Đề tài liên hệ:
- ĐỊNH MỆNH CHIẾN TRANH? TRUNG CỘNG, HOA KỲ VÀ BẪY THUCYDIDES.
(China’s New World Order?)
By Ramesh Thakur
Đặng Tấn Phước dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Project Syndicate
November 10-2017.
Tính đến nay, có hai xu thế địa-chính-trị chính trong thế kỷ 21: sự xuống dốc tương đối của Mỹ kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh; và sự nổi lên của Trung Cộng như một cường quốc kinh tế, chính trị và quân sự. Do đó, cách Trung Cộng hành xử trên trường quốc tế sẽ là một nhân tố địa chính trị quan trọng trong những thập niên tới.
Trong tương lai, tầm nhìn chiến lược của Trung Cộng chắc chắn sẽ phản ánh tầm nhìn chiến lược của chủ tịch Tập Cận Bình, người hiện giờ đã củng cố vị trí là nhà lãnh đạo quyền lực nhất kể từ thời Mao Trạch Đông. Trong bài phát biểu dài của mình tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Hoa (CPC) lần thứ 19 vào ngày 18/10/2017, ông Tập tuyên bố về một kỷ nguyên mới của sức mạnh quốc gia, sự tự tin, và quyền lực toàn cầu của Trung Cộng.
Ông Tập hình dung ra thế giới mà trong đó Trung Cộng đã đạt được sự ngang bằng địa chính trị với Mỹ, khẳng định mình trên trường ngoại giao và đóng vai trò lớn hơn trong việc xây dựng các quy tắc của hệ thống quốc tế. Theo đó, thế giới nên chuẩn bị cho một sự gia tăng hoạt động chính sách đối ngoại Trung Cộng. Để hiểu các hành động đó sẽ diễn ra dưới hình thức nào và có những ảnh hưởng gì đối với quan hệ quốc tế, nhãn quan của các nhà bình luận của Project Syndicate, những người từ lâu đã ghi chép về sự nổi lên của Trung Cộng như một cường quốc khu vực và toàn cầu, đem lại một nguồn tham khảo vô giá.
Đề phòng “Bẫy Thucydides”
Trong cuộc theo đuổi sự cân bằng với Mỹ, Trung Cộng chắc chắn sẽ hưởng lợi từ sự thật là phương Tây, theo như cựu thủ tướng Úc Kevin Rudd, “ngày càng vị kỉ, tự hài lòng, và tự mãn trên trường quốc tế.” Nhưng khi cán cân quyền lực toàn cầu dịch chuyển khỏi phương Tây, Trung Cộng sẽ phải cẩn trọng về các mối lo ngại mới và đang lớn dần.
Ví dụ, Graham Allison và đồng tác giả Arianna Huffington của Đại học Harvard đã lo ngại rằng Trung Cộng và Mỹ có thể rơi vào “Bẫy Thucydides,” được đặt theo tên nhà sử học Hy Lạp, người nhận thấy, “Chính sự nổi lên của Athens, và nỗi lo sợ mà điều này đã gây ra cho Sparta, đã khiến cho chiến tranh trở nên tất yếu.” Theo như Allison và Huffington, nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh Peloponnesse vẫn còn đúng cho tới ngày hôm nay. “Trong suốt 500 năm qua,” họ viết, “trong 16 trường hợp khi một cường quốc mới nổi đe dọa cường quốc thống trị, 12 trường hợp đã dấn tới chiến tranh.”
Do khu vực Châu Á – Thái Bình Dương giờ đây là trái tim của nền kinh tế thế giới, thật dễ hiểu khi Trung Cộng và Mỹ sẽ tranh giành ảnh hưởng chiến lược nơi đây. Tuy vậy liệu trò chơi quyền lực chính trị này có thể leo thang thành chiến tranh? Một mặt, Trung Cộng đã xây dựng và gia cố các hòn đảo trên Biển Đông; gia tăng sự hiện diện hàng hải của mình ở Ấn Độ Dương, biển Ả-rập, và vịnh Aden; và thành lập một căn cứ hải quân ở Djibouti. Và giờ Trung Cộng đã vượt qua tất cả các thành viên thường trực còn lại của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc về số lượng binh sĩ tham gia các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc ở Châu Phi.
Mặt khác, do khoảng cách đáng kể giữa khát vọng triển khai sức mạnh để bảo vệ các lợi ích kinh tế ở xa và khả năng làm điều đó của Trung Cộng, các nhà lãnh đạo Trung Cộng có thể sẽ không muốn đi quá xa trong việc thách thức Mỹ. Họ, theo lời Keyu Jin của Trường Kinh Tế London, “hiểu rõ về việc Bẫy Thucydides đã bẫy cả kẻ thống trị lẫn kẻ thách thức như thế nào, kể cả sau khi kẻ thách thức dường như đã chiến thắng.”
Họ cũng biết rằng Trung Cộng là một bên hưởng lợi lớn từ trật tự dựa trên luật lệ hiện tại, đó là lý do tại sao ông Tập đã dùng sự xuất hiện của mình ở Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới hàng năm để ủng hộ hệ thống thương mại toàn cầu chống lại các đề xuất bảo hộ xuất phát từ Mỹ. Và ở Đại hội ĐCS Trung Hoa, ông Tập khẳng định rằng, “Không quốc gia nào có thể trở về hòn đảo của mình, chúng ta sống trong một thế giới chung và đối mặt với một định mệnh chung.” Những tuyên bố như vậy có vẻ sẽ loại trừ sự trỗi dậy của Trung Cộng như một siêu cường theo chủ nghĩa xét lại.
Nhưng cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James Steinberg và Michael O’Hanlon của Viện Brookings không tin vào điều đó. Mỹ nên thể hiện quyết tâm rõ ràng trong việc duy trì nguyên trạng hệ thống quốc tế đến mức khiến Trung Cộng phải ngần ngại trong việc phá hoại nó. Steinberg và O’Hanlon kêu gọi “Mỹ và các đối tác ”phát triển “một dải rộng hơn các phản ứng cho phép họ có thể biểu lộ việc sẵn lòng trừng phạt mạnh tay trong khi không tạo ra sự leo thang phản tác dụng.” Và họ cũng đề xuất một “biến thể của chiến lược lâu dài “can dự nhưng phòng bị nước đôi”, trong đó Mỹ cho Trung Quốc “các động lực để phát triển, trong khi duy trì lực lượng quân sự mạnh để phòng trường hợp sự can dự với Trung Cộng thất bại.”
Hướng về Chủ nghĩa Đại Hán?
Dù vậy, trong khi Mỹ vẫn là thế lực áp đảo ở Châu Á trong tương lai gần, nó không thể duy trì sự áp đảo hoàn toàn về quân sự, kinh tế và chuẩn mực ở đây mãi mãi. Và chính quyền Trump cũng đã đặt câu hỏi về chính trật tự quốc tế hậu chiến được Mỹ dẫn dắt. Tuy vậy, thậm chí trước khi ông Trump thông báo về việc ra ứng cử của mình, Yoon Young-Kwan, cựu Ngoại trưởng Hàn Quốc, đã chỉ ra rằng các nhà lãnh đạo của Trung Cộng luôn tin rằng “cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và cái giá đắt từ hai cuộc chiến tranh ở nước ngoài đã khiến Mỹ không có khả năng lãnh đạo quốc tế.”
Sự suy yếu tiềm tàng của trật tự quốc tế mà Mỹ dẫn dắt, cùng với cố gắng của ông Tập để nắm một vị trí lớn hơn trên trường quốc tế, ngay lập tức gây nên nhiều vấn đề đáng lo ngại. Đầu tiên, không giống các cường quốc thế kỷ 19 và 20, Trung Cộng không có các truyền thống về mặt lịch sử, triết học hay văn học để làm nền tảng cho những hành vi của mình trong một hệ thống của các cường quốc. Di sản của nó là di sản của “Vương Quốc Trung Tâm” được các nước chư hầu triều cống. Ngay cả khi đang ở đỉnh cao, Liên Xô chỉ là một siêu cường quân sự, trong khi Trung Cộng đã nhanh chóng nổi lên như một siêu cường đa chiều với một nền kinh tế có sức cạnh tranh toàn cầu.
Tất nhiên, một sự khác biệt quan trọng giữa Trung Cộng và Liên Xô chính là việc Trung Cộng không có vẻ muốn xuất khẩu mô hình toàn trị của mình, bất chấp luận điệu của ông Tập. Thay vào đó, quan tâm chính của Trung Cộng là thúc đẩy sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế trong nước, bằng cách bảo đảm tiếp cận tài nguyên và thị trường quốc tế. Biểu hiện rõ ràng nhất về cách tiếp cận này chính là Sáng kiến Vành Đai và Con Đường (BRI), mà, Shang-Jin Wei thuộc Đại học Columbia giải thích, “nhằm vào việc phát triển cơ sở hạ tầng và các liên kết chính sách kết nối tới hơn 60 quốc gia khắp Châu Á, Châu Âu, và Châu Phi.”
Theo cách nhìn của ông Wei, BRI chính là điều thế giới đang cần khi mà Mỹ và các “nước có nhiều ảnh hưởng khác đang quay đầu hướng nội, nói về việc dựng lên các hàng rào thương mại và xây tường biên giới.” Tương tự, cựu Ngoại trưởng Australia Gareth Evans thừa nhận rằng Australia và các đồng minh và đối tác của Mỹ ở Châu Á “không còn có thể – giả sử rằng chúng ta đã từng – coi sự lãnh đạo mạch lạc và khôn ngoan của Mỹ là điều hiển nhiên. Và ông khuyến khích tất cả các chính phủ “nhận ra tính chính đáng trong khát khao trở thành siêu cường của Trung Cộng, và hãy đối mặt nhưng không đối đầu với nó.”
Vấn đề trên các vùng biển
Nhưng ông Evan cũng cảnh báo rằng Trung Cộng cần phải bị kháng cự khi nó đi quá giới hạn, ít nhất là ở Biển Đông, nơi nó đã tiếp tục thách thức phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền Trung Cộng được đưa ra bởi Toà Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague. Ngay trong mùa hè này, như Brahma Chellaney của Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Sách tại New Delhi quan sát, Trung Cộng “đã đe dọa phát động các hành động quân sự chống lại các tiền đồn của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa đang tranh chấp,” để ngăn chặn chính quyền Việt Nam “khoan lấy dầu trong khu vực ngoài rìa Vùng đặc quyền kinh tế của Trung Cộng ở Biển Đông.”
Những khiêu khích hàng hải có vẻ ngẫu nhiên của Trung Cộng không phải lúc nào cũng đe dọa các chính phủ khác đến mức họ phải lùi bước. Nhưng chúng kiểm tra quyết tâm cùng với khả năng hỗ trợ các đồng minh và đối tác chiến lược của Mỹ. Bằng cách cố ý giữ hành động dưới ngưỡng xung đột quân sự, Trung Cộng đang tìm cách dần dần tạo nên sự mệt mỏi chiến lược giữa Mỹ và các đối tác. Chiến lược này dường như đang có tác dụng. Chỉ riêng năm 2017, Philippines đã đồng ý với các thương vụ và đầu tư lớn của Trung Cộng, Malaysia mua tàu chiến Trung Cộng, và Việt Nam đã từng bước tăng cường quan hệ ngoại giao và quân sự với Trung Cộng.
Nhưng nói vậy không phải là không có những đáp trả. Theo Lê Hồng Hiệp thuộc Viện ISEAS-Yusof Ishak tại Singapore, các hành động của Trung Cộng ở Biển Đông đã thúc đẩy Việt Nam và Nhật Bản tăng cường “quan hệ đối tác chiến lược” mà họ đã lập nên năm 2009. Ông Hiệp nhắc lại việc Nhật Bản đã cam kết sẽ cung cấp cho Việt Nam “các tàu tuần tra để hỗ trợ các hoạt động phòng thủ ở Biển Đông”, bên cạnh việc bán cho Việt Nam “hai vệ tinh viễn thám dựa trên công nghệ radar tiên tiến” và có thể là cả “các máy bay P-3C cũ có khả năng chống tàu ngầm và thu thập tình báo hàng hải.”
Và Việt Nam không đơn độc. Theo Thitinan Pongsudhirak của Đại học Chulalongkorn tại Bangkok, “sự trỗi dậy nhanh chóng trở thành mối đe dọa lớn nhất cho sự ổn định khu vực” của Trung Cộng đang tạo nên một cuộc chạy đua vũ trang tại Châu Á. Tính đến năm ngoái, khu vực này chiếm tới “gần một nửa chi phí quân sự toàn cầu, nhiều gấp đôi tổng chi phí của các nước Trung Đông và gấp 4 lần chi phí của Châu Âu.”
Các tuyên bố trước đây của Trump rằng các đồng minh của Mỹ nên tự bảo vệ mình rõ ràng không có tác dụng. Nhưng vấn đề thực sự, ông Pongsudhirak nói, là sự thiếu “một khuôn khổ khu vực nhằm ngăn chặn, giảm thiểu, và giải quyết các tranh chấp chủ quyền.” Một khuôn khổ nhưng vậy sẽ không bao giờ thành công nếu không có sự tham gia của Trung Cộng; để đảm bảo điều đó, ông Pongsuhirak gợi ý “các thành viên có quan tâm nên nhường nhịn một chút và cho Trung Cộng không gian để nhìn nhận những hiểm họa từ sự hung hăng của nó.”
Nhưng kể cả khi Trung Cộng nhìn ra lỗi lầm của mình, ông Evan nhận thấy, nó “có vẻ sẽ không từ bỏ sự chiếm đóng của bất cứ hòn đảo, bãi san hô, hay bãi đã nơi nó đã có mặt.” Ông đề xuất một thỏa hiệp để Trung Cộng có thể giữ thể diện. Trong số các hành động thành ý khác, các lãnh đạo Trung Cộng nên được khuyến khích dừng các hoạt động xây đảo nhân tạo của mình, và đồng ý với một bộ quy tắc ứng xử được thỏa thuận với các thành viên khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Ngược lại, nếu các nhân vật cứng rắn ở Bắc Kinh áp đảo và Trung Cộng tiếp tục hành vi hung hăng của mình, Australia và các nước khác có thể quyết định thực hiện chiến dịch tự do hàng hải (FONOPs) trong phạm vi 12 hải lý xung quanh các khu vực tranh chấp nằm dưới sự kiểm soát của Trung Cộng. Như giáo sư Đại học Harvard Joseph S. Nye đề cập, Mỹ đã tạo sẵn một tiền lệ năm 2013, khi nó cho hai máy bay ném bom B-52 đơn phương và không báo trước bay vào “Vùng Nhận dạng phòng không” mà Trung Cộng đã đơn phương xác lập không báo trước bao trùm quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông.
Không may, với nhiều FONOPs và các chiến dịch tương tự hơn, khả năng xảy ra các biến cố quân sự sẽ gia tăng. Tất cả các bên đều quan tâm đến cảnh báo của cựu thủ tướng Philippines Fidel V. Ramos khi ông còn là đặc phái viên ở Trung Cộng sau phán quyết năm 2016 của PCA: căng thẳng ở Châu Á không chỉ là về “các bãi đá và rặng san hô”; chúng là vấn đề của “chiến tranh và hòa bình.”
Góc nhìn từ Bắc Kinh
Người phương Tây có thể muốn cho rằng sự hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu ngày càng sâu đậm của Trung Cộng sẽ ngăn chặn xung đột. Nhưng Trung Cộng thật sự muốn phục hồi địa vị là một bá chủ khu vực của mình, đặc biệt là qua việc tái cân bằng cán cân quân sự ở Châu Á. Và các nhà lãnh đạo Trung Cộng có thể còn sẵn lòng đánh cược rằng các nhà lãnh đạo Mỹ sẽ lùi lại thay vì chấp nhận rủi ro từ một cuộc đối đầu tốn kém. Những con sông chất đầy thi thể là nỗi sợ dẫn tới những giả định như vậy.
Nhưng cũng rất cần nhìn nhận tình hình từ góc nhìn Trung Cộng. Như Steinberg và O’Hanlon đã nhắc nhở, Trung Cộng có một “lịch sử dễ bị tổn thương bởi sự can thiệp bên ngoài.” Và hôm nay, như Minghao Zhao của Viện Charhar ở Bắc Kinh quan sát, “bờ biển của Trung Cộng, ở một mức độ nào đó, bị bao vây bởi Nhật Bản và Phillippines, đều là đồng minh của Mỹ, và Đài Loan, nơi Mỹ vẫn duy trì các quan hệ an ninh.” Hơn thế, Zhao giải thích, các nhà lãnh đạo Trung Cộng không nhắm mắt làm ngơ trước chiến lược kiềm chế của Mỹ trong khu vực. Qua thời gian, hệ thống “trục và nan hoa” của Mỹ đã biến thành “hệ thống mạng lưới an ninh rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.”
Do sự biến đổi này, ông Zhao cho rằng, Nhật Bản đã có “quyền tự chủ lớn hơn trong vấn đề an ninh”, Hàn Quốc đã trở thành nơi đặt một hệ thống phòng thủ hỏa tiễn của Mỹ, và Ấn Độ cùng với Việt Nam đã xích lại gần hơn với Hoa Kỳ. Và các nhà lãnh đạo Trung Cộng chắc chắn không thể không nhìn thấy những nỗ lực vô ích của Mỹ trong việc ngăn chặn các đồng minh tham gia vào Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB) do Trung Cộng dẫn đầu. Trong những trường hợp này, Zhao giải thích, “Trung Cộng cảm thấy rằng nó không còn cách nào khác ngoài việc chuẩn bị cho các kịch bản xấu nhất – một cách tiếp cận được phản ánh trong cái được gọi là khái niệm “giới hạn cuối cùng” của Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình.”
Trong bối cảnh này, sự quyết đoán gia tăng của Trung Cộng ở phương Đông và Biển Đông, và sự gia tăng hiện diện tại các vùng biển xung quanh Indonesia và Úc, có thể được xem như là một cố gắng nhằm đẩy lùi sự kiềm chế của phương Tây trong khu vực của mình. Lãnh đạo Trung Cộng, theo Bill Emmott, cựu tổng biên tập của The Economist, “tin rằng Trung Cộng nên có khả năng triển khai sức mạnh quân sự và bảo vệ những gì nó cho là không gian chiến lược của mình – giống như Hoa Kỳ.” Điều này đặt ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Hoa Kỳ. Một Trung Cộng đang nổi lên không thể được trông đợi là sẽ chịu đựng mãi sự hiện diện quân sự phiền toái của Mỹ trong khu vực. Nhưng một chính sách thỏa hiệp của Hoa Kỳ có thể làm các đồng minh của họ trong khu vực lo lắng, và báo hiệu sự đánh mất quyết tâm và độ tin cậy của một quốc gia giúp đảm bảo an ninh khu vực.
Trò chơi lớn của Châu Á
Không nơi nào mà nỗi lo sợ về sự tự mãn của Mỹ rõ ràng hơn là ở Nhật Bản và Hàn Quốc, hai nước nơi “cuộc chạy đua vũ trang hiện nay ở châu Á có thể vượt ra ngoài phạm vi vũ khí thông thường”, theo bà Yuriko Koike, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật và giờ là Thống đốc của Tokyo. Ngay cả trước khi Trump lên nắm quyền với thứ “chủ nghĩa sô vanh lộn xộn” của mình, bà Koike giải thích, những sự khiêu khích của Trung Cộng đã trao cho Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đủ không gian chính trị để thúc đẩy sửa đổi điều khoản hoà bình của hiến pháp sau Thế chiến II của Nhật Bản. Trong khi đó, Trung Cộng cũng đã tăng cường khiêu khích Ấn Độ. Ông Chellaney nói rằng “năm nay, Trung Cộng đã không cung cấp dữ liệu [thủy văn và khí tượng] cho Ấn Độ, làm suy giảm hiệu quả của các hệ thống cảnh báo sớm lũ lụt của Ấn Độ - trong mùa mưa mùa hè ở châu Á.” Và mùa hè này, Ấn Độ và Trung Cộng đã bị cuốn vào một cuộc đối đầu căng thẳng, do “sự xâm nhập bí mật” của Trung Cộng vào biên giới vùng Hymalaya của Ấn Độ. Cũng giống “việc lực lượng hải quân Trung Cộng theo sau ngư dân để tạo ra không gian cho việc bồi đắp các bãi đá hoặc rạn san hô” ở Biển Đông, ông Chellaney nói, lực lượng trên bộ của nước này cũng tiến bước theo sau những “người chăn nuôi, nông dân, và gia súc.”
Ngày 28 tháng 8, Trung Cộng và Ấn Độ đã thông báo về một giải pháp ngoại giao cho cuộc đối đầu tại Hymalaya. Nhưng không ai biết được hòa bình sẽ kéo dài bao lâu. Trong thập niên qua, Trung Cộng đã ít hào phóng hơn nhiều trong việc thỏa hiệp với một Ấn Độ đang lên so với việc Hoa Kỳ đã ủng hộ Trung Cộng. Shashi Tharoor, Chủ tịch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Đối Ngoại, nhận thấy một điều đáng lo ngại trong hành vi của Trung Cộng, theo đó các nhà lãnh đạo của họ đã đáp lại những “nỗ lực thiện chí của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bằng một loạt những xúc phạm.”
Ví dụ, vào năm 2014, ngay sau khi ông Modi chào đón ông Tập “đến quê hương của mình, Ahmedabad, vào ngày sinh nhật của chính mình,” ôngTharoor kể lại, “lính Trung Cộng nhanh chóng vượt qua biên giới tranh chấp với Ấn Độ ở khu vực Ladakh của Jammu và Kashmir, đi xa tới mức dựng trại trên vùng đất mà Ấn Độ coi là lãnh thổ có chủ quyền của mình.” Trung Cộng cũng đã bác bỏ đề xuất của Ấn Độ xin gia nhập Nhóm các Nhà cung cấp Hạt nhân, và “xây dựng một Hành lang Kinh tế Trung Cộng – Pakistan” xuyên qua các vùng ở Kashmir do Pakistan kiểm soát”, những vùng mà “Trung Cộng tự thừa nhận” là lãnh thổ có tranh chấp. Và trong tháng 4 năm nay, Trung Cộng đã tung ra một loạt các đe dọa và cáo buộc nhắm vào Ấn Độ sau khi Đức Dalai Lama đã đến thăm một tu viện Phật giáo lịch sử ở bang Arunachal Pradesh thuộc Ấn Độ.
Lãnh đạo hay không lãnh đạo?
Với nhiều nhà quan sát, sự leo thang giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên về chương trình hạt nhân của nước này sẽ là dịp để Trung Cộng thể hiện vai trò lãnh đạo có trách nhiệm của mình hơn so với những gì đã thể hiện ở các nơi khác. Như ông Hiệp đã giải thích, khi ông Tập và ông Trump tổ chức cuộc gặp mặt đầu tiên vào tháng 4, ông Trump dường như nghĩ rằng bằng cách đe dọa trừng phạt thương mại chống lại Trung Cộng, ông có thể buộc Trung Cộng giúp “kiềm chế tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên.” Nhưng theo quan điểm của ông Hiệp, chính quyền Trump đã “đánh giá quá cao ảnh hưởng của Trung Cộng lên Bắc Triều Tiên.” Rốt cuộc, chế độ của Kim Jong-un vẫn tiếp tục thử nghiệm hạt nhân và hỏa tiễn “bất chấp các lệnh trừng phạt của Trung Cộng, vốn đã ngưng nhập khẩu than từ Triều Tiên – nguồn thu nhập chính của nước này.”
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo Trung Cộng không để cho sự bực bội cá nhân đối với Kim làm họ phân tâm khỏi mục tiêu địa chiến lược lớn hơn. Ông Lee Jong-Wha từ Đại học Hàn Quốc chỉ ra, để Trung Cộng làm nhiều hơn, “nước này cần được bảo đảm rằng nó sẽ không ngay lập tức mất đi vùng đệm chiến lược trên bán đảo Triều Tiên.” Nếu không có sự bảo đảm như vậy, Trung Cộng sẽ tiếp tục không hợp tác, kể cả khi làm như vậy gây thiệt hại cho “mối quan hệ của nó với Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc – đều là các đối tác có giá trị hơn một Triều Tiên ngang bướng, nghèo đói.”
Một cách giải quyết, theo cựu Thủ tướng Thụy Điển Carl Bildt, là khiến tất cả các bên liên quan dùng một cách tiếp cận ngoại giao rộng hơn bắt đầu bằng “giải quyết vấn đề cơ bản, trung tâm của mâu thuẫn: đó là không có một hiệp định hòa bình nào được ký kết để chấm dứt chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.” Một cuộc đối thoại như vậy, theo ông Bildt, “có thể mở đường cho các cuộc thảo luận rộng rãi hơn về vấn đề leo thang hạt nhân và các mối đe dọa khác đối với sự ổn định khu vực.” Với việc Trung Cộng vẫn cam kết theo đuổi đàm phán hòa bình, hành động này có thể mang lại lợi ích tối đa với chi phí tối thiểu.
Nhưng ông Emmott chỉ ra rằng có một giải pháp thay thế cho các cuộc đàm phán hay một cuộc tấn công quân sự do Mỹ dẫn đầu: Trung Cộng có thể can thiệp quân sự, hoặc để cung cấp an ninh cho chế độ của ông Kim hay để thực hiện một sự thay đổi chế độ có trật tự hơn. Kịch bản này có vẻ thật xa vời. Nhưng Emmott cho rằng nó không chỉ hợp lý mà còn là “cơ hội tốt nhất để Trung Cộng đạt được sự cân bằng chiến lược lớn hơn với Hoa Kỳ trong khu vực, trong khi loại bỏ một nguồn cơn bất ổn đe dọa cả hai.”
Nguy hiểm của sự thiếu năng lực
Khi Trung Cộng đang cố gắng tìm hiểu các nhu cầu lãnh đạo của khu vực và toàn cầu, nó sẽ không chỉ cần dè chừng Bẫy Thucydides, mà còn cả cái mà ông Nye gọi là “Bẫy Kindleberger”: “một Trung Cộng có vẻ như quá yếu chứ không phải là quá mạnh.” Ý tưởng này, ông Nye giải thích, xuất phát từ Charles Kindleberger, một nhà sử học Mỹ, “người lập luận rằng thập niên thảm khốc của những năm 1930 là do Mỹ thế chỗ Anh làm cường quốc lớn nhất thế giới nhưng thất bại trong việc thay thế Anh cung cấp các hàng hóa công toàn cầu.”
Pax Britannica (nền Hòa bình kiểu Anh) được xây dựng dựa trên một hệ thống pháp lý thực dân và sự kiểm soát lãnh thổ, cho phép nước Anh khai thác, xử lý, vận chuyển và sử dụng hoặc bán quyền sở hữu nguồn lực tài nguyên tự nhiên rộng lớn trên toàn cầu. Ngược lại, Pax Americana (nền Hòa bình kiểu Mỹ) được xây dựng trên một hệ thống các chế độ cho phép tiếp cận thị trường, cho phép Hoa Kỳ kiểm soát tài nguyên, tạo điều kiện cho dòng chảy vốn, hàng hoá và công nghệ toàn cầu. Nhờ xây dựng các thị trường toàn cầu thay vì một đế chế toàn cầu, Hoa Kỳ tránh được trách nhiệm pháp lý phải đảm bảo an ninh và phúc lợi cho những quốc gia phụ thuộc thực dân mới. Và nó thuyết phục những người khác rằng “hàng hóa công toàn cầu” chỉ là một hệ quả tự nhiên từ sự bá quyền của Mỹ.
Sau năm 1945, Mỹ viết nên các quy tắc của trật tự quốc tế, và giám sát chúng trong 70 năm. Câu hỏi bây giờ là liệu Trung Cộng có sẵn sàng chấp nhận gánh nặng đó. Trung Cộng đang mở rộng quyền lực và ảnh hưởng của nó thông qua BRI và các sáng kiến khác, và những nỗ lực này đã cho phép nó củng cố các quan hệ ngoại giao, thúc đẩy thương mại, và tạo ra các hành lang năng lượng.
Tuy vậy, cho đến nay Trung Cộng đã không thực hiện được việc biến các hàng hóa công cho khu vực và toàn cầu trở nên đồng bộ hóa với lợi ích quốc gia của Trung Cộng. Và như Minxin Pei của Claremont McKenna College chỉ ra, chính bản thân Đảng Cộng Sản Trung Cộng “đã trở nên hầu như không liên quan tới cuộc sống hàng ngày của những người Trung Cộng bình thường nữa.” Ông Pei cho rằng điều đó có thể hạn chế sức mạnh của ông Tập. Nhưng nếu các nhà lãnh đạo Trung Cộng muốn thành công trong việc định hướng nước mình để lãnh đạo toàn cầu, trọng tâm của họ nên là duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội trong nước, trong khi xây dựng những liên minh và ảnh hưởng giúp gìn giữ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ hiện tại. Nếu không, sự trỗi dậy của Trung Cộng sẽ làm gián đoạn trật tự đó, bao hàm những biến động trong khu vực và toàn cầu gần như không thể tránh khỏi trong nhiều năm tới.
Ramesh Thakur
Đặng Tấn Phước dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Ramesh Thakur, cựu trợ lý Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, là Giám Đốc Trung Tâm Không Phổ Biến Vũ Khí Hạt Nhân và Giải Trừ Vũ Khí thuộc Đại Học Quốc Gia Australia. (Theo Project Syndicate).
CHINA’S NEW WORLD ORDER?
By Ramesh Thakur
Project Syndicate
November 10-2017.
Now that Chinese President Xi Jinping has solidified his position as China’s most powerful leader since Mao Zedong, he will be able to pursue his vision of a China-led international order. But if China wants to enjoy the benefits of regional or even global hegemony in the twenty-first century, it will have to prove itself ready to accept the responsibilities of leadership.
CANBERRA – Two parallel geopolitical narratives have dominated the twenty-first century so far: the relative decline of the United States since the end of the post-Cold War period; and the rise of China as an economic, political, and military power. How China behaves on the world stage will thus be a defining geopolitical factor in the decades ahead.
Looking forward, China’s strategic vision will most likely mirror that of its president, Xi Jinping, who has now consolidated his position as the most powerful Chinese leader since Mao Zedong. In his marathon address to the 19th National Congress of the Communist Party of China (CPC) on October 18, Xi proclaimed a new era of Chinese national strength, self-confidence, and global power.
Xi envisions a world in which China, having achieved geopolitical parity with the US, asserts itself diplomatically and assumes a larger role in writing the rules of the international system. Accordingly, the world should prepare for a surge in Chinese foreign-policy activism. To understand what form that activism will take, and what effects it will have on international relations, the insights of Project Syndicate commentators, who have long chronicled China’s emergence as a regional and global power, provide an invaluable resource.
MINDING THE “THUCYDIDES TRAP”
In its clear-eyed pursuit of parity with the US, China will surely benefit from the fact that the West is, according to former Australian Prime Minister Kevin Rudd, “increasingly self-absorbed, self-satisfied, and internationally complacent.” But as the global balance of power continues to shift away from the West, China will have to be mindful of new and growing risks.
For example, Harvard University’s Graham Allison and his co-author Arianna Huffington warn that China and the US could fall prey to the “Thucydides Trap,” so named for the classical Greek historian who observed that, “It was the rise of Athens, and the fear that this instilled in Sparta, that made war inevitable.” According to Allison and Huffington, what was true in the lead-up to the Peloponnesian War remains true today. “Over the last 500 years,” they write, “in 16 cases where a rising power threatened to displace a ruling power, 12 led to war.”
Given that the Asia-Pacific region is now the dynamic heart of the world economy, it stands to reason that China and the US will continue to jostle for strategic influence there. But could this game of power politics really escalate to the point of war? On one hand, China has built and fortified islands in the South China Sea; expanded its naval presence in the Indian Ocean, the Arabian Sea, and the Gulf of Aden; and established a naval base in Djibouti. And it now surpasses all other permanent members of the United Nations Security Council in its troop contributions to UN peacekeeping operations in Africa.
On the other hand, given the significant gap between China’s desire to project power to safeguard its far-flung economic interests and its ability to do so, Chinese leaders may not want to go too far in challenging the US. They are, says Keyu Jin of the London School of Economics, “well aware of how the Thucydides Trap has ensnared both the dominant power and the challenger, even after the challenger might seem to have won.”
They also know that China has been a principal beneficiary of the existing rules-based order, which is why Xi used his appearance at the World Economic Forum’s annual meeting in January to defend the global trade system against protectionist rhetoric emanating from the US. And at the CPC congress, Xi affirmed that, “No country can retreat to their own island, we live in a shared world and face a shared destiny.” Such considerations would seem to rule out China’s emergence as a revisionist world power.
But former US Deputy Secretary of State James Steinberg and Michael O’Hanlon of the Brookings Institution would rather not take any chances. The US must demonstrate such clear resolve in maintaining the international status quo that China will be deterred from disrupting it. Steinberg and O’Hanlon call on the “US and its partners” to develop “a broader range of responses that would enable them” to “demonstrate a willingness to impose meaningful costs without triggering counterproductive escalation.” And they recommend an “adaptation of America’s longstanding ‘engage but hedge’ strategy,” whereby the US gives “China incentives to rise peacefully, while maintaining robust military capabilities in case engagement proves unsuccessful.”
TOWARD SINOCENTRISM?
Still, while the US will be the dominant power in Asia for the foreseeable future, it cannot maintain full military, economic, and normative primacy there indefinitely. And Donald Trump’s presidency has called into question the future of the US-led postwar international order itself. Yet even before Trump announced his candidacy, Yoon Young-kwan, a former South Korean foreign minister, pointed out that China’s leaders have long believed “that the 2008 economic crisis and the high costs of two foreign wars have left the US in no position to exercise international leadership.”
The potential decline of the US-led international order, along with Xi’s bid to assume a larger leadership role on the world stage, immediately raises a host of critical issues. For starters, unlike nineteenth- and twentieth-century European powers, China has no historical, philosophical, or literary tradition upon which to base its conduct in a great-power system. Its inheritance is that of the Middle Kingdom, to which vassal states paid tribute. Similarly, the US has no experience in dealing with a rival like China. Even at its height, the Soviet Union was essentially a one-dimensional military superpower, whereas China is quickly emerging as a multidimensional power with a globally competitive economy.
Of course, another crucial difference between China and the Soviet Union is that the former has shown little inclination to export its authoritarian model, Xi’s rhetoric notwithstanding. China’s main focus, rather, has been on promoting political stability and domestic economic growth, by securing access to resources and markets abroad. The ultimate embodiment of this approach is the Belt and Road Initiative (BRI), which, Shang-Jin Wei of Columbia University explains, “aims to develop physical infrastructure and policy linkages connecting more than 60 countries across Asia, Europe, and Africa.”
In Wei’s view, the BRI is exactly what the world needs now that the US and other “influential countries are turning inward, talking about erecting trade barriers and constructing border walls.” Similarly, former Australian Foreign Minister Gareth Evans acknowledges that Australia and other US allies and partners in Asia “can no longer – assuming we ever could – take coherent, smart American leadership for granted.” And he encourages all governments to “recognize the legitimacy of China’s new great-power aspirations, and engage with it non-confrontationally.”
TROUBLE ON THE HIGH SEAS
But Evans also warns that China needs to be resisted when it overreaches, not least in the South China Sea, where it has continued to defy a July 2016 ruling by the Permanent Court of Arbitration (PCA) in The Hague invalidating its territorial claims. Just this summer, Brahma Chellaney of the New Delhi-based Center for Policy Research observes, China “threatened to launch military action against Vietnam’s outposts in the disputed Spratly Islands,” in order to prevent the Vietnamese government from “drilling for gas at the edge of China’s exclusive economic zone in the South China Sea.”
China’s seemingly random maritime provocations do not always intimidate other governments to the point of backing down. But they do test America’s will and capacity to support its allies and strategic partners. In deliberately keeping its actions below the threshold of open warfare, China is seeking gradually to induce strategic fatigue in the US and its partners. The strategy seems to be paying off. In 2017 alone, the Philippines agreed to sizable trade and investment deals with China, Malaysia purchased Chinese warships, and Vietnam took steps to strengthen its diplomatic and military ties with China.
But that is not to say there hasn’t been pushback. According to Le Hong Hiep of the ISEAS-Yusof Ishak Institute in Singapore, China’s actions in the South China Sea have prompted Vietnam and Japan to deepen the “strategic partnership” that they forged in 2009. Hiep reports that Japan has pledged to provide Vietnam with “patrol boats to support its defense activities in the South China Sea,” in addition to selling Vietnam “two advanced radar-based earth observation satellites,” and possibly “second-hand P-3C anti-submarine and maritime surveillance aircraft.”
And Vietnam is not alone. According to Thitinan Pongsudhirak of Chulalongkorn University in Bangkok, China’s “rapid emergence as the foremost threat to regional stability” is driving an arms race in Asia. In fact, as of last year, the region accounted for “almost half of the world’s arms expenditure, which is more than twice the total arms expenditure of countries in the Middle East and four times greater than that of Europe.”
Trump’s past statements that US allies should see to their own defense certainly haven’t helped matters. But the real problem, Pongsudhirak argues, is the absence of a regional “framework to prevent, mitigate, and resolve territorial disputes.” Such a framework will never be viable without China’s participation; to secure it, Pongsudhirak recommends that “other interested parties step back a little and give China space to recognize the dangers of its own aggression.”
But even if China did see the error of its ways, Evans notes, it is “unlikely to abandon occupancy of any island, reef, or rock where it currently has a toehold.” He proposes a compromise that would allow China to save face. Among other good-faith gestures, Chinese leaders should be encouraged to put further reclamation activities on hold, and to agree to a negotiated code of conduct with other members of the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN).
Alternatively, if the hardliners in Beijing prevail and China continues its aggressive behavior, Australia and others could decide to conduct freedom-of-navigation operations (FONOPs) within 12 nautical miles of disputed areas under Chinese control. As Harvard University’s Joseph S. Nye reminds us, the US already set a precedent in 2013, when it flew two B-52 bombers through an Air Defense Identification Zone that China had declared unilaterally and without warning over the disputed Senkaku/Daiyou Islands in the East China Sea.
Unfortunately, with more FONOPs and similar operations, the likelihood of military incidents will increase. All parties would do well to heed the warning issued by former Philippine President Fidel V. Ramos when he served as a special envoy to China after the 2016 PCA ruling: tensions in Asia are not just about “rocks and atolls”; they are matters of “war and peace.”
THE VIEW FROM BEIJING
Westerners might like to think that China’s deepening regional and global economic integration would prevent it from risking a conflict. But China does want to restore its historical status as a regional hegemon, not least through military rebalancing in Asia. And Chinese leaders might even be willing to bet that US leaders would back down rather than risk a costly confrontation. Many a corpse-filled river has run deep with such assumptions.
But it is important to view the situation from China’s perspective. As Steinberg and O’Hanlon remind us, China has a “history of vulnerability to foreign intervention.” And today, observes Minghao Zhao of the Charhar Institute in Beijing, “its coasts are, to some extent, encircled by Japan and the Philippines, both US allies, and Taiwan, with which the US maintains security ties.” Moreover, Zhao explains, Chinese leaders are not blind to America’s containment strategy in the region. Over time, the US system of “hub-and-spoke alliances” has morphed into a “networked security system across the Indo-Pacific theatre.”
Owing to this transformation, Zhao notes, Japan has greater “autonomy in security affairs,” South Korea has become host to an American missile-defense system, and India and Vietnam have been drawn closer into the US fold. And Chinese leaders certainly could not overlook America’s vain effort to stop its allies from participating in the China-led Asian Infrastructure Investment Bank (AIIB). Under these circumstances, Zhao explains, “China feels that it has no choice but to prepare for worst-case scenarios – an approach that is reflected in Chinese President Xi Jinping’s so-called ‘bottom-line concept.’”
In this context, China’s increased assertiveness in the East and South China Seas, and its flag demonstrations around Indonesia and Australia, could be viewed as attempts to push back against Western containment in its own region. The Chinese leadership, notes Bill Emmott, a former editor of The Economist, “believes that China ought to be able to project military power and defend what it regards as its strategic space – just like the US.” This poses a strategic dilemma for the US. A rising China cannot be expected to tolerate indefinitely the US’s intrusive military presence in the region. But a US policy of accommodation could unsettle its allies in the region, and signal a loss of resolve and credibility as a security guarantor.
ASIA’S GREAT GAME
Nowhere is the fear of American complacency more pronounced than in Japan and South Korea, the two countries where “today’s arms race in Asia might escalate beyond conventional weapons,” notes Yuriko Koike, a former Japanese Minister of Defense who is now Governor of Tokyo. Even before Trump arrived on the scene with his “muddled jingoism,” Koike explains, Chinese provocations had given Japanese Prime Minister Shinzo Abe enough political space to push for revisions to the pacifist clause of Japan’s post-World War II constitution.
Meanwhile, China has also stepped up its provocation of India. Chellaney reports that “this year, China decided to withhold [hydrological and meteorological] data from India, undermining the efficacy of India’s flood early-warning systems – during Asia’s summer monsoon season, no less.” And this summer, India and China were locked in a tense standoff, owing to China’s “stealth incursions” into India’s Himalayan borderlands. Just as “China’s naval forces follow fishermen to carve out space for the reclamation of rocks or reefs” in the South China Sea, Chellaney notes, so do its land forces follow in the wake of civilian “herders, farmers, and grazers.”
On August 28, China and India announced a diplomatic resolution to the Himalayan conflict. But it is anyone’s guess how long the peace will last. Over the past decade, China has been far less generous in accommodating a rising India than the US has been in accommodating China. Shashi Tharoor, the Chairman of the Parliamentary Standing Committee on External Affairs, sees a worrying pattern in China’s behavior, whereby its leaders respond to Indian Prime Minister Narendra Modi’s “efforts at outreach with a series of insults.”
For example, in 2014, just after Modi welcomed Xi “to his hometown, Ahmedabad, on his own birthday,” Tharoor recounts, “Chinese soldiers promptly crossed the disputed frontier with India in the Ladakh region of Jammu and Kashmir, going so far as to pitch tents on land that India considers its sovereign territory.” China has also vetoed India’s bid to join the Nuclear Suppliers Group, and “built a ‘China-Pakistan economic corridor’ through Pakistan-controlled parts of Kashmir,” which “China itself recognizes” as disputed territory. And in April of this year, China lobbed a barrage of threats and recriminations at India after the Dalai Lama paid a visit to a historic Buddhist monastery in the Indian state of Arunachal Pradesh.
TO LEAD, OR NOT TO LEAD?
To many observers, this year’s escalating contretemps between the US and North Korea over the latter’s nuclear program should be an occasion for China to demonstrate more responsible leadership than it has shown elsewhere. As Hiep explained when Xi and Trump held their first face-to-face meeting in April, Trump seems to think that by threatening trade action against China, he can force China to “rein in the North Korean regime’s nuclear ambitions.” But in Hiep’s view, the Trump administration has been “overestimating China’s influence over North Korea.” After all, Kim Jong-un’s regime has continued its nuclear and missile tests “despite Chinese sanctions, which have halted coal imports from North Korea – the regime’s main revenue source.”
And besides, China’s leaders are not letting their personal distaste for Kim distract from their larger geostrategic goals. As Korea University’s Lee Jong-Wha points out, for China to do more, “it needs assurances that it will not immediately lose its strategic buffer on the Korean Peninsula.” Without such a guarantee, it will likely remain uncooperative, even if doing so damages “its relationships with the US, Europe, Japan, and South Korea – all of which are ultimately more valuable partners than the unruly, impoverished North Korea.”
One way forward, notes former Swedish Prime Minister Carl Bildt, is for all parties involved to adopt a broader diplomatic approach that starts “by addressing a fundamental issue at the heart of the problem: namely, that no peace treaty has ever been signed to end the 1950-1953 Korean War.” Such a dialogue, Bildt argues, “could pave the way for broader discussions about nuclear escalation and other threats to regional stability.” With China still committed to peaceful negotiations, this course of action could deliver maximum benefits at minimum cost.
But Emmott points out that there is an alternative to negotiations or a US-led military strike: China itself could intervene militarily, either to provide a security guarantee to the Kim regime, or to carry out a more orderly regime change. This scenario may seem far-fetched. But Emmott contends that it is not just plausible; it is also “China’s best opportunity to achieve greater strategic parity with the US in the region, while removing a source of instability that threatens them both.”
THE DANGER OF FALLING SHORT
As China grapples with the demands of regional and global leadership, it will have to watch out for not just the Thucydides Trap, but also what Nye calls the “Kindleberger Trap”: “a China that seems too weak rather than too strong.” The idea, Nye explains, comes from Charles Kindleberger, an American historian who “argued that the disastrous decade of the 1930s was caused when the US replaced Britain as the largest global power but failed to take on Britain’s role in providing global public goods.”
Pax Britannica was built on a system of legal colonialism and territorial control, which allowed Britain to extract, process, move, and use or sell ownership of vast natural resource endowments around the globe. Pax Americana, by contrast, was built on a system of market-accessing regimes, which granted the US control over resources, and facilitated a global flow of capital, goods, and technology. By building global markets instead of a global empire, the US escaped legal responsibility for the security and welfare of its neo-colonial dependents. And it convinced others that “global public goods” were essentially an outgrowth of US hegemony.
After 1945, America wrote the rules of the international order, and policed them for 70 years. The question now is whether China is ready to accept that burden. China is extending its power and influence through the BRI and other initiatives, and these efforts have allowed it to cement diplomatic ties, boost trade, and create energy corridors.
So far, however, China has failed to make regional and global public goods synonymous with Chinese national interests. And as Minxin Pei of Claremont McKenna College points out, the CPC itself “has become practically irrelevant in the daily lives of ordinary Chinese.” That may, as Pei suggests, limit Xi’s power. But if China’s leaders are to succeed at positioning their country for global leadership, their focus should be on maintaining economic growth and social stability at home, while nurturing alliances and influence that serve to preserve the existing rules-based international order. Otherwise, China’s rise will disrupt that order, implying near-certain regional and global volatility for years to come.
Ramesh Thakur
Ramesh Thakur, a former assistant secretary-general of the United Nations, is Director of the Center for Nuclear Non-Proliferation and Disarmament at Australian National University. (From Project Syndicate).
Professor Ramesh Thakur is Director of the Centre for Nuclear Non-Proliferation and Disarmament (CNND) in the Crawford School, The Australian National University and co-Convenor of the Asia-Pacific Leadership Network for Nuclear Non-Proliferation and Disarmament (APLN). He was Vice Rector and Senior Vice Rector of the United Nations University (and Assistant Secretary-General of the United Nations) from 1998–2007. Educated in India and Canada, he was a Professor of International Relations at the University of Otago in New Zealand and Professor and Head of the Peace Research Centre at the Australian National University, during which time he was also a consultant/adviser to the Australian and New Zealand governments on arms control, disarmament and international security issues.
He was a Commissioner and one of the principal authors of The Responsibility to Protect (2001), and Senior Adviser on Reforms and Principal Writer of the United Nations Secretary-General Kofi Annan’s second reform report (2002). He was a Professor of Political Science at the University of Waterloo (2007–11), Distinguished Fellow of the Centre for International Governance Innovation (2007–10) and Foundation Director of the Balsillie School of International affairs in Waterloo, Ontario.
The author or editor of 50 books and 400 articles and book chapters, Prof. Thakur also writes regularly for several newspapers around the world and serves on the international advisory boards of institutes in Africa, Asia, Europe and North America, and is the Editor-in-Chief of Global Governance (2013-18). His books include The United Nations, Peace and Security: From Collective Security to the Responsibility to Protect (Cambridge University Press, 2006); Global Governance and the UN: An Unfinished Journey (Indiana University Press, 2010); The Responsibility to Protect: Norms, Laws and the Use of Force in International Politics (Routledge, 2011); The People vs. the State: Reflections on UN Authority, US Power and the Responsibility to Protect (United Nations University Press, 2011); The Group of Twenty (G20) (Routledge, 2013); The Oxford Handbook of Modern Diplomacy (Oxford University Press, 2013); Nuclear Politics (4 vols.) (Sage, 2014); Nuclear Weapons: The State of Play 2015 (CNND, 2015);Nuclear Weapons and International Security (Routledge, 2015) and Theorising the Responsibility to Protect, co-edited with William Maley (Cambridge: Cambridge University Press, 2015). (From Autralian National University)
* * *
Xem bài liên hệ với đề tài: click vào đây
Xem trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Xem các bài trên trang Anh ngữ: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net