Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 14, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
LÝ GIẢI VIỆC T.T. TRUMP CÔNG NHẬN JERUSALEM LÀ THỦ ĐÔ CỦA ISRAEL.
Webmaster
Các bài liên quan:
    VÌ SAO T.T. DONALD TRUMP GÂY TRANH CÃI KHI CÔNG NHẬN JERUSALEM LÀ THỦ ĐÔ CỦA ISRAEL? (Phương Vũ)
    “CUỘC CHIẾN 6 NGÀY” GIỮA ISRAEL VÀ KHỐI Ả-RẬP
    NĂM MƯƠI NĂM SAU CUỘC CHIẾN SÁU NGÀY
    NHÌN QUA CÁC CUỘC CHIẾN GIỮA ISRAEL VÀ KHỐI Ả-RẬP.
    IRAQ: TRUNG TÂM CUỘC TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC KHU VỰC
    TRUNG ĐÔNG: NHỮNG ẢO TƯỞNG VỀ HÒA BÌNH
    GIẢI PHÁP NÀO CHO VIỆC LẬP LẠI TRẬT TỰ Ở TRUNG ĐÔNG?
    KẾ HOẠCH YINON VÀ BIẾN ĐỘNG CHÍNH TRỊ TRONG THẾ GIỚI Ả RẬP
    SỰ KIỆN ISRAEL TẤN CÔNG USS LIBERTY.

 

(Trump’s Jerusalem Rationale and its Consequences)

By Richard N. Haass

Đinh Tỵ dịch

Lê Hồng Hiệp hiệu đính

Project Syndicate

December 13-2017.

 

 

Đã 50 năm trôi qua kể từ khi kết thúc Chiến tranh 6 ngày – tháng 6/1967, một cuộc xung đột mà đã cùng nhiều diễn tiến đáng kể khác tiếp tục định hình nên tình trạng bế tắc giữa Israel và Palestine. Sau cuộc chiến, Israel đã giành quyền kiểm soát toàn bộ khu vực Bờ Tây, dải Gaza và Jerusalem cộng thêm Bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan.

 

Lúc đó, cộng đồng thế giới xem kết quả quân sự của cuộc chiến chỉ mang tính chất tạm thời. Nghị quyết số 242 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tiền đề cho tiến trình tiến tới một giải pháp ngoại giao cho vấn đề người Palestine vô tổ quốc, được thông qua 5 tháng sau khi cuộc chiến chấm dứt (ngày 22/11/1967 – ND). Tuy nhiên theo lệ thường, những gì được coi là tạm thời đã kéo dài vô tận.

 

Chính trong bối cảnh này Tổng thống Donald Trump mới đây tuyên bố rằng Hoa Kỳ thừa nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Ông Trump nhấn mạnh Mỹ không đưa ra lập trường về tình trạng sau cùng của Jerusalem, trong đó có “các ranh giới cụ thể về chủ quyền của người Israel” ở đó. Ông nêu rõ Hoa Kỳ sẽ ủng hộ giải pháp hai nhà nước nếu hai bên có chung đồng thuận. Và ông quyết định chưa thực sự dời đại sứ quán Mỹ tại Tel Aviv tới Jerusalem, mặc dù ông có thể đơn giản gọi lãnh sự quán Mỹ hiện giờ tại Jerusalem là đại sứ quán.

 

Việc chính phủ Mỹ nỗ lực xoay chuyển chính sách của mình nhưng lại lập luận rằng không có thay đổi to tát nào đã không thuyết phục được số đông. Đa số dân chúng Israel hoan nghênh lập trường mới của Mỹ, nhưng hầu hết thế giới Ả Rập lại căm phẫn.

 

Vậy tại sao ông Trump chọn thời điểm này để thể hiện quan điểm là một vấn đề còn đang được công luận đồn đoán. Vị tổng thống tuyên bố đây chỉ đơn giản là sự công nhận tình hình thực tế và nói thêm rằng chính sách ngoại giao của các vị tổng thống tiền nhiệm đã thất bại vì không mang lại tiến triển ngoại giao nào. Đây là một thực tế , mặc dù việc các biện pháp ngoại giao thất bại chẳng liên quan gì mấy tới chính sách của Mỹ đối với vấn đề Jerusalem, mà chủ yếu liên quan đến mối bất hoà muôn thuở giữa người Israel và Palestine cũng như khoảng cách khác biệt giữa hai bên.

 

Người ta cho rằng tuyên bố của Mỹ xuất phát từ tình hình chính trị nội bộ Hoa Kỳ, một kết luận được hậu thuẫn bởi việc tuyên bố đơn phương của Mỹ đã không đưa ra đòi hỏi nào đối với Israel (chẳng hạn như yêu cầu Israel hạn chế xây dựng các khu định cư) hoặc đưa ra những biện pháp an ủi đối với người Palestine (như ủng hộ yêu sách của họ đối với Jerusalem). Mặc dù quyết định nay đã dẫn đến một số vụ bạo lực, nhưng đây dường như là một cơ hội bị đánh mất hơn là một cuộc khủng hoảng được tạo ra. Điều có thể làm cho tuyên bố này không chỉ gây tranh cãi mà còn phản tác dụng là việc chính quyền Trump đã dành phần lớn thời gian trong năm đầu tiên để xây dựng một kế hoạch nhằm giải quyết cuộc xung đột Israel – Palestine. Tuy nhiên, tuyên bố này có thể làm suy yếu các triển vọng vốn đã hạn chế của kế hoạch đó.

 

Điều mà chính quyền Trump dường như toan tính là trao cho những quốc gia bên ngoài, đặc biệt là Ả Rập Saudi, một vai trò trung tâm trong tiến trình hoà bình. Làm tiền đề cho cách tiếp cận này chính là quan điểm cho rằng Ả Rập Saudi và thế giới Ả Rập ngày càng bận tâm với mối hiểm hoạ đến từ Iran hơn là các vấn đề liên quan đến Israel. Vì thế, Mỹ giả định là họ sẵn sàng để qua một bên sự thù địch lâu nay với Israel, một quốc gia vốn nhìn chung chia sẻ quan điểm với họ về đối thủ Iran.

 

Tiến triển trong vấn đề Israel-Palestine sẽ tạo nên một một bối cảnh chính trị trong thế giới Ả Rập cho phép điều nói trên xảy ra. Chính quyền Trump hy vọng Ả Rập Saudi sẽ sử dụng nguồn lực tài chính dồi dào của mình để thuyết phục người Palestine đồng ý ký các điều khoản hoà bình mà người Israel sẽ chấp nhận.

 

Vấn đề là chính phủ Israel có thể sẽ chỉ đồng ý  trao cho Palestine ít hơn nhiều so với những gì mà lâu nay người Palestine mong muốn. Nếu thế, các nhà lãnh đạo Palestine có thể chọn giải pháp an toàn hơn bằng cách khước từ đề nghị thay vì ký một hiệp ước mà chắc chắn sẽ làm người dân Palestine thất vọng, đồng nghĩa với việc khiến họ rơi vào thế yếu trước Hamas và các nhóm cực đoan khác.

 

Ả Rập Saudi cũng thế, họ có thể không muốn hậu thuẫn một kế hoạch mà nhiều khả năng sẽ bị xem là bán đứng đồng minh. Cũng cố quyền lực chính trị là ưu tiên hàng đầu của bộ máy lãnh đạo mới dưới quyền của Thái tử Mohammed bin Salman. Vị thái tử đang thực hiện điều này bằng nỗ lực tấn công không khoan nhượng vào tình trạng tham nhũng, đồng thời theo đuổi một chính sách đối ngoại theo chủ nghĩa dân tộc và chống Iran.

 

Tuy nhiên, cả hai sách lược trên đều không hoàn toàn diễn ra theo đúng kế hoạch. Nỗ lực chống tham nhũng mặc dù được dân chúng tán dương nhưng rủi ro là nó có thể thất bại bởi việc chỉ truy tố một số đối tượng được sàng lọc kỹ (cho thấy đây có thể liên quan đến việc tranh đoạt quyền bính hơn là cải cách thật sự), cũng như các báo cáo bất lợi về đời sống riêng của vị thái tử. Và các nỗ lực chống Iran cũng không thể được tách rời khỏi sự sa lầy của Ả rập Saudi trong cuộc chiến tại Yemen cũng như những sự mất mặt về ngoại giao tại Libăng và Qatar. Trong khi đó, các kế hoạch cải cách quốc gia đầy tham vọng vạch ra thì dễ nhưng thi hành lại khó, đồng thời chắc chắn khiến giới bảo thủ của vương quốc trở nên bất mãn.

 

Vấn đề gây đau đầu cho hai cha con tổng thống Trump và con rể Jared Kushner, người đang phụ trách chính sách Hoa Kỳ đối với khu vực Trung Đông, là việc Ả rập Saudi có thể tỏ ra không phải là một đối tác ngoại giao như Bạch Cung mong muốn. Nếu vị thái tử lo ngại về vị thế chính trị trong nước của mình, ông sẽ không muốn kề vai sát cánh với một vị tổng thống Mỹ bị dư luận xem là quá gần gũi với một Israel vốn không sẵn lòng đáp ứng những đòi hỏi tối thiểu của người Palestine trong việc có được một nhà nước riêng.

 

Những phân tích trên đưa chúng ta quay lại vấn đề Jerusalem. Ông Trump đã lập luận rằng việc công nhận Jerusalem là thủ đô Israel là “một bước quyết định đã trễ hạn quá lâu nhằm thúc đẩy tiến trình hoà bình và hướng tới một thỏa thuận lâu dài”. Nhưng dường như ngày càng nhiều khả năng động thái của ông Trump sẽ chỉ mang lại tác dụng ngược mà thôi.

 

Richard N. Haass

Đinh Tỵ dịch

Lê Hồng Hiệp hiệu đính

 

 

Richard N. Hass, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, từng là Giám đốc Hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2001-2003), đặc phái viên của Tổng thống George W. Bush tại Bắc Ireland và điều phối viên chương trình Vì tương lai Afganistan. Ông cũng là tác giả của cuốn sách “A world in Disarray: American Foreign Policy and the Crisis of the Old Order”. (Theo Project Syndicate).

 

Trump’s Jerusalem Rationale and its Consequences

By Richard N. Haass

Project Syndicate

December 13-2017.

 

 

The US administration seems to believe that Saudi Arabia and other Arab governments are so concerned with the perceived Iranian threat that they will put aside their long-standing hostility toward Israel. The problem is that the new Saudi crown prince's highest priority – to consolidate his power – may lead him to reject a peacemaking role.

 

NEW YORK – It is 50 years since the Six-Day War – the June 1967 conflict that, as much as any other event, continues to define the Israeli-Palestinian impasse. After the fighting was over, Israel controlled all of the West Bank, Gaza, and Jerusalem, in addition to the Sinai Peninsula and the Golan Heights.

 

Back then, the world saw this military outcome as temporary. United Nations Security Council Resolution 242, the backdrop to what was to become a diplomatic solution to the problem of the stateless Palestinians, was adopted some five months after the war ended. But, as is often the case, what began as temporary has lasted.

 

This is the context in which President Donald Trump recently declared that the United States recognized Jerusalem to be Israel’s capital. Trump stated that the US was not taking a position on the final status of Jerusalem, including “the specific boundaries of the Israeli sovereignty” there. He made clear that the US would support a two-state solution if agreed to by both sides. And he chose not to begin actually moving the US embassy from Tel Aviv, even though he could have simply relabeled what is now the US consulate in Jerusalem.

 

The attempt to change US policy while arguing that little had changed did not persuade many. Most Israelis were pleased with the new US stance, and most in the Arab world and beyond were incensed.

 

Just why Trump chose this moment to make this gesture is a matter of conjecture. The president suggested it was simply recognition of reality and that his predecessors’ policy failure to do so had failed to yield any diplomatic benefits. This is true, although the reason diplomacy failed over the decades had nothing to do with US policy toward Jerusalem, and everything to do with divisions among Israelis and Palestinians and the gaps between the two sides.

 

PS. Explain This: Israeli Settlement-Building: https://www.youtube.com/watch?v=TBlNHFln6u8

 

Others have attributed the US announcement to American domestic politics, a conclusion supported by the unilateral US statement’s failure to demand anything of Israel (for example, to restrain settlement construction) or offer anything to the Palestinians (say, supporting their claim to Jerusalem). Although the decision has led to some violence, it looks more like an opportunity lost than a crisis created.

 

What made this statement not just controversial but potentially counterproductive is that the Trump administration has spent a good part of its first year putting together a plan to resolve the Israeli-Palestinian conflict. This announcement could well weaken that plan’s already limited prospects.

 

What the Trump administration seems to have in mind is to give outsiders, and Saudi Arabia in particular, a central role in peacemaking. Informing this approach is the view that Saudi Arabia and other Arab governments are more concerned with the perceived threat from Iran than with anything to do with Israel. As a result, it is assumed that they are prepared to put aside their long-standing hostility toward Israel, a country that largely shares their view of Iran.

 

Progress on the Israeli-Palestinian issue would create a political context in the Arab world that would allow them to do just this. The hope in the Trump administration is that the Saudis will use their financial resources to persuade the Palestinians to agree to make peace with Israel on terms Israel will accept.

 

The problem is that the only plan to which this Israeli government is likely to agree will offer the Palestinians far less than they have historically demanded. If so, the Palestinian leaders themselves may well determine it is safer to say no than to sign on to a plan sure to disappoint many of their own people and leave them vulnerable to Hamas and other radical groups.

 

The Saudis, too, may be reluctant to be associated with a plan that many will deem a sellout. The top priority for the new Saudi leadership under Crown Prince Mohammed bin Salman is to consolidate power, which the prince is doing by associating himself with an effort to attack corruption in the Kingdom and by pursuing a nationalist, anti-Iranian foreign policy.

 

But neither tactic is going entirely according to plan. The anti-corruption effort, while so far popular, risks being tarnished by selective prosecution of offenders (which suggests that it is more about power than reform) and reports about the crown prince’s own lifestyle. And the anti-Iran efforts have become inseparable from what has become an unpopular war in Yemen and diplomatic embarrassments in Lebanon and Qatar. Meanwhile, ambitious plans to reform the country are proving easier to design than to implement, and are sure to alienate more conservative elements.

 

The problem for Trump and Jared Kushner, his son-in-law who leads US policy in this area, is that the Saudis are likely to prove much less of a diplomatic partner than the White House had counted on. If the new crown prince is worried about his domestic political standing, he will be reluctant to stand shoulder to shoulder with an American president seen as too close to an Israel that is unwilling to satisfy even minimal Palestinian requirements for statehood.

 

All of which brings us back to Jerusalem. Trump argued that recognizing the city as Israel’s capital was “a long overdue step to advance the peace process and the work towards a lasting agreement.” More and more it appears that Trump’s move will have just the opposite effect.

 

Richard N. Haass

 

 

Richard Nathan Haass, President of the Council on Foreign Relations, previously served as Director of Policy Planning for the US State Department (2001-2003), and was President George W. Bush's special envoy to Northern Ireland and Coordinator for the Future of Afghanistan. He is the author of A World in Disarray: American Foreign Policy and the Crisis of the Old Order. Haass writing for PS since 2000 (From Project Syndicate).

 

Richard Nathan Haass (born July 28, 1951) is an American diplomat. He has been president of the Council on Foreign Relations since July 2003, prior to which he was Director of Policy Planning for the United States Department of State and a close advisor to Secretary of State Colin Powell. The Senate approved Haass as a candidate for the position of ambassador and he has been U.S. Coordinator for the Future of Afghanistan. He succeeded George J. Mitchell as the United States Special Envoy for Northern Ireland to help the peace process in Northern Ireland, for which he received the State Department's Distinguished Service Award. At the end of 2003, Mitchell Reiss succeeded him as special envoy. In late 2013, Haass returned to Northern Ireland to chair inter-party talks aimed at addressing some of the unresolved issues from the peace process such as parades, flags and "the past".

Life and career:

Haass was born in Brooklyn, to Jewish parents, the son of Marcella (née Rosenthal) and Irving B. Haass. From 1989 to 1993, Haass was Special Assistant to United States President George H. W. Bush and National Security Council Senior Director for Near East and South Asian Affairs. In 1991, Haass received the Presidential Citizens Medal for helping to develop and explain U.S. policy during Operation Desert Shield and Operation Desert Storm. Previously, he served in various posts in the Department of State (1981–85) and the Department of Defense (1979–80).

Haass's other postings include Vice President and Director of Foreign Policy Studies at the Brookings Institution, the Sol M. Linowitz Visiting Professor of International Studies at Hamilton College, a senior associate at the Carnegie Endowment for International Peace, a Lecturer in Public Policy at Harvard University's Kennedy School of Government, and a research associate at the International Institute for Strategic Studies. A Rhodes Scholar, Haass obtained a B.A. from Oberlin College in 1973 and went on to earn both a Master of Philosophy and Doctor of Philosophy from Oxford University.

Throughout the 2008 Presidential campaign, Haass advised several members of both the Republican Party and Democratic Party on issues regarding foreign policy, but did not publicly endorse a candidate due to the Council on Foreign Relations' non-partisan stance.

In September 2013, Haass returned to Northern Ireland, with Professor Meghan O'Sullivan, to chair all party talks on flags, parades and the legacy of the Troubles, after violence flared over the removal of the union flag at Belfast City Hall. The talks broke up without reaching an agreement on December 31, 2013.

Haass is the author of 12 books, of which 11 deal with matters of foreign policy and one with management. He lives in New York City with his wife, Susan Mercandetti, and two children.

Foreign policy views:

In a May 2015 interview with BBC's HARDtalk, speaking as President of the Council on Foreign Relations, Haass predicted that we are entering a new era in world history, in part due to the muting of U.S. dominance by the more diffuse power wielded by states and non-state entities as a result of the proliferation of nuclear arms and cyberterrorism, and several policy failures, which may bring about an "era of disorder" in the absence of any clear superpower. The failures in policy he points to are many of the rationales leading up to the 2003 invasion of Iraq, including the notion that the Iraqi regime had any involvement with the September 11 attacks or terrorism in general, but excluding the prominent intelligence of the time which indicated that Saddam Hussein's regime did most likely possess weapons of mass destruction, a point which he now concedes he along with many of his colleagues and the international intelligence community "got wrong". He explained that he believes the existing problems of the region which were exacerbated by the "ill-advised" invasion of Iraq were compounded by subsequent errors, including the withdrawal of U.S. troops carried out under the Obama administration. Another major error, according to Haas, was the failure of the United States and the United Kingdom to intervene after it became clear that chemical weapons had been used during the Syrian civil war, leaving room for the Islamic State to gain a foothold. He has also stated he was against U.S. involvement in the Libyan Civil War, but said that if becoming involved was unavoidable, better follow up was an absolute necessity not fulfilled, resulting in a situation in which the people of Libya are "arguably worse off now than they were under the deeply flawed leadership of Muammar Gaddafi." These seemingly incongruous positions, he argues, demonstrate that consistency, when it comes to foreign relations, "is a bad idea", and that each situation requires a custom-fit approach. Maintaining a consistent interventionist or conversely non-interventionist foreign policy, for example, would be a mistake.

Bibliography:

- Beyond the INF Treaty (1988, ISBN 0-8191-6942-0)

- The Power to Persuade: How to Be Effective in Any Unruly Organization (1995, ISBN 0-395-73525-4)

- updated in 1999 as The Bureaucratic Entrepreneur: How to Be Effective in Any Unruly Organization (1999, ISBN 0-8157-3353-4)

- Economic Sanctions and American Diplomacy (1998, ISBN 0-87609-212-1)

- The Reluctant Sheriff: The United States After the Cold War (1997, ISBN 0-87609-198-2)

- After the Tests: U.S. Policy Toward India and Pakistan (1999, ISBN 0-87609-236-9)

- Transatlantic Tensions: The United States, Europe, and Problem Countries (editor, 1999, ISBN 0-8157-3351-8)

- Intervention: The Use of American Military Force in the Post-Cold War World (1999, ISBN 0-87003-135-X)

- Honey and Vinegar: Incentives, Sanctions, and Foreign Policy (2000, ISBN 0-8157-3355-0)

- The Opportunity: America's Moment to Alter History's Course (2006, ISBN 1-58648-453-2)

- War of Necessity, War of Choice (2009, ISBN 978-1-4165-4902-4)

- Foreign Policy Begins at Home: The Case for Putting America's House in Order (2013, ISBN 0-4650-5798-5).

(From Wikipedia, the free encyclopedia)

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây

Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

More in English topic: please click here

Về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh