Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 13, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
CHIẾN LƯỢC QUỐC PHÒNG MỚI CỦA TRUMP LÀ CÓ TRIỂN VỌNG NHƯNG THIẾU SÓT
Webmaster

 

(Trump's New Defense Strategy Is Promising But Flawed)

By Tom Spoehr

Nhật Linh dịch

The National Interest

January 22, 2018

 

Chiến lược Quốc phòng (NDS) mới được Mỹ công bố là chiến lược quốc phòng thực sự đầu tiên của Mỹ trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây. Chiến lược này làm rõ quan điểm của Chính quyền Donald Trump và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đối với các thách thức mà Mỹ đang phải đối mặt cũng như đề xuất để giải quyết các lo ngại này.

 

 

Chiến lược nhiều khả năng sẽ có những tác động tác kể, góp phần chi phối chính sách và các quyết sách của Lầu Năm Góc trong nhiều năm tới. Chiến lược này miêu tả các đối thủ của Mỹ cũng như hiện trạng quân đội Mỹ một cách thẳng thắn và cụ thể hơn những tài liệu tương tự, chẳng hạn như Báo cáo Quốc phòng được đưa ra bốn năm một lần. Cùng với sự thẳng thắn này là một cách nhìn hoàn toàn mới đối với chiến lược quốc phòng. Chiến lược nói về việc “mở rộng không gian cạnh tranh”, một ý tưởng mới bao gồm cả khái niệm về việc đặt ra thách thức và đẩy các đối thủ tiềm tàng vào thế khó trong nhiều lĩnh vực.

 

Một điểm mới dễ nhận thấy trong văn bản này là cách hành văn chặt chẽ và thống nhất. Khác với các chiến lược quốc phòng khác, vốn thường khiến người đọc cảm tưởng như có cả một ủy ban đứng đằng sau soạn thảo, văn bản này có một sự mạch lạc và dễ hiểu từ đầu tới cuối, một dấu hiệu cho thấy rất có thể là nó đã được chấp bút bởi chỉ duy nhất 1 người, hoặc ít nhất cũng không phải là bởi hàng chục tác giả với những quan điểm trái chiều

 

Ngoài những ưu điểm trên, chiến lược quốc phòng và Chiến lược An ninh Quốc gia được Tổng thống Trump công bố chỉ mới một tháng trước còn có một sự thống nhất rất rõ ràng. Chiến lược quốc phòng được xây dựng trên nền tảng chủ đề mà chiến lược an ninh quốc gia đã đề cập tới, cụ thể là sự cần thiết của việc “tái thiết năng lực sẵn sàng cho quân đội” Mỹ.

 

Ưu tiên là yếu tố xác định giá trị thực sự của một chiến lược an ninh quốc gia, và để đề ra các ưu tiên, người ta phải đưa ra những quyết định khó khăn. Trong Chiến lược Quốc phòng mới, Mỹ đã thực sự định hình những quyết định ấy. Nga và Trung Quốc rõ ràng đã được xem là mối đe dọa hàng đầu. Xếp sau đó là Iran, Triều Tiên, và đáng chú ý là chủ nghĩa khủng bố. Có thể nói văn bản này đã thay đổi hoàn toàn các ưu tiên quốc phòng của Mỹ vốn được duy trì trong suốt 16 năm qua.

 

Lầu Năm Góc đang có nhiều hoạt động rất kém hiệu quả trong kỷ nguyên công nghiệp, và Bộ trưởng Mattis có vẻ đang rất quyết tâm thay đổi điều này. Khi công bố chiến lược, ông đã ám chỉ việc “tái tổ chức” các tài sản an ninh mạng của quân đội Mỹ, và dù không nói chi tiết, song đây rõ ràng là một lĩnh vực đang rất cần cải thiện. Bên cạnh những ưu điểm trên, không may là Chiến lược Quốc phòng vẫn còn một số điểm đáng thất vọng.

 

Nghiêm trọng nhất, mục tiêu chiến lược của Mỹ đã bị hạ thấp. Văn bản này chỉ kêu gọi Mỹ duy trì khả năng “chống lại các hành vi quyết đoán của một cường quốc và ngăn chặn nguy cơ ở khắp mọi nơi”. Nhiều người đã nhắc đến chiến lược vận hành “1+”, nghĩa là Mỹ vừa có khả năng chiến đấu chống lại một đối thủ mạnh, vừa ngăn chặn một đối thủ khác. Tuy nhiên, răn đe là một mục tiêu rất mơ hồ và khó có thể lên kế hoạch cụ thể. Việc thực hiện các biện pháp răn đe cần tới quyết tâm và năng lực, và để có thể thực sự “cảnh cáo” đối phương, Mỹ phải thể hiện được sức mạnh và khả năng giành chiến thắng của mình trong trường hợp nổ ra chiến tranh. Chưa rõ năng lực này có thể khả thi hay không nếu tiêu chuẩn bị hạ xuống quá thấp.

 

Để bảo vệ các lợi ích then chốt của Mỹ trước một mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, Mỹ cần phải có khả năng chiến đấu và giành chiến thắng trên hai mặt trận, cụ thể là chiến đấu vừa ngăn chặn. “Chiến lược chiến tranh song song” đã là một tiêu chuẩn vàng đối với các mục tiêu chiến lược của Mỹ từ Chiến tranh Thế giới lần thứ hai bởi nó giúp đảm bảo một cách hiệu quả các lợi ích quan trọng của Mỹ, trong khi vẫn cho phép cường quốc này có đủ năng lực để răn đe những đối thủ đang tìm cơ hội và chống đỡ các thiệt hại trong chiến tranh. Tiêu chuẩn này cũng giúp quân đội Mỹ có được các kinh nghiệm chiến đấu, và đảm bảo các hoạt động bền vững trong dài hạn.

 

Một điểm yếu khác của Chiến lược Quốc phòng là việc văn bản không chú trọng tới kế hoạch tăng quy mô quân đội. Chiến lược An ninh Quốc gia mà Tổng thống Trump đưa ra nhiều lần đề cập tới mục tiêu tăng quân số, chỉ ra rằng Mỹ đang “dại dột” giảm số lượng quân sỹ xuống mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, đồng thời nhấn mạnh tới sự cần thiết của việc “tăng quân để đảm bảo đủ năng lực triển khai ở quy mô lớn và trong thời gian kéo dài nhằm dành chiến thắng trong nhiều trường hợp”.

 

Chiến lược Quốc phòng thực tế nói rằng “quy mô lực lượng là việc cần lưu tâm” song không nhấn mạnh tới việc cần phải tăng quân số tới mức cần thiết để bảo vệ các lợi ích của đất nước. Những thiếu sót kể trên có thể là kết quả của khoản ngân sách quốc phòng đang bị siết chặt, dù chiến lược không nói rõ tới những khó khăn về tài chính. Thời gian sẽ là câu trả lời cho băn khoăn này. Bộ trưởng Mattis đã nhấn mạnh rằng Mỹ đang ở trong một giai đoạn cạn kiệt về chiến lược”, giai đoạn mà đất nước chưa dành đủ sự quan tâm cho những vấn đề cấp bách đang phải đối mặt. Chiến lược Quốc phòng đã vạch ra và tìm cách sửa chữa những thiếu sót này một cách rõ ràng và quyết đoán. Bất chấp những hạn chế, đây cũng xứng đáng được xem là một đóng góp hữu ích cho các cuộc thảo luận về vấn đề quốc phòng tại Mỹ.

 

Tom Spoehr

Nhật Linh dịch

 

Trump's New Defense Strategy Is Promising But Flawed

By Tom Spoehr

National interest

January 22, 2018

 

The United States must have the ability to fight and win in two major theaters of war. Unfortunately, the new defense strategy sets too low a strategic goal.

 

 

The National Defense Strategy (NDS) released last week is the first true U.S. defense strategy in a decade. It details how the Trump administration and Defense Secretary Jim Mattis view the military challenges facing the United States and how they propose to address them.

 

The strategy will likely guide Pentagon policy and decisionmaking for years. Fortunately, there is much to like in it.

 

For starters, it describes potential U.S. adversaries—as well as the current state of the U.S. military—more candidly and forthrightly than previous documents of its kind, including past Quadrennial Defense Reviews. For example, it refers to China’s “predatory economics,” a “weakening post–WWII [world] order,” and America’s “eroding military advantage.” Unlike previous defense strategies, this one leaves the clear—and accurate—impression that all is not OK.

 

Accompanying this refreshing honesty is a fresh, new thinking about defense strategy. It speaks about “enlarging the competitive space,” a new idea that encompasses the concept of presenting potential adversaries with challenges and dilemmas from unexpected areas and directions. In another first for a national-strategy statement, it calls for the U.S. to deliberately exploit vulnerabilities in the capabilities of U.S. adversaries.

 

Also refreshing is the fact that the document is elegantly written. This might not seem a substantive comment, but defense strategies often read and feel as though they were written by a committee. This document reads as though it was written by a single hand—or at least not by dozens of authors with disparate viewpoints. The result is a document that is remarkably coherent and understandable from end to end.

 

There is also consistency between the defense strategy and the National Security Strategy released by President Trump just one month earlier. When the NDS speaks to the need to “rebuilding military readiness,” it is picking up a critical theme established in the previous document.

 

To have real-world value, a defense strategy must establish priorities. That requires making tough choices, and in this document those choices are made. China has been clearly elevated to a top threat, as has Russia. Relegated to a lesser-threat category are Iran, North Korea and, most significantly, terrorism. This reverses the priorities of the last sixteen years and with good reason.

 

Defense administrative reforms are not calculated to dominate headlines, yet the importance placed on improved business processes is overdue and welcome. Mattis has identified establishing a culture of performance and improving speed of delivery one of the three main lines of effort in the NDS. Deputy Defense Secretary Patrick Shanahan’s industry-savvy hand is clearly evident in this section.

 

Many of the Pentagon’s business practices remain mired in the industrial age. For too long the department has tolerated long and irrational approval chains that, more often than not, resulted in disapprovals. Mattis seems committed to changing that.

 

In releasing the strategy, Mattis alluded to a “reorganization” of military cyber assets. He was vague on the details, but this is an area that is ripe for improvement. Current military cyber assets are sub-optimized, with each military service maintaining similar and redundant capabilities in their cyber service commands. For example, each service maintains the capability to defend its own networks. A more streamlined approach is sorely needed, allowing services to focus on broad areas of cyber warfare.

 

Unfortunately, the National Defense Strategy contains some disappointing elements as well.

 

Critically, it sets too low a strategic goal. It calls only for U.S. to maintain the ability to “defeat aggression by a major power and deterring opportunistic aggression elsewhere.” Many are already referring to this force-planning construct as “1 +,” meaning the United States will have the ability to fight one war against a major adversary, and then vaguely deter another adversary. But deterrence is an elusive goal to plan against.

 

Deterrence requires will and capability, and in order to reasonably deter, the United States must present adversaries with the necessary capability to win. It is not at all clear that capability will be present if the bar is set too low.

 

To secure and protect American vital interests at an acceptable level of risk, the United States must have the ability to fight and win in two major theaters of war. This provides for sufficient capability to fight a major war and to have the ability to fight another should the need arise. A “two-war strategy” has been the gold standard for U.S. strategic goals since World War II because it most effectively protects U.S. vital interests while providing enough capacity to effectively deter opportunistic adversaries and sustain combat losses. It also frees forces for experimentation and allows for long-term, sustained operations.

 

Another shortcoming of the NDS is a de-emphasis on increasing the size of the military. President Trump’s National Security Strategy repeatedly called for beefing up our military, pointing out that America has “unwisely “reduced force size to the lowest levels since WWII.” The NSS describes the need to “grow the size of the force so that it is capable of operating at sufficient scale and for ample duration to win across a range of scenarios.” Although the defense strategy does say “the size of our force matters,” it doesn’t put nearly as much emphasis as the president did on regrowing the military to a size necessary to protect America‘s interests.

 

Secretary Mattis’ remarks at the event rolling out the strategy seem to buttress this interpretation. He said that he places more emphasis on capability (weapon systems) than capacity (size). There is no mention, for example, of the need to grow the Navy back to 355 ships, which most experts agree is necessary to counter China. This seems a missed opportunity.

 

Each of these two shortcomings—the reliance on a “1+” force planning construct and the de-emphasis on the need to regrow the force—may be the result of perceived budget constraints imposed on the military. They beg the question whether the NDS was driven by a budget. Time will tell.

 

Secretary Mattis stated that America is “emerging from a period of strategic atrophy,” a period when insufficient attention was paid to the most pressing issues the nation faces. The new National Defense Strategy corrects that deficiency in a clear and persuasive manner. Despite its shortcomings, it is a welcome contribution to the discussion of U.S. national defense.

 

Tom Spoehr

 

Former Army Lt. Gen. Thomas Spoehr is the director of The Heritage Foundation’s Center for National Defense. (From The National interest).

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với đề tài, click vào đây

trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

More in English topic: please click here

Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh