Tin rằng nhiều người sẽ rát đồng tình sau khi đọc bài viết “Tiếng Việt của chúng ta ‘Nhau’ hay ‘rau’”, của tác giả Đoàn Xuân Kiên trên Facebook BBC Tiếng Việt ngày 6/11/2017. Và hoàn toàn đồng ý với chứng minh của ông về nghĩa từ ngữ “nhau” và “rau” theo tự điển Việt Ngữ của hội Khai Trí Tiến Đức xuất bản đầu thế kỷ XX.
Cũng nhân đó, xin được góp vài ý về vấn đề nầy, và tương tự.
Phải công tâm để nhận rằng, trải qua nhiều thời kỳ kể từ sau khi Quốc ngữ dùng mẫu tự Latinh hình thành, và được công nhận. Không giai đoạn nào xử dụng chữ nghĩa dân tộc một cách cẩu thả và xô bồ như hiện tại, nếu không muốn nói tùy tiện là khác. Cái đáng nói hơn nữa là, đất nước đã hết chiến tranh từ lâu, thống nhất ba miền gẩn nửa thé kỷ, giao lưu rộng khắp. Người bình thường trong Nam cũng có thể hiểu rõ phương ngữ của người ngoài Bắc và ngược lại; nhưng không thể vì thế lẫn lộn giữa phương ngữ và Quốc ngữ được, như trường hợp hai từ “rau” và “nhau” đưa vào tận sách giáo khoa lớp 5, mà công luận bàn tán gần đây. Lãnh vực nầy rất cần được rạch ròi, đó là điều căn bản cho một ngôn ngữ.
Công bố thành tựu vượt bậc việc đào tạo được nhiều “trí thức khoa bảng” chế độ, nhưng quan tâm đến việc hoàn chỉnh cho ngôn ngữ dân tộc phát triển thành sinh ngữ còn quá thờ ơ của các nhà ngôn ngữ học hôm nay. Gân như các vị nầy chỉ muốn làm những việc gì đó cho có vẻ to tát mà quên đi rằng cái to tát nào điểm phát xuất đầu tiên và cơ bản của nó vẫn là từ điểm nhỏ nhất, là chữ nghĩa. Các ngài muốn xây dựng một lý thuyết để phổ biến tư tưởng của mình ra xã hội, mà ngôn ngữ diễn đạt không có chuẩn mực, thì cái tư tưởng của các ngài sẽ bị lệch lạc, cái lý thuyết của các ngài sẽ không xuyên suốt. Đó là điều phải xảy ra.
Đáng phiền nhất là lâu nay một số những người làm công việc soạn sách giáo khoa và truyền thông, báo chí; thành phần chính dắt dẫn ngôn ngữ cho xã hội trong tương lai và hiện tại, nhưng lại cẩu thả với ngôn từ. Sau đó, nếu có bị phản đối, vì tự ái hay một lý do nào khác, cố tìm cách lý luận để biện minh cho cái chủ quan của mình, bất luận cái lý lẽ bào chữa đó cũng không giấu được sự khiêng cưỡng. Điển hình trường hợp của từ “NHAU” và “RAU” đang bàn.
Còn trước đó, dùng từ DIỄU hành thay cho DIỄN hành, ở hai từ diễu, diên nầy, ban đầu, có lý luân cho rằng từ diễu dùng ở đây là rút từ thành ngữ “Diễu võ dương oai” để cho cuộc thực hiện mang ý nghĩa hùng mạnh. Nhưng bị phản bác bởi những luận cứ chính đáng, chẳng hạn một đoàn nghệ thuật múa đi qua kháng đài để trình diện (chưa phải biểu diễn) thì cần gì đến oai hùng, và nhiều dẫn chứng hợp lý khác nữa. Khi lý luận nầy vì thế bị lung lay, người ta trở qua với một định nghĩa khác, càng vu vơ hơn; đó là giống như cách thức diễu để làm cho ly nước nóng mau nguội, nghĩa là có tính uyển chuyển. Mà diễu để nước mau nguội là sang qua, sang lại nhiều lần thì càng xa với chủ đề, cũng không thuyết phục. Cuối cùng, cả hai lý luận đều không mang giá trị có thể chấp nhận vẫn cứ dùng. Những nhà làm tự điển tiếp tay bằng cách giải nghĩa trong tác phẩm của mình DIỄU HÀNH là: “đoàn người đi thành hàng ngũ qua trước kháng đài”. Riêng từ diễu, nghĩa 1- đi qua trước mặt, 2- đi chung quanh!! Như thế không khiêng cưỡng và đồng thuận là gì. Trong khi đó, cũng có những tự điển, một đoàn quân đi qua trước kháng đài thì giảng “DIỄN BINH”.
Rồi khi, một số các từ ngữ khác thiếu chuẩn mực mà các cơ quan ngôn ngữ, ngôn luận vẫn xử dụng một cách vô tư, các nhà mang phẩm hàm ngôn ngữ học cũng lơ là trong việc đính chính. Tiếp theo, đến lượt các ban biên soạn tự điển, lý ra phải điều chỉnh, lại dẫn theo trong công trình của mình. Tất cả xem như đồng thuận. Như thế, không khác nào thừa nhận một sai trái thành chuẩn mực.
Cũng có trường hợp từ ngữ dùng vô nghĩa hoặc phản nghĩa, câu cú không theo ngữ pháp, các nhà trí thức chân chính phản bác nhưng người dùng dường như xem đó là quyền của mình và cho là một sáng tạo, không cần quan tâm.
Dùng từ ngữ sai, xử dụng thiếu chuẩn mực, không quan tâm điều chỉnh để ngôn ngữ trong sáng. Có thời gian lại xúm nhau tranh luận một hình thức không cần thiết vì đã được công nhận, có trong tự điển. Đó là thời kỳ thanh luận về chữ i và y hay i ngắn, y dài. Mà ngay từ thời kỳ đầu phổ biến Quốc ngữ dùng mẫu tự Latinh, tác giả người Việt cuốn tự điền đàu tiên lúc đó là Huỳnh Tịnh Paulus Của đã minh định trong công trình của mình đại ý “tùy theo ngữ cành để dùng” - Sách “Đại Nam Quốc âm tự vị” in năm 1895 và 1896.
Tai hại to lớn là sự hồ đò đó lại đi vào hẵn trong giáo dục, trong sách giáo khoa nhất là ở bậc Tiểu học, bậc bắt đầu “học ăn học nói”. Vì vậy, sách giáo khoa gần như không một lần biên soạn hay xuất bản nào không có sai sót, bị chỉ trích. Để từ đó, một kết luận rất xác đáng là cho đến nay ngành giáo dục vẫn chưa làm ra được bộ sách giáo khoa hoàn chỉnh, mặc dù đã tiêu tốn cho công việc nầy không ít ngân sách Quóc gia, cũng như gây tốn kém tiền bạc của phụ huynh học sinh, vì mỗi năm mỗi thay đổi, nhà đông con đứa sau không dùng được của đứa trước.
Chuyện chữ nghĩa, thậm chí có lần cố Giáo sư Văn Như Cương không tiếc lời mạt sát: “gọi ngu hay dốt cũng chưa đủ” (Từ DỖ trong giỗ tổ Hùng Vương, sách giáo khoa Tiểu học, nhà xuất bản Đà Nẵng).
Còn ngữ pháp, vẫn không có một điều chỉnh nào kể từ khi cố giáo sư Cao Xuân Hạo lên tiếng cách đây khoảng hai mươi năm, trong một bài viết rất xúc tích và đầy xót xa. Ông kết luận: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Theo ông, ngữ pháp của chúng ta rất tùy tiện, không có một chuẩn mực nào cả, mà dễ nhận thấy nhất là lẫn lộn đặt trước, đặt sau giữa danh từ và tỉnh từ.
Nói về Quốc ngữ hiện tại. Vì là một dạng chữ còn quá mới mẻ, nên rõ ràng có vô số những việc cần phải làm để tu chỉnh cho thành hệ thống có cả qui tắc hẳn hoi. Từ đó nền văn học nước nhà cùng với các lãnh vực khác của xã hôi mới phát triển đúng với mong đợi. Mặt khác, như tác giả Đoàn Xuân Kiên nhận định: “Nhà ngữ học có làm tròn phần việc của mình thì nhà giáo dục mới có cơ sỡ vững chắc cho việc giảng dạy, biên soạn sách giáo khoa”.
Lịch sử đã chứng minh việc dùng mẫu tự Latinh thay thế chữ Nôm mượn chi tiết từ chữ Hán của nhà ngôn ngữ học dân tộc Hàn Thuyên thế kỷ XIII, chỉ mới hình thành từ thế kỷ thứ XVII do các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, và sau đó, giáo sĩ người Pháp Alexandre de Rhodes (người Việt lúc bấy giờ gọi A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ), cũng là một nhà ngôn ngữ học uyên bác hệ thống trở lại thành Quốc ngữ hôm nay. Và chính thức thay thế và xử dụng đến nay chưa được 100 năm, kể từ năm 1932, đầu thế kỷ XX khi vua Bảo Đại thực sự trị vì đất nước phê công văn bằng chữ mới nầy thay cho chiếu chỉ xử dụng.
Bắt nguồn từ việc phê công văn của Vua, phong trào cổ vũ Quốc ngữ nở rộ qua các hội như Trí Tri, Khai Trí Tiến Đức, Truyền bà Quốc Ngữ v.v…Tiếp sức bằng các Tạp chí, Giai phẩm, Nhật báo, Tuần báo. Và dày công nhất là Tự Lực Văn Đoàn. Phong trào vừa xây dựng một nèn văn học mới, vừa tiép tục hoàn chỉnh Quốc ngữ. Nhưng gần như không thể hoàn thành vì đất nước sau đó liên miên chìm trong chiến tranh.
Sau chiến tranh, cuộc sống xã hội như xô bồ với việc du nhập và hình thành nhiều hình thái chính trị văn học, lại chưa hòa hợp được với nhau. Từ đó, việc chăm lo cho nền học thuật chẳng những cũng không hòa hợp mà còn dẫn đến giống như chểnh mảng. Ghi nhận tác giả Đoàn Xuân Kiên, một trí thức xa quê xót xa đặt câu hỏi: “Tại sao đến thời này tiếng Việt trở nên rối loạn như thế?”. Và kết luận một nghịch lý qua khái niệm trả lời: “…Một từ địa phương bị đem ra thay một từ phổ thông”.
Tóm lại, cả đất nước vẫn đang trông chờ các nhà ngôn ngữ học quan tâm đến Quốc ngữ một cách tích cực để có được một nền học thuật quy củ của dân tộc hòa cùng thế giới.
Nền cổ học – chữ Nôm – đã có một số tác phẩm được xin chuyển ra nhiều thứ tiếng (Châu Âu) như truyện Kiều, Thơ Hồ Xuân Hương v.v… Nền tân học xem như vẫn còn vắng bóng, chưa được bạn bè nào ngó ngàng. Đó là một trăn trở của những ai có ưu tư.
Hiện tại, gần như tất cả các trường Đại học danh giá trên thế giới đều có Giáo sư người Việt giảng dạy, cơ sở nghiên cứu khoa học nhiều lãnh vực có chyên viên người Việt tham gia, và đoạt nhiều giải thưởng cao quý. Còn nhiều nữa. Nhưng giấc mơ một giải Nobel văn học xem như quá xa vời trước cái chướng ngại vật ngôn ngữ nầy./.
Xuân Thới
6/2017.
* * *
Xem bài cùng tác giả: click vào đây
Xem trang Tạp văn, tùy bút: click tại đây
Về trang chính: www.nuiansongtra.com