Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 13, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
PHẢN KHÁNG TOÀN CẦU CHỐNG TRUNG CỘNG ĐANG GIA TĂNG
Webmaster
Các bài liên quan:
    TRUNG CỘNG: SIÊU CƯỜNG HAY SIÊU PHÁ SẢN?
    CHỦ NGHĨA ĐẾ-QUỐC CHỦ NỢ CỦA TRUNG CỘNG
    CHỐNG LẠI VŨ KHÍ MA THUẬT CỦA TRUNG CỘNG

 

(The global backlash against China is growing)

By John Pomfret

Huỳnh Hoa dịch

The Washington Post

December 19, 2017

 

 

Một sự phản kháng toàn cầu (global backlash) chống lại nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đang hình thành. Ở Úc, nỗ lực của Trung Cộng sử dụng người đại diện để đưa tiền bạc vào hệ thống chính trị Úc đã khiến một thượng nghị sĩ phải từ chức tuần trước và thôi thúc chính phủ nước này đưa ra hàng loạt luật lệ ngăn chặn ảnh hưởng của nước ngoài. Ở châu Âu, lời cảnh báo ngày càng gay gắt nhắm vào lối làm ăn kiểu con buôn của Trung Cộng và tham vọng của nước này muốn thâu tóm nhanh các doanh nghiệp châu Âu có công nghệ sáng tạo…

 

Ở Hoa Kỳ, cộng đồng các doanh nhân, từ lâu là nền móng cho quan hệ giữa Hoa Kỳ với Trung Cộng, giờ đã không còn nhất trí trong vấn đề làm thế nào theo đuổi quan hệ với Bắc Kinh. Nhiều doanh nghiệp Mỹ bị thua lỗ ở Trung Cộng. Kết quả là, nhiều vấn đề khác – chẳng hạn như hoạt động gián điệp công nghiệp của Trung Cộng, yêu cầu có tính cưỡng bức về chuyển giao công nghệ, sử dụng truyền thông do nhà nước quản lý để tuyên truyền thân Bắc Kinh ở Hoa Kỳ và những nỗ lực tác động tới các cơ sở giáo dục Hoa Kỳ… – đang thôi thúc phải có phản ứng. Thực tế, các doanh nghiệp Trung Cộng tìm cách mua các công nghệ cao của Hoa Kỳ đã phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Đã có những cuộc thảo luận ở quốc hội về việc buộc các đài truyền hình và mạng cáp do nhà nước Trung Cộng điều hành nhưng hoạt động ở Hoa Kỳ phải đăng ký như là cơ quan đại diện cho chính phủ nước ngoài.

 

Sự phản kháng này xảy ra vào lúc Bắc Kinh thể hiện một niềm tin chưa từng có trước đây vào mô hình kinh tế và chính trị của họ, trong đó kết hợp sự cai trị độc tài của đảng Cộng sản Trung Hoa với một chính sách công nghiệp đặt mục tiêu bảo đảm các doanh nghiệp Trung Cộng sẽ thống trị nền kinh tế của tương lai. Mục tiêu này được thực hiện thông qua trợ cấp của chính phủ, hoạt động nghiên cứu và phát triển được chính phủ tài trợ lớn và thâu tóm công nghệ của phương Tây. Từ tháng 7-2016, trong bài diễn văn chào mừng kỷ niệm 95 năm thành lập đảng Cộng sản Trung Hoa, chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã bắt đầu sử dụng cụm từ “giải pháp Trung Hoa” để khẳng định rằng Trung Cộng đã tìm ra cái gọi là “giải pháp cho cuộc tìm kiếm của nhân loại về những thiết chế xã hội tốt hơn”. Từ đó đến nay, cụm từ này lan truyền chóng mặt ở Trung Cộng và được các lý thuyết gia của đảng Cộng sản Trung Hoa chọn làm ý tưởng để đối lập với ảnh hưởng của phương Tây trên thế giới. Như một cây bút của tờ Nhân dân nhật báo – cơ quan phát ngôn của đảng – viết hôm 6-12, giải pháp Trung Cộng “vượt qua “chủ nghĩa lấy phương Tây làm trung tâm” (Western centrism) và kích thích mạnh mẽ sự thăng tiến của nhiều quốc gia đang phát triển tự tin “đi theo con đường của riêng mình””.

 

Sự phản kháng cũng hình thành khi nhiều người ở phương Tây lo ngại rằng Trung Cộng đang thắng cuộc cạnh tranh toàn cầu giành tài nguyên, thị phần và ảnh hưởng tư tưởng. Trong khoảng thời gian tổng thống Trump họp thượng đỉnh ở Trung Cộng hồi tháng 11, báo chí Hoa Kỳ đầy những nỗi lo lắng rằng Trung Cộng đã vượt qua Hoa Kỳ trong cuộc đua lãnh đạo toàn cầu. “Tại sao Trung Cộng thắng năm 2017 và ông Donald Trump đã giúp họ thực hiện điều đó như thế nào” là một nhan đề trên trang web của đài CNN ngày 3-11. “Trung Cộng đã thắng” là cách tạp chí Time đưa lên trang bìa tiêu đề một bài của nhà phân tích chính trị Ian Bremmer. USA Today cũng vậy.

 

Điều thú vị là phản ứng tiêu cực với sự trỗi dậy của Trung Cộng lại trái ngược với các báo cáo rằng Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của ông Trump đã không còn khả năng hợp tác với các đồng minh truyền thống của Mỹ. Nhưng trong các tuần lễ gần đây, chính phủ của ông Trump đã tham gia cùng Liên minh châu Âu (EU) bác bỏ yêu cầu của Trung Cộng rằng theo các điều khoản mà nước này tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì Trung Cộng cần được cấp quy chế nền kinh tế thị trường – một quy chế giúp bảo vệ Trung Cộng khỏi thuế chống bán phá giá. Tại hội nghị các bộ trưởng WTO ở Buenos Aires (Argentine) tuần trước, Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản đã đối đầu với Trung Cộng về sự miễn cưỡng của nước này trong việc giảm bớt sản xuất công nghiệp và những cung cách buôn bán có vấn đề khác.

 

Trong chuyến công du châu Á hồi tháng 11, tổng thống Trump bắt đầu sử dụng cụm từ “Ấn Độ - Thái Bình Dương” chứ không phải là “châu Á - Thái Bình Dương” như một cách báo hiệu cho khu vực này về ý định của Hoa Kỳ đưa cả Ấn Độ vào nỗ lực cân bằng sức nặng đang tăng lên của Trung Cộng về quân sự và kinh tế. Bên lề hội nghị Cấp cao Đông Á tại Manila, các quan chức Hoa Kỳ đã gặp gỡ các đối tác từ Úc, Nhật Bản và Ấn Độ, làm hồi sinh cái sẽ được biết tới như là “bộ Tứ” (the Quad) – một tập hợp lỏng lẻo bốn nền dân chủ duyên hải đang lo lắng về sự trỗi dậy của Trung Cộng.

 

 

Ngoài ra, cái ấn tượng được cảm nhận rộng rãi rằng ông Trump thắng cử dẫn tới sự suy yếu ảnh hưởng của Hoa Kỳ cũng đã thôi thúc các quốc gia châu Á tiếp tục tìm phương thức an toàn để kháng cự lại Trung Cộng khi không có Hoa Kỳ. Chẳng bao lâu sau ngày bước vào Phòng Bầu dục, ông Trump đã kéo nước Mỹ ra khỏi hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định thương mại quy tụ 12 quốc gia bên bờ Thái Bình Dương. Động thái đó được coi là báo hiệu cho cái chết của TPP, nhưng không phải như vậy. Lo ngại rằng cái chết của hiệp định này sẽ cho phép Trung Cộng áp đặt các điều kiện của họ lên quan hệ kinh tế ở châu Á, 11 nước còn lại đã tiếp tục tiến về phía trước với một hiệp định sửa đổi. Bên cạnh đó, quan hệ song phương giữa các nền dân chủ châu Á vẫn tiếp tục vững mạnh và đang được cải thiện. Nhật Bản đã giữ một vai trò quan trọng, nếu không nói là thiết yếu, trong việc khích lệ Ấn Độ gia tăng ảnh hưởng ở châu Á. Nhật đã giúp điều phối một hội nghị cấp cao ở New Delhi, giữa Ấn Độ và các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó tập trung vào cách làm thế nào Ấn Độ có thể giúp các quốc gia này bớt lệ thuộc vào Trung Cộng về thương mại và đầu tư.

 

Phản ứng kháng cự lại Trung Cộng không chỉ bó hẹp trong các nước dân chủ. Ngay cả những quốc gia có quan hệ gần gũi với Trung Cộng trong lịch sử cũng đã bắt đầu nổi giận với cách đối đãi cậy quyền cậy thế xuất phát từ Bắc Kinh như là một phần của chương trình hạ tầng “Một vành đai, một con đường”. Trong lúc Trung Cộng cố gắng giới thiệu chương trình này như là phiên bản Trung Cộng của kế hoạch Marshall, càng ngày nó càng được coi như một thứ gì đó họ hàng với chủ nghĩa thực dân phương Tây hơn là với sự hào phóng phương Tây. Sri Lanka hiện mắc nợ các doanh nghiệp nhà nước Trung Cộng hơn 8 tỉ đô la Mỹ. Tuần trước, chính phủ nước này đã phải giao hải cảng chiến lược Hambantota cho Trung Cộng thuê 99 năm như là một phần kế hoạch thoát ra khỏi bẫy nợ nần – một động thái mà những người phê phán nói rằng sẽ đe dọa chủ quyền quốc gia của đất nước. Ở Ấn Độ, các học giả đề cập tới động thái của Trung Cộng như là “chính sách ngoại giao bẫy nợ”. Ngay cả Pakistan, có lẽ là đối tác nước ngoài gần gũi nhất của Trung Cộng, cũng có vẻ như đang suy nghĩ lại việc nhận tiền từ Bắc Kinh. Express Tribune, một nhật báo Pakistan, tường thuật rằng chính phủ nước này đã hủy bỏ một dự án thủy điện trị giá 14 tỉ đô la sau khi Bắc Kinh nói rõ rằng họ muốn sở hữu dự án sau khi xây dựng nó. Nepal cũng đã công bố rằng nước này hủy bỏ một dự án thủy điện do Trung Cộng tài trợ cũng với những lý do tương tự.

 

Cho đến nay, phản ứng của Trung Cộng đối với mối lo ngại ngày càng tăng về sức mạnh của Trung Cộng có xu thế nghiêng về hướng công kích. Ở Úc, đại sứ quán Trung Cộng cảnh cáo chính phủ Úc không nên gây thiệt hại cho “sự tin tưởng lẫn nhau” khi nước này xem xét thông qua các đạo luật nhằm bảo vệ hệ thống chính trị của Úc trước ảnh hưởng của đồng tiền nước ngoài. Sau khi thủ tướng Úc Malcolm Turnbull lưu ý “các báo cáo đáng lo ngại về ảnh hưởng của Trung Cộng”, thì đại sứ quán Trung Cộng lưu ý các quan chức Úc không được đưa ra “những nhận xét vô trách nhiệm”. Đại sứ quán Trung Cộng cũng cáo buộc báo chí Úc ngụy tạo những tin tức về “cái gọi là ảnh hưởng của Trung Cộng và sự thâm nhập vào nước Úc”.

 

Trong nhiều thập niên, các chính phủ nối tiếp nhau ở Washington đã làm việc vì một nước Trung Cộng vững mạnh hơn. Nhưng giờ đây khi Trung Cộng đã mạnh mẽ hơn thì Hoa Kỳ, cùng với nhiều nước khác trên khắp thế giới, đã không còn dám chắc rằng, đó là điều mà họ mong muốn.

 

By John Pomfret

Huỳnh Hoa dịch

 

John Pomfret từng là trưởng văn phòng báo Washington Post tại Bắc Kinh. Ông cũng là tác giả sách “The Beautiful Country and the Middle Kingdom: America and China, 1776 to the Present”. (Theo  The Washington Post).

 

Global Opinions

THE GLOBAL BACKLASH AGAINST CHINA IS GROWING

By John Pomfret

The Washington Post

December 19, 2017

 

 

Chinese Foreign Minister Wang Yi speaks during a news conference

at the Ministry of Foreign Affairs in Beijing in February. (AP)

 

A global backlash is brewing against the People’s Republic of China. In Australia, China’s efforts to use surrogates to funnel money into the Australian political system led one senator to quit last week, and has prompted the government to unveil a series of laws to crack down on foreign influence. In Europe, alarm is growing at Chinese mercantilist practices and China’s desire to snap up European firms with innovative technologies. In the United States, the business community, long the ballast in America’s relations with China, is no longer united over the issue of how to pursue relations with Beijing. Many American firms have suffered losses in China. As a result, a slew of other issues — such as China’s industrial espionage, its demands for forced technology transfer, its use of Chinese state-run media to broadcast pro-Beijing propaganda in the United States and its attempts to influence U.S. educational institutions — is prompting calls for a response. Already, Chinese firms seeking to buy American high technology are facing more difficulties. And there’s talk in Congress of forcing China’s state-run TV and wire service operations in the United States to register as agents of a foreign power.

 

This backlash is coming at a time when Beijing has expressed unprecedented confidence in its economic and political model, which combines the dictatorship of the Chinese Communist Party with an industrial policy that aims, through subsidies, massive government-backed research and development, and the acquisition of Western technology, to ensure that Chinese firms dominate the economy of tomorrow. Starting in July 2016 at a celebratory speech marking the 95th anniversary of the founding of the Chinese Communist Party, China’s President Xi Jinping began to use a term, the “China solution,” to assert that China had found what he called a “solution to humanity’s search for better social institutions.” The term has since gone viral in China and has been picked up by Chinese communist theoreticians as an idea to counter Western influence around the world. As a writer for the party’s mouthpiece, the People’s Daily, put it on Dec. 6, the China solution “transcends ‘Western centrism’ and greatly stimulates the development of the broad range of developing countries’ self-confidence in ‘going their own way.’ ”

 

The backlash is also building as many in the West worry that China is winning a global competition for resources, market share and ideological influence. Around the time of President Trump’s summit in China in November, the American press was full of hand-wringing that China was outpacing the United States in the race for global leadership. “Why China won 2017 and how Donald Trump helped them do it,” read the headline from CNN’s website on Nov. 3. “China won” was how Time magazine framed a cover piece by the political analyst Ian Bremmer. USA Today has piled on, too.

 

Interestingly, the growing negative reaction to China’s rise belies reports that the United States under Trump is no longer capable of cooperating with America’s traditional allies. In recent weeks, the Trump administration has joined with the European Union in rejecting China’s claim that, under the terms of its accession to the World Trade Organization, it should be granted market-economy status, which would protect China from anti-dumping duties. At the WTO ministerial meetings in Buenos Aires last week, the United States, the European Union and Japan confronted China over its unwillingness to scale back its industrial production and other questionable trade practices.

 

During his trip through Asia in November, Trump began using the term “Indo-Pacific,” and not the Asia-Pacific, as a way to signal the region of a U.S. intention to include India in the United States’ attempts to balance China’s growing military and economic heft. On the sidelines of the East Asia Summit in Manila, U.S. officials met with counterparts from Australia, Japan and India, reviving what has come to be known as “the Quad,” a loose association of the four maritime democracies worried about China’s rise.

 

In addition, the widely perceived impression that Trump’s election has resulted in a weakening of U.S. influence has also prompted countries in Asia to continue to hedge their bets against China without the United States. No sooner had he entered the Oval Office than Trump pulled the United States from the Trans-Pacific Partnership, a trade pact grouping 12 nations that border the Pacific. That move was supposed to spell the end of the TPP, but it did not. Concerned that the pact’s demise would allow China to dictate the terms of economic relations in Asia, the 11 remaining nations continue to move forward on a deal. In addition, bilateral relations between Asia’s democracies remain robust and are improving. Japan has played an important, if not the critical, role in encouraging India to increase its influence in Asia. Japan helped coordinate a summit in New Delhi between India and members of the Association of Southeast Asian Nations, which focused on how India could help those nations rely less on Beijing for trade and investment.

 

The pushback against China is not confined to democracies. Even nations with historically close ties to China have begun chafing at the high-handed treatment emanating from Beijing as part of China’s “One Belt, One Road” infrastructure program. While China has attempted to package the program as a Chinese version of the Marshall Plan, increasingly it’s being received as something more akin to Western colonialism than Western largesse. Sri Lanka currently owes Chinese state-controlled firms more than $8 billion. As part of a plan to break free of its debt trap, last week, the government handed over the strategic port of Hambantota to China on a 99-year lease, in a move that critics said would threaten the country’s sovereignty. In India, pundits referred to China’s move as “debt-trap diplomacy.” Even Pakistan, perhaps China’s closest foreign partner, seems to be having second thoughts about taking Chinese money. Express Tribune, a Pakistan newspaper, reported that the government had canceled a $14 billion dam project after Beijing made it clear that it wanted to own the dam after it built it. Nepal announced that it, too, was canceling a deal on a Chinese-funded dam for similar reasons.

 

So far, China’s reaction to the growing concern about China’s power has tended toward the aggressive. In Australia, the Chinese Embassy warned Australian government officials not to damage “mutual trust” as they moved to pass laws aimed at protecting Australia’s political system from foreign money. After Australian Prime Minister Malcolm Turnbull noted “disturbing reports about Chinese influence,” the embassy cautioned Australian officials not to make “irresponsible remarks.” The embassy also accused Australian media outlets of fabricating news stories about “the so-called Chinese influence and infiltration in Australia.”

 

For decades, successive administrations in Washington have worked for a stronger China. But now that China is stronger, the United States, along with many other countries around the world, is no longer so sure that’s what it wants.

 

John Pomfret

 

 

John Pomfret, a former Washington Post bureau chief in Beijing, is the author of “The Beautiful Country and the Middle Kingdom: America and China, 1776 to the Present.”

 

*  *  *

 

Xem bài có liên hệ với đề tài: click vào đây

Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

More in English topic: please click here

Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net

 

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh