Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 14, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
BẮC KINH VÀ HOA THỊNH ĐỐN CÓ THỂ THOÁT KHỎI “BẪY CHIẾN TRANH”?
Webmaster
Các bài liên quan:
    CAN BEIJING AND WASHINGTON ESCAPE THE THUCYDIDES TRAP?
    ĐỊNH MỆNH CHIẾN TRANH? TRUNG CỘNG, HOA KỲ VÀ BẪY THUCYDIDES.

 

Đề tài liên hệ:

- X-47B: ÁT CHỦ BÀI CỦA CHIẾN LƯỢC KHÔNG-HẢI CHIẾN

- VÌ SAO NGŨ GIÁC ĐÀI QUAN NGẠI NĂNG LỰC QUÂN SỰ CỦA TRUNG CỘNG?

- CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG, XEM XÉT NHỮNG ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG. (Phần đầu)

- KẾ HOẠCH DỰ BỊ CỦA HOA KỲ TRONG TRƯỜNG HỢP CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG

- CƠN ÁC MỘNG QUÂN SỰ TỒI TỆ NHẤT CỦA MỸ: MỘT CUỘC CHIẾN ĐỒNG THỜI VỚI NGA VÀ TÀU

 

(Can Beijing and Washington escape the Thucydides Trap?)

By Graham Allison

The National Interest  -  May, June 2017 issue

April 12, 2017

 

How America and China Could Stumble to War?

 

 

Một chiếc chiến đấu cơ không người lái (UCAV) Northrop Grumman

X-47B hạ cánh xuống hàng không mẫu hạm USS George H.W. Bush CVN 77.

Ảnh: Flickr/ U.S. Navy

 

Liệu một nhà lãnh đạo Trung Cộng chỉ vừa mới kiểm soát được chính quốc gia của mình sau một cuộc nội chiến kéo dài có dám tấn công một siêu cường đã đập tan Nhật Bản để chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai sớm 5 năm bằng việc ném bom nguyên tử vào Hiroshima và Nagasaki hay không? Khi binh lính Mỹ đẩy các lực lượng Triều Tiên tới biên giới Trung Cộng vào năm 1950, tướng Douglas MacArthur không thể tưởng tượng nổi điều này. Nhưng Mao Trạch Đông thì có. MacArthur như chết lặng. Các lực lượng Trung Cộng đã nhanh chóng đánh đuổi binh lính Mỹ trở lại giới tuyến phân chia miền Bắc và miền Nam Triều Tiên khi cuộc chiến tranh nổ ra. Vĩ tuyến 38 tiếp tục đánh dấu biên giới giữa 2 miền Triều Tiên ngày nay. Tính đến khi cuộc chiến kết thúc, gần 3 triệu người đã thiệt mạng, trong đó có 36.000 lính Mỹ.

 

Tương tự, vào năm 1969, các nhà lãnh đạo Xô Viết đã không thể tưởng tượng rằng Trung Cộng sẽ phản ứng trước một cuộc tranh chấp biên giới nhỏ bằng việc phát động một cuộc tấn công phủ đầu chống lại một cường quốc có khả năng hạt nhân vượt trội áp đảo. Nhưng đó chính là những gì Mao Trạch Đông đã làm khi ông phát động cuộc chiến tranh biên giới Xô – Trung. Nước cờ thí này đã cho thế giới thấy học thuyết “phòng thủ chủ động” của Trung Cộng. Mao Trạch Đông đã gửi đi một thông điệp không thể nhầm lẫn: Trung Cộng sẽ không bao giờ để bị hăm dọa, ngay cả bởi những đối thủ có thể xóa sổ họ trên bản đồ.

 

Trong những năm tới đây, liệu một vụ va chạm giữa các tàu chiến Mỹ và Trung Cộng ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), một sự thúc đẩy hướng tới độc lập dân tộc ở Đài Loan hay tranh chấp giữa Trung Cộng và Nhật Bản vì những hòn đảo không ai muốn ở có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh giữa Trung Cộng và Mỹ mà cả 2 bên đều không mong muốn không? Điều này dường như khó tưởng tượng – những hậu quả của nó không cân xứng một cách rõ ràng so với bất kỳ lợi ích nào mà các bên có thể hy vọng đạt được. Thậm chí một cuộc chiến tranh phi hạt nhân được tiến hành chủ yếu trên biển và trên không cũng có thể giết hại hàng nghìn người tham chiến ở cả hai bên. Hơn nữa, tác động kinh tế của một cuộc chiến tranh như vậy sẽ là rất to lớn. Một nghiên cứu năm 2016 của tổ chức RAND đã chỉ ra rằng chỉ sau 1 năm, GDP của Mỹ có thể giảm tới 10% và GDP của Trung Cộng có thể giảm tới 35% – những sự thụt lùi ngang với trong cuộc Đại suy thoái. Và nếu cuộc chiến bị hạt nhân hóa, cả hai nước sẽ bị phá hủy hoàn toàn. Các nhà lãnh đạo Trung Cộng và Mỹ hiểu rằng họ không thể để điều đó xảy ra.

 

Tuy nhiên, thiếu khôn ngoan hoặc không mong muốn không có nghĩa là không thể. Các cuộc chiến tranh có thể xảy ra ngay cả khi các nhà lãnh đạo quyết tâm tránh xa chúng. Những sự kiện và hành động của người khác thu hẹp lựa chọn của họ, buộc họ phải đưa ra những lựa chọn có nguy cơ dẫn tới chiến tranh thay vì bằng lòng với những lựa chọn thay thế khác không hề được chấp nhận. Athens không hè muốn có chiến tranh với Sparta. Hoàng đế Wilhelm không tìm cách gây chiến với Anh. Ban đầu, Mao Trạch Đông đã phản đối cuộc tấn công Hàn Quốc của Kim Il-sung vào năm 1950 vì lo sợ những hậu quả không mong muốn. Nhưng các sự kiện thường buộc các nhà lãnh đạo phải lựa chọn giữa những rủi ro tồi tệ và tồi tệ hơn. Và một khi bộ máy quân sự đã vào guồng, những sự hiểu lầm, tính toán sai và những vướng mắc có thể leo thang thành một cuộc xung đột vượt rất xa so với ý định ban đầu của bất cứ ai.

 

Để hiểu rõ hơn những mối nguy hiểm này, Washington và Bắc Kinh đã phát triển các kịch bản, các tình huống mô phỏng và các bài tập trận. Chúng thường bắt đầu bằng một sự cố hoặc tai nạn bất ngờ. Các cá nhân được chỉ định đóng vai Trung Cộng hoặc Mỹ sẽ tiếp tục từ đó. Những người tham gia các bài tập này nhiều lần ngạc nhiên khi nhận thấy những sự kích động nhỏ có thể dẫn tới các cuộc chiến tranh lớn một cách thường xuyên và dễ dàng ra sao. Hiện nay có ít nhất 3 con đường có thể dẫn tới chiến tranh giữa 2 cường quốc lớn nhất thế giới.

 

Trong các kịch bản chiến tranh, các nhà phân tích thường sử dụng các khái niệm cơ bản đã trở nên quen thuộc do Cục Kiểm lâm Mỹ sử dụng. Những kẻ đốt phá chỉ gây ra một phần nhỏ các vụ cháy. Thuốc lá bỏ đi, lửa trại chưa cháy hết, các tai nạn công nghiệp và sét đánh là những nguyên nhân gây cháy thường gặp hơn nhiều. May thay, trong từng cũng như trong quan hệ giữa các nước hầu hết các tia lửa không thổi bùng lên đám cháy.

 

Các điều kiện nền thường quyết định tia lửa nào sẽ trở thành đám cháy. Trong khi lời cảnh báo của nhân vật gấu Smokey (linh vật của Cục Kiểm lâm Mỹ) rằng “chỉ bạn mới có thể ngăn chặn được cháy rừng” dạy cho những người cắm trại và leo núi về các tia lửa, Cục Kiểm lâm Mỹ còn đăng những lời cảnh báo bổ sung sau những đợt khô hanh hay nắng nóng kéo dài, đôi khi đóng cửa các khu vực có nguy cơ cao. Hơn nữa, họ quy định việc cất trữ các hóa chất dễ cháy, các thùng propane và các kho xăng, và tiến hành nghiêm ngặt hơn khi các điều kiện xấu đi.

 

Đối với quan hệ giữa Trung Cộng và Mỹ ngày nay, các điều kiện nền có liên quan bao gồm địa lý, văn hóa và lịch sử. Trong cuốn sách của mình, Henry Kissinger nhận xét: “Lịch sử là ký ức của các nước”. Ký ức của Trung Cộng dài hơn hầu hết các nước trong đó ký ức của sự nhục nhã đã trở thành một phần cốt lõi trong bản sắc của đất nước này. Những sự can dự quân sự gần đây cũng là một phần ký ức sống của mỗi nước. Chiến tranh Triều Tiên và cuộc xung đột biên giới Trung – Xô đã dạy cho các chiến lược gia Trung Cộng không lùi bước trước đối thủ hùng mạnh hơn. Hơn nữa, quân đội của cả Trung Quốc lẫn Mỹ đều công nhận rằng Mỹ đã bại trận, hoặc ít nhất là không thắng trận trong 4 trên tổng số 5 cuộc chiến tranh lớn mà nước này đã tham chiến kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai.

 

Tuy nhiên, các điều kiện nền thích đáng nhất lại là cái Bẫy Thucydides và hội chứng của những cường quốc đang trỗi dậy và đang thống trị mà Trung Cộng và Mỹ đang thể hiện một cách đầy đủ. Cái Bẫy Thucydides là áp lực nặng nề mang tính cấu trúc nảy sinh khi một cường quốc đang trỗi dậy đe dọa thế chỗ một cường quốc đang thống trị. Hầu hết các cuộc giao tranh phù hợp với mô hình này đều kết thúc một cách tồi tệ. Trong 500 năm qua, một cường quốc lớn trỗi dậy đã đe dọa thế chỗ một cường quốc thống trị 16 lần. Trong 12 trên tổng số 16 lần, kết quả đều là chiến tranh.

 

Hội chứng cường quốc đang trỗi dậy nhấn mạnh cảm giác được tăng cường của kẻ mới nổi lên về bản thân họ, các lợi ích của họ, và quyền có được sự công nhận và tôn trọng. Hội chứng cường quốc đang thống trị về cơ bản là hình ảnh ngược lại: Cường quốc lâu đời biểu lộ cảm giác lo sợ và bất an gia tăng khi họ phải đối mặt với điềm báo về “ngày tàn”. Giống như trong sự ganh đua giữa các anh chị em, trong ngoại giao người ta cũng nhận thấy sự diễn tiến có thể đoán trước, được phản ánh trên bàn ăn cũng như trên các bàn hội nghị quốc tế. Cảm giác ngày càng gia tăng về tầm quan trọng của bản thân (“tiếng nói của tôi có trọng lượng”) dẫn tới kỳ vọng về sự công nhận và tôn trọng (“hãy lắng nghe điều tôi muốn nói”) và nhu cầu về tác động được gia tăng (“tôi khăng khăng như vậy”). Một cách dễ hiểu, cường quốc lâu đời coi sự quyết đoán của nước đang trỗi dậy là thiếu tôn trọng, vô ơn, thậm chí mang tính khiêu khích và nguy hiểm. Tầm quan trọng của bản thân được phóng đại lên trở thành sự xấc xược; nỗi lo sợ vô lý trở thành sự hoang tưởng.

 

Giống như xăng tẩm vào diêm, các “chất gia tốc” có thể biến một vụ va chạm vô tình hoặc một sự kích động của bên thứ ba thành chiến tranh. Một cụm các chất gia tốc được giữ lại trong cái mà Carl von Clausewitz gọi là “màn sương chiến tranh”. Mở rộng cách hiểu của Thucydides về chiến tranh như “một vụ việc của những sự tình cờ”, Clausewitz đã nhận xét rằng “chiến tranh là lĩnh vực của sự không chắc chắn. 3/4 cá nhân tố được lấy làm căn cứ hành động trong chiến tranh được bao phủ bởi một màn sương của sự không chắc chắn ở mức độ nào đó”. Sự không chắc chắn sâu sắc này có thể khiến một tư lệnh hoặc một nhà hoạch định chính sách hành động hung hăng khi đáng lẽ phải tỏ ra thận trọng nếu có được một tập hợp những sự thật đầy đủ hơn, và ngược lại.

 

Sự xuất hiện của các loại vũ khí phá hoại hứa hẹn gây “kinh sợ và khiếp đảm” khiến cho màn sương và sự không chắc chắn càng tồi tệ hơn. Với việc tấn công vào các hệ thống chỉ huy và kiểm soát, các đối thủ có thể vô hiệu hóa quân lệnh của một nước. Trong chiến dịch Bão táp sa mạc, các lực lượng Mỹ đã thao diễn phiên bản 1.0 của lựa chọn này. Họ đã phá hủy hệ thống tình báo của Saddam Hussein và cắt đứt các kết nối liên lạc tới các chỉ huy của ông trên chiến trường. Bị cô lập, các lực lượng của ông đã cố thủ; một phi công Mỹ đã nhận xét rằng khi đó giống như “bắt cua trong rọ” vậy.

 

Các vũ khí chống vệ tinh là một chất gia tốc mà những người lập kế hoạch quân sự kỳ vọng sẽ đóng một vai trò lớn trong bất kỳ cuộc xung đột Mỹ – Trung nào. Từ lâu đã là chủ đề của khoa học viễn tưởng, ngày nay những vũ khí này là một thực tế của cuộc sống, bao gồm mọi chủng loại từ những vũ khí động lực phá hủy các mục tiêu trên thực tế cho tới các hệ thống im lặng hơn sử dụng tia laser để gây nhiễu hoặc gây “lóa” các vệ tinh, khiến chúng không vận hành được. Năm 2007, Trung Cộng đã phá hủy thành công một vệ tinh thời tiết, và nước này thường xuyên kiểm tra các khả năng chống vệ tinh của họ theo những cách ít kịch tính hơn. Vệ tinh đem lại mối liên kết quyết định trong gần như toàn bộ các nỗ lực quân sự của Mỹ, từ cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo được khai hỏa, cung cấp hình ảnh, dự báo thời tiết cho tới lên kế hoạch cho các chiến dịch. Các vệ tinh định vị toàn cầu đem lại sự chính xác cho gần như mọi loại đạn dược được điều khiển chính xác của quân đội và cho phép các tàu, máy bay và các đơn vị mặt đất biết được họ đang ở đâu trên chiến trường. Mỹ dựa vào công nghệ này nhiều hơn bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào của họ, khiến nước này trở thành một mục tiêu hoàn hảo cho những người lập kế hoạch quân sự Trung Cộng.

 

Không gian mạng thậm chí còn đem lại nhiều cơ hội hơn cho những sự biến đổi kỹ thuật gây rối loạn mà một mặt có thể đem lại một lợi thế quyết định, nhưng mặt khác cũng có nguy cơ gây leo thang không kiểm soát được. Các chi tiết của các vũ khí tấn công mạng vẫn được bảo mật chặt chẽ và liên tục phát triển. Nhưng công chúng đã có được những cái nhìn thoáng qua về chúng trong một số trường hợp, chẳng hạn như vụ Mỹ tấn công mạng chương trình hạt nhân của Iran hoặc các vụ tấn công “Tả xung” của Mỹ vào các vụ thử tên lửa của Triều Tiên. Hai tổ chức không gian mạng hàng đầu của Mỹ, Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ và Bộ Chỉ huy không gian mạng Mỹ, cũng như các cơ quan tương ứng của Trung Quốc, giờ đây có thể sử dụng các vũ khí mạng để lặng lẽ làm ngừng hoạt động của các mạng lưới quân sự và cơ sở hạ tầng dân sự trọng yếu như lưới điện. Hơn nữa, bằng việc sử dụng các máy chủ ủy nhiệm và tập hợp một mạng lưới quốc tế các máy tính bị thâm nhập, họ có thể ngụy trang nguồn gốc của một chiến dịch mạng, làm chậm khả năng nạn nhân xác định được kẻ tấn công.

 

Giống như các biện pháp chống vệ tinh, các vũ khí mạng có thể tạo ra một lợi thế quyết định trong chiến đấu bằng việc làm gián đoạn hệ thống chỉ huy và kiểm soát, và nhắm mục tiêu đến những thông tin mà quân đội hiện đại phải dựa vào mà không gây đổ máu. Điều này đưa ra một nghịch lý nguy hiểm: Chính hành động mà những kẻ tấn công tin là sẽ giảm bớt xung đột có thể được nạn nhân nhìn nhận là thiếu thận trọng và mang tính khiêu khích. Tương tự, các vụ tấn công mạng làm gián đoạn thông tin liên lạc sẽ làm trầm trọng thêm màn sương chiến tranh, tạo ra sự lẫn lộn làm gia tăng gấp bội khả năng tính toán sai lầm.

 

Mặc dù cả Mỹ và Trung Cộng hiện đều có các kho vũ khí hạt nhân có khả năng sống sót sau đòn tấn công đầu tiên của đối phương và vẫn cho phép trả đũa, không bên nào có thể chắc chắn rằng các kho vũ khí mạng của họ có thể chống chọi được một cuộc tấn công mạng nghiêm trọng. Chẳng hạn, một vụ tấn công mạng quy mô lớn của Trung Cộng nhằm vào các mạng lưới của quân đội Mỹ có thể tạm thời làm tê liệt khả năng của Washington đáp trả theo cách tương tự, hoặc thậm chí khả năng vận hành một số hệ thống chỉ huy – kiểm soát và giám sát then chốt của họ. Điều này tạo ra động lực “dùng nó hay mất nó” nguy hiểm mà trong đó mỗi bên đều có động cơ tấn công các liên kết then chốt trong các mạng máy tính của đối phương trước khi các khả năng của họ bị vô hiệu hóa.

 

So với các công cụ chiến tranh ít sắc bén nhất, đặc biệt là bom hạt nhân, các vũ khí mạng dường như đưa ra lời hứa hẹn về sự tinh vi và chính xác. Nhưng lời hứa hẹn này chỉ là ảo tưởng. Sự kết nối gia tăng giữa các hệ thống và thiết bị tạo ra hiệu ứng domino. Không thể xác định được việc tấn công một hệ thống có thể ảnh hưởng như thế nào tới các hệ thống khác, những kẻ tấn công sẽ thấy khó định hướng tỉ mỉ các tác động của chiến dịch của họ và khó tránh khỏi sự leo thang không mong muốn. Năm 2016, trên toàn thế giới có 180.000 hệ thống kiểm soát công nghiệp được kết nối Internet đang vận hành. Cùng với việc phổ biến “Internet kết nối vạn vật”, bao gồm khoảng 10 tỷ thiết bị trên toàn thế giới, số mục tiêu hấp dẫn đang gia tăng nhanh chóng.

 

Một chất gia tốc khác có thể liên quan tới việc làm suy yếu sự bảo mật của các mạng lưới nhạy cảm. Một số rất rõ ràng, chẳng hạn như các mạng lưới vận hành việc điều khiển và kiểm soát hạt nhân. Tuy nhiên, mỗi bên có thể nhìn các hành động khác theo cách hoàn toàn khác nhau. Ví dụ “Đại tường lửa” của Trung Cộng, một tập hợp phần cứng và phần mềm cho phép Bắc Kinh giám sát và ngăn chặn những mảng nội dung trực tuyến rất lớn. Washington có thể vô hiệu hóa một hệ thống thiết yếu đối với Đại tường lửa, với ý định coi đó là một lời cảnh báo khiêm tốn và kín đáo. Nhưng đối với các nhà lãnh đạo Trung Cộng, những người coi khả năng kiểm soát quyền truy cập thông tin của công dân là sống còn, chiến dịch này có thể bị hiểu nhầm là mũi nhọn của một ngọn giáo chĩa vào sự thay đổi chế độ.

 

Xét tới các điều kiện nền này, những tia lửa tiềm tàng có thể bình thường một cách đáng sợ. Sự leo thang có thể diễn ra nhanh chóng. 3 kịch bản dưới đây cho thấy Mỹ và Trung Cộng có thể dễ dàng vấp phải một cuộc chiến tranh mà cả 2 bên đều hy vọng có thể tránh khỏi như thế nào.

 

Hiện nay, các tàu chiến và máy bay chiến đấu của Mỹ và đồng minh đang hoạt động ở khoảng cách gần với các đơn vị tương ứng của Trung Cộng hơn bao giờ hết. Các tàu khu trục tên lửa điều khiển của Hải quân Mỹ định kỳ tiến hành các chiến dịch tự do hàng hải gần các hòn đảo của Trung Cộng kiểm soát trên các vùng biển tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa.

 

Giả sử trong các chiến dịch như thường lệ, một tàu khu trục của Mỹ đi qua gần đá Vành Khăn, một trong số những hòn đảo mới được xây dựng, nơi Trung Cộng đã xây dựng các đường băng cho máy bay và lắp đặt các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa. Khi tàu đến gần nơi tranh chấp, các tàu hải cảnh của Trung Cộng quấy rối tàu khu trục, giống như họ đã làm trong sự cố tàu USS Cowpens năm 2013. Tuy nhiên, khác với lần chạm trán đó, tàu khu trục không kịp đổi hướng. Nó va chạm với một tàu Trung Cộng và gây chìm tàu, khiến toàn bộ người trên tàu thiệt mạng.

 

Khi đó, Chính phủ Trung Cộng có 3 lựa chọn. Đường lối chủ hòa sẽ là tránh leo thang bằng việc cho phép tàu khu trục Mỹ rời khỏi khu vực và phản đối các hành động của nó thông qua các kênh ngoại giao. Ở thái cực bên kia, họ có thể đi theo một cách tiếp cận “ăn miếng trả miếng” và đánh chìm tàu khu trục bằng máy bay hoặc tên lửa được đặt trên đá Vành Khăn. Bằng việc không chấp nhận làm kẻ “yếu gan” đồng thời cũng không muốn leo thang, Bắc Kinh có thể lựa chọn điều mà họ tin là một đường lối trung hòa. Khi tàu khu trục Mỹ cố gắng rời khỏi khu vực, một tàu tuần dương của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Cộng (PLA) sẽ chặn đường, khăng khăng rằng tàu khu trục đã xâm phạm vùng lãnh hải của Trung Cộng và yêu cầu thủy thủ đoàn đầu hàng và đối mặt với công lý vì cái chết của các nhân viên phòng vệ bờ biển.

 

Trung Cộng tin rằng họ đang xuống thang tình hình bằng việc tạo điều kiện cho một giải pháp ngoại giao, gần giống như thỏa thuận đã cho phép một phi hành đoàn của Mỹ được tự do sau khi hạ cánh khẩn cấp gần đảo Hải Nam cách đây 16 năm. Từ khi sự cố này xảy ra đến nay, các điều kiện nền đã thay đổi. Theo góc nhìn của Mỹ, ngay từ đầu, việc Trung Cộng liều lĩnh quấy rối tàu khu trục đã gây ra vụ va chạm. Việc Trung Cộng cố gắng bắt giữ các thủy thủ Mỹ trên vùng biển quốc tế sẽ làm suy yếu các nguyên tắc của luật biển. Việc đầu hàng sẽ có những hậu quả gây ảnh hưởng sâu rộng: Nếu quân đội Mỹ không kháng cự lại Trung Cộng để bảo vệ cho các chiến dịch do chính hải quân của họ tiến hành, điều đó sẽ gửi thông điệp gì đến các đồng minh của Mỹ, trong đó có Nhật Bản và Philippines?

 

Không sẵn sàng làm suy yếu độ tin cậy của Mỹ bằng việc đầu hàng, một cách đơn giản, tàu khu trục có thể đánh chìm tàu tuần dương Trung Cộng đang cản đường. Hoặc để tránh tiếp tục đổ máu và thể hiện một mức độ nhạy cảm nhất định trước những áp lực mang màu sắc dân tộc mà các nhà lãnh đạo Trung Cộng phải đối mặt trong nước, Mỹ có thể dùng cách phô trương sức mạnh để khiến tàu tuần dương phải rút lui trong hòa bình. Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ ở Hawaii, có tham khảo ý kiến của các nhà lãnh đạo ở Washington có thể ra lệnh cho các máy bay gần đó bay tới khu vực, đưa một tàu sân bay được đặt ở Nhật Bản về phía biển Nam Trung Hoa, và triển khai phía trước các máy bay ném bom B-2 tới đảo Guam. Các quan chức Mỹ tin rằng những hành động này sẽ báo hiệu sự nghiêm túc của họ mà không gây nguy cơ leo thang hơn nữa.

 

Các sự kiện này có vẻ khác đối với Bắc Kinh, đặc biệt là giữa màn sương chiến tranh. Theo cách nhìn nhận của Trung Cộng, Mỹ vốn đã đánh chìm một tàu Trung Cộng. Giờ đây, rất nhiều máy bay Mỹ đang ở trên cao, đe dọa tấn công tàu tuần dương, các tàu hải quân khác, hoặc các căn cứ quân sự trên các đảo gần đó của Trung Cộng. Quan tâm tới dư luận, các nhà lãnh đạo Trung Cộng đặc biệt hiểu rõ rằng bất kỳ sự đổ máu hơn nữa nào mà Mỹ gây ra cũng sẽ buộc họ phải trả đũa quyết liệt.

 

Nhưng các sự kiện đang vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Bắc Kinh. Khi các máy bay chiến đấu Mỹ nhanh chóng tới hiện trường để hỗ trợ cho tàu khu trục bị mắc kẹt, một khẩu đội pháo chống máy bay của Trung Cộng đã hoảng loạn và khai hỏa vào máy bay đang bay tới. Máy bay Mỹ có hành động liều lĩnh để lảng tránh, và tàu khu trục bắt đầu khai hỏa vào những nơi có hệ thống chống máy bay trên đảo của Trung Cộng. Bị tấn công, tư lệnh Trung Cộng trên đảo oanh tàu khu trục bằng các hỏa tiễn chống tàu. Các hỏa tiễn đánh trúng mục tiêu đã định, giết chết hàng trăm thủy thủ Mỹ và đánh chìm tàu. Những người trốn thoát giờ đang mắc kẹt trên những thuyền cứu sinh nhỏ.

 

Các nhà lãnh đạo Trung Cộng rất cần tránh khỏi một cuộc chiến tranh toàn diện với Mỹ, nhưng cũng không thể thừa nhận rằng dây chuyền chỉ huy của họ đã bị phá vỡ. Họ khẳng định rằng những hành động của họ là một phản ứng tương xứng và mang tính phòng thủ vì tàu khu trục Mỹ đã gây hấn. Các quan chức ở Washington kinh ngạc trước việc Trung Cộng đã đánh chìm một tàu lớn trị giá 3 tỷ USD và giết hại hàng trăm thủy thủ Mỹ. Mặc dù thận trọng với việc tham chiến với Trung Cộng, những người trong Phòng Tình huống ở Tòa Bạch Ốc không thể lùi bước: Đoạn băng quay con tàu tan tành và các thủy thủ Mỹ bị mắc kẹt trên các kênh tin tức truyền hình cáp và phương tiện truyền thông xã hội đã khiến cho điều này bất khả thi. Nhiều thành viên Quốc hội Mỹ kêu gọi chính quyền thông qua các kế hoạch chiến tranh dựa trên học thuyết từng mang tên Tác chiến Không – biển, trong đó kêu gọi tiến hành các cuộc không kích quy mô lớn nhằm vào các hệ thống hỏa tiễn và radar ở Trung Cộng đại lục. Nhận ra rằng các cuộc tấn công Trung Cộng đại lục sẽ châm ngòi chiến tranh, tổng thống thay vào đó cho phép Bộ chỉ huy Thái Bình Dương phá hủy các căn cứ quân sự của Trung Cộng trên các đảo bị tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa. Tổng thống lập luận rằng đây là một phản ứng tương xứng, vì những đảo này chịu trách nhiệm trực tiếp cho việc đánh chìm tàu khu trục. Hơn nữa, việc loại bỏ các căn cứ quân sự này sẽ cho phép các tàu của Mỹ giải cứu các thủy thủ bị mắc kẹt gần đó. Điều quan trọng nhất là một hành động như vậy sẽ chỉ nhắm mục tiêu vào các đảo nhân tạo của Trung Cộng mà không đụng chạm tới đất liền.

 

Chủ tịch Tập Cận Bình và các quan chức Trung Cộng khác không có sự phân biệt này. Trong nhiều năm, họ đã nói với công chúng rằng Trung Cộng có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo này. Chúng là một phần không thể thiếu của Trung Cộng toàn vẹn, và Mỹ vừa tấn công chúng. (Những người Mỹ chế giễu điều này nên nhớ lại rằng cuộc tấn công Trân Châu Cảng của Nhật không đánh vào đất liền và thậm chí không vào một tiểu bang của Mỹ, nhưng vẫn tập hợp được cả một quốc gia tham chiến). Ở Trung Cộng, nhiều người đang yêu cầu ông Tập Cận Bình ra lệnh cho PLA phá hủy các căn cứ quân sự của Mỹ ở đảo Guam, Nhật và những nơi khác ở Thái Bình Dương. Một số người muốn Trung Cộng tấn công chính nước Mỹ. Không có ai kêu gọi Trung Cộng tỏ ra kiềm chế. Như hàng triệu bài viết trên các phương tiện truyền thông xã hội của các công dân nước này đang nhắc nhở chính phủ của họ, sau thế kỷ nhục nhã dưới tay những cường quốc có chủ quyền, Đảng Cộng sản cầm quyền đã hứa hẹn: “Không bao giờ nữa”.

 

Tuy vậy, Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn bám lấy hy vọng có thể tránh khỏi chiến tranh, một điều bất khả thi nếu Trung Cộng bắt đầu tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ ở Guam hoặc Nhật, giết hại các binh lính và dân thường, châm ngòi cho các cuộc tấn công trả đũa nhằm vào Trung Cộng đại lục. Tìm kiếm một phản ứng tương xứng trước việc Mỹ tấn công các căn cứ trên đảo của Trung Cộng, ông Tập Cận Bình thay vào đó thông qua một kế hoạch thay thế: Sử dụng các vũ khí laser, điện tử và động lực để phá hủy hoặc vô hiệu hóa mọi vệ tinh quân sự của Mỹ trong quỹ đạo phía trên khu vực khủng hoảng, và sử dụng các vụ tấn công mạng để làm tê liệt hệ thống chỉ huy và kiểm soát của Mỹ trên khắp châu Á – Thái Bình Dương. Mục tiêu là xuống thang: Tập Cận Bình hy vọng Mỹ sẽ bị sốc đến mức rút lui.

 

Nhưng theo quan điểm của Mỹ, không thể phân biệt được các cuộc tấn công “làm mù” này với giai đoạn đầu của một cuộc tấn công phối hợp vào hang không mẫu hạm của Mỹ và nhóm tàu tấn công của nó, vốn đang di chuyển từ Nhật Bản tới – một sự kiện mà vì nó, PLA đã dành nhiều thập kỷ phát triển các hỏa tiễn đạn đạo chống tàu chuyên “tận diệt hàng không mẫu hạm” để chuẩn bị. Chiếc hàng không mẫu hạm nặng 90.000 tấn, một thành phố nổi với 5.500 thủy thủ mà Mỹ mô tả là lãnh thổ chủ quyền của Mỹ, lớn đến mức không thể để mất. Tổng thống không sẵn sàng chấp nhận rủi ro này. Theo lời khuyên của Hội đồng Tham Mưu trưởng Liên quân Mỹ, tổng thống miễn cưỡng thông qua kế hoạch duy nhất sẵn sàng trong thời gian ngắn mà có cơ hội cứu hàng không mẫu hạm: Một kế hoạch chiến tranh dựa trên Tác chiến Không – Biển.

 

Sử dụng các tài sản vẫn vận hành được sau đợt tấn công của Trung Cộng, quân đội Mỹ bắt đầu phá hủy các “chuỗi tấn công tận diệt” của Trung Cộng, các hệ thống vệ tinh và giám sát cho phép Bắc Kinh nhắm chính xác các hỏa tiễn chống tàu của họ vào các hàng không mẫu hạm của Mỹ. Họ cũng phát động các cuộc tấn công quy mô lớn bằng hỏa tiễn hành trình và máy bay ném bom tàng hình vào các địa điểm đặt hỏa tiễn và các căn cứ không quân của PLA ở Trung Cộng đại lục, vốn có thể được sử dụng bất kỳ lúc nào để đánh chìm các tàu của Mỹ ở bất cứ đâu trong chuỗi đảo đầu tiên.

 

Các cuộc tấn công kích động chính những gì họ có ý định ngăn ngừa. Trung Cộng đại lục giờ đang bị tấn công, và các hệ thống nhắm mục tiêu cần thiết cho việc vận hành các vũ khí chống tàu của Trung Cộng sắp bị tiêu diệt, Trung Cộng phải dùng chúng hoặc mất chúng. Tập Cận Bình cho phép tiến hành tấn công tất cả các tàu chiến của Mỹ trong tầm ngắm, bao gồm cả nhóm tàu sân bay. Đội hộ tống máy bay và hải quân của Mỹ chặn đứng các máy bay ném bom và máy bay chiến đấu của Trung Cộng đang bay tới các hàng không mẫu hạm, nhưng một loạt hỏa tiễn đạn đạo DF-21D – vốn được mệnh danh là hỏa tiễn diệt hàng không mẫu hạm – nhiều đến mức khó xử lý. Số hỏa tiễn trúng đích đủ để đánh chìm hàng không mẫu hạm, giết hại hầu hết 5.500 thủy thủ trên tàu – lớn hơn nhiều so với số quân thiệt mạng trong trận Trân Châu Cảng. Những động lực của việc “thi gan” bằng các vũ khí mạng và không gian trên biển Nam Trung Hoa đã biến một tia lửa rất nhỏ thành một đám cháy dữ dội.

 

Nếu Đài Loan là một nước độc lập, họ sẽ là một trong số những quốc gia thành công nhất trên thế giới. 23 triệu dân làm việc chăm chỉ của họ đã phát triển một nền kinh tế thị trường có quy mô lớn gấp đôi của Philippines, Thái Lan hay Việt Nam. Mặc dù ở Đài Loan có nhiều người muốn độc lập, Trung Cộng vẫn coi đây như một tỉnh. Bắc Kinh sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết để ngăn cản Đài Bắc khẳng định chủ quyền của mình. Chưa có quốc gia nào sẵn sàng chiến đấu với Trung Cộng về vấn đề này.

 

Tuy nhiên, giả sử Chính phủ Trung Cộng gia tăng đáng kể sự trấn áp trong nước, trong đó có Hong Kong, nơi Trung Cộng đã hứa sẽ duy trì sự tự trị và tự do đáng kể khi Anh trả lại quyền kiểm soát thành phố vào năm 1997. Giận dữ vì Chính phủ Trung Cộng đang đi ngược lại những gì họ đã hứa hẹn, các công dân Hong Kong xuống đường yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng cam kết “Một quốc gia, hai chế độ” của họ. Khi các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tuần mà không có giải pháp, Tập Cận Bình ra lệnh cho quân đội làm những gì họ đã làm ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989: Đập tan các cuộc biểu tình.

 

Bạo lực diễn ra sau đó đã gây sốc cho người Đài Loan, đặc biệt là thế hệ trẻ. Tình cảm ủng hộ độc lập và bài Bắc Kinh lên cao. Trong không khí này, Tổng thống Đài Loan được khuyến khích gia tăng những luận điệu nhấn mạnh các quyền và nền dân chủ mà người dân của bà khó khăn lắm mới giành được. Các đồng minh chính trị của bà tiến xa hơn, khăng khăng điều đã xảy ra ở Hong Kong cho thấy Đài Loan không bao giờ có thể đảm bảo sự tự do cho công dân của họ mà không trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Để báo hiệu việc phản đối sự đi ngược lại các cam kết của Trung Cộng ở Hong Kong, Tổng thống Mỹ thẳng thừng thông báo rằng ông tôn trọng lập trường mạnh mẽ của Tổng thống Đài Loan và tuyên bố rằng theo Đạo luật Quan hệ với Đài Loan năm 1979, Mỹ hoàn toàn cam kết bảo vệ Đài Loan trước sự xâm lược của Trung Cộng.

 

Đây là một sự xa rời lớn khỏi chính sách “mơ hồ chiến lược” lâu nay của Mỹ về vấn đề này, và Tổng thống Đài Loan coi đó là sự tán thành ngầm đối với động thái hướng tới độc lập. Trong một bài phỏng vấn với tờ New York Times, bà tuyên bố rằng Đài Loan sẽ chính thức đề nghị trở thành thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc (một động thái mà Trung Cộng từ lâu đã phản đối) và bác bỏ cái gọi là Đồng thuận 1992, mà theo đó cả 2 bên đã tán thành khái niệm Một Trung Cộng đồng thời cho phép có những sự giải thích khác nhau về ý nghĩa thực sự của nó. Để trừng phạt Đài Loan vì không chịu phục tùng và để đe dọa buộc họ rút lui, Trung Cộng tiến hành một phiên bản được nâng cao của Cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ ba bằng việc bắn chặn vùng biển Đài Loan bằng các vụ “thử” các loại hỏa tiễn đạn đạo và hành trình, làm gián đoạn nghiêm trọng việc vận chuyển thương mại vốn tạo thành đường giao thông huyết mạch nối hòn đảo này với thế giới. Khi Đài Bắc vẫn từ chối rút lại đề nghị về tư cách thành viên của mìnnh, Trung Cộng sử dụng các vũ khí khác, trong đó có các máy bay đặt mìn không người lái, để gây gián đoạn hơn nữa việc vận chuyển vào và ra khỏi Đài Loan.

 

Là một quốc đảo nhỏ, Đài Loan nhập khẩu 70% lương thực và hầu hết các tài nguyên thiên nhiên, trong đó có năng lượng. Một cuộc phong tỏa kéo dài sẽ khiến nền kinh tế của họ ngưng vận hành và gây thiếu lương thực trên diện rộng. Bất chấp sự phản đối đề nghị của Đài Loan gia nhập Liên hợp quốc, Mỹ cảm thấy buộc phải ngăn chặn việc Đài Loan bị bóp nghẹt. Nhiều thành viên Quốc hội Mỹ ủng hộ Đài Loan yêu cầu Tòa Bạch Ốc đưa các hàng không mẫu hạm tới hỗ trợ cho Đài Loan, giống như Bill Clinton đã làm trong cuộc khủng hoảng 1995 – 1996. Nhưng Chính quyền Mỹ hiểu rằng những hỏa tiễn đạn đạo chống tàu của Trung Cộng giờ đây đang đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với bất kỳ hàng không mẫu hạm nào của Mỹ di chuyển vào khu vực, và công chúng Mỹ chẳng có bụng dạ nào cho một cuộc chiến tranh nữa.

 

Thay vào đó, Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ đề nghị hộ tống việc vận chuyển thương mại qua các vùng biển bị ảnh hưởng, một cử chỉ hỗ trợ nhưng không sẵn sàng chiến đấu. Chiến dịch hộ tống khiến các tàu chiến của Mỹ có nguy cơ bị đánh chìm bởi tên lửa bắn chặn Trung Cộng, dù cố ý hay vô tình – một vụ việc có thể ngay lập tức làm dấy lên những lời kêu gọi trả đũa. Trong kịch bản này, một hỏa tiễn chống tàu của Trung Cộng – bề ngoài là được phóng đi như một phần của hàng rào phòng thủ đang tiến hành thử nghiệm – đánh chìm USS John P. Murtha, một tàu vận tải đổ bộ đóng vai trò hộ tống việc vận chuyển dân sự. Toàn bộ gần 800 thủy thủ và lính đánh bộ trên tàu đều thiệt mạng – nhiều hơn những gì Mỹ đã mất trong năm đầu của Chiến tranh Iraq.

 

Trung Cộng khăng khăng rằng vụ chìm tàu là tình cờ; tàu Murtha đơn thuần chỉ đi vào đường của một hỏa tiễn được phóng tới một vùng biển ngẫu nhiên. Điều này gợi cho Washington nhớ rằng Mỹ từng vô tình đánh bom sứ quán Trung Cộng ở Belgrade năm 1999. Nhưng ở Washington, Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân thuyết phục Tổng thống đừng để bị lời giải thích này đánh lừa. Thay vào đó, họ thuyết phục ông thông qua kế hoạch Tác chiến Không – Biển để tấn công các điểm phóng hỏa tiễn chống tàu của PLA trên đất liền.

 

Đối mặt với vụ chìm tàu Murtha, chịu sự ép từ các cố vấn quân sự và chính trị, Tổng thống Mỹ đã đồng ý tấn công phủ đầu hệ thống chống tàu và các hệ thống hỏa tiễn đạn đạo ở Trung Cộng đại lục. Vì các hỏa tiễn thông thường và hạt nhân của Trung Cộng được đặt ở cùng địa điểm, các hệ thống chỉ huy và kiểm soát của chúng liên kết với nhau, Bắc Kinh tưởng nhầm rằng Mỹ đang cố gắng loại bỏ kho vũ khí hạt nhân của họ bằng một cuộc tấn công trước bất ngờ. Trong một nỗ lực tuyệt vọng nhằm “xuống thang bằng cách leo thang” – một học thuyết theo kiểu Orwell (mang tính cực quyền, chuyên chế) mà dù vậy vẫn là một trụ cột của chiến lược quân sự của Nga – Trung Cộng phóng một trong số các hỏa tiễn đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân được bố trí trên mặt đất tới một vùng biển trống phía Nam Okinawa. Ngưỡng cửa hạt nhân đã bị vượt qua. Và mặc dù không có thiệt hại gì về người trong vụ tấn công, nhưng từ đây tới chiến tranh hạt nhân toàn diện chỉ còn một bước ngắn nữa.

 

Tia lửa dẫn tới một sự xung đột Mỹ – Hoa ban đầu không nhất thiết phải liên quan tới các lực lượng quân đội Mỹ hay Trung Cộng. Thay vào đó, nó có thể là kết quả của một cuộc đối đầu với hoặc giữa các đồng minh bên thứ ba. Một kịch bản như vậy đã suýt trở thành hiện thực vào năm 2010, khi Triều Tiên đánh chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc, khiến 46 thủy thủ Hàn Quốc thiệt mạng. Trung Cộng ủng hộ lời phủ nhận về sự liên quan của Triều Tiên. Trong khi đó, Seoul lại khăng khăng rằng Bình Nhưỡng phải chịu trách nhiệm. Cuối cùng, 2 miền Triều Tiên và các đồng minh của họ đã lùi bước khỏi bờ vực. Nhưng với một loạt điều kiện nền và chất gia tốc mới như ngày nay, không rõ việc tránh khỏi chiến tranh có còn dễ dàng như vậy không, đặc biệt là nếu các bên thứ ba có liên quan ít quen thuộc hơn với kiểu căng thẳng chậm rãi đều đều mà bán đảo Triều Tiên đã chịu đựng suốt nhiều thập kỷ qua.

 

Ngoài Hàn Quốc, đồng minh lớn khác của Mỹ nằm trong khu vực lân cận của Trung Cộng là Nhật Bản, một quốc gia với lịch sử hậu Chiến tranh thế giới thứ hai mang màu sắc của chủ nghĩa hòa bình, nhưng với tình hình chính trị đang ngày càng quân phiệt trong những năm gần đây. Các chính trị gia bảo thủ Nhật Bản ngày càng lên tiếng gay gắt hơn về việc sửa đổi hiến pháp vốn mang màu sắc của chủ nghĩa hòa bình mà Mỹ đã áp đặt lên quốc gia của họ. Họ cũng đã nổi giận trước các tuyên bố chủ quyền của Trung Cộng đối với các biển Hoa Đông và Nam Trung Hoa. Trong một cuộc khủng hoảng liên quan tới đối thủ lịch sử của họ là Bắc Kinh, bất kỳ bước đi nào của Tokyo chắc chắn sẽ được định hình bởi những ký ức này, và bởi thái độ đang thay đổi của Chính phủ Nhật Bản đối với lực lượng quân đội.

 

Điểm bùng phát có khả năng là quần đảo Senkaku (mà Trung Cộng gọi là quần đảo Điếu Ngư), có vị trí gần các ngư trường, tuyến đường thương mại và trữ lượng dầu tiềm năng có giá trị ở biển Hoa Đông. Mỹ kiểm soát quần đảo này sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trước khi trao trả cho Nhật Bản vào đầu những năm 1970. Cũng trong thập kỷ này, Trung Cộng bắt đầu khẳng định chủ quyền đối với quần đảo. Các tàu Trung Cộng thường xuyên đi qua vùng biển này, làm gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo, và gây ra nguy cơ xảy ra một vụ va chạm có thể khởi đầu một phản ứng dây chuyền.

 

Hãy xem xét kịch bản đưa ra tình tiết cho một bài tập trận được Tổ chức RAND thiết kế gần đây. Một nhóm những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Nhật Bản tới quần đảo Senkaku trên các tàu thuyền dân sự nhỏ. Trên các phương tiện truyền thông xã hội, họ giải thích rằng họ đang tới Kuba Jima, một trong số những đảo nhỏ hơn, và có ý định thay mặt Nhật Bản khẳng định chủ quyền và chiếm đảo. Họ cập bến và bắt đầu xây dựng các công trình không xác định. Học theo sách lược của Trung Cộng, họ phát trực tiếp các hoạt động của họ để cả thế giới chứng kiến. Trung Cộng nhanh chóng phản ứng, lực lượng hải cảnh của nước này tới hiện trường chỉ trong vài giờ cùng các sỹ quan để bắt giữ những người Nhật chống đối và đưa họ về Trung Cộng đại lục để xét xử. Nhật Bản có để họ đối diện với công lý ở tòa án Trung Cộng hay không? Họ có thể. Nhưng thay vào đó, để tránh mất thể diện, Nhật Bản đưa ra một số tàu bảo vệ bờ biển của họ tới để ngăn chặn tàu chở những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và ngăn không để họ bị đưa tới Trung Cộng.

 

Một vụ va chạm lớn xảy ra sau đó khi cả Hải quân PLA lẫn Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản đều triển khai tàu chiến và máy bay chiến đấu tới khu vực. Không bên nào chịu lùi bước. Tình hình càng trở nên tồi tệ khi một số tàu Nhật Bản cho binh lính đổ bộ và chiếm Kuba Jima, củng cố thêm cho hành động của những người theo chủ nghĩa dân tộc. Một vụ đụng độ nhỏ đã trở thành một cuộc đối đầu quân sự. Trong một lời kêu gọi khẩn cấp, Thủ tướng Nhật Bản nhắc nhở Tổng thống Mỹ rằng Tokyo trông đợi Washington giữ gìn hiệp ước phòng thủ chung kéo dài 7 thập kỷ, đồng thời lưu ý rằng các quan chức cấp cao đã nhiều lần xác nhận cam kết của Mỹ được áp dụng với quần đảo Senkaku.

 

Khi cuộc đối đầu giằng co bước vào ngày thứ ba, Tổng thống Mỹ và Hội đồng an ninh quốc gia của ông phải quyết định: Mỹ có toàn tâm toàn ý đáp ứng yêu cầu của Nhật Bản, đưa không lực tới hòn đảo tranh chấp để bảo vệ binh lính Nhật Bản đang trên thực địa ở đó không? Hay còn có một con đường kiềm chế hơn để làm hài lòng người Nhật mà không gây thù địch với Trung Cộng và leo thang hơn nữa cuộc đối đầu giằng co trên biển đầy căng thẳng? Tổng thống lựa chọn phương án thứ hai, chỉ đạo nhóm tàu sân bay tấn công được bố trí ở Nhật Bản tuần tra ngoài tầm bắn của các hỏa tiễn diệt hang không mẫu hạm đặt trên đất liền của PLA, nhưng vẫn bố trí các máy bay và tàu ngầm trong phạm vi đủ gần để hỗ trợ các tàu và lãnh thổ của Nhật Bản nếu tình hình xấu đi.

 

Tình hình đúng là đã chuyển xấu. Sáng hôm sau, một tàu khu trục của Trung Cộng va chạm với một tàu đánh cá của Nhật Bản trên vùng biển đông đúc ngoài khơi quần đảo Senkaku, và chẳng mấy chốc các máy bay chiến đấu từ cả hai bên bắt đầu bay là là phía trên các tàu chiến của đối phương một cách khiêu khích. Cuộc đối đầu giằng co bùng nổ thành một trận hải chiến chóng vánh và đẫm máu khi một thuyền trưởng Nhật Bản, vì lo sợ cho sự an toàn của tàu mình, đã bắn hạ một trong số những máy bay chiến đấu đang bay thấp của Trung Cộng, và để đáp trả, các tàu chiến của Hải quân PLA đã đánh chìm tàu của ông.

 

Ở thời điểm này, cả hai bên đều đang đứng bên bờ vực chiến tranh, và Mỹ cũng vậy, khi họ đang ở vào thế đánh chìm các tàu của Trung Cộng bằng các tàu ngầm tấn công ẩn nấp hoặc đưa không đoàn trên hàng không mẫu hạm của họ vào tác chiến. Tuy nhiên, trong tình hình này, trước khi quyết định tiếp theo được đưa ra, một điều không được lường trước đã xảy đến. Toàn bộ hệ thống liên lạc giữa các lực lượng Nhật Bản trên và xung quanh quần đảo Senkaku với chỉ huy sở của họ đã bị cắt đứt.

 

Một cuộc tấn công mạng đã gây gián đoạn nghiêm trọng một trong số các hệ thống chỉ huy và kiểm soát của quân đội Nhật Bản. Mỹ và Nhật Bản ngay lập tức đổ lỗi cho Trung Cộng. Kẻ tấn công thậm chí còn để lại những dấu hiệu chỉ báo đặc trưng của đơn vị tấn công mạng của PLA. Gần như không có chút do dự nào ở Washington cũng như ở Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ về những gì cần làm tiếp theo. Để ngăn không cho lực lượng hải quân Nhật Bản bị tiêu diệt trong lúc mất liên lạc, các tàu ngầm Mỹ đã đánh chìm 3 tàu chiến của Hải quân PLA ngoài khơi quần đảo Senkaku bằng ngư lôi. Trung Cộng, Nhật Bản và Mỹ giờ đây đã bắn phát đạn mở đầu cho một cuộc chiến tranh 3 nước.

 

Nhưng nếu rốt cuộc PLA lại không phải là thủ phạm tiến hành vụ tấn công mạng thì sao? Nếu đó là một chiến dịch lừa gạt do Nga thực hiện, được chọn thời điểm một cách cẩn thận, nhằm tìm cách lôi kéo Mỹ và Trung Cộng vào một cuộc xung đột để khiến Washington xao lãng trong cuộc vật lộn của họ với Mạc Tư Khoa về Ukraine thì sao? Tới khi các cơ quan tình báo trên toàn thế giới biết được sự thật thì đã quá muộn. Điện Cẩm Linh (Kremlin) đã đi nước cờ của họ một cách rất thông minh.

 

Từ quần đảo Senkaku, vùng chiến sự lan ra khi Trung Cộng tấn công thêm các tàu của Nhật ở những nơi khác trên biển Hoa Đông. Tokyo đang rất cần Mỹ đưa nhóm hang không mẫu hạm tấn công vào cuộc chiến. Nếu Washington quyết định như vậy, thì tình hình hoàn toàn có thể vượt qua điểm không thể vãn hồi giống như trong kịch bản va chạm trên biển: Một trong số những tài sản đáng giá nhất của Hải quân Mỹ bị tiêu diệt, và tính mạng của tất cả những người trên tàu bị thiệt hại có thể là thảm kịch mà Chính quyền Mỹ buộc phải trả thù bằng việc mở rộng các cuộc tấn công vào các lực lượng của Trung Cộng trong một cuộc chiến tranh Thái Bình Dương với quy mô toàn diện.

 

Chiến tranh giữa Mỹ và Trung Cộng không phải không thể tránh khỏi, nhưng rõ ràng là có khả năng nổ ra. Quả thực, như cách kịch bản này đã cho thấy, căng thẳng tiềm tàng được tạo ra bởi sự trỗi dậy gây rối loạn của Trung Cộng tạo ra những điều kiện mà trong đó, những sự kiện ngẫu nhiên mà trong điều kiện khác sẽ không gây nên hậu quả gì lại có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột quy mô lớn. Kết quả đó không hề được định trước: Trong số 16 trường hợp của Bẫy Thucydides trong vòng 500 năm qua, chiến tranh đã được ngăn chặn 4 lần. Nhưng việc tránh chiến tranh sẽ cần tới nghệ thuật quản lý nhà nước tinh tế giống như của Anh trong việc đối phó với một nước Mỹ đang trỗi dậy cách đây một thế kỷ, hay những con người thông thái đã tạo nên chiến lược Chiến tranh Lạnh để theo kịp với sự nổi lên của Liên Xô mà không cần bom đạn. Các nhà lãnh đạo Trung Cộng và Mỹ có thể vượt qua thử thách này hay không là một câu hỏi mở. Điều chắc chắn là vận mệnh của thế giới phụ thuộc vào câu trả lời.

 

Graham Allison.

 

Graham T. Allison is director of the Harvard Kennedy School’s Belfer Center. This article is adapted from his forthcoming book. Destined for War: Can America and China Escape Thucydides’s Trap? will be published by Houghton Mifflin Harcourt on May 30. (From The National Interest).

Graham Tillett Allison, Jr. (born 23 March 1940 (age 77)) is an American political scientist and professor at the John F. Kennedy School of Government at Harvard. He is renowned for his contribution in the late 1960s and early 1970s to the bureaucratic analysis of decision making, especially during times of crisis. His book Remaking Foreign Policy: The Organizational Connection, co-written with Peter Szanton, was published in 1976 and had some influence on the foreign policy of the administration of President Jimmy Carter which took office in early 1977. Since the 1970s, Allison has also been a leading analyst of U.S. national security and defense policy, with a special interest in nuclear weapons and terrorism.

Biography: A native of Charlotte, North Carolina, United States, North America, Allison attended Davidson College for two years, then graduated from Harvard University in 1962 with an A.B. degree, completed a two-year B.A. degree at Oxford University as a Marshall Scholar in 1964, then returned to Harvard to earn a Ph.D. degree in political science in 1968. In 1979 Allison received an honorary doctorate from the Faculty of Social Sciences at Uppsala University, Sweden.

Allison has spent his entire academic career at Harvard, as an assistant professor (1968), associate professor (1970), then full professor (1972) in the department of government. He was dean of the John F. Kennedy School of Government from 1977 to 1989 while the School increased in size by 400% and its endowment increased by 700%. Allison is presently Douglas Dillon Professor of Government, and Director for the Belfer Center for Science and International Affairs.

Allison has also been a fellow of the Center for Advanced Studies (1973–74); consultant for the RAND Corporation; member of the Council on Foreign Relations; member of the visiting committee on foreign policy studies at the Brookings Institution (1972–77); and a member of the Trilateral Commission (1974–84). He was among those mentioned to succeed David Rockefeller as President of the Council on Foreign Relations. In 2009 he was awarded the NAS Award for Behavior Research Relevant to the Prevention of Nuclear War from the National Academy of Sciences.

Analyst work: Allison has been heavily involved in U.S. defense policy since working as an advisor and consultant to the Pentagon in the 1960s. He has been a member of the Secretary of Defense's Defense Policy Board from 1985. He was a special advisor to the Secretary of Defense (1985–87) and the Assistant Secretary of Defense for Policy and Plans (1993–1994), where he coordinated strategy and policy towards the states of the former Soviet Union. President Bill Clinton awarded Allison the Defense Medal for Distinguished Public Service, for "reshaping relations with Russia, Ukraine, Belarus, and Kazakhstan to reduce the former Soviet nuclear arsenal". He was also an informal advisor to Michael Dukakis's 1988 presidential campaign.

Academic work: Allison is best known as a political scientist for his book Essence of Decision: Explaining the Cuban Missile Crisis (1971), in which he developed two new theoretical paradigms – an organizational process model and a bureaucratic politics model – to compete with the then-prevalent approach of understanding foreign policy decision making using a rational actor model. Essence of Decision swiftly revolutionized the study of decision making in political science and beyond.

Thucydides Trap: Allison coined the phrase "Thucydides Trap" to refer to when a rising power causes fear in an established power which escalates toward war. Thucydides wrote: "What made war inevitable was the growth of Athenian power and the fear which this caused in Sparta." (τοὺς Ἀθηναίους ἡγοῦμαι μεγάλους γιγνομένους καὶ φόβον παρέχοντας τοῖς Λακεδαιμονίοις ἀναγκἀσαι ἐς τὸ πολεμεῖν) The term appeared in a full-page ad in The New York Times on April 6, 2017, the day of U.S. President Donald Trump's meeting with Chinese President Xi Jinping: "Both major players in the region share a moral obligation to steer away from Thucydides's Trap."

Sinologist Arthur Waldron has criticized the concept of the Thucydides Trap and Allison's application of it to US–China relations.

Controversy: In April 2014, it was reported that from 2012 to 2013, the Belfer Center (through the Wikimedia Foundation) had hired a paid Wikipedia editor who would cite Allison's scholarly writings in various Wikipedia articles. Funding for the position came from the Stanton Foundation, for which Graham Allison's wife, Liz Allison, was one of two trustees. The editor also made some "supposedly problematic edits" based heavily on work of other scholars affiliated with the Belfer Center. (From Wikipedia, the free encyclopedia)

 

*  *  *

 

Xem bài có liên hệ với đề tài: click vào đây

Xem bài bài nầy bằng Anh ngữ: click vào đây

Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

More in English topic: please click here

Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh