Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 14, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
TRUNG CỘNG: SIÊU CƯỜNG HAY SIÊU PHÁ SẢN?
Webmaster
Các bài liên quan:
    PHẢN KHÁNG TOÀN CẦU CHỐNG TRUNG CỘNG ĐANG GIA TĂNG
    CHỦ NGHĨA ĐẾ-QUỐC CHỦ NỢ CỦA TRUNG CỘNG
    CHỐNG LẠI VŨ KHÍ MA THUẬT CỦA TRUNG CỘNG

 

(China: Superpower or Superbust?)

Ian Bremmer

Mai Diên dịch

The National Interest

Issue: November - December 2013

 

 

Như thể cuộc khủng hoảng thị trường tài chính toàn cầu, sự suy thoái sâu rộng nhất của nước Mỹ trong vòng 70 năm qua, cuộc khủng hoảng hiện tồn trong khu vực đồng euro và tình hình biến động ở khu vực Trung Đông vẫn chưa đủ tạo thành sự phiền nhiễu cho một thập niên, nên giờ đây tâm trạng bất ổn và lo âu đã lan đến một số thị trường mới nổi hấp dẫn nhất thế giới. Chỉ trong một vài tháng qua, chúng ta đã chứng kiến sự kìm cương đồng tiền của Ấn Độ, những hành động phản kháng mạnh mẽ trên toàn quốc ở Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil, các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Nga, các cuộc đình công và bạo lực ở Nam Phi, và một sự suy thoái kinh tế đáng lo ngại ở tất cả những nước này.

 

Làm gia tăng tình trạng bất ổn, giống như tình trạng chém giết và hỗn loạn ở Syria đã nhắc nhở chúng ta, là thực tế không còn tồn tại một quốc gia đơn lẻ hay một liên minh vững bền của những quốc gia vừa thiện chí vừa có năng lực thực thi sự lãnh đạo toàn cầu trước sau như một. Chính quyền Obama và những thành viên của Đảng Cộng Hòa không muốn né tránh một cộng đồng người Mỹ mệt mỏi vì chiến tranh bằng cách đổ máu ở Trung Đông hay tiêu tốn tiền của ở châu Âu. Giới chức châu Âu thực sự bận bịu với khu vực đồng euro. Và mặc dù chính phủ của các thị trường mới nổi đều muốn có một phát ngôn quốc tế có trọng lượng hơn, nhưng họ đều phải đối mặt với quá nhiều thử thách trong nước để đón nhận những trọng trách mới ở nước ngoài. Bởi lẽ không ai nói hay được về năng lực lãnh đạo, nên các vấn đề quốc tế có nhiều khả năng sẽ biến thành những cuộc khủng hoảng trong những năm sắp tới, và những trận cháy trên thế giới sẽ thiêu đốt lâu hơn và dữ dội hơn.

 

Đừng đánh cược vào điều đó. Hiện tại, Trung Cộng đang bình ổn và có sức bật hơn hình dung của nhiều người, và các nhà lãnh đạo chính trị của Trung Cộng có những công cụ và nguồn lực họ cần để quản lý một nền kinh tế hạ nhiệt và để kiềm chế tình trạng bất ổn vốn có thể bùng phát. Đây là đất nước đã vượt qua cả một chặng đường dài chỉ trong một thời gian rất ngắn. Giờ nó là địa chỉ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, lớn hơn tất cả các nền kinh tế của các nước cùng thuộc nhóm BRICS cộng lại (gồm Ấn Độ, Nga, Brazil và Nam Phi). Năm 1977, Trung Cộng chỉ chiếm 0,6% tỷ trọng thương mại toàn cầu; nhưng năm 2012, nó đã trở thành quốc gia thương mại lớn nhất thế giới. Ngày nay, 124 quốc gia xem Trung Cộng là đối tác thương mại lớn nhất của họ, so với Mỹ, con số này chỉ là 76. Trung Cộng được trông đợi sẽ trở thành nhà nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới vào cuối năm nay, và nó đã trở thành nhà cung cấp bộ phát xạ carbon, thị trường xe hơi và thị trường điện thoại thông minh hàng đầu. Hiện có khoảng 600 triệu người dân Trung Cộng đang online. Tất cả sự thành công đó đã dành cho giới lãnh đạo Trung Cộng sự tín nhiệm quan trọng từ người dân của đất nước này.

 

Trên thực tế, việc Trung Cộng đã tránh xa tình trạng bất ổn và nhiều biến động đang gây tai họa cho nhiều quốc gia khác nhau trong giai đoạn hiện nay là một tin tốt cho những quốc gia phụ thuộc vào sức mạnh của Trung Cộng để bình ổn nền kinh tế của bản thân họ, nhưng cũng là tin xấu cho những nước vốn hy vọng giới lãnh đạo Trung Cộng sẽ sớm phải bắt đầu thừa nhận những quan điểm mới hướng đến nền chính trị toàn cầu và chủ nghĩa tư bản định hướng thị trường. Những người ngoài cuộc, đặc biệt là người Mỹ, đã kêu gọi Trung Cộng trở thành một “cổ đông có trách nhiệm” trong hệ thống quốc tế và lớn tiếng yêu cầu rằng, khi nền kinh tế phụ thuộc ngày càng nhiều vào nguồn lực đầu tư ở các quốc gia và công ty ở mọi khu vực trên thế giới, Trung Cộng sẽ phải bắt đầu hành xử như một đối tác toàn cầu, một đối tác có đặc quyền hòa bình và năng lực dự báo hơn tất cả các đối tác khác. Có rất ít bằng chứng chứng minh điều này đang diễn ra. Bắc Kinh tiếp tục hạn chế sự tham dự vào hầu hết các tranh chấp quốc tế để tính toán các động thái bảo vệ những lợi ích thương mại khác nhau và dành các nỗ lực ngoại giao để đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹ và mở rộng ảnh hưởng của mình.

 

Một số quốc gia cũng bày tỏ hy vọng rằng thế hệ các nhà lãnh đạo mới của Trung Cộng sẽ khởi động một nỗ lực kiểu Gorbachev để mở ngỏ các hoạt động chính trị trong nước. Nhưng điều đó có lẽ cũng khó xảy ra. Mặc dù một số quan chức cao cấp Trung Cộng còn quá trẻ để ghi nhớ tình trạng hỗn loạn đầy bạo lực của cuộc Cách mạng văn hóa những năm 1960 và 1970, nhưng họ lại nhớ rất rõ về những cuộc cải cách mà Gorbachev dành cho Liên bang Xô viết trong những năm 1980 và thời kỳ đầu những năm 1990 – và cho chính bản thân Gorbachev.

 

Chúng ta cũng không nên trông đợi vào một lực đẩy ngắn hạn để phá bỏ hoàn toàn hệ thống chủ nghĩa tư bản nhà nước Trung Cộng, cho dù đã có những kế hoạch nhằm khiến nó hoạt động một cách hiệu quả hơn. Các nhà lãnh đạo Trung Cộng hiểu rằng, họ cần phải loại bỏ dần dần vai trò của nhà nước trong nền kinh tế khi họ tìm kiếm bước quá độ thoát khỏi một mô hình kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào nguồn lực đầu tư của chính phủ và các tập đoàn. Đất nước cũng cần chuyển dịch từ nền kinh tế chế tạo thế kỷ XX sang mô hình kinh tế thời đại số hóa dựa trên sức mạnh của sự nghiệp đổi mới Trung Cộng.

 

Cả hai bước quá độ này đều sẽ đòi hỏi một tiến trình chuyển giao của cải và quyền quyết định của nhà nước cho tư nhân, và mặc dù các nhà lãnh đạo Trung Cộng đều nhận thức được những thay đổi này là tất yếu, nhưng họ vẫn áp dụng cách tiếp cận tiệm tiến. Giới lãnh đạo đã chứng minh tính vô cùng cấp bách trong việc tiến hành những thay đổi đối với hệ thống ngân hàng Trung Cộng, trong việc mở ra những lĩnh vực mới của nền kinh tế để thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng cho đến nay, họ vẫn tập trung cải thiện mô hình tăng trưởng do nhà nước lãnh đạo mà không hề chôn vùi nó. Chủ nghĩa tư bản nhà nước – một hệ thống trong đó các quan chức chính trị lợi dụng các doanh nghiệp nhà nước, các công ty tư nhân hàng đầu quốc gia, các ngân hàng nhà nước và ngân quỹ quốc gia để đảm bảo rằng Trung Cộng có thể tạo sự tăng trưởng, việc làm và của cải mà không cần trao quyền cho các đối thủ tiềm tàng muốn cạnh tranh quyền lực chính trị nội quốc, hoặc cũng không cần để mất kiểm soát về tốc độ phát triển – những yếu tố vốn chiếm vị trí cốt lõi trong sự thành công của Trung Cộng nhiều năm qua, và nó sẽ là yếu tố trung tâm của tiến trình phát triển Trung Cộng trong thời gian tới. Các công ty và doanh nghiệp nhà nước đã liên kết thành viên với họ hiện chiếm hơn một nửa sản lượng đầu ra và hơn một nửa việc làm của Trung Cộng. Ưu thế vượt trội của họ thật dễ chứng minh: năm 2012, có 70 công ty của Trung Cộng đại lục có tên trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới, và chính phủ Trung Cộng đã sở hữu 65 công ty trong số đó.

 

Có lẽ chúng ta cũng không nhận thấy một sự ngập ngừng trong tiến trình gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Cộng – ngay cả khi giới chức chính trị nước này mới đây đã thông qua một cách tiếp cận ít đối đầu hơn với các quốc gia láng giềng. Năm 2012, các cuộc xung đột lãnh thổ với Nhật Bản ở biển Hoa Đông, với Việt Nam, Philippines và các nước khác ở Biển Đông đã tăng mạnh. Tiếp đó, với việc lên nắm quyền của Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường hồi đầu năm nay, đội ngũ các nhà lãnh đạo mới đã có một nỗ lực phối hợp để giảm bớt căng thẳng trong khu vực và với nước Mỹ.

 

Nhưng các thế lực quân sự và an ninh khác dường như đều muốn đẩy lùi sự biến chuyển này theo thời gian. Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa là nơi có nhiều nhân tố hiếu chiến hơn bất cứ một cơ quan nào khác thuộc chính phủ Trung Cộng, và bất chấp những khác biệt về hệ tư tưởng hay về chiến lược với giới lãnh đạo dân sự, mức ngân sách dành cho Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa trong tương lai sẽ vẫn tùy thuộc vào năng lực quân sự để duy trì nhận thức của công chúng cho rằng đây là yếu tố quan trọng cốt lõi đối với an ninh Trung Cộng.

 

Ngay cả khi đã vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, Trung Cộng vẫn sẽ là một nước tương đối nghèo với nhiều câu hỏi căn bản chưa có lời giải đáp về tương lai. Hệ thống chính trị một đảng cầm quyền và sự ổn định xã hội tương đối của nó đã bất chấp những dự báo đầy rủi ro trong hơn hai thập kỷ qua, song khả năng nắm giữ quyền lực trong tương lai gần có lẽ sẽ không khiến chúng ta đánh giá thập những nan đề sắp hiện diện ở tương lai xa rộng hơn.

 

Không phải mọi thách thức đều xuất hiện ở trong nước. Khi mức tăng trưởng của Trung Cộng tùy thuộc ngày càng nhiều vào việc mở rộng và làm sâu sắc thêm mối quan hệ gắn kết giữa thương mại và đầu tư ở mọi khu vực trên thế giới, các nhà lãnh đạo nước này sẽ nhận thấy sự liên đới của chính họ trong nhiều dạng thức xung đột quốc tế mà họ vốn ít có sự trải nghiệm trực tiếp, nhất là ở khu vực Trung Đông, và họ có lẽ sẽ nhận ra sự hiện diện kinh tế toàn cầu của mình không hẳn hàm nghĩa một thế lực toàn cầu.

 

Mặc dù động lực kinh tế Mỹ đã phục hồi, nhưng việc tái cấu trúc khu vực đồng euro, tình trạng rối loạn ở Trung Đông và vận mệnh phân kỳ của các thị trường mới nổi khác vẫn là những câu chuyện quan trọng sống còn. Trung Cộng, những thách thức từ phía họ và hàm nghĩa của những thách thức đó đối với tất cả mọi người sẽ trở thành nhân tố bất định trọng yếu nhất của thế giới ở thế hệ tiếp theo. Vì sự liên đới ngày càng gia tăng của chúng ta với sự bình ổn quốc gia này, những vấn đề của Trung Cộng cũng sẽ là những vấn đề của chúng ta.

 

Người ta đang dự báo một sự tiếp đất khó khăn cho nền kinh tế Trung Cộng và một thách thức trực diện đối với Đảng Cộng sản Trung Hoa trong vòng ít nhất 25 năm. Giám đốc Quỹ phòng vệ rủi ro – Jim Chanos – đã lên tiếng cảnh báo hồi năm 2009 rằng thị trường bất động sản đưa nền kinh tế Trung Cộng vào một “guồng quay dẫn đến địa ngục”. Wei Yao, chuyên gia phân tích của Ngân hàng Pháp Société Générale, đã đưa ra lời cảnh báo hồi đầu năm nay cho rằng Trung Cộng có lẽ sẽ sớm phải đối mặt với “thời điểm Minsky” – thời điểm giá trị tài sản sụp đổ dưới gánh nặng nợ nần của các công ty Trung Cộng. Gordon Chang, tác giả cuốn sách xuất bản năm 2001 có tên “Sự sụp đổ đang đến gần của Trung Cộng” cho rằng, tình trạng suy thói hiện thời không gì khác hơn chính là “thời điểm Lehman” của Trung Cộng, hàm nghĩa một vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Chanos, Wei và Chang đều có nhiều người đồng quan điểm, và những cảnh báo của họ một ngày nào đó có lẽ sẽ được chứng minh là đúng. Những sự mất cân bằng trong nền kinh tế Trung Cộng dù còn tồn tại nhưng không có khả năng thúc đẩy các cấp độ bất ổn đe dọa chế độ trong tương lai gần, bởi lẽ ba thập niên tăng trưởng liên tục và tính tự tôn dân tộc mạnh mẽ đã mang lại cho giới lãnh đạo nước này một ưu thế chính trị lớn lao.

 

Hãy dành cho những công trình sư của Trung Cộng cái mà họ có quyền được hưởng: họ đã hoạch định những cải cách kinh tế khả dụng, có ảnh hưởng sâu rộng nhất quán hơn và trường kỳ hơn các nhà hoạch định chính sách ở bất cứ một quốc gia có thị trường mới nổi nào khác. Ở một đất nước chịu ảnh hưởng lâu dài bởi các cuộc chiến tranh nông dân, họ đã tạo thành một trục chuyển động trong một xã hội không một lần biến động bằng cách lôi kéo hàng trăm triệu người làm công lao động con thoi giữa vùng nông thôn và các thành thị đang phát triển nhanh chóng. Họ đã đầu tư tập trung vào đường xá, cầu cảng để vận chuyển hàng hóa và đầu tư vào các mạng lưới truyền thông để truyền bá thông tin. Năm 2001 họ bất chấp những hoài nghi bằng cách cam kết đưa đất nước gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới – và nhìn chung đã tuân thủ các nguyên tắc và quy định của tổ chức. Họ đã nhanh chóng khởi động ngay khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 để kích thích tăng trưởng và tạo việc làm bằng cách đầu tư nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng của đất nước. Điều quan trọng không kém là họ đang chống lại việc thúc đẩy những động thái này trong suốt tình trạng suy thoái hiện thời để bắt đầu một giai đoạn mới của cải cách, giai đoạn đòi hỏi một bước chuyển rời khỏi sự phụ thuộc vào các khoản đầu tư và chi dùng của nhà nước.

 

Những thay đổi cũng đang diễn ra trong công tác quản trị lĩnh vực ngân hàng vốn chịu nhiều chỉ trích của Trung Cộng. Các mức vay mượn đầu cơ khổng lồ đã được điều tiết một cách hợp lý hơn, cho dù với Ngân hàng trung ương châu Âu, ngân quỹ hiện có để tái cấu trúc tài chính các thể chế yếu kém ở đâu cũng cần khi thực hiện những thay đổi trong quá trình điều phối thị trường tài chính. Đó không phải là một giải pháp lâu dài, nhưng Bắc Kinh dường như sẽ có khả năng tạo ra sự cân bằng giữa việc giải quyết những mối quan ngại này với việc duy trì tăng trưởng – ngăn ngừa khả năng tiếp đất khó khăn trong tương lai gần như một số chuyên gia phân tích đã dự đoán.

 

Những tin tức đáng lo ngại cho những người ngoài cuộc hy vọng hưởng lợi từ sự tăng trưởng của Trung Cộng là mô hình tăng trưởng tư bản chủ nghĩa nhà nước của đất nước này vẫn rất vững mạnh. Nhiều công ty nước ngoài, bao gồm cả các công ty của Mỹ, sẽ tiếp tục thu nhiều lợi ích từ các mối quan hệ thương mại với các công ty thuộc sở hữu nhà nước. Nhưng chủ nghĩa tư bản nhà nước sẽ gây thiệt hại cho các công ty nước ngoài theo hai cách. Nó làm suy yếu các công ty đa quốc gia nước ngoài vốn phải cạnh tranh với các đối thủ thuộc sở hữu nhà nước của Trung Cộng luôn được hỗ trợ vững chắc về mặt tài chính và chính trị từ chính phủ, và nó tạo ra mọi loại rào cản và rủi ro cho các công ty nước ngoài đang đầu tư và vận hành trong phạm vi Trung Cộng. Những năm trước, do lo lắng để có thể tiếp cận vốn đầu tư, công nghệ và trình độ quản lý chuyên gia của nước ngoài, Trung Cộng đã mở cửa các thị trường của mình để chào đón cả ba nhân tố trên. Nhưng khi những tính toán này lộ diện là bước đầu để tăng cường sức mạnh cho các công ty Trung Cộng, để xem các công ty nước ngoài chủ yếu là các đối thủ cạnh tranh thương mại hơn là các đối tác tiềm năng, họ bắt đầu tận dụng mối quan hệ của mình với các quan chức chính trị Trung Cộng ở cả cấp độ trung ương lẫn địa phương để đưa sân chơi theo hướng có lợi cho họ. Một số nhân vật ra quyết định ở doanh nghiệp và địa phương Trung Cộng luôn phản đối sự hiện diện của yếu tố cạnh tranh nước ngoài trên địa bàn của họ.

 

Dẫn chứng mới đây nhất về sự can dự trực tiếp của nhà nước vào nền kinh tế nội địa của Trung Cộng là mô hình sáng tạo hồi năm 2011 có tên “các ngành công nghiệp chiến lược mới nổi” – các lĩnh vực được lựa chọn là mối quan tâm đặc biệt của chính phủ Trung Cộng, với mong muốn phát triển một hệ thống “đổi mới nội sinh” giúp các công ty Trung Cộng đạt đến chuỗi mắt xích giá trị. Đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực này được chào đón, và một số lĩnh vực sẽ tiếp tục thu được những lợi nhuận hữu ích trong thời gian tới, nhưng các công ty nước ngoài khi đầu tư vào đây thường bị buộc phải chia sẻ công nghệ tiên tiến với các đối tác Trung Cộng hoặc bị các đối thủ cạnh tranh Trung Cộng đánh cắp công nghệ, và vấn đề này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.

 

Thêm vào đó, trên một loạt các lĩnh vực tiêu dùng, các công ty phương Tây hiện phải đối mặt với một môi trường hoạt động ngày càng khó lường. Ngoài những câu chuyện quen thuộc về các hãng tin nặng ký Apple, Google và Yahoo và sự vật lộn của họ với chính phủ Trung Cộng, những tình tiết khác được biết đến ít hơn. Tháng 12/2012, mạng lưới truyền thông do nhà nước Trung Cộng điều hành đã đưa ra một báo cáo kết quả điều tra cho rằng hãng bán lẻ đồ ăn nhanh Gà rán Kentucky (KFC) của Mỹ đã tiêm chất kháng sinh vào gà bán tại Trung Cộng. Một tháng sau, giá bán KFC ở Trung Cộng giảm hơn 40%. Hãng sản xuất xe hơi Volkswagen của Đức, hệ thống nhà hàng McDonald’s của Mỹ và hãng bán lẻ Carrefour của Pháp cũng nhận được cách đối xử tương tự trên các phương tiện truyền thông chính danh của Trung Cộng. Các báo cáo điều tra tham nhũng mới đây cũng tập trung vào ngành công nghiệp dược phẩm. Cả hai chắc chắn sẽ mở rộng sang nhiều lĩnh vực hơn trong những sắp tới. Một vài trong số những động thái này có lẽ nhằm đánh lạc hướng công chúng vốn đang giận dữ trước nạn tham nhũng trong nội bộ đảng cầm quyền, cũng nhằm xoa dịu thái độ chỉ trích của nước ngoài đối với các công ty Trung Cộng, nhưng như vẫn thường thấy trong trường hợp Trung Cộng, các công ty nước ngoài sẽ phải đối mặt với áp lực điều tiết ngày càng gia tăng.

 

Nhưng điều khiến chung ta lo ngại nhất chính là tình trạng bất ổn trong tương lai chứ không phải là sức mạnh hiện tại của Trung Cộng. Trên thực tế, mặc dù đã hoàn toàn tránh được tình trạng bất ổn như chúng ta đã chứng kiến trong năm nay ở Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil cùng với tình trạng bạo lực ở Trung Đông, nhưng Trung Cộng vẫn là một quốc gia có thị trường mới nổi giữ vai trò trọng yếu ít có khả năng phát triển theo một lộ trình dễ đoán biết.

 

Trước tiên, tồn tại câu hỏi về dân số đang già hóa của Trung Cộng, hệ quả phần nào từ chính sách một con của đất nước này. Năm 1980, độ tuổi trung bình của Trung Cộng là 22. Độ tuổi này được hy vọng sẽ tăng lên 38 tính đến năm 2020 và là 47 tính đến năm 2040. Hiện có gần 200 triệu công dân Trung Cộng vượt qua độ tuổi 60, và đến năm 2025, con số đó sẽ lên đến 300 triệu người.

 

Khi tổng lượng nhân công bắt đầu giảm, nền kinh tế không thể phát triển khi thiếu vắng sự gia tăng đáng kể hiệu suất công việc của mỗi người. Không có một kiểu cách tân tạo ra sự thay đổi về công nghệ giúp phát huy năng lực sản xuất, nền kinh tế của Trung Cộng sẽ chậm tiến nhanh hơn nhiều so với sự mong đợi của các nhà lãnh đạo nước này – và ở một thời điểm nào đó, mạng an toàn xã hội của Trung Cộng, vốn đang trong tiến trình tạo dựng, sẽ giải được bài toán sau cùng. Liệu tiến trình cải cách có thể giúp Trung Cộng vượt qua được những thách thức này? Đó còn là vấn đề cần xem xét.

 

Làm phức tạp thêm nỗ lực gìn giữ hòa bình khi Trung Cộng trỗi dậy là khoảng cách giữa người giàu với người nghèo ngay trong lòng quốc gia. Năm 2012, hệ số Gini của Trung Cộng – phép đo sự bất bình đẳng về thu nhập có giá trị từ 0 đến 1, con số càng cao hàm nghĩa sự bất bình đẳng càng lớn – đã đạt mức 0.47. Một số chuyên gia phân tích đã coi mọi số cao hơn 0,4 đều là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng bất ổn tiềm tàng. Đây cũng được cho là con số do chính phủ Trung Cộng công bố và có thể không chính xác. Bản thân giới lãnh đạo doanh nghiệp Trung Cộng nghĩ gì về tương lai đất nước? Tháng 7/2012, Tạp chí Hurun Report đã đăng tải một nghiên cứu dẫn chứng số liệu về hành vi và thái độ của những công dân giàu có nhất Trung Cộng, cho biết có hơn 60% trong số những người được hỏi hoặc đã làm hồ sơ giấy tờ để rời bỏ đất nước hoặc đã hoàn tất việc di cư. Hơn 85% cho biết họ đã gửi con cháu đi học ở các quốc gia khác.

 

Thách thức trong nước lớn nhất sẽ đặt ra từ sự yếu kém đặc hữu ngay tại trung tâm sức mạnh hiện thời của Trung Cộng: chủ nghĩa tư bản nhà nước. Tình trạng bất ổn xã hội có lẽ sẽ thách thức giới lãnh đạo, nhưng chủ nghĩa tư bản nhà nước, nền tảng năng lực tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm của Trung Cộng, sẽ đóng vai trò to lớn trong việc xác định tình trạng bất ổn đó đang ở mức độ nghiêm trọng như thế nào. Mặc dù phần nhiều trong số các doanh nghiệp sở hữu nhà nước lớn nhất của Trung Cộng đều được quản lý một cách chuyên nghiệp và thành thạo, nhưng hệ thống tư bản chủ nghĩa nhà nước vẫn không tránh khỏi tất cả những rủi ro hiệu suất thấp và tham nhũng tương tự như bất cứ một hệ thống nào do chính phủ điều hành, đặc biệt là một chính phủ chuyên quyền. Mục tiêu căn bản của nó là tạo lập và duy trì việc làm, đạt được các mục tiêu đầu tư được thiết kế để hỗ trợ sự ổn định của nhà nước và tạo ra của cải cho số ít những người giàu có, chứ không nhằm giải phóng sức sáng tạo để đáp ứng yêu cầu của người dân về những sản phẩm và dịch vụ mới và tốt hơn. Đó là lý do tại sao chủ nghĩa tư bản nhà nước không được trang bị để tạo lập sự phồn vinh lâu dài và dành cho số đông dân chúng, trên cơ sở đó việc kiến tạo một nền kinh tế cách tân thời đại số hóa sẽ chịu ảnh hưởng tùy thuộc.

 

Hơn thế, một khi bạn xây dựng nó, đó sẽ là một thứ chắc chắn không dễ phá bỏ, bởi lẽ những người được hưởng lợi từ hệ thống luôn có đủ tầm ảnh hưởng trong giới elite cầm quyền để chống lại những nỗ lực cách tân. Thành công của nền kinh tế tự tái tạo, có nền tảng đổi mới sẽ phụ thuộc vào “sự hủy diệt sáng tạo”, một quá trình trong đó người lao động, các nguồn lực và hệ tư tưởng một khi đã muốn duy trì một công ty hay một lĩnh vực kinh tế đều được tự do tái hợp trong các dạng thức mới, để sau đó tạo thành những sản phẩm và dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu và mong muốn không ngừng biến đổi của người tiêu dùng. Những người quản lý hệ thống chủ nghĩa tư bản nhà nước của Trung Cộng sợ hủy diệt sáng tạo bởi lẽ họ không thể kiểm soát những phương cách nó tạo thành kẻ thắng và người thua hay cũng không thể kiểm soát tốc độ biến chuyển của nó. Khi những ngành công nghiệp cũ không còn tồn tại, người lao động sẽ mất việc làm và không có tiền lương, rủi ro bất ổn sẽ hình thành. Ngay cả trong một hệ thống thị trường tự do, các chính trị gia cũng đáng bị chê trách vì tình trạng mất việc làm và không có tiền lương, nhưng khi chính phủ sở hữu các công ty, các nhà máy, trách nhiệm của họ trong việc tạo lập và bảo hộ việc làm sẽ trực tiếp hơn và rõ ràng hơn.

 

Chủ nghĩa tư bản nhà nước không thể duy trì vô thời hạn bởi lẽ Trung Cộng đã đánh mất một số lợi thế được đặt làm nền tảng cho nền kinh tế định hướng xuất khẩu, do nhà nước điều hành. Rồi cách đây vài năm, khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố mô hình phát triển của Trung Cộng là “bất ổn, bất cân bằng, không ăn khớp, và không bền vững” thì đó là một phần vì ông hiểu rằng tăng trưởng ở Trung Quốc đã làm nảy sinh yêu cầu phải có mức lương cao hơn trong những người công nhân Trung Cộng, một yêu cầu chắc chắn sẽ gây xói mòn những lợi thế về giá thành vốn đã lôi kéo rất nhiều công ty nước ngoài tiến hành thuê nhân công sản xuất bên ngoài đến Trung Cộng những năm trước. Hiện tại, ngày càng có nhiều công ty Trung Cộng đang nỗ lực giữ vững lợi thế cạnh tranh bằng cách chuyển giao một phần hoạt động của bản thân sang các thị trường lao động giá rẻ ở Đông Nam Á.

 

Trong đó các nước châu Á khác cũng đã từng ở đây. Tăng trưởng định hướng xuất khẩu đã từng đưa nước Nhật sau chiến tranh thoát khỏi đói nghèo. Đài Loan và Hàn Quốc đã theo bước Nhật Bản trên con đường này. Nhật Bản trong những năm 1970, Đài Loan trong những năm 1980 và Hàn Quốc trong những năm 1990 đã hình thành bước quá độ mà Trung Cộng hiện đang phải đối mặt, từ các nền kinh tế tăng trưởng cao, định hướng xuất khẩu đến một mô hình tương đối tân tiến hơn được định hướng bình ổn bởi sức mua của tầng lớp trung lưu. Song, cả ba quốc gia này hoặc đều là các quốc gia dân chủ hoặc đều đã bắt đầu thực hiện tự do hóa chính trị thực chất trong suốt các quá trình chuyển đổi. Liệu hệ thống chuyên quyền của Trung Cộng có thể giảm trừ những cú sốc mà quá trình chuyển đổi này chắc chắn sẽ tạo ra? Đó cũng còn là vấn đề cần xem xét.

 

Rồi còn có những thách thức chưa từng có đang chờ đợi các nhà lãnh đạo Trung Cộng trên đấu trường toàn cầu. Các lợi ích kinh tế quốc gia đang đưa chính phủ và các công ty thuộc sở hữu nhà nước của Trung Cộng vào những địa hạt đầy rủi ro chính trị. Trong lúc đó, một cuộc cách mạng trong quy trình sản xuất dầu lửa và các kỹ thuật giàn khoan đang giúp nước Mỹ giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu mỏ từ khu vực Trung Đông. Trên thực tế, nước Mỹ đã giảm mức nhập khẩu từ các nước OPEC đến hơn 20% chỉ trong vòng ba năm qua, và có thể sẽ trở thành nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới từ nay đến năm 2020 và có thể tự cấp tự túc về năng lượng đến năm 2035. Trung Cộng, mặt khác, lại đang ngày càng phụ thuộc vào hoạt động nhập khẩu từ các quốc gia như Saudi Arabi, Iran, Iraq, Libya, Sudan và Venezuela. Từ trước đến nay, Bắc Kinh vẫn kiềm chế để duy trì chính sách “không can thiệp” vào công việc của các nước khác, nhưng khi Washington trở nên không mấy sẵn sàng can dự vào Trung Đông, Trung Cộng sẽ nhận thấy bản thân bị thúc ép bởi cơn khát năng lượng giúp kéo căng tình trạng đình đốn, vốn đang lôi kéo Bắc Kinh vào những cuộc xung đột mà họ không có nhiều kinh nghiệm kiểm soát.

 

Mặc dù có các đối tác đầu tư nhưng Trung Cộng không có các đồng minh quyền lực. Vấn đề càng phức tạp hơn ở chỗ các chính phủ chỉ chia sẻ giá trị chính trị của Bắc KInh và có khả năng mang lại một đóng góp tích cực để giải quyết những thách thức an ninh của Trung Cộng. Ngay cả Nga, đối tác thường xuyên của Trung Cộng trong việc cản trở Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng không nghĩ đến việc tăng cường quan hệ quân sự với Bắc Kinh. Trung Cộng và Nga tiếp tục đua tranh ảnh hưởng ở các quốc gia Trung Á vốn nằm giữa hai nước và đào sâu mối nghi ngờ lẫn nhau về ý định để tình cảm chi phối cả hai lực lượng quân sự. Hợp tác để cản trở các kế hoạch của Mỹ là việc thật dễ làm. Nỗ lực để thay đổi hiện trạng quốc tế là việc khó hơn nhiều. Trung Cộng cũng không thể trông mong vào sự gia tăng quyền lực mềm để mở rộng tầm ảnh hưởng. Tiếng Quan thoại không chắc thay thế được tiếng Anh để trở thành ngôn ngữ của nền văn hóa phổ rộng toàn cầu, và Trung Cộng còn thiếu sức hấp dẫn tư tưởng hệ như đã từng lôi cuốn cả một bộ phận không nhỏ thế giới đang phát triển hướng về Liên bang Xô viết.

 

Ở một thế giới trong đó các chính phủ không thể nỗ lực bước đi một mình để bảo vệ những lợi ích của bản thân, Trung Cộng sẽ phải vật lộn để xây dựng các quan hệ đối tác lâu bền hướng đích mở rộng quyền năng của mình.

 

Washington đã giải quyết vấn đề trên cơ sở một cách tiếp cận thông minh đối với khả năng không dễ đoán biết về tương lai của Trung Cộng, một cách tiếp cận gắn kết sự can dự trực tiếp của các nhà lãnh đạo Trung Cộng vào một chiến lược bao vây nhằm làm sâu sắc thêm các mối quan hệ chính trị, thương mại, đầu tư và an ninh của Mỹ với nhiều nước láng giềng của Trung Cộng. Đây là mục tiêu của kế sách “tái cân bằng” đối với châu Á, một kế sách công nhận rõ ràng cam kết của Mỹ trong việc nắm giữ vai trò lâu dài, toàn diện ở một khu vực vốn có khả năng định hướng sự tăng trưởng toàn cầu ở thế hệ tiếp theo, nhưng cũng là một khu vực sẽ phải đối mặt với một loạt những thách thức an ninh đang diễn tiến mà không hề tồn tại một khung thiết chế – không có Liên minh châu Á, không có NATO của châu Á – để có thể kiểm soát chúng một cách hiệu quả. Đặc biệt trong đó là Đông Á, vùng lãnh thổ có Trung Cộng – một cường quốc mới nổi, Hàn Quốc – một quốc gia phát triển, năng động, và Nhật Bản – vẫn là người dẫn đầu trong số các quốc gia công nghiệp hóa. Nhưng đây cũng là đấu trường ở đó các cuộc tranh đua của Trung Cộng với Nhật Bản, Ấn Độ và một số quốc gia Đông Nam Á sẽ diễn ra – và ở đó nhân tố bất định Triều Tiên sẽ tiếp tục tạo thành sự bất ổn và rủi ro.

 

Kế hoạch tái cân bằng sẽ tiếp tục tiến trình chuyển một lượng đáng kể các trang thiết bị hải quân của Mỹ sang châu Á, nhưng yếu tố trọng tâm của chiến lược này lại là việc hoàn thành Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại khổng lồ liên quan đến 12 nước thuộc vành đai Thái Bình Dương. Điều quan trọng là chính phủ mới của Nhật Bản, do Thủ tướng Shinzo Abe đứng đầu, đã nỗ lực vượt qua trở ngại truyền thống của Nhật Bản đối với các thỏa ước đa quốc gia luôn khắt khe với các lĩnh vực kinh tế mở, nhạy cảm để bắt đầu đàm phán tư cách thành viên. Thỏa thuận thương mại tự do Mỹ – Hàn Quốc đã bắt đầu có hiệu lực từ năm trước.

 

Một số nhân vật ở Trung Cộng vẫn xem TPP là một toan tính để cản trở sự phát triển của Trung Cộng, chỉ tồn tại một cơ hội từ Hiệp định là Bắc Kinh sẽ xúc tiến tư cách thành viên mới để có thể mở rộng các địa hạt của nền kinh tế vốn chưa đủ mạnh để chống chọi với năng lực cạnh tranh của nước ngoài. Ngay cả khi Chủ tịch nước Tập Cận Bình muốn đưa Trung Cộng thẳng tiến đến TPP nhanh hơn dự kiến, thì tính chất phức tạp của tiến trình đàm phán đa phương cũng bảo đảm rằng Trung Cộng sẽ không thể tham gia ngay trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong TPP không quy định điều gì ngăn cản các nước thành viên thực thi các thỏa thuận thương mại và đầu tư với Trung Cộng hay bất cứ một quốc gia nào khác không tham gia Hiệp định, cũng không ngăn cản Mỹ lợi dụng Hiệp định như một rào cản chống lại sức mạnh khu vực đang gia tăng của Trung Quốc, thậm chí còn để ngỏ cửa để chào đón sự tham dự sâu rộng hơn trong tương lai. Đó là sự cân bằng hợp lý.

 

Mặc dù Chính quyền Obama đã có một chiến lược đúng đắn, nhưng lại không dành cho chiến lược đó một sự ưu tiên như nó đáng được hưởng, cũng lại quá dễ dàng bị phân tán bởi những vấn đề khác, đặc biệt là những vấn đề ở Trung Đông. Washington khó có thể đủ sức để bỏ qua những diễn biến ở Syria, Ai Cập và những điểm nóng khác. Tương lai của khu vực đồng euro sẽ có những ảnh hưởng sâu rộng đối với nền kinh tế Mỹ. Những diễn biến ở châu Mỹ Latinh có ý nghĩa quan trọng sống còn đối với tình hình an ninh và sự phồn vinh của nước Mỹ. Song, công cuộc tái cân bằng mới chỉ bắt đầu, và những cơ hội để trực tiếp thuyết phục Trung Cộng đã không nhận được sự quan tâm nhiệt thành mà lẽ ra chúng xứng đáng được nhận.

 

Mỹ và Trung Cộng là hai nền kinh tế lớn nhất, hai quốc gia thương mại dẫn đầu và là hai nhân tố gây ô nhiễm nguy hại nhất. Mỹ là quốc gia mắc nợ nhiều nhất thế giới, Trung Cộng là chủ nợ lớn nhất. Không thể tái cân bằng nền kinh tế toàn cầu, làm chậm lại sụ biến đổi khí hậu, đương đầu với những mối đe dọa an ninh đang nổi lên, và thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng châu Á mà thiếu vắng một sự hợp tác chặt chẽ hết mức có thể giữa những cường quốc dẫn đầu và những cường quốc mới nổi. Đây là vấn đề thuộc lợi ích của hầu hết của các quốc gia và các chính phủ.

 

Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình có rất nhiều điều để bàn thảo. Tương lai của mối quan hệ thương mại song phương lớn nhất trong lịch sử, tiềm lực hợp tác an ninh vì lợi ích chung, tương lai của bán đảo Triều Tiên, chính sách kiềm chế xung đột trong không gian số, cơ hội để cùng phát triển các công nghệ sử dụng năng lượng hiệu quả với tính cách là một phương tiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chống biến đổi khí hậu, và hàng trăm vấn đề khác sẽ đầy kín chương trình nghị sự gần đây. Và để không phạm sai lầm, chính Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ dẫn dắt nỗ lực này, dành cho nó sự chú tâm khẩn thiết như nó đáng được hưởng.

 

Khá dễ dàng để có thể liệt kê những điểm khác biệt về lợi ích giữa Mỹ và Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Trung Cộng sẽ không đảm nhận các trách nhiệm quốc tế gây tổn hại đến năng lực duy trì sự ổn định nội bộ của họ. Họ sẽ tiếp tục để đồng NDT tăng giá ở mức cho phép để bảo toàn sự phát triển của Trung Cộng, chứ không phải để giúp Washington quyết toán sổ sách chứng từ. Họ sẽ không chấp nhận quan điểm chỉ trích các chính sách nhân quyền hay cách tiếp cận của họ liên quan đến vấn đề Đài Loan hay Tây Tạng.

 

Về phần mình, các nhà lãnh đạo Mỹ sẽ tiếp tục thúc ép Trung Cộng đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn trong việc giúp kiềm chế các mối đe dọa an ninh đang đè nặng cả hai nền kinh tế Mỹ và Trung Cộng. Họ sẽ tiếp tục nhấn mạnh rằng Trung Cộng đang bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ, tuân thủ các quy định thương mại và đầu tư, nỗ lực giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng vốn có thể vượt ngoài tầm kiểm soát. Và giới chức Mỹ sẽ tiếp tục nhấn mạnh rằng Trung Cộng đang dành cho công dân nước mình những quyền tự do lớn nhất, ngay cả khi họ biết Bắc Kinh sẽ phản đối.

 

Nguồn gốc của sự khác biệt này đã rõ ràng, nhưng chúng sẽ không ngăn cản hai chính phủ cải thiện mối quan hệ của họ bất cứ nơi nào có thể. Sự thất bại trong việc đạt được bước tiến bộ ở lĩnh vực này sẽ không làm trì hoãn nỗ lực ở một lĩnh vực khác. Trong thế giới ngày nay, mọi việc phần lớn đều sẽ phụ thuộc vào sự sẵn sàng và khả năng cùng hợp tác của Mỹ và Trung Cộng ở bất cứ nơi đâu họ có thể – vì lợi ích của bản thân họ và vì lợi ích của thế giới.

 

Ian Bremmer

 

 

Ian Bremmer là một nhà khoa học chính trị của Mỹ chuyên về chính sách đối ngoại, các quốc gia trong quá trình chuyển đổi, và rủi ro chính trị toàn cầu của Mỹ. Ông là chủ tịch và là người sáng lập Eurasia Group, một công ty tư vấn và nghiên cứu rủi ro chính trị thế giới hàng đầu, và là giáo sư tại Đại học Columbia. (Theo The National Interest).

 

CHINA: SUPERPOWER OR SUPERBUST?

By Ian Bremmer

The National Interest

Issue: November - December 2013

 

Beijing faces new challenges after impressive decades.

 

 

Image: Wikimedia Commons/Jonipoon

 

As if a global financial-market meltdown, the deepest U.S. recession in seventy years, an existential crisis in the euro zone and upheaval in the Middle East hadn’t already created enough trouble for one decade, now the unrest and anxiety have extended to some of the world’s most attractive emerging markets. Just in the past few months, we’ve seen a rough ride for India’s currency, furious nationwide protests in Turkey and Brazil, antigovernment demonstrations in Russia, strikes and violence in South Africa, and an ominous economic slowdown in all these countries.

 

Adding to the uncertainty, as the carnage and confusion in Syria remind us, is the fact that there is no longer a single country or durable alliance of countries both willing and able to exercise consistent global leadership. The Obama administration and congressional Republicans don’t want to alienate a war-weary U.S. public by spending blood in the Middle East or treasure in Europe. Europe’s leaders have their hands full with the euro zone. And though the governments of emerging markets want a more prominent international voice, they face far too many tests at home to welcome new responsibilities abroad. Because no one is providing predictable leadership, international problems are more likely to become crises in the years to come, and the world’s wildfires will burn longer and hotter.

 

With this in mind, it is all the more remarkable that there’s been so little noise from China, especially since the rising giant has experienced a once-in-a-decade leadership transition, slowing growth and a show trial involving one of the country’s best-known political personalities—all in just the past few months. Given that Europe and America, China’s largest trade partners, are still struggling to recover their footing, growth is slowing across much of the once-dynamic developing world, and the pace of economic and social change within China itself is gathering speed, it’s easy to wonder if this moment is merely the calm before China’s storm.

 

Don’t bet on it. For the moment, China is more stable and resilient than many realize, and its political leaders have the tools and resources they need to manage a cooling economy and contain the unrest it might provoke. This is a country that has come a long way in a remarkably short time. It is now home to the world’s second-largest economy, one bigger than those of its fellow BRICS countries (India, Russia, Brazil and South Africa) combined. In 1977, China accounted for just 0.6 percent of global trade; in 2012, it became the world’s largest trading nation. Today, 124 countries count China as their largest trade partner, compared to just seventy-six for the United States. China is expected to become the world’s largest energy importer later this year, and it’s already the leading carbon emitter, automobile market and smartphone market. Roughly six hundred million of its citizens are now online. All this success has earned the leadership considerable credit with China’s people.

 

The fact that China has so far avoided the unrest and uncertainty plaguing so many other countries these days is good news for those who depend on China’s strength for the stability of their own economies, but it is bad news for those who hope that China’s leaders will soon begin to adopt new attitudes toward global politics and market-driven capitalism. Outsiders, particularly Americans, have called on China to become a “responsible stakeholder” in the international system and have wished aloud that as its economy depends more heavily on investment in countries and companies in every region of the world, it would begin to behave as a global partner, one that privileges peace and predictability above all else. There is little evidence that this is happening. Beijing continues to limit its involvement in most international disputes to calculated moves to protect its various commercial interests and to diplomatic efforts to blunt U.S. influence and extend its own.

 

Some have also expressed the hope that a new generation of Chinese leaders will launch a Gorbachev-style drive for political opening at home. But that, too, is unlikely. Though some elite-level Chinese officials are too young to remember the violent chaos of China’s Cultural Revolution of the 1960s and 1970s, they remember well what Gorbachev’s reforms meant for the Soviet Union in the 1980s and early 1990s—and for Gorbachev himself.

 

Nor should we expect a near-term push to fully dismantle China’s system of state capitalism, though there are plans to try to make it work more efficiently. China’s leaders know they must gradually reduce the role of the state in the economy as they seek to transition away from an economic model that is too dependent on corporate and government investment. The country must also shift from a twentieth-century manufacturing-based economy to a digital-age model that relies on the power of Chinese innovation.

 

Both these transitions will require a significant transfer of wealth and decision-making power from public to private hands, and although China’s leaders recognize that these changes must come, they have adopted a gradualist approach. The leadership has demonstrated considerable urgency in making changes to China’s banking system and in opening new areas of the economy to foreign investment, but for now, it is working mainly to improve the country’s state-led growth model, not to bury it. State capitalism—a system in which political officials use state-run companies, privately owned national champion firms, state-owned banks and sovereign wealth funds to ensure that China can generate growth, jobs and wealth without empowering potential domestic political rivals or losing control of the pace of development—has been at the heart of China’s success for many years, and it will be central to China’s development for some time to come. State-owned enterprises and the companies affiliated with them now account for more than half of China’s output and more than half of its jobs. Their dominance is easy to document: in 2012, there were seventy mainland Chinese companies on the Fortune Global 500 list, and China’s government owned sixty-five of them.

 

Nor are we likely to see a pause in China’s military buildup—even if its political leaders have lately adopted a less confrontational approach with the country’s neighbors. In 2012, territorial conflicts with Japan in the East China Sea and with Vietnam, the Philippines and others in the South China Sea sharply intensified. Then, with the elevation of President Xi Jinping and Premier Li Keqiang earlier this year, the new leadership has made a concerted effort to ease tensions in the region and with the United States.

 

But the military and other security voices are likely to push back against this shift over time. The People’s Liberation Army (PLA) is home to more hawks than any other area of China’s government, and beyond ideological or strategic differences with civilian leaders, future funding levels for the PLA will depend on the military’s ability to maintain the public perception that it is of central importance for China’s security.

 

Even when its economy has surpassed that of the United States to become the world’s largest, China will still be a relatively poor country with many unanswered fundamental questions about its future. Its single-party politics and its relative social stability have defied apocalyptic predictions for more than two decades, yet its ability to power forward over the near term should not lead us to underestimate the longer-term questions to come.

 

Not all of its tests will come at home. As China’s growth depends increasingly on expanding and deepening trade and investment ties in every region of the world, the country’s leaders will find themselves involved in many forms of international conflict with which they have little direct experience, particularly in the Middle East, and they are likely to discover that its global economic presence does not imply global power.

 

Though the restoration of America’s economic dynamism, the redesign of the euro zone, Middle East turmoil and the diverging fortunes of other emerging markets are vitally important stories, China, its challenges and their implications for everyone else will be the world’s most important wild card over the next generation. Given the growing stakes that the rest of us have in its stability, China’s problems will be our problems too.

 

People have been predicting a hard landing for China’s economy and a direct challenge to the Chinese Communist Party for at least twenty-five years. Hedge-fund manager Jim Chanos began warning in 2009 that the country’s real-estate market had moved China’s economy onto a “treadmill to hell.” Wei Yao, an analyst at French bank Société Générale, warned earlier this year that China might soon face a “Minsky moment,” the point at which China collapses under the weight of the debts accrued by Chinese companies. Gordon Chang, author of the 2001 book The Coming Collapse of China, argues that its current slowdown is nothing less than China’s “Lehman moment,” a reference to the largest bankruptcy in U.S. history. Chanos, Wei and Chang have plenty of company, and their warnings may one day be proven right. Whatever the imbalances in China’s economy, however, they are unlikely to stoke regime-threatening levels of unrest in the near future because three decades of go-go growth and swelling national pride provide leaders with considerable political capital.

 

Give China’s planners their due: they have enacted substantive, far-reaching economic reforms more consistently and for longer than policy makers in any other emerging-market country. In a country long plagued by peasant rebellions, they created movement in a once-static society by enabling hundreds of millions of workers to shuttle between the countryside and fast-growing cities. They invested heavily in the roads, bridges and ports that move products and in the communications networks that move information. In 2001, they defied skeptics by committing the country to the World Trade Organization—and have generally abided by the institution’s rules and rulings. They moved quickly following the onset of the financial crisis in 2008 to stimulate growth and job creation through more spending on the country’s infrastructure. As important, they are resisting further such moves during the current slowdown in order to begin the next phase of reform, one which requires a step away from reliance on state-driven investment and spending.

 

Changes are also under way in the governance of China’s much-criticized banking sector. Enormous levels of speculative lending have to be better regulated, though as with the European Central Bank the funds are there to recapitalize failing institutions wherever necessary as changes in financial-market governance are made. That is not a long-term solution, but Beijing will likely be able to balance between addressing these concerns and sustaining growth—preventing the near-term hard landing that some analysts expect.

 

The worrying news for outsiders hoping to profit from China’s growth is that its state-capitalist growth model remains strong. Plenty of foreign companies, including American firms, will continue to profit mightily from their commercial relationships with state-owned companies. But state capitalism hurts foreign firms in two ways. It undermines the foreign multinationals that must compete with Chinese state-owned rivals that are armed with substantial financial and political backing from their government, and it creates all kinds of obstacles and risks for foreign firms investing and operating inside China. Years ago, anxious to gain access to foreign investment, technology and managerial expertise, China opened its markets to welcome all three. Yet, as exposure to these resources began to empower Chinese companies to see foreign firms more often as commercial rivals than potential partners, they began using their connections with Chinese political officials at both the state and local levels to tilt the playing field in their favor. Some Chinese local and corporate decision makers have always opposed the introduction of foreign competition onto their turf.

 

The latest example of direct state involvement in China’s domestic economy takes the form of China’s creation in 2011 of “strategic emerging industries,” sectors designated as of special interest to the Chinese government, which wants to develop a system of “indigenous innovation” to help Chinese companies climb the value chain. Foreign investment in these sectors is welcome, and some will continue to earn healthy profits for some time to come, but the foreign companies that enter often are forced to share advanced technology with Chinese partners or have it stolen by Chinese competitors, and this problem is likely to intensify over time.

 

In addition, across a variety of consumer sectors, Western firms now face an increasingly unpredictable operating environment. Beyond familiar stories about information heavyweights Apple, Google and Yahoo and their struggles with the Chinese government, other episodes are less well known. In December 2012, China’s state-run broadcast network produced an investigative report charging that U.S. fast-food retailer Kentucky Fried Chicken was pumping antibiotics into the chicken it sold in China. A month later, KFC sales in China fell by more than 40 percent. Volkswagen, McDonald’s and the French firm Carrefour have received similar treatment in China’s official media. Recent corruption investigations have also focused on the pharmaceutical industry, while antitrust probes have targeted other food companies. Both will probably expand to more sectors in the months to come. Some of these moves are probably intended to deflect public anger at corruption within the ruling party and to blunt foreign criticism of Chinese companies, but as is often the case in China, foreign firms will face increasing regulatory pressure.

 

But it is the uncertainty over China’s future rather than the country’s current strength that should worry us most. In fact, though it has so far avoided the volatility we’ve seen this year in Turkey and Brazil and the violence of the Middle East, China is the major emerging-market country least likely to develop along a predictable path. 

 

First, there is the question of China’s aging population, a product in part of the country’s one-child policy. In 1980, China’s median age was twenty-two. That number is expected to surge to thirty-eight by 2020 and forty-seven by 2040. There are already nearly two hundred million Chinese citizens over the age of sixty, and by 2025, that number will top three hundred million.

 

As the total number of workers begins to fall, the economy cannot expand without a significant increase in the productivity of each worker. Without the kind of innovation that creates the technological change that expands production capacity, China’s economy will slow much more quickly than its leaders are hoping—and at a moment when China’s social safety net, still under construction, will meet its ultimate test. Can the reform process help China meet these challenges? That remains to be seen.

 

Complicating the effort to keep the peace as China rises is the gap inside the country between rich and poor. In 2012, China’s Gini coefficient—a measure of income inequality from 0 to 1, with higher numbers meaning increasing inequality—reached 0.47. Some analysts consider any number higher than 0.4 as a warning sign of potential unrest. Consider, too, that this is the figure published by China’s government and may not be accurate. What do China’s own business elite think of their country’s future? In July 2012, a study published by the Hurun Report, which documents the behavior and attitudes of China’s wealthiest citizens, reported that more than 60 percent of those surveyed had either filed paperwork to leave the country or had already emigrated. More than 85 percent said they send their children to schools in other countries.

 

The greatest domestic test will come from the endemic weakness at the heart of China’s current strength: state capitalism. Social unrest may challenge the leadership, but state capitalism, the basis of China’s ability to grow its economy and create jobs, will play an enormous role in determining how severe that unrest is likely to be. Though many of China’s largest state-owned enterprises are professionally and competently managed, the state-capitalist system is subject to all the same inefficiencies and corruption risks of any system directed by government, particularly an authoritarian one. Its primary purpose is to create and maintain jobs, achieve investment objectives designed to bolster state stability and generate wealth for the well-connected few, not to unleash creativity that responds to public demand for new and better products and services. That’s why state capitalism is not equipped to create the lasting and broadly shared prosperity on which construction of an innovative digital-age economy will depend.

 

Further, once you build it, it’s a hard thing to take apart, because those who profit from the system have enough influence within the ruling elite to resist efforts to reform it. Innovation-based, self-regenerating economic success depends on “creative destruction,” a process by which the workers, resources and ideas that once sustained one company or sector are freed to recombine in new forms that then produce new goods and services that meet the evolving wants and needs of consumers. Those who administer China’s state-capitalist system fear creative destruction because they cannot control the ways in which it creates winners and losers or the pace at which it moves. When old industries die, workers lose jobs and wages, and the risk of unrest grows. Even in a free-market system, politicians are blamed for lost jobs and wages, but when the government owns the company that owns the factory, its responsibility for job creation and protection is more direct and more obvious.

 

State capitalism cannot be maintained indefinitely because China is already losing some of the advantages on which its state-directed, export-driven economy has been based. When then premier Wen Jiabao declared several years ago that China’s development model was “unstable, unbalanced, uncoordinated, and unsustainable,” it was in part because he understood that growth in China had already produced demand for higher wages among Chinese factory workers, a process that will inevitably erode the cost advantages that drew so many foreign firms to outsource manufacturing to China years ago. Today, a growing number of Chinese companies are working to keep their competitive edge by outsourcing their own operations to cheaper labor markets in Southeast Asia.

 

Other Asian states have been here before. Export-driven growth once lifted postwar Japan out of poverty. Taiwan and South Korea followed Japan along this path. Japan in the 1970s, Taiwan in the 1980s and South Korea in the 1990s made the transition now facing China from high-growth, export-driven economies toward a more moderately paced model driven and stabilized by middle-class purchasing power. Yet, all three were either democracies or had begun to undertake substantive political liberalization during these transitions. Can China’s authoritarian system absorb the shocks this transition is sure to produce? That too remains to be seen.

 

Then there are the unprecedented tests awaiting China’s leaders on the global stage. The nation’s economic interests are taking China’s government and state-owned companies into politically riskier countries. Meanwhile, a revolution in oil production and drilling techniques is attenuating U.S. dependence on oil from the Middle East. In fact, the United States has reduced its imports from OPEC countries by more than 20 percent just in the past three years and could become the world’s largest oil producer by 2020 and energy self-sufficient by 2035. China, on the other hand, is becoming more dependent on imports from countries like Saudi Arabia, Iran, Iraq, Libya, Sudan and Venezuela. Beijing has so far managed to maintain a policy of “noninterference” in the affairs of other countries, but as Washington becomes less willing to engage in the Middle East, China will find itself forced by its thirst for energy to take up the slack, involving Beijing in conflicts it has little experience managing.

 

Complicating matters further, although China has investment partners, it has no powerful allies—that is, governments that share Beijing’s political values and have the capacity to make a meaningful contribution to China’s security challenges. Even Russia, China’s frequent partner in UN Security Council obstruction, is unlikely to deepen its military ties with Beijing. The two sides continue to compete for influence in the Central Asian states that lie between them, and deep distrust of the other’s intentions remains the dominant sentiment in both militaries. Cooperating to thwart U.S. plans is easy. Working to change the international status quo is much more difficult. Nor can China count on an increase in its soft power to extend its influence. Mandarin Chinese is unlikely to replace English as the language of global popular culture, and China lacks the ideological appeal that once drew a large segment of the developing world toward the Soviet Union.

 

In a world where governments can’t afford to go it alone to protect their interests, China will struggle to build durable partnerships that extend its power.

 

Washington has settled on a smart approach to the unpredictability of China’s future, one that combines direct engagement of China’s leaders with a hedging strategy that deepens U.S. political, trade, investment and security ties with many of China’s neighbors. This is the aim of the “rebalancing” to Asia, a plan which explicitly recognizes the U.S. commitment to play a comprehensive long-term role in a region that can drive global growth over the next generation, but which will also face a number of developing security challenges without the institutional framework—no Asian Union, no Asian NATO—to effectively manage them. East Asia, in particular, is home to China, the emerging powerhouse, South Korea, a dynamic, developed country, and Japan, still a leader among industrialized nations. Yet, it is also the arena in which China’s rivalries with Japan, India and a number of Southeast Asian nations will play out—and where the North Korean wild card will continue to generate uncertainty and risk.

 

The rebalancing will continue the process of shifting a significant percentage of U.S. naval assets toward Asia, but a central component of this strategy is completion of the Trans-Pacific Partnership (TPP), an enormous trade deal involving more than a dozen Pacific Rim countries. Crucially, Japan’s new government, led by Prime Minister Shinzo Abe, has overcome traditional Japanese resistance to multinational agreements that pry open sensitive economic sectors to begin to negotiate membership. The U.S.-South Korean free-trade agreement entered into force last year.

 

Some in China see the TPP as an attempt to contain China’s expansion, and there is little chance that Beijing will push for early membership since the agreement would open areas of its economy that are not yet strong enough to withstand foreign competition. Even if President Xi does lead China toward the TPP faster than expected, the complexities of the multilateral negotiating process ensure that China won’t be able to join for some time to come. There is nothing in the TPP, however, that prevents members from forging trade and investment agreements with China or any other nonmember, allowing the United States to use it as a hedge against China’s growing regional power while leaving the door open for deeper engagement in the future. That’s the right balance.

 

Though the Obama administration has the right strategy, it has not given it the priority it deserves and is far too easily distracted by other issues, particularly in the Middle East. Washington can hardly afford to ignore developments in Syria, Egypt and other hot spots. The future of the euro zone will have far-reaching effects on the U.S. economy. Developments in Latin America are vitally important for U.S. security and prosperity. Yet, work on the rebalancing has barely begun, and opportunities to engage China directly have not received the energy and care they deserve.

 

America and China are the two largest economies, two leading trading nations and two biggest polluters. America is the world’s largest debtor nation, China the largest creditor. It is impossible to rebalance the global economy, slow climate change, meet emerging security threats, and promote peace and prosperity in Asia without as much cooperation as possible between the leading established and emerging powers. This work is in the interests of both countries and both governments.

 

Presidents Barack Obama and Xi Jinping have a lot to talk about. The future of the largest bilateral trade relationship in history, the potential for security cooperation for mutual benefit, the future of the Korean Peninsula, containment of conflicts in cyberspace, opportunities for joint development of energy-efficient technologies as a means to stoke economic growth and combat climate change, and a hundred other subjects should fill the early agenda. And make no mistake: it is the presidents themselves who should lead this effort to give it the urgent attention it deserves.

 

It is easy enough to list the ways in which U.S. and Chinese interests differ. China’s leaders will not accept international responsibilities that compromise their ability to maintain stability at home. They will continue to allow the Chinese currency to appreciate at a pace designed to protect China’s development, not one intended to help Washington balance its books. They will not accept criticism of their human-rights policies or of their approach to Taiwan or Tibet.

 

For their part, U.S. leaders will continue to press China to accept more responsibility for helping to manage security threats that weigh on both the U.S. and Chinese economies. They will continue to insist that China protect intellectual-property rights, abide by trade and investment rules, and work to resolve territorial disputes with its neighbors that might flare out of control. And U.S. officials will continue to insist that China grant its citizens greater freedoms, even if they know that Beijing will resist.

 

These sources of disagreement are obvious, but they should not prevent the two governments from improving their relations wherever possible. Failure to make progress in one area should not slow work on another. In today’s world, much will depend on the willingness and ability of America and China to work together wherever they can—for their own benefit and for the world’s.

 

Ian Bremmer

 

*  *  *

 

Related feature:

CHINA: SUPERPOWER OR BUST?

 

At this meeting, Bremmer discussed China’s rise as well as his recent cover story in The National Interest, “China: Superpower or Superbust.” Jacob Heilbrunn, editor of The National Interest, moderated the event.

 

Event Summary

 

“There is no question in my mind that the largest political risk…is what are the implications of the rise of China” and how successfully China’s government will be in handling the exigencies and changes brought about by this ascendancy, said Dr. Ian Bremmer, president and founder of Eurasia Group, at the Center for the National Interest. Nothing else is close, he insisted.

 

While emphasizing the international salience of the rise of China, Bremmer also disagreed with the idea that the United States is in decline – a notion that is sometimes attendant to arguments about China’s ascendance. However, he qualified his position by stating that, while the US is not truly in economic decline, America’s foreign policy is on the downturn. Some of that is due to the growth of emerging markets, the challenges of working with distracted allies and rivals with different rivals, and a weak second term Obama foreign policy team. And the implications of this foreign policy decline, Bremmer argued, will be most severe in Asia, a situation that China can and likely will attempt to exploit.

 

Beijing’s recent declaration of an Air Defense Identification Zone (ADIZ) over the East China Sea is one example, Bremmer continued. While the origins of Beijing’s recent ADIZ policy are unclear, he said it seemed to be a government-wide policy rather than a unilateral action by the People’s Liberation Army simply due to the coordinated, whole-of-government response from China as the region and the world reacted.

 

The ADIZ declaration, Bremmer asserted, was “pretty good policy” from China’s perspective, and was largely successful in achieving its two principle objectives: beginning to drive a wedge between the United States and Japan, and using carrots and sticks to ensure that most other countries do not support the latter’s position on its territorial disputes with China. Declarations by U.S. policymakers notwithstanding, it is simply not true that there is no daylight between the United States and Japan on the ADIZ issue; for instance, while Japan demands a rollback of the ADIZ, the United States has thus far declined to take the same stance publicly. He said that Vice President Biden, who was recently dispatched to the region, understands that Washington is closer to Tokyo, but that China is more important. He is trying to “act more as a mediator” to ensure regional stability. Bremmer does not foresee Southeast Asian nations respond well to this well, and pointed out that in Northeast Asia, South Korea has already considered responding unilaterally, by expanding its existing ADIZ in the East China Sea.

 

The dismal state of relations between Japan and South Korea, which Bremmer characterized as “pretty much broken”, provides additional opportunity for China to exploit the situation for political gain. Yet while Beijing surely possesses significant regional influence, which will enable it to better capitalize on these and other openings, Bremmer argued that China’s international influence is actually significantly exaggerated.

 

In terms of Washington’s Asia pivot, Bremmer argued that China is more pleased with U.S. foreign policy in the Asia-Pacific region than it was a year ago, in part because Hillary Clinton, Kurt Campbell, and other Asia “hawks are gone” from the Obama administration. In a related, positive development, relations between Washington and Beijing at the upper levels of government are “going a little better.”

 

More broadly, Bremmer said, despite China’s growing influence, we are unlikely to witness the reemergence of a bipolar international order; China is neither ready for nor welcoming of such an arrangement. However,  either are we likely to return to a unipolar, US-dominated international order, which is something Beijing  ould never accept. Most probably is a “G-0” environment, in which there is no dominant leader, according to Bremmer.

 

Although China has close ties to a number of countries across the globe, Bremmer said the overwhelming bulk of these are “rogues,” such as Venezuela, Iran, and Zimbabwe; risky places for Western companies to do business for a host of political and economic reasons. China has chosen to fill in the cracks by investing in countries that have seen either no or very little investment from the West. The net result is that China’s portfolio, while certainly robust, is highly exposed to political risk.

 

Focusing on the overall trajectory of China’s rise, Bremmer expressed that he is more worried about the medium- and long-term sustainability of China’s political, social, and economic model – and economy – than he is about the next two to three years. In describing the nature of the challenges faced by China, Bremmer employed the analogy of a high-powered car heading towards a fork in the road, with a steep cliff on one side and paved road on the other. Both the US and China know there’s a cliff, yet they don’t agree on its exact location. And nobody – whether in Washington, Beijing, or elsewhere – knows how good the car’s steering is, nor how skilled in maneuvering the driver is; indeed, there may be no steering. Although Bremmer predicts a “strong, top-down” response by the ruling Chinese Communist Party to this challenge, it remains to be seen whether China will be able to keep all of its rubber on the road.

 

Bremmer was less concerned about China’s environmental and health challenges – which he believes Beijing can manage – than by changes in labor productivity. As China modernizes and increases productivity, which will be necessary to maintain competitiveness, he argued productivity gains must eliminate jobs. Will China be able to create enough jobs as it does so? Or, alternatively, will artificially high employment undermine competitiveness and growth? Bremmer saw these as critical questions for the future of China’s economy and the global economy.

 

Source: https://cftni.org/recent-events/china-superpower-or-bust/

 

About author:

 

 

Ian Bremmer is the president of the Eurasia Group, global research professor at New York University and a contributing editor at The National Interest. (From The National Interest).

Ian Bremmer is a foreign affairs columnist and editor-at-large at TIME. He is the president of Eurasia Group, a political-risk consultancy, and a Global Research Professor at New York University. His most recent book is Superpower: Three Choices for America’s Role in the World. (From Time Magazine)

Ian Bremmer, born November 12, 1969, is an American political scientist specializing in US foreign policy, states in transition, and global political risk. He is the president and founder of Eurasia Group, a leading global political risk research and consulting firm, and a professor at Columbia University. Eurasia Group provides financial, corporate, and government clients with information and insight on how political developments move markets. Bremmer is of Armenian and German descent.

Bremmer has authored/published eight books, including the national bestsellers Every Nation for Itself: Winners and Losers in a G-Zero World (Portfolio, 5-2012), which details risks and opportunities in a world without global leadership, and The End of the Free Market: Who Wins the War Between States and Corporations (Portfolio, 5-2010), which describes the global phenomenon of state capitalism and its implications for economics and politics. He also wrote The J Curve: A New Way to Understand Why Nations Rise and Fall (Simon & Schuster, 2006), selected by The Economist as one of the best books of 2006.

Bremmer is a frequent writer and commentator in the media. He is a contributor for the Financial Times A-List, and writes an opinion blog for Reuters.com as well as "The Call" blog on ForeignPolicy.com. He has also published articles in the Washington Post, the New York Times, The Wall Street Journal, Newsweek, Harvard Business Review, and Foreign Affairs. He is a panelist for CNN International's "Connect the World" and appears regularly on CNBC, Fox News Channel, National Public Radio, and other networks.

Bremmer is most widely known for advances in political risk; called the "rising guru" in the field by the Economist and, more directly, bringing political science as a discipline to the financial markets. In 2001, Bremmer created Wall Street’s first global political risk index, now the GPRI (Global Political Risk Index) - a joint venture with investment bank Citigroup. Bremmer's definition of an emerging market as "a country where politics matters at least as much as economics to the market" is a standard reference in the political risk field.

Among his professional appointments, Bremmer serves on the Board of Trustees of the Carnegie Council for Ethics in International Affairs. In 2007, he was named as a 'Young Global Leader' of the World Economic Forum, and in 2010 founded and was appointed Chair of the Forum's Global Agenda Council for Geopolitical Risk.

Bremmer received his B.A. at Tulane University, and his M.A. and Ph.D. in political science from Stanford University in 1994. He then served on the faculty of the Hoover Institution where, at 25, he became the Institution’s youngest ever National Fellow. He has held research and faculty positions at Columbia University (where he presently teaches), the EastWest Institute, Lawrence Livermore National Laboratory, and the World Policy Institute, where he has served as Senior Fellow since 1997. (From Wikipedia)

 

 *  *  *

 

Xem bài có liên hệ với đề tài: click vào đây

Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

More in English topic: please click here

Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh