự việc bạn đang phải đối mặt, dù khó khăn, đau khổ đến đâu rồi cũng sẽ trôi đi. Bạn không thể hủy hoại cuộc sống của mình bằng những suy nghĩ lo sợ được.
Tuy nhiên, chắc chắn có những ngày u tối mà bạn cảm thấy lo lắng khủng khiếp, không cách nào ngừng lại. Lúc đó hãy cố nghĩ rằng: lo sợ không có tác dụng gì tốt cả. Nó giống như việc tự mình uống thuốc độc mà hy vọng tên hàng xóm đáng ghét sẽ chết vì đau bụng. Hãy gạt nó ra khỏi suy nghĩ hết mức có thể.
SỐNG VUI VẺ TỪNG NGÀY, ĐỪNG NGHĨ ĐẾN TƯƠNG LAI XA XÔI ẢM ĐẠM. VIỆC LẬP KẾ HOẠCH LÀ TỐT NHƯNG KHÔNG PHẢI LÚC NÀO MỌI VIỆC CŨNG XẢY RA THEO Ý MUỐN CỦA CHÚNG TA. DO ĐÓ, ĐIỀU QUAN TRONG NHẤT LÀ HÃY SỐNG TRON VẸN TỪNG NGÀY. THAY VÌ LO SỢ VÔ CỚ, HÃY HÀNH ĐỘNG
Nếu bạn thấy mình hay có những nỗi băn khoăn lo sợ, hãy tìm hiểu về nó. Ít nhất tìm hiểu nguyên do mà bạn lo lắng là gì, xác định nó rõ ràng. Chỉ việc ngồi lại và phân tích suy nghĩ tiêu cực của bản thân cũng giúp bạn gạt bớt được những muộn phiền vô lý. Tất nhiên, có những lo lắng hoàn toàn hợp lý. Khi đã xác định được chúng, hãy hành động, bắt tay vào làm cái gì đó thay vì ngồi yên và lo sợ.
* HỌC CÁCH CHẤP NHẬN MỘT CÁCH TÍCH CỰC
Bất chợt có điều gì đó xảy ra với bạn. Ai đó làm bạn tổn thương. Bạn thấy tức giận, bạn muốn trả thù. “Cô ấy không nên làm như thế với tôi, tôi sẽ nói cho cô ta như thế này, như thế này...”. Quan hệ nhân duyên của con người vô cùng phức tạp. Bạn chẳng thể nào biết được nguyên nhân chính xác tại sao tự dưng một người lại rời bỏ bạn, làm bạn bực mình hay bẽ mặt. Trong trường hợp này, những người cao tuổi từ nhà dưỡng lão sẽ mỉm cười và nói rằng: “Không biết bao nhiêu lần tôi đã tự cảm ơn bản thân vì đã không nói lời nào”.
* ÍT NHẤT HÃY DỪNG LẠI VÀ ĐỪNG LÀM GÌ KHI TỨC GIẬN.
-> BẠN CÓ THỂ NÓI NHỮNG LỜI NẶNG NỀ, GÂY THƯƠNG TỔN ĐỐI PHƯƠNG, NHƯNG SAU ĐÓ THÌ SAO? HÃY NHỚ RẰNG BẠN CHỈ CÓ THỂ ĐIỀU KHIỂN SUY NGHĨ CỦA MÌNH CHỨ KHÔNG THỂ THAO TÚNG TÌNH CẢM, TƯ DUY HAY CUỘC ĐỜI CỦA NGƯỜI KHÁC ĐƯỢC.
Hãy chấp nhận những thực tế mà chúng ta không có thẩm quyền thay đổi, gạt đi những suy nghĩ tiêu cực, nhanh chóng lấy lại cân bằng và tiếp tục trải nghiệm cuộc sống.
Suy cho cùng, chính bạn chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc bạn sử dụng số ngày còn lại của mình trong cuộc đời này ra sao. Thù hận hay yêu thương, hạnh phúc hay thảm hại đều chỉ là những sự lựa chọn.
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
1. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 25.3.2018 đến ngày 31.3.2018.
- TẠI SAO TRUNG CỘNG SẼ THUA CUỘC CHIẾN-TRANH THƯƠNG-MẠI VỚI TRUMP?
2. Kiến thức phổ thông: Những điều thú vị mà có thể chúng ta chưa biết hết - Phần 2.
17. The most common name in the world is Mohammed.
Cái tên phổ biến nhứt thế giới là Mohammed.
18. The name of all the continents ends with the same letter that they start with.
Tên của các châu lục kết thúc bằng chữ giống như chữ bắt đầu của nó.
(America, Asia, Africa, Autralia, Europe)
19. If a statue of a person in the park on a horse has both front legs in the air, the person died in battle.
Nếu bức tượng của một người, trong công viên, ở trên lưng ngựa có hai chân trước ở trên không, người đó đã chết trong trận chiến.
20. If the horse has one front leg in the air, the person died as a result of wounds received in battle.
Nếu con ngựa có một chân ở trên không, người đó chết vì vết thương trong trận chiến.
21. If the horse has all four legs on the ground, the person died of natural causes.
Nếu con ngựa có bốn chân còn trên mặt đất, người đó chết vì nguyên nhân tự nhiên.
22. Mao Zedong of China never brush his teeth in his lifetime.
Mao Trạch Đông của Tàu cộng không bao giờ đánh răng trong suốt cuộc đời của mình.
(và kiếp sau chắc cũng vậy)
23. When Elizabeth-I of Russia died in 1762, there were 15,000 dresses in her closets.
Khi nữ hoàng Elizabeth I của Nga qua đời năm 1762, trong các tủ áo quần của bà có 15 ngàn bộ đồ!
24. Randy Gardner of San Diego is the longest person who has gone without sleep for 11 days in 1965. He broke the record of Peter Tripp of New York, who settled a record of 8.5 days without a wink.
Randy Gardner ở San Diego là người lâu nhứt không ngủ trong 11 ngày vào năm 1965. Ông ta phá vỡ kỷ lục của Peter Tripp ở New York, người đã giữ kỷ lục tám ngày rưỡi không ngủ.
25. Usually right handed people utilize left side of brain for all their conscious, voluntary activities.
Thường thì người thuận tay phải sử dụng phần não bên trái cho tất cả những hoạt động có ý thức và tự chủ.
26. The strongest muscle in the body is the tongue.
Bắp thịt mạnh nhứt trong cơ thể là cái lưỡi.
27. Women blink nearly twice as much as men!
Đàn bà nháy mắt gần gấp đôi đàn ông.
28. You can't kill yourself by holding your breath.
Bạn không thể tự tử bằng cách nín thở.
29. It is impossible to lick your elbow.
Bạn không thể nào liếm được cùi chỏ của chính bạn.
30. Like fingerprints, everyone's tongue print is different.
Giống như vân tay, vân lưỡi ở mỗi người là khác nhau.
3. Hình đặc biệt:
Giang đỉnh của Hải Quân Việt nam Cộng Hòa
* * * * *
1. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 18.3.2018 đến ngày 24.3.2018.
- LÝ GIẢI VIỆC T.T. TRUMP CÔNG NHẬN JERUSALEM LÀ THỦ ĐÔ CỦA ISRAEL
2. Kiến thức phổ thông:
7 kỳ quan thực sự của thế giới là gì?
Trong lớp học, giáo viên mở một cuộc tranh luận trong sinh viên với đề tài: 7 kỳ quan của thế giới là gì? Tổng hợp từ rất nhiều ý kiến, cô giáo đưa ra “đáp án” – được sự đồng tình nhiều nhất – 7 kỳ quan của thế giới được kể đến là:
1. Kim tự tháp Ai Cập
2. Đền Taj Mahal
3. Dãy Grand Canyon
4. Kênh đào Panama
5. Tòa nhà Empire State
6. Đền thờ Thánh St.Peter
7. Vạn Lý Trường Thành
Trong khi đi thu lại các bài viết, cô giáo để ý thấy có một sinh viên nữ vẫn chưa gấp bài viết của mình lại. Sau khi “công bố” kết quả, cô giáo bèn lại gần và hỏi nữ sinh viên nọ xem có điều gì xảy ra với bài viết của cô. Nữ sinh thưa với cô giáo:
-"Dạ, em vẫn còn có một chút băn khoăn ạ".
Cô giáo khuyến khích:
-"Em có thể nói cho mọi người biết, chúng ta sẽ cùng giải quyết".
Cô sinh viên ngập ngừng:
- Em nghĩ, 7 kỳ quan của thế giới, đó là:
1. Xúc giác
2. Vị giác
3. Thị giác
4. Thính giác
Thêm một chút lưỡng lự, rồi cô nói tiếp:
5. Cảm xúc
6. Tiếng cười
7. Và tình yêu
Sự im lặng bao trùm căn phòng, đến nỗi dường như có thể nghe được tiếng rớt của một cây kim. Những điều mà bạn nữ sinh vừa đưa ra, nó gần gũi quá, đơn giản quá, thậm chí tầm thường quá, chẳng ai để ý. Chỉ đến khi cô ấy “phát hiện” ra, người ta mới nhận thấy đó thật sự là những điều kỳ diệu mà mình đang có.
Một thông điệp nho nhỏ: tất cả những gì kỳ diệu nhất đang ở ngay trước mắt bạn, đó không phải là gì khác: gia đình, niềm tin, tình yêu, sức khoẻ và bạn bè…
3. Hình đặc biệt:
Bức ảnh đạt giải nhì hạng mục Con người được chụp bởi Panos Laskarakis về lễ huyền bí cổ xưa trong khu rừng trên núi Falakro Hy Lạp.
* * * * *
1. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 11.3.2018 đến ngày 17.3.2018.
CHIẾN LƯỢC QUỐC PHÒNG MỚI CỦA TRUMP LÀ CÓ TRIỂN VỌNG NHƯNG THIẾU SÓT
2. Kiến thức phổ thông: Những điều thú vị mà có thể chúng ta chưa biết hết - Phần 1.
1. A snail can sleep for three years. Con ốc sên có thể ngủ lâu tới ba năm.
2. All polar bears are left handed. Tất cả những con gấu địa cực đều thuận tay trái.
3. Butterflies taste with their feet. Con bướm nếm mùi bằng chân.
4. It is physically impossible for pigs to look up into the sky. Con heo không thể ngẩng cổ lên để nhìn bầu trời.
5. Hydra - an aquatic creature is the only living creature that never die. It regenerates, replacing its cells with fresh ones. Hydra - một sinh vật sống trong nước là động vật sống duy nhất không chết. Nó tự tái tạo, thay thế những tế bào của mình bằng những tế bào mới.
6. Elephants are the only animals that can't jump. Voi là động vật duy nhất không thể nhảy cao.
7. Coca-Cola was originally green because of fresh cocoa leaves. Coca-Cola nguyên thủy có màu xanh bởi vì màu lá cocoa tươi
8. Honey is the only food that doesn't spoil. Mật ong là thức ăn duy nhứt không bị hư thúi. (Hèn chi cứ thấy người ta thích gọi là “ho-nì”, honey)
9. Strawberry is the only fruit with its seeds on the outside. Strawberry là loại trái cây duy nhứt có hột ở bên ngoài. (Quả Đào.. quả Điều lộn hột [trổ bên ngoài] cũng thế!)
10. All other vegetables must be replanted every year except two perennial vegetables; Asparagus and rhubarb that can live to produce on their own for several growing seasons. Những loại rau quả khác phải được trồng lại mỗi năm ngoại trừ hai loại rau quả Asparagus và Rhubarb có thể sống để tự phát triển trong nhiều mùa vụ.
11. There are 366 dimples on a golf ball. Mỗi trái banh golf có 366 chỗ lõm.
12. There are 318,979,564,000 possible ways to play first four moves, per side, in chess. Trong môn cờ vua (chess), mỗi bên có 318.979.564.000 cách để đi cờ trong bốn nước đi đầu tiên.
13. Playing cards in India are in round shape. Lá bài bên Ấn độ có hình tròn.
14. Boxing is the only sport in which neither the spectators nor the participants know the score or the winner until the contest ends. Quyền Anh là môn thể thao duy nhứt mà khán giả và võ sĩ đều không biết điểm hoặc ai là người thắng cho tới khi trận đấu kết thúc.
15. Each king in a deck of playing cards represents great king from history. Spades - King David, Clubs - Alexander the Great, Hearts - Charlemagne, Diamonds - Julius Caesar. Mỗi lá bài Già (King, không biết tiếng Nam hay tiếng Bắc gọi lá bài “K” là gì, tiếng Trung gọi là con Già) đại diện cho một ông vua vĩ đại trong lịch sử: Con Già Bích: Vua David, Già Chuồn: Vua Alexander the Great, Già Cơ: Vua Charlemagne, Già Rô: Vua Julius Caesar.
16. The King of Hearts is the only king without a mustache. Con Già Cơ là con bài Già duy nhứt không có râu.
(Còn nữa).
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
1. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 04.3.2018 đến ngày 10.3.2018.
CUỘC TRANH LUẬN KHÔNG DỨT VỀ TRẬN KHE SANH
2. Kiến thức phổ thông: Nhảy Bungee (bungee jump)
Đây là một trò chơi mạo hiểm để tìm cảm giác thật mạnh, của sự khát khao chinh phục điều mà ít người dám làm. Người chơi sẽ leo lên một nơi có địa thế cao như cây cầu, tòa nhà cao tầng, khinh khí cầu, trực thăng hoặc cáp treo v.v… được buộc dây đai quanh người rồi quăng mình xuống phía dưới mặt đất (hoặc mặt nước), các dây sẽ giữ người chơi lại lơ lững trong không trung.
Lúc này người chơi sẽ được trải nghiệm cảm giác “mạnh” với huyết áp tăng đột ngột, tim đập thật mạnh (ít nhất 150 lần/phút), thấy mọi vật dường như đang đảo ngược, quay cuồng, rạo rực trong người. Khi chỉ còn cách đích đến cuối cùng không xa, người chơi sẽ được kéo lên.
Theo truyền thuyết, lịch sử nhảy bungee xuất phát từ đảo Pentencost thuộc Nam Thái Bình Dương. Trong thế chiến lần thứ II, người phương Tây đến đây và chứng kiến việc nhảy bungee của người dân trên đảo. Theo họ kể lại, trước đó có một cư dân tên là Tamalie thường xuyên hành hạ, đánh đập vợ, vì thế người vợ quyết định bỏ trốn. Cô trèo lên một cái cây cao và trốn trên đó. Khi bị chồng phát giác ra, cô đã buộc dây leo xung quanh chân mình và nhảy xuống. Anh chồng Tamalie nhảy theo và bị chết. Từ đó, đàn ông ở đó tập nhảy nhảy từ trên cao với dây leo buộc quanh cổ chân để phụ nữ không thể trốn thoát khỏi họ nữa. Họ xây một tháp cao 28m và luyện tập nhảy từ tháp này. Trước khi nhảy, theo tập tục địa phương, người nhảy phải tắm rửa sạch sẽ theo nghi lễ mới được trèo lên. Người vợ sẽ được dẫn đến chân tháp, nơi cô nghe người chồng phàn nàn về mình trước mặt tất cả dân làng. Sau lời “kể tội” vợ mình, người chồng mới nhảy, đầu hướng xuống đất để chứng tỏ bản lĩnh đàn ông của mình. Truyền thống này tiếp tục cho đến ngày nay và trở thành điểm hấp dẫn du khách đến đảo. Thế giới chưa biết đến tục lệ nhảy bungee nầy cho đến khi bài báo của Electa S. Exy Johnson viết về nó trên tạp chí National Geographic năm 1955.
Sau khi bài báo phát hành, trò chơi nầy xuất hiện lần đầu vào ngày 01-4-1979 tại Câu lạc bộ Thể thao Nguy hiểm Oxford tại Bristol, Anh quốc, từ cây cầu Clifton cao 80m. Đây là việc làm bất hợp pháp vào thời đó, theo luật của Anh quốc nên những người tham gia trò chơi nầy đã phải ngồi tù vài ngày. Một số quân nhân Hoa Kỳ thấy thích thú cũng như các giới chức chỉ huy thấy rằng nếu rèn luyện được cơ thể quân nhân chịu đựng được những phản ứng phụ từ trò chơi nầy thì đó cũng là điều cần cho các công tác đặc biệt, từ đó phổ biện trong quân đội Mỹ. Họ dùng dây dù để làm dây quấn quanh người để giữ an toàn tuy rằng loại dây này không hoàn toàn thích hợp nhưng bảo đảm an toàn cho cú nhảy.
Tuy các nơi cung cấp dịch vụ nhảy bungee phải trả tiền cố gắng trang bị những dụng cụ tốt, an toàn nhất cho người chơi, tuy nhiên, rủi ro là điều khó tránh khỏi, dẫn đến thương tật nặng nhẹ, lắm khi đi đến tử vong.
Lê Chánh Thiêm.
3. Hình đặc biệt:
Nhảy bungee
* * * * *
1. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 25.02.2018 đến ngày 03.3.2018.
TÁC CHIẾN TRÊN KHÔNG GIAN ĐIỀU KHIỂN CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TRONG CHIẾN TRANH Ở THẾ KỶ 21 (Nguyễn Thanh Tuân)
2. Kiến thức phổ thông: Những khó khăn và các thiết bị mới cần thiết của NSA.
(Giới thiệu: Dưới đây là phần trích tiểu luận viết về NSA. Cục An-Ninh Quốc-Gia (National Security Agency, NSA), còn gọi là Central Security Service (CSS), là một tổ-chức mật-mã tình-báo bí mật của chính-phủ Mỹ, được “chính thức” thành lập vào ngày 4-11-1952 dưới thời Tổng-Thống Harry S. Truman. NSA/CSS là nơi quy tụ nhiều “nhà toán học” và “chuyên viên điện tử” lớn nhất nước Mỹ và cũng là lớn nhất thế-giới nếu kể về số-lượng cũng như tỷ-lệ của hai loại chuyên viên trên so với tổng số nhân viên. NSA/CSS hoạt động âm-thầm, lặng lẽ với nhiệm vụ: “Nghe trộm” tất cả tin tức, giải mã, phân tích, tổng hợp các nguồn tin liên hệ với nhau hầu tìm ra tin tức cần thiết, biết tin cần, quan trọng để báo cho các giới chức liên hệ xử dụng, trong mục-đích tối-hậu là “bảo-vệ sự an-ninh và tự-do cho nước Mỹ”. Ngoài ra, NSA/CSS còn phải tạo ra các hệ-thống mật-mã để chống lại các hệ-thống nghe trộm của các nước khác muốn “ăn cắp” tin từ các cơ-quan công quyền, quân-sự, kinh-tế…của Mỹ, kể cả các công ty tư nhân, như họ đã làm (trích).
* * *
NSA: Những khó khăn và các thiết bị mới cần thiết.
(Trích) Ngày nay, việc thu thập tin gặp nhiều khó khăn. Không riêng gì Mỹ mà một số nước khác cũng biết áp dụng các thiết bị tân tiến. Một trong các thiết bị mới nầy là việc áp dụng “sợi cáp thủy tinh” để chuyển tin. Trước đây, tin tức chuyển qua vô tuyến (không dây) hay hữu tuyến (có dây) đề có thể nghe trộm được. Với sợi cáp thủy tinh, rất khó vì: “dữ liệu truyền đi bằng sự chuyển động như làn sóng của ánh sáng”, không giống như cáp có dây truyền thống “chuyển bằng các xung-động điện-từ qua dây dẫn”. Cáp sợi quang gồm những sợi thủy tinh rất mảnh, rất khó gài thiết bị nghe lén, đây là một tiến bộ mới của công nghệ thông tin.
Ngoài ra, ngày nay, các software mới được các nhà thiết kế tinh vi hơn, tin tức chuyển đi bị chia cắt ra rồi xáo trộn vị trí khiến việc thu thập tin xong còn phải tổng hợp lại, nhiều khi không biết đâu để ráp nối cho mạch lạc, chính xác, các bản mã tinh vi, việc thu thập tin tùy thuộc vào khả năng của chuyên viên thu tin. Một điều khó khăn khác là hệ thống điện thoại, fax, cellular phone… ngày nay quá nhiều, mỗi ngày hàng tỷ cuộc gọi, việc ghi nhận và sàng lọc một khối lượng lớn sẽ phải cần nhiều nhân viên nên có thể bỏ sót những tin cần thiết.
Số lượng tin chuyển đến tổng hành dinh NSA nhiều đến nỗi, đầu năm 2000, hệ thống siêu máy tính của NSA quá tải, buộc phải ngưng hoạt động trong ba ngày tuy rằng hệ thống computer mà chính phủ Mỹ trang bị cho NSA là loại siêu đẳng của thế hệ máy tính hiện nay. Đó là “Ngày Thứ Hai Đen Tối”, 24-1-2000, tuy rằng “tay chân” (các hệ thống nghe lén) vẫn hoạt động nhưng “bộ não” (hệ thống máy trung tâm) bị...bất tỉnh. Tối đó, Tổng giám đốc Michael Hayden, một Tướng Không quân 3 sao vừa ăn cơm xong, đang xem Tivi, chuông điện thoại bảo mật STU-3 reo vang, với giọng từ đầu giây bên kia: “Toàn bộ hệ thống đã ngưng trệ”. Thế rồi NSA hiểu ra nguyên nhân của cú sốc nầy: hệ thống quá tải. Và rồi họ đã có biện pháp chống lại.
Theo ông Bruce Berkowitz, tác giả cuốn “Bộ Mặt Mới của Chiến tranh” (The new face of war, nxb Free Press), cuốn sách bàn về các vệ tinh quân sự và các hệ thống liên lạc, cho biết:
-”Cuộc cách mạng tin học đã thay đổi tận nền tảng bản chất của tác chiến”. Ông còn nói tiếp:
-”Để thắng những trận chiến tranh ngày nay, trước tiên người ta phải thắng cuộc chiến tranh tin học”.
Tưởng cần biết thêm về hệ thống máy computer của chính phủ Mỹ dành cho quốc phòng. Năm 2001, các nhà khảo cứu của chính phủ đã công khai “trình làng” chiếc máy computer mạnh nhất thế giới, trị giá $110 triệu có tên là Accelerated Strategic Computing Initiative (ASCI) White. Máy siêu điện toán nầy đăt tại Sở Thí nghiệm quốc gia Livermore (Lawrence Livermore National Laboratory), tại tiểu bang California, có khả năng làm 12.3 ngàn tỷ phép tính trong một giây đồng hồ. Theo lời các nhà khảo cứu, ngoài việc máy dùng cho hệ thống điều khiển vũ khí hạt nhân, nó còn có thể được sử dụng vào vô số các nhiều công tác khác nhau.
ASCI White mạnh gấp 50,000 lần các máy computer để bàn, nhanh gấp 45.000 lần máy computer cá nhân loại tốt nhất. Nó có thể chứa 300 triệu cuốn sách tức gấp 6 lần toàn bộ Thư viện quốc hội Mỹ. ASCI White có 8,192 bộ vi xử lý, đặt trong một loạt 6 thùng đen, mỗi cái lớn bằng một tủ lạnh, nối tiếp với nhau bằng dây điện tổng cộng dài 83 dặm, đặt trong một tòa nhà khổng lồ lớn bằng hai sân chơi bóng bầu dục. Hệ thống làm lạnh cho nó cần đến công suất 3 MegaWatt, đủ chiếu sáng một thành phố lớn.
Công ty IBM đã chế tạo máy này cho chính phủ, được giao cho Livermore, tháo rời và chở đi trên 28 xe vận tải loại tractortrailers. Siêu điện toán ASCI White mạnh gấp 1,000 lần máy điện toán lừng danh Deep Blue đã từng hạ đo ván vua cờ thế giới Gary Kasparov năm 1997. Các Sở Thí nghiệm quốc gia Sandia và Los Alamos ở New Mexico được nối liền với ASCI White qua đường dây mật mã.
Đây chỉ mới bắt đầu. Chính phủ Mỹ cho biết nếu muốn chứng nhận một cách hoàn toàn khả tín kho vũ khí hạt nhân, người ta cần phải có một máy siêu nữa, mạnh gấp 10 lần ASCI White và sẽ thiết kế trong vài năm tới.
Cuộc chiến Iraq cho thấy Hoa Kỳ đã có những tiến bộ vượt bực trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự so với cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất. Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ chưa chịu dừng lại ở đó. Họ đang tìm cách thúc đẩy những tiến bộ này đi xa hơn nữa bằng việc sử dụng “Công nghệ cực vi” (Nanotechnology). Công nghệ này đang là một trong số những lãnh vực khoa học thu hút nhiều chuyên viên, cơ quan công và tư chú tâm nhất.
Điểm then chốt của công nghệ cực vi là khả năng chế tạo những cấu trúc của các hạt cơ bản nhỏ đến mức người ta có thể dồn hàng trăm hạt trên đầu một mũi kim. Những thuật ngữ “cyberwarfare” để chỉ cuộc chiến trên mạng cùng các thuật ngữ có liên quan như “packet bombs” (dội bom làm tê liệt mạng bằng các gói dữ liệu), “Dictributed Denial Of Service - DDOS” (tấn công từ chối dịch vụ), “botnets” (bắt cóc” máy tính và khống chế qua điều khiển từ xa), “cyberattacks” (tấn công trên mạng), “cyberagression” (xâm lăng trên mạng)...là những thuật ngữ để chỉ những viễn cảnh chiến tranh trên mạng trong thời gian tới mà các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu chiến tranh mạng (Institute For The Advanced Study Of Information Wafare - IASIW), Frontline Cyberwar, Viện nghiên cứu công nghệ an ninh mạng (ISTS) của Mỹ sẽ tiến hành.
Ngoài Phòng Thí nghiệm quốc gia Livermore (Lawrence Livermore National Laboratory), Công ty Lockhee, Viện Công nghệ Cực vi Quân sự, Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Quân đội, Trung tâm Hệ thống Binh sĩ Quân đội, Viện Công Nghệ MIT, Lockheed Martin, Boeing Company (McDonald Douglas), Trung tâm Hàng không Ryan, Tập-đoàn Grumman Northrop Locheed Martin Aero-nautics Com., hãng Pratt & Whitney, hãng Vision System International, hệ thống điện tử Snader Litton Amecon, phòng thí nghiệm Khoa học Los Alamos, Trung-tâm Natrik của Quân-lực Mỹ tại Massachusetts, Alliant Techsystems, các trường Đại Học Mỹ... còn có các công ty tư nhân cũng tham gia đấu thầu các dự án mới cho chính phủ. Với khả năng tài chánh dồi dào, đội ngũ chuyên viên lành nghề, chắc chắn họ sẽ thu được thành quả khả quan.
Một khó khăn khác cho việc thu thập tin là ngày nay quá nhiều phương tiện thông tin nên số lượng tin thu phập quá nhiều nên khó phân tích nổi. Như bà Barbara McNamata, cựu Phó Giám đốc NSA than thở:
-”NSA bị...bội thực thông tin. Cách nay 40 năm, nhân loại chỉ có 5.000 máy computer, không có máy Fax, không có cellular phone. Năm 1999 có đến 420 triệu máy và phần lớn được nối kết nhau, 14 triệu máy Fax, 468 triệu cellular phones. Năm 2000 con số còn nhiều hơn nữa, số lượng máy tính vào mạng internet tăng gấp đôi trong mỗi 100 ngày”.
Điều nầy làm cho lượng thông tin ngày càng nhiều nên việc sàng lọc tin rất khó khăn. Để giải quyết bài toán khó nầy, NSA tìm biện pháp bằng cách cử 2 đội chuyên gia: một từ nội bộ và một từ bên ngoài. Đây là việc làm chưa hề có trong một cơ quan an ninh như NSA trước nay.
Sau khi tìm hiểu, 2 toán nầy đưa ra giải pháp cho NSA: nếu muốn tồn tại, phải “chuyển từ cỗ máy già-nua sang một kiểu mới năng động hơn”. Kết luận nầy buộc các chuyên gia Mỹ phải bỏ ra nhiều thì giờ để nghiên cứu hầu thiết kế các cỗ máy mới có công suất và hiệu năng cao hơn nhiều lần, như hệ thống máy ASCI White vừa nói ở trên. Chúng ta hãy chờ xem. (Hết trích)
Xem toàn bài nầy, click vào đây: http://www.nuiansongtra.com/index.php?c=article&p=1260.
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 18.02.2018 đến ngày 24.02.2018.
NHÌN LẠI VIỆT NAM 50 NĂM SAU TẾT MẬU THÂN
2. Chuyện lạ khắp nơi: GIẬN QUÁ HÓA NGU
Dennis Newton, 47 tuổi, ở Oklahoma City ra tòa về tội ăn cướp một tiệm chạp phô (convenience store) có vũ khí. Anh ta giận ông luật sư "chỉ định" (public defender) làm việc ấm ớ nên đuổi luật sư và tự biện hộ. Anh ta đã làm việc đó tương đối không có gì tệ cho lắm cho tới khi biện lý mời chị bán hàng tiệm chạp phô ra tòa làm nhân chứng để nhận diện một lần nữa. Sau khi nghe chị bán hàng xác nhận, Newton nổi giận đùng đùng chửi chị ta là quân nói láo và nói thêm:
"Biết mi nói láo như thế thì bữa đó tao bắn bể đầu mi cho rồi".
Quan tòa và bổi thẩm đoàn được một trận cười bể bụng.
KẾT CUỘC: Tự Dennis xác nhận là có sử dụng vũ khí... đành chịu tội.
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 11.02.2018 đến ngày 17.02.2018.
TỬ HUYỆT CỦA CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO CHUYÊN QUYỀN
2. Chuyện đó đây: Bản "Contract" Thành Hôn Kỳ Dị Nhất Thế Giới
Để tránh những trục trặc cho cuộc sống chung sau này, cặp vợ chồng mới Edgar và chị Myra Fibbs ở Pittsburgh (PA) đã soạn một bản điều lệ sống chung trước khi làm lễ cưới. Bản điều lệ 27 trang bao gồm nhiều vấn đề thật tỉ mỉ như khi nào và chỉ bao nhiêu lần họ mới làm tình một lần; hoặc hàng ngày chỉ được ăn tối đa bao nhiêu "calories".
Bản điều lệ này được cô dâu chú rể ký, có nhân chứng và luật sư thị nhận chữ ký. Chàng Edgar Fibbs cho biết:
-"Chúng tôi muốn cuộc hôn nhân của chúng tôi bền vững; mà muốn bền vững thì chỉ có bản điều lệ này sẽ hổ trợ cho sự bền vững đó. Nếu người nào vi phạm bản những điều đã ấn định trong "contract" này sẽ không được đòi hỏi gì (kể cả chia chác tài sản) và phải trả án phí nếu người hôn phối kia muốn ly dị. Nhưng nếu cải hai đều giữ đúng lời cam kết thì cuộc hôn nhân sẽ tồn tại đến răng long tóc bạc".
Edgar cho biết thêm:
-"Chúng tôi đưa ra những điều thật tỉ mỉ nhỏ nhặt nhưng có ảnh hưởng tới cuộc sống chung và tạo ra những tranh luận bế tắc sau này. Tốt hơn hết là trên giấy trắng mực đen thì khi chuyện xẩy ra không cần tranh luận nữa".
Trong 27 trang của bản "contract" này có một số điều đáng lưu ý như sau:
- Phải làm tình tối thiểu 3 lần một tuần và suốt đời không được làm tình với bất cứ người nào khác.
- Tối đi ngủ phải trần truồng, không được mặc quần áo.
- Không được nấu đồ ăn dư thừa phải để đến ngày mai và chỉ tiêu thụ tối đa 2000 calories một ngày.
- Không được chơi bingo hay bất cứ trò chơi có tính cách cờ bạc hay ăn thua.
- Mỗi người có 20 giờ một tuần để làm chuyện riêng của mình và người kia không được quấy rầy.
- Phải đánh răng 2 lần một ngày; phải dùng thuốc súc miệng, tắm rửa hàng ngày và gội đầu tối thiểu ba bốn lần một tuần.
- Không được ăn bất cứ loại "fast food" nào như của các tiệm McDonald hay Burger King v.v...
- Tập thể dục ít nhất một giờ mỗi ngày.
- Phải có đứa con đầu tiên vào năm 2000.
- Phải dọn dẹp sạch sẽ bếp nước, rửa chén bát ngay sau khi nấu nướng hay sau khi ăn.
- Chỉ dùng sản phẩm Windex để lau chùi cửa kính
- Tiêu tiền trong phạm vi ngân quỹ đã được ấn định và chỉ sử dụng tối đa 20 đồng mỗi tuần để vui chơi hay tiêu riêng.
- Chỉ mua xe hơi của Pontiac.
- Thay phiên cào tuyết cửa nhà xe vào mùa Đông.
- Thay phiên giặt quần áo.
- Hàng đêm phải đi ngủ trước 11 giờ đêm và phải dậy trước 7 giờ sáng.
- Không được huýt gió hay ca những bài ca mà hôn phối không thích v.v…
Cũng may, không có mục cấm hút thuốc, uống rượu hay ra đường liếc ngang liếc dọc, chứ nếu có những ngăn cấm này thì anh chồng chắc chặt mẹ nó cái của nợ đi còn sướng hơn lấy vợ kiểu này.
3. Hình đặc biệt:
Giàn trồng cherry
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 04.01.2018 đến ngày 10.02.2018.
SỰ THẬT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA ISRAEL TẠI MỸ
2. Kiến thức phổ thông: Tại sao gọi là “Black Friday”?
Ngày kế lễ Thanksgiving - “Black Friday” - được coi là ngày chính thức khai mạc mùa mua sắm cho những lễ lạt sắp tới, thường được các tiệm hạ giá bán một số hàng để chiêu dụ khách mua. Từ ngữ này xuất xứ năm 1960 ở Philadelphia, thành phố có nhiều mall nhất nước Mỹ lúc bấy giờ. Có thể lúc đó từ ngữ này là cách mô tả cảnh dập dìu xe cộ và người đi mua sắm đông đảo làm cho không gian thay đổi, cảnh sát phải một phen vất vả. Tuy nhiên, đối với thương giới, đây là cách nói về sự thay đổi trong sổ sách kế toán, thường dùng màu đỏ để chỉ những con số lỗ lã, còn màu đen là số lời. Trong thực tế, những ngày cuối tuần trước lễ Giáng Sinh mới là thời gian mua sắm bận rộn nhất trong năm chứ không phải Black Friday. Riêng Thanksgiving được coi là ngày bận rộn di chuyển nhiều nhất. Năm 2012 có 43.6 triệu người lái xe đi xa, 3.14 triệu người dùng máy bay, và 1.3 triệu dùng các phương tiện khác như tàu lửa, xe buýt… (Phượng Nghi).
3. Hình đặc biệt:
Một chiếc oanh tạc cơ B-52 của Không Lực Mỹ chuẩn bị nhận bom
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 28.01.2018 đến ngày 03.02.2018.
BẮC KINH VÀ HOA THỊNH ĐỐN CÓ THỂ THOÁT KHỎI “BẪY CHIẾN TRANH”?
2. Thơ ...thẩn: NHẮN GỞI BẠN GIÀ
Hỡi các bạn già của tôi ơi!
Đừng có tủi thân, hoặc trách đời
Thời gian, năm, tháng, qua nhanh lắm
Hãy sống từng giây phút tuyệt vời.
Bao năm lăn lóc, cũng đủ rồi
Bôn ba thời vận, sống nổi trôi
Nhục vinh, sướng khổ, đều có cả
Giờ chỉ mình ta, với đất trời.
Cuộc đời là thế đó bạn ơi
Có trách, có than, cũng đã rồi
Chỉ gây mâu thuẫn, thêm buồn khổ
Chẳng ích lợi chi, lúc cuối đời.
Buông bỏ hết đi, cất làm gì
Để hồn thư thả, lúc ra đi
Tiền bạc, lo âu, giờ vô nghĩa
Hận thù, xung đột, chẳng ích chi.
Thời gian còn lại, có là bao
Hãy cố vui lên, chớ u sầu
Thực hiện những gì, mình mơ ước
Để đừng hối tiếc, lúc lìa nhau.
Sức khoẻ, niềm vui, lúc tuổi già
Là liều thuốc bổ, chẳng gì qua
Tình thương, tha thứ là sức mạnh
Hạnh phúc, bình an, đến mọi nhà!
(Khuyết danh)
3. Hình đặc biệt:
Chuối trỗ
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 21.01.2018 đến ngày 27.01.2018.
VÌ SAO CHỦ NGHĨA XÃ HỘI THÁT BẠI?
2. Chuyện không ... vui: Hết chỗ rồi!
Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa nhà cán bộ đảng CS xin ăn. Anh cán bộ đảng đã không cho thứ gì lại còn mắng:
– Bước ngay! Rõ trông như người dưới địa ngục mới lên ấy!
Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:
– Phải, tôi ở dưới địa ngục lên đây!
Gã đảng viên nói:
– Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới ấy còn lên đây làm gì cho bẩn mắt?
– Không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy toàn đảng viên như ông chiếm hết chỗ rồi.
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ ngày 14.01.2018 đến ngày 20.01.2018.
X-47B: ÁT CHỦ BÀI CỦA CHIẾN LƯỢC KHÔNG-HẢI CHIẾN CỦA HOA KỲ
2. Chuyện ... lạ: Đại Tang
Trước cổng cơ quan, một bác nông dân thập thò, nghiêng ngó. Thấy vậy, anh bảo vệ quát to:
- Ông kia! Tới có chuyện gì?
- Tôi muốn gặp giám đốc xin cái giấy xác nhận!
- Hôm nay giám đốc nghỉ lo đám tang. Bố giám đốc vừa mất!
- Vậy cho tôi gặp phó giám đốc được không?
- Cũng không được! Vì bố phó giám đốc cũng vừa mất!
Vẻ thất vọng lộ rõ trên gương mặt bác nông dân, nhưng bác vẫn cố hỏi thêm:
- Vậy cho tôi gặp trưởng phòng được không?
- Không được! Bố chồng của trưởng phòng vừa mất.
- Vậy cho tôi gặp phó phòng!
- Không được! Hôm nay phó phòng nghỉ lo đám tang. Ông nội phó phòng vừa mất!
- ĐM! Anh đùa tôi đấy à? Chết đéo gì mà lắm thế?
- ĐM! Ông chửi ai đấy hả? Đã không biết thì im mồm đi! Chết mỗi một người chứ lấy đéo đâu ra mà lắm! Bố của giám đốc thì cũng là bố của phó giám đốc, thì cũng là bố chồng của trưởng phòng và là ông nội của phó phòng. Vì giám đốc là anh ruột của phó giám đốc, là chồng của trưởng phòng và là bố đẻ của phó phòng. Ông dù chỉ chửi một người nhưng lại là chửi cả cái cơ quan này đó! Ông biết chưa hả? Thôi, về đi cho tôi đóng cổng cơ quan!
- Vẫn sớm mà! Sao đóng vội thế?
- Tôi phải về lo đám tang. Bác tôi vừa mất!
(Võ Tòng Đánh Mèo)
3. Hình đặc biệt:
Dưới mưa
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 07.01.2018 đến ngày 13.01.2018.
- TRUNG CỘNG ĐỐI ĐẦU MỸ: QUẢN LÝ XUNG ĐỘT KẾ TIẾP GIỮA CÁC NỀN VĂN MINH
2. Kiến thức phổ thông: Aircraft, Airplane, Aeroplane
(By Phượng Nghi)
Bay trên trời như chim là giấc mơ của loài người từ thuở xa xưa. Giấc mơ đó được chắp cánh do hai anh em nhà Wright vào đầu thế kỷ 20, khi họ làm được chiếc máy bay được, hay nói đúng hơn, chiếc “aircraft” có cánh cố định đầu tiên vào năm 1903. Các từ ngữ “aircraft” và “airplane” đều được sử dụng để chỉ chiếc máy có thể bay được trong khí quyển. Missile (hỏa tiễn, tên lửa) và rocket (hỏa tiễn, tên lửa) cũng bay được trong không khí, nhưng không được coi là aircraft vì chúng sử dụng sức đẩy để phóng lên không gian. Tuy nhiên, vì “aircraft” và “airplane” đều chỉ cùng một phương tiện chuyên chở trong khí quyển, nên có sự mơ hồ làm tâm trí nhiều người không thấy có sự khác biệt. Xin được phân định như sau:
Aircraft
Aircraft là một từ để chỉ chung nhiều máy móc hoặc vật thể bay được. Có thể kể aircraft đầu tiên là những chiếc diều do con người thả trên không trung nhiều ngàn năm trước. Khí cầu hơi nóng (hot air ballons) cũng là một dạng aircraft do con người phát triển ra. Tuy nhiên, thuật từ aircraft được dùng ngày nay để chỉ những máy móc bay được bằng động cơ, có cánh cố định hoặc quay tròn, bao gồm các airplanes và helicopters (máy bay trực thăng). Máy bay trực thăng nhờ cánh quạt quay đẩy không khí xuống để bay lên; sức đẩy lên tạo thành do một động cơ.
Airplane
Airplane (từ ngữ người Bắc Mỹ sử dụng) hoặc aeroplane (từ ngữ dùng nơi khác, đặc biệt ở nước Anh) là một từ ngữ chỉ để dùng với máy bay có cánh cố định, di chuyển được trong không khí nhờ sức đẩy tạo ra do động cơ phản lực (jet engine) hoặc cánh quạt (propeller). Máy bay trực thăng không phải là một airplane, vì cánh không cố định; glider hoặc paraglider (máy lượn) tuy gọi là “máy” nhưng không có động cơ, do đó không phải là airplane.
Đây là thí dụ giúp cho dễ nhớ: Chiếc Boeing vừa là airplane, vừa là aircraft; còn trực thăng là aircraft chứ không phải airplane.
So sánh vui: sự khác biệt của airplanes với phụ nữ
– Máy bay thường giết bạn mau chóng, còn phụ nữ cứ từ từ
– Máy bay có thể khởi động bằng bấm nhẹ một cái nút
– Máy bay không phản đối khi được kiểm soát trước giờ bay
– Máy bay có kèm theo bản hướng dẫn giải thích cách điều khiển
– Máy bay có giới hạn chặt chẽ về trọng lượng và cân bằng
– Máy bay có thể bay bất cứ giờ nào trong tháng
– Máy bay không “care” về những máy bay bạn đã đi trước đây
– Máy bay không thèm để ý nếu bạn nhìn một máy bay khác
– Máy bay không bình phẩm về tài bay của phi công
– Máy bay không than van, chỉ trừ khi có trục trặc thực sự.
Tuy nhiên, cũng như phụ nữ, khi máy bay mà im lìm không động đậy, thường là có chuyện chẳng lành!
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 31.12.2017 đến ngày 06.01.2018.
PHƯƠNG TÂY ĐỐI MẶT VỚI THỰC TẾ: TRUNG CỘNG SẼ KHÔNG “GIỐNG CHÚNG TA”.
2. Kiến thức phổ thông: Phân biệt United Kingdom, Great Britain, England
(Phượng Nghi)
Ngày 23-6-2016 vừa qua, cử tri nước Anh đã đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý để quyết định ở lại hoặc rời khỏi Liên hiệp Âu châu. Thuật ngữ được báo chí dùng trong trường hợp này là “Brexit” ghép bởi từ “Britain” (nước Anh) và “exit” (rời bỏ). Tiếng Việt chỉ dùng từ “nước Anh” hay “Anh quốc” để chỉ những thực thể địa lý khác biệt, đó là United Kingdom (UK), Great Britain, hoặc England. Xin được phân biệt sự khác nhau giữa 3 danh xưng đó.
The United Kingdom (UK)
United Kingdom là một quốc gia tạo thành bởi England, Scotland, Wales và Northern Ireland. Tên chính thức và đầy đủ là “United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland”. Đây là một vương quốc theo chính thể quân chủ lập hiến, có quốc trưởng là Nữ hoàng Elizabeth II, và thủ đô là London, có tiền tệ riêng là đồng pound sterling (£).
Great Britain
Great Britain là một đảo do ba thành phần hợp lại: England, Scotland và Wales. Tên gọi này là một thuật từ chính trị để mô tả sự kết hợp về chính trị vào ngày 1 tháng 5 năm 1707 giữa 3 vương quốc England, Wales và Scotland.
England
England là 1 trong 4 nước tạo thành UK, và là 1 trong 3 nước làm thành Great Britain. England có diện tích rộng nhất trong những quốc gia này, và dân số là 51 triệu người, thủ đô đặt tại London.
Scotland
Scotland là một thành phần của Great Britain, có biên giới chung với England, và thủ đô là Edinburgh, dân số trên 5 triệu người. Scotland trước kia là một quốc gia độc lập cho đến khi kết hợp với England và Wales để thành United Kingdom năm 1707. Tuy tiếng Anh là ngôn ngữ chính, nhưng ở Scotland còn một ngôn ngữ chính thức khác nữa gọi là Scottish Gaelic, cổ xưa hơn tiếng Anh, hiện được khoảng 58 ngàn người sử dụng. Về mặt chính trị, tuy Scotland là thành phần của UK, nhưng cũng có một số quyền độc lập về chính trị.
Wales
Wales nằm ở phía tây Great Britain, và là thành phần của UK, có dân số 3 triệu người. Thủ đô của Wales là Cardiff. Người dân nói tiếng Anh, ngoài ra còn nhiều người nói tiếng Welsh là ngôn ngữ rất khác và cổ xưa hơn tiếng Anh. Tên đường được viết bằng cả hai ngôn ngữ. Trước kia Wales là một quốc gia độc lập, nhưng bị quân đội Anh đánh bại năm 1542. Hiện nay Wales thuộc hệ thống chính trị của UK, tuy có chút ít độc lập trong việc soạn thảo luật lệ riêng.
Northern Ireland
Northern Ireland là thành phần của UK, nhưng không nằm trong Great Britain. Dân số dưới 2 triệu, thủ đô của Northern Ireland là Belfast, trở thành thành phần của UK từ năm 1921. Ireland được chia làm 2: Northern Ireland là thành phần của UK, trong khi miền Nam là Republic of Ireland là một nước độc lập có chính quyền, luật lệ, và tiền tệ riêng (). Tuy tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng nhất, nhưng cũng có một số người nói tiếng Irish.
Lá cờ
Vì UK là một kết hợp của 4 nước, nên cờ, gọi là Union Jack, cũng phải có dấu vết của 4 nước đó:
Chúng ta thấy Wales không có trong lá cờ này lý do vì thời đó Wales còn là một tỉnh của England.
Điều dễ gây lầm lộn là vì London vừa là thủ đô của England, vừa là thủ đô của UK.
Danh xưng nước Anh trong tiếng Việt
Tên chính thức và đầy đủ của UK là United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, được dịch ra Việt ngữ thành Liên Hiệp Vương quốc Đại Anh và Bắc Ireland.
Cả ba từ ngữ UK, Great Britain và England thường được người Việt gọi ngắn gọn là nước Anh, hoặc Anh quốc. Từ này xuất xứ từ tiếng Hoa: Anh Cát Lợi và Anh Cách Lan là tên người Trung Hoa phiên âm “England”. Cách gọi này dùng tên gọi của một bộ phận để chỉ toàn thể, tuy tiện lợi nhưng không mấy chính xác.
(Phượng Nghi)
July 10, 2016
3. Hình đặc biệt:
Cây đóng băng
* * * * *
Xem các bài trên trang Giải trí, click vào đây
Xem bài trang Kiến thức, tài liệu, click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net