(How Mao Molded Communism to Create a New China?)
By Roderick MacFarquhar
Nguyễn Thị Kim Phụng dịch
The New York Times
October 23-2017.
Chân dung Mao Trạch Đông năm 1961.
Photo: Credit Lyu Houmin/ VCG, via Getty Images
Trong thời khắc cuối đời, khi đang hấp hối vì căn bệnh xơ cứng teo cơ (bệnh Lou Gehrig), Mao Trạch Đông tuyên bố hai thành tựu của mình là gồm đưa cách mạng Cộng sản đi đến chiến thắng và phát động Cách mạng Văn hoá. Bằng cách nhấn mạnh những giai đoạn này, ông cũng nhấn mạnh mâu thuẫn suốt đời trong thái độ của ông đối với cách mạng và quyền lực nhà nước.
Mao định hình chủ nghĩa cộng sản cho phù hợp với hai khía cạnh tính cách của mình. Nói như người Trung Quốc, ông vừa là một vị vua hổ, vừa là một hầu vương.
Đối với người Trung Quốc, hổ là vua của rừng rậm. Còn trong thế giới loài người, “hổ” là cách gọi một quan chức cao cấp. Cơ quan chủ trì cuộc chiến chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình ngày nay vẫn thích thông báo mỗi khi họ đả được một con hổ. Bằng cách lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đi đến chiến thắng vào năm 1949, Mao đã trở thành con hổ mạnh nhất.
Trong khi đó, hầu vương là hình ảnh tưởng tượng về một siêu nhân, một con vật biết đi mây về gió và ưa dùng chiếc gậy thần của mình vào những mục đích mang tính hủy diệt. Nó rất khôn ngoan. Người thường và thậm chí là thần thánh cũng chẳng thể đánh bại nó.
Trong những bài viết đầu tiên của mình, Mao dường như đã miêu tả bản thân như siêu nhân kiểu Nietzsche, hay một con hổ:
Hành động vĩ đại của người anh hùng là của chính anh ta, là biểu hiện cho sức mạnh ý chí của anh, cao cả và thanh sạch, không hề dựa trên bất cứ tiền lệ nào. Sức mạnh của anh ta giống như cơn cuồng phong phát xuất từ hẻm núi sâu, giống như khao khát không thể cưỡng lại dành cho tình nhân, một sức mạnh sẽ không dừng lại, không thể bị dừng lại. Tất cả mọi trở ngại sẽ biến mất trước anh ta.
Vào đầu thập niên 1920, trong lúc lang thang ở vùng nông thôn của tỉnh Hồ Nam, Mao đã nói với người bạn đồng hành rằng ông thấy mình là hiện thân cho truyền thống của những nông dân đã sáng lập nên các triều đại Trung Hoa, đặc biệt là Lưu Bang, người sáng lập nên nhà Hán. Nhưng đến năm 42 tuổi, ngay sau khi những người sống sót trong cuộc Vạn lý Trường chinh cuối cùng đã đến đích an toàn ở tây bắc Trung Quốc, Mao lại thể hiện sự khinh thường đối với tất cả các hoàng đế vĩ đại của quá khứ. Trong một bài thơ nổi tiếng, “Tuyết”, Mao viết:
Giang sơn đẹp đẽ biết bao
Làm ngất ngây
Vô số bậc anh hào
Tiếc Tần Hoàng Hán Vũ
Kém phần văn nhã
Đường Tông Tống Tổ
Thiếu vẻ thanh tao
Một thuở kiêu hùng
Thành Cát Tư Hãn
Chỉ giỏi cung loan bắn đại điêu
Còn đâu nữa?
Điểm mặt phong lưu thử.
Dù ước mơ vinh quang thuở đầu của Mao có tự phụ đến mấy, thì vai trò lãnh đạo tối cao của ông cũng hoàn toàn không được định trước. Trước khi công khai theo chủ nghĩa Marx ở tuổi 27, Mao là một người theo chủ nghĩa dân tộc mộc mạc ở vùng tỉnh lẻ. Ông đã từ chối tin rằng nước Trung Hoa Dân quốc mới sẽ sống sót, tự hỏi liệu Hồ Nam có bao giờ trở thành một tiểu bang của Mỹ hay không, và ủng hộ việc tất cả các tỉnh của Trung Quốc trở thành các quốc gia riêng biệt.
Phải đến tháng 11/1920, ông mới thừa nhận thất bại: Dân Hồ Nam không đủ tầm để hiểu hết được ý tưởng của Mao. Ông đã viết cho những người bạn là nhà hoạt động ở thủ phủ của tỉnh để nói rằng mình giờ đây sẽ trở thành một nhà xã hội chủ nghĩa. Ông đã quyết định đúng lúc.
Các nhóm cộng sản đã được lập ra ở Thượng Hải, Bắc Kinh và các thành phố khác, và giữa năm 1921, Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ nhất được tổ chức. Mao, người nhanh chóng tổ chức một nhóm cộng sản ở Hồ Nam, đã giành được một trong 12 suất đại biểu tham dự. Ông đã sớm là một con hổ.
Các đặc vụ Liên Xô tài trợ và chỉ đạo cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong thời kỳ mới thành lập đã báo cáo về Comintern, cơ quan truyền bá ý tưởng và tầm ảnh hưởng của Liên Xô ở nước ngoài. Với ký ức về thất bại trong chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905) và trong việc cạnh tranh với Nhật Bản để giành ảnh hưởng tại Mãn Châu, Liên Xô cần một Trung Quốc mạnh mẽ để làm đồng minh chống lại chủ nghĩa bành trướng của Nhật.
Nhưng ĐCSTQ non trẻ vẫn còn quá yếu. Liên Xô đã quyết định ủng hộ nhà cách mạng nổi tiếng, người đã giúp hạ bệ triều đại Mãn Châu nhưng sau đó lại bị các lãnh chúa gạt sang bên lề: Tôn Trung Sơn.
Họ cung cấp kinh phí, giúp Tôn tổ chức lại Quốc Dân Đảng (QDĐ) và giúp ông đào tạo một đội quân. Các thành viên ĐCSTQ được các đặc vụ của Comintern chỉ thị hỗ trợ QDĐ, và thậm chí trở thành thành viên của đảng này, nhưng vẫn giữ lòng trung thành của họ đối với cộng sản. Kế hoạch là nhằm giúp ĐCSTQ tiếp quản QDĐ từ bên trong, sau khi mặt trận liên hiệp này đánh bại các lãnh chúa Trung Quốc.
Hầu hết các lãnh đạo ĐCSTQ đã phản đối chính sách của Comintern; họ nghĩ hợp tác với QDĐ “tư sản” sẽ làm suy đồi các thành viên của họ. Nhưng ai trả tiền thì kẻ ấy có quyền quyết định, và thành viên ĐCSTQ bắt đầu gia nhập QDĐ, trong số đó hiếm ai hăng hái hơn Mao.
Có hai sự kiện đã đưa Mao vào một con đường mới, định hình cho sự nghiệp của ông. Đầu tiên là cuộc tấn công của Tưởng Giới Thạch vào Đảng Cộng sản. Đến năm 1927, sau cái chết của Tôn Trung Sơn, Tưởng Giới Thạch đã lên đảm nhận vai trò lãnh đạo QDĐ, và ông đã chinh phục được phần lớn miền nam đất nước. Hiểu được mục tiêu dài hạn của Liên Xô là để ĐCSQT lật đổ QDĐ, Tưởng đã phá vỡ kế hoạch này vào tháng 05/1927 bằng cách ra lệnh thanh trừng phe Cộng sản, chủ yếu ở Thượng Hải. Các nhà lãnh đạo cộng sản đã tan tác khắp nơi.
Sự kiện khác là trải nghiệm của Mao về quyền lực của người nông dân. Sau cái chết của cha mẹ, Mao và hai người anh em của ông được sở hữu một cơ ngơi tài sản đáng giá mà cha ông gầy dựng tại quê nhà. Gia đình họ đã đi từ nông dân nghèo khó trở nên giàu có. Và mặc dù đã lớn lên giữa những đau khổ của đời sống nông thôn, khi là một người cộng sản non trẻ, Mao đã tập trung vào giai cấp vô sản thành thị cho đến khi Moskva, nhận ra rằng Trung Quốc rất khác biệt, đã ra lệnh nên chú ý hơn đến nông dân.
Mao trở nên tích cực trong các vấn đề nông dân, và trải nghiệm mang tính cách mạng của ông là việc chứng kiến và ghi chép lại cuộc nổi dậy ở tỉnh Hồ Nam quê nhà. Trong một đoạn văn nổi tiếng, ông bác bỏ cáo buộc rằng những người nông dân “đã đi quá xa”:
Một cuộc cách mạng không giống như mời mọi người đến ăn tối, hoặc viết một bài luận, hoặc vẽ tranh, hoặc thêu hoa; nó không thể là bất cứ điều gì tinh tế, bình tĩnh và nhẹ nhàng.
Chứng kiến cảnh đổ máu ở vùng nông thôn Hồ Nam, Mao đã khám phá một khía cạnh khác của mình. Như học giả kiêm nhà ngoại giao Richard Solomon đã chỉ ra, Mao tìm thấy niềm vui trong sự “loạn”. Khi còn trẻ, Mao đã viết rằng để thay đổi, Trung Quốc phải “bị phá hủy và cải cách.” Giờ đây, ông nhận ra rằng chỉ có nông dân mới có thể làm được điều đó. Và Mao sẽ là vị hầu vương dẫn dắt sự tàn phá đó.
Nguyên bản của vị vua khỉ là cuốn tiểu thuyết Trung Hoa kinh điển “Tây Du ký.” Được cho là viết về nhà sư người Trung Quốc nổi tiếng, Huyền Trang, người đã thực hiện chuyến đi đầy khó khăn vượt dãy Himalaya để tìm kiếm chân kinh của Phật giáo ở Ấn Độ, “Tây Du ký” một câu chuyện huyền ảo trong đó Tôn Ngộ Không, vua khỉ, đã đóng vai trò quan trọng khi là người hộ tống nhà sư Huyền Trang. Vào đầu những năm 1960, giữa lúc ĐCSQT đang có tranh cãi với Đảng Cộng sản Liên Xô, Mao đã lên tiếng khen ngợi Tôn Ngộ Không:
Đất bằng khi nổi trận lôi đình
Thì thấy tòi ra Bạch Cốt Tinh
Lão sãi ngây ngô còn dễ dạy
Con yêu nham hiểm chuyện không lành
Khỉ vàng, thiết bổng vung tin tít
Lầu ngọc, trần ai quét sạch sanh
Nay lại hoan hô Tôn đại thánh
Chỉ vì yêu khí mới hồi sinh.
Sau đó, Mao đã nhanh chóng thăng tiến, từ chỉ huy đội quân du kích cuối thập niên 1920 trở thành một nhà lãnh đạo đảng vào giữa thập niên 1930 trong cuộc Vạn lý Trường chinh, hành trình của các thành viên ĐCSTQ từ đông nam đi về tây bắc để tránh các cuộc tấn công của Tưởng Giới Thạch. Đây là một sự kiện rất lớn trong biên niên sử của ĐCSTQ vì nó kéo dài đến một năm, vượt qua khoảng 6.000 dặm, và với 85.000 người ra đi thì chỉ có gần 8.000 người còn sống sót về đến tây bắc. Mao khi ấy đã rút ra hai bài học: “Quyền lực đẻ ra từ nòng súng”; và trong phần lớn thời gian, rất khó để tập hợp nông dân bởi vì họ phải chăm lo đồng ruộng và gia đình.
Từ giữa những năm 1930 đến giữa những năm 1950, Mao đã đóng vai hổ. Ông là người lãnh đạo một đảng và một đội quân ngày càng mạnh mẽ và hiệu quả, sống sót qua cuộc chiến chống lại người Nhật và sau đó đánh bại cả Tưởng Giới Thạch và QDĐ trong nội chiến cuối những năm 1940. Trong giai đoạn 1949 – 1956, Mao dẫn dắt việc thiết lập chế độ độc tài cộng sản tại Trung Quốc, loại bỏ mọi chống đối, dù có thực hay chỉ là tưởng tượng, và chuyển đổi quyền sở hữu phương tiện sản xuất từ tay tư nhân sang cho nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Sau đó, ông lần đầu tiên áp dụng vai trò vua khỉ. Theo quan điểm của một cán bộ ĐCSTQ, “vua khỉ” ở đây có thể được định nghĩa là bất kỳ biện pháp nào có thể làm gián đoạn các quy trình vận hành tiêu chuẩn của đảng. Các cán bộ đảng đã không đánh giá cao khi Mao, vào năm 1956, khuyên các trí thức “Hãy để Trăm hoa đua nở,” và một năm sau đó lại một lần nữa khuyến khích trí thức phê bình đảng. Là thành phần tinh hoa cầm quyền, các cán bộ không thích bị chỉ trích, và dù Mao đã hứa rằng những lời chỉ trích này sẽ chỉ giống như một cơn mưa rào, nhưng khi nó biến thành một cơn bão, ông đã nhanh chóng kết thúc chiến dịch và thanh trừng những người phê bình.
Mao thật sự đã trở thành vua khỉ khi bắt đầu Cách mạng Văn hoá vào năm 1966 để xua tan “sương mù” của “chủ nghĩa xét lại” kiểu Liên Xô trong ĐCSTQ. Giờ đây, chính giới trẻ Trung Quốc, chứ không phải những người nông dân, đã trở thành những kẻ phá hoại của Mao, khi các cơ quan đảng và chính phủ lớn bị phá hủy và các quan chức bị làm nhục và thanh trừng.
Đối với Mao, Cách mạng Văn hoá đã kết thúc vào năm 1969 với việc bổ nhiệm một ban lãnh đạo mới, và hy vọng có tính cách mạng hơn. Nhưng mặc dù ông đã đánh sập hệ thống quan liêu lâu đời của Trung Quốc bằng một đòn chí mạng, ông biết rằng nó vẫn có thể trỗi dậy từ tro tàn. Ông luôn nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ thường xuyên phải trải qua những cuộc Cách mạng Văn hoá như vậy.
Nhưng khi người kế nhiệm mà Mao lựa chọn, Hoa Quốc Phong, lặp lại khẩu hiệu đó, ông đã bị lật đổ. Đặng Tiểu Bình và những đồng chí sống sót của ông không muốn có thêm bất kỳ một vua khỉ nào khác đưa đảng cộng sản và đất nước rơi vào cảnh hỗn loạn một lần nữa.
Thế nhưng ngày nay, lãnh đạo đương nhiệm của Trung Quốc, Tập Cận Bình, với chiến dịch chống tham nhũng không ngừng nhằm làm cho các quan chức trung thành hơn, lại đang phát động một cuộc Cách mạng Văn hoá khác chống lại bộ máy quan liêu, dù lần này do trung ương kiểm soát chứ không phải xuất phát từ đường phố.
Đây là hành động của một vị vua khỉ. Dù ngày nay không có hỗn loạn, nhưng chắc chắn là nỗi sợ hãi và oán hận vẫn lan rộng khi cây thiết bảng của ông đang mang lại nhiều nạn nhân hơn.
Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 19 đã xác nhận Tập là con hổ đầu đàn, là nhà cai trị quyền lực nhất kể từ thời Mao. Nhưng Tập sẽ phải đảm bảo khía cạnh “vua khỉ” của ông không được quá lớn. Là nhà sáng lập cách mạng, Mao không bao giờ có thể bị lật đổ. Nhưng là một người kế nhiệm cách mạng, Tập có thể.
By Roderick MacFarquhar
Nguyễn Thị Kim Phụng dịch
Roderick MacFarquhar là giáo sư tại Đại học Harvard và là tác giả của nhiều cuốn sách về lịch sử Trung Quốc dưới thời Mao. (Theo The New York Times )
Bản dịch các bài thơ trong bài được tham khảo từ các nguồn trên internet.
How Mao Molded Communism to Create a New China?
By Roderick MacFarquhar
The New York Times
October 23-2017.
查看简体中文版查看繁體中文版
Mao Zedong in 1961. Credit Lyu Houmin/ VCG, via Getty Images
Toward the end of his life, dying of Lou Gehrig’s disease, Mao Zedong claimed two achievements: leading the Communist revolution to victory and starting the Cultural Revolution. By pinpointing these episodes, he had underlined the lifelong contradiction in his attitudes toward revolution and state power.
Mao molded Communism to fit his two personas. To use Chinese parlance, he was both a tiger and a monkey king.
For the Chinese, the tiger is the king of the jungle. Translated into human terms, a tiger is a high official. The agency running President Xi Jinping’s anticorruption campaign today likes to boast when it has brought down another “tiger.” By leading the Chinese Communist Party to victory in 1949, Mao became the top tiger.
The monkey king is an imaginary being with the strength of a superman, an ability to fly and a predilection for using his immense cudgel for destructive purposes. He is a sage. Ordinary humans and even spirits cannot defeat him.
In his earliest writings, Mao seemed to portray himself more as a Nietzschean superman, or a tiger:
The great actions of the hero are his own, are the expression of his motive power, lofty and cleansing, relying on no precedent. His force is like that of a powerful wind arising from a deep gorge, like the irresistible sexual desire for one’s lover, a force that will not stop, that cannot be stopped. All obstacles dissolve before him.
In his early 20s, roaming the countryside of Hunan Province with a friend, Mao convinced his companion that he saw himself in the tradition of the peasant founders of Chinese dynasties, in particular Liu Bang, founder of the first great Chinese Empire, the Han. By the time he was 42, shortly after the bedraggled survivors of the epic Long March had reached safety in northwest China, Mao went as far as to look down upon all the great emperors of the past. In a famous poem, “Snow,” Mao wrote:
This land so rich in beauty
Has made countless heroes bow in homage
But alas! Qin Shihuang and Han Wudi
Were lacking in literary grace,
And Tang zong and Song zu
Had little poetry in their souls;
And Genghis Khan
Proud son of heaven for a day,
Knew only shooting eagles, bow outstretched.
All are past and gone!
For truly great men
Look to this age alone.
But however self-confident Mao’s early dreams of glory, his supreme leadership was far from preordained. On the eve of his coming out as a Marxist at age 27, he was an unsophisticated provincial nationalist. He gloomily dismissed the chances of the new Chinese republic surviving, wondered about Hunan becoming an American state and advocated that all of the Chinese provinces should become separate countries.
It was only in November 1920 that he admitted defeat: The Hunanese did not have the vision to appreciate his ideas. He wrote to his activist friends in the provincial capital to say that he would henceforth be a socialist. He was just in time.
Communist cells had been organized in Shanghai, Beijing and other cities, and in mid-1921, the first congress of the Chinese Communist Party was held. Mao, who had quickly organized a Communist group in Hunan, achieved the cachet of being one of only 12 delegates to attend. He was thus an early tiger.
The Soviet agents who funded and masterminded the organization of the early C.C.P. reported to the Comintern, the agency for spreading Soviet ideas and influence abroad. With memories of defeat in the Russo-Japanese War of 1904-5, and competing with Japan for influence in Manchuria, the Soviets needed a strong China as an ally against Japanese expansionism.
The fledgling C.C.P. was too weak. The Soviets decided to bolster the well known revolutionary who had helped bring down the Manchu dynasty but had then been pushed aside by warlords: Sun Yat-sen.
They provided him with funds, reorganized his Nationalist party, known as the K.M.T., and helped him to train an army. C.C.P. members were instructed by Comintern agents to back the K.M.T., and even become members, but to retain their allegiance to the Communists. The plan was for the C.C.P. to take over the K.M.T. from within after the Chinese warlords were conquered by this united front.
Most of the C.C.P. leadership opposed the Comintern policy; they thought collaboration with the “bourgeois” K.M.T. would demoralize their members. But the piper called the tune, and they joined the K.M.T., few more readily than Mao.
Two events set Mao off on a new, career-shaping course. The first was Chiang Kai-shek’s attack on the Communist Party. By 1927, after Sun Yat-sen’s death, Chiang Kai-shek had taken over the leadership of the K.M.T., and he had conquered much of the southern half of the country. Aware of the Soviets’ long-term aim for a C.C.P. takeover of the K.M.T., he short-circuited the plan in May 1927 by ordering the slaughter of Communists, mainly in Shanghai. Communist leaders scattered in flight.
The other event was Mao’s experience with peasant power. After the death of their parents, Mao and his two brothers owned a valuable property back in their home village that had been built up by their father. The family had made the transition from poor to rich peasants. And though he had grown up surrounded by the miseries of rural life, as a fledgling Communist, Mao had been focusing on the urban proletariat until Moscow, realizing that China was different, ordered more attention be paid to the peasantry.
Mao became active in peasant affairs, and his transformative experience was witnessing and chronicling an uprising in his native Hunan. In a famous passage, he rejected allegations that the peasants had gone too far:
A revolution is not the same as inviting people to dinner or writing an essay or painting a picture or embroidering a flower; it cannot be anything so refined, so calm and gentle.
Witnessing the bloodshed in the Hunanese countryside, Mao was discovering his other persona. As the scholar-diplomat Richard Solomon first pointed out, Mao reveled in “luan,” or upheaval. When young, Mao had written that for change to come about, China must be “destroyed and reformed.” He now realized that only the peasantry could bring that about. Mao would be the monkey king to lead that destruction.
The primary source for the monkey king is the classic Chinese novel “The Journey to the West.” Ostensibly about the famous Chinese monk Xuan Zang, who made the arduous crossing of the Himalayas to seek out original Buddhist scriptures in India, “Journey” is a fantastical tale in which Sun Wukong, the monkey king, plays a major role as the monk’s escort. In the early 1960s, when the C.C.P.’s quarrel with the Soviet Communist Party was underway, Mao praised the monkey king:
A thunderstorm burst over the earth,
So a devil rose from a heap of white bones.
The deluded monk was not beyond the light,
But the malignant demon must wreak havoc.
The Golden Monkey wrathfully swung his massive cudgel
And the jade-like firmament was cleared of dust.
Today, a miasmal mist once more rising,
We hail Sun Wu-kung, the wonder-worker.
Mao then rose from guerrilla chief in the late 1920s to a party leader in the mid-1930s on the Long March, the flight of the C.C.P. from the southeast to the northwest to escape Chiang Kai-shek’s attacks. This was an epic event in Communist annals because it took a year, covered some 6,000 miles and reduced the 85,000 who had set out to a mere 8,000 by the time they reached the northwest. He absorbed two lessons: All power grew out of the barrel of a gun; and most of the time peasants were very difficult to organize because they had fields to tend and families to feed.
From the mid-1930s to the mid-1950s, Mao played his tiger role. He led an increasingly strong and efficient party and army that survived the anti-Japanese war and then defeated Chiang and the K.M.T. in the civil war of the late 1940s. From 1949 until 1956, Mao presided over the installation of the Communist dictatorship in China, rooting out all opposition, real or imagined, and transforming the ownership of the means of production from private hands to socialist control.
It was then that he dabbled in the monkey business for the first time. From the point of view of a dutiful C.C.P. cadre, “monkey business” could be defined as any measure that would disrupt the party’s standard operating procedures. Cadres did not appreciate it when Mao in 1956 exhorted intellectuals to “Let a hundred flowers bloom” and a year later again encouraged intellectuals to criticize the conduct of the party. As members of the ruling elite, the cadres resented being criticized, and Mao, having promised that the criticisms would only be like a light rain, quickly wound up the campaigns when they turned into a typhoon, and purged the critics.
Mao truly became the monkey king by starting the Cultural Revolution in 1966 to dispel the “miasmal mist” of Soviet-style “revisionism” from the C.C.P. Now, it was the youth of China, not the peasants, who were to be his agents of destruction, as major party and government departments were trashed and their officials humiliated and purged.
For Mao, the Cultural Revolution ended in 1969 with the appointment of a new, and hopefully more revolutionary, leadership. But though he had dealt the age-old bureaucratic system of China a terrible blow, he knew that it could rise again from the ashes. He always emphasized that China would have to experience regular Cultural Revolutions.
But when Mao’s chosen successor, Hua Guofeng, repeated that dictum, he sealed his fate. Deng Xiaoping and his fellow survivors did not want any more monkey kings plunging the party and the country into chaos again.
And yet today, China’s current ruler, Xi Jinping, with his relentless anticorruption drive to make officials more honest, has unleashed another Cultural Revolution against the bureaucracy, albeit one that is controlled from the center not from the streets.
This is the action of a monkey king. There is no chaos today, but there surely is widespread fear and resentment as his mighty cudgel claims more victims.
The 19th Communist Party Congress currently underway will confirm that Mr. Xi is top tiger, the most powerful ruler since Mao. But Mr. Xi will have to ensure that his alternate persona as monkey king does not loom too large. As the revolutionary founder, Mao could never have been toppled. But as a revolutionary successor, Mr. Xi could be.
Roderick MacFarquhar
Roderick MacFarquhar, a professor at Harvard University, is the author of several books on Chinese history during the Mao era. (From The New York Times).
This is an essay in the series Red Century, about the history and legacy of Communism 100 years after the Russian Revolution.
* * *
Xem bài liên hệ với đề tài, click vào đây
Read more English topic, please click here
Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net