Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 14, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
SỰ THẬT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA ISRAEL TẠI MỸ.
Webmaster

 

(The American Israel Public Affairs Committee In Decline)

By Shlomo Ben-Ami

Nguyễn Quỳnh Chi dịch

Lê Hồng Hiệp hiệu đính

Project Syndicate

October 09-2015

 

 

Sức mạnh trong vận động hành lang của Ủy ban liên lạc với xã hội Israel của Mỹ (The American Israel Public Affairs Committee – AIPAC) tại Hoa Kỳ là không thể phủ nhận. Tuy nhiên việc AIPAC được cho là có khả năng kiểm soát các quyết định chính sách của Hoa Kỳ là một truyền thuyết kiểu “làng Potemkin”, [*] được đồn thổi bởi cả những người bạn và kẻ thù. Thực tế, vì Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu nên ảnh hưởng của AIPAC mới bị đe dọa như bây giờ – mặc dù bản thân ông sẽ không gặp phải vấn đề gì.

 

Những tuyên bố về quyền lực ngầm của AIPAC đã từ lâu định hình các phân tích chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Ví dụ, Steve Walt và John Mearsheimer, trong bài luận nổi tiếng của mình có tựa đề “Nhóm vận động hành lang Israel” (The Israel Lobby) khẳng định rằng chính AIPAC đã tạo ra cuộc chiến tranh Iraq.

 

Nhưng thực tế ít kinh khủng hơn thế nhiều: trong trường hợp đó, AIPAC hầu như chỉ lướt theo làn sóng ủng hộ xâm lược được tạo ra bởi Tổng thống George W. Bush, với những động lực đóng vai Đấng cứu rỗi của ông, và Phó Tổng thống Dick Cheney, bản thân là một người ủng hộ chiến tranh.

 

Sự thật về AIPAC – rằng tổ chức này có tầm ảnh hưởng nhưng không phải là không có điểm yếu – gần đây đã được phơi bày cho công chúng cũng như chính nhóm này. AIPAC đã bị ông Netanyahu đẩy vào một cuộc chiến không thể giành thắng lợi với chính quyền của Tổng thổng Hoa Kỳ Barack Obama về thỏa thuận hạt nhân với Iran, và giờ đây AIPAC lại đang sụp đổ dưới sức nặng từ sự ngạo mạn của chính nó.

 

Trên thực tế, AIPAC chưa bao giờ vượt qua được sự đối lập cương quyết từ vị Tổng thống Mỹ nào, đặc biệt trong vấn đề an ninh quốc gia. Tổ chức này không thể buộc Jimmy Carter ngừng bán máy bay chiến đấu F-15 Eagle cho Ả-rập Saudi vào năm 1978, hay ngăn Ronald Reagan cung cấp máy bay trinh thám AWACS cho nước này ba năm sau đó. Và cuộc chiến năm 1991 của tổ chức này với Tổng thống George H.W. Bush về việc Mỹ đảm bảo các khoản vay dành cho Israel để đổi lại sự ủng hộ của Thủ tướng Yitzak Shamir dành cho Hội nghị Hòa bình Madrid năm 1991 – một trong những di sản chính của ông Bush – cũng đã kết thúc trong thất bại.

 

Dựa trên bối cảnh này, AIPAC lẽ ra nên biết rằng nỗ lực của họ trong việc hợp tác chặt chẽ với các đối thủ phía đảng Cộng hòa của ông Obama nhằm ngăn chặn thỏa thuận hạt nhân với Iran (một trong những thành tựu quan trọng nhất của Obama) sẽ thất bại. Thực tế, Obama thậm chí đã sử dụng một chiến thuật tương tự như của George H.W. Bush để chiến thắng. Tương tự như khi Bush thẳng thắn lên án “hàng ngàn nhà vận động hành lang” trong Quốc hội Hoa Kỳ chống lại một lợi ích quốc gia sống còn, Obama cũng đã nói trong một cuộc điện đàm rằng những người chỉ trích ông “sẽ chống lại bất kỳ thỏa thuận nào với Iran,” và chỉ rõ chiến dịch quảng bá trị giá 20 triệu USD của AIPAC nhằm chống lại thỏa thuận. Ông cũng đưa AIPAC vào cùng nhóm với những đảng viên Cộng hòa, những người “chịu trách nhiệm” vì đã đưa nước Mỹ vào cuộc chiến tranh Iraq.

 

Với AIPAC – trước giờ dựa vào một liên minh rộng rãi với các lực lượng xã hội và chính trị tại Hoa Kỳ vốn coi an ninh của Israel vừa là một lợi ích quốc gia sống còn và vừa là một nghĩa cử đạo đức – đây là một thất bại mới. Chiến dịch được hậu thuẫn bởi Đảng Cộng hòa chống lại một thỏa thuận chủ chốt được đàm phán bởi một tổng thống Dân chủ, với sự ủng hộ áp đảo của đảng này, đã đe dọa nền tảng lưỡng đảng của sự ủng hộ dành cho Israel tại Mỹ.

 

Dĩ nhiên, thỏa thuận hạt nhân liên quan tới nhiều nước hơn chứ không chỉ Mỹ và Iran. AIPAC đã phản đối một thỏa thuận quốc tế mà 6 cường quốc chính – Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga, Vương quốc Anh, và Hoa Kỳ – đã ký trước đó và đã được Liên Hợp Quốc thông qua. Thậm chí một số người ủng hộ Israel nhiệt thành nhất trong Quốc hội cũng khó có khả năng tung đòn khiến danh tiếng quốc tế của Mỹ bị ảnh hưởng, và ý tưởng rằng những nước đang tham gia đàm phán sẽ đồng ý mở lại đối thoại nhằm tạo ra một “thỏa thuận tốt hơn” chỉ là một sự ảo tưởng. Tuy vậy đó vẫn là mục tiêu mà Netanyhu đặt ra cho AIPAC.

 

Cuộc tranh cãi về thỏa thuận Iran sẽ là một khoảnh khắc quan trọng với người Do thái ở Mỹ, những người vốn đã bị chia rẽ sâu sắc. Thực tế, Khảo sát ý kiến cộng đồng người Mỹ gốc Do thái năm 2015 của Ủy ban Do thái cho thấy sự hình thành của “hai tiểu cộng đồng người Do thái chia rẽ” mà trong đó một số lượng ngày càng lớn người Do thái cảm thấy xa cách với những tổ chức tuyên bố là đại diện cho họ.

 

AIPAC đại diện cho một sự bất thường đáng kinh ngạc trong đời sống của người Mỹ Do thái. Nó ngày càng gần gũi với chương trình nghị sự của Đảng Cộng hòa và những người ủng hộ Thiên chúa giáo dòng Phúc âm (evangelical) của Israel, mặc dù các cuộc trưng cầu dân ý đã liên tục cho thấy rằng người Do thái là nhóm sắc tộc có tư tưởng tự do nhất ở Mỹ.

 

Sự thật là phần lớn người Mỹ Do thái phản đổi mạnh mẽ cuộc chiến tranh Iraq. Họ bỏ phiếu một cách áp đảo cho Đảng Dân chủ. Họ coi tôn giáo của mình là ôn hòa và dân chủ, rất nhiều người trong số đó ủng hộ quyền của người đồng tính và phá thai, cả hai thứ vốn bị người Công giáo dòng Phúc âm phản đối. Đại đa số người Mỹ Do thái thậm chí còn ủng hộ sự hình thành nhà nước Palestine. Và mặc dù còn tồn tại bất đồng về thỏa thuận với Iran, những người ủng hộ thỏa thuận này vượt xa số người phản đối.

 

Phần lớn lời buộc tội cho những tổn hại đã được gây ra – đối với AIPAC, các cộng đồng người Mỹ Do thái, và thậm chí cả tiến trình chính trị Hoa Kỳ – đều hướng tới Netanyahu. Nhưng ông có ít khả năng phải đối mặt với sự trừng phạt vì bất kỳ điều nào nói trên. Ngược lại, chính quyền Obama đã bắt đầu các thảo luận mà họ đã hứa hẹn về việc nâng cấp các năng lực chiến lược của Israel. Khi mà các nước Ả rập tại Trung Đông suy sụp – với những tác động lan tỏa sang các nước phương Tây ngày càng nghiêm trọng – thì Isarel tiếp tục được coi là một đối tác khu vực ổn định của Mỹ.

 

Nguy hiểm hơn nữa, Netanyahu có thể đạt được mục tiêu tiếp theo của mình: ngăn chặn một mối quan hệ chiến lược ấm dần lên giữa Hoa Kỳ và Iran, điều sẽ tạo điều kiện hợp tác giải quyết các xung đột chính trong khu vực, từ Yemen tới Syria. Cho dù thế nào đi nữa, chiến thắng của Obama trong vấn đề thỏa thuận hạt nhân với Iran có thể là điều không thể tránh khỏi, nhưng nó không hề là một chiến thắng dễ dàng. Một liên minh lạ kỳ giữa các nhóm cực đoan người Iran, AIPAC, liên minh người Hồi giáo dòng Sunni dẫn dắt bởi Ả-rập Saudi, chính phủ Israel và các chính trị gia Hoa Kỳ từ cả hai đảng đã buộc ông Obama phải hứa đưa ra các lệnh trừng phạt bổ sung đối với Iran vì sự ủng hộ của nước này dành cho chủ nghĩa khủng bố. Kết quả là, cuộc chiến tranh lạnh của Mỹ với Iran sẽ vẫn nhiều khả năng còn tiếp diễn.

 

Shlomo Ben-Ami

Nguyễn Quỳnh Chi dịch

Lê Hồng Hiệp hiệu đính

 

 

Shlomo Ben-Ami, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Israel, hiện là Phó chủ tịch Trung tâm Quốc tế vì Hòa bình Toledo. Ông là tác giả của cuốn sách “Những vết sẹo chiến tranh, những vết thương của hòa bình: Thảm kịch Israeli-Arab” (Scars of War, Wounds of Peace: The Israeli‑Arab Tragedy). (Theo Project Syndicate).

 

[*] “Potemkin Village” – Làng Potemkin. Tương truyền, Grigory Potemkin dựng lên những khu làng di động giả dọc các bờ sông Dnieper nhằm đánh lừa Nữ hoàng Catherine II về sự trù phú của khu vực Ukraine và bán đảo Crimea, vốn nằm dưới quyền quản lý của Potemkin, trong chuyến đi thị sát của bà tới khu vực này năm 1787. Cụm từ ngày nay được sử dụng, đặc biệt trong chính trị và kinh tế, nhằm diễn tả những công trình (nghĩa đen hoặc nghĩa bóng) dựng lên nhằm duy nhất mục đích đánh lừa những người khác nghĩ rằng một số hoàn cảnh tốt hơn so với thực tế. – ND.

 

AIPAC in Decline

By Shlomo Ben-Ami

Nguyễn Quỳnh Chi dịch

Lê Hồng Hiệp hiệu đính

Project Syndicate

October 09-2015

 

 

Though the American Israel Public Affairs Committee is undeniably a powerful lobby, the claim that it controls US policy decisions is a Potemkin village myth. In fact, thanks to Israeli Prime Minister Binyamin Netanyahu, its influence has declined dramatically – though Netanyahu himself will be just fine.

 

MADRID – The American Israel Public Affairs Committee’s lobbying power in the United States is undeniable. But AIPAC’s supposed ability to control US policy decisions is a Potemkin village myth, cultivated by friends and rivals alike. In fact, thanks to Israeli Prime Minister Binyamin Netanyahu, AIPAC’s influence is under threat – though Netanyahu himself will be just fine.

 

Claims about AIPAC’s clout have long shaped analysis of US foreign policy. For example, Steve Walt and John Mearsheimer, in their notorious essay “The Israel Lobby,” asserted that AIPAC manufactured the Iraq War. But the reality is far less sinister: in that case, AIPAC merely surfed on the pro-invasion wave unleashed by President George W. Bush, with his Messianic urges, and Vice President Dick Cheney, a one-man war lobby.

 

The truth about AIPAC – that it is influential, but far from invulnerable – has recently been revealed, both to the public and to the group itself. Having been pushed by Netanyahu into an unwinnable fight against US President Barack Obama’s administration over its nuclear deal with Iran, AIPAC is now crumbling under the weight of its own hubris.

 

In fact, AIPAC has never overcome resolute opposition from an American president, particularly in a matter of US national security. It failed to stop Jimmy Carter from selling F-15 Eagle fighters to Saudi Arabia in 1978, or to prevent Ronald Reagan from supplying AWACS reconnaissance planes to the Saudis three years later. And its 1991 battle with President George H.W. Bush over the linkage of US loan guarantees for Israel with Prime Minister Yitzak Shamir’s support of the 1991 Madrid peace conference – one of Bush’s key legacies – ended in defeat.

 

Against this background, AIPAC should have known that its attempt, in close cooperation with Obama’s Republican opponents, to block the Iran nuclear deal (one of Obama’s most important achievements) would fail. Indeed, Obama even used a tactic similar to that of George H.W. Bush to win the day. Just as Bush openly denounced the “thousand lobbyists” working the halls of the US Congress against a vital national interest, Obama said in a conference call that his critics “would be opposed to any deal with Iran,” and called out AIPAC’s $20 million advertising campaign against the agreement. He also put AIPAC in the same category as the Republicans who “were responsible” for leading the US into the Iraq war.

 

For AIPAC – which has traditionally relied on a broad coalition of social and political forces in the US that view Israel’s security as both a moral cause and a vital national interest – this is not any old defeat. The Republican-backed crusade against a key agreement negotiated by a Democratic president, with his party’s overwhelming support, has threatened the bipartisan foundations of Israel’s cause in America.

 

Of course, the nuclear deal involved more than just the US and Iran. AIPAC was opposing an international agreement that six major world powers – China, France, Germany, Russia, the United Kingdom, and the US – had already signed and that the United Nations had approved. Even some of Israel’s staunchest supporters in Congress were unlikely to deal a potentially devastating blow to America’s international credibility, and the idea that the negotiating countries would all agree to reopen the talks to produce a “better deal” was sheer fantasy. Yet that is the objective that Netanyahu set for AIPAC.

 

The row over the Iran deal is bound to be a watershed moment for American Jews, among whom sharp divisions have formed. Indeed, the American Jewish Committee 2015 Survey of American Jewish Opinion reports the emergence of “two diverging Jewish sub-communities,” with a growing number of Jews feeling alienated by the organizations that claim to represent them.

 

AIPAC represents a striking anomaly in the life of American Jews. It is increasingly identified with the Republican agenda and Israel’s evangelical Christian supporters, even though polls have repeatedly shown that Jews are America’s most liberal ethnic group.

 

The truth is that American Jews largely opposed the Iraq war. They overwhelmingly vote for the Democratic Party. They define their religion as moderate and liberal, with many upholding gay rights and abortion, both anathema to evangelical Christians. The majority of American Jews even support the creation of a Palestinian state. And, although they are far from united on the Iran deal, the agreement’s supporters outnumber its opponents.

 

Much of the blame for the damage that has been done – to AIPAC, American Jewish communities, and even the US political process – falls on Netanyahu. But he is unlikely to face retribution for any of it. On the contrary, the Obama administration has already begun the discussions it promised on upgrading Israel’s strategic capabilities. As Arab countries throughout the Middle East melt down – with increasingly significant spillover effects in the West – Israel continues to represent a stable regional partner for the US.

 

More dangerous, Netanyahu could achieve his next goal: preventing a strategic détente between the US and Iran that would enable cooperation in resolving major regional conflicts, from Yemen to Syria. After all, Obama’s victory on the nuclear deal may have been inevitable, but it was far from easy. An odd coalition of Iranian radicals, AIPAC, the Saudi-led Sunni alliance, the Israeli government, and US politicians from both parties have already compelled Obama to promise additional sanctions on Iran for its sponsorship of terrorism. As a result, America’s cold war with Iran is likely to persist.

 

Shlomo Ben-Ami

 

 

Shlomo Ben-Ami, a former Israeli foreign minister, is Vice President of the Toledo International Center for Peace. He is the author of Scars of War, Wounds of Peace: The Israeli-Arab Tragedy. (From Project Syndicate).

Shlomo Ben-Ami is a former Israeli diplomat, politician and historian.

Biography: Ben-Ami was born in Tangiers, Tangier International Zone, on 17 July 1943, and immigrated to Israel in 1955. He was educated at Tel Aviv University and St Antony's College, Oxford from which he received a D.Phil. in history. Ben-Ami speaks fluent Hebrew, Spanish, French and English.

Academic career: He was a historian at Tel Aviv University from the mid-1970s, serving as head of the School of History from 1982 to 1986. His initial field of study was Spanish history, and his 1983 biography of the former Spanish Dictator, General Primo de Rivera (1923–1930), is recognized as the most authoritative study on this subject. He later turned his attention to the history of Israel and the Middle East, leaving a legacy of expertise in Spanish inter-war year politics.

Diplomatic and political career: From 1982 until 1986, before he entered politics, he was the Israeli ambassador to Spain. In 1996 he was elected to the Knesset on Labour's list.

When the One Israel-led government of Ehud Barak took office in July 1999, Ben-Ami became the Minister of Internal Security, responsible for the Israel Police. In August 2000, when David Levy resigned as Foreign Minister during talks with Palestinian leaders in the United States, Barak designated Ben-Ami to be the acting Foreign Minister and he was officially appointed to the role in November 2000.

Ben-Ami remained Foreign Minister and Security Minister until March 2001, when, having won elections, Ariel Sharon took over from Barak. Ben-Ami refused to serve in the Sharon government and resigned from the Knesset in August 2002.

In their report published in 2003, the Or Commission held him responsible for the behavior of security forces during the October 2000 riots in which Israeli police killed 12 Israeli Arabs and one Palestinian, and failed to predict and control rioting which resulted in the death of a Jewish Israeli. The report recommended that Ben-Ami be disqualified from serving as Internal Security Minister in the future. Despite the disqualification, Ben-Ami was not considered to be a hard-liner in Israeli relations with the Palestinians and during his time in the Barak government, he was a political rival of Shimon Peres.

Ben-Ami is currently Vice-President of the Toledo International Centre for Peace (TICpax), which, according to its mission statement, "seeks to contribute to the prevention and resolution of violent or potentially violent international or intranational conflicts and to the consolidation of peace, within a framework of respect and promotion of Human Rights and democratic values."

His latest book is Scars of War, Wounds of Peace: The Israeli–Arab Tragedy (Oxford, 2006) challenges many of the founding myths in Israel's modern history especially related to the war of independence. Ben-Ami backed the Meretz party for the 2009 Knesset elections.  (From Wikipedia)

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây

Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

More in English topic: please click here

Về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh