Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 13, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
TẬP CẬN BÌNH SỢ ĐIỀU GÌ?
Webmaster
Các bài liên quan:
    ĐIỂM YẾU CỦA TẬP CẬN BÌNH
    HOÀNG ĐẾ MỚI CỦA TRUNG HOA
    5 CÂU HỎI & ĐÁP VỀ TẬP CẬN BÌNH
    CHÂN DUNG TẬP CẬN BÌNH (Born Red)
    THẾ LƯỠNG NAN CỦA HOÀNG ĐẾ TẬP CẬN BÌNH
    TẬP CẬN BÌNH, NHÂN VẬT SỐ MỘT ĐANG VIẾT LẠI LUẬT CHƠI QUYỀN LỰC CỦA TRUNG CỘNG
    CHỦ TỊCH HOÀNG ĐẾ TRUNG HOA: TẬP CẬN BÌNH THẮT CHẶT QUYỀN KIỂM SOÁT
    TẬP CẬN BÌNH CÓ THỂ LÀ NHÀ LÃNH ĐẠO CỘNG SẢN CUỐI CÙNG Ở TRUNG HOA
    “GORBACHEV” TÀU ĐANG XÉ NÁT ĐẢNG CỘNG SẢN
Apache

 

(What Is Xi Jinping Afraid Of?)

By Andrew J. Nathan

Huỳnh Hoa dịch

Foreign Affairs

December 08-2017.

 

Chế độ của Trung Cộng bất an hơn vẻ bề ngoài

 

 

"Hoàng đế" Trung Cộng Tập Cận Bình

 

Ông Tập Cận Bình (Xi Jinping) sợ điều gì? Trong mấy năm trước khi diễn ra đại hội lần thứ 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 10 vừa qua, chính phủ của ông Tập đã siết chặt sự kiểm soát các luật sư, học giả, người hoạt động xã hội dân sự và trí thức công. Chính phủ TQ cũng gia tăng quản lý báo chí truyền thông trong lúc nâng cao mức độ tuyên truyền về sự xuất sắc của sự lãnh đạo của ông Tập và đòi hỏi các đảng viên và cán bộ nhà nước phải trung thành nhiều hơn nữa. Chiến dịch chống tham nhũng đã tiếp tục nhổ bật gốc nhiều quan chức cao cấp, những người tỏ ra không đủ trung thành cá nhân với ông Tập.

 

Trường hợp gần đây gây ngạc nhiên nhất là vụ ngã ngựa hồi tháng 9 của ông Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai), một ủy viên bộ chính trị và bí thư thành ủy đảng Cộng sản Trung Quốc của đại đô thị Trùng Khánh vùng Tây Nam Trung Quốc. Giống như tất cả các quan chức cao cấp bị hạ bệ khác, Tôn bị cáo buộc tội tham nhũng, dâm loạn về tính dục và nhiều tội lỗi khác – những cáo buộc mà hầu như đồng chí đồng nghiệp nào của ông cũng đều phạm phải – nhưng tội lỗi thật của ông ta có lẽ là đã không nỗ lực đầy đủ để khuếch trương sự ủng hộ ông Tập ở thành phố Trùng Khánh, nơi cựu đối thủ của ông Tập – cựu bí thư Bạc Hy Lai (Bo Xilai) – được cho là vẫn còn được ủng hộ nhiều hơn so với ông Tập dù 5 năm đã trôi qua kể từ khi ông Bạc bị tước mất quyền lực một cách ngoạn mục. Ông Tôn đã bị thay thế bởi ông Trần Mẫn Nhi (Chen Min’er), mà nhiệm vụ hàng đầu là xóa bỏ di sản của ông Bạc khỏi đất Trùng Khánh.

 

 

Đối thủ chính trị mới bị hạ bệ Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai)

 

 

Đối thủ chính trị đã bị triệt hạ Bạc Hy Lai Hi (Bo Xilai)

 

Tại đại hội đảng mới đây, ông Tập bố trí vào ủy ban trung ương và hai cơ quan lãnh đạo cấp cao hơn – bộ chính trị và ủy ban thường vụ bộ chính trị – những người trung thành với ông. Mười lăm trong số 25 ủy viên bộ chính trị có lịch sử giao du với ông Tập từ những ngày ông bắt đầu sự nghiệp chính trị ở các tỉnh Phúc Kiến và Chiết Giang (thậm chí có một trường hợp đã quen với ông trong những ngày ông còn là thanh niên bị đưa xuống nông thôn tỉnh Thiểm Tây trong thời Cách mạng Văn hóa). Mười ủy viên còn lại gồm các nhà kỹ trị, một phụ nữ làm kiểu, và hai sĩ quan quân đội theo tiêu chuẩn là những người mang ơn ông Tập đã phong hàm cho họ – không có ai đại diện cho một thách thức chính trị có ý nghĩa. Và không ai trong số bảy ủy viên ủy ban thường vụ có cấp bậc hoặc tuổi tác phù hợp để kế vị ông Tập, cho thấy ông có ý định phục vụ nhiều hơn hai nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 5 năm, thường thấy của vị trí tổng bí thư. Việc đưa vào cương lĩnh của đảng một hệ tư tưởng có vai trò dẫn dắt mới, gọi là Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc điểm Trung Quốc trong kỷ nguyên mới, càng cho thấy rằng ngay cả khi ông Tập cuối cùng sẽ bước xuống thì ông vẫn tiếp tục thống trị.

 

Bài diễn văn của ông Tập trước đại hội – một diễn văn kéo dài ba tiếng rưỡi đồng hồ chỉ nhắc lại hết câu khẩu hiệu này đến câu khẩu hiệu khác mà không giải thích được chúng có ý nghĩa gì – huênh hoang rằng cán bộ đảng và quan chức chính phủ sẽ được thăng tiến dựa trên thành tích. Nhưng nó định nghĩa thành tích như là “tuân theo sự lãnh đạo của hạt nhân [tức là ông Tập], đi theo sự lãnh đạo của trung ương đảng [ông Tập]” và “ủng hộ quyền uy của ủy ban trung ương [ông Tập]”. Ông Tập đã định nghĩa lại chế độ “trọng dụng nhân tài” (meritocracy) thành “chế độ đi theo” (followocracy). Trong các cuộc thảo luận tổ suốt thời gian đại hội, các đại biểu đảng tranh nhau vươn tới các đỉnh cao mới về nhiệt tình tôn vinh sự lãnh đạo của ông Tập.

 

Tại sao lại có sự tập trung quyền lực mạnh mẽ và nhấn mạnh vào sự tuân phục như vậy? Ông Tập tuyên bố rằng, Trung Quốc đang sắp hoàn thành giấc mộng vĩ đại là trẻ hóa dân tộc. Nhưng nhiều động thái mà ông đã thực hiện như là dấu hiệu về sức mạnh của ông lại là những chứng cớ bộc lộ nỗi âu lo của ông Tập. Như chính ông Tập đã thổ lộ trong bài diễn văn trước đại hội đảng: “Triển vọng rất tươi sáng nhưng thách thức rất nghiêm trọng”.

 

Những thập niên nguy hiểm nhất

 

Thách thức đầu tiên là sự phản kháng đối với sự vươn lên của Trung Quốc mà Bắc Kinh dự đoán từ phía Washington. Các nhà chiến lược Trung Quốc gần như đều bám vào lối suy nghĩ thực tế gắn liền với tư tưởng của John Mearsheimer và Graham Allison, vốn cho rằng một thế lực thống trị được kỳ vọng sẽ chống lại sự trỗi dậy của một đối thủ cạnh tranh cùng trang lứa. Mười năm về trước, khi ông Tập vẫn còn là người chuẩn bị kế vị mà chưa phải là tổng bí thư đảng, ông đã nói rõ cái lý thuyết về một “kiểu quan hệ mới giữa các cường quốc quan trọng”, với hy vọng thuyết phục các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ tạo điều kiện thuận lợi cho cái mà Trung Quốc miêu tả là “lợi ích cốt lõi” của nước này. Nhưng thay vì vậy, dưới thời tổng thống Barack Obama và ngoại trưởng Hillary Clinton, Washington lại theo đuổi chính sách “xoay trục sang châu Á”, xoay quanh các chính sách như đàm phán một hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), phục hồi các liên minh quân sự trong khu vực và vun đắp mối hợp tác quốc phòng với các đối tác châu Á chưa phải là đồng minh chính thức của Hoa Kỳ. Đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, các chính sách như vậy đại diện cho một nỗ lực làm suy yếu sức mạnh của Trung Quốc và duy trì mãi mãi vị thế thống trị của Hoa Kỳ.

 

Sự xuất hiện của ông Donald Trump đã mang lại cho Trung Quốc một nỗi nhẹ nhõm khỏi áp lực của Hoa Kỳ. Trump đã rút ra khỏi TPP, làm lung lay niềm tin của các đồng minh vào cam kết bảo vệ an ninh của Hoa Kỳ và đóng một vai trò hỗ trợ trong việc xây dựng sự sùng bái ông Tập. Nhưng là những người Marxist hiện đại, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nghĩ rằng, những lợi ích thuộc về cấu trúc thì quan trọng hơn nhiều so với các cá nhân. Chẳng sớm thì muộn, bằng cách này hay cách khác, có hoặc không có ông Trump, Hoa Kỳ vẫn sẽ cố gắng chặn đứng đà vươn lên của Trung Quốc. Trong mắt nhìn của họ, những thập niên cuối cùng sẽ tới trong động lực vươn tới một quốc gia vĩ đại (mà ông Tập xác định thời điểm vào năm 2049), là đặc biệt nguy hiểm. Ngay cả bây giờ, cái mà Trung Quốc nhìn thấy như là sự xử trí sai lầm của Hoa Kỳ đối với tình hình Bắc Hàn – cường điệu cuộc khủng hoảng và đe dọa chiến tranh thay cho giảm căng thẳng và đàm phán – được các nhà phân tích Trung Quốc coi như một âm mưu xảo quyệt của Mỹ. Lối suy nghĩ này cho rằng, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên có nghĩa là buộc Trung Quốc phải từ bỏ vùng đệm Bắc Hàn cách ly lực lượng Hoa Kỳ và kích thích các đồng minh của Hoa Kỳ ở châu Á nâng cấp khí tài quân sự và thậm chí còn có thể thủ đắc vũ khí hạt nhân.

 

Với những mối lo sợ như vậy trong tâm trí, ông Tập nhắc đi nhắc lại trong bài diễn văn của ông tại đại hội đảng cái nhu cầu “thực hiện chính sách ngoại giao nước lớn với đặc điểm Trung Quốc, [một chính sách ngoại giao] nhắm tới việc nuôi dưỡng một kiểu mới của quan hệ quốc tế và xây dựng một cộng đồng cùng chia sẻ tương lai của nhân loại”. Nói cách khác, hãy tiếp tục cố gắng để Washington chấp nhận một cách hòa bình sự trỗi dậy của Trung Quốc càng lâu càng tốt.

 

Thêm luật lệ, thêm kẻ cắp

 

Một thách thức khác cho chế độ của ông Tập là thách thức nội bộ. Như ông đã nói trong bài diễn văn trước đại hội, “Những gì chúng ta đang đối mặt bây giờ là mâu thuẫn giữa một bên là sự phát triển không cân bằng, không cân đối và một bên là nhu cầu ngày càng tăng của người dân về một đời sống tốt đẹp hơn”. Ông đã đề cập tới cuộc cách mạng của các kỳ vọng dâng trào – kỳ vọng có không khí sạch hơn, nhà cửa vừa túi tiền hơn, sản phẩm an toàn hơn và dịch vụ công tốt hơn – từ phía tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng, từ các giai cấp nông dân và lao động khao khát vươn lên của Trung Quốc. Cuộc cách mạng này xảy đến giữa lúc tăng trưởng kinh tế đang chậm lại và một nhu cầu khẩn cấp phải thực hiện những cuộc cải cách khó khăn để làm giảm nợ nần của ngân hàng và chính quyền địa phương, phục hồi các doanh nghiệp nhà nước và tái tạo nền kinh tế năng lượng của Trung Quốc.

 

Nhiều xã hội đã từng trải qua những áp lực và căng thẳng nội bộ mà chế độ cai trị không hề bị sụp đổ. (Xã hội Mỹ ngày nay là một ví dụ tốt, trong đó gần như mọi người đều tức giận về tình trạng của nền chính trị và kinh tế). Nhưng ở Trung Quốc, ngay cả một biểu hiện nhỏ của sự bất mãn cũng bị coi là mối đe dọa sống còn cho đảng cầm quyền. Chuyện này được minh họa rõ nét vài tuần trước đây khi chính phủ nhanh chóng dập tắt sự biểu lộ nỗi giận dữ của công chúng trước vụ bạo hành trẻ em tại một nhà trẻ ở Bắc Kinh. Cần thiết phải triệt tiêu những biểu hiện giận dữ không dự liệu trước của dân chúng trước khi chúng lan tràn, bởi vì như ông Tập nói trước đại hội, “Yếu tố xác định chủ nghĩa xã hội mang đặc điểm Trung Quốc là sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc”.

 

Sách Đạo đức kinh của đạo Lão khuyên bảo, “Càng có nhiều luật lệ, nhiều mệnh lệnh thì càng có nhiều kẻ cắp và kẻ cướp”. Bằng cách nhấn mạnh vào sự độc chiếm quyền lực, đảng Cộng sản Trung Quốc đã biến mọi tiếng nói độc lập thành một mối đe dọa sinh tử. Ấy thế nhưng mục đích được tự xác định cho sự tồn tại của đảng là tạo ra một xã hội hiện đại, và trong cái xã hội hiện đại ấy, các tiếng nói độc lập sẽ liên tục vang lên. Sự cai trị đang diễn ra của ông Tập – cho dù nó được kéo dài thêm 5 năm, 10 năm hoặc thậm chí lâu hơn nữa – sẽ thử nghiệm những gì mà mọi người bắt đầu gọi là “mô hình Trung Quốc”, một mô hình hoàn toàn phụ thuộc vào niềm tin rằng công cuộc hiện đại hóa tiên tiến có thể tương thích với một chính quyền chuyên chế và đàn áp.

 

Andrew J. Nathan

Huỳnh Hoa dịch

 

Andrew J. Nathan là giáo sư khoa học chính trị, trường đại học Columbia, đồng tác giả với Andrew Scobell viết cuốn sách “China’s Search for Security” (Trung Quốc tìm kiếm an ninh). (Theo Foreign Affairs)

 

What Is Xi Jinping Afraid Of?

By Andrew J. Nathan

Foreign Affairs

December 08-2017.

 

China’s Regime Is Less Secure Than It Looks

 

 

China's President Xi Jinping attends a welcoming ceremony outside

the Great Hall of the People in Beijing, China, October 14, 2015.

Photo: Jason Lee/ Reuters

 

What is Xi Jinping afraid of? For several years leading up to this year’s 19th Party Congress in Beijing, his government has been tightening the screws on lawyers, academics, civil society activists, and public intellectuals. It has been intensifying control over media while heightening propaganda about the brilliance of Xi’s leadership and demanding ever more intense loyalty from party members and bureaucrats. Its anti-corruption campaign has continued to weed out high-level officials who demonstrate insufficient personal loyalty to Xi.

 

The most striking recent case was the fall, in September, of Sun Zhengcai, a Politburo member and Communist Party secretary of the southwestern megacity of Chongqing. Like all purged high officials, Sun was denounced for corruption, sexual license, and other crimes—charges to which virtually every one of his colleagues is vulnerable—but his likely real crime was failing to put enough effort into promoting Xi’s popularity in Chongqing, where Xi’s former rival, Bo Xilai, is said to remain more popular than Xi, even five years after a spectacular fall from power. Sun has been replaced as that city’s party secretary by the most fervent of Xi loyalists, Chen Min’er, whose primary task will be eliminating Bo’s legacy from Chongqing.

 

 

Portrait of Bo Xilai

 

At the party congress, Xi packed the Central Committee and its two higher organs, the Politburo and the Politburo Standing Committee, with loyal followers. Fifteen of 25 Politburo members have histories with Xi dating back to his early service in Fujian and Zhejiang provinces (or even, in one case, to his days as a “sent-down youth” in Shaanxi during the Cultural Revolution). The other ten include technocrats, a token woman, and the standard two military officers, who owe their promotions to Xi—no one represented a meaningful political challenge. And not one of the seven members of the standing committee is qualified by rank and age to succeed Xi, signaling that he intends to serve more than the usual two five-year terms as general secretary. The inclusion of a new guiding ideology in the party constitution, called Xi Jinping Thought on Socialism with Chinese Characteristics for a New Era, suggests that even if Xi were to eventually step down, he still intends to dominate.

 

Xi’s report to the congress—a three-and-a-half-hour recitation of slogan after slogan, with no explanation of what any of them meant—boasted that party and government officials would be promoted based on performance. But it defined performance as “following the leadership of the core [that is, Xi], keeping in alignment with the central Party leadership [Xi],” and “upholding the authority of the Central Committee [Xi].” Xi has redefined meritocracy as “followocracy.” In subgroup meetings during the congress, officials vied to reach new heights of ardor in praising Xi’s leadership.

 

Why this intense concentration of power and emphasis on obedience? Xi claimed that China is on the brink of achieving its great dream of national rejuvenation. But many of the moves that have been taken as signs of his strength are as much evidence of his anxiety. As Xi himself put it in his congress address, “The prospects are bright but the challenges are severe.”

 

THE MOST DANGEROUS DECADES

 

The first challenge is the resistance to China’s rise that Beijing anticipates from Washington. Chinese strategists widely adhere to the realist thinking associated with John Mearsheimer and Graham Allison, which holds that a dominant power can be expected to resist the emergence of a peer competitor. Ten years ago, when he was still heir apparent and not yet general secretary, Xi articulated the theory of a “new kind of major power relations,” with the hope of persuading U.S. policy-makers to accommodate what China described as its “core interests.” But under President Barack Obama and Secretary of State Hillary Clinton, Washington instead pursued the “pivot to Asia,” involving such policies as the negotiation of a Trans-Pacific Partnership (TPP) trade deal, revitalization of military alliances in the region, and cultivation of defense cooperation with Asian partners who were not formal U.S. allies. To China’s leaders, such policies represented an attempt to undercut Chinese power and perpetuate U.S. dominance.

 

 

 

The advent of Donald Trump has brought relief from American pressure. Trump has withdrawn from the TPP, shaken allies’ confidence in U.S. defense guarantees, and played a supporting role in building up the Xi cult. But as latter-day Marxists, the Chinese leaders think that structural interests are more important than personalities. Sooner or later, somehow or other, Trump or no Trump, the United States will try to stop China’s rise. In their eyes, the coming final decades of the drive toward national greatness (Xi’s target date is 2049) are especially dangerous. Even now, what the Chinese see as Washington’s mismanagement of the North Korean situation—hyping a crisis and threatening war instead of de-escalating and negotiating—is taken by some Chinese analysts as a devious American ploy.

 

Tension on the Korean peninsula, the thinking goes, is meant to force China to give up the North Korean buffer against U.S. power and to goad U.S. allies in Asia to upgrade their armaments and perhaps even acquire nuclear weapons.

 

With such fears in mind, Xi reiterated in his party congress speech the need to “carry out major country diplomacy with Chinese characteristics, [a diplomacy that] aims to foster a new type of international relations and build a community with a shared future for mankind.” In other words, keep trying to get Washington to accede peacefully to China’s rise for as long as possible.

 

MORE LAWS, MORE THIEVES

 

The other challenge to Xi’s regime is internal. As he put it in his report to the congress, “What we now face is the contradiction between unbalanced and inadequate development and the people’s ever-growing needs for a better life.” He was referring to the revolution of rising expectations—for cleaner air, more affordable housing, safer products, and better public services—on the part of China’s growing middle class and aspirant working and farming classes. This revolution comes amid slowing economic growth and an urgent need for difficult reforms to deleverage local government and bank debt, invigorate state-owned enterprises, and remake China’s energy economy.

 

Many societies undergo internal stress and strain without the governing regime collapsing. (American society today is a good example, with seemingly everyone fuming over the state of politics and the economy.) But in China, even a peep of discontent is considered an existential threat to the ruling party. This was illustrated a few weeks ago when the government quickly clamped down on expressions of public outrage about an alleged child abuse scandal at a Beijing kindergarten. It is necessary to suppress unscripted public expressions of anger before they spread because, as Xi reminded the congress, “The defining feature of socialism with Chinese characteristics is the leadership of the Communist Party of China.”

 

The Taoist classic Tao Te Ching advises, “The more laws and commands there are, the more thieves and robbers there will be.” By insisting on a monopoly of power, the Chinese Communist Party has made every independent voice an existential threat. And yet its self-defined purpose for existence is to create a modern society, and in such a society, independent voices continuously emerge. The more the regime succeeds, the more repressive it must become. Xi’s ongoing rule—whether it lasts five more years, ten, or even longer—will test what people have started to label as “the China model,” which hinges on the belief that advanced modernization is compatible with repressive authoritarian government.

 

Andrew J. Nathan

Foreign Affairs.

 

Andrew J. Nathan (Chinese: 黎安友; pinyin: Lí Ānyǒu; born 3 April 1943) is a professor of political science at Columbia University. He specializes in Chinese politics, foreign policy, human rights and political culture. Nathan attended Harvard University, where he earned a B.A. in history, an M.A. in East Asian Studies, and a Ph.D. in Political Science. He has taught at Columbia University since 1971, and currently serves as the chair of the steering committee for the Center for the Study of Human Rights. His previous appointments include as the chair of the Department of Political Science (2003–2006), and chair of the Weatherhead East Asian Institute (1991–1995).

Nathan also serves as an advisor or board member with Freedom House, Human Rights in China, the National Endowment for Democracy and Human Rights Watch Asia and is a member of the editorial boards of the Journal of Democracy, China Quarterly, and the Journal of Contemporary China, among others. Nathan is perhaps best known as a co-author of the Tiananmen Papers, along with Perry Link.

He was awarded a 2013 Berlin Prize Fellowship at the American Academy in Berlin. (From Wikipedia, the free encyclopedia)

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với đề tài, click vào đây

Read more English topic, please click here

Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây

Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh