Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 14, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
SỰ THỐNG-TRỊ CỦA ĐỒNG ĐÔ-LA ĐÃ ĐẾN HỒI KẾT?
Webmaster
Các bài liên quan:
    ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ CỦA TÀU CỘNG SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY THẾ ĐỒNG ĐÔ LA MỸ TRỞ THÀNH ĐỒNG TIỀN DỰ TRỮ CỦA THẾ GIỚI
    ĐỒNG ĐÔ-LA MỸ (Phần 1)
    CƠN NGHIỆN ĐỒNG ĐÔ LA MỸ
    SỰ ÁP ĐẢO CỦA ĐỒNG ĐÔ LA VÀ TÌNH TRẠNG ÁP CHẾ TÀI CHÁNH

 

(The Demise of Dollar Diplomacy?)

Barry Eichengreen

Đậu Thế Hoàng dịch

Lê Hồng Hiệp biên tập

Project Syndicate

Oct 11-2017.

 

 

Mark Twain chưa bao giờ nói rằng “các báo cáo về cái chết của tôi đã bị thổi phồng hơi quá.” Song câu trích dẫn sai này nghe “hài hước” tới mức người ta khó có thể nào quên được nó. Và không đâu ý tưởng ẩn chứa đằng sau nó lại phù hợp hơn với việc thảo luận về vai trò quốc tế của đồng đô la.

 

Các học giả từng nhắc tới những ngày tàn cuối cùng trong sự thống trị toàn cầu của đồng đô la kể từ những năm 1960, và cho đến nay đã hơn nửa thế kỷ. Điều này được thể hiện qua tần suất xuất hiện cụm từ “hồi kết của đồng đô la” trong tất cả các ấn bản bằng tiếng Anh do Google thống kê.

 

Tần suất của những lần đề cập này, được điều chỉnh theo số lượng trang in tính theo năm, lần đầu tăng đột biến vào năm 1969, sau sự sụp đổ của London Gold Pool, một dàn xếp của tám ngân hàng trung ương để cùng hợp tác hỗ trợ việc neo tỉ giá đồng đô la với vàng. Việc sử dụng cụm từ này tăng vọt trong thập niên 1970, theo sau sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods nơi đồng đô la đóng vai trò trung tâm, và trước tình hình lạm phát tăng cao dưới thời của các tổng thống Richard Nixon, Gerald Ford và Jimmy Carter trong những năm 1970.

 

Sự gia tăng đột biến đó vẫn chẳng là gì nếu so với sự gia tăng số lần đề cập và lo ngại đi kèm về đồng đô la kể từ năm 2001, phản ánh cú sốc về các vụ tấn công khủng bố vào tháng 9 năm đó, cùng với thâm hụt thương mại tăng mạnh ở Mỹ, và sau cùng là khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

 

Bất chấp tất cả những diễn biến nói trên, vai trò quốc tế của đồng đô la vẫn đứng vững. Như tôi cùng các đồng tác giả đã đề cập trong một cuốn sách mới công bố, tỷ lệ đồng đô la trong rổ dự trữ ngoại tệ của các ngân hàng trung ương và chính phủ các nước trên thế giới gần như không biến động trước những diễn biến này. Đồng bạc xanh vẫn là loại ngoại tệ chính được giao dịch trên các thị trường ngoại hối. Nó vẫn là đơn vị tính giá cho xăng dầu trong giao dịch trên toàn thế giới, bất chấp những phàn nàn của lãnh đạo Venezuela về “sự bá quyền của đồng đô la”.

 

Những nhà buôn tiền đã tỏ ra sửng sốt trước việc giá trị đồng đô la dao động với biên độ rộng qua các diễn biến tăng, giảm và phục hồi trong suốt năm qua. Song biến động này gần như không làm mất đi sức hấp dẫn của đồng đô la trên thị trường quốc tế.

 

Các ngân hàng trung ương vẫn nắm giữ trái phiếu của Bộ Tài chính Hoa Kỳ bởi vì đối với họ thị trường trái phiếu Hoa Kỳ là thị trường có thanh khoản cao nhất trên thế giới. Đồng thời trái phiếu của Bộ Tài chính cũng an toàn: chính phủ liên bang chưa bao giờ chậm trả nợ lần nào kể từ sau cuộc chiến thảm hoạ năm 1812.

 

Ngoài ra, mối liên hệ ngoại giao và quân sự cũng khuyến khích các đồng minh của Mỹ giữ đồng đô la. Những quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ nắm giữ ít đô la hơn so với những nước phụ thuộc vào Mỹ về an ninh. Việc là đồng minh quân sự với một quốc gia phát hành đồng tiền dự trữ giúp tăng tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng loại tiền tệ đó khoảng 30 phần trăm. Do đó, bằng chứng cho thấy tỷ lệ dự trữ bằng đồng đô la sẽ giảm đi đáng kể nếu thiếu đi ảnh hưởng này.

 

Mối liên hệ ít được chú ý này giữa liên minh địa chính trị và việc lựa chọn tiền tệ quốc tế phản ánh nhiều yếu tố. Các chính phủ có lý do để tự tin rằng quốc gia phát hành đồng tiền dự trữ sẽ ưu tiên cao việc thanh toán các khoản nợ cho đồng minh của mình. Đổi lại, những đồng minh mua trái phiếu của quốc gia phát hành này có thể giúp quốc gia đó giảm bớt chi phí đi vay.

 

Và chính ở đây, chứ không vì mớ bòng bong có thể diễn ra tháng 12/2017 về vấn đề trần nợ liên bang, là nơi tồn tại mối đe doạ thực sự đối với sự thống trị quốc tế của đồng đô la. Theo một quan chức giấu tên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Tổng thống Donald Trump “dường như không quan tâm tới các liên minh và vì vậy không quan tâm đến ngoại giao.”

 

Hàn Quốc và Nhật Bản được cho là đang nắm giữ khoảng 80% số dự trữ ngoại tệ của mình bằng đồng đô la Mỹ. Người ta có thể tưởng tượng rằng hành vi tài chính của hai quốc gia này và các quốc gia khác sẽ thay đổi mạnh mẽ, gây ra những hệ luỵ khôn lường đối với tỷ giá hối đoái của đồng đô la và chi phí đi vay của Mỹ, nếu liên minh quân sự gần gũi của Mỹ với các quốc gia đồng minh này bị xói mòn.

 

Cũng không khó để tưởng tượng sự xói mòn này sẽ diễn ra như thế nào. Tổng thống Donald Trump đã đặt mình vào thế khó về mặt chiến lược: ông cần giành được nhượng bộ từ phía Triều Tiên về vấn đề vũ khí hạt nhân để giữ thể diện trước người dân Mỹ, chứ chưa nói tới cộng đồng thế giới. Ngoài ra, bất chấp những luận điệu và cử chỉ hung hăng của Trump, đàm phán là cách khả dĩ duy nhất có thể giành được sự nhượng bộ này. Trớ trêu thay, kết quả khả dĩ nhất của quá trình này là một chế độ thanh sát hạt nhân không khác gì so với chế độ được đàm phán dưới thời chính quyền của Barack Obama với Iran (mà Trump đã chỉ trích – NBT) trước đó.

 

Để đạt được mục tiêu này, chính quyền của Trump sẽ phải đưa ra một nhượng bộ nào đó. Lá bài mặc cả rõ ràng nhất có thể được đưa ra mời chào nhằm giúp chính quyền Triều Tiên cảm thấy an toàn hơn là cắt giảm quân số của Mỹ tại Bán đảo Triều Tiên và tại châu Á nói chung. Bằng cách này, cam kết đảm bảo an ninh của Mỹ đối với châu Á sẽ bị suy yếu, qua đó tạo cơ hội cho Trung Cộng lấp đầy khe hở địa chính trị.

 

Và ở đâu Trung Cộng dẫn đầu về địa chính trị, thì ở đó đồng nhân dân tệ nhiều khả năng sẽ nối bước đi theo.

 

Barry Eichengreen

Đậu Thế Hoàng dịch

Lê Hồng Hiệp biên tập

 

Barry Eichengreen là Giáo sư Kinh tế tại Đại học California, Berkeley, và là một cựu cố vấn chính sách cao cấp tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Cuốn sách mới nhất của ông là Phòng Gương: Cuộc Đại Suy thoái, Đại Suy giảm, và việc Sử dụng – và Sử dụng Sai – Lịch sử Hall of Mirrors: The Great Depression, the Great Recession, and the Uses – and Misuses – of History. (Theo Project Syndicate)

 

The Demise of Dollar Diplomacy?

Barry Eichengreen

Project Syndicate,

Oct 11-2017.

 

Pundits have been saying last rites for the dollar’s global dominance since the 1960s – that is, for more than half a century now. But the pundits may finally be right, because the greenback's dominance has been sustained by geopolitical alliances that are now fraying badly.

 

 

WASHINGTON, DC – Mark Twain never actually said “Reports of my death have been greatly exaggerated.” But the misquote is too delicious to die a natural death of its own. And nowhere is the idea behind it more relevant than in discussions of the dollar’s international role.

 

Pundits have been saying last rites for the dollar’s global dominance since the 1960s – that is, for more than a half-century now. The point can be shown by occurrences of the phrase “demise of the dollar” in all English-language publications catalogued by Google.

 

The frequency of such mentions, adjusted for the number of printed pages per year, first jumped in 1969, following the collapse of the London Gold Pool, an arrangement in which eight central banks cooperated to support the dollar’s peg to gold. Use of the phrase soared in the 1970s, following the collapse of the Bretton Woods system, of which the dollar was the linchpin, and in response to the high inflation that accompanied the presidencies of Richard Nixon, Gerald Ford, and Jimmy Carter in the 1970s.

 

But even that spike was dwarfed by the increase in mentions and corresponding worries about the dollar starting in 2001, reflecting the shock of the terrorist attacks that September, the mushrooming growth of the US trade deficit, and then the global financial crisis of 2008.

 

Yet through all of this, the dollar’s international role has endured. As my coauthors and I show in a new book, the share of dollars in the foreign-currency reserves held by central banks and governments worldwide hardly budged in the face of these events. The greenback remains the dominant currency traded in foreign-exchange markets. It is still the unit in which petroleum is priced and traded worldwide, Venezuelan leaders’ complaints about the “tyranny of the dollar” notwithstanding.

 

To the consternation of many currency traders, the value of the dollar fluctuates widely, as its rise, fall, and recovery in the course of the last year have shown. But this does little to erode the attractiveness of the dollar in international markets.

 

Central banks still hold US Treasury bonds because the market for them is the single most liquid financial market in the world. And Treasury bonds are secure: the federal government has not fallen into arrears on its debt since the disastrous War of 1812.

 

In addition, US diplomatic and military links encourage America’s allies to hold dollars. States with their own nuclear weapons hold fewer dollars than countries that depend on the US for their security needs. Being in a military alliance with a reserve-currency-issuing country boosts the share of the partner’s foreign-exchange reserves held in that currency by roughly 30 percentage points. The evidence thus suggests that the share of reserves held in dollars would fall appreciably in the absence of this effect.

 

This under-appreciated link between geopolitical alliances and international currency choice reflects a combination of factors. Governments have reason to be confident that the reserve-currency country will make servicing debt held by its allies a high priority. In return, those allies, by holding its liabilities, can help to lower the issuer’s borrowing costs.

 

Here, then, and not in another imbroglio over the federal debt ceiling this coming December, is where the real threat to the dollar’s international dominance lies. As one anonymous US State Department official put it, President Donald Trump “does not seem to care about alliances and therefore does not care about diplomacy.”2

 

South Korea and Japan are thought to hold about 80% of their international reserves in dollars. One can imagine that the financial behavior of these and other countries would change dramatically, with adverse implications for the dollar’s exchange rate and US borrowing costs, were America’s close military alliances with its allies to fray.

 

Nor is it hard to imagine how this fraying could come about. President Donald Trump has painted himself into a strategic corner: he needs a concession from North Korea on the nuclear-weapons issue in order to save face with his base, not to mention with the global community. And, for all of Trump’s aggressive rhetoric and posturing, the only feasible way to secure such a concession is through negotiation. Ironically, the most plausible outcome of that process is an inspections regime not unlike the one negotiated by Barack Obama’s administration with Iran.

 

To get there, Trump’s administration will have to offer something in return. The most obvious bargaining chip that could be offered to make the North Korean regime feel more secure is a reduction in US troop levels on the Korean Peninsula and in Asia in general, With that, the US security guarantee for Asia will weaken, in turn providing China an opportunity to step into the geopolitical breach.

 

And where China leads geopolitically, its currency, the renminbi, is likely to follow.

 

Barry Eichengreen

 

 

Barry Eichengreen is Professor of Economics at the University of California, Berkeley; Pitt Professor of American History and Institutions at the University of Cambridge; and a former senior policy adviser at the International Monetary Fund. His latest book is Hall of Mirrors:The Great Depression, the Great Recession, and the Uses – and Misuses – of History. (From Project Syndicate).

Barry Eichengreen (born 1952) is an American economist who holds the title of George C. Pardee and Helen N. Pardee Professor of Economics and Political Science at the University of California, Berkeley, where he has taught since 1987. Eichengreen's mother is Lucille Eichengreen, a Holocaust survivor and author.

He has done research and published widely on the history and current operation of the international monetary and financial system. He received his BA from UC Santa Cruz and his Ph.D. from Yale University in 1979. He was a senior policy advisor to the International Monetary Fund in 1997 and 1998, although he has since been critical of the IMF.

His best known work is the book Golden Fetters: The Gold Standard and the Great Depression, 1919–1939, Oxford University Press, 1992. In his own book on the Great Depression, Ben Bernanke summarized Eichengreen's thesis as follows:

... [T] he proximate cause of the world depression was a structurally flawed and poorly managed international gold standard... For a variety of reasons, including among others a desire of the Federal Reserve to curb the US stock market boom, monetary policy in several major countries turned contractionary in the late 1920's—a contraction that was transmitted worldwide by the gold standard. What was initially a mild deflationary process began to snowball when the banking and currency crises of 1931 instigated an international "scramble for gold". Sterilization of gold inflows by surplus countries [the USA and France], substitution of gold for foreign exchange reserves, and runs on commercial banks all led to increases in the gold backing of money, and consequently to sharp unintended declines in national money supplies. Monetary contractions in turn were strongly associated with falling prices, output and employment. Effective international cooperation could in principle have permitted a worldwide monetary expansion despite gold standard constraints, but disputes over World War I reparations and war debts, and the insularity and inexperience of the Federal Reserve, among other factors, prevented this outcome. As a result, individual countries were able to escape the deflationary vortex only by unilaterally abandoning the gold standard and re-establishing domestic monetary stability, a process that dragged on in a halting and uncoordinated manner until France and the other Gold Bloc countries finally left gold in 1936.

The main evidence Eichengreen adduces in support of this view is the fact that countries that abandoned the gold standard earlier saw their economies recover more quickly.

His recent books include Global Imbalances and the Lessons of Bretton Woods, MIT Press, September 2006, The European Economy Since 1945: Co-ordinated Capitalism and Beyond, Princeton University Press 2007, and Exorbitant Privilege: The Rise and Fall of the Dollar and the Future of the International Monetary System, Oxford University Press, 2011.

His most recent work is Hall of Mirrors: The Great Depression, The Great Recession, Oxford University Press, December 2014. He has been President of the Economic History Association (2010–2011). (From Wikipedia, the free encyclopedia).

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với đề tài: click vào đây
Xem trang Kiến thức, tài liệu: 
click vào đây  
Read more English tropic: please click here
Về trang chính:
http://www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh