Đề tài liên hệ:
- VN VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ (Phần 1)
- SỰ RA ĐỜI CHIẾN LƯỢC “VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH”
Was Vietnam Winnable?
By Mark Moyar
Phan Nguyên dịch
The New York Times
May 19-2017.
T.T. Lyndon Johnson (trái) gặp Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ
David Dean Rusk (nhiệm kỳ 1961 – 1969) tại Tòa Bạch Ốc vào năm 1967.
Sự quan tâm của tôi đối với Chiến tranh Việt Nam bắt đầu từ đầu những năm 1990 khi tôi ghi danh học một khóa học về lịch sử của cuộc xung đột này ở trường đại học. Một phần lý do đưa tôi tới chủ đề này là sự khinh thường mà các bạn học, các giáo sư và giới trí thức nói chung dành cho không chỉ cuộc chiến mà cả các cựu binh Mỹ. Đối với tôi, đó là một sự sai trái khi mà người ta cho rằng những thanh niên đánh cược cả mạng sống của mình ở Đông Nam Á lại bị xem là đáng khinh hơn những người ru rú an toàn ở nhà.
Lịch sử của cuộc chiến như được dạy trong các lớp học đại học dựa trên hai giả định chính. Thứ nhất, cuộc chiến là không cần thiết; “thuyết domino”, hay ý tưởng cho rằng việc cộng sản giành phần thắng ở Việt Nam sẽ dẫn tới sự sụp đổ ở phần còn lại của Đông Nam Á là sai. Hồ Chí Minh là một nhà dân tộc chủ nghĩa hơn là một nhà cộng sản, và vì vậy Hoa Kỳ không cần phải lo lắng về việc “đánh mất Việt Nam”. Thực tế rằng phần lớn các quân cờ domino không sụp đổ sau khi Nam Việt Nam bị đánh bại năm 1975 là bằng chứng rõ ràng nhất.
Giả định thứ hai cho rằng người Mỹ không thể thắng trong cuộc chiến này. Theo quan điểm lịch sử chính thống, Hoa Kỳ đã không bao giờ có thể chiến thắng bởi vì sự quyết tâm của những người cộng sản Việt Nam được nói là lớn hơn rất nhiều so với quyết tâm của đồng minh Nam Việt Nam của Mỹ. Không có chiến lược thay thế nào có thể mang lại thành công và vì vậy Hoa Kỳ chắc chắn phải từ bỏ Nam Việt Nam sau khi hứng chịu những thương vong kéo dài.
Khi tôi tiếp tục nghiên cứu về Việt Nam tại chương trình sau đại học, tôi bắt đầu nghi ngờ cả hai giả định này. Bằng cách đào sâu vào các khía cạnh của cuộc xung đột, tôi đã bắt gặp rất nhiều thông tin chưa được khai thác, chỉ cho tôi đi theo một hướng khác rất nhiều. (Nhiều khám phá mà tôi có được này là nhờ Merle Pribbenow, một nhà ngôn ngữ học đã nghỉ hưu, người tìm thấy và biên dịch một lượng lớn tài liệu và thông tin lịch sử từ đối phương). Những nguồn Bắc Việt Nam này đã mang lại những ánh sáng đặc biệt giúp soi rọi cho các tranh luận đã có từ lâu. Các tài liệu này chỉ ra rằng Bắc Việt đã kiểm soát cuộc kháng chiến ở Nam Việt Nam ngay từ đầu, ngay cả khi các nhà tuyên truyền của Hà Nội thuyết phục những người phương Tây cả tin rằng đó chỉ là một phong trào địa phương. Các tài liệu này cũng bác bỏ một quan điểm có từ lâu rằng Chính phủ Nam Việt Nam đã suy yếu về mặt quân sự tại thời điểm Ngô Đình Diệm bị ám sát vào tháng 11 năm 1963.
Các khám phá khác bắt nguồn từ quá trình tìm hiểu về các khía cạnh của cuộc chiến mà từ trước tới đó đã bị bỏ qua. Không sử gia nào trước đó đã xem xét chi tiết những gì đã diễn ra ở các quân cờ domino láng giềng khi Lyndon Johnson đưa ra quyết-định định-mệnh vào năm 1965 là đưa thêm bộ binh Mỹ tham gia vào cuộc chiến. Trong thực tế, tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Australia, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore, các nhà lãnh đạo chống cộng đã cảnh báo rằng sự sụp đổ của Nam Việt Nam sẽ khiến cho tất cả các quân cờ domino Đông Nam Á sụp đổ theo, và họ sẵn sàng đưa quân tham gia vào sự nghiệp chống cộng. Bỗng nhiên, “thuyết domino” lại nghe thuyết phục hơn nhiều.
Khi tôi nhận ra các khía cạnh chưa được khám phá rõ ràng là rất rộng lớn, cuốn sách lịch sử về Chiến tranh Việt Nam mà ban đầu tôi định thực hiện trong một tập đã trở thành một bộ ba tập. Tập đầu tiên đề cập tới giai đoạn 1954 – 1965 phải mất 7 năm mới hoàn thành. Có tựa “Triumph Forsaken”, cuốn sách nhanh chóng bị gọi là “xét lại lịch sử” vì nó thách thức tận gốc rễ các quan điểm chính thống đương thời và mang cùng tính chất với một số lượng nhỏ các cuốn sách khác được đánh giá tương tự như “A Better War” của Lewis Sorley và “Dereliction of Duty” của H.R. McMaster.
Cuốn sách chỉ ra rằng Hồ Chí Minh là một người cộng sản kiên định, và cũng giống như những đồng minh Liên Xô và Trung Quốc, ông giữ chặt quan điểm Marxist - Leninism rằng người cộng sản tất cả các nước nên hợp tác với nhau nhằm mở rộng cách mạng thế giới. Cho tới thời điểm Johnson quyết định đưa lục quân vào Nam Việt Nam, Hồ Chí Minh và các đồng minh của mình đã gần hoàn thành mục tiêu biến tất cả Đông Nam Á thành cộng sản, và họ gần như chắc chắn đã thành công nếu Hoa Kỳ không can thiệp. Sự can thiệp của Hoa Kỳ đã tạo điều kiện cho một cuộc đảo chính chống cộng ở Indonesia và sự tự phá hủy của Trung Cộng trong cuộc Cách mạng Văn hóa, đồng thời mang lại thêm thời gian cho các quân cờ domino châu Á khác nhằm tăng cường sức đề kháng của mình.
Tôi lập luận rằng cuộc chiến không chỉ cần thiết mà còn có thể thắng được nếu có các quyết định chiến lược phù hợp hơn. Sai lầm quan trọng nhất chính là quyết định của đại sứ Mỹ tại Nam Việt Nam Henry Cabot Lodge bật đèn xanh cho một cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm, sự kiện đã làm đổ vỡ bộ máy an ninh Nam Việt Nam và khiến Bắc Việt Nam khởi động một cuộc xâm nhập quy mô lớn vào miền Nam. Một sai lầm khác là quyết định của Johnson không đưa lực lượng bộ binh của Hoa Kỳ vào Lào nhằm cắt đứt Đường mòn Hồ Chí Minh, một bước đi có thể đã làm biến đổi cuộc chiến và tiết giảm nhu cầu tăng cường lực lượng của Hoa Kỳ.
Cuốn sách đã tạo ra rất nhiều thảo luận trong giới học thuật, bao gồm một cuốn sách phản biện lại có tựa đề là “Triumph Revisited”. Một số cuộc thảo luận sau đó mang tính xây dựng nhưng phần lớn là mang tính bác bỏ, nhỏ nhen, thậm chí tấn công cá nhân, đặc biệt là khi những bình luận đến từ các cựu binh của phong trào phản chiến và những người được họ bảo trợ. Mặc dù một số ít các giáo sư hoan nghênh việc thách thức có căn cứ những quan điểm truyền thống, sự thù địch của đa số đối với tôi đều thể hiện rõ nét bất cứ nơi đâu tôi xin vào làm các công việc giảng dạy hoặc nghiên cứu.
Tôi nêu chuyện này lên không phải là để than thân trách phận, chuyện không may của tôi với giới học giả đã dẫn tôi tới những vận may bất ngờ khác khi tôi có cơ hội giảng dạy những sinh viên tuyệt vời tại các trường đại học quân sự của Hoa Kỳ và tiến hành nghiên cứu về các vấn đề nóng hổi khác. Thay vào đó, tôi muốn chỉ ra những mối nguy hiểm đối với xã hội mà một nền học thuật bị chính trị hóa có thể gây ra. Dù nghề này tuyên bố là chỉ có thể phát triển nếu có những ý tưởng mới và các tranh luận thay vì tẩy chay những người dám thách thức các quan điểm chính thống, thì nó lại cướp đi của sinh viên cơ hội được tiếp cận những suy nghĩ nghiêm túc và khuyến khích phần còn lại của xã hội tảng lờ chúng. Cách duy nhất để giới học thuật giành lại vai trò của mình là chỉ ra rằng họ sẵn sàng chấp nhận các thách thức và sẽ nghiêm túc xem xét các ý tưởng mới.
Lật lại những quan điểm chính thống về Chiến tranh Việt Nam ngày nay cũng quan trọng không kém gì trước đây. Khi còn làm tư vấn tại Afghanistan, Iraq và các khu vực xung đột khác, tôi đã chứng kiến các chính trị gia, sĩ quan quân đội, nhà báo và các nhà khoa học chính trị tìm cách áp dụng những bài học của Việt Nam vào bối cảnh mới. Càng chứng kiến tôi càng trở nên tin rằng hiểu biết lịch sử hời hợt và việc phụ thuộc quá nhiều vào lý thuyết hàn lâm đều mang lại những lời khuyên không đúng, những lời khuyên có thể khiến nhiều người bị giết và thậm chí là cả thất bại trong một cuộc chiến.
Thực tế, nghiên cứu mới nhất của tôi tập trung vào các sự kiện năm 1967 giúp làm sáng tỏ cách mà những thảo luận trong nước về cuộc chiến có thể mang lại một tác động mang tính quyết định. Một trong số những diễn tiến quan trọng nhất trong năm 1967 là việc Chính quyền Johnson hối tiếc về quyết định không muốn tạo ra sự ủng hộ của công chúng dành cho cuộc chiến bằng cách thảo luận sự cần thiết của cuộc chiến một cách công khai. Các quan chức của chính quyền giờ đây nhận ra rằng việc công chúng không hào hứng với cuộc chiến đã khuyến khích kẻ thù tin rằng Hoa Kỳ rốt cuộc sẽ từ bỏ đồng minh của mình, và vì vậy Bắc Việt không có lý do gì để buông bỏ.
Bộ trưởng Ngoại giao Dean Rusk nhận xét vào hồi tháng 10 năm đó rằng “chính quyền đã đưa ra một quyết định thấu đáo là không tạo ra một tâm lý chiến tranh tại Hoa Kỳ bởi vì sẽ quá nguy hiểm nếu đất nước chúng ta trở nên căng thẳng”. Johnson, Rusk và các quan chức khác lo sợ rằng cuộc chiến sẽ làm suy yếu các dự án trong nước liên quan tới chương trình Xã hội Vĩ đại (Great Society) và khiến căng thẳng với Liên Xô gia tăng. Nhưng giờ đây Rusk đã thừa nhận rằng “có thể đây là một sai lầm; lẽ ra tốt hơn là nếu chúng ta có các bước đi nhằm khơi dậy cảm giác về một tổ quốc đang lâm chiến”.
Trong suốt năm 1967, các cố vấn Tòa Bạch Ốc và các lãnh đạo nước ngoài liên tục thúc giục Johnson thay đổi hướng đi để nói với công chúng Mỹ tại sao nước Mỹ tham chiến tại Việt Nam và các mục tiêu mà Mỹ muốn đạt được là gì. Nhưng Johnson đã không làm điều đó, ngay cả khi ông ngày càng nhận ra những hậu quả tồi tệ xuất phát từ sự im lặng của mình. Johnson thừa nhận vào mùa Thu năm đó rằng “nếu lịch sử kết tội chúng ta thì đó là vì chúng ta đã tiến hành một cuộc chiến mà không cố gắng khơi dậy lòng ái quốc”.
Khi không có sự khích lệ tinh thần từ tổng thống, sự ủng hộ của công chúng Hoa Kỳ đối với cuộc chiến đã suy giảm trong năm 1967. Như các quan chức chính quyền lo sợ, sự suy yếu trong quyết tâm của Hoa Kỳ đã củng cố ý chí của Bắc Việt trong việc kiên trì theo đuổi cuộc chiến. Hà Nội đã bác bỏ tất cả các đề nghị hòa đàm của Hoa Kỳ với nhận định rằng cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân sắp tới sẽ phá hủy những gì còn rớt lại trong ý chí của Hoa Kỳ.
Nói cách khác sự quay lưng của công chúng đối với cuộc chiến không phải là điều không thể tránh khỏi. Thay vào đó, đó là hậu quả từ một thất bại của các nhà hoạch định chính sách trong việc giải thích cuộc chiến và thuyết phục người Mỹ ủng hộ nó. Ngày nay, với việc đất nước chúng ta đang tham gia vào hai cuộc chiến kéo dài khác nhau cũng như khả năng các cuộc chiến khác có thể bùng phát bất cứ lúc nào, đây là một bài học mà các nhà lãnh đạo hiện tại của chúng ta nên ghi nhớ.
Mark Moyar
Phan Nguyên dịch
Mark Moyar, Giám đốc Trung tâm Lịch sử Ngoại giao và Quân sự, là tác giả của cuốn “Oppose Any Foe: The Rise of America’s Special Operation Forces” và “Triumph Forsaken: The Vietnam War, 1954-1965”. (Theo The New York Times).
Was Vietnam Winnable?
By Mark Moyar
The New York Times
May 19-2017.
President Lyndon Johnson, left, meeting with Dean Rusk at the
White House in 1967. Credit PhotoQuest/Getty Images
My interest in the Vietnam War began in the early 1990s, when I took a college course on the history of the conflict. Part of what drew me to the subject was the visceral contempt that my peers, professors and intellectuals generally had not just for the war, but for its veterans. It seemed to me a profound wrong that the young men who had risked their lives in Southeast Asia were deemed less worthy than those who had stayed safe at home.
The history of the war, as taught in my college classes, rested on two assumptions. First, that the war was unnecessary; the “domino theory,” the idea that a Communist takeover in Vietnam would cascade through the rest of Southeast Asia, was wrong. Ho Chi Minh was more of a nationalist than a Communist — and therefore, America needn’t have worried about “losing Vietnam.” The fact that most of the dominoes did not fall after South Vietnam’s defeat in 1975 was Exhibit A.
The second assumption was that the war was unwinnable. According to the orthodox historical narrative, the United States never could have won the war because of the dedication of the Vietnamese Communists, which was said to be far superior to that of America’s South Vietnamese allies. No alternative strategies could have achieved success, and hence America was fated to abandon South Vietnam after sustaining prolonged casualties.
As I pursued the study of Vietnam into graduate school, I began to question both these assumptions. By delving into the conflict’s deep crevices, I came upon a wealth of untapped information pointing me in a different direction. (I owed many of those discoveries to Merle Pribbenow, a retired linguist who found and translated a wealth of documents and histories from the opposing side.) These N. Vietnamese sources shed extraordinary light on longstanding debates. They showed that N. Vietnam controlled the S. Vietnamese “resistance” from the beginning, even while Hanoi’s propagandists convinced gullible Westerners that it was a purely local movement. They also refuted the widely held view that the South Vietnamese government was reeling militarily at the time of Ngo Dinh Diem’s assassination in November 1963.
Other discoveries resulted from investigation into hitherto neglected aspects of the war. No previous historian had looked in detail at what was taking place in the neighboring “dominoes” when Lyndon Johnson made his fateful decision in 1965 to insert American ground troops into the war. In fact, in Thailand, Malaysia, Indonesia, the Philippines, Australia, Taiwan, South Korea and Singapore, anti-Communist leaders were warning that South Vietnam’s fall would cause all the Southeast Asian dominoes to fall, and were offering to commit troops to the anti-Communist cause. Suddenly, the domino theory looked far more plausible.
Henry Cabot Lodge, left, speaking with Ngo Dinh Diem in Saigon in Aug 1963.
Diem was assassinated that November. Credit Associated Press.
As the huge size of the unexplored territory became apparent to me, a projected single-volume history of the war turned into a trilogy. The first volume, covering 1954 to 1965, took seven years to complete. Titled “Triumph Forsaken,” it was promptly termed “revisionist,” since it fundamentally challenged the reigning orthodoxy, joining a small number of other books in that category such as Lewis Sorley’s “A Better War” and H. R. McMaster’s “Dereliction of Duty.”
The book showed that Ho Chi Minh was a doctrinaire Communist who, like his Soviet and Chinese allies, adhered to the Marxist-Leninist view that Communists of all nations should collaborate in spreading the world revolution. By the time of Johnson’s decision to deploy ground troops into South Vietnam, Ho and his allies were nearing their objective of turning all of Southeast Asia Communist, and they most likely would have succeeded had the United States bailed out. American intervention made possible an anti-Communist coup in Indonesia and the self-devastation of China’s Cultural Revolution, and it bought time for other Asian dominoes to shore up their defenses.
Not only was the war necessary, I argued, but it was winnable with better strategic decisions. The most momentous blunder was the decision of the American ambassador to South Vietnam, Henry Cabot Lodge, to foment the coup that overthrew Ngo Dinh Diem, which wrecked the South Vietnamese security apparatus and led North Vietnam to initiate a huge invasion of the South. Another mistake was Johnson’s decision to not insert American ground forces into Laos to block the Ho Chi Minh Trail, a move that would have transformed the war and reduced the need for American forces.
The book generated considerable discussion in academic circles, including a volume of responses, “Triumph Revisited.” Some of the resulting conversation was constructive, but much of it was dismissive, petty, even ad hominem, particularly when it came from veterans of the antiwar movement and their protégés. Although a minority of professors welcomed a well-substantiated challenge to conventional wisdom, the collective hostility coalesced wherever I applied for an academic faculty position.
I bring this up not to gain admittance to the nation’s ever-expanding victim class — my misfortunes with academia led to the unexpected good fortunes of teaching terrific students at America’s military universities and conducting research on pressing topics. Rather, it is to point out the dangers to society of a politicized academia. When a profession that claims to thrive on new ideas and debate instead ostracizes those who challenge certain orthodoxies, it deprives students of access to serious thought and encourages the rest of society to ignore it. The only way for the profession to regain its relevance is to show that it is open to challenges, and that it will give serious consideration to new ideas.
Challenging the orthodoxies around Vietnam is as important today as it has ever been. While working as a consultant in Afghanistan, Iraq and other conflict zones, I saw politicians, military officers, journalists and political scientists seek to apply the lessons of Vietnam. The more I saw, the more I became convinced that superficial historical understanding and excessive reliance on academic theorizing were yielding bad advice — advice that could get men and women killed, that could even lose wars.
In fact, my most recent research, focused on the events of 1967, casts important new light on how domestic conversations about war can have a decisive effect. Among the most fascinating developments of 1967 was the Johnson administration’s regret about its decision to refrain from generating support for the war by discussing the necessity for it in public. The lack of public enthusiasm for the war, administration officials now realized, was encouraging the enemy to believe that the United States would eventually abandon its ally, and therefore North Vietnam had no reason to desist.
“The administration made a deliberate decision not to create a war psychology in the United States,” Secretary of State Dean Rusk remarked that October, because it was “too dangerous for this country to get worked up.” Johnson, Rusk and other officials had feared that war fever would undermine the domestic programs of the Great Society and heighten tensions with the Soviets. But now, Rusk conceded, “maybe this was a mistake; maybe it would have been better to take steps to build up a sense of a nation at war.”
During 1967, White House advisers and foreign leaders repeatedly urged Johnson to change course, to tell the American public why the United States was in Vietnam and what it was trying to achieve. But Johnson could not bring himself to do it, even as he increasingly recognized the damaging consequences of his silence. “If history indicts us for Vietnam,” Johnson admitted in the fall, “it will be for fighting a war without trying to stir up patriotism.”
In the absence of presidential cheerleading, American public support for the war declined over the course of 1967. As administration officials had feared, the apparent weakening of American resolve hardened the determination of the North Vietnamese to persist. Hanoi rebuffed every American overture for peace negotiations, anticipating that the coming Tet offensive would destroy what remained of America’s will.
In other words, the public’s turn against the war was not inevitable; it was, rather, the result of a failure by policy makers to explain and persuade Americans to support it. Today, with the country engaged in two distinct, long-running conflicts and the possibility that others could flare up at any moment, it’s a lesson that our current leaders should take to heart.
Mark Moyar
Mark Moyar, the director of the Center for Military and Diplomatic History, is the author of “Oppose Any Foe: The Rise of America’s Special Operations Forces” and “Triumph Forsaken: The Vietnam War, 1954-1965.” (From The New York Times).
* * *
Xem bài liên hệ với đề tài, click vào đây
trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net