(China’s New Emperor)
By Chris Patten
Nguyễn Lương Sỹ dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
Project Syndicate
Oct 25-2017.
Hoàng đế Tập Cận Bình, in trên hình bìa Tạp chí The Economist
Một giai thoại về chuyến thăm Trung Cộng của Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon vào năm 1972 từ lâu được xem như là sự chứng thực cho tầm nhìn dài hạn của các nhà lãnh đạo Trung Cộng về lịch sử. Chu Ân Lai, nhân vật số hai mẫn cán của Mao Trạch Đông, được cho là đã trả lời câu hỏi về các bài học của cuộc Cách mạng Pháp bằng cách nói rằng còn quá sớm để nói lên được điều gì. Nhưng thực tế, theo các nhà ngoại giao có mặt ở đó, Chu không tranh luận về cuộc cách mạng năm 1789, mà là về phong trào nổi dậy của sinh viên ở Paris năm 1968, do đó có lẽ đúng là vẫn còn quá sớm để có thể nói lên điều gì.
Sau sự hiểu lầm này, bài học từ cuộc Cách mạng Pháp đã trở lại với Trung Cộng. Ngay sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Cộng lần thứ 18 vào năm 2012, cuốn “The Old Regime and the Revolution” (Chế độ cũ và Cách mạng) của Alexis de Tocqueville viết năm 1856 đã trở thành cuốn sách “phải đọc” dành cho cán bộ cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Cộng. Giá trị của cuốn sách được ca ngợi nhiệt tình nhất bởi Vương Kỳ Sơn, người chèo lái chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình và có lẽ là đồng minh thân cận nhất của chủ tịch Tập.
Toqueville lập luận rằng sự thịnh vượng ngày càng cao của nước Pháp thế kỷ 18 đã thực sự khiến cho việc quản lý đất nước này trở nên khó khăn hơn. Khi người dân trở nên giàu có, họ cũng đồng thời quan tâm nhiều hơn đến bất bình đẳng kinh tế và xã hội và do vậy sự bất bình đối với những người có quyền lực và giàu có ngày càng gia tăng. Những nỗ lực cải cách hệ thống chỉ làm nổi bật thêm tình trạng dễ tổn thương của chính nó. Cách mạng đã theo sau, quét sạch nền quân chủ và tầng lớp quý tộc. Đầu họ đã rơi.
Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 19 mới kết thúc của Trung Cộng đã cho thấy mức độ nằm lòng quan điểm của Toqueville trong giới lãnh đạo Trung Cộng. Ông Tập đã khẳng định quyền lực không tranh cãi của mình đối với Đảng và quốc gia. Tập Cận Bình củng cố vị thế của mình trong suốt nhiệm kỳ đầu tiên, bằng cách đảo ngược phần lớn di sản để lại của Đặng Tiểu Bình, bao gồm việc mở cửa nền kinh tế, tách bạch Đảng ra khỏi chính quyền, và đường lối “giấu mình chờ thời” về chính sách đối ngoại và an ninh.
Tập cũng triệt tiêu các đối thủ tiềm tàng, chủ yếu dựa vào chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng nhắm đến các quan chức từng được xem là không thể đụng đến. Ông đã giám sát cuộc thanh trừng lớn nhất từ trước tới nay tại Ủy ban Trung ương Đảng. Ông thẳng tay đàn áp cả những chỉ trích và dấu hiệu bất đồng chính kiến dè dặt nhất, và thậm chí cấm truyện cười trên Internet, gồm cả những hình ảnh hài hước so sánh ông với chú gấu Winnie the Pooh.
Nếu ở một quốc gia khác, những phương thức như vậy có thể gây ra chỉ trích gay gắt, với những cáo buộc rằng hành vi của Tập đã đưa đất nước trở lại chế độ độc tài kiểu Leninist cũ kỹ. Tuy nhiên, ở Trung Cộng, những phương thức này đã thu hút được những lời ca ngợi từ giới quan sát, những người tin rằng ông Tập đang dẫn dắt con đường hiện thực hóa “giấc mơ Trung Hoa” nhằm phục hưng đất nước.
Nhưng, đối với một vài người, giấc mơ đó đang trên bờ vực trở thành cơn ác mộc. Các xu hướng dân số đang đe dọa biến sự dư thừa lao động vốn mang lại tốc độ tăng trưởng cao cho Trung Cộng trong những thập niên vừa qua thành thiếu hụt lao động với tốc độ chưa từng có. Ô nhiễm và khan hiếm nguồn nước, cùng với phát thải khí CO2 và mức độ ô nhiễm không khí gây chết người đang đe dọa sức khỏe người dân và hủy hoại sự bền vững của nền kinh tế Trung Cộng.
Ngoài ra, tăng trưởng GDP của Trung Cộng, mặc dù rất đáng hoan nghênh, lại đang được tiếp sức chủ yếu bởi sự kết hợp các khoản nợ đang tăng nhanh và bong bóng tài sản tràn lan. Thậm chí các nhà nghiên cứu Trung Cộng cũng thừa nhận rằng đất nước của họ đang có một trong những mức độ bất bình đẳng thu nhập lớn nhất trên thế giới. Khi mà người nghèo ngày càng nghèo đi, và người giàu mỗi lúc một giàu hơn, nhiều người đang đặt câu hỏi rằng liệu “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Cộng” thực sự nghĩa là gì.
Dĩ nhiên, luôn có những người lạc quan mang lại những suy nghĩ tích cực. Phần lớn khoản nợ của Trung Cộng là nợ trong nước, bởi lẽ các ưu tiên chính trị đã định hướng việc vay mượn bên cạnh các cân nhắc về mặt thương mại. Trung Cộng ủng hộ các nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu. Phần lớn người dân trở nên khá giả hơn, dù không đồng đều. Và chính quyền của Tập ít nhất cũng đang làm điều gì đó nhằm tiêu diệt tình trạng tham nhũng tràn lan trong Đảng Cộng sản Trung Cộng.
Chúng ta đều nên hy vọng rằng ít nhất cũng có một vài điều mà những người lạc quan về Trung Cộng nói là đúng; nếu sự tăng trưởng kinh tế của Trung Cộng sụp đổ, tất cả nền kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng, ngay cả khi những người lạc quan đã đúng, thì tuyên bố của ông Tập rằng Trung Cộng đã tìm ra được con đường tốt hơn để vận hành một xã hội và nền kinh tế hiện đại dường như còn lâu mới đúng với thực tế.
Chắc chắn rằng, từ những trò hề ngớ ngẩn của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đến sự trỗi dậy đầy tàn phá của chủ nghĩa dân tộc dân túy ở châu Âu, các quốc gia dân chủ đang phải trải qua phần thử thách của mình. Nhưng các hệ thống dân chủ đều có các cơ chế ổn định hóa nội tại vốn cho phép chúng tự điều chỉnh mà không cần đến việc sử dụng bạo lực hay đàn áp.
Nhưng đó không phải là trường hợp của Trung Cộng dưới thời Tập Cần Bình. Có một tranh luận nghiêm túc ở Trung Cộng suốt nhiều năm về vai trò đúng đắn của nhà nước trong quan hệ kinh tế. Một phe cho rằng nếu Đảng Cộng sản Trung Cộng nới lỏng sự kiểm soát nền kinh tế, họ sẽ không tránh khỏi việc mất kiểm soát đối với nhà nước. Những người khác biện luận ngược lại: trừ khi Đảng từ bỏ bớt việc kiểm soát nền kinh tế, họ sẽ mất quyền lực chính trị, vì các mâu thuẫn kinh tế sẽ nhân rộng và sự phát triển trở nên kém bền vững hơn. Ông Tập rõ ràng đã nằm trong nhóm ủng hộ vai trò lớn hơn của nhà nước.
Nhưng không chỉ có Đảng là đối tượng mà ông Tập làm gia tăng quyền lực, ông cũng gia tăng quyền lực cho cả chính mình. Thực tế, khó để biết được ai đang thăng cấp trong nấc thang quyền lực của Đảng và ai sẽ bị triệt hạ bởi bất đồng ý kiến với nhà lãnh đạo tối cao. Điều đó không ngăn cản được những người ngoài cuộc suy đoán, nhưng trò chơi phỏng đoán này cũng chẳng có ích gì. Tập, cũng giống như bất kỳ vị hoàng đế nào khác, sẽ tiếp tục bổ nhiệm những cận thần đi theo con đường mà ông dẫn dắt.
Nhưng quyền lực cao sẽ đi kèm với trách nhiệm lớn – và, ở điểm này, quyền lực của Tập gần như tuyệt đối. Đó sẽ là gánh nặng cho một người duy nhất. Tập có thể thông minh hơn nhiều so với Trump (vốn không phải là một đối thủ khó khăn để vượt qua), nhưng điều đó là không đủ để bảo đảm một tương lai ổn định và thịnh vượng cho Trung Cộng. Và, nếu mọi thứ chệch hướng, tất cả đều biết sẽ phải đổ lỗi cho ai. Đó là lý do tại sao các triều đại độc tài thường có chung một kết cục. Chẳng cần phải đọc Toqueville mới nhận ra điều này.
Chris Patten
Nguyễn Lương Sỹ dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
Chris Patten, Thống đốc người Anh cuối cùng của Hong Kong và cựu Ủy viên đối ngoại của Liên minh châu Âu, là Hiệu trưởng trường Đại học Oxford. (Theo Project Syndicate)
China’s New Emperor
By Chris Patten
Project Syndicate
Oct 25-2017.
In another country, Chinese President Xi Jinping's concentration of power might trigger accusations of latter-day totalitarianism. In China, however, Xi's behavior has drawn praise from observers who believe that he is leading the way to the fulfillment of the “Chinese dream” of national rejuvenation.
HONG KONG – An anecdote about US President Richard Nixon’s visit to China in 1972 has long been regarded as confirmation of the long view of history taken by Chinese leaders. Zhou Enlai, Mao’s dutiful number two, is said to have responded to a question about the lessons of the French Revolution by saying that it was too soon to tell. In fact, according to diplomats who were there, Zhou was discussing not the revolution of 1789, but the 1968 student uprising in Paris, so it probably really was too soon to tell.
After this false start, lessons from the French Revolution have made a comeback in China. Shortly after the 18th National Congress of the Chinese Communist Party in 2012, it was reported that Alexis de Tocqueville’s The Old Regime and the Revolution, written in 1856, had become a “must-read” for senior CCP cadres. The book’s merits were most enthusiastically touted by Wang Qishan, the man at the helm of President Xi Jinping’s anti-corruption campaign and perhaps Xi’s closest ally.
Toqueville argued that growing prosperity in eighteenth-century France had actually made it more difficult to govern the country. As people became wealthier, they also became more aware of social and economic inequalities and thus increasingly resentful of the rich and powerful. Attempts to reform the system only highlighted its vulnerabilities. Revolution followed, sweeping away the monarchy and aristocracy. Their heads literally rolled.
The CCP’s just-completed 19th National Congress showed the extent to which China’s leaders have taken Toqueville’s insights to heart. Xi asserted his undisputed authority over his party and country. Xi consolidated his position during his first term, by reversing much of Deng Xiaoping’s legacy, including the opening of China’s economy, the separation of the CCP from government, and a low-key approach to foreign and security policy.
Xi has also swept aside potential rivals, relying primarily on his far-reaching anti-corruption campaign to target officials previously thought to be untouchable. He has just overseen the largest-ever purge of the CCP Central Committee. He has cracked down on even the most restrained criticism or signs of dissent, and has even banned Internet jokes, including memes comparing him to Winnie the Pooh.
In another country, such measures might trigger harsh reproach, with critics accusing Xi of turning his country into an old-school Leninist dictatorship. In China, however, they have drawn praise from observers who believe that Xi is leading the way to the fulfillment of the “Chinese dream” to rejuvenate the country.
But, for some, the dream is on the verge of becoming a nightmare. Demographic trends are threatening to turn the labor surplus that helped drive China’s rapid growth over the last few decades into a labor shortage at an unprecedented pace. Water contamination and scarcity, alongside carbon dioxide emissions and lethal levels of air pollution, are imperiling people’s health and jeopardizing the sustainability of China’s economic performance.
Moreover, Chinese GDP growth, while welcome, is being fueled largely by a combination of fast-rising debt and widespread property bubbles. Even Chinese researchers admit that their country has one of the highest levels of income inequality in the world. As the poor get poorer and the rich get richer, many are asking if this is what “socialism with Chinese characteristics” really means.
Of course, there is always an optimist around to offer a positive spin. China owes most of its debt to itself, because political priorities guide lending as much as commercial considerations do. China supports international efforts to address environmental degradation and climate change. Most people are becoming better off, if unevenly. And Xi’s administration is at least doing something to stamp out the endemic corruption in the CCP.
We should all hope that at least some of what China’s cheerleaders say is true; if Chinese growth collapses, the entire global economy will suffer. But, even if the optimists are partly vindicated, Xi’s claim that China has found a better way to run a modern society and economy seems far wide of the mark.
To be sure, from the stupefying antics of US President Donald Trump to the damaging rise of populist nationalism in Europe, democratic countries are experiencing their share of trials. But democratic systems have built-in stabilizing mechanisms that enable them to right themselves without resorting to violence or repression.1
That is not the case in Xi’s China. For years, there was a serious debate in China about the state’s proper role in economic affairs. One camp maintained that if the CCP relaxed its grip on the economy, it would inevitably lose control of the state. Others argued just the opposite: unless the Party ceded more economic control, it would lose political power, as the economy’s contradictions multiplied and development became less sustainable. Xi clearly falls into the statist camp.
But it is not just the Party that Xi is empowering; he is also empowering himself. In fact, it is hard to know who is ascending the CCP’s commanding heights and who will be struck down for disagreeing with the paramount leader. This hasn’t deterred outsiders from speculating, but there is not much point in playing that guessing game. Xi, like any other emperor, will continue to appoint courtiers who follow him wherever he leads.
But with great power comes great responsibility – and, at this point, Xi’s power is virtually absolute. That is a heavy burden for one man. Xi may be much smarter than Trump (not a high hurdle to clear), but that is not enough to guarantee a stable and prosperous future for China. And, if things go wrong, everyone will know whom to blame. There is a reason why dictatorial dynasties tend to end up the same way. You don’t have to read Toqueville to know that.
Chris Patten
Photo taken on Oct 31-2008.
Chris Patten, the last British governor of Hong Kong and a former EU commissioner for external affairs, is Chancellor of the University of Oxford. (From Project Syndicate).
* * *
Xem bài liên hệ cùng chủ đề, click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu, click vào đây
Related story, please click here
More in English topic, please click here
Về trang chính: www.nuiansongtra.net