Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 14, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
TỬ HUYỆT CỦA CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO CHUYÊN QUYỀN
Webmaster

 

(The Autocrat’s Achilles’ Heel)

By Alina Polyakova & Torrey Taussig

Huỳnh Hoa dịch

Foreign Affairs

Febrary 2-2018.

 

 

Cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc đã trở lại. Nga và Trung Cộng – hai cường quốc được lèo lái bởi các nhà lãnh đạo chuyên quyền – đang tích cực thử thách độ bền của trật tự quốc tế khi phương Tây dường như đang thoái trào. Tổng thống Nga Vladimir Putin, không hề bối rối vì những cuộc cấm vận của phương Tây, không chỉ dẫn dắt một chiến dịch tung tin giả mạo ở các nước dân chủ phương Tây để lũng đoạn các cuộc bầu cử quan trọng mà còn tiếp tục duy trì sự chiếm đóng của Nga ở bán đảo Crimea và vùng Donbas ở miền đông Ukraine. Trong khi đó, chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đang khai triển sức mạnh quân sự của Trung Cộng ra Biển Đông và sức mạnh kinh tế trên khắp châu Mỹ Latin, châu Phi và châu Á.

 

Cả hai quốc gia này đều tìm cách tác động tới các nhà nước dân chủ thông qua việc sử dụng “sức mạnh bén” (sharp power). Nhận biết tầm với của Nga và Trung Cộng đang mở rộng, chính phủ của ông Trump đã có quyết định đúng đắn khi nhìn nhận hai quốc gia này là những đối thủ cạnh tranh của Mỹ trong bản Chiến lược An ninh quốc gia và Chiến lược Quốc phòng quốc gia mới công bố gần đây. Lần đầu tiên kể từ ngày 11/9/2001, cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc chứ không phải là chủ nghĩa khủng bố toàn cầu được coi là ưu tiên số một của an ninh quốc gia Hoa Kỳ.

 

Dường như không có biện pháp hiệu quả nào để kiểm soát những tham vọng ngày càng lớn của Putin và Tập. Tuy nhiên, cả hai nhà lãnh đạo này có thể đang thực hiện một lỗi lầm chiến lược. Họ đang đặt cược tương lai và triển vọng quốc tế của đất nước họ vào một chỗ: chính bản thân họ. Trong suốt sự thống trị của mình, Putin và Tập đã có những bước đi nhằm củng cố quyền kiểm soát cá nhân của họ đối với quyền lực. Trong ngắn hạn, đây có thể là một cơ chế tạo sự ổn định nhưng về lâu dài, nó có thể làm trầm trọng thêm những mối căng thẳng nội bộ cố hữu đến mức cuối cùng có thể xói mòn sự cai trị của họ.

 

Là nhà lãnh đạo chuyên quyền lâu năm của hai quốc gia lớn, Putin và Tập cùng đối mặt với hai tình trạng khó xử tương tự nhau: đó là quản lý cuộc cạnh tranh khốc liệt trong giới tinh hoa để thể hiện lòng trung thành và giành quyền kế vị, và cân bằng các tham vọng quốc tế với tình trạng căng thẳng sâu sắc giữa chính phủ trung ương và các khu vực bất ổn trong nước. Khi cả hai nhà lãnh đạo này tìm cách giành thêm nhiều “thắng lợi” để biện minh cho quyền kiểm soát cá nhân của họ ở trong nước, có khả năng họ sẽ theo đuổi mạnh mẽ những chính sách đối ngoại rủi ro hơn, liều lĩnh hơn.

 

Trong khi Hoa Kỳ cân nhắc cách tiếp cận của mình cho thời kỳ mới của chính trị siêu cường, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ sẽ cần phải tính tới chuyện tình trạng căng thẳng nội bộ trong nước cố hữu của các hệ thống cá nhân sẽ tác động tới nghị trình và chính sách ngoại giao của Putin và Tập như thế nào.

 

DAO KIẾM ĐÃ CHÌA RA

 

Các nhà lãnh đạo chuyên quyền phải là những người quản lý tốt. Vị trí của một nhà độc tài chỉ được bảo đảm bởi mạng lưới các thành viên trung thành trong giới tinh hoa của ông ta. Nhưng lòng trung thành chính trị, ngay cả dưới các chế độ chuyên chế, cũng thường xuyên thay đổi. Hoàn toàn có thể chắc chắn rằng Putin sẽ chiến thắng trong cuộc tái tranh cử chức tổng thống vào tháng Ba tới. Như vậy, cuộc cạnh tranh thực thụ nằm ở cuộc đấu đá nội bộ trong giới tinh hoa ở Kremlin – có thời những cuộc chiến tranh nội bộ này được giấu kín nhưng nay chúng ngày càng được phơi bày ra trước mắt công chúng. Ngay cả các đồng minh của Putin, chẳng hạn như Igor Sechin – người đứng đầu tập đoàn Rosneft, cũng đang chấp nhận các rủi ro chính trị để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Hồi tháng 11 năm 2016 Sechin đã thực hiện một chiến dịch đột ngột để hạ bệ bộ trưởng bộ kinh tế Nga Aleksei Ulyukayev qua việc tiết lộ sự tham gia của ông này trong một âm mưu hối lộ. Đã có những dấu hiệu cho thấy vòng kiềm tỏa của ông Putin với giới tinh hoa, và với Sechin nói riêng, đã bị nới lỏng. Được biết ông Putin đã yêu cầu ông Sechin ra điều trần về vụ Ulyukayev nhưng Sechin từ chối, giáng một cái tát công khai vào nhà lãnh đạo Nga.

 

Trong lúc trò chơi cung đình ở Moscow gia tăng cường độ trong thời gian trước cuộc bầu cử tháng Ba, ông Putin sẽ cần chứng tỏ cho giới tinh hoa đang lo âu và dao động rằng ông ta vẫn là nhà lãnh đạo được nhân dân chọn lựa. Để tái khẳng định sứ mệnh được người dân giao cho, ông Putin được biết đang tìm cách đạt được mục tiêu 70/70: thắng một cuộc bầu cử có 70% số cử tri đi bỏ phiếu và giành được 70% số phiếu bầu. Ít ra ông ta cũng cần phải vượt qua kết quả bầu cử năm 2012 (65% số cử tri đi bầu và giành được 64% số phiếu). Về khía cạnh này, hầu như không phải là trùng hợp ngẫu nhiên khi cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm [4 năm] ngày nước Nga sáp nhập bán đảo Crimea, một canh bạc ngoại giao đã giúp cho tỷ lệ ủng hộ ông Putin tăng thêm 21 điểm phần trăm, mức tăng cao nhất từ trước tới nay. Trái lại, việc nước Nga can thiệp vào Syria chỉ mang về cho ông Putin thêm 5 điểm phần trăm, từ 83% lên 88%. Ngoài những cuộc bầu cử, ông Putin còn phải nạp lại năng lượng cho đám đông cử tri ủng hộ ông bằng cách thúc đẩy những cảm xúc dân tộc - dân túy chủ nghĩa – cho đến nay, xâm lấn nước ngoài đã là công thức duy nhất để đạt được mục đích ấy.

 

Không giống như nước Nga của ông Putin, cuộc cạnh tranh trong giới tinh hoa Trung Cộng bị thu gọn trong hệ thống độc đảng đã được thiết chế hóa. Nhưng công cuộc củng cố quyền lực nhanh chóng của ông Tập đang thử thách những giới hạn của mô hình lãnh đạo tập thể của Trung Cộng. Tập được coi là nhà cai trị quyền lực nhất của Trung Cộng từ sau Mao Trạch Đông. Cuộc thâu tóm các chức vụ chính thức của Tập (hiện thời ông ta nắm 13 chức vụ khác nhau) đã lên đến cực điểm khi đại hội 19 của đảng Cộng sản Trung Cộng quyết định thánh hóa “Tư tưởng Tập Cận Bình” trong hiến pháp của quốc gia [chi tiết này có thể tác giả nhầm, đại hội đảng chỉ có thể đưa Tư tưởng Tập Cận Bình vào cương lĩnh của đảng chứ không đưa vào hiến pháp của quốc gia – ND]. Hơn thế nữa, chiến dịch chống tham nhũng khắc nghiệt của Tập, gọi là “đả hổ diệt ruồi” đang thử thách lòng trung thành của giới tinh hoa Trung Cộng. Cho dù Tập lên cầm quyền với sứ mệnh làm trong sạch hàng ngũ của đảng, việc Tập nhổ tận gốc các cán bộ cấp cao và cấp trung đã làm cho nhiều người trong đảng cảm thấy phân vân, không biết sự ưu ái của ông này sẽ đặt ở đâu – và không muốn thử nghiệm chuyện này. Những trường hợp nổi tiếng liên quan tới các “con hổ” bao gồm cả các tướng lãnh như Từ Tài Hậu (Xu Caihou) và Quách Bá Hùng (Guo Boxing) – cả hai đều là phó chủ tịch quân ủy trung ương và đều bị buộc tội tham nhũng nghiêm trọng. Việc các ông tướng này bị thất sủng là lời nhắc nhở rằng trong đảng không có vị trí cao cấp nào là an toàn – một cảm xúc sẽ mang lại cho ông Tập nhiều kẻ thù hơn là tay chân thân tín.

 

Hiện thực mới của Trung Cộng cho thấy nếu ông Tập thể hiện sự ủng hộ cho một cuộc thay đổi chính sách – cho dù quyết đoán hơn hay thận trọng hơn – quyết định của ông ta sẽ không gặp phải sự phản kháng đáng kể nào từ hàng ngũ chóp bu của giới lãnh đạo Trung Cộng. Điều này có thể mang lại cho các nhà lãnh đạo Trung Cộng một ý thức sai lầm về niềm tin vào những khả năng của đất nước họ và dẫn tới kết quả là sự đồng tâm nhất trí trong các cố vấn của Tập. Tuy nhiên, lịch sử đã chứng tỏ, các chiến lược ngoại giao được nghĩ ra dưới hai tiêu chuẩn này thường kết thúc bằng các thảm họa.

 

CĂNG THẲNG TRUNG TÂM-NGOẠI VI

 

Các nước lớn cai trị bởi các nhà lãnh đạo chuyên quyền – những người tập trung quyền kiểm soát – tất yếu sẽ đương đầu với những căng thẳng nội bộ giữa trung tâm và ngoại vi. Theo cơ cấu chính trị, sự quản lý tài chính của nước Nga có tính tập trung cao: các nguồn tài chính như doanh thu sản xuất dầu khí và thuế chảy về Moscow từ các khu vực giàu tài nguyên để phân bổ về những tỉnh nghèo tài nguyên. Trong khi nền kinh tế bùng nổ đầu thập niên 2000 nhờ giá dầu cao thì điện Kremlin có thể duy trì vũ điệu cân bằng, giữ hòa bình giữa 85 tỉnh thành của nước Nga. Nhưng khi giá dầu lao dốc năm 2015 và tiếp tục giữ mức thấp một cách ngoan cố thì ngân sách nhà nước dựa vào dầu khí bị tổn hại rất trầm trọng. Những cuộc cấm vận của phương Tây cũng bắt đầu có tác dụng, góp 1,5% vào sự sút giảm tổng sản lượng quốc gia (GDP) của Nga năm 2015.

 

Khi ngân khố nhà nước co lại cùng với nền kinh tế nói chung, Moscow đã gia tăng rất nhiều phần ngân sách mà các tỉnh phải nộp về trung ương, và các tỉnh này đã bắt đầu phản kháng công khai. Nỗi oán giận đang tăng lên ở vùng Sakhalin giàu tài nguyên dầu mỏ, nơi mà Moscow đòi chia phần lớn hơn từ doanh thu dầu khí. Mùa thu năm ngoái, Moscow thông qua một đạo luật liên bang mới, tìm cách thâu tóm khoảng 75% tiền thuế và tiền chia phần từ dự án Sakhalin-2 đang có nhiều lợi nhuận. Theo luật hiện hành, Moscow chỉ được chia 25%. Các thống đốc và dân chúng địa phương, hiện sống nhờ thu nhập khiêm tốn, đã công khai bày tỏ nỗi phẫn uất của họ thông qua các cuộc biểu tình phản kháng. Cũng trong thời gian này, các vùng miền đối mặt với sự cắt giảm ngân sách cũng than phiền rằng họ không nhận được đủ tiền từ Moscow để duy trì các dịch vụ căn bản và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng. Trên khắp nước Nga, các chính quyền vùng miền đang đòi hỏi nhiều quyền tự chủ hơn, nhiều quyền kiểm soát ngân sách của họ hơn. Khả năng của điện Kremlin nhằm xoa dịu tình hình hoặc đàn áp đối lập đã bị hạn chế bởi nhu cầu liên tục có thêm nhiều tiền và tầm kiểm soát giới hạn ở bên ngoài thủ đô Moscow và thành phố St. Petersburg. Không có sự tăng trưởng kinh tế trong tầm nhìn, Putin sẽ phải đối mặt với tình trạng Catch-22 (bế tắc không lối thoát): nỗi oán hận gia tăng ở các tỉnh đi kèm với nhu cầu thường xuyên phải thúc đẩy sự ủng hộ của dân chúng thông qua các chiến dịch tốn kém ở nước ngoài.

 

Tập Cận Bình cũng phải xử lý vấn đề mối căng thẳng giữa trung ương và ngoại vi, trong lúc ngự trị trên sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa ái quốc sôi nổi trên khắp Trung Quốc. Bài diễn văn ba tiếng rưỡi đồng hồ mà Tập đọc trước đại hội 19 [của đảng Cộng sản] hồi tháng 10 đầy những xúc cảm dân tộc chủ nghĩa. Ông ta tái khẳng định lời hứa sẽ thúc đẩy một “cuộc trẻ hóa vĩ đại của đất nước Trung Hoa” và thề sẽ khôi phục vị trí xứng đáng của nước này trên thế giới. Bằng một giọng điệu huênh hoang, Tập khoe khoang dự án Trung Quốc bồi đắp các đảo nhân tạo ở Biển Đông như là một trong những thành quả vĩ đại nhất của ông ta. Nhưng những kế hoạch đầy tham vọng của Tập đối với Trung Quốc, cả với trong nước lẫn quốc tế, đều có giá của chúng. Tập đã phải tiêu tốn rất nhiều nguồn lực để trấn áp những cộng đồng dân chúng bất mãn của Trung Quốc, như ở Hong Kong và Tân Cương. Những nỗ lực này có nghĩa là phải bảo đảm sự ổn định quốc nội, sự an toàn của chế độ và cảnh cáo tất cả các công dân Trung Quốc phải hậu thuẫn cho “giấc mộng Trung Hoa” của Tập.

 

Vào tháng 11-2017, đại hội nhân dân toàn quốc [tức quốc hội] Trung Quốc yêu cầu vùng lãnh thổ bán tự trị Hong Kong phải tuân thủ “Luật quốc ca” của Trung Quốc, theo đó mọi hành vi sỉ nhục hoặc không tôn trọng bài quốc ca Trung Quốc đều là phi pháp và bị phạt tù giam. Hành động này có lẽ là một phản ứng chống lại những người biểu tình không phục tùng ở Hong Kong, những người đã từng la ó khi bài quốc ca Trung Quốc được cất lên trong các trận đấu bóng đá gần đây. Có thời là hình mẫu cho một nước Trung Quốc cởi mở và phồn vinh, khả năng của Hong Kong trong việc chống chọi với hệ thống chuyên chế ngày càng lấn tới của Trung Quốc đang phai mờ dần. Ở tỉnh Tân Cương phía tây bắc, Tập đã thực thi sự giám sát hà khắc và áp bức của cảnh sát đối với toàn bộ khối dân Uighur thiểu số. Trong khi Bắc Kinh tuyên bố rằng những biện pháp này là nhằm xử lý mối đe dọa khủng bố, những quan hệ căng thẳng cũng nhắm tới nỗi oán hận đang gia tăng trong cộng đồng dân chúng địa phương đối với chính quyền trung ương.

 

Sự bất đồng nội bộ đặt đảng Cộng sản Trung Quốc vào vị trí khó khăn. Một mặt, ông Tập nhắm tăng cường tính chính danh nội bộ của ông ta thông qua những lời kêu gọi dân tộc chủ nghĩa, trong khi mặt khác, ông tìm cách tái bảo đảm cho các lân bang đang lo ngại rằng đất nước ông mong muốn hòa bình và hợp tác. Nhìn về phía trước, nếu Tập nhận thấy rằng, dập tắt sự bất ổn nội bộ bằng tuyên truyền dân tộc chủ nghĩa và thể hiện sức mạnh về những lợi ích cốt lõi như Biển Đông quan trọng hơn là trấn an các quốc gia láng giềng thì sự ổn định có thể sẽ bị tổn hại.

 

ỔN ĐỊNH ĐẾN KHI KHÔNG CÒN NỮA

 

Khi Putin và Tập xử lý những mối căng thẳng nội bộ trong giới tinh hoa và dân chúng, [thế giới] sẽ trở nên ngày càng khó đấu tranh với chiến lược đối ngoại của họ. Trong lúc theo đuổi những lợi ích an ninh quốc gia của mình, Hoa Kỳ sẽ cần phải cân nhắc chống lại một Trung Quốc hung hăng hơn và một nước Nga hay thay đổi. Mặc dù những thách thức mà Putin và Tập đặt ra sẽ xâm chiếm suy nghĩ của Hoa Kỳ trong nhiều năm tháng sắp tới, nhưng trong ngắn hạn, chính phủ Trump cần phải có những bước đi cụ thể để ứng phó với hai nhà nước cạnh tranh này.

 

Cuộc can thiệp của Putin vào Ukraine và Syria dường như bất ngờ với chính quyền Obama, và hậu quả là phản ứng của Hoa Kỳ diễn ra chậm chạp và thận trọng. Cần phải phản ứng nhanh và quyết liệt hơn đối với những cuộc can thiệp của Nga trong tương lai. Trong khi không thể nào biết chính xác ông Putin có thể nắm bắt cơ hội sắp xảy ra để phát động một cuộc tấn công quy ước hoặc phi quy ước vào đất nước nào, lãnh thổ nào, chính phủ Trump vẫn cần phải chuẩn bị cho hàng loạt hành vi xâm lấn có thể xảy ra, cho dù đó là một cuộc chiến tranh nửa bí mật nửa công khai chống lại các quốc gia chung biên giới với Nga hoặc tiếp tục các chiến dịch tung tin giả ở phương Tây.

 

Tuy vậy, những tham vọng toàn cầu của Tập mới đặt ra thách thức lớn nhất trong dài hạn cho nước Mỹ. Trung Cộng có được lợi thế thời gian; năng lực quân sự và kinh tế của Trung Cộng đang gia tăng tương đối so với Hoa Kỳ. Vì vậy, chính phủ Trump ngay bây giờ nên tận dụng lợi thế hiện có. Điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ nên đầu tư vào các mối quan hệ đối tác đã thiết lập từ lâu, xây dựng quan hệ với các quốc gia khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương để làm giảm những khích lệ cho hành vi xâm lược từ phía Trung Cộng.

 

Cuối cùng, sự củng cố quyền kiểm soát của Putin và Tập sẽ buộc họ phải chịu trách nhiệm cá nhân về những thành công và sai lầm của chính phủ của họ. Họ không thể đổ trách nhiệm cho ai được. Đổi lại, Putin và Tập sẽ có thể ứng phó với áp lực tăng trưởng kinh tế và chính trị bằng cách tìm thêm nhiều quyền kiểm soát ở trong nước trong khi chấp nhận rủi ro lớn hơn ở nước ngoài. Đối nội, điều đó có nghĩa là những biện pháp hà khắc hơn để bịt miệng phe đối lập, trung hòa cuộc cạnh tranh chính trị và hạn chế quyền tiếp cận thông tin. Nhưng đàn áp là phương cách tốn kém để bảo đảm sự tuân phục lâu dài của công dân. Có thể Putin và Tập sẽ thấy cách thức dễ dàng hơn để nâng cao tính chính danh là mô tả chế độ của họ như là “người bảo vệ của nhân dân”, chống lại những thế lực thù địch bên ngoài và như vậy họ có thể cảm thấy nhu cầu theo đuổi những chiến thuật hung hăng ở nước ngoài cho dù những động lực này cuối cùng sẽ chỉ làm sâu thêm sự rạn nứt trong mỗi chế độ. Putin và Tập trông giống như những nhà lãnh đạo độc tài quyền lực nhất thế giới, nhưng câu châm ngôn xưa cũ vẫn còn áp dụng được: các chế độ chuyên chế ổn định cho đến khi chúng không còn nữa.

 

Alina Polyakova & Torrey Taussig

Huỳnh Hoa dịch

 

Alina Polyakova là nhà nghiên cứu thuộc chương trình Chính sách đối ngoại, Viện Brookings, Mỹ. Torrey Taussig là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ chương trình Chính sách đối ngoại của Viện Brookings và tại Trung tâm Belfer về khoa học và những vấn đề quốc tế thuộc trường Kennedy của Đại học Harvard. (Theo Foreign Affairs).

 

THE AUTOCRAT’S ARCHILLES’ HEEL

By Alina Polyakova & Torrey Taussig

Foreign Affairs

Febrary 2-2018.

 

Could Putin and Xi Undermine Their Own Rule?

 

 

Chinese President Xi Jinping and Russian President Vladimir Putin at

the BRICS Summit in Xiamen, China, Sep. 5, 2017. Tyrone Siu/ Reuters

 

Great power competition is back. Russia and China—two great powers with autocrats at their helms—are actively testing the durability of the international order as the West seemingly retreats. Russian President Vladimir Putin, unfazed by Western sanctions, not only led a disinformation campaign in Western democracies to disrupt major elections, but continues to maintain Russia’s occupation of Crimea and the Donbas region in eastern Ukraine. Chinese President Xi Jinping, meanwhile, is projecting China’s military power into the South China Sea and its economic might across Latin America, Africa, and Asia. Both countries also seek to influence democratic states through the use of “sharp power.” Aware of Russia and China’s growing reach, the Trump administration made the right decision to identify the two nations as U.S. competitors in its recently released National Security Strategy and National Defense Strategy. For the first time since September 11, 2001, great power competition, rather than global terrorism, is considered the number one priority for U.S. national security.

 

There seem to be no effective checks to Putin and Xi’s growing ambitions. Both leaders, however, could be making a strategic error. They are staking their countries’ futures, and international trajectories, on one thing: themselves. Throughout their respective reigns, Putin and Xi have taken steps to consolidate their personal control on power. This may work as a stabilizing mechanism in the short term, but in the long term, can exacerbate inherent domestic tensions that could eventually undermine their rule. Putin and Xi face two similar dilemmas as long-time autocrats of large countries: managing brutal elite competition for loyalty and succession, and balancing international ambitions with deepening tensions between the central government and restive regions. As both leaders seek more “wins” to justify their personal control at home, they may increasingly pursue riskier and bolder foreign policies.

 

As the United States weighs its approach to this new era of great power politics, U.S. policymakers will need to take into account how the internal domestic tensions inherent to personalist systems will affect Putin and Xi’s foreign policy agendas.

 

THE KNIVES ARE OUT

 

Autocrats have to be good managers. A strongman’s position is only as secure as his network of elite loyalists. But political loyalties, even in authoritarian regimes, are fickle. It is quite certain that Putin will win reelection in March. Thus, the real competition lies in the internal jockeying among the Kremlin elite—once hidden, these internal battles are increasingly being played out in public view. Even Putin’s allies, such as Igor Sechin, the head of Rosneft, are taking political risks to push out potential competitors. In November 2016, Sechin carried out a sting operation that took down former Russian Economy Minister Aleksei Ulyukayev by exposing his involvement in a bribery scheme. There are also signs that Putin’s grip on the elite, and on Sechin in particular, is loosening. Putin reportedly asked Sechin to testify in the Ulyukaev case, but Sechin refused, dealing a public blow to the Russian leader.

 

As Moscow’s palace games intensify in the lead up to the March election, Putin will need to prove to an anxious and wavering elite that he is still the people’s chosen leader. To reaffirm his mandate, Putin is reportedly seeking to achieve a 70/70 goal: to win the election with a 70 percent turnout and with 70 percent of the vote. At the very least, Putin will need to surpass his 2012 results (65 percent turnout with 64 percent of the vote). In this regard, it is most likely not a coincidence that the presidential elections are being held on the anniversary of Russia’s annexation of Crimea, a foreign policy gamble that increased Putin’s popularity ratings by 21 percentage points, his largest boost to date. In contrast, Russia’s intervention in Syria produced only a five percent bump for Putin, from 83 to 88 percent. Beyond the elections, Putin will have to reenergize his support base by shoring up nationalist-populist sentiments—so far, foreign incursions have been the only winning formula to achieve that goal.

 

Unlike in Putin’s Russia, elite competition in China is contained within the institutionalized one-party system. Yet Xi’s rapid consolidation of control is testing the bounds of China’s collective leadership model. Xi is considered the most powerful ruler in China since Mao Zedong. Xi’s accumulation of official titles (he currently holds thirteen) culminated in the decision at the 19th Party Congress to enshrine “Xi Jinping Thought” in the nation’s constitution. Moreover, Xi’s stringent anti-corruption campaign, known as “killing tigers and swatting flies,” is testing the loyalty of the elite. Although Xi came into office with a mandate to clean up the party ranks, Xi’s weeding out of high- and low-level cadres has left many in the Party unsure of where Xi’s favor lies—and unwilling to test it. Prominent cases involving the “tigers” include Xu Caihou and Guo Boxiong, both former vice chairs of the Central Military Commission, who were both found guilty of extraordinary corruption. Their falls from grace serve as reminders that no position in the party is safe—a sentiment that may leave Xi with more enemies than loyalists.

 

This new reality in China indicates that if Xi shows support for a policy shift—whether aggressive or cautious—his decision is unlikely to meet significant pushback from the upper echelons of the Chinese leadership. This can give Chinese leaders a false sense of confidence in their national capabilities and result in “groupthink” among Xi’s advisers. History reveals, however, that foreign policy strategies devised under both criteria often end with disastrous results.

 

CENTER-PERIPHERY TENSIONS

 

Large countries ruled by authoritarian figures who centralize control inevitably face internal tensions between the center and the periphery. As with its political structures, Russia’s management of its finances is highly centralized: resources such as oil production revenues and taxes flow from the resource-rich regions to Moscow for redistribution to the resource-poor provinces. While the economy was booming in the early 2000s due to high oil prices, the Kremlin could maintain the delicate dance of keeping the peace among Russia’s 85 provinces. But as oil prices collapsed in 2015 and as they remain stubbornly low, Russia’s hydrocarbon-dependent state budget has suffered. Western sanctions have also begun to take a toll, contributing 1.5 percent to Russia’s decline in GDP in 2015.

 

As the state coffers shrunk along with the overall economy, Moscow took a larger cut of revenues from the provinces, which are now starting to openly rebel. Resentment is growing in the oil-rich Sakhalin region, where Moscow has laid claim to increasingly larger shares of the oil revenues. Last fall, Moscow passed new federal legislation seeking to siphon 75 percent of tax and royalties from the profitable Sakhalin-2 project. Under current law, Moscow receives a 25 percent cut. Governors and local populations, already living on meager incomes, are openly airing their grievances through protests. At the same time, regions facing a budget shortfall complain that they are not getting enough from Moscow to maintain basic services and infrastructure. Across Russia, regional governments are demanding more autonomy and more control over their budgets. The Kremlin’s ability to calm the waters or to repress dissent is constrained by its continued need for more money and its limited reach outside of Moscow and St. Petersburg. Without economic growth in sight, Putin will face a Catch-22: increased resentment in the provinces coupled with a constant need to shore up popular support through costly operations abroad.

 

Xi Jinping is also having to deal with center-periphery tensions, all the while presiding over the rise of ardent nationalism and patriotism across China. Xi’s three-hour speech at the 19th Party Congress in October was full of nationalist sentiment. He reaffirmed his promise to usher in a “great rejuvenation of the Chinese nation” and vowed to restore the country to its rightful place in the world. Taking a more strident tone, Xi boasted of China’s South China Sea island reclamation project as one of his greatest achievements. But Xi’s ambitious plans for China, internally and internationally, come at a cost. Xi is having to expend significant resources to crack down on China’s more restive populations, including in Hong Kong and Xinjiang. These efforts are meant to ensure domestic stability and regime security and to warn all Chinese citizens to stand behind Xi’s “Chinese Dream.”

 

In November 2017, China’s National People’s Congress demanded that the semi-autonomous Hong Kong adopt its “National Anthem Law,” which makes insulting or disrespecting the national anthem illegal and punishable by jail time. This may have been a response to defiant protesters in Hong Kong who have taken to booing the Chinese anthem at soccer matches in recent years. Once a model of what a prosperous and open China could look like, Hong Kong’s ability to withstand China’s encroaching authoritarian system is fading. In the northwestern province of Xinjiang, Xi has carried out draconian and repressive police surveillance over the minority Uighur population. While Beijing claims that these measures are to address terrorist threats, the tensions are also about rising resentment among the local population toward the central government.

 

Internal dissent puts the Communist Party of China in a difficult position. On the one hand, Xi is aiming to increase his domestic legitimacy through nationalistic appeals, while on the other hand, he is seeking to reassure China’s wary neighbors that his nation wants peace and cooperation. Looking ahead, if Xi finds that quelling domestic instability through national propaganda at home and shows of strength on core interests like the South China Sea is more important than assuaging regional actors, then stability will likely suffer.

 

STABLE UNTIL THEY’RE NOT

 

As Putin and Xi deal with internal tensions among their elites and their broader populations, their foreign policy strategies will become increasingly difficult to contend with. The United States will need to strike a balance against a more assertive China and a volatile Russia as it pursues its own national security interests. Although the challenges that Putin and Xi present will engage the United States for years to come, in the immediate term, the Trump administration should take specific steps to manage these two competitor states.

 

Putin’s intervention in Ukraine and Syria seemingly caught the Obama administration by surprise, and as result, the response was slow and cautious. Future Russian interventionism will require a quick and decisive response. While it is impossible to know exactly where Putin may next seize the opportunity to launch a conventional or nonconventional strike, the Trump administration should prepare responses for a range of possible aggression, whether it’s a hybrid war against states on Russia’s periphery or continued disinformation campaigns in the West.

 

Xi’s global ambitions, however, present the greatest long-term challenge to the United States. China has time on its side; its military and economic capabilities are growing relative to the United States’. The Trump administration should thus leverage its current advantages now. This means investing in long-established partnerships and building new relationships with states in the Indo-Pacific region to diminish incentives for aggression on China’s part.

 

In the end, Putin and Xi’s consolidation of control will leave them personally responsible for their governments’ successes and missteps. The buck stops with them. In turn, Putin and Xi will likely respond to growing economic and political pressures by seeking more control at home while taking greater risks abroad. Domestically, this will mean harsher measures to silence the voices of the opposition, to neuter political competition, and to restrict access to information. But repression is a costly way to ensure long-term compliance from a citizenry. Putin and Xi might find it easier to enhance legitimacy by depicting their regimes as “defenders of the people” against malevolent outsiders and thus might feel the need to pursue aggressive tactics abroad, even though these impulses will ultimately only deepen the cracks in each regime. Putin and Xi may look like the world’s most powerful strongmen, but the age-old axiom still applies: authoritarian regimes are stable, until they are not.

 

Alina Polyakova & Torrey Taussig

 

 

Alina Polyakova is the David M. Rubenstein Fellow in the Foreign Policy program at the Brookings Institution. (From The Foreign Affairs).

Alina Polyakova is the David M. Rubenstein Fellow in the Foreign Policy program's Center on the United States and Europe and adjunct professor of European studies at the Paul H. Nitze School of Advanced International Studies at Johns Hopkins University. She specializes in European politics, far-right populism and nationalism, and Russian foreign policy. Polyakova's recent book, "The Dark Side of European Integration" (ibidem-Verlag and Columbia University Press, 2015) examines the rise of far-right political parties in Western and Eastern Europe. She has also written extensively on Russian political warfare, Ukraine, and trans-Atlantic relations.

Prior to joining Brookings, she served as director of research and senior fellow for Europe and Eurasia at the Atlantic Council. She is a term member of the Council on Foreign Relations and a Swiss National Science Foundation senior research fellow. Polyakova's writings have appeared in The New York Times, Wall Street Journal, Foreign Affairs, Foreign Policy, The American Interest, as well as a number of academic journals and media outlets. She has also been a fellow at the Fulbright Foundation, Eurasia Foundation, Woodrow Wilson International Center for Scholars, National Science Foundation, Social Science Research Council, International Research and Exchanges Board (IREX), and a Senior Research Fellow and Lecturer at the University of Bern.

Polyakova holds a doctorate and master's in sociology from the University of California, Berkeley, and a bachelor's in economics and sociology with highest honors from Emory University. She speaks Russian and German. (From The Brooking Institute).

 

 

Torrey Taussig is a Postdoctoral Fellow in the Foreign Policy program at the Brookings Institution and at the Harvard Kennedy School's Belfer Center for Science and International Affairs. (From Foreign Affairs).

Torrey Taussig is a postdoctoral fellow in the International Security Program at the Harvard Kennedy School’s Belfer Center and a research fellow at the Brookings Institution. She is a Ph.D Candidate (exp. 2017) at the Fletcher School of Law and Diplomacy at Tufts University where her dissertation examines the role of domestic political and economic factors in Russian and Chinese foreign policy.

During her fellowship, Taussig will focus on international and domestic challenges to liberal democracies and twenty-first century strategies pursued by revisionist states. Her research has been funded through fellowships from the Smith Richardson Foundation and the H.B. Earhart Foundation. She has experience working at the U.S. Department of State, the Glover Park Group, and the Council on Foreign Relations. She received a M.A. from the Fletcher School and a B.A. in Political Science and Economics from Williams College. (From Havard Kennedy School, Belfer Center For Science And International Affairs).

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ cùng chủ đề, click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu, click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net  

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh