Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 13, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
TRUNG CỘNG ĐỐI ĐẦU MỸ: QUẢN LÝ XUNG ĐỘT KẾ TIẾP GIỮA CÁC NỀN VĂN MINH
Webmaster

 

Đề tài liên hệ:

- CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG, XEM XÉT NHỮNG ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG (Phần đầu)

- KẾ HOẠCH DỰ BỊ CỦA HOA KỲ TRONG TRƯỜNG HỢP CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG

 

(China vs. America: Managing the Next Clash of Civilizations)

By Graham Allison

Huỳnh Hoa dịch

Foreign Affairs

September/October 2017 Issue

 

 

T.T. Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình

(Xi Jinping) tại Hamburg, Germany, July 2017. Sauloer/ Reuters

 

Khi người Mỹ tỉnh ngộ trước một Trung Cộng đang trỗi dậy và giờ đây đang đối địch với Mỹ trên mọi đấu trường, nhiều người đã tự trấn an bằng niềm tin rằng khi Trung Cộng trở nên giàu có hơn, hùng mạnh hơn thì nước này sẽ đi theo dấu chân của Đức, Nhật và nhiều nước khác từng trải qua những cuộc chuyển hóa sâu sắc và nổi lên thành những nền dân chủ tự do tiên tiến. Theo cách nhìn này, một hỗn hợp kỳ diệu của toàn cầu hóa, chủ nghĩa tiêu dùng dựa trên thị trường và sự hội nhập vào một trật tự thế giới dựa trên luật lệ cuối cùng sẽ đưa Trung Cộng trở thành một nền dân chủ ở trong nước và phát triển thành cái mà cựu thứ trưởng ngoại giao Mỹ Robert Zoellick có lần gọi là “một cổ đông có trách nhiệm” ở nước ngoài.

 

Samuel Huntington không đồng ý như vậy. Trong tiểu luận “Sự xung đột giữa các nền văn minh” (The Clash of Civiliztions?) xuất bản trên tạp chí Foreign Affairs năm 1993, nhà khoa học chính trị này cho rằng, những đường đứt gãy về văn hóa chẳng những không bị hòa tan vào cái trật tự thế giới có tính tự do toàn cầu mà còn có khả năng trở thành một đặc điểm xác định thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh. Ngày nay, lập luận của Huntington được nhớ tới chủ yếu vì tính tiên tri của nó, soi chiếu sự phân cách giữa “các nền văn minh phương Tây và Hồi giáo” – một sự tách biệt được biểu lộ sinh động nhất bởi những cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 và hậu quả của chúng. Nhưng Huntington còn nhìn thấy vực thẳm ngăn cách giữa văn minh phương Tây do Mỹ dẫn dắt và nền văn minh Trung Hoa cũng sâu rộng, kéo dài và gây ra hậu quả tương tự. “Bản thân ý niệm rằng có một “nền văn minh phổ quát” là ý tưởng của phương Tây, nó mâu thuẫn trực tiếp với chủ nghĩa đặc thù (particularism) của phần lớn các xã hội châu Á và sự nhấn mạnh vào những gì phân biệt dân tộc này với dân tộc khác”, ông xác định.

 

Từ bấy đến nay năm tháng đã ủng hộ nhận định của Huntington. Những thập niên sắp tới sẽ càng củng cố nó thêm nữa. Mỹ là hiện thân của những gì mà Huntington coi là nền văn minh phương Tây. Và căng thẳng giữa Mỹ và Trung Cộng về hệ giá trị, truyền thống và triết lý sẽ làm trầm trọng thêm sự căng thẳng có tính chất nền tảng xảy ra khi một thế lực đang lên, chẳng hạn như Trung Cộng, đe dọa thay thế vị trí của một thế lực đã được thiết lập, chẳng hạn như Mỹ.

 

Lý do mà những sự chuyển dịch như vậy thường dẫn tới xung đột chính là cái bẫy Thucydides – được đặt theo tên một sử gia Hy Lạp cổ đại, người đã ghi nhận một xung đột nguy hiểm giữa một Athens đang nổi lên với một Sparta đang cai trị. Theo Thucydides, “chính sự trỗi dậy của Athens và mối lo sợ mà điều đó gây ra ở Sparta đã làm cho chiến tranh là không thể tránh khỏi”. Các cường quốc đang lên có ý thức ngày càng mạnh mẽ về quyền lực và đòi hỏi một ảnh hưởng lớn hơn, một sự tôn trọng lớn hơn. Đối mặt với những kẻ thách thức như vậy, các cường quốc đã định hình có khuynh hướng sợ hãi, bất an và phòng thủ. Trong một môi trường như vậy, mọi sự hiểu lầm sẽ được phóng đại, sự đồng cảm trở nên hiếm hoi, những sự cố và hành động của một bên thứ ba nào đó, lẽ ra chỉ là chuyện vặt hoặc có thể xử lý được, lại có thể kích hoạt chiến tranh mà những tay chơi chủ chốt không bao giờ muốn xảy ra.

 

Trong trường hợp của Mỹ và Trung Cộng, những rủi ro của chiếc bẫy Thucydides kết hợp với tính không tương hợp về văn minh giữa hai quốc gia càng làm cuộc tranh đua thêm trầm trọng và càng khó đạt tới một tình hữu nghị thật sự. Rất dễ nhìn thấy sự bất cân xứng này ở những khác biệt sâu sắc giữa quan niệm của Mỹ và của Trung Cộng về bản chất của nhà nước, kinh tế học, vai trò của cá nhân, quan hệ giữa các quốc gia dân tộc và bản chất của thời gian.

 

Người Mỹ  coi nhà nước như là một “cái xấu cần thiết” và tin rằng, nhà nước có khuynh hướng trở nên độc tài và lạm dụng quyền lực, một khuynh hướng đáng sợ và cần được chế ngự. Đối với người Trung Cộng, nhà nước là một “cái tốt cần thiết”, là trụ cột căn bản bảo đảm trật tự và ngăn ngừa hỗn loạn. Trong chủ nghĩa tư bản định hướng thị trường kiểu Mỹ , chính phủ thiết lập và thực thi luật pháp; quyền sở hữu của nhà nước và sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế đôi khi vẫn xảy ra nhưng chỉ là những ngoại lệ không mong muốn. Trong nền kinh tế thị trường do nhà nước kiểm soát của Trung Cộng, chính phủ thiết lập các mục tiêu tăng trưởng, lựa chọn và trợ cấp để các ngành công nghiệp phát triển, xây dựng các công ty hàng đầu quốc gia và thực hiện các dự án kinh tế quan trọng, dài hạn để thúc đẩy quyền lợi của đất nước.

 

Văn hóa Trung Cộng không tôn vinh chủ nghĩa cá nhân kiểu Mỹ  vốn đo lường xã hội theo tiêu chuẩn xã hội đó có làm tốt hay không việc bảo vệ quyền lợi và nuôi dưỡng tự do của cá nhân. Thay vì vậy, thuật ngữ “cá nhân” (gerenzhuyi – cá nhân chủ nghĩa) trong tiếng Trung Cộng có hàm ý là thiên kiến ích kỷ chỉ biết tới bản thân mình hơn là quan tâm tới cộng đồng. Với người Trung Cộng, câu nói “cho tôi tự do hoặc cho tôi án tử” sẽ trở thành “cho tôi một cộng đồng hài hòa hoặc cho tôi cái chết”. Đối với Trung Cộng, trật tự là giá trị cao nhất và sự hài hòa sẽ sinh ra từ tôn ti trật tự, trong đó mọi thành viên phải tuân thủ lời dạy đầu tiên của Khổng Tử: “Hãy tự biết mình”.

 

Quan điểm này không chỉ áp dụng cho xã hội trong nước mà cả cho các hoạt động toàn cầu, mà người Trung Hoa nghĩ rằng vị trí đúng đắn của Trung Hoa là ở trên đỉnh của kim tự tháp, các quốc gia khác phải được sắp xếp như là những nước chư hầu phụ thuộc. Quan điểm của Mỹ  thì hơi khác. Ít nhất là từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, Washington luôn tìm cách ngăn chặn sự trỗi dậy của một “đối thủ cạnh tranh cùng trang lứa” có thể thách thức sự thống trị về quân sự của Mỹ. Nhưng những quan niệm của Mỹ  thời hậu chiến về trật tự quốc tế cũng luôn nhấn mạnh vào nhu cầu có một hệ thống toàn cầu vận hành theo luật lệ có khả năng chế ngự ngay chính Mỹ.

 

Cuối cùng, người Mỹ  và người Trung Hoa nghĩ về thời gian và trải nghiệm sự trôi đi của thời gian theo những cách khác nhau. Người Mỹ  có khuynh hướng tập trung vào hiện tại và thường đếm thời gian theo ngày hoặc theo giờ. Người Trung Hoa trái lại thường bận tâm tới lịch sử và thường suy nghĩ theo từng thập niên, thậm chí theo từng thế kỷ.

 

Tất nhiên, đây là những sự khái quát hóa chung chung được tóm gọn và không phản ánh đầy đủ tính chất phức tạp của xã hội Mỹ và Trung Cộng. Nhưng chúng cũng cung cấp một số gợi ý quan trọng mà các nhà hoạch định chính sách ở cả Mỹ và Trung Cộng cần lưu ý trong việc xử lý cuộc cạnh tranh sao cho không dẫn tới chiến tranh.

 

Ta là số một!

 

Những dị biệt văn hóa giữa Mỹ và Trung Cộng đang bị làm trầm trọng thêm bởi một đặc điểm đáng chú ý mà cả hai bên đều chia sẻ: mặc cảm cực kỳ siêu việt. Mỗi nước đều tự thấy mình như một ngoại lệ – nghĩa là vô đối, không có ai cùng hạng. Nhưng chỉ có một con số một mà thôi. Lý Quang Diệu, vị thủ tướng quá cố của Singapore, từng nghi ngờ khả năng của Mỹ có thể thích nghi với một Trung Cộng đang trỗi dậy. “Về mặt cảm xúc, thật rất khó chấp nhận việc Mỹ bị thay thế, không phải trên thế giới mà chỉ trong vùng tây Thái Bình Dương, bằng một dân tộc châu Á từ lâu bị khinh rẻ, bị coi là suy đồi, yếu ớt, tham nhũng và lạc hậu… Ý thức về uy thế văn hóa của người Mỹ  càng làm cho sự thích nghi trở nên khó khăn bội phần”, ông Lý nói trong một cuộc phỏng vấn năm 1999.

 

Tuy vậy, về nhiều phương diện, chủ nghĩa biệt lệ (exceptionalism) của Trung Cộng còn có ảnh hưởng sâu rộng hơn nhiều so với đối tác Mỹ. “Đế quốc [Trung Hoa] tự coi mình là trung tâm của vũ trụ văn minh,” sử gia Harry Gelber viết như vậy trong cuốn sách Nations Out Of Empires xuất bản năm 2001. Suốt thời kỳ quân chủ chuyên chế, “các học giả-quan chức Trung Hoa thường không nghĩ về một "Trung Hoa" hoặc "nền văn minh Trung Hoa" theo ngữ nghĩa hiện nay. Đối với họ, chỉ có dân tộc Hán và ngoài họ ra thì chỉ còn những kẻ man di (barbarism). Những gì không văn minh, theo định nghĩa, đều là man di.”

 

Ngày nay, người Trung Hoa vẫn rất hãnh diện về những thành tựu văn minh của mình. “Đất nước chúng ta là đất nước vĩ đại”, chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình tuyên bố trong một bài diễn văn năm 2012. “Trong suốt quá trình văn minh hóa và phát triển kéo dài hơn 5.000 năm, dân tộc Trung Hoa đã có những đóng góp không thể phủ nhận được vào nền văn minh và sự tiến bộ của loài người”, ông Tập nói. Thật vậy, trong cuốn sách xuất bản năm 2014 của mình, The Governance of China, ông Tập tuyên bố rằng “Nền văn minh liên tục của Trung Cộng là một thành tựu độc đáo của lịch sử nhân loại, trên trái đất không gì sánh nổi”.

 

Người Mỹ  cũng tự nhìn mình như là người tiên phong của văn minh, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển chính trị. Niềm say mê tự do đã được trân trọng khắc ghi trong văn bản cốt lõi của tư tưởng chính trị Mỹ, bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố “mọi người sinh ra đều bình đẳng, Tạo hóa cho họ những quyền không thể xâm phạm được”. Những quyền đó, bản Tuyên ngôn xác định, là “quyền Sống, quyền Tự do và quyền Mưu cầu Hạnh phúc”. Bản Tuyên ngôn cũng khẳng định đây là sự thật “hiển nhiên”, không phải bàn cãi. Như nhà viết sử Mỹ Richard Hofstadter viết: “Định mệnh của chúng ta, với tư cách một dân tộc, không phải là có những hệ tư tưởng, mà là một hệ tư tưởng”. Trái lại, giá trị chính trị trung tâm của Trung Cộng là trật tự – trật tự sinh ra từ hệ thống tôn ti, thang bậc. Tự do cá nhân, theo cách hiểu của người Mỹ, sẽ phá hủy tôn ti trật tự; và theo quan điểm của người Trung Cộng, nó sẽ kích hoạt hỗn loạn.

 

Làm như tôi nói… và như tôi làm?         

 

Những sự dị biệt về triết lý này sẽ thể hiện trong quan niệm của mỗi nước về chính phủ. Mặc dù có nỗi hoài nghi sâu sắc đối với quyền lực, các nhà lập quốc Mỹ vẫn công nhận rằng, xã hội cần có chính quyền. Nếu không thì ai sẽ bảo vệ các công dân khỏi những mối đe dọa của ngoại bang hoặc của bọn tội phạm vi phạm quyền của họ ở trong nước? Tuy nhiên, các nhà lập quốc bị vướng vào một nan đề: một chính phủ mạnh đủ để thực hiện các nhiệm vụ thiết yếu của mình sẽ có xu hướng trở nên chuyên chế và bạo ngược. Để xử lý thách thức này, họ thiết kế ra một chính phủ có “các định chế riêng biệt cùng chia sẻ quyền lực,” như miêu tả của nhà sử học Richard Neustadt. Kiểu chính phủ này cố tình tạo ra cuộc ganh đua thường xuyên giữa các nhánh hành pháp, tư pháp và lập pháp, dẫn tới sự trì hoãn, bế tắc, thậm chí rối loạn chức năng của chính phủ. Nhưng nó cũng tạo ra cơ chế kiểm tra và cân bằng, chống lại sự lạm dụng quyền lực.

 

Quan niệm của Trung Cộng về chính quyền và vai trò của chính quyền trong xã hội thì rất khác. Theo ghi nhận của ông Lý, “Lịch sử và văn hóa của nước này cho thấy khi nào có một trung tâm quyền lực hùng mạnh (Bắc Kinh hoặc Nam Kinh) thì đất nước hòa bình và thịnh vượng. Khi trung tâm bị suy yếu thì các tỉnh, các huyện rơi vào tay của các lãnh chúa”. Như vậy, kiểu chính phủ trung ương hùng mạnh mà người Mỹ chống lại thì đối với người Trung Hoa lại là một nhân tố chủ yếu để duy trì trật tự và lợi ích công cộng, ở cả trong nước và nước ngoài.

 

Đối với người Mỹ, dân chủ là hình thức công bằng duy nhất của chính quyền: quyền cai trị thoát thai từ tính chính danh (legitimacy), từ sự ưng thuận của người dân bị cai trị. Đây không phải là quan niệm phổ biến ở Trung Cộng, nơi người ta thường tin rằng, chính phủ có được hoặc đánh mất tính chính danh chính trị tùy thuộc vào kết quả điều hành. Tại một diễn đàn TED Talk gây nhiều tranh cãi năm 2013, một nhà đầu tư tài chính tại Thượng Hải là Eric Li đã thách thức cái gọi là tính ưu việt của thể chế dân chủ. “Có lần người ta hỏi tôi, “Đảng [Cộng sản Trung Hoa] không được bầu lên qua bầu cử. Thế thì đâu là cội nguồn của tính chính danh?”, ông kể lại. “Tôi nói: “Thế năng lực thì sao?””. Ông nhắc nhở khán giả rằng năm 1949, khi đảng Cộng sản Trung Hoa lên nắm quyền, “Trung Hoa tan hoang vì nội chiến, bị các thế lực xâm lược nước ngoài chia năm xẻ bảy, và tuổi thọ trung bình của người dân lúc ấy chỉ là 41 tuổi. Ngày nay [Trung Cộng] là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, một cường quốc công nghiệp và nhân dân ngày càng giàu có”.

 

Washington và Bắc Kinh cũng có những cách tiếp cận khác nhau rõ ràng khi quảng bá các giá trị chính trị nền tảng của họ ra quốc tế. Người Mỹ tin rằng nhân quyền và dân chủ là những khát vọng có tính phổ quát cho mọi dân tộc, cho nên mô hình của Mỹ cần được thực hiện ở khắp nơi. Mỹ, như Huntington viết trong cuốn sách kế tiếp của ông, The Clash of Civilisations, là “một dân tộc truyền giáo”, được thôi thúc bởi niềm tin “rằng các dân tộc ngoài Tây phương nên tự gắn bó với các giá trị Tây phương và nên tích hợp các giá trị này vào các định chế của họ.” Đa số người Mỹ  tin rằng các quyền dân chủ đem lại lợi ích cho mọi người, ở mọi nơi trên thế giới.

 

Nhiều thập niên qua, Washington đã theo đuổi một chính sách ngoại giao tìm cách thúc đẩy nguyên tắc dân chủ – thậm chí đôi khi họ gắng áp đặt nó lên những xã hội đã thất bại trong việc tự xây dựng dân chủ. Trái lại, mặc dù người Trung Hoa tin rằng, các dân tộc khác đang nhìn họ, thán phục những thành công của họ, và thậm chí cố gắng bắt chước hành vi của họ, các nhà lãnh đạo Trung Cộng đã không khuyến khích người khác đi theo cách tiếp cận của mình. Như nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ Henry Kissinger có lần lưu ý: Trung Cộng đế quốc “không xuất khẩu các ý tưởng của mình mà để người khác tự tìm đến chúng”. Và do đó không nên ngạc nhiên khi thấy các nhà lãnh đạo Trung Cộng luôn hoài nghi sâu sắc những nỗ lực của Mỹ nhằm cải hóa họ theo tín điều của người Mỹ. Vào cuối thập niên 1980, Đặng Tiểu Bình – người lãnh đạo Trung Cộng từ năm 1978 đến 1989 và khởi động tiến trình tự do hóa kinh tế của nước này – than phiền với một chính khách đang viếng thăm Trung Cộng lúc ấy rằng phương Tây nói về “nhân quyền, tự do và dân chủ được thiết kế chỉ để bảo vệ quyền lợi của các nước mạnh và giàu có, những nước lợi dụng sức mạnh để dọa nạt các nước yếu kém, để theo đuổi bá quyền và thực hành chính trị sức mạnh”.

 

 

Nghĩ nhanh và nghĩ chậm

 

Ý thức của người Mỹ và người Trung Hoa về quá khứ, hiện tại và tương lai có sự khác biệt căn bản. Người Mỹ tự hào chào mừng nước mình chuyển sang tuổi 214 hồi tháng Bảy; còn người Trung Hoa thích nhắc nhở rằng, lịch sử của nước họ trải dài tới 5 thiên niên kỷ. Các nhà lãnh đạo Mỹ thường đề cập tới “những cuộc thử nghiệm của Mỹ” và những chính sách đôi khi có vẻ ngẫu hứng của họ phản ánh tâm thế đó. Trung Cộng, trái lại, tự thấy mình như cột trụ cố định của vũ trụ, nó đã luôn như thế và cũng sẽ luôn như thế.

 

Nhờ ý thức về thời gian được mở rộng, các nhà lãnh đạo Trung Cộng rất cẩn thận khi phân biệt cái “ác tính” với cái “mãn tính”, cái “khẩn cấp” với cái chỉ “quan trọng”. Thật khó hình dung một nhà lãnh đạo chính trị Mỹ có thể đề nghị xếp lại một vấn đề chính sách đối ngoại quan trọng để chờ thế hệ sau giải quyết. Tuy nhiên, ông Đặng đã làm đúng như vậy năm 1979 khi ông dẫn đầu phía Trung Cộng trong các cuộc đàm phán với Nhật Bản về nhóm đảo tranh chấp Senkaku/ Điếu Ngư và chấp nhận một giải pháp cuối cùng hơn là một giải pháp trước mắt cho vụ tranh chấp.

 

Tỏ ra ngày càng nhạy cảm với nhu cầu của vòng xoáy truyền thông và dư luận của công chúng, các chính trị gia Mỹ sử dụng mạng Twitter hoặc công bố chính sách theo kiểu gạch đầu dòng hứa hẹn sẽ có giải pháp nhanh chóng. Ngược lại, các nhà lãnh đạo Trung Cộng thì nhẫn nại hơn về mặt chiến lược: chừng nào các xu hướng vẫn còn chuyển động theo hướng có lợi cho họ thì họ thoải mái chờ cho vấn đề trôi qua. Người Mỹ nghĩ mình là người giải quyết vấn đề. Cái chủ nghĩa ăn non của người Mỹ  thể hiện ở chỗ họ luôn nhìn thấy vấn đề là những việc riêng lẻ, hữu hạn cần giải quyết ngay bây giờ để chuyển sang các vấn đề khác. Nhà văn và sử gia Mỹ Gore Vidal có lần gọi nước ông là “Hợp chủng quốc chóng quên” (the United States of Amnesia, thay vì the United States of America) – nơi mà mỗi ý tưởng là một sự canh tân và mỗi cuộc khủng hoảng đều chưa có tiền lệ. Điều này tương phản sâu sắc với ký ức lịch sử và ký ức cộng đồng của người Trung Hoa – những người cho rằng dưới ánh mặt trời thì không có gì mới mẻ cả.

 

Thật vậy, các nhà lãnh đạo Trung Cộng có khuynh hướng tin rằng nhiều vấn đề không thể giải quyết được mà chỉ có thể quản lý chúng. Họ nhìn các thách thức như là các vấn đề dài hạn, lặp đi lặp lại – những vấn đề mà họ phải đối mặt hôm nay là kết quả những quá trình đã diễn ra trong năm ngoái, trong thập niên trước hoặc thậm chí trong thế kỷ trước. Các hành động chính sách họ thực hiện hôm nay chỉ đơn giản là góp phần vào cái tiến trình đó. Ví dụ, từ năm 1949, Đài Loan đã được cai trị bởi cái mà Bắc Kinh gọi là những người dân tộc chủ nghĩa Trung Hoa phản bội. Mặc dù các nhà lãnh đạo Trung Cộng luôn nhấn mạnh rằng Đài Loan vẫn là một bộ phận không tách rời của Trung Cộng song họ theo đuổi một chiến lược trường kỳ, áp dụng việc siết chặt dần các mối ràng buộc về kinh tế và xã hội để thu hút hòn đảo này trở về.

 

Ai là ông chủ?

 

Cuộc xung đột về văn minh gây khó khăn lớn nhất cho Washington và Bắc Kinh khi tìm cách thoát khỏi chiếc bẫy Thucydides lại nổi lên từ các quan điểm đang cạnh tranh giữa hai bên về trật tự thế giới. Cách đối xử của Trung Cộng với dân chúng của mình cung cấp một kịch bản để hiểu quan hệ giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng nhỏ hơn và yếu hơn. Đảng Cộng sản Trung Cộng duy trì trật tự bằng cách cưỡng đặt một hệ thống tôn ti trật tự có tính chất chuyên chế, đòi hỏi dân chúng của họ phải tôn kính và tuân phục. Hành vi của Trung Cộng trên trường quốc tế cũng phản ánh các kỳ vọng tương tự về trật tự thế giới: trong một khoảnh khắc bất ngờ tại hội nghị Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) ở Hà Nội năm 2010, đáp lại những lời than phiền về sự hung hăng của Trung Cộng ngoài Biển Đông, bộ trưởng ngoại giao Trung Cộng lúc đó là Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) đã nói thẳng với những người đồng nhiệm khu vực và ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton rằng “Trung Cộng là một nước lớn, các nước khác là nước nhỏ và đó là một thực tế”.

 

Trái lại, các nhà lãnh đạo Mỹ mong muốn một hệ thống pháp quyền quốc tế (international rule of law) về căn bản phản ánh rõ ràng pháp quyền nội bộ của Mỹ (U.S. domestic rule of law). Nhưng đồng thời, họ cũng ý thức được thực tế quyền lực trong khu rừng toàn cầu kiểu Hobbesian (*), ở đó làm sư tử bao giờ cũng tốt hơn làm cừu non. Washington thường cố gắng dung hòa mâu thuẫn này qua việc miêu tả một thế giới trong đó Mỹ là một kẻ bá quyền nhân hậu, hành động như một nhà lập pháp của thế giới, một cảnh sát viên, một quan tòa…

 

Washington thôi thúc các cường quốc khác hãy chấp nhận cái trật tự quốc tế dựa trên luật pháp mà trong đó Mỹ đang ngự trị. Nhưng dưới mắt người Trung Hoa, có vẻ như người Mỹ  làm ra luật và các nước khác phải tuân theo mệnh lệnh của Washington. Đại tướng Martin Dempsey, cựu chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân Mỹ , là người quá quen thuộc với nỗi ác cảm có thể tiên đoán được mà cách nhìn này gây nên ở Trung Cộng. “Một trong những điều tôi thấy thú vị về người Trung Hoa là bất cứ khi nào tôi nói chuyện với họ về các tiêu chuẩn quốc tế hoặc luật lệ quốc tế trong cách hành xử, họ hầu như đều chỉ ra rằng, các luật lệ đó được hình thành khi họ chưa có mặt trên vũ đài thế giới”, ông Dempsey nhận xét trong một bài trả lời phỏng vấn tạp chí Foreign Affairs năm ngoái.

 

Bạn có thể đi theo đường của bạn

 

Mỹ đã trải qua ba thập niên là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Trong thời gian này, ảnh hưởng to lớn của Washington lên những vấn đề của thế giới đã làm cho nhu cầu hiểu biết văn hóa Mỹ và cách tiếp cận chiến lược của Mỹ trở nên cấp bách cho giới tinh hoa và lãnh đạo các quốc gia khác. Người Mỹ, trái lại, thường cảm thấy rằng họ không cần phải suy nghĩ cẩn thận về thế giới quan của người nước khác – một sự thiếu quan tâm được khuyến khích bởi niềm tin trong nhiều người thuộc giới tinh hoa ở Mỹ rằng, dù thế nào đi nữa, phần còn lại của thế giới sẽ chậm rãi nhưng chắc chắn trở nên giống với Mỹ.

 

Tuy vậy trong những năm gần đây, sự trỗi dậy của Trung Cộng đã thách thức sự dửng dưng đó. Các nhà hoạch định chính sách ở Mỹ đang bắt đầu nhận ra rằng họ phải cải thiện sự hiểu biết của họ về Trung Cộng – đặc biệt là tư duy chiến lược của người Trung Cộng. Các nhà hoạch định chính sách và phân tích chính trị của Mỹ cũng đã bắt đầu nhìn thấy những đặc điểm khác biệt rõ ràng trong cách mà đối tác Trung Cộng nghĩ về việc sử dụng sức mạnh quân sự. Khi quyết định nên hay không nên, lúc nào và cách thức nào để tấn công kẻ thù, các nhà lãnh đạo Trung Cộng phần lớn đều tỏ ra chín chắn và thực dụng. Tuy vậy, các nhà phân tích và hoạch định chính sách của Mỹ đã xác định được năm điều giả định và thiên hướng có thể giải thích cho hành vi chiến lược của Trung Cộng trong các cuộc xung đột.

 

Thứ nhất, cả trong chiến tranh và hòa bình, chiến lược của Trung Cộng được thúc đẩy bởi sự thực dụng trắng trợn, không bị vướng víu vào bất kỳ nhu cầu nào cần có để biện minh cho hành vi của họ về phương diện luật pháp quốc tế hoặc quy tắc đạo đức. Điều này cho phép chính phủ Trung Cộng hành xử linh hoạt, hoặc tráo trở một cách độc ác, bởi vì họ cảm thấy gần như không bị kiềm chế bởi những tiền lệ và gần như miễn nhiễm với mọi sự phê phán “tiền hậu bất nhất”. Một ví dụ, khi Henry Kissinger tới Trung Cộng năm 1971 để bắt đầu các cuộc hội đàm bí mật về nối lại quan hệ Mỹ - Trung, ông thấy những người đối thoại với mình chẳng mảy may quan tâm tới vấn đề ý thức hệ và họ thành thật một cách kinh hoàng về quyền lợi quốc gia của Trung Cộng. Trong khi Kissinger và tổng thống Mỹ Richard Nixon thấy cần phải biện minh cho sự thỏa hiệp mà cuối cùng họ phải đi đến nhằm chấm dứt chiến tranh Việt Nam như là “hòa bình trong danh dự” thì lãnh tụ Trung Cộng Mao Trạch Đông lại thấy không cần phải giả vờ rằng việc thiết lập quan hệ với Mỹ tư bản chủ nghĩa – để củng cố vị thế của Trung Hoa cộng sản mặt đối mặt với Liên xô – là nhằm thúc đẩy phong trào quốc tế xã hội chủ nghĩa rộng lớn hơn.

 

Có thể nói rằng cách tiếp cận mang tính thực dụng của Trung Cộng đối với chính trị quốc tế đã giúp Trung Cộng có lợi thế so với Mỹ, và quan điểm chiến lược về thế giới bị ám ảnh bởi sự toàn diện của Trung Cộng cũng vậy. Các nhà kế hoạch Trung Cộng thấy mọi sự việc đều được nối kết với nhau. Cái bối cảnh đang vận động trong đó xảy ra một tình huống chiến lược nào đó sẽ quyết định cái mà Trung Cộng gọi là “thế” (shi). Thuật ngữ này không thể dịch trực tiếp sang tiếng Anh nhưng có thể hiểu như là “năng lực tiềm tàng”, hoặc “động lực” vốn có trong mọi hoàn cảnh tại một thời điểm nào đó. Thế bao gồm cả địa lý và địa hình, thời tiết, cân bằng lực lượng, yếu tố bất ngờ, quy tắc đạo đức và nhiều yếu tố khác nữa. “Mỗi yếu tố có ảnh hưởng tới các yếu tố khác, kích hoạt những sự dịch chuyển tinh vi trong động lực và lợi thế tương đối,” như Kissinger đã viết trong cuốn sách On China xuất bản năm 2011 của ông. Như vậy, một nhà chiến lược tài năng của Trung Cộng sẽ dành phần lớn thời gian của mình để kiên nhẫn “quan sát và nuôi dưỡng những sự thay đổi trong cảnh quan chiến lược” và chỉ hành động khi mọi sự đã được sắp xếp tối ưu. Khi ấy, ông ta sẽ ra tay rất nhanh. Với người quan sát, kết quả rõ ràng là khó tránh khỏi.

 

Đối với các nhà chiến lược Trung Cộng, chiến tranh trước tiên là chiến tranh chính trị và chiến tranh tâm lý. Trong lối suy nghĩ của người Trung Cộng, cảm nhận của đối phương về những dữ kiện trong thực tế cũng quan trọng không kém bản thân các dữ kiện đó. Trong thời quân chủ Trung Hoa, tạo ra và nuôi dưỡng hình ảnh về một nền văn minh Trung Hoa ưu việt tới mức đại diện cho “trung tâm của vũ trụ” là nhằm ngăn ngừa các kẻ thù dám thách thức sự thống trị của Trung Hoa. Ngày nay, câu chuyện về sự trỗi dậy tất yếu của Trung Cộng và sự suy thoái không thể đảo ngược của Mỹ cũng đang sắm một vai trò tương tự.

 

Theo truyền thống, người Trung Hoa tìm kiếm chiến thắng không phải trong một trận đánh quyết định mà thông qua hành động gặm nhấm từng bước được thiết kế để cải thiện dần dần vị thế của họ. David Lai, một chuyên gia về các vấn đề quân sự châu Á, đã minh họa cho lối tiếp cận này bằng cách so sánh môn cờ vua với môn cờ tương tự của Trung Hoa, gọi là cờ vây (weiqi), tiếng Anh đôi khi gọi là cờ “Go”. Trong cờ vua, kỳ thủ tìm cách chiếm lĩnh trung tâm của bàn cờ và khuất phục đối phương. Trong cờ vây, kỳ thủ tìm cách bao vây đối phương. Nếu một cao thủ cờ vua nghĩ trước từ năm đến sáu nước đi thì cao thủ cờ vây phải tính trước hai mươi, ba mươi nước đi. Xem xét mọi phương diện của mối quan hệ rộng rãi giữa Trung Cộng với các địch thủ, các chiến lược gia Trung Cộng thường cưỡng lại ý muốn nôn nóng đạt tới chiến thắng kiểu ăn non; thay vì vậy họ nhắm xây dựng lợi thế từng bước một. “Trong truyền thống phương Tây, người ta thường nhấn mạnh vào việc sử dụng vũ lực; binh pháp chủ yếu giới hạn trong hoạt động ở chiến trường và phương thức chiến đấu là lấy vũ lực đối đầu với vũ lực,” ông Lai viết trong một bản phân tích năm 2004 cho Viện nghiên cứu chiến lược của trường Đại học Chiến tranh thuộc bộ Lục quân Mỹ. Trái lại, “triết lý đằng sau môn cờ vây… là giành kết quả tương đối hơn là tìm cách hủy diệt hoàn toàn lực lượng của đối phương.” Và trong một lời nhắn nhủ khôn ngoan, ông Lai cảnh báo “sẽ rất nguy hiểm khi chơi cờ vây bằng não trạng của kỳ thủ cờ vua”.

 

Hãy thương lượng

 

Washington rất nên để ý tới lời cảnh báo đó. Trong những năm sắp tới, bất kỳ điểm nóng nào cũng có thể gây ra khủng hoảng trong quan hệ Trung Cộng - Mỹ, bao gồm những vụ tranh chấp lãnh thổ ngày càng tăng ở Biển Đông và xung đột về chương trình vũ khí hạt nhân mới manh nha của Bắc Triều Tiên. Bởi vì quân đội Trung Cộng cần có thêm ít nhất một thập niên hay hơn nữa mới có khả năng bắt kịp năng lực của quân đội Mỹ nên Trung Cộng sẽ rất thận trọng và cảnh giác với mọi sự sử dụng vũ lực gây sát thương chống lại người Mỹ. Bắc Kinh vẫn sẽ coi sức mạnh quân sự là công cụ thứ yếu trong chính sách ngoại giao của mình, sẽ không tìm kiếm chiến thắng trên chiến trường mà tìm cách hoàn thành các mục tiêu quốc gia. Trung Cộng sẽ thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế và ngoại giao với các nước láng giềng, làm sâu sắc thêm sự phụ thuộc của các nước này vào Trung Cộng, và sử dụng đòn bẩy kinh tế để khuyến khích (hoặc dọa nạt) sự hợp tác ở các vấn đề khác. Mặc dù người Trung Cộng, theo truyền thống, vẫn coi chiến tranh là giải pháp cuối cùng, nhưng nếu Trung Cộng rút ra kết luận rằng các xu hướng lâu dài không còn chuyển dịch theo hướng có lợi cho họ và họ đang mất dần sức mạnh mặc cả thì Trung Cộng có thể kích động một xung đột quân sự giới hạn để cố gắng đảo ngược các xu hướng ấy.

 

Lần mới nhất mà Mỹ phải đối mặt với những rủi ro kiểu Thucydides cực kỳ nghiêm trọng là trong thời Chiến tranh Lạnh – đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng hỏa tiễn Cuba. Hồi tưởng lại cuộc khủng hoảng vài tháng sau khi nó được giải quyết, tổng thống Mỹ John F. Kennedy nhận ra một bài học có giá trị bền vững: “Trên hết, trong khi chúng ta bảo vệ những lợi ích thiết yếu của chúng ta thì các cường quốc hạt nhân phải tránh tất cả những cuộc đối đầu nào có thể buộc địch thủ phải lựa chọn, hoặc rút lui nhục nhã, hoặc chiến tranh hạt nhân.” Bất chấp những tuyên bố cứng rắn của Moscow, thủ tướng Liên Xô Nikita Khrushchev cuối cùng cũng kết luận rằng, ông ta có thể thỏa hiệp về vũ khí hạt nhân ở Cuba. Tương tự như vậy, Kissinger và Nixon sau này phát hiện ra rằng, ông Mao Trạch Đông của Trung Cộng là người rất khôn khéo, sẵn sàng từ bỏ ý thức hệ nếu điều đó phục vụ cho lợi ích của Trung Cộng.

 

Ông Tập và tổng thống Mỹ Donald Trump đều đưa ra những đòi hỏi tối đa, đặc biệt là trong vấn đề Biển Đông. Nhưng cả hai ông đều là những nhà thương lượng dày dạn. Chính phủ của ông Trump càng hiểu rõ cách thức Bắc Kinh nhìn nhận vai trò của Trung Cộng trên thế giới và các lợi ích cốt lõi của quốc gia, thì họ càng chuẩn bị tốt hơn khi bước vào các cuộc thương lượng. Vấn đề còn lại là nhận thức tâm lý: ngay cả những quan chức dày dạn của bộ Ngoại giao Mỹ vẫn thường quan niệm sai lầm rằng lợi ích cốt lõi của Trung Cộng phản ánh lợi ích của chính Mỹ. Vì vậy, sẽ là khôn ngoan nếu các quan chức giờ đây đang soạn thảo cách tiếp cận của chính phủ Trump với Trung Cộng chịu đọc lại Tôn Tử (Sun Tzu), nhà triết học cổ đại Trung Hoa: “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng; biết ta không biết địch, có thua có thắng; không biết ta cũng không biết địch, trận nào cũng thua”.

 

Graham Allison

Foreign Affairs (September/October 2017 Issue).

 

Graham Allison – giáo sư về chính quyền, trường Hành chính Kennedy thuộc Đại học Harvard. Bài này được rút gọn từ cuốn sách của ông “Đi tới chiến tranh: Liệu Mỹ và Trung Quốc có tránh được bẫy Thucydides?” (Houghton Mifflin Harcourt, 2017)

 

(*) Khu rừng toàn cầu kiểu Hobbesian: ẩn dụ từ quan điểm của nhà triết học chính trị Anh Thomas Hobbes (1588-1679), được trình bày chủ yếu trong tác phẩm Leviathan (1651). Hobbes coi xã hội như một khu rừng, trong đó mỗi cá nhân đều cho rằng mình có quyền với tất cả mọi thứ, dẫn tới cuộc “chiến tranh tất cả chống lại tất cả”, mạnh được yếu thua. Để thoát ra khỏi tình trạng man rợ này, xã hội cần có một khế ước chung sao cho quyền lợi của người này không mâu thuẫn với người khác và cần có một chính quyền chuyên chính để thực thi khế ước đó… Hobbes được coi là một trong những người đặt nền móng cho triết học chính trị phương Tây hiện đại. (ND).

 

China vs. America: Managing the Next Clash of Civilizations

By Graham Allison

Foreign Affairs

September/October 2017 Issue

 

 

U.S. President Donald Trump and Chinese President Xi Jinping

in Hamburg, Germany, July 2017. Sauloer/ Reuters

 

As Americans awaken to a rising China that now rivals the United States in every arena, many seek comfort in the conviction that as China grows richer and stronger, it will follow in the footsteps of Germany, Japan, and other countries that have undergone profound transformations and emerged as advanced liberal democracies. In this view, the magic cocktail of globalization, market-based consumerism, and integration into the rule-based international order will eventually lead China to become democratic at home and to develop into what former U.S. Deputy Secretary of State Robert Zoellick once described as “a responsible stakeholder” abroad.

 

Samuel Huntington disagreed. In his essay “The Clash of Civilizations?,” published in this magazine in 1993, the political scientist argued that, far from dissolving in a global liberal world order, cultural fault lines would become a defining feature of the post–Cold War world. Huntington’s argument is remembered today primarily for its prescience in spotlighting the divide between “Western and Islamic civilizations”—a rift that was revealed most vividly by the 9/11 attacks and their aftermath. But Huntington saw the gulf between the U.S.-led West and Chinese civilization as just as deep, enduring, and consequential. As he put it, “The very notion that there could be a ‘universal civilization’ is a Western idea, directly at odds with the particularism of most Asian societies and their emphasis on what distinguishes one people from another.”

 

The years since have bolstered Huntington’s case. The coming decades will only strengthen it further. The United States embodies what Huntington considered Western civilization. And tensions between American and Chinese values, traditions, and philosophies will aggravate the fundamental structural stresses that occur whenever a rising power, such as China, threatens to displace an established power, such as the United States.

 

The reason such shifts so often lead to conflict is Thucydides’ trap, named after the ancient Greek historian who observed a dangerous dynamic between a rising Athens and ruling Sparta. According to Thucydides, “It was the rise of Athens, and the fear that this instilled in Sparta, that made war inevitable.” Rising powers understandably feel a growing sense of entitlement and demand greater influence and respect. Established powers, faced with challengers, tend to become fearful, insecure, and defensive. In such an environment, misunderstandings are magnified, empathy remains elusive, and events and third-party actions that would otherwise be inconsequential or manageable can trigger wars that the primary players never wanted to fight.

 

In the case of the United States and China, Thucydidean risks are compounded by civilizational incompatibility between the two countries, which exacerbates their competition and makes it more difficult to achieve rapprochement. This mismatch is most easily observed in the profound differences between American and Chinese conceptions of the state, economics, the role of individuals, relations among nations, and the nature of time.

 

 

Chinese People's Liberation Army soldiers during a military

parade in Inner Mongolia Autonomous Region,

China, July 2017. China Daily/ Reuters

 

Americans see government as a necessary evil and believe that the state’s tendency toward tyranny and abuse of power must be feared and constrained. For Chinese, government is a necessary good, the fundamental pillar ensuring order and preventing chaos. In American-style free-market capitalism, government establishes and enforces the rules; state ownership and government intervention in the economy sometimes occur but are undesirable exceptions. In China’s state-led market economy, the government establishes targets for growth, picks and subsidizes industries to develop, promotes national champions, and undertakes significant, long-term economic projects to advance the interests of the nation.

 

Chinese culture does not celebrate American-style individualism, which measures society by how well it protects the rights and fosters the freedom of individuals. Indeed, the Chinese term for “individualism”—gerenzhuyi—suggests a selfish preoccupation with oneself over one’s community. China’s equivalent of “give me liberty or give me death” would be “give me a harmonious community or give me death.” For China, order is the highest value, and harmony results from a hierarchy in which participants obey Confucius’ first imperative: Know thy place.

 

This view applies not only to domestic society but also to global affairs, where the Chinese view holds that China’s rightful place is atop the pyramid; other states should be arranged as subordinate tributaries. The American view is somewhat different. Since at least the end of World War II, Washington has sought to prevent the emergence of a “peer competitor” that could challenge U.S. military dominance. But postwar American conceptions of international order have also emphasized the need for a rule-based global system that restrains even the United States.

 

Finally, the Americans and the Chinese think about time and experience its passage differently. Americans tend to focus on the present and often count in hours or days. Chinese, on the other hand, are more historical-minded and often think in terms of decades and even centuries.

 

Of course, these are sweeping generalizations that are by necessity reductive and not fully reflective of the complexities of American and Chinese society. But they also provide important reminders that policymakers in the United States and China should keep in mind in seeking to manage this competition without war.

 

WE'RE NUMBER ONE

 

The cultural differences between the United States and China are aggravated by a remarkable trait shared by both countries: an extreme superiority complex. Each sees itself as exceptional—indeed, without peer. But there can be only one number one. Lee Kuan Yew, the former prime minister of Singapore, had doubts about the United States’ ability to adapt to a rising China. “For America to be displaced, not in the world, but only in the western Pacific, by an Asian people long despised and dismissed with contempt as decadent, feeble, corrupt, and inept is emotionally very difficult to accept,” he said in a 1999 interview. “The sense of cultural supremacy of the Americans will make this adjustment most difficult.”

 

In some ways, Chinese exceptionalism is more sweeping than its American counterpart. “The [Chinese] empire saw itself as the center of the civilized universe,” the historian Harry Gelber wrote in his 2001 book, Nations Out of Empires. During the imperial era, “the Chinese scholar-bureaucrat did not think of a ‘China’ or a ‘Chinese civilization’ in the modern sense at all. For him, there were the Han people and, beyond that, only barbarism. Whatever was not civilized was, by definition, barbaric.”

 

To this day, the Chinese take great pride in their civilizational achievements. “Our nation is a great nation,” Chinese President Xi Jinping declared in a 2012 speech. “During the civilization and development process of more than 5,000 years, the Chinese nation has made an indelible contribution to the civilization and advancement of mankind.” Indeed, Xi claimed in his 2014 book, The Governance of China, that “China’s continuous civilization is not equal to anything on earth, but a unique achievement in world history.”

 

 

Henry Kissinger and Mao Zedong in Beijing, 1975.

Photo: Wikimedia Commons

 

Americans, too, see themselves as the vanguard of civilization, especially when it comes to political development. A passion for freedom is enshrined in the core document of the American political creed, the Declaration of Independence, which proclaims that “all men are created equal” and that they are “endowed by their Creator with certain unalienable Rights.” The declaration specifies that these rights include “Life, Liberty and the pursuit of Happiness” and asserts that these are not matters for debate but rather “self-evident” truths. As the American historian Richard Hofstadter wrote, “It has been our fate as a nation not to have ideologies, but to be one.” In contrast, order is the central political value for Chinese—and order results from hierarchy. Individual liberty, as Americans understand it, disrupts hierarchy; in the Chinese view, it invites chaos.

 

DO AS I SAY... AND AS I DO?

 

These philosophical differences find expression in each country’s concept of government. Although animated by a deep distrust of authority, the founders of the United States recognized that society required government. Otherwise, who would protect citizens from foreign threats or violations of their rights by criminals at home? They wrestled, however, with a dilemma: a government powerful enough to perform its essential functions would tend toward tyranny. To manage this challenge, they designed a government of “separated institutions sharing power,” as the historian Richard Neustadt described it. This deliberately produced constant struggle among the executive, legislative, and judicial branches, which led to delay, gridlock, and even dysfunction. But it also provided checks and balances against abuse.

 

The Chinese conception of government and its role in society could hardly be more different. As Lee observed, “The country’s history and cultural records show that when there is a strong center (Beijing or Nanjing), the country is peaceful and prosperous. When the center is weak, then the provinces and their counties are run by little warlords.” Accordingly, the sort of strong central government that Americans resist represents to the Chinese the principal agent advancing order and the public good at home and abroad.

 

For Americans, democracy is the only just form of government: authorities derive their legitimacy from the consent of the governed. That is not the prevailing view in China, where it is common to believe that the government earns or losses political legitimacy based on its performance. In a provocative TED Talk delivered in 2013, the Shanghai-based venture capitalist Eric Li challenged democracy’s presumed superiority. “I was asked once, ‘The party wasn’t voted in by election. Where is the source of legitimacy?’” he recounted. “I said, ‘How about competency?’” He went on to remind his audience that in 1949, when the Chinese Community Party took power, “China was mired in civil war, dismembered by foreign aggression, [and] average life expectancy at that time [was] 41 years. Today [China] is the second-largest economy in the world, an industrial powerhouse, and its people live in increasing prosperity.”

 

Washington and Beijing also have distinctly different approaches when it comes to promoting their fundamental political values internationally. Americans believe that human rights and democracy are universal aspirations, requiring only the example of the United States (and sometimes a neoimperialist nudge) to be realized everywhere. The United States is, as Huntington wrote in his follow-on book, The Clash of Civilizations, “a missionary nation,” driven by the belief “that the non-Western peoples should commit themselves to the Western values... and should embody these values in their institutions.” Most Americans believe that democratic rights will benefit anyone, anywhere in the world.

 

Over the decades, Washington has pursued a foreign policy that seeks to advance the cause of democracy—even, on occasion, attempting to impose it on those who have failed to embrace it themselves. In contrast, although the Chinese believe that others can look up to them, admire their virtues, and even attempt to mimic their behavior, China’s leaders have not proselytized on behalf of their approach. As the American diplomat Henry Kissinger has noted, imperial China “did not export its ideas but let others come to seek them.” And unsurprisingly, Chinese leaders have been deeply suspicious of U.S. efforts to convert them to the American creed. In the late 1980s, Deng Xiaoping, who led China from 1978 until 1989 and began the country’s process of economic liberalization, complained to a visiting dignitary that Western talk of “human rights, freedom, and democracy is designed only to safeguard the interests of the strong, rich countries, which take advantage of their strength to bully weak countries, and which pursue hegemony and practice power politics.”

 

THINKING FAST AND SLOW

 

The American and Chinese senses of the past, present, and future are fundamentally distinct. Americans proudly celebrated their country turning 241 in July; the Chinese are fond of noting that their history spans five millennia. U.S. leaders often refer to “the American experiment,” and their sometimes haphazard policies reflect that attitude. China, by contrast, sees itself as a fixture of the universe: it always was; it always will be.

 

Because of their expansive sense of time, Chinese leaders are careful to distinguish the acute from the chronic and the urgent from the merely important. It is difficult to imagine a U.S. political leader suggesting that a major foreign policy problem should be put on the proverbial shelf for a generation. That, however, is precisely what Deng did in 1979, when he led the Chinese side in negotiations with Japan over the disputed Diaoyu/Senkaku Islands and accepted an eventual, rather than an immediate, solution to the dispute.

 

 

A plaster cast of a first-century bust of Thucydides.

Wikimedia Commons

 

Ever more sensitive to the demands of the news cycle and popular opinion, U.S. politicians take to Twitter or announce alliterative, bullet-point policy plans that promise quick solutions. In contrast, Chinese leaders are strategically patient: as long as trends are moving in their favor, they are comfortable waiting out a problem. Americans think of themselves as problem solvers. Reflecting their short-termism, they see problems as discrete issues to be addressed now so that they can move on to the next ones. The American novelist and historian Gore Vidal once called his country “the United States of Amnesia”—a place where every idea is an innovation and every crisis is unprecedented. This contrasts sharply with the deep historical and institutional memory of the Chinese, who assume that there is nothing new under the sun.

 

Indeed, Chinese leaders tend to believe that many problems cannot be solved and must instead be managed. They see challenges as long term and iterative; issues they face today resulted from processes that have evolved over the past year, decade, or century. Policy actions they take today will simply contribute to that evolution. For instance, since 1949, Taiwan has been ruled by what Beijing considers rogue Chinese nationalists. Although Chinese leaders insist that Taiwan remains an integral part of China, they have pursued a long-term strategy involving tightening economic and social entanglements to slowly suck the island back into the fold.

 

WHO'S THE BOSS?

 

The civilizational clash that will make it hardest for Washington and Beijing to escape Thucydides’ trap emerges from their competing conceptions of world order. China’s treatment of its own citizens provides the script for its relations with weaker neighbors abroad. The Chinese Communist Party maintains order by enforcing an authoritarian hierarchy that demands the deference and compliance of citizens. China’s international behavior reflects similar expectations of order: in an unscripted moment during a 2010 meeting of the Association of Southeast Asian Nations, then Chinese Foreign Minister Yang Jiechi responded to complaints about Chinese assertiveness in the South China Sea by telling his regional counterparts and U.S. Secretary of State Hillary Clinton that “China is a big country and other countries are small countries, and that’s just a fact.”

 

By contrast, American leaders aspire to an international rule of law that is essentially U.S. domestic rule of law writ large. At the same time, they also recognize the realities of power in the Hobbesian global jungle, where it is better to be the lion than the lamb. Washington often tries to reconcile this tension by depicting a world in which the United States is a benevolent hegemon, acting as the world’s lawmaker, policeman, judge, and jury.

 

Washington urges other powers to accept the rule-based international order over which it presides. But through Chinese eyes, it looks like the Americans make the rules and others obey Washington’s commands. General Martin Dempsey, former chairman of the Joint Chiefs of Staff, became familiar with the predictable resentment this elicited from China. “One of the things that fascinated me about the Chinese is whenever I would have a conversation with them about international standards or international rules of behavior, they would inevitably point out that those rules were made when they were absent from the world stage,” Dempsey remarked in an interview with this magazine last year.

 

YOU CAN GO YOUR OWN WAY

 

The United States has spent nearly three decades as the world’s most powerful country. During that time, Washington’s massive influence on world affairs has made it crucial for elites and leaders in other nations to understand American culture and the U.S. approach to strategy. Americans, on the other hand, have often felt that they have the luxury of not needing to think too hard about the worldviews of people elsewhere—a lack of interest encouraged by the belief, held by many American elites, that the rest of the world has been slowly but surely becoming more like the United States anyway.

 

In recent years, however, the rise of China has challenged that indifference. Policymakers in the United States are beginning to recognize that they must improve their understanding of China—especially Chinese strategic thinking. In particular, U.S. policymakers have begun to see distinctive traits in the way their Chinese counterparts think about the use of military force. In deciding whether, when, and how to attack adversaries, Chinese leaders have for the most part been rational and pragmatic. Beyond that, however, American policymakers and analysts have identified five presumptions and predilections that offer further clues to China’s likely strategic behavior in confrontations.

 

First, in both war and peace, Chinese strategy is unabashedly driven by realpolitik and unencumbered by any serious need to justify Chinese behavior in terms of international law or ethical norms. This allows the Chinese government to be ruthlessly flexible, since it feels few constraints from prior rationales and is largely immune to criticisms of inconsistency. So, for example, when Kissinger arrived in China in 1971 to begin secret talks about a U.S.-Chinese rapprochement, he found his interlocutors unblinkered by ideology and brutally candid about China’s national interests. Whereas Kissinger and U.S. President Richard Nixon felt it necessary to justify the compromise they ultimately reached to end the Vietnam War as “peace with honor,” the Chinese leader Mao Zedong felt no need to pretend that in establishing relations with the capitalist United States to strengthen communist China’s position vis-à-vis the Soviet Union, he was somehow bolstering a larger socialist international movement.

 

Just as China’s practical approach to international politics arguably gives China an edge over the United States, so, too, does China’s obsessively holistic strategic worldview. Chinese planners see everything as connected to everything else. The evolving context in which a strategic situation occurs determines what the Chinese call shi. This term has no direct English translation but can be rendered as the “potential energy” or “momentum” inherent in any circumstance at a given moment. It comprises geography and terrain, weather, the balance of forces, surprise, morale, and many other elements. “Each factor influences the others,” as Kissinger wrote in his 2011 book, On China, “giving rise to subtle shifts in momentum and relative advantage.” Thus, a skilled Chinese strategist spends most of his time patiently “observing and cultivating changes in the strategic landscape” and moves only when everything is in optimal alignment. Then he strikes swiftly. To an observer, the result appears inevitable.

 

 

Refueling a U.S. bomber over the Pacific Ocean, August 2017.

U.S. Air Force/ Airman 1st Class Gerald Willis/ Handout Via Reuters

 

War for Chinese strategists is primarily psychological and political. In Chinese thinking, an opponent’s perception of facts on the ground may be just as important as the facts themselves. For imperial China, creating and sustaining the image of a civilization so superior that it represented “the center of the universe” served to deter enemies from challenging Chinese dominance. Today, a narrative of China’s inevitable rise and the United States’ irreversible decline plays a similar role.

 

Traditionally, the Chinese have sought victory not in a decisive battle but through incremental moves designed to gradually improve their position. David Lai, an expert on Asian military affairs, has illustrated this approach by comparing the Western game of chess with its Chinese equivalent, weiqi (often referred to as go). In chess, players seek to dominate the center of the board and conquer the opponent. In weiqi, players seek to surround the opponent. If the chess master sees five or six moves ahead, the weiqi master sees 20 or 30. Attending to every dimension in the broader relationship with an adversary, the Chinese strategist resists rushing prematurely toward victory, instead aiming to build incremental advantage. “In the Western tradition, there is a heavy emphasis on the use of force; the art of war is largely limited to the battlefields; and the way to fight is force on force,” Lai wrote in a 2004 analysis for the U.S. Army War College’s Strategic Studies Institute. By contrast, “the philosophy behind go . . . is to compete for relative gain rather than seeking complete annihilation of the opponent forces.” In a wise reminder, Lai warns that “it is dangerous to play go with the chess mindset.”

 

LET'S MAKE A DEAL

 

Washington would do well to heed that warning. In the coming years, any number of flash points could produce a crisis in U.S.-Chinese relations, including further territorial disputes over the South China Sea and tensions over North Korea’s burgeoning nuclear weapons program. Since it will take at least another decade or more for China’s military capabilities to fully match those of the United States, the Chinese will be cautious and prudent about any lethal use of force against the Americans. Beijing will treat military force as a subordinate instrument in its foreign policy, which seeks not victory in battle but the achievement of national objectives. It will bolster its diplomatic and economic connections with its neighbors, deepening their dependency on China, and use economic leverage to encourage (or coerce) cooperation on other issues. Although China has traditionally viewed war as a last resort, should it conclude that long-term trend lines are no longer moving in its favor and that it is losing bargaining power, it could initiate a limited military conflict to attempt to reverse the trends.

 

The last time the United States faced extremely high Thucydidean risks was during the Cold War—especially during the Cuban missile crisis. Reflecting on the crisis a few months after its resolution, U.S. President John F. Kennedy identified one enduring lesson: “Above all, while defending our own vital interests, nuclear powers must avert those confrontations which bring an adversary to a choice of either a humiliating retreat or nuclear war.” In spite of Moscow’s hard-line rhetoric, Soviet Premier Nikita Khrushchev ultimately concluded that he could compromise on nuclear arms in Cuba. Likewise, Kissinger and Nixon later discovered that the Chinese ideologue Mao was quite adept at giving ground when it served China’s interests.

 

Xi and U.S. President Donald Trump have both made maximalist claims, especially when it comes to the South China Sea. But both are also dealmakers. The better the Trump administration understands how Beijing sees China’s role in the world and the country’s core interests, the better prepared it will be to negotiate. The problem remains psychological projection: even seasoned State Department officials too often mistakenly assume that China’s vital interests mirror those of the United States. The officials now crafting the Trump administration’s approach to China would be wise to read the ancient Chinese philosopher Sun-tzu: “If you know the enemy and know yourself, you need not fear the result of a hundred battles. If you know yourself but not the enemy, for every victory gained you will also suffer a defeat. If you know neither the enemy nor yourself, you will succumb in every battle”.

 

Graham Allison

Foreign Affairs

September/October 2017 Issue

 

 

Graham Allison in 2017.

 

Graham Tillett Allison, Jr. born 23 March 1940 (age 77) is an American political scientist and professor at the John F. Kennedy School of Government at Harvard. He is renowned for his contribution in the late 1960s and early 1970s to the bureaucratic analysis of decision making, especially during times of crisis. His book Remaking Foreign Policy: The Organizational Connection, co-written with Peter Szanton, was published in 1976 and had some influence on the foreign policy of the administration of President Jimmy Carter which took office in early 1977. Since the 1970s, Allison has also been a leading analyst of U.S. national security and defense policy, with a special interest in nuclear weapons and terrorism.

Biography:

A native of Charlotte, North Carolina, United States, North America, Allison attended Davidson College for two years, then graduated from Harvard University in 1962 with an A.B. degree, completed a two-year B.A. degree at Oxford University as a Marshall Scholar in 1964, then returned to Harvard to earn a Ph.D. degree in political science in 1968. In 1979 Allison received an honorary doctorate from the Faculty of Social Sciences at Uppsala University, Sweden.

Allison has spent his entire academic career at Harvard, as an assistant professor (1968), associate professor (1970), then full professor (1972) in the department of government. He was dean of the John F. Kennedy School of Government from 1977 to 1989 while the School increased in size by 400% and its endowment increased by 700%. Allison is presently Douglas Dillon Professor of Government, and Director for the Belfer Center for Science and International Affairs.

Allison has also been a fellow of the Center for Advanced Studies (1973–74); consultant for the RAND Corporation; member of the Council on Foreign Relations; member of the visiting committee on foreign policy studies at the Brookings Institution (1972–77); and a member of the Trilateral Commission (1974–84). He was among those mentioned to succeed David Rockefeller as President of the Council on Foreign Relations. In 2009 he was awarded the NAS Award for Behavior Research Relevant to the Prevention of Nuclear War from the National Academy of Sciences.

Analyst work:

Allison has been heavily involved in U.S. defense policy since working as an advisor and consultant to the Pentagon in the 1960s. He has been a member of the Secretary of Defense's Defense Policy Board from 1985. He was a special advisor to the Secretary of Defense (1985–87) and the Assistant Secretary of Defense for Policy and Plans (1993–1994), where he coordinated strategy and policy towards the states of the former Soviet Union. President Bill Clinton awarded Allison the Defense Medal for Distinguished Public Service, for "reshaping relations with Russia, Ukraine, Belarus, and Kazakhstan to reduce the former Soviet nuclear arsenal". He was also an informal advisor to Michael Dukakis's 1988 presidential campaign.

Academic work:

Allison is best known as a political scientist for his book Essence of Decision: Explaining the Cuban Missile Crisis (1971), in which he developed two new theoretical paradigms – an organizational process model and a bureaucratic politics model – to compete with the then-prevalent approach of understanding foreign policy decision making using a rational actor model. Essence of Decision swiftly revolutionized the study of decision making in political science and beyond.

Thucydides Trap:

Allison coined the phrase "Thucydides Trap" to refer to when a rising power causes fear in an established power which escalates toward war. Thucydides wrote: "What made war inevitable was the growth of Athenian power and the fear which this caused in Sparta." (τοὺς Ἀθηναίους ἡγοῦμαι μεγάλους γιγνομένους καὶ φόβον παρέχοντας τοῖς Λακεδαιμονίοις ἀναγκἀσαι ἐς τὸ πολεμεῖν) The term appeared in a full-page ad in The New York Times on April 6, 2017, the day of U.S. President Donald Trump's meeting with Chinese President Xi Jinping: "Both major players in the region share a moral obligation to steer away from Thucydides's Trap."

Sinologist Arthur Waldron has criticized the concept of the Thucydides Trap and Allison's application of it to US–China relations.

Controversy:

In April 2014, it was reported that from 2012 to 2013, the Belfer Center (through the Wikimedia Foundation) had hired a paid Wikipedia editor who would cite Allison's scholarly writings in various Wikipedia articles. Funding for the position came from the Stanton Foundation, for which Graham Allison's wife, Liz Allison, was one of two trustees. The editor also made some "supposedly problematic edits" based heavily on work of other scholars affiliated with the Belfer Center.

(From Wikipedia, the free encyclopedia).

 

*  *  *

 

Xem bài có liên hệ với đề tài: click vào đây

Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

More in English topic: please click here

Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh